Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'chính trị - xã hội'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. 2016-12-06 Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã nói chuyện qua điện thoại hôm 2/12/2016. AFP Chuyện Tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ nói chuyện điện thoại với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vẫn là đề tài tạo sôi nổi nhất trong ngày. Hôm qua thứ Hai 5/12, Nhà Trắng cho hay viên chức cao cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã 2 lần gọi điện thoại cho các giới chức Trung Quốc để đảm bảo chính phủ Obama không thay đổi chính sách, tức vẫn công nhận chỉ có một nước Trung Hoa, và Đài Loan là một phần lãnh thổ của Hoa Lục. Khi cho báo chí biết tin này, phát ngôn viên Josh Earnest của Nhà Trắng bảo thêm rằng chính phủ Bắc Kinh xem sự kiện vị tổng thống đắc cử Mỹ nói chuyện với tổng thống Đài Loan là một vấn đề nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến những thành quả Washington đã đạt được với Bắc Kinh khi thúc đẩy xây dựng quan hệ. Ông Earnest cũng nói rằng Nhà Trắng không biết Tổng thống đắc cử Trump có ý định gì khi nhấc điện thoại nói chuyện với bà tổng thống Đài Loan. Cuộc nói chuyện bình thường? Xin nhắc lại cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn diễn ra hôm thứ Sáu tuần trước. Phía Đài Loan cho hay cuộc điện đàm dài 10 phút đồng hồ được dàn xếp trước bởi những người thân cận với ông Trump. Thông cáo do Văn phòng Tổng thống Đài Loan đưa ra nói không chỉ gọi điện thoại chúc mừng vị tổng thống tân cử Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo Đài Loan còn muốn cuộc nói chuyện này sẽ mở đầu “cho mối quan hệ vững chắc hơn giữa đôi bên”, hy vọng Hoa Kỳ “tiếp tục giúp đỡ để Đài Loan có cơ hội tham gia và đóng góp” với sinh hoạt của cộng đồng quốc tế, đồng thời tiết lộ hai nhà lãnh đạo cũng bàn đến việc cùng đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng “để người dân có thể hưởng đời sống tốt hơn và an ninh hơn”. Sau đó, ban tham mưu của ông Trump lên tiếng nói đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường, bà Thái Anh Văn chỉ gọi điện thoại chúc mừng vị tổng thống đắc cử, tương tự như những nhà lãnh đạo nhiều nước khác gọi điện thoại chúc mừng ông Trump. Ông Trump chỉ trích Trung Quốc Nhưng trở ngại xảy ra vì từ năm 1979 khi Hoa Kỳ quyết định cắt quan hệ chính thức với Đài Bắc để công nhận Bắc Kinh, chưa một vị tổng thống Mỹ hay tổng thống đắc cử Mỹ nào nói chuyện với người lãnh đạo Đài Loan, vì không muốn phải đối phó với trở ngại ngoại giao với Trung Quốc. Hơn thế nữa, đích thân vị Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã dùng trang mạng twitter để nêu câu hỏi với nội dung rằng Trung Quốc có hỏi ý kiến của Hoa Kỳ khi họ tự ý phá giá đồng nhân dân tệ khiến các công ty Hoa Kỳ khó có thể cạnh tranh, có hỏi chính phủ Mỹ khi họ quyết định đánh thuế nặng vào các sản phẩm của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc, hay họ có hỏi ý kiến của Washington trước khi xây dựng những căn cứ quân sự ở biền Đông hay không? Sau khi nêu những câu hỏi đó, ông Trump tự trả lời là Bắc Kinh đơn phương hành động, không đếm xỉa gì tới phản ứng của Hoa Kỳ, hàm ý cho rằng nếu Bắc Kinh tự ý làm những điều họ muốn làm thì ông cũng có quyền làm những điều ông muốn làm. Bắc Kinh cảnh báo nguy cơ đối đầu Trong ngày hôm nay, truyền thông Trung Quốc đăng tải nhiều bài bình luận vói cùng nội dung chỉ trích những điều vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã làm. Bài bình luận của tờ Nhân Dân Nhật Báo viết rằng “gây xích mích hay gây xáo trộn quan hệ Mỹ-Trung sẽ không giúp làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, như ông Trump đã hứa với cử tri Hoa Kỳ. Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì cho rằng Bắc Kinh sẽ phải đương đầu với sự gây hấn của ông Trump, cảnh báo trước nguy cơ đối đầu sẽ xảy ra nếu chính phủ Trunp tăng số lượng võ khí bán cho Đài Loan. Bài bình luận của tờ Trung Hoa Nhật Báo gọi ông Trump là tân binh ngoại giao, ám chỉ vì không phải là chính trị gia nên vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ không hiểu biết những quy luật của ngoại giao, và viết thêm rằng Trung Quốc có thể bỏ qua cho ông Trump vì hiện ông mới là tổng thống đắc cử, những sẽ không tha thứ cho ông Trump sau khi ông chính thức trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm tới. (RFA)
  2. Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. Ông Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ ra khỏi TPP Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại. Về địa chính trị, TPP là mục đích của Mỹ nhằm bớt sự phụ thuộc về thương mại của các nước gần Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand vào việc giao thương với Trung Quốc. Tổng thống Obama từng khẳng định rằng, nếu không lôi kéo các nước quan trọng trong khu vực Tây Thái Bình Dương vào TPP, thì Trung Quốc sẽ là người viết luật chơi thương mại trong khu vực. Sự ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm sút. Sau việc tái phối trị lực lượng quân sự về vùng Tây Thái Bình Dương, thì TPP là công cụ về kinh tế của tổng thống Obama để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Tất cả đều năm trong chiến lược xoay trục về Châu Á (Pivot to Asia) của tổng thống Obama và bà Hillary Clinton, khi còn làm bộ trưởng ngoại giao, đề ra từ năm 2009. Cùng với sự thất cử của bà Hillary Clinton thì TPP coi như hoàn toàn thất bại, Xoay Trục Châu Á của Obama trở nên dang dở. Thủ tướng Singapore trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time vào tháng 10 nhận định Trung Quốc sẽ dùng kẹo mút (lollipops: ý nói dùng tiền) để dụ dỗ các nước nhỏ trong khu vực, nếu Mỹ từ bỏ TPP. Ông Lý Hiển Long cho rằng uy tín của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu TPP bị hủy bỏ. Theo ông Lý, tình hình ở Biển Đông là trò chơi được và mất (zero-sum game). Các nước cần biết cách chơi, xem đánh đổi là gì, nên liên minh hay đối tác với ai. Trung Quốc thì rất rõ ràng về lợi ích của họ ở Biển Đông và hành động của họ rất nhất quán trong việc giành lợi ích. Ông Lý cũng tin rằng tình hình Biển Đông còn phụ thuộc vào hành động của Ấn Độ và Nhật Bản. Ấn Độ tuy không bằng Trung Quốc về kinh tế, nhưng đang ngày càng mạnh lên. Ông Modi đang đưa Ấn Độ đi đúng hướng và lợi ích của Ấn Độ sẽ bao gồm cả vùng Biển Đông và họ sẽ có những hành động tích cực. Còn nội các Nhật Bản thì vào đầu tháng 2 đã tuyên bố rằng sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ không vi phạm hiến pháp. Philippines và Malaysia đang xoay trục sang Trung Quốc? Người phản đối TPP ở Washington DC, ngày 14/11 Ngày 28/10/2016, tờ Straits Times của Singapore chạy tít : Sau Philippines, đến lượt Malaysia xoay trục sang Trung Quốc. Bài báo nói về chuyến thăm của thủ tướng Malaysia Najib Razak sang Trung Quốc đi kèm với hợp đồng mua vũ khí Trung Quốc của Malaysia. Theo đó ông Najib tuyên bố Malaysia sẽ mua 4 tàu hải quân tuần tra gần bờ của Trung Quốc. Đây là hợp đồng quan sự đáng kể đầu tiên giữa Malaysia và Trung Quốc giữ lúc căng thẳng đang lên ở Biên Đông và sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Mỹ và Malaysia ngày càng xấu đi, sau khi Bộ Tư Pháp Mỹ khởi kiện trong vụ kiện mà bị đơn liên quan đến quỹ đầu tư nhà nước của Malaysia 1MDB. Quỹ này do ông Najib thành lập, và giám sát. Ông Najib cũng bị dư luận trong nước cáo buộc tham nhũng do liên quan đến bê bối 1MDB này. Ông Najib đã bác bỏ mọi cáo buộc. Trong khi đó Trung Quốc và Malaysia lại càng nồng ấm. Vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã tung 2.3 tỷ USD mua lại tài sản cho quỹ 1MDB, giúp ông Najib nhẹ bớt nỗi lo nợ nần mà quỹ 1MDB này gây ra. Trước đó, tại Philippines, tân tổng thống Rodrigo Duterte đã khiến nhiều người ngỡ ngành khi ông dùng những lời lẽ nhục mạ ông Obama và chỉ trích chủ nghĩa đế quốc của Mỹ. Ông cũng tuyên bố dừng hoạt động tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông và có thể sẽ đề nghị Mỹ rút hết nhân viên quân sự khỏi Philippines trong vòng hai năm tới. Động thái này có nguy cơ đe doạ khả năng xoay trục quân sự của Mỹ về châu Á. Vào năm 2014, chính quyền tổng phống Philippines khi đó là ông Benigno Aquino đã ký với Mỹ Hiệp Định Hợp Tác Quốc Phòng Nâng Cao (Enhanced Defence Cooperation Agreement, EDCA) cho phép Mỹ đưa quân và tàu chiến vào một số đảo của Philippines. Hiệp định này, cùng với các động thái khác của Mỹ như đưa 2500 lính thủy đánh bộ đến Australia, và tăng cường sự hiện diện quân sự ở cảng quân sự Changi của Singapore, là kế hoạch tái cân bằng quân lực của Mỹ về Châu Á. Thu giữ xe tăng của Singapore tại Hong Kong Quan hệ Trung Quốc và Singapore dần trở nên căng thẳng sau khi Singapore ủng hộ phán quyết của toà án quốc tế PCA về đường lưỡi bò. Hơn nữa, Singapore dần dần đang thể hiện ngả về phía Mỹ trong tình hình Biển Đông. Singapore là một nhân tố quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á của ông Obama. Mỹ đã tiếp đón vợ chồng ông Lý với nghi thức cao nhất cùng quốc yến khi ông Lý đến thăm Singapore hồi tháng Tám. Ai cũng biết Singapore mua nhiều máy bay F15, F16, và các loại vũ khí của Mỹ Cách đây hơn một tuần, căng thẳng này thể hiện rõ hơn qua việc cảng Hong Kong thu giữ tàu chở 9 xe tăng của Singapore trên đường từ Đài Loan trở về. Việc Singapore có đưa quân đi tập luyện ở Đài Loan từ trước tới nay không ai lạ gì. Cho nên việc Trung Quốc ra lệnh bắt giữ này là lời cảnh báo của Trung Quốc với Singapore, không chỉ là về vấn đề Đài Loan, mà cả về động thái của Singapore ở Biển Đông. Ngoại trưởng Singapore ông Vivian Balakrishnan vài ngày trước đã phải dịu giọng làm hòa, tái khẳng định lập trường công nhận nguyên tắc Một nước Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan. Quan hệ Mỹ, Trung, Nga ở Biển Đông Quan hệ kinh tế của Mỹ và Trung Quốc là khá khăng khít. Trung Quốc đã cho Mỹ vay hàng nghìn tỷ USD qua việc mua trái phiếu chính phủ Mỹ và tất nhiên Trung Quốc quốc có lợi ích trong nền kinh tế Mỹ. Ngược lại, công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc rất nhiều. Mối quan hệ Mỹ - Trung hoàn toàn khác hẳn quan hệ Mỹ - Liên Xô trước đây. Kinh tế vẫn là mối quan hệ quan trọng giữa hai nước. Nga đang có những quan hệ khăng khít hơn với Trung Quốc sau khi căng thẳng với Mỹ và phương Tây, do vụ sáp nhập Crimea. Năm 2014, Nga và Trung Quốc đã ký hiệp định lớn về khí đốt theo đó Nga sẽ bán khí đốt cho Trung Quốc. Vào tháng 9 năm nay Nga đưa quân tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời Nga cũng phản đối phán quyết của toà án quốc tế PCA về đường lưỡi bò. Nga cũng đã đưa tàu chiến vào thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2014. Tuy nhiên dù sao thì Nga và Trung Quốc đã có lịch sử xung đột, chiến tranh ở biên giới, 2 nước này sẽ thận trọng cảnh giác lẫn nhau. Kết từ cho Việt Nam Việc hủy bỏ TPP có vẻ như đang có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho Việt Nam. Trung Quốc đang lôi kéo thêm được nhiều nước trong ASEAN về phía mình và hạ uy tín của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc có vẻ như đang đi đúng lộ trình Giấc Mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình. Xin mời quý độc giả xem Video : Viện KS Quân đội: 2 cha con Phùng Quang Thanh có thể đối mặt với bản án tử hình Một thị trường mới trong TPP có thể giúp Việt Nam giảm dần phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. TPP có những ràng buộc giúp lành mạnh hoá môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cũng như tác động tốt đến quyền của người lao động. Những điều này sẽ giúp nội lực Việt Nam mạnh hơn. Nay TPP bị hủy, chính lãnh đạo Việt Nam cần nhận thức mà thúc đẩy thay đổi: từ môi trường kinh doanh trong nước cho doanh nghiệp Việt mạnh lên, đến chủ động tại các thị trường mà Việt Nam đã ký FTA như EU, New Zealand,… Hơn bao giờ hết nội lực của chính Việt Nam là quan trọng nhất. Hãy làm cho con người Việt Nam mạnh lên qua việc cải cách giáo dục theo hướng tự do học thuật, bỏ đi những giáo điều độc đoán. Chống và giảm tham nhũng bằng cách tăng lương công chức, tinh giản bộ máy nhà nước, và thu hút người giỏi vào làm lĩnh vực công. Ở bên cạnh nước lớn có tư tưởng bá quyền, để tồn tại con người chúng ta phải mạnh lên, đồng thời ngoại giao phải khôn ngoan và thực dụng. Bùi Nguyên Gửi cho BBC từ Singapore Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của người viết. (BBC)
  3. Phạm Hà Nam Bài dự thi gửi đến Dân Luận Con người sinh ra vốn dĩ không bình đẳng. Người sinh vốn đã giàu có, lại có người sinh ra đã nghèo khổ, bệnh tật. Nhưng có một điều tất cả chúng ta đều bình đẳng, bình đẳng về suy nghĩ, ước mơ. Bình đẳng với những hoài bão thay đổi xã hội. Chỉ có điều, ước mơ hoài bão thì ai cũng có, ai cũng muốn được thay đổi cuộc sống và xã hội. Nhưng có bao nhiêu người dám đứng lên để thay đổi? Giống như văn hào Prank A.Clark đã từng nói: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. Lần đầu tiên tôi bước chân lên Sài Gòn khoảng 7 năm về trước, có thể lúc đó mạng xã hội chưa phát triển nhiều nên lượng thông tin mà tôi tiếp cận còn hạn chế. Nhưng tôi dám khẳng định, các bạn sẽ rất hiếm để bắt gặp được hình ảnh của những thùng trà đá miễn phí hiện lên trên những góc phố của Sài Gòn. Hay những bạn trẻ bước trên những cung đường của thành phố, trên các công viên để lượm rác nhằm tạo ra một môi trường sống trong lành hơn. Các bạn có nhận ra rằng, hình ảnh đó ngày càng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong xã hội? từ việc những nhóm nhỏ các bạn trẻ xuống đường nhặt rác đến hình thành một phong trào được phát triển rộng rãi thậm chí được cả xã hội biết đến như “Việt Nam Xanh”. Tôi nhận ra rằng, một lớp người nhỏ bé đang cố gắng xây dựng cho một xã hội hiện đại ngày trở nên thân thiện, biết quan tâm đến cộng đồng nhiều hơn. Thùng trà đá miễn phí trên 1 góc nhỏ Sài Gòn Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi... Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay... Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa... Đất nước mình thương quá phải không anh Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu... Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu… Chắc hẳn cộng đồng mạng chưa thể quên được bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam. Bài thơ được viết trong bối cảnh miền trung phải đối mặt với thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử do Formosa gây ra, khiến hàng triệu đồng bào ngư dân miền trung phải sống trong cảnh nhà tan cửa nát. Trước thảm họa đó, cô chỉ có thể bày tỏ tâm trạng mình trên những trang vở. Có lẽ, cô cũng không thể nào ngờ được, bài thơ của cô đã làm cho cộng đồng phải dậy sóng, đủ để khiến cho những thế hệ hiện tại và tương lai phải nhìn lại và tự hỏi “đất nước mình rồi sẽ về đâu?”. Đọc những vần thơ cô viết, tôi có thể hiểu được phần nào tâm trạng của cô, sự nuối tiếc vô bờ khi nhìn những di sản mà ông cha để lại đang dần bị mất đi. Một ước mơ về một Việt Nam tươi sáng, một thế hệ không còn vô cảm, chỉ biết nghĩ tới bản thân. Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Nhắc đến Formosa và thảm họa mà nó gây ra đối với dân tộc Việt Nam, tôi nhớ đến một người phụ nữ, đó là chị “Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”. Chị Quỳnh hay thường được những nhà hoạt động xã hội trong và ngoài nước gọi với cái tên thân thuộc “Mẹ Nấm”. 10/10/2016, chị bị cơ quan An Ninh tỉnh Khánh Hòa bắt tạm giam để điều tra theo điều 88 BLHS. Chị là một người đấu tranh ôn hòa, thường xuyên phản đối các dự án ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động trái phép của Trung Quốc trên biển đông như: “dự án khai thác boxit Tây Nguyên” , “phản đối giàn khoan HD-981” hay gần đây nhất là phản đối dự án “Formosa” cũng chính là nguyên nhân chính khiến chị bị bắt. Trước khi bị bắt, chị sinh sống cùng một người mẹ già và hai đứa con nhỏ. Chị cũng muốn được sống một cuộc sống bình yên giống bao người phụ nữ khác. Nhưng chị phải từ bỏ đi cái cuộc sống vốn dĩ yên bình để đứng lên đấu tranh với những bất công của xã hội. Chính vì chị biết được, những dự án đó sẽ hủy hoại đi môi trường sống của thế hệ con em chị sau này phải gánh chịu. Vì những đứa con và thế hệ trẻ chị đành phải đứng lên đấu tranh. Chị đấu tranh để chấm dứt những dự án hủy hoại môi trường, đấu tranh để đòi chủ quyền biển đảo, với hy vọng gìn giữ lại chút những thành quả mà ông cha đã phải hy sinh xương máu mới để lại được cho thế hệ. Gấu - Con trai 4 tuổi của chị Quỳnh Nếu không có những người sống hết lòng vì cộng đồng, vậy người dân Việt Nam sẽ còn phải gánh thêm bao nhiêu hậu quả của những dự án hủy hoại môi trường nữa? Một bình trà đá miễn phí hay lượm một mẩu rác quanh nơi bạn sống.Một bài viết, một bài thơ khơi gợi cộng đồng mạng hay đứng lên đấu tranh phản đối về các dự án hủy hoại môi trường. Tất cả đều góp phần thay đổi xã hội. Bạn không có khả năng viết văn, làm thơ hay để khơi gợi cộng đồng. Bạn chưa đủ tự tin để đứng lên đấu tranh với những bất công của xã hội. Vậy bạn hãy làm những gì trong tầm tay của bạn. Một hành động nhỏ của bạn cũng đủ góp phần thay đổi xã hội. “bạn sẽ làm gì để thay đổi?” -------------------------------------------------------------- #Thaydoixahoi Cuộc thi phóng sự bạn và tôi - Thay đổi xã hội do Dân Luận tổ chức, dưới dạng bài viết hoặc làm video, hạn nộp vào ngày 10/1/2017 với thông điệp “ai trong chúng ta cũng có thể mang lại những thay đổi tích cực theo khả năng của mình.”. Tham gia dự thi để có cơ hội nhận được giải thưởng Iphone 7, Ipad và những phần quà hấp dẫn Xem thêm thể lệ và chi tiết cuộc thi tại link https://www.facebook.com/danluan.org/photos/a.403967392985945.89162.401392156576802/1147523051963705/?type=3&theater (Dân Luận)
  4. Một loạt những diễn biến gần đây trong và ngoài khu vực có phần không có lợi cho Việt Nam trong quyết tâm chống lại sức ép của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Có lẽ vì đã dự phòng khả năng xấu đó mà Việt Nam đã kín đáo tăng cường phòng thủ các thực thể mình đang kiểm soát ở vùng quần đảo Trường Sa, để tránh bị bất ngờ nếu Trung Quốc làm càn. Ảnh vệ tinh ngày 07/11/2016 cho thấy hai nhà chứa máy bay lớn trên đảo Trường Sa Lớn, có khả năng chứa phi cơ giám sát biển PZL M28B hay vận tải cơ CASA C-295 của Không Quân Việt Nam.@csis/amti Vấn đề nói trên đã được nêu bật với báo cáo ngày 15/11/2016 của trung tâm thông tin Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS của Mỹ, tiết lộ những hoạt động xây dựng mới của Việt Nam trong vùng đang bị tranh chấp. Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng có một điều chắc chắn : Đó là vào lúc này, Việt Nam là nước duy nhất tại Đông Nam Á vẫn kháng lại sức ép của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, trái với Philippines và Malaysia đã tỏ dấu hiệu khuất phục Bắc Kinh. Gọng kềm từ hai phía của Bắc Kinh Từ một nước đi đầu trong việc chống lại Trung Quốc, với tân tổng thống Duterte, Philippines đã rời xa Mỹ và ngả vào vòng tay Trung Quốc để tranh thủ những khoản đầu tư, tín dụng và lợi ích kinh tế hậu hĩnh. Theo chân ông Duterte, thủ tướng Malaysia cũng chạy theo Trung Quốc, để được tài trợ với những khoản đầu tư to lớn. Biển Đông đối với hai nước này đã trở thành thứ yếu. Trung Quốc cũng đã chiêu dụ được Lào, chủ tịch ASEAN năm nay, và vung tiền nắm chắc Cam Bốt với kết quả là tránh được việc Hiệp Hội Đông Nam Á ASEAN nhắc đến phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài La Haye cho dù đó là một văn kiện được cho là tối quan trọng cho an ninh Đông Nam Á. Một cái nhìn bi quan sẽ phát hiện ra là Việt Nam như đã bị lọt vào trong gọng kềm của Trung Quốc, trên biển thì khó dựa vào Philippines hay Malaysia khi cần, trên bộ thì phải thận trọng, nhất là với Cam Bốt. Trên trường quốc tế, sự kiện ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách Biển Đông của Việt Nam, nhất là khi nhân vật này đã dọa dẹp bỏ ngay lập tức hiệp định TPP, một thành tố quan trọng trong chính sách xoay trục qua châu Á-Thái Bình Dương của người tiền nhiệm Barack Obama, vốn rất có lợi cho Việt Nam cho đến nay. Mối quan ngại hiện nay là với tâm lý " con buôn ", liệu ông Trump có sẽ chiều ý Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông nêu được Trung Quốc « đền bù » xứng đáng hay không ? Từ phi đạo đến pháo phản lực Chính trong toàn cảnh đó mà thông tin về việc Việt Nam kéo dài phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn và cho xây dựng một số nhà chứa máy bay tại chỗ được tiết lộ vào trung tuần tháng 11 vừa qua, kèm theo là một số ảnh vệ tinh chỉ rõ những gì mới được xây dựng. Thông tin trên nối tiếp theo một thông tin khác không được kiểm chứng do hãng tin Anh Reuters đưa ra vào tháng 08/2016, theo đó Việt Nam đã kín đáo chuyển pháo phản lực EXTRA có độ chính xác cao - mua của Israel – ra 5 căn cứ ở Trường Sa, bố trí ở những nơi có thể tấn công các phi đạo và căn cứ quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Trước các động thái của Việt Nam, một số nhà quan sát đã vội vàng cho rằng Việt Nam đang thách thức Trung Quốc ở Biển Đông, thậm chí còn tự hỏi là phải chăng Việt Nam đang châm lại mồi lửa ở Biển Đông. Giáo sư Ngô Vĩnh Long : Đề phòng Trung Quốc là chính Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông và Trung Quốc tại trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), thì các động thái của Việt Nam mới đây của Việt Nam tại Trường Sa chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ. Trả lời Ban Việt Ngữ, giáo sư Long nhận định : Ngô Vĩnh Long :Về việc Việt Nam kéo dài phi đạo và đang xây hai nhà chứa máy bay trên thực thể gọi là “đảo Trường Sa” thì tôi không nghĩ việc này có nghĩa là Việt Nam đang chuẩn bị đánh nhau với Trung Quốc. Nếu báo cáo hôm 15 tháng 11 vừa qua của Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược CSIS tại Mỹ là đúng, thì Việt Nam đã nối dài đường bay từ khoảng dưới 750 mét đến khoảng 990 mét. Báo cáo trên nói thêm là Việt Nam có thể sẽ xây đường bay này dài đến khoảng 1200 mét trong tương lai, nhưng đến lúc đó thì các máy bay phản lực của Việt Nam vẫn khó có thể sử dụng đường bay này vì vẫn chưa đủ dài và vẫn chật hẹp. Ngược lại thì hiện nay tại 3 cái đảo nhân tạo lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa có những phi đạo dài hơn cái phi đạo mà Việt Nam đang xây rất nhiều và có nhà chứa đủ cho khoảng 24 máy bay phản lực trên mỗi đảo nhân tạo đó. Tôi cũng xin nói thêm về việc anh đã đề cập đến là Việt Nam đưa hỏa tiễn ra Trường Sa : Tháng 8/2016, tôi đã hỏi một số nhân vật rất cao cấp trong chính phủ Việt Nam, thì được trả lời rằng đó chỉ là vấn đề tập luyện, tức là đưa ra đưa vào, chứ Việt Nam không có ý định đưa hẳn các hỏa tiễn ra đảo, vì như vậy rất nguy hiểm. Nếu mà Trung Quốc biết được thì Trung Quốc có thể bắn phá. Cho nên vấn đề là tập luyện và đề phòng. Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, động thái của Việt Nam không phải là thách thức Trung Quốc mà chính là để tạo thêm điều kiện tự vệ, qua đó cảnh báo các nước khác về khả năng Trung Quốc có thể làm càn tại Biển Đông nếu chính sách xoay trục của Mỹ gặp khó khăn do chính quyền mới của ông Donald Trump. Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ rằng Việt Nam không có ý định thách thức Trung Quốc. Theo báo cáo của AMTI, đối với phi đạo, sau khi hoàn thành thì Việt Nam sẽ có thể sử dụng đường bay và hai nhà chứa máy bay mới cho việc tuần tra khu vực Trường Sa. Đây là một hành động để phòng vệ và để cảnh giác các nước khác là trước khả năng chính sách “tái cân bằng” về Châu Á của Obama sẽ bị hạn chế, nếu không nói là bị phá vỡ, thì an ninh trong khu vực Biển Đông có thể sẽ bị Trung Quốc đe doạ trầm trọng. Xin nhắc sơ qua ở đây là chính sách “tái cân bằng” được đặt trên nền tảng xây dựng các hệ thống đa phương, trong đó có ASEAN và hiệp định tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP không chỉ là một hiệp định thương mại giữa 12 nước mà đồng thời cũng là một hệ thống an ninh đa phương với ý định củng cố ASEAN và các hiệp định an ninh giữa Mỹ và các nước khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chính quyền Obama nghĩ rằng Mỹ không có thể đơn thương độc mã bảo vệ an ninh trong khu vực mà phải dựa vào sự ủng hộ của các nước khác. Nhưng trong cuộc tranh cử tổng thống ở Mỹ vừa qua một số ứng cử viên đã chống TPP kịch liệt (như Donald Trump và Bernie Sanders) hoặc đòi phải đàm phán lại để cho Mỹ có lợi hơn (như Hillary Clinton). Với việc TPP không được phê chuẩn bởi Quốc Hội Mỹ, một số nước ASEAN (như Philippines, Malaysia và Indonesia) đã có thái độ mập mờ, nếu không nói là đã cho thấy đang nghiêng về phía Trung Quốc. Nếu không muốn ASEAN bị lung lay hay bị tê liệt, và qua đó tạo cơ hội cho Trung Quốc càng leo thang ở Biển Đông, thì Việt Nam không thể hững hờ trước sự đe doạ an ninh của Trung Quốc. Việt Nam không còn có cơ hội đu dây nữa nên phải có thái độ dứt khoát hầu có thể vận động các nước khác trong việc bảo vệ an ninh và lợi ích chung. Chấp nhận căng thẳng để đánh động quốc tế Riêng về khả năng động thái của Việt Nam làm dấy lên căng thẳng, đặc biệt là với Trung Quốc, giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng điều đó sẽ có tác dụng thức tỉnh đối với chính quyền Donald Trump về hiểm họa Trung Quốc, để đề phòng việc ông Trump" đi đêm " với Trung Quốc, điều không thể loại trừ. Ngô Vĩnh Long :Nếu có bùng lên căng thẳng thì việc này có thể sẽ làm cho thế giới rõ thêm về hiểm hoạ của Trung Quốc. Hiện nay chưa rõ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, nói riêng, và Châu Á Thái Bình Dương, nói chung, là như thế nào trong tương lai gần hay xa. Trong khi tranh cử tổng thống Trump đã doạ là sẽ tăng thuế quan trên các mặt hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ đến khoảng 45% để đem công ăn việc làm về cho lao động Mỹ. Trump cũng nói là sẽ đóng thêm mấy trăm chiến thuyền cho hải quân Mỹ. Nhưng có thể đây chỉ là một cách mị dân để lấy phiếu hay để đàm phán với Trung Quốc. Trong trường hợp Trump chơi tay đôi với Trung Quốc theo chiến lược “cân bằng quyền lực” (balance of power) thì Trump sẽ sẵn sàng hi sinh lợi ích của các nước nhỏ. Thêm vào đó thì ê-kíp về an ninh và quốc phòng mà Trump đã chọn cho đến nay đều là các vị tướng bộ binh đã chỉ huy các chiến trường vùng Trung Đông và đã chống chính sách của Obama về việc rút quân ra khỏi vùng này để “xoay trục” về Châu Á Thái Bình Dương. Do đó sẽ có việc tranh giành ảnh hưởng giữa các binh chủng mà giới quân đội gọi là “turf wars” (chiến tranh dành sân chơi). Vậy chưa chắc gì những chiến thuyền mới, nếu có được đóng đi nữa, sẽ được điều động sang Tây Thái Bình Dương. Nếu có nguy cơ bùng lên căng thẳng thì tôi nghĩ việc này có thể giúp nhắc nhở Trump và các vị tướng xung quanh ông rằng Biển Đông, nơi mà hơn 50% các hàng mậu dịch di chuyển trên biển của toàn cầu phải xuyên qua, thì không phải là nơi họ có thể bỏ rơi cho Trung Quốc được. Các cử chỉ và hành động của Trump cho đến nay chứng tỏ là ông ta cần được nhắc nhở và cần được tự chứng tỏ. Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ CA đã phá vỡ âm mưu chính biến bắt Thủ tướng Dũng của Phùng Quang Thanh tháng 6/2015 thế nào? Tóm lại, theo giáo sư Ngô Vĩnh Long việc củng cố cơ sở tại Trường Sa cho phép Việt Nam chủ động tự bảo vệ, đồng thời cảnh báo các nước khác. Ngô Vĩnh Long : Việt Nam phải năng động, và phải có những hành động nhắc nhở các nước ASEAN, nhắc nhở các nước lớn là nếu mà họ đi đêm với nhau về Biển Đông, thì Việt Nam cũng có phương cách để bảo vệ mình, cũng như bảo vệ an ninh trong khu vực, và nếu mà có rối ren trong khu vực Biển Đông, thì các nước nhỏ trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng trước nhất. Trọng Nghĩa (RFI)
  5. Những thay đổi của ông Tập Cận Bình được xem là ngày càng gần giống như phương tây hơn, và ngày càng xa rời với mô hình truyền thống mà ĐCS Trung Quốc đã xây dựng từ trước đến nay. Tập Cận Bình đang nhắm tới 3 con hổ to nhất (Ảnh: Internet) Trao quyền tối thương cho Vương Kỳ Sơn nhằm bắt 3 con hổ to nhất trong Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Ngày 7/11 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã thí điểm thay đổi thể chế giám sát tại Bắc Kinh, Sơn Tây, Chiết Giang, và tuyên bố “đây là cuộc cải cách chính trị trọng đại có ảnh hưởng đến toàn cục”. Hội nghị toàn thể lần thứ 6 đưa ra nhũng thay đổi, đưa “Cơ quan Giám sát” ngang hàng với Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chính phủ và Cơ quan Tư pháp. Có thể nói đây cũng là một đòn giáng mạnh vào Trương Đức Giang (người nắm quyền lực của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc). Những thí điểm này cho thấy việc thay đổi hiến pháp sẽ không còn xa. Trong Hiến pháp chỉ có “Cơ quan xét xử” (tòa án) và “Cơ quan Kiểm sát” (viện kiểm sát). Đây là cách làm sao chép mô hình của Liên Xô trước đây. Tòa án và Viện Kiểm sát là đặc trưng của chính thể Liên Xô cũ. Trong báo cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ 6 có nhắc đến 4 hệ thống ngang hàng nhau: Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chính phủ, Cơ quan Giám sát, Cơ quan Tư pháp, trong đó hai cơ quan là Cơ quan Giám sát và Cơ quan Tư pháp không tồn tại trong Hiến pháp Trung Quốc hiện hành. Chính vì thế mà giới quan sát cho rằng những thay đổi này sẽ mang đến thay đổi trong hiến pháp Trung Quốc sắp tới. Ủy ban Giám sát Quốc gia sẽ bao trùm hệ thống Ủy ban Kỷ luật từ Trung ương từ trung ương đến địa phương. Quyền kiểm tra kỷ luật của Ủy ban Kỷ luật sẽ được gộp chung với quyền lực giám sát, cơ quan Kiểm tra Kỷ luật trở thành cơ quan Giám sát Quốc gia. Tức là các cơ quan ỷ luật, kiểm tra giám sát khác đều nhập chung vào Ủy ban Giám sát Quốc gia. Như vậy là Vương Kỳ Sơn người phụ trách Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương giờ đây sẽ lãnh đạo Ủy ban Giám sát Quốc gia Ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đều công khai thừa nhận ĐCSTQ sắp sụp đổ (Ảnh: Internet) Vương Kỳ Sơn là cánh tay phải của Tập Cận Bình, người chuyên trách chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” giờ đây sẽ được tăng thêm quyền lực nhằm truy bắt nhũng con hổ to hơn trong các ủy viên thường trực Bộ chính trị. Cụ thể các con hổ to nhất còn lại là “nhị Trương nhất Lưu” thuộc phe cánh Giang Trạch Dân là Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, Trương Đức Giang. Hiện tại Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã có được các bằng chứng phạm tội của phe “nhị Trương nhất Lưu”, nhưng để bắt được 3 hổ to này Vương Kỳ Sơn cần có đủ quyền lực. Nay Ủy ban Giám sát Quốc gia được hình thành với quyền lực tối thượng, có quyền điều tra không trừ một ai, hẳn rằng 3 hổ lớn này đang đứng ngồi không yên. (Xem bài: Toàn cảnh cuộc đấu đá giữa phe “Thái Tử Đảng” và “nhị Trương nhất Lưu”) Về quân đội, Trung Quốc xóa bỏ mô hình quân đoàn của Liên Xô cũ, xây dựng 25 – 30 sư đoàn theo kiểu Mỹ nhằm tác chiến nhanh và linh hoạt hơn. Nghi thức tuyên thệ xóa bỏ vai trò ĐCS Trung Quốc Ngoài việc phế bỏ hệ thống cưỡng bức lao động, vào ngày 1/7/2015, ông Tập Cận Bình xây dựng “Quy chế tuyên thệ theo Hiến pháp”, thực thi từ ngày 1/1/2016. Trong quá khứ, nghi thức tuyên thệ này bị giới chính trị ĐCS Trung Quốc xem là sản phẩm của “chủ nghĩa tư bản” Thế nhưng ông Tập Cận Bình lại yêu cầu thực hiện tại Trung Quốc. Trong Quy chế tuyên thệ do ông Tập Cận Bình đưa ra có câu “Trung với đất nước, trung với nhân dân”, “chịu sự giám sát của nhân dân” ĐCS Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn cố gắng gắn mình với Trung Quốc và nhân dân. Văn hóa Đảng đưa ra là: Chống Đảng tức là chống lại đất nước, chống lại nhân dân; một khi Đảng không còn thì đất nước cũng mất, người dân sẽ sống cảnh nô lệ. Tập Cận Bình hiểu rất rõ điều này, vì thế mà trong các trường hợp ông đều tách riêng Đảng, Trung Quốc, và nhân dân. ĐCS Trung Quốc không phải là Trung Quốc và cũng không phải là nhân dân. Vì vậy quy chế tuyên thệ mà Tập Cận Bình đưa ra hoàn toàn không có vai trò gì của ĐCS Trung Quốc cả. Chỉ phục vụ cho đất nước và nhân dân Ngày 11/11 vừa qua, ông Tập Cận Bình tổ chức lễ kỷ niệm long trọng 150 năm ngày sinh Tôn Trung Sơn, gọi Tôn Trung Sơn là “Anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà yêu nước vĩ đại, nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc tiên phong vĩ đại”. Đây cũng lại được xem là bất ngờ nữa, vì trước đây ở Trung Quốc, người được xem là “anh hùng” hay “quang minh” “vĩ đại” chỉ có Mao Trạch Đông và các lãnh đạo ĐCS khác. Nay Tập Cận Bình đã thay đổi khi trao các danh hiệu cho Tôn Trung Sơn. Ánh Sáng (Đa Chiều)
  6. Dunja Mijatovic Hiện Hữu lược dịch Tác giả gởi đến cho Dân Luận Ảnh: Media4change.co Thế giới ngày hôm nay đã có nhiều sự liên hệ hơn về văn hóa và kinh tế hơn bao giờ hết.Việc phổ biến thông tin một cách xuyên quốc gia đã có thể thực hiện được nhờ những công nghệ hiện đại và chuyển phát quốc tế với giá cả phải chăng cho nhiều người.Với những điều kiện như vậy thì việc tuyên truyền cho chiến tranh và sự thù địch là chỉ có hiệu quả trong môi trường mà ở đó các chính phủ kiểm soát truyền thông và mặc nhiên ủng hộ cho những phát ngôn đầy thù hằn. Như một sự phản ứng lại, hệ thống truyền thông tự do là một liều thuốc giải độc cho sự thù địch.Không một hãng truyền thông lớn nào bằng chính bàn tay của họ có thể chiếm lĩnh tâm trí của những người phụ nữ hay những người đàn ông hiện đại chỉ bằng việc thuật lại những chủ đề liên quan đến sự tàn phá.Sự tự quản và tự hoàn thiện trong lĩnh vực truyền thông có thể cung cấp một lời cảnh báo sớm về vấn đề này.Ngược lại, ở trong một hệ thống thông tin truyền thông mà bị các đài truyền hình chính phủ chiếm lĩnh các lĩnh vực và cố gắng kiểm soát tư tưởng của người dân thông qua việc lập trình những chủ đề “đàn áp, xuyên tạc, dẫn dắt, ngụy tạo” thì các mối đe dọa là có thật. Tuyên truyền chiến tranh có thể được trụ vững trong hệ thống truyền thông chỉ khi nào và ở đâu mà chính phủ không hành động để chống lại nó.Sự im lặng của những công tố viên nhà nước và tòa án về tuyên truyền chiến tranh, sự sách nhiễu của các cơ quan hành pháp đối với những phản biện của xã hội dân sự về những chính sách như vậy và những nỗ lực chính trị để cô lập tiếng nói đối lập hết thảy đều có dẫn tới sự thắng thế của tuyên truyền chiến tranh, ít nhất là trong thời gian ngắn. Nếu được thực thi trong một nền tư pháp với tinh thần pháp quyền thì có thể ngăn ngừa được những sự cổ vũ cho tuyên truyền chiến tranh và sự thù địch và đồng thời không làm hạn chế sự tự do ngôn luận.Cần thiết là phải có một định nghĩa rõ ràng mạch lạc về những hành vi gây nên tội ác và một cơ sở nền tảng vững chắc trong các văn bản quy phạm pháp luật và trên thực tế đây không phải là một ngoại lệ khi mà các tòa án đã từng chống lại những luận điệu tuyên truyền, thù địch,kích động và gây chiến tranh. Không có sự logic đối với việc ban hành một lệnh cấm tuyên truyền chiến tranh và sự thù địch đối với những nguyên tắc quốc tế về tự do ngôn luận và tự do truyền thông.Thứ nhất, một sự tuyên truyền như vậy thì không phải là nhân quyền trong khi lệnh cấm thuộc về nó thì lại phục vụ quyền sống của nhân loại và sự không phân biệt đối xử.Những nguyên tắc quốc tế về quyền tự do ngôn luận đã có những điều khoản cho rằng thiệt hại có liên quan đến việc sử dụng quyền tự do này xét như việc nó có thể bị cấm vì sự tuyên truyền cho chiến tranh và thù địch và điều này được gọi là sự ngăn ngừa nguy cơ thiệt hại nhân mạng và sự phân biệt đối với nhân loại.Thứ hai,việc ban hành một cách có hiệu lực về lệnh cấm này là thuộc về chức năng của chính phủ, tuy nhiên sự hạn chế tự do ngôn luận là chỉ có thể được chấp nhận thể theo luật pháp của quốc gia.Cuối cùng, quyền tự do ngôn luận không được thiết lập để cổ súy cho sự xâm lược, nhằm mục đích truyền bá những ngôn từ lời lẽ đầy hận thù, kỳ thị và bạo lực. “Mức độ nghiêm trọng của các thảm họa nhân tạo đã bám lấy thế giới của chúng ta qua nhiều thế kỷ - các Tòa án dị giáo, việc buôn bán nô lệ, nạn diệt chủng Do Thái, các nhà tù của Liên bang Xô Viết, diệt chủng tại Cambodia hay Rwanda – đều không chỉ liên quan mà trên thực tế là cần thiết cho sự kiếm soát tối đa đối với ngôn luận, quan điểm mà thậm chí theo thời gian là cả về mặt tinh thần………Những nhu cầu thù địch và được tiếp tay bởi sự kiểm duyệt mà lần lượt trong đó là điều cần thiết để nuôi dưỡng sự kích động những hành động vũ trang tàn bạo trên thực tế. Vậy bài học đã trở nên quá rõ ràng là : Trong nỗ lực của chúng ta đối với việc ngăn chặn tội ác hàng loạt thì sự tự do lưu hành thông tin và tự do ngôn luận suy cho cùng là đồng minh chủ chốt của chúng ta chứ không phải là kẻ địch của chúng ta”. Trong khi các cơ chế pháp lý để thực hiện theo tinh thần của Điều 20 của ICCPR (*) được xem là rất quan trọng thì pháp luật cũng chỉ là một phần của một gói biện pháp lớn hơn nhằm phản hồi và lên tiếng đối với những hoạt động tuyên truyền.Gói này bao gồm những điều sau đây : 1. Tuyên truyền sẽ là đặc biệt nguy hiểm khi nó chiếm lĩnh khu vực công cộng và hạn chế sự tiếp cận thông tin mà qua đó nó sẽ ngăn cản những cá nhân từ việc thể hiện và định hình các quan điểm, tư tưởng và việc thực hiện một nền truyền thông đa nguyên là có vai trò quan trọng như sự hồi đáp có hiệu quả mà có thể tạo nên và củng cố một nền văn hóa hòa bình, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau.Sự phát triển phải không đi kèm với việc ngăn cấm các công nghệ mới bao gồm phát thanh truyền hình kỹ thuật số, truyền thông di động, truyền thông trực tuyến và mạng xã hội và nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến các nguồn thông tin đa dạng. 2. Các chính phủ và các nhà lãnh đạo chính trị nên ngưng tài trợ và sử dụng hoạt động tuyên truyền đặc biệt là khi sự tuyên truyền có thể dẫn đến sự bất khoan dung, sự rập khuôn vào phân biệt đối xử hoặc có thể gây kích động chiến tranh, bạo lực và thù địch. Điều này sẽ bao gồm các bước để nhằm xóa bỏ nền truyền thông được vận hành bởi chính phủ hoặc các đại diện của họ, không tài trợ cho việc khiêu khích (trolls) trực tuyến hoặc tham gia vào các hoạt động truyền thông bí mật khác. 3. Dịch vụ truyền thông công cộng với các tiêu chuẩn chuyên nghiệp nên được ủng hộ mạnh mẽ trong hoạt động độc lập, bền vững và dễ tiếp cận của họ. 4. Hoạt động tuyên truyền nên thường xuyên được phát hiện và bị lên án bởi chính phủ, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế như là những lời nói không phù hợp trong một thế giới dân chủ và trong sự chuyên nghiệp của ngành báo chí.Chính phủ và các nhà lãnh đạo chính trị cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cất lên tiếng nói quyết liệt và kịp thời đối với các trường hợp tuyên truyền cho chiến tranh, những biểu hiện của sự không khoan dung và trường hợp có những lời lẽ thù địch trong truyền thông. “Vậy bài học đã trở nên quá rõ ràng là :Trong nỗ lực của chúng ta đối với việc ngăn chặn tội ác hàng loạt thì sự tự do lưu hành thông tin và tự do ngôn luận suy cho cùng là đồng minh chử chốt của chúng ta chứ không phải là kẻ địch của chúng ta”. 5. Sự độc lập của các nhà quản lý tư pháp và truyền thông nên được bảo đảm bởi luật pháp và chính sách để họ không phục vụ lợi ích chính trị hoặc có thể bị sử dụng để khai thác một cách hạn chế trong việc tuyên truyền về sự thù địch nhằm giảm bớt những tiếng nói bất đồng và sự tự do ngôn luận. 6. Các nguyên nhân cốt lõi của việc tuyên tuyền cho chiến tranh và sự thù địch cần được xử lý với một tập hợp các biện pháp chính sách, ví dụ như trong lĩnh vực đối thoại mang tính quốc tế và liên văn hóa, như là cuộc đối thoại giữa các nhà báo, nhà trí thức và những sự quảng bá truyền thông giáo dục và dân chủ dựa trên sự hòa bình, tự do ngôn luận, đa nguyên và đa dạng.Các công dân cần được khuyến khích để biểu lộ một loạt các quan điểm và thông tin xoay quanh những cuộc đối thoại và tranh luận.Ngoài ra, những giá trị truyền thống tích cực tương thích với các nguyên tắc và chuẩn mực nhân quyền được quốc tế công nhận cũng có thể góp phần vào việc chống kích động hận thù và chiến tranh. 7. Quốc gia và nhân quyền quốc tế cùng với cơ chế tự do truyền thông, các cơ quan tự hoàn thiện và chuyên môn hóa, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức giám sát độc lập phải được tạo điều kiện thúc đẩy đối thoại xã hội trong một xã hội dân sự sôi động và cũng góp phần vào việc giải quyết những khiếu nại về những sự cố tuyên truyền thù địch.Có một sự cần thiết phải thúc đẩy các hoạt động quan trọng về quyền con người trong khu vực và của những người giám sát (watchdogs) truyền thông tự do chẳng hạn như là đại diện của OSCE (**) về lĩnh vực Tự do Truyền thông, họ sẽ tư vấn cũng như là hỗ trợ các chính sách quốc gia về vấn đề này.Họ phải được tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại và thúc đẩy hòa bình, sự học hỏi và sự hiểu biết liên văn hóa. 8. Những người có học vấn trong nền truyền thông đại chúng có thể có những sự lựa chọn hợp lý và không bị chi phối bởi cảm xúc, việc tăng cường các chương trình giáo dục nhận thức về truyền thông và nhận thức về Internet có thể làm êm dịu đi tính sôi sục của ngọn lửa tuyên truyền. Các chính phủ nên đầu tư vào các chương trình như vậy cũng như tạo điều kiện cho việc nghiên cứu truyền thống từ cấp trung học. 9. Nền truyền thông tự hoàn thiện ở những nơi mà nó có hiệu lực vẫn là cách thích hợp nhất để giải quyết những vấn đề chuyên môn.Thông qua sự tự hoàn thiện thì các phương tiện truyền thông thực hiện trách nhiệm đạo đức và xã hội của họ bao gồm cả việc phản ứng lại với hành động tuyên truyền chiến tranh và sự thù địch cùng với sự phân biệt đối xử.Những quy tắc đạo đức và những công cụ tự quản cùng với sự tự hoàn thiện nên chắc chắn rằng những trường hợp về tuyên truyền chiến tranh sẽ phải được đưa ra công luận. Các tổ chức nhà báo, các cơ quan tự quản,các chủ sở hữu và các nhà xuất bản của các cơ quan truyền thông phải có bổn phận về việc có cái nhìn nghiêm túc đối với các nội dung mà họ đang phát hành.Hoạt động tuyên truyền gây hại đến tất cả những nhà báo có lương tâm và đáng tin cậy, là những người đã đấu tranh và thậm chí trong một vài hoàn cảnh đã cống hiến cả cuộc đời của họ cho việc công bố sự thật và sự trung thực của ngành báo chí. Theo http://gijn.org/2015/12/14/propaganda-and-media-freedom/">Propaganda & Media Freedom ***** Dunja Mijatovic phục vụ như là một đại diện của tổ chức OSCE về lĩnh vực Tự do Truyền thông và còn là một giám sát viên để giúp đỡ 57 quốc gia thành viên của OSCE bảo đảm cam kết của họ về quyền tự do ngôn luận và tự do truyền thông. (*)Điều 20 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) 1.Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm. 2.Mọi chủ trương gây thù hằn dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm. (**) OSCE (Organiztion for Security and Co-operation in Europe) :Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu
  7. Hôm nay đọc BBC thấy có bài "Thủ tướng Phúc có thể tạo nên sự khác biệt? của PGS-TS Phạm Quý Thọ. (BBC Việt Ngữ ngày 4/12/2016) Ông khen thủ tướng là người "quyết tâm xây dựng một chính phủ liêm chính, phục vụ, kiến tạo, đã tạo được ấn tượng mạnh về sự mạnh mẽ và khác biệt trong điều hành, những 'chỉ đạo' của thủ tướng đã và đang gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý của công luận và người dân". Cơ sở để bài viết ( và nhiều người khác) khen ngợi va đánh giá cao thủ tướng Phúc là các chỉ đạo "kịp thời, quyết liệt" trong vụ quán cà phê Xin Chào, vụ quận chúa và quan viên Hà Nội đánh nhau ở sân bay Nội Bài, vụ kiểm tra tiêu cực ở tập đoàn TKV, biếu xén quà tết..." Có đôi điều cần nói không phải góp ý bài viết hay nói ai sai ai đúng, mà nói để chúng ta hiểu rõ hơn vai trò của thủ tướng Trước tiên, ghi nhận những quyết tâm này của thủ tướng Phúc, nhưng theo tôi ông đã làm sai cách. Trong vai trò thủ tướng, nghĩa là "cầm nắm và điều động các tướng" chứ không phải mình hạ giá xuống đi làm ông tướng Trong các sự việc vừa qua được dẫn chứng ra, lẽ ra không ở vai trò của thủ tướng tham gia, mà là các "tướng" ở UBND Sài Gòn, Hà Nội và Văn Phòng Chính Phủ. Nếu thủ tướng cần, âm thầm nhắc nhở các ông tướng đứng đầu các nơi này là đủ. Nếu họ không xử lý tốt và đúng pháp luật, thì ở tầm thủ tướng cứ công khai phê bình và có hình thức xử lý các ông tướng lãnh đạo cái nơi đó, xử 1 quan răn trăm quan, đó mới đúng là cái thâm trầm và uy vọng của thủ tướng Nhắc nhở âm thầm để hạ cấp làm tốt lại, sau đó công khai khen thưởng để thi ân, còn nếu đã vậy mà làm không tốt thì công khai phê bình xử lý, gọi là giáng uy. Ân uy kiêm đủ thì mới là lãnh đạo giỏi và xứng tầm nguyên thủ Đó là nói về xử lý thường vụ quốc gia, còn trên phương diện quốc gia, thủ tướng phải là người dung hòa lợi ích của nhân dân và lợi ích của đảng cầm quyền trên cơ sở lấy pháp trị làm nền tảng ra quyết định, vì không phải hai cái này luôn gặp nhau mà là phải có mâu thuẫn lợi ích một lúc nào đó, đây là quy luật Với đặc trưng đảng lãnh đạo và chính phủ thực thi, dựa vào tiêu chí thủ tướng phương Tây để đánh giá thủ tướng VN thì cũng không công bằng cho nhau, nên tôi chỉ có đánh giá như trên trên cơ sở nghĩ đi và nghĩ lại Vấn đề khác là thủ tướng phải hoạch định ra 1 đường lối của chính mình để khắc họa bản thân vào đường lối đổi mới chính trị của quốc gia chứ không phải nói những cái chung chung trong nghị quyết "liêm chính, phục vụ, kiến tạo"...cái này nghị quyết đảng nhiều nhiệm kỳ đã nói. Mời xem Video: Ngân Hàng NN công bố mẫu tiền mới in từ TQ đã chuyển hết về VN để phục vụ việc đổi tiền Các đời thủ tướng VN từ 1975 đến nay, có các thủ tướng sau khi rời nhiệm kỳ đều để lại dấu ấn. Ví dụ thủ tướng Võ Văn Kiệt là tác giả và đạo diễn của đổi mới 1( đổi mới về đường lối kinh tế). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đổi mới về "thoát Trung, thân Mỹ hơn" và đặt nền móng cho hòa giải dân tộc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn "sống mãi trong sự nghiệp" thì cần phải khắc họa hình ảnh vào đổi mới 2 ( đổi mới về chính trị) là cái mà đất nước và dân tộc cần nhất lúc này Thủ tướng là thủ tịch của các tướng, chứ thủ tướng không nên làm các việc của "thiếu tướng, trung tướng" để rồi thành "bại tướng" Nguyễn An Dân 05/12/2016 *Bài do tác giả gửi đến Tiến Bộ (Tiến Bộ)
  8. Kể từ khi chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 7/4/2016 tại Kỳ họp thứ nhất Khóa 14 Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã và đang tạo ra phong cách chỉ đạo điều hành quyết liệt, cụ thể, kịp thời với sự 'đôn đốc' của tổ công tác để tăng cường thực thi các nghị quyết, chỉ đạo của chính phủ. Ông Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức Thủ tướng từ đầu tháng 4/2016 Các nhà quan sát chính trị trong và ngoài nước quan tâm đang dõi theo những động thái của chính phủ, trước hết là người đứng đầu. Nhiều tuyên bố, đặc biệt là quyết tâm xây dựng một chính phủ liêm chính, phục vụ, kiến tạo, đã tạo được ấn tượng mạnh về sự mạnh mẽ và khác biệt trong điều hành, những 'chỉ đạo' của thủ tướng đã và đang gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý của công luận và người dân. Trong một cuộc họp chính phủ ông có nói đại ý rằng từ trước đến nay 'chúng ta bắn lên trời' nhiều rồi, nghĩa là các hành động trước kia không cụ thể, không có địa chỉ. Phải chăng những chỉ đạo liên tục của Thủ tướng là những hành động cụ thể, kịp thời và là minh chứng cho việc 'lời nói đi đôi với việc làm'? Sự chỉ đạo nổi bật của Thủ tướng, trước hết, về vụ việc quán cafe Xin chào, được xem là 'sự chỉ đạo cụ thể đầu tiên', sau khi ông nhậm chức nửa tháng. Một người dân bình thường ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, mở quán café Xin chào để làm ăn…và bị khởi tố hình sự. Báo chí phản ánh 'dồn dập', và, như nhiều báo, giật tít ngày 21/4/2016: "Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM - ông Nguyễn Thành Phong - yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào." Như đã biết, các cơ quan chức năng 'làm rõ' và 'báo cáo' Thủ tướng đây là vụ án 'oan sai'… Kết quả là một số cán bộ, công an bị 'xử lý', trong đó có trưởng công an và phó viện trưởng Viện KSND huyện bị cách chức… Đọc báo chẳng rõ người ta mừng vì một số lãnh đạo làm sai bị mất chức hay mừng là chủ quán café lại tiếp tục được làm ăn! Gần đây nhất, trong cuộc họp Chính phủ ngày 28-29/11/2016 Thủ tướng đã có những chỉ đạo quyết liệt: "Yêu cầu Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam kiểm tra việc chi phí để làm quà tặng (logo) tại Tập đoàn này; Yêu cầu Thanh tra CP kiểm tra vụ việc và không để cán bộ phát ngôn theo kiểu 'xấu xa đậy lại'; Yêu cầu kiểm tra lại hiện tượng bổ nhiệm ở các bộ ngành khiến dư luận bức xúc trong thời gian vừa qua; Yêu cầu các địa phương không được về Hà Nội chúc tết, tặng quà cho Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng mà hãy dành thời gian chủ động tập trung chăm lo Tết cho nhân dân…" 'Rào cản thể chế' Các chỉ đạo của Thủ tướng dường như càng ngày càng có 'độ phức tạp' lớn hơn, trong đó sự 'nhảy cảm' và khó khăn thực thi chính là 'quy trình thể chế'. Thủ tướng thẳng thắn nhận định rằng "còn khá phổ biến tình trạng 'trên bảo, dưới không nghe'", và "các cơ quan quản lý giải trình thực hiện 'theo đúng quy trình', nhưng vẫn gây bức xúc dư luận". Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ làm việc ngay với Ban Tổ chức Trung ương rà soát lại các quy định về cán bộ để tránh tình trạng bổ nhiệm quá số lượng, người nhà… mà vẫn đúng quy trình. Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ thực hiện ngay việc nghiên cứu, đề xuất thể chế về từ chức - một đề xuất được Quốc hội chấp nhận trong kỳ họp thứ 2 khóa 14 vừa diễn ra tại Hà Nội. Sự quyết tâm của Thủ tướng đang vướng các rào cản thể chế. Có lẽ ông hiểu điều đó nên trước mỗi 'chỉ đạo' luôn nhấn mạnh rằng Chính phủ vì nhân dân và phục vụ nhân dân. Như đã biết, vụ Trịnh Xuân Thanh (cán bộ cấp trung), ngay sau đó là Vũ Đình Duy đang bị điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm làm thất thoát tài sản nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, thì bỏ trốn ra nước ngoài trót lọt kiểu 'con voi chui lọt lỗ kim'- như một đại biểu Quốc hội phát biểu. Ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Bộ Công thương, cấp trên của hai nhân vật nêu trên, bị Ủy ban Kiểm tra trung ương điều tra và có kết luận rằng các vi phạm, khuyết điểm của ông ta trong thời gian làm bộ trưởng đã gây hậu quả nghiêm trọng. Đảng đã tuyên bố cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016 đối với ông này ngày 2/11 vừa rồi. Cách chức một cá nhân khi không còn chức, rõ ràng hình thức kỷ luật trên mang tính 'biểu tượng', 'đạo đức' hoặc 'mang tính răn đe', song chính vì vậy mà đã hơn một tháng nay, Quốc hội và Chính phủ vẫn không thể vận dụng được, thậm chí chưa sửa được quy trình thể chế hiện hành để phán xét và xử lý đúng 'tội' khi ông Hoàng đã nghỉ hưu. 'Sự bất lực' Người ta nói về 'sự bất lực' xuất phát từ 'lỗi' hệ thống. Muốn kỷ luật một cán bộ lãnh đạo nào đó, trước hết đảng phải 'có ý kiến chỉ đạo', xử lý về đảng, sau mới đến chính quyền. Cơ chế này đang có vấn đề qua các vụ việc nêu trên. Rõ ràng phải đổi mới đảng cầm quyền trước tiên. Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng một trong những đổi mới chính trị ở Việt Nam thời gian qua là đảng Cộng sản dần không can thiệp vào công việc của chính phủ, tuy nhiên thể chế nào để lấp vào khoảng trống quyền lực đó thì chưa được rõ. Nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức theo cấu trúc thứ bậc với quyền lực tập trung trong tay đảng Cộng sản nhằm thực thi luật lệ trong các lĩnh vực, đang thay đổi theo hướng pháp trị và chịu sức ép trước hội nhập quốc tế và nhu cầu xã hội dân sự về nghĩa vụ giải trình và chịu trách nhiệm chính trị, nơi mà chính phủ hành động phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và phải có trách nhiệm trước nhân dân. Nhà nước luôn có xu hướng tập trung quyền lực, còn thể chế pháp quyền và giải trình và chịu trách nhiệm chính trị thì lại đặt ra những hạn chế theo cách ngăn ngừa tha hóa quyền lực, và chính quyền cần phải được kiềm soát bởi pháp luật và chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân. Điều này chưa được đặt ra cụ thể và thỏa đáng trong cải cách thể chính trị ở Việt Nam do ý thức hệ bảo thủ và quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, Việt Nam không thể học theo kinh nghiệm của Trung Quốc mặc dù hai nước tương đồng về chế độ chính trị, về cách chống 'quốc nạn' tham nhũng. Tham nhũng và quyền lực là cặp bài trùng. Trung Quốc chọn việc tập trung quyền lực cao hơn để chống tham nhũng, và sự tranh giành quyền lực là không tránh khỏi. Ông Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 9/2016 Ở Trung Quốc chủ tịch Tập Cận Bình, được coi là 'kiến trúc sư' chiến dịch 'đả hổ giệt ruồi'. Mới đây tại Hội nghị trung ương 6 khóa 18 đảng Cộng sản, cho biết trong 3 năm 2013-2016 của nhiệm kỳ đầu tiên cầm quyền của ông, hơn 1,01 triệu quan chức bị điều tra tham nhũng, trong đó có hàng nghìn cán bộ cao cấp, như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… bị kết tội. Cũng trong Hội nghị trên chủ tịch Tập được đảng trao danh hiệu 'lãnh đạo hạt nhân.' Ông là nhân vật thứ ba có danh hiệu này sau Chủ tịch Mao và Đặng Tiểu Bình. 'Danh hiệu' nêu trên, lần đầu tiên được nhắc đến chính là Đặng Tiểu Bình, khi nói rằng 'một nền lãnh đạo tập thể phải có một hạt nhân; không có hạt nhân thì không thể chế nào có thể đủ vững mạnh.' Các nhà quan sát chính trị cho rằng đây là 'biểu tượng quyền lực', vì nó mở đường cho việc tháo dỡ dần những quy tắc và chuẩn mực bất thành văn của đảng Cộng sản vốn điều chỉnh hành vi của giới tinh hoa và quá trình chuyển giao lãnh đạo trong gần ba thập niên qua ở Trung Quốc. Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ CA ra lệnh cấm trò chơi 'Đâu Là Sự Thật' của Mã Tiểu Linh vì sự nguy hiểm Ở Việt Nam, liệu có cần quy hoạch hay bồi dưỡng ai đó trở thành 'lãnh đạo hạt nhân' trong quá trình chuyển giao tổng bí thư - chức vụ cao nhất của đảng Cộng sản sắp tới? Liệu có thể xoay chuyển tình hình 'trên bảo dưới không nghe'? Sự bất ổn kinh tế và xã hội trong thời gian qua đã xé rách những luật lệ với những quy trình hiện có, báo hiệu một thời kỳ khó dự đoán về sự thay đổi thể chế chính trị để vượt qua những khó khăn phía trước, đưa đất nước phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam liệu đã rút ra những bài học gì qua sự kiện 'phê bình đồng chí X không thành tại Hội nghị trung ương 6 khóa 11 của Đảng Cộng sản'? Có lẽ không phải vấn đề cá nhân các lãnh đạo, giữa đảng và chính phủ, mà là vấn đề thể chế! Trong bối cảnh ấy liệu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tạo nên sự khác biệt so với người tiền nhiệm? PGS.TS Phạm Quý Thọ Học viện Chính sách và Phát triển Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của PGS.TS Phạm Quý Thọ, khoa Nghiên cứu Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển. (BBC)
  9. Người ta cũng thấy một cuộc tháo chạy lặng lẽ của các cựu quan chức cộng sản trung cao cấp và con cháu họ sang các quốc gia phát triển với mớ của cải kiếm được một cách bất hợp pháp hoặc bằng các lợi thế về quyền lực. Khi một con tàu sắp đắm, những con chuột sẽ tìm cách chạy khỏi tàu đầu tiên. Tôi có một cuộc trao đổi khá thú vị với một cựu quan chức cao cấp. Một người có trình độ cao nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hệ thống mà ông từng phục vụ. Ở ông ta có sự thực dụng, lọc lõi và am hiểu rất sâu về hệ thống chính trị hiện nay. Nếu quy kết tài năng chính trị thành hai loại năng lực: Nhân trị (trị người) và Pháp trị (xây dựng quốc gia), thì năng lực nhân trị của ông quả là đáng nể. Điều đó không mấy lạ lẫm vì có thể leo lên cao được trong hệ thống chính trị hiện nay, đòi hỏi tài năng đấu đá và lôi kéo con người xuất chúng. Tuy nhiên tầm nhìn về tương lai và xây dựng quốc gia của ông ta thì quả là một vấn đề cần bàn. Đó là hạn chế chung của các quan chức cao cấp ở thế hệ của ông, và đó cũng là lý do mà Việt Nam bỏ lỡ hầu hết các cơ hội cất cánh, phung phí nhiều nguồn lực và lâm vào một tình trạng không thấy đường ra như hiện nay. Đã thấy những dấu hiệu ngày một rõ về tình trạng vỡ nợ và phá sản quốc gia, tương tự những gì đang diễn ra ở Hy Lạp hay Venezuela. Báo chí Trung Quốc khi miệt thị Giang Trạch Dân về những nỗ lực chặn đường Tập Cận Bình có một câu rất hay: "Người đi thì trà nguội", ý nói khi đã rời vị trí thì đừng mơ tưởng kéo dài quyền lực. Nền chính trị Việt Nam có một điểm hay là các quan chức cấp cao đối mặt với tách trà nguội rất nhanh sau khi thôi nắm quyền, do đó mà họ cũng có cơ hội chiêm nghiệm lại thực tại nhanh hơn khi mất hầu hết các đặc quyền từng có. Điều mà tôi không bất ngờ nhưng cũng hơi ngạc nhiên khi người đối thoại với tôi thừa nhận sau cuộc trao đổi: "Hệ thống chính trị này quả thực đã quá lạc hậu". Không ai còn tin vào sự giáo điều. Để loại bỏ một hệ thống cũ thường là những người đại diện cho cái mới sẽ phải tiến hành các cuộc cách mạng đầy đau đớn. Đi kèm với nó luôn là chiến tranh và dù có là cuộc cách mạng hoà bình nhất thì cũng có vô số sinh mạng phải trả giá khi các thế lực tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Trong một số trường hợp, những xu hướng cực đoan nhân lúc hỗn loạn giành được lợi thế và đẩy xã hội vào một tình trạng đen tối kéo dài. Nhà nước hồi giáo IS hiện nay, hay Al qaeda và Taliban trước kia là những bài học nhãn tiền. Tuy nhiên cũng có những ví dụ tươi sáng hơn về cách thức mà loài người đã giải quyết các vấn đề lớn về chuyển tiếp thời đại. Ngày nay Thụy Điển và nhiều nước Bắc Âu vẫn còn vua, họ đã trải qua các giai đoạn phức tạp của lịch sử, từ thời phong kiến sang tư bản, trải qua hai cuộc thế chiến khốc liệt và cả thời kỳ điên loạn của làn sóng Marxism khắp toàn cầu trong thế kỷ trước. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay họ là những hình mẫu điển hình của các xã hội Dân Chủ - Pháp Quyền. Họ không giết vua và cũng chẳng tàn sát những người mang xu hướng cộng sản, nhiều đảng chính trị nắm quyền ở các quốc gia này thậm chí còn là hậu duệ của những người từng tham gia Quốc tế cộng sản II của F. Engels. Tại một quảng trường của một nước châu Âu, có một tòa nhà mới được khánh thành. Quảng trường đó đã có lịch sử hơn 600 năm. Những viên đá lát đầu tiên đã được cha ông họ đặt xuống cách đây nhiều thế kỷ, đến giờ chúng vẫn còn nguyên. Các thế hệ nối tiếp nhau tiếp tục gìn giữ những cái đã có và xây dựng thêm trên những gì cha ông họ để lại. Những công trình kiến trúc ở đó là những giá trị tinh tế về nghệ thuật kiến trúc và thẩm mỹ của nhân loại. Nhưng giá trị lớn nhất của nó nằm ở sự lắng đọng của thời gian, của những thứ mà dân tộc ấy đã gìn giữ và xây dựng được qua nhiều thế kỷ. Tôi vẫn luôn tin rằng có thể giải quyết được vấn đề của Việt Nam trong hoà bình. Nhưng tôi không đặt niềm tin vào sự thức tỉnh lương tri của hệ thống chính trị gồm hầu hết những kẻ tha hoá này. Lòng tin của tôi không mấy thừa mứa đến thế. Hầu hết những nỗ lực của tôi đến giờ phút này đều nhắm tới xã hội nói chung. Một đất nước mà người dân của nó được thức tỉnh bởi ánh sáng văn minh và được định hướng theo một con đường đúng thì chắc chắn sẽ thành công. Chỉ có bằng áp lực từ một xã hội thức tỉnh mới có thể buộc một thể chế chính trị lỗi thời phải thay đổi và thoả hiệp. Hiện nay thì chính quyền luôn tìm cách tiêu diệt những người đại diện cho tiến bộ, họ sẵn sàng trấn áp và bỏ tù những người có thể gây nguy hiểm cho sự tồn tại của chế độ. Đó là một cuộc đối đầu sinh tồn mà những giải pháp tàn bạo nhất cũng được thực thi. Có nhiều người đấu tranh cho tự do ở phía bên kia cũng luôn ấp ủ mưu đồ tiêu diệt những người cộng sản. Điểm hội tụ chung của những tư tưởng tiêu diệt lẫn nhau là chiến tranh và sự gặp gỡ tàn khốc trên chiến trường với những hậu quả không gì có thể kiểm soát. Người ta thường nói nhiều đến một xã hội tàn lụi về niềm tin, nơi con người chỉ còn biết đến mình và các giá trị đạo đức bị băm nát. Những đất nước như thế chắc chắn không có ngày mai. Và ở Việt nam, sau nhiều thập kỷ tăm tối dưới chế độ cái trị tha hóa con người của Đảng Cộng Sản, tất cả những căn bệnh ấy đều tồn tại. Điều bi đát còn lớn hơn khi Việt Nam có chung ngót 2000 km đường biên giới với Trung Quốc, một xã hội cộng sản còn sắt máu hơn, nơi con người còn tha hoá và tàn bạo hơn và có đủ thứ tệ nạn được nhập về từ bên kia biên giới một cách vô thức hoặc có chủ đích từ bài toán địa chính trị của quốc gia láng giềng khổng lồ và kém thân thiện này. Người ta cũng thấy một cuộc tháo chạy lặng lẽ của các cựu quan chức cộng sản trung cao cấp và con cháu họ sang các quốc gia phát triển với mớ của cải kiếm được một cách bất hợp pháp hoặc bằng các lợi thế về quyền lực. Khi một con tàu sắp đắm, những con chuột sẽ tìm cách chạy khỏi tàu đầu tiên. Điều đáng buồn là có nhiều người Việt ưu tú cũng đang di cư lặng lẽ theo các chương trình định cư, mang theo tri thức và tiền bạc. Tuy nhiên tôi cũng được chứng kiến những phong trào xã hội âm thầm nhưng mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người nói công khai về sự thay đổi, ngày càng có nhiều người chia sẻ với nhau những quan điểm về sự tự do. Những kết xấu bị lên án và ngày càng nhiều người được thôi thúc để hành động vì cái tốt. Có hàng nghìn người đã xuống đường vì thảm họa Formosa. Có hàng triệu người đã hưởng ứng phong trào "Một lá phiếu, một cái tên" trong cuộc bầu cử quốc hội khoá XIV vừa rồi, đủ đông đến mức làm thay đổi kết quả sắp xếp dự tính của ĐCS ở nhiều nơi. Tôi thậm chí biết rằng những tư tưởng xã hội tiến bộ được chia sẻ trên hệ thống truyền thông xã hội đang được tìm đọc không phải chỉ bởi những người Việt Nam khao khát tiến bộ và tự do, mà còn có cả nhiều thành phần cao cấp trong bộ máy nhà nước. Vẫn còn nhiều thứ để cứu vãn, vẫn còn nhiều thứ để đặt niềm tin và còn nhiều thứ để không bỏ cuộc. Mời xem Video: Tiết lộ động trời về con đường thăng tiến và phạm tội của 2 cha con Phùng Quang Thanh từ Tổng Cục 2 Có thể nói các phong trào xã hội hướng tới tiến bộ là cách thức tốt nhất hiện nay để gây áp lực buộc thể chế hủ bại hiện nay phải thoả hiệp. Sự lớn mạnh và thức tỉnh của xã hội nói chung sẽ đặt họ trước một tình huống lựa chọn: Hoặc thay đổi và nhượng bộ để cùng xây dựng một đất nước mới, hoặc níu kéo đặc quyền tới cùng để sẽ rồi là vực thẳm của bạo loạn và chiến tranh khi các vấn nạn xã hội mà họ là thủ phạm đến giới hạn vô phương cứu chữa. Đây sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài bởi chẳng có thành công nào dễ dãi và vì có quá nhiều kẻ đang làm giàu bất lương từ các đặc quyền mà chế độ hiện nay ban phát cho các thành viên của nó. Nhưng tôi chắc chắc là khi có đủ sự đoàn kết và thức tỉnh từ một số lượng đủ đông người Việt Nam, đất nước này vẫn còn tương lai. Vì không ai còn tin vào sự giáo điều. Anh Lãng (FB. Lang Anh)
  10. Với cục diện đối nội, đối ngoại đều nằm trong tình thế tứ bề thọ địch, tám hướng nguy nan, ai bảo rằng Việt Nam là một nơi đáng để sống? VN sẽ là một địa ngục trần gian dưới những sách lược đần độn tột cùng của ĐCSVN. Người dân sẽ bị dồn đến chân tường của sự nguy khốn về mọi mặt, từ khốn đốn kinh tế, đạo lý, an nguy xã hội cho đến vòng vây nô lệ ngoại bang Tàu cộng. 2016 rồi cũng qua, 2017...2020 rồi sẽ đến và cái gì đến, phải đến. Nhìn lại đất nước hôm nay với những diễn tiến không được xem là có gì hy vọng, không có gì sáng sủa, khiến những người quan tâm cho vận mệnh của dân tộc không tránh khỏi chạnh lòng đau đáu lo âu. Đất nước ấy là Việt Nam, đúng vậy, dưới một cơ chế độc tài toàn trị mà những người được mệnh danh là lãnh đạo nhưng thực chất là những dạng bất tài, trình độ học hành chưa hết lớp, vì vậy họ luôn mang tư duy bảo thủ, cố chấp và hành động thấp hèn. Một đất nước chẳng những không phát triển, không thăng hoa mà ngược đầy dẫy những tiêu cực cùng nhiều khiếm khuyết tệ hại khiến toàn bộ xã hội ngày càng thêm lụn bại và hầu hết vấn đề của đất nước từ ngoại giao đến quốc phòng, từ kinh tế trì trệ cho đến nợ nần chồng chất với hệ thống bội chi ngân sách. Những kế hoạch về quốc kế dân sinh ngày càng lún sâu vào bế tắc một cách vô phương cứu chữa. Nhìn chung trên tổng thể về 2 mặt đối nội và đối ngoại từ nay (cuối năm 2016) cho đến 2020, cột mốc thời điểm mà "Hội Nghị Thành Đô 1990" sẽ được bắt đầu thực hiện theo đúng qui định của "mật ước" cho chúng ta thấy rằng tình hình của Việt Nam không một chút mảy may hy vọng. Đây là một thực thể đang diễn tiến tương đối êm ả trên con đường phẳng lì mà ĐCSVN đã vạch ra mà không gặp bất cứ phản ứng đáng kể nào từ trong đảng lẫn ngoài xã hội, từ quốc nội lẫn cả quốc tế. Đối ngoại - Với Trung cộng: Trước nguy cơ mất nước mà ĐCSVN đã tự nguyên tiếp tay nối giáo cho Trung cộng một cách ngây thơ bởi những người cầm nắm vận mệnh của đất nước hoặc quá ngây thơ, hoặc quá ngu ngơ tin tưởng rằng tình đồng chí giữa 2 nước anh em thám thiết mà Trung cộng sẽ đối xử công bằng dựa trên tình lý. Nhưng những vụ việc như Trung cộng đã ngày càng tuyên bố mạnh bạo hơn về "Đường phân khúc Chín đoạn", còn được gọi là "Đường lưỡi bò". Ngoài những hiệp thương bất bình đẳng trong phương thức phân chia đất liền theo 6 tỉnh dọc biên thùy và Vịnh Bắc bộ mà phần lấn lướt nghiêng về phía Trung cộng, họ còn dùng uy lực đánh chiếm 7 đảo thuộc chủ quyền của VN và xây dựng củng cố các cơ sở quân sự kiên cố, thiết lập sân bay hiện đại cùng các hầm chứa hỏa tiễn đạn đạo nhằm phục vụ mục đích quân sự khi có chiến tranh xảy ra. Mặt khác, trên đất liền trong nước VN, Trung cộng đã thiết lập nhiều nhà máy, nhiều cơ sở quân sự với nhiều đặc công trá hình dưới dạng nhà máy sản xuất và công nhân kỹ thuật. Xa hơn nữa, họ còn cho thành lập các phố Tàu trên nhiều tỉnh thị với đông đảo lượng người Tàu và đó là "Đạo quân thứ Năm" ngụy hình để làm nội ứng khi hữu sự. - Với Hoa Kỳ: Vấn đề TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Partnership Agreement) thì chắc chắn CSVN sẽ không còn khi vọng gì bởi đây là một trong những việc quan trọng mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ưu tiên thực hiện trong vòng 100 ngày đầu khi lên nắm chính quyền. (1) Đối nội - Quân đội: Thời gian cũng đã lâu kể từ khi Trung cộng "dạy cho VN những bài học" đến nay, quân đội CSVN đã không còn vững thế về cả 2 mặt tinh thần lẫn quân bị. Ngoài chiến cụ quân trang quân dụng thiếu thốn thê thảm vì ngân sách quá eo hẹp, không có khả năng để cập nhật hóa vũ khí quốc phòng, người lính CSVN còn bị sa sút về mặt tinh thần ngày càng trầm trọng bởi họ đã nhận thấy được sự lừa mị gian xảo của đảng cùng với khuynh hướng và thái độ PHẢN QUỐC B ÁN NƯỚC của trung ương đảng và Bộ chính trị. Bên cạnh, người lính cũng mục kích nhan nhản hàng ngày hàng năm những lãnh đạo cao cấp đã vơ vét, thu gom tài sản tẩu toán ra nước ngoài để chuẩn bị cho những bước tháo chạy, mà người lính là những con tốt chịu trận dưới sự căm hận của người dân. - Kinh tế: Như mọi người đã biết và chính bản thân nhà nước CSVN cũng đã biết rõ ràng rằng kinh tế VN đã và đang trên đà cạn kiệt, cạn kiệt về ngân quỹ lẫn cạn kiệt về tài nguyên, thứ mà ĐCSVN rút ruột bán dần nhằm giữ cho chế độ được tồn tại. Bên cạnh là vấn đề vay mượn, nợ nần cũng đã ngập lên tới mũi, một đất nước mà phải mượn nợ để trả nợ thì trên nguyên tắc thông thường, đó là chỉ dấu của sự khánh tận (bankrupcy) Cho nên trong tận cùng của sự túng quẩn, CSVN có thể lại giở trò cướp giựt mà trong lịch sử cận đại họ đã từng làm, đó là việc "mượn gió bẻ mang: ĐỔI TIỀN trước hoặc ngay sau Tết Nguyên Đán. Việt Nam không phải là một quốc gia có nền kỹ nghệ và khoa học tiên tiến để cung cấp cho thế giới về những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống văn minh mà VN chỉ là một đất nước chỉ dựa trên nông nghiệp để sống còn đủ nuôi cho lượng dân số quá đông so với diện tích hạn hẹp của lãnh thổ. May ra thì chỉ số thặng dư về sản phẩm nông ngư để xuất cảng nhưng nông ngư phẩm tự nó có rất thấp về lợi nhuận. - Kiều hối: Hiện nay là nguồn thu nhập rất đáng kể và rất quan trọng cho tình thế hôm nay mà ngay chính bản thân của chính phủ cũng đã khẩn khoản kêu gọi người Việt ở nước ngoài tích cực đóng góp hơn nữa nhằm góp phần ổn định và xây dựng đất nước, điều đó đã chứng tỏ rằng nếu thiếu nguồn thu nhập không hoàn lại trên 13 tỉ Mỹ kim này thì kinh tế của đất nước sẽ lâm nguy. Như vậy, không cần phải giảng giải thêm nhiều cho gần 5 triệu người Việt ở nước ngoài về một chế độ ngu xuẩn, đầy nghịch lý nhưng rất hung tàn bạo ngược này được tồn tại hay không, một phần là do quí vị. Ngưng hoặc giảm tối đa việc chuyển ngoại tệ về VN là những hành động thiết thực của mỗi cá nhân "Việt kiều" nhằm rút ngắn ngày sụp đổ của chế độ tệ hại này. Hãy dành dụm số tiền đó cho công cuộc tái thiết quốc gia từ một thể chế mới với đầy đủ Tự do Nhân bản, Nhân quyền và hưng thịnh cũng không muộn. - Các tổ chức đấu tranh quốc nội: Dưới sự chỉ đạo từ Hoa Nam cộng với sự kiên định diệt trừ đối kháng, ĐCSVN đã đang và sẽ tìm bằng mọi cách để bịt miệng những tiếng nói từ con tim của những người yêu nước nhằm bảo vệ củng cố cơ chế toàn trị mà đảng cùng những thành viên của nó là thành phần hưởng quyền và lợi. Trong những năm gần đây, các Tổ Chức Dân Sự đã dường như đang dậm chân tại chỗ, không có sự phát triển nào thêm đáng kể bởi những cố gắng trỗi dậy đều bĩ nhà nước cố tình dập tắt không thương tiếc. Như vậy, tình trạng này cho chúng ta thấy trước rằng từ nay cho đến 2020, năm cột mốc của "Mật Nghị Thành Đô" sẽ không có những sự kiện nào nổi bật đáng kể của những lực lượng đấu tranh quốc nội. - Xã hội: Ai cũng biết rằng hiện nay xã hội VN đã và đang xuống cấp trầm trọng về mọi mặt. Qua những khủng hoảng từ vô số vụ việc tham nhũng vơ vét ngân quỹ quốc gia lẫn vơ vét tài sản của quốc dân, qua những thảm họa nhân tai Vũng Áng, Dung Quất và sắp đến là Cà Ná Ninh Thuận... Môi trường, hải sản, nguồn biển cùng công ăn việc làm của 4 tỉnh miền Trung đã bị hủy diệt, số lượng dân thất nghiệp của 4 tỉnh này quả là không ít khi họ tung ra các nơi khác để kiếm sống trong khi việc làm của cả nước vốn dĩ không có nhiều đủ để cho mọi người. Sự khủng hoảng của công ăn việc làm khiến xã hội sẽ trở nên xáo trộn, đói kém sẽ nẩy sinh trộm cắp, cướp của giết người tràn khắp mọi nơi, đời sống sẽ náo loạn với dầy dẫy lo âu sợ hãi dưới một thể chế vô thần đã hủy diệt niềm hy vọng, nguồn dựa của tâm linh nơi mà Thượng Đế đã dẫn dạy con người thoát khỏi sự tàn độc của loài ma quỉ. Hổ trợ cho sự xáo trộn và bất ổn này là vô số nguồn thực phẩm, đồ tiêu dùng có chứa đầy chất độc hại mà kẻ thù phương Bắc đã tuồng qua với chủ đích. Mời xem Video: TBT Nguyễn Phú Trọng đột ngột ra nước ngoài chữa bệnh khi có lệnh điều tra Võ Kim Cự? Kết luận: Với cục diện đối nội, đối ngoại đều nằm trong tình thế tứ bề thọ địch, tám hướng nguy nan, ai bảo rằng Việt Nam là một nơi đáng để sống? VN sẽ là một địa ngục trần gian dưới những sách lược đần độn tột cùng của ĐCSVN, người dân sẽ bị dồn đến chân tường của sự nguy khốn về mọi mặt, từ khốn đốn kinh tế, đạo lý, an nguy xã hội cho đến vòng vây nô lệ ngoại bang Tàu cộng. Do đó cuộc cách mạng bằng hình thức “Toàn Quốc Xuống Đường” và kể cả bạo động rất có thể sẽ được khơi dậy từ sau 2020. Đây không phải là nhận định chủ quan, lại càng không là chủ trương của người viết nhưng đất nước đã lâm vào tình huấn quá thê thảm khiến người dân Việt Nam không còn bất cứ sự lựa chọn nào khác được xem là khả thi đ ể quyết gìn giữ quê hương. Nguyên Thạch (Dân Làm Báo)
  11. Lê Nguyễn Hương Trà Theo FB Lê Nguyễn Hương Trà Ngày 26.11, lãnh tụ cách mạng của Cuba ông Fidel Castro qua đời. Tối ngày 27, sau khi đi… nhậu về, anh Phùng Hiệu - Quyền phụ trách cơ quan phía Nam của Nhà báo & Công luận (Cơ quan TW Hội nhà báo Việt Nam), đã viết trên FB cá nhân vầy nha! “Xin thắp cho ông Fidel Castro một nén nhang, chúc cho dân tộc của ông bước sang một trang sử mới. Sau gần 50 năm cai trị đất nước Cuba với sự độc tài, bảo thủ và tôn thờ chủ nghĩa Marx một cách mê muội, ông Fidel Castro đã để lại một Cuba nghèo nàn, lạc hậu với những chiếc xe Lada cũ kỹ thời Xô Viết và những chiếc tivi màn hình đen trắng. Mấy hôm nay báo chí và nguời dân nuớc tôi cứ ngây thơ ca ngợi, tiếc thuơng ông mà không xót xa cho một đất nước hơn nửa thế kỷ chìm đắm, ngủ quên trong lạc hậu và bị cô lập, cấm vận; mất cả quyền tự do, bình đẳng. Rất may nguời em của ông đã nhìn thấy và kịp vực dậy, đưa dân tộc thoát dần ra khỏi tối tăm. Hy vọng sau khi ông mất nguời dân Cuba sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con nguời./.” ... Ngày 29.11, tòa soạn đã bảo Phùng Hiệu xóa status và cho hay, BTG Trung Ương đang làm căng. Đến sáng 1.12, trong buổi giao ban báo chí với Bộ 4T, Phùng Hiệu bị đưa ra giữa cuộc họp, và cho rằng đã có lời lẽ phỉ báng, châm biếm, thiếu nhạy cảm chính trị và sai về lập trường quan điểm với lãnh tụ Fidel trên facebook. Chủ tịch Hội Nhà Báo và Thứ trưởng Bộ 4T đã yêu cầu cơ quan chủ quản của Phùng Hiệu xử lý nghiêm về mọi mặt. Hôm nay 2.12, Phùng Hiệu đã nhận được quyết định cắt… cu (Quyền) phụ trách cơ quan phía Nam tờ Nhà Báo & Công Luận, đồng thời đình chỉ công tác và mất …chiến sĩ thi đua. Như vậy, sau nhà báo Đỗ Hùng - Thanh Niên, thì đây là trường hợp tiếp theo của giới báo chí được Ban Tuyên Giáo cho là phỉ báng và châm biếm các lãnh tụ Cộng Sản trên mạng xã hội! Anh Phùng Hiệu cho biết: “Năm nay tam tai mà, nhưng tôi chỉ nói đúng sự thật thôi. Với lại 10 năm làm báo là quá đủ rồi. Báo tôi bán đâu ai mua, làm thằng đại diên phía Nam phải chạy vạy làm ra tiền nuôi cả chục anh em, rồi phải chạy chỉ tiêu cả tỉ bạc hàng năm cho cơ quan. Mỗi lần đi xin quảng cáo các doanh nghiệp tôi thấy quá xá nhục. Thôi, sẵn dịp này bỏ nghề luôn!”. P/s: Trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí đã đặt ra một số tiêu chí cho nhà báo và CB-CNV về việc xài facebook, thậm chí có tòa soạn còn cấm cả phóng viên… like/comment các stt bàn về những vấn đề chính trị - xã hội. (Dân Luận)
  12. FB Trần Trung Đạo 30-11-2016 Fidel Castro, Raul Castro và Che Guevara đang trói tay, bịt mắt tử tù. Nguồn: internet Báo Thanh Niên ngày 27 tháng 11 đăng một bài viết của Phạm Tiến Tư, nguyên Đại sứ CSVN tại Cuba với tựa “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”. Câu nói đó là của Fidel Castro phát biểu để ủng hộ CS miền Bắc trong chiến tranh thôn tính miền Nam. Năm 1973, khi trở lại Việt Nam lần thứ ba, Castro đã lần nữa lập lại lời cam kết sẵn sàng góp máu. Trước khi trình bày việc “góp máu” Cuba, thiết nghĩ nên lượt qua tình trạng và số lượng tù nhân chính trị tại Cuba vì số lượng tù ảnh hưởng đến số lượng máu. Theo nhà xã hội học Juan Clark, chuyên gia hàng đầu về tình trạng áp bức tại Cuba, đã có khoảng 60 ngàn tù nhân bị giam trong các trại “cải tạo” khắp Cuba trong thập niên 1960. Cuba có hơn 550 nhà tù trên khắp đảo. Theo cơ quan mật vụ Đông Đức Stasi, nhà cầm quyền CS Cuba giam giữ 15 ngàn tù nhân. Tuy nhiên, cơ quan Stasi không tính các nhà tù quân sự, trong đó giam khoảng 25 ngàn tù nhân thuộc giới đồng tính, lãnh đạo các tôn giáo, các thành phần “chống phá cách mạng”, v.v.. Mặc dù chiếm Cuba từ tháng Giêng 1959, mãi đến 2006, nhà cầm quyền CS Cuba vẫn còn giam giữ khoảng từ 339 đến 1000 tù nhân chính trị. Trở lại với tuyên bố của Fidel Castro “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”. Đó không phải là câu để cổ võ tinh thần mà là câu nói thật. Cuba đã từng “đóng góp” máu của người Cuba để chuyền cho thương binh CSVN trong thời chiến. Tuy nhiên, có hai điểm chính của sự kiện góp máu Fidel Castro cố tình che giấu; thứ nhất, đó không phải là máu của dân Cuba tự nguyện hiến mà là máu của những tù nhân bị chế độ CS Cuba kết án tử hình, và thứ hai, không phải máu tặng không mà CS Bắc Việt phải trả lại Cuba 50 đô-la cho mỗi túi. Với 7 túi máu, mỗi tử tù đem lại cho nhà nước CS Cuba một thu nhập 350 đô-la. Như đã viết ở trên, Cuba có nhiều ngàn tử tù bị hành quyết tập thể; do đó, thu nhập từ xuất cảng máu hàng năm không phải nhỏ. Tin tức này rất dễ gây xúc động cho các thương binh miền Bắc nên người viết xin ghi nguồn thật chi tiết. Độc giả chỉ cần google là đọc được nguyên văn. Theo điều tra của Wall Street Journal ngày 30 tháng 12, 2005, bà Mary Anastasia O’Grady đăng lại báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Mỹ Châu (InterAmerican Human Rights Commission) ngày 7 tháng Tư, 1967: “Vào 27 tháng Năm, 1966, 166 người Cuba, gồm dân sự và quân sự, bị tử hình, và phải tiến hành thủ tục y tế rút máu trung bình bảy túi mỗi người. Lượng máu này được bán cho Cộng Sản Việt Nam với giá 50 đô-la mỗi túi với hai mục đích vừa kiếm tiền đô và vừa đóng góp vào cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng.” “Mỗi túi máu tương đương nửa lít. Việc trích một lượng máu như vậy từ một người bị kết án tử hình gây cho nạn nhân tình trạng mất máu não, không còn ý thức, và tê liệt. Khi máu được trích xong, nạn nhân được hai người lính đặt lên cáng và khiêng tới địa điểm hành quyết.” Chủ trương rút máu này có lịch sử bắt đầu từ nước CS anh em Đông Đức trước đây khi cơ quan an ninh nổi tiếng tàn ác Stasi rút máu tù để bán cho Hồng Thập Tự Bavarian. Cộng Sản Cuba áp dụng phương pháp của CS Đông Đức nhưng với tầm mức quy mô hơn. Đề án Cuba Archive, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận trích lời một cựu tù nhân Cuba bị tù từ 1963 đến 1968 tại nhà tù Boniato, Santiago de Cuba kể lại: “Nhà tù Boniato vào năm 1963 có khoảng 5,000 tù nhân. Mỗi buổi sáng hai hay ba tù nhân trên đường ra pháp trường phải ghé lại trạm rút máu của bịnh viện nhà tù, phía sau phòng đóng kín. Bởi vì tôi là một tù nhân tật nguyền, không thể đi bộ nên tôi bị giữ tại bịnh viện nhà tù. Dù họ không cho thấy nạn nhân, tôi chỉ đứng cách đó 20 mét và có thể nghe mọi thứ. Chúng làm tương tự như thế cho mọi tù nhân bị tử hình.” Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Tổ Chức Các Quốc Gia Châu Mỹ (OAS) trong báo cáo vào tháng Tư 1967 cũng đã tố cáo thực tế rút máu tù nhân tại nhà tù La Cabaña Fortress. Ngoài máu tử tù, thân nhân của tù nhân cũng phải bị “hiến máu” trước khi được phép thăm viếng. Con số thân nhân thăm tù và bị rút máu lên đến nhiều chục ngàn người. Rút máu trong cơ thể người sống trước khi bắn chết là hành động dã man, phi nhân và vi phạm mọi luât quốc tế trong đó có The Code of Ethics of Blood Donation and Transfusion thuộc International Society of Blood Transfusion (ISBT) đã được Liên Hiệp Quốc chấp nhận. Tử hình tập thể chấm dứt vào khoảng năm 1967 sau khi có cuộc nổi dậy của nông dân, nhưng kỹ nghệ xuất cảng máu của Cuba vẫn được tiến hành và nhận mức thu trung bình 30 triệu đô-la từ năm 1995 đến 2012. Giới cầm quyền CS Cuba không chỉ xuất cảng máu sang Việt Nam mà còn sang nhiều quốc gia khác trong đó có Canada. Trong một bài viết ngắn trên Facebook mới đây, người viết có nhấn mạnh với những tội ác tày trời như thế, lẽ ra Fidel Castro, dù cao tuổi bao nhiêu, cũng phải sống để đối diện với sự thật và trả lời những câu hỏi của người dân Cuba. Người dân bao giờ cũng là những người thực sự có quyền phán xét cuối cùng. Không một lãnh tụ thế giới nào tránh khỏi bị kết án nếu họ làm sai. Nhưng không, Fidel Castro chết nhẹ nhàng, chết êm thấm sau khi thọ đến 90 năm. Castro qua đời mà không bị ai rút hết máu trong người cho đến khi bất tỉnh, như trường hợp anh nông dân 24 tuổi Angel Moisés Ruíz Ramos hay không đau đớn như trường hợp cô gái Lydia Peacuterez 25 tuổi có thai 8 tháng, bị cai tù đá vào bụng, máu của cô và của hài nhi cùng chảy cho đến khi hai mẹ con chết trong nhà tù Cuba. Nhiều người phê bình nhà cầm quyền CSVN tổ chức “Quốc tang” đúng ra nên gọi là đảng tang dành cho Fidel Castro, nhưng nghĩ cho cùng việc Nguyễn Phú Trọng và giới cầm quyền CSVN khóc cho Fidel Castro, lãnh tụ CS cuối cùng của thế kỷ 20 còn sót lại, cũng phải. Họ khóc cho Castro và cũng khóc cho chính họ. Castro có may mắn chết già nhưng liệu giới cầm quyền CSVN có được may mắn như thế hay không. Chưa chắc. Tham khảo: – Paul Hollander. (Oct 15, 2008). Political Violence: Belief, Behavior, and Legitimation. Political Science. (trang 148-150) – Cuba: Forced blood extraction from political prisoners before execution. Report of July 2015. Cuba Archive. – Mary Anastasia O’Grady. (Dec 30, 2005) Counting Castro’s Victims. The Wall Street Journal. – Cuba’s blood exports: a scandalous business (2004). Cuba Archive. – Thanh Niên, 27/11/2016, “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”. ____ Mời xem lại: Fidel Castro từng bán máu tù nhân Cuba cho Việt Nam (Thụy My/ BS).
  13. Tại phiên họp mới đây của Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Bộ Nội vụ cần thảo ra nghị định về từ chức. Ông Trần Quốc Thuận, một cựu quan chức Quốc hội hoan nghênh phát biểu của ông Phúc song cũng cho rằng việc hiện thực hóa điều đó sẽ khó khăn do thể chế chính trị Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp báo sau Hội nghị cấp cao (HNCC) hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám (CLMV-8) và HNCC Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong lần thứ bảy (ACMECS-7) tại Hà Nội, ngày 26/10/2016. Các báo Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Phúc phát biểu hôm 28/11 tại một phiên họp chính phủ nói rằng: “Có văn hóa từ chức không, có nghị định về vấn đề này hay không, ai làm việc đó? Chính là Bộ Nội vụ phải làm việc đó, trình Chính phủ”. Một ngày sau, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường trả lời trong một cuộc họp báo là: "Vấn đề xây dựng nghị định này không có gì khó khăn nhiều, Bộ Nội vụ sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Khi xây dựng nghị định phải có cơ sở luật pháp, văn bản nào không đúng luật phải theo quy chế mới". Trong những năm gần đây, cử tri và các đại biểu quốc hội Việt Nam đã nhiều lần gây sức ép về việc “cán bộ lãnh đạo” phải từ chức khi họ “không hoàn thành tốt trọng trách”, đồng thời cũng đòi hỏi phải có quy định pháp lý về vấn đề này. Trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14 vừa kết thúc tháng giữa tháng 11, khi trả lời chất vấn, Thủ tưởng Phúc khẳng định “văn hóa từ chức là cần thiết” và khi đó ông cũng đã nói “Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu thể chế để báo cáo Chính phủ nhằm có văn bản phù hợp tạo điều kiện từ chức trong điều kiện cụ thể”. Cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận hoan nghênh việc ông Phúc tiếp thu ý kiến cũng như có các hành động về vấn đề quan trọng này. Ông Thuận nói với VOA: “Cái ý kiến chấp nhận văn hóa từ chức và xây dựng một cơ chế để mà có thể từ chức thì tôi cho rằng điều đó là tốt, đó là dấu hiệu tích cực. Mình nên ủng hộ. Ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, đưa ra những câu nói thì tôi thấy dư luận ủng hộ, chẳng hạn như ‘chính phủ liêm chính’, ‘chính phủ hành động’. Tôi cho rằng cũng nên động viên ổng”. Tuy nhiên, ông Thuận cũng lưu ý rằng do thể chế chính trị Việt Nam nơi Đảng Cộng sản kiểm soát mọi việc và đưa ra quyết định cao nhất, nên công chúng cần phải chờ xem những ý tưởng, dự định của thủ tướng sẽ được đảng thông qua đến mức độ nào. Vị cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng đảng cần phải ra quy chế về từ chức trước: “Mặc dầu trên hình thức chủ nghĩa thì là của Quốc hội nhưng mà thực tế quyền lực là ở đảng cho nên là đảng phải có một cái quy chế như vậy. Bởi vì ông thủ tướng ông hô hào như thế nhưng mà ông làm gì có quyền cách chức một ông bộ trưởng, làm gì có quyền cách chức một ông chủ tịch tỉnh. Kể cả quận huyện, ông làm gì có quyền cách chức được. Hệ thống chính trị Việt Nam là quyền lực nằm ở chỗ đảng. Đảng phải xây cơ chế, thể chế để có thể tạo điều kiện cho người ta từ chức. Hoặc là đảng có thể ủy quyền, hay là giao quyền cho Quốc hội rồi cho Chính phủ một số lĩnh vực gì đấy”. Xin mời quý độc giả xem Video : Tổng BT Trọng yêu cầu kỷ luật nhiều tướng CA thân cận của Trần Đại Quang Cách đây 4 năm, trong một phiên họp Quốc hội, người tiền nhiệm của ông Phúc là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị một đại biểu Quốc hội hỏi ông “có hướng tới văn hóa từ chức” thay vì chỉ xin lỗi về những vấn đề trong điều hành chính phủ hay không. Ông Dũng đã trả lời ông “không bao giờ xin đảng làm chức vụ này, chức vụ kia và cũng chưa bao giờ thoái thác, từ chối nhiệm vụ mà đảng giao phó”. (VOA)
  14. Ngày 29 Tháng Mười Một, 2016, trong phiên họp Chính Phủ CSVN, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc lại yêu cầu toàn thể Nội Các phải rút khinh nghiệm để khắc phục các bất cập trong tương lai. Ông Phúc đã ra lịnh cho các Bộ, các Ngành khẩn trương tiến hành thanh tra công vụ, không để xảy ra tình trạng một Sở 46 người thì 44 lãnh đạo. Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chnh Phủ CSVN (29/11/2016) Mặc dù Vụ Trưởng Vụ III – Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Minh Mẫn chối phăng là ông ta không có những phát biểu như cuốn băng ghi âm tung lên mạng trong mấy ngày qua. Theo ông Mẫn thì ai đó bịa đặt thông tin này để bêu xấu cá nhân tôi. Ông Mẫn còn khoe rằng ông ta là cán bộ thanh tra cao cấp đầu tiên chưa động đến cây kim sợi chỉ của ai. Thế nhưng, trong phiên họp Chính Phủ ngày hôm qua, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo:“Rút kinh nghiệm vụ việc tại Thanh tra Chính phủ, không thể có cán bộ phát ngôn như vậy’’. Chỉ đạo như thế là xác nhận việc Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Minh Mẫn đã có những phát biểu về cách bưng bít thông tin. Vụ Trưởng Vụ III - Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Minh Mẫn (đứng) Dưới đây là lời phát biểu cũa Thanh Tra Chính Phủ Nguyễn Minh Mẫn khi đi thanh tra Đại học Quốc Gia TP.HCM hôm 28 Tháng Mười Một, 2016: Tôi nói rõ là sau khi giữa đoàn thanh tra và nhà trường phát hiện ra điều đó thì chúng ta sẽ hội ý và trao đổi, trao đổi mật… Xin mời quý độc giả xem Video: Người con gái bỏ trốn sang Mỹ của Fidel Castro nói gì về cha mình? Tôi nói rõ bất kỳ đoàn viên đoàn thanh tra nào tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật… Đây toàn là các thầy, các cô đại diện cho các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM… xấu xa thì ta phải đậy lại. Không có dại gì chúng ta đi vạch áo cho người xem lưng…” (CTM)
  15. Sự ra đi của cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro, người được các nhà lãnh đạo Việt Nam coi là chỗ dựa tinh thần đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ truyền thông và công chúng Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia buồn Đại sứ Cuba tại VN Trong khi chính phủ Việt Nam quyết định để tang lãnh tụ Cuba với nghi thức quốc tang vào ngày 4/12 và truyền thông chính thống của Việt Nam có nhiều bài viết ca ngợi và thương tiếc lãnh tụ vĩ đại cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản thì nhiều người dân bày tỏ trên mạng xã hội rằng ông Fidel Castro không xứng đáng được tưởng nhớ như vậy.Trong mấy ngày qua, nhiều người đã dùng mạng xã hội Facebook để chỉ trích ông Fidel Castro về những điều mà họ cho là những “tội ác” mà ông đã thực hiện thời còn lãnh đạo Cuba. Nhiều người chia sẻ một bài viết của tạp chí GQ về việc Fidel Castro từng sở hữu nhiều công ty bất động sản, từng “quan hệ với 35.000 phụ nữ và hút cigar từ năm mới lên 14 tuổi.”Một người dùng Facebook có tên Chau Doan viết “có những người bị nhồi sọ quá lâu nên đang thương tiếc một kẻ độc tài đã giết hàng chục ngàn người Cuba và bần cùng hóa cả một đất nước.” Một người dùng khác có tên Trinh Huu Long của tổ chức phi chính phủ VOICE viết trên trang Facebook của mình để phản ứng trước quyết định của Việt Nam cử hành quốc tang ông Fidel Castro. Dân mạng này viết: “Vì lối suy nghĩ và cách tuyên giáo từ những năm 60, Đảng Ta lố bịch hoá những người mà họ ca ngợi, mà lần này nạn nhân là Fidel Castro” và “Nghi lễ quốc tang phải phù hợp với tâm tình của con người. Sẽ là một thảm hoạ ngoại giao nếu dưới lá cờ rủ là những cuộc nhậu và karaoke tưng bừng của dân chúng.”Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng cho rằng luôn có các ý kiến đánh giá trái chiều “đối với bất kỳ một nhân vật lịch sử nào từ trước tới giờ ở Việt Nam – chẳng hạn như Hồ Chí Minh hay Nguyễn Văn Thiệu hay Ngô Đình Diệm” và cả Fidel Castro. Ông Dũng nói:"Đường lối của Fidel có thể nói từ năm 1959 tới giờ tức là từ cách mạng Cuba tới giờ, gây tranh cãi rất nhiều. Và bây giờ chúng ta nhìn, chưa nói tới người Việt, mà bây giờ nói tới dòng suy nghĩ ở Pháp là đã khác rồi. Ví dụ như ngay 1 tờ (báo) cánh tả Liberation thì trước đây họ đánh giá họ cũng khá nồng nhiệt với Fidel thì bây giờ họ cũng cho rằng Fidel là người có vẻ bảo thủ. Mà thực ra thì tôi cho là Fidel là người rất bảo thủ."Những người thuộc thế hệ trước từng chứng kiến sự giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất của Cuba cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập và mối quan hệ rất đặc biệt trong hơn 55 năm qua của 2 dân tộc không đồng ý với quan điểm chỉ trích lãnh tụ quá cố của Cuba.Lưu Kha, một cựu nhà báo có gần 15 năm học tập và công tác ở Cuba, cho rằng nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ Fidel Castro vì ông “đấu tranh cho 1 lý tưởng mình tin tưởng và suốt cả cuộc đời mình chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng đó.” Theo nhà báo từng cộng tác với TTXVN, ông Fidel – theo cách gọi thân mật của người Việt Nam – là người có khả năng “hùng biện và có sức lôi cuốn rất lớn”:"Không chỉ những người yêu quý Fidel mà cả những người không thích Fidel hoặc coi ông như là kẻ thù cũng phải thừa nhận ông là một con người hùng biện, có sức thu hút và có ảnh hưởng lớn đối với các phong trào giải phóng dân tộc."Ông Fidel từng tuyên bố “Vì Việt Nam Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” và từng tới thăm Việt Nam 3 lần. Theo nhà báo Lưu Kha Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel được coi là nước Cộng sản có hệ thống giáo dục và sức khỏe tốt cho người dân và Việt Nam nhìn Cuba như một trong số ít các nước ở thế giới thứ 3 có nhiều thành công như vậy. Ông Kha cho biết:"Cuba đi theo con đường lối xã hội chủ nghĩa nên nó có những cái khác với những con đường đi của các nước khác cho nên họ có thể có những nhận xét khác với Fidel, coi Fidel là độc tài. Thế nhưng nếu họ nhìn kỹ vào thực chất của cuộc cách mạng Cuba thì họ sẽ không thể nói như vậy."Nhận xét về việc liệu Việt Nam sẽ như thế nào sau sự ra đi của “chỗ dựa tinh thần” Fidel Castro, cựu nhà báo Lưu Kha nói:"Hai nước cùng đi theo chủ nghĩa xã hội nhưng cũng có những con đường đi riêng của mình. Không ai có thể lấy con đường đi của một nước này để áp đặt lên một con đường của nước khác. Đối với Cuba chũng như vậy và đối với Việt Nam cũng như vậy. Nhưng con đường đi của Việt Nam là do nhân dân Việt Nam quyết định chứ không phải do Cuba quyết định và cũng không phải do Mỹ quyết định, không phải do bất cứ một nước nào khác quyết định cả."Còn nhà báo Phạm Chí Dũng lại cho rằng sự ra đi của ông Fidel là một mất mát lớn cho một bộ phận lãnh đạo Việt Nam:"Việt Nam không ảnh hưởng gì cả, đó là đối với xã hội Việt Nam. Nhưng mà đối với một bộ phận nho nhỏ trong giới lãnh đạo Việt Nam thì điều đó có ý nghĩa như một sự mất mát về chỗ dựa tinh thần, đặc biệt là những người bảo thủ và giáo điều như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lớp kế cận được dự phòng của ông Trọng như ông Đinh Thế Huynh hay là một số người khác. Và sắp tới thì vấn đề ý thức hệ sẽ càng chông chênh hơn nữa."Xin mời quý độc giả xem Video : Tin đổi tiền lan rộng dân vét mua tích trữ khiến giá vàng-đô la tăng vọt Theo ông Dũng, điều tốt đẹp về mặt cá nhân mà ông Fidel Castro đã làm là “ông dừng lại sớm hơn là những lãnh đạo Việt Nam.” Trong khi những lãnh đạo Việt Nam muốn nắm quyền lực “cho đến lúc chết” thì nhà lãnh đạo Cuba đã từ bỏ chức vị chủ tịch nước cách đây 10 năm. Ông Dũng cho rằng “không nên có một thái độ quá tàn nhẫn đối với một con người huyền thoại như Fidel nhưng cũng không thể bỏ qua một điều rằng ông ta đã bỏ lỡ những cơ hội để làm cho 1 đất nước Cuba đỡ bức bí về kinh tế hơn.”(VOA)
  16. Fidel Castro chết ở tuổi 90, và, một cách tình cờ, tôi vừa mới xem bộ phim tuyệt vời, nhan đề “Bố”, sản xuất năm 2015, nói về những năm tháng Ernest Hemingway sống ở Cuba trước cách mạng. Bối cảnh của phim là đất nước Cuba thời trước Castro, một vùng đất đang phải vật lộn, nhưng phồn vinh, nằm dưới sự cai trị của Fulgencio Batista (1901-1973), một nhà độc tài tàn bạo. Đấy là bộ phim đầu tiên của Hollywood được quay tại chỗ sau ngày Cách mạng Cuba thành công. Bộ phim tìm cách tái hiện khung cảnh năm 1959. Trớ trêu là, đấy không phải là việc khó. Hầu hết những bộ phim nói về khung cảnh cách đây 50 năm sẽ phải đi tìm những khu phố cũ, những chiếc xe cổ, công nghệ cũ, thời trang ngày xưa, đường phố bụi bặm v.v... Để thực hiện bộ phim này có lẽ cần phải làm ngược lại: sơn lại một chút, sửa lại một vài tuyến đường v.v... Nếu không, tất cả mọi thứ vẫn giữ nguyên Đấy là vấn đề. Khi Castro giành được chính quyền, chính sách cộng sản của ông ta chặn đứng tất cả công cuộc phát triển kinh tế. Người ta nói về tỉ lệ người biết chữ cao và tất cả đều được chăm sóc y tế, nhưng du khách trong mấy chục năm gần đây có thể dễ dàng thấy các trò lừa bịp ở xứ này. Đây là vùng đất đã bị đông cứng lại trong một thời gian dài, một vùng đất mà người dân đã liều chết để mong tìm cách trốn đi trong suốt 50 năm qua. Thậm chí hiện nay, đó là một bảo tàng, một sự bác bỏ sống động lời tuyên bố quan trọng nhất cách đây một trăm năm rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ chấm dứt liễu sự áp bức về kinh tế và tạo ra của cải cho tất cả mọi người. Gặp những ông chủ mới Trước hết, làm sao Castro giành được quyền lực? Bộ phim cho thấy câu chuyện. Ngay cả nếu bạn không biết gì khác về lịch sử Cuba, ngoài những điều bộ phim cho thấy, bạn có thể thấy vì sao tình trạng đó không thể kéo dài mãi được. Batista tranh cử tổng thống năm 1952. Trước thất bại hầu như chắc chắn, và có kinh nghiệm sâu sắc về chính quyền quân sự, ông ta lãnh đạo cuộc đảo chính đưa ông ta lên cầm quyền. Ông ta không phải là cộng sản mà là nhà độc tài quân sự điển hình. Ông cấm báo chí tự do. Ông ta ngăn chặn quốc hội. Ông ta sát hại kẻ thù của mình. Ông ta ra lệnh đàn áp thô bạo tất cả những người thách thức chính quyền của ông ta. Trong khi ông ta tỏ ra hữu nghị với những vụ kinh doanh và vui vẻ nhận hối lộ từ các công ty Mĩ đang làm ăn ở Cuba, nạn tham nhũng và sự tàn bạo của ông ta tạo ra những điều kiện dẫn đến cuộc cách mạng. Khẩu hiệu của cuộc cách mạng là “tự do hay chết”, và Castro là người lãnh đạo cuộc cách mạng đó. Nhưng không chỉ lãnh đạo. Ông đã trở thành nhân vật huyền thoại, được báo chí Mĩ đặc biệt yêu thích. Tờ New York Times, năm 1957, viết: “Một người có học, một người cuồng tín đồ tận tụy, một người có lí tưởng, can đảm và phẩm chất đặc biệt về lãnh đạo”. Nhưng, ngay sau khi Castro nắm được quyền lực, ông ta đã tổ chức những vụ hành quyết công khai các đối thủ chính trị của mình, ông ta tịch thu đất đai tư nhân, tuyên bố gắn bó với chủ nghĩa Mác-Lênin, và chế độ độc tài hóa đá, rồi sẽ kéo dài nửa thế kỉ. Kết quả không phải là chế độ dân chủ và tự do mà nhân dân mong muốn, mà là một cơn ác mộng không thể tin nổi đối với một nước đang quằn quại. Mĩ phản ứng bằng những lời lên án, cấm vận, và những biện pháp trừng phạt, và những việc làm đó đã cho Castro lí do mà ông ta cần để biện minh cho nhà nước cảnh sát của ông ta và con dê tế thần mà ông ta cần để trút trách nhiệm cho sự thất bại khủng khiếp của các chính sách kinh tế mà ông ta theo đuổi. Dù cuộc sống của người dân Cuba có tồi tệ đến mức nào thì câu chuyện bên trong Cuba bao giờ cũng vẫn thế: Hãy xem những việc mà bọn Mĩ độc ác đang làm cho chúng ta. Tư tưởng cuồng tín của Fidel Castro không thể cứu ông ta khỏi chết, đấy cũng giới hạn cuối cùng của sự bám víu vào quyền lực của bất kỳ cá nhân nào. Nếu không, quyền lực của ông ta sẽ biết không biết đến giới hạn. Tất cả những lời ca ngợi nhà cách mạng vĩ đại này không thể che giấu được thực tế: ông ta là một nhà độc tài khát máu, kẻ đã giữ nhân dân Cuba - những người mà ông cho phép sống - làm con tin trước tham vọng quyền lực của chính ông ta. Ông là kẻ phản bội cuộc cách mạng của chính mình. Đưa chảo vào lửa Cuba chỉ là một trong số hàng mấy chục nước như thế trong thế kỷ XX: chế độ độc tài phái hữu (hoặc tả) theo sau là chế độ độc tài tả (hoặc hữu), rồi theo sau lại là chế độ độc tài hữu (hoặc tả), và cứ thế, không bao giờ chấm dứt. Chúng ta đã chứng kiến chuyện đó biết bao nhiêu lần rồi. Khao khát cách mạng bao giờ cũng giống nhau: tự do hay là chết. Đó là tư tưởng đầy cảm hứng và gây được nhiều cảm hứng. Nhưng tư tưởng đó nhanh chóng lụi tàn khi các nhà cách mạng nhấm nháp được hương vị của quyền lực và sao chép những biện pháp của những người đi trước, và những người kế thừa cũng làm y như thế. Năm 1944, F.A. Hayek đã cảnh báo rằng trong thế giới của những nhà nước can thiệp vào mọi việc như hiện nay, ý thức hệ bao trùm có thể thay đổi, nhưng đe dọa đối với tự do thì vẫn như cũ. Mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản sinh ra chủ nghĩa phát xít, trong khi hiện thực của chủ nghĩa phát xít lại truyền cảm hứng cho chủ nghĩa cộng sản, sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản lại củng cố hi vọng của chủ nghĩa phát xít v.v... Trong các nước khác nhau, chi tiết và trình tự thay đổi có thể khác nhau. Nhưng động lực thì vẫn giữ nguyên. Những hình thức độc tài khác nhau có cách nói, cách tuyên truyền, giọng điệu và ưu tiên chính trị khác nhau, nhưng tất cả những chế độ đó đều có chung tình cảm là ghét cay ghét đắng tự do. Vì vậy, nếu thế giới còn đi tìm những người được cho là có học và những người dũng cảm, có lí tưởng thực hiện việc lãnh đạo từ trên xuống, thì chúng ta sẽ mãi mãi bị phản bội, bị vùi dập khi người ta dùng những ý thức hệ khác nhau để biện hộ cho hết chế độ độc tài này đến chế độ độc tài khác. Sai lầm căn bản là gì? Hayek nói, đấy là: niềm tin cho rằng, trật tự xã hội và trật tự kinh tế là sự khuếch chương một ý chí, một kế hoạch, một bản thiết kế, một khát vọng. Đấy là sai lầm căn bản của người trí thức. Nó xuất phát từ giới hàn lâm trong những năm cuối thế kỉ XIX. Nó đã được trao vào tay những kẻ xấu xa nhất trong thế kỉ XX để chúng thực hiện những tội ác chống lại loài người, không bút giấy nào tả xiết. Mời xem Video: Chấn động: TBT Nguyễn Phú Trọng đã dính bẫy người phụ nữ tên Thủy ở Đà Nẵng thế nào? Tự do hay quyền lực? Nếu thế, cái gì sẽ thay? Xã hội tốt là thiết chế tự phát, là xã hội tiến hóa từ những lựa chọn riêng rẽ của từng cá nhân, dù họ đang ở đâu, họ cũng hành động một cách hòa bình và cùng tôn trọng quyền lợi của nhau và tôn trọng hạnh phúc của người khác. Ở đó không có một bản kế hoạch bao trùm lên cả xã hội, mà kế hoạch nằm trong đầu óc của các cá nhân, và thậm chí là, phải luôn luôn và thường xuyên đem kế hoạch ra kiểm tra, cân nhắc với những điều kiện đang thay đổi. Cuối cùng, cuộc đấu tranh thực sự không phải là giữa phái hữu và phái tả, mà là giữa tự do và quyền lực. Chúng ta không bao giờ được rời mắt khỏi vấn đề quan trọng nhất này và không bao giờ ngưng phấn đấu cho một thế giới thực sự tự do. Jeffrey Tucker Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ * Jeffrey Tucker là giám đốc phụ trách nội dung trang mạng fee.org. Ông là tác giả của 5 cuốn sách và hàng ngàn bài báo Nguồn: https://fee.org/articles/castro-betrayed-the-revolution/ (Dân Luận)
  17. Luật Về Hội vẫn là một điều kiện để phương Tây và các ngân hàng chủ nợ của Việt Nam đặt điều kiện về vấn đề cho Việt Nam vay tín dụng, thậm chí có thể liên quan cả chủ đề sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Biển Đông. Không ngoài dự đoán của phần lớn giới quan sát độc lập, kỳ họp cuối năm 2016 của Quốc Hội Việt Nam đã “nhất trí cao” với đảng cầm quyền về việc hoãn thông qua Luật Về Hội. Buổi sáng Washington và buổi chiều Việt Nam Luật Về Hội đã suýt được thông qua ngay đầu kỳ họp quốc hội vào cuối Tháng Mười. Tuy nhiên, nội dung khi đó của Luật Về Hội lại mang tính “siết” về nhiều vấn đề, khác hẳn với bản dự thảo Tháng Mười, đến mức một luật sư nhân quyền là ông Trần Vũ Hải phải cảnh báo Dự Luật Về Hội này là “luật phản động.” Vào buổi sáng ngày 25 Tháng Mười, các đại biểu quốc hội đã “tập trung thảo luận” theo hướng vẫn chấp nhận quan điểm của bản giải trình của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về “siết hội” mà không có bất kỳ đại biểu hoặc đề xuất nào trong nghị trường nằm ngoài “đường ray.” Chỉ ngay sau cuộc gặp giữa ông Đinh Thế Huynh và ông John Kerry tại Washington, DC vào buổi sáng ngày 25 Tháng Mười, đến cuối giờ chiều ngày hôm đó (giờ Việt Nam) Dự Luật Về Hội mới bất ngờ được ông Lê Vĩnh Tân, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, cơ quan về danh nghĩa là “chủ trì soạn thảo Dự Luật Về Hội, nêu trước Quốc Hội: “Thừa nhận việc chuẩn bị dự án luật chưa được chu đáo, và vì còn nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo luật nên cần có thời gian chuẩn bị tiếp để trình Quốc Hội tại kỳ họp sau, tạo sự đồng thuận cao mới thông qua luật.” Tuy cho đến nay đảng không xác nhận bất cứ mối liên hệ nào giữa cuộc gặp đột biến Đinh Thế Huynh – John Kerry với hiện tượng Quốc Hội Việt Nam đột ngột hoãn Luật Về Hội, nhưng phần lớn giới quan sát và phân tích cho rằng hẳn một trong những mục đích lớn nhất của chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh là nhằm đề nghị phía Mỹ tái cam kết về việc “sẽ cho Việt Nam vào TPP.” Mà điều kiện tiên quyết để vào TPP là Việt Nam phải chấp nhận định chế Công Đoàn Độc ập và Luật Về Hội – tất nhiên là một luật mở chứ không phải đóng đối với các hội đoàn dân sự, đặc biệt là 30 tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Rất có thể tác động trực tiếp từ cuộc gặp trên của ông Đinh Thế Huynh đã giúp Quốc Hội triển khai thực thi việc hoãn Luật Về Hội để chờ kết quả của TPP tại Quốc Hội Hoa Kỳ, đồng thời vẫn chuẩn bị sẵn việc thông qua TPP tại Quốc Hội Việt Nam nếu nỗ lực trình TPP ra Quốc Hội Hoa Kỳ của Tổng Thống Barack Obama đạt thành công. Vì sao “bỏ ngỏ” Luật Về Hội? Đến gần trung tuần Tháng Mười Một, Tổng Thống Obama bất ngờ phải nhận một trong số ít thất bại trong nhiệm kỳ của ông, nhưng lại là thất bại nặng nề: Thượng Viện Mỹ tuyên bố thẳng thừng sẽ không họp hành gì về TPP trong năm 2016. Điều đó cũng có nghĩa là TPP, nếu còn đôi chút tương lai để được xem xét và thông qua, sẽ phải bị treo lại thêm ít nhất một năm nữa. Ngay lập tức, tác động tiêu cực trên đã khiến chẳng cần đảng phải chỉ đạo, Quốc Hội Việt Nam cũng mau mắn “hoãn bỏ phiếu thông qua TPP.” Cũng chẳng còn ai nhắc đến Công Đoàn Độc Lập nữa. Nhưng riêng Luật Về Hội thì lại là một câu chuyện tương đối khác biệt. Luật Về Hội không chỉ là một trong những yêu cầu cải cách luật pháp về nhân quyền mà Mỹ và phương Tây đặt ra đối với giới lãnh đạo Việt Nam liên quan mật thiết đến TPP, mà còn tương tác mật thiết với hiện tồn Việt Nam đang là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Từ đầu năm 2014 đến nay, nhiều quốc gia thành viên của hội đồng này liên tục khuyến cáo chính thể Việt Nam phải công nhận xã hội dân sự và các tổ chức dân sự độc lập nằm trong mô hình tiến bộ này. Dù sao, việc Quốc Hội quyết định không thông qua Luật Về Hội tại kỳ họp cuối năm 2016 cũng là một dấu hiệu cho thấy chủ trương “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm quyền con người” chưa đến nỗi quá tệ: nếu thông qua với nội dung siết bức, Quốc Hội sẽ phải tiếp nhận vô số phản ứng từ cộng đồng dân chủ và có thiện cảm với dân chủ trong nước, đồng thời gây bất lợi không nhỏ về kinh tế, ngoại giao và cả chính trị cho chế độ một đảng Việt Nam trong quan hệ với các nước phương Tây. Khả năng rõ nhất là chính thể một đảng ở Việt Nam không còn dám áp đặt luật pháp độc trị theo cách đã từng thông qua Hiến Pháp 2013 khi vẫn giữ nguyên những nội dung cực kỳ bảo thủ như “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo” và “sở hữu đất đai toàn dân,” khiến từ năm 2014 đến nay lượng tín dụng cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam đã giảm hẳn, còn số viện trợ không hoàn lại từ các chính phủ Bắc Âu đối với Việt Nam cũng xuống dốc thê thảm. Khả năng rõ nhất là chế độ độc trị ở Việt Nam muốn kéo lùi dự Luật Về Hội để ngó chừng “tình hình mới.” Nếu tạm loại bỏ yếu tố rất quan trọng xúc tác cho Luật Về Hội là TPP, Luật Về Hội vẫn là một điều kiện để phương Tây và các ngân hàng chủ nợ của Việt Nam đặt điều kiện về vấn đề cho Việt Nam vay tín dụng, thậm chí có thể liên quan cả chủ đề sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Biển Đông. Hẳn giới lãnh đạo Việt Nam không bỏ qua những điều kiện “còn nước còn tát” liên quan mật thiết đến nền kinh tế và chân đứng chế độ Việt Nam như thế. “Nhóm muốn thay đổi” Cần chú ý một biểu hiện khá lạ lùng là cùng thời điểm công bố bản dự thảo “phản động” Luật Về Hội vào Tháng Mười Một, trên Tạp Chí Tuyên Giáo (thuộc Ban Tuyên Giáo Trung Ương) đã xuất hiện một bản tin có tựa đề “Dự Thảo Luật về hội còn những điểm ‘sai lệch’ cần tháo gỡ,” ghi nhận những ý kiến “đề nghị Quốc Hội cân nhắc, dành thêm thời gian để hoàn thiện dự thảo luật và có thể để lùi lại việc thông qua vào kỳ họp sau trong năm 2017.” Trước kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2016, cũng xuất hiện hiện tượng một số quan chức trung và cả cao cấp từ cơ quan kinh tế, tuyên giáo, dân vận tỉnh thành đến văn phòng chính phủ và văn phòng chủ tịch nước tỏ ý đồng thuận với việc ban hành một luật về hội mang tính “mở,” thay vì “siết.” Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt không chỉ với “vách đá tài chính” mà cả với cơn sóng ngầm phản kháng dữ dội từ dân chúng về quá nhiều vấn nạn và quốc nạn xã hội, rất có thể đang xuất hiện ngày càng nhiều quan chức bộc lộ quan điểm “cải cách” theo hướng mị dân hoặc nói văn hoa hơn là chủ nghĩa dân túy. Dù chưa có một thống kê chính thức nào, nhưng rất nhiều tin tức ngoài lề cho biết nhiều quan chức trung cấp và cả cao cấp của Việt Nam có tài sản cố định, tài khoản ngân hàng và thân nhân ở Mỹ và các nước phương Tây. Cho tới nay, bằng chứng sống động nhất là đã có đến $19 tỷ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài vào năm 2015. Rất nhiều nghi vấn đã được nêu ra nhắm vào giới quan chức Việt Nam đã và đang âm thầm kiếm tìm “bến bờ mới.” Khuynh hướng “ngả về phương Tây” trong giới quan chức Việt Nam cũng bởi thế hầu như tương đồng với giới quan chức ăn đậm ở Trung Quốc. Kìm nén quyền dân về tự do lập hội đã quá lâu, nhưng nay thời thế đã quá đổi khác. Trong bối cảnh các tổ chức dân sự độc lập ra đời ở Việt Nam đã thỏa mãn phần lớn tên gọi quyền dân của xã hội, Luật Về Hội nếu có ban hành cũng chẳng khiến phát sinh thêm nhiều tổ chức xã hội dân sự. Trong khi đó, luật này lại luôn có thể được xem như một “món quà” trong con mắt phương Tây nếu chính thể Việt Nam buộc phải nới pháp luật về nhân quyền để đổi lấy những lợi ích về kinh tế, chính trị và cả quân sự. Có thể đặt cho nhóm quan chức đang ngày càng mở rộng về số lượng “ngả về phương Tây” là “nhóm muốn thay đổi,” tuy vẫn chưa nhận ra một dấu hiệu nào thật sự mang tính cải cách từ họ. Nhưng chính nhóm này và ảnh hưởng của họ tại các địa phương và khối cơ quan trung ương đang và sẽ dần có tác động, khiến chính sách bảo thủ trì trệ và áp chế dân chúng của đảng cầm quyền không còn nhiều cơ hội nảy nòi như trong quá khứ. Mời xem Video: Ngân hàng Nhà nước: Sẽ có thay đổi lớn về chính sách tiền tệ - không đổi tiền Trong khi đó, tình hình thế giới trong năm 2017 như giới lãnh đạo Việt Nam dự đoán là “vẫn còn rất phức tạp.” Thật ra, với một tổng thống mới của Hoa Kỳ là Donald Trump, tương lai sẽ không biết đâu mà lường. Có thể tệ hơn, nhưng cũng không loại trừ xác suất có thể tốt lên. Bằng chứng rõ nhất cho đến nay là phần lớn kết quả thăm dò về ông Trump trước khi bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra đều sai lầm, tương tự phần lớn dự doán về thị trường chứng khoán Mỹ sẽ sụt mạnh nếu ông Trump đắc cử tổng thống cũng sai nốt. Những biến chuyển kỳ lạ vẫn có thể xảy ra ở Mỹ trong thời gian tới. Trong đó, không loại trừ có cả vài động thái chính trị, ngoại giao, quân sự liên quan đến Việt Nam và do đó có thể khiến thay đổi dẫn đến “bứt phá” cho chính sách đối ngoại ngả nghiêng của giới lãnh đạo Hà Nội. Phạm Chí Dũng (Người Việt)
  18. Theo quan sát tình hình thực tiễn, không nên chờ đợi lãnh tụ “tài đức vẹn toàn” ra đời dẫn dắt đấu tranh, vì thời đại này đã có những cuộc cách mạng dân chủ không cần lãnh tụ, đã thành công. Muốn hoa tự do dân chủ sớm nở trên đất nước Việt Nam chúng ta cần bắt tay vào tổ chức và lãnh đạo các nhóm nhỏ theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của mình thay vì thụ động ngồi chờ phép lạ, chờ lãnh tụ hay chờ ai đó làm thay cho chúng ta. Có thể thấy ngay thời điểm hiện tại, nói như đảng trưởng cộng sản là một bộ phận không nhỏ nhân dân đã tỏ tường tội ác của đảng cộng sản gieo rắc xuống đất nước, dân tộc này chất chồng cao hơn núi đến độ “Trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”... xương máu, xác người - khiến lòng dân bức xúc, sục sôi căm hận, chực chờ lột da ăn gan uống máu bọn ngụy quyền tàn dân hại nước, cam tâm làm tay sai bán nước cho kẻ thù bành trướng Phương Bắc, mưu cầu lợi danh, quyền chức vinh thân phì da để còn đảng, còn mình. Thế tại sao một đảng cường hung cực ác, mạo danh cách mạng, nhân danh nhân dân hiện nguyên hình là một đảng cướp khát máu, chuyên nghề lừa đảo vẫn tồn tại thách thức lòng bao dung, sức chịu đựng nhẫn nhục lẫn hờn căm ngút ngàn của dân tộc Việt Nam? Có lẽ, hiện tượng trái khoáy không bình thường, hiện tượng kẻ thủ ác ngang nhiên thách thức, khiêu khích khinh thường lòng sục sôi căm hận của khối người lương thiện hẳn có nguyên nhân của nó. Chẳng hạn như, lòng người dân căm hận có thừa nhưng lại sợ sệt, hèn nhát “muốn an thân và tiếc máu xương” hoặc ngây thơ hy vọng có một ngày đẹp trời nào đó đảng cướp hồi tâm buông đao đồ tể trở về con đường thiện. Xa hơn nữa là trông chờ vào phép lạ, vào đấng minh quân, vào anh hùng hiệp sĩ từ trong truyện thần thoại, cổ tích nhảy bổ ra làm thay cho khát vọng tự do, hạnh phúc của mình. Nên nhớ rằng tự do cũng như tình yêu không ai cho không, biếu không. Lịch sử đã chỉ ra, có nhiều dân tộc phải trả giá máu, rất nhiều máu để đổi lấy tự do cho dân tộc mình. Dân tộc Việt Nam cũng không là ngoại lệ đã đổ rất nhiều xương máu nhưng vẫn chưa có tự do, chưa được sống như là một con người với đầy đủ quyền tự do mà tạo hóa ban tặng trong cuộc đời làm người! Xét cho cùng nguyên nhân của nhiều nguyên nhân, dù lòng dân căm giận, phẫn uất như quả bóng căng đầy nhưng kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ, tội ác cộng sản vẫn tồn tại. Chung quy là do thiếu lãnh đạo và tổ chức hay nói cách khác là thiếu các hạt nhân chủ chốt vạch trần tội ác, đưa tội ác cộng sản lên cao, vang xa trong dư luận xã hội tạo thành sức mạnh, tập hợp nhân sự biến ước mơ tự do thành hành động cụ thể đập tan đảng cướp cộng sản tà ngụy, hèn nhược tay sai bán nước, mạo danh nhân dân. Mặt khác, qua nhiều năm dõi theo, quan sát các trang mạng lề dân và đọc góp ý, bày tỏ chính kiến thầm lặng, chân thành nhiệt tình bền bỉ của các còm sĩ, số lượng năm sau nhiều hơn năm trước với nội dung đa dạng, đa sắc màu, nhiều trình độ, nhận định khác nhau. Từ lời lẽ rụt rè, nhẹ nhàng khuyên nhủ kẻ thủ ác hồi tâm nghe rất êm tai, đến dứt khoát máu lửa không khoan nhượng với tội ác, sai trái, xấu xa của đảng cướp cộng sản nghe hơi chói tai. Thậm chí các còm sĩ còn tranh cãi gay gắt với nhau vì khác chính kiến nhưng tất cả đều cùng quan điểm, nhận định cộng sản là nguồn gốc của tội ác, đảng cộng sản phải bước xuống, cút đi trả lại quyền làm chủ cho nhân dân. Ngoài ra, bên ngoài thế giới ảo còn có những hoạt động tranh đấu cụ thể của các đoàn thể xã hội dân sự. Nhất là sự kiện gây chấn động dư luận Việt Nam lẫn nhân dân Hoa Kỳ bởi gần một trăm năm mươi ngàn người Việt thầm lặng ở Hoa Kỳ, ở khắp nơi trên thế giới ký thỉnh nguyện thư vận động chính giới, chính quyền đòi hỏi đảng cộng sản Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm trong thời gian rất ngắn. Trong đó có nhạc sĩ trẻ Việt Khang chỉ vì sáng tác nhạc tỏ bày “Anh là ai, sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai... tình yêu quê hương này, dân tộc này đã lắm nhiều đắng cay...” mà bị bắt nhốt tù đã chạm đến trái tim nhân bản của nhân loại, thôi thúc họ hành động! Phải công nhận, sự thành công của công tác vận động ký thỉnh nguyện, có phần không nhỏ của các hạt nhân tích cực thuộc thế hệ thứ hai của giòng thác người chạy nạn cộng sản năm xưa. Trong số họ còn rất trẻ, đa phần không liên quan, dính dáng hoặc có trách nhiệm trực tiếp đến cuộc nội chiến hai mươi năm để vướng mắc mang lòng kiêu căng, hận thù hay định kiến, mặc cảm của kẻ thắng người thua nhưng những con người này vẫn nhập cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Như thế đủ để lột trần bộ mặt tuyên truyền dối trá, bịa đặt của cộng sản, về sự thật của công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, là chỉ có một số người già nua chế độ cũ chống cộng cực đoan, điên cuồng bởi hào quang quá khứ và còn mang nặng lòng thù hận, mặc cảm thua trận? Có thể nói, với số lượng còm sĩ phân định chính kiến rạch ròi thuộc nhiều thế hệ trên các báo lề dân, các hạt nhân tích cực mới xuất hiện trong phong trào vận động ký thỉnh nguyện thư ở Hoa Kỳ và số đông yêu nước thầm lặng, không đao to búa lớn sống rải rác khắp nơi trên thế giới nếu cùng nhau đồng loạt nhập cuộc, đã đủ điều kiện để loại bỏ ác đảng cộng sản, mạo danh cách mạng, nhân danh nhân dân làm điều vô đạo, tàn dân hại nước. Tuy nhiên, muốn biến ước mơ dân chủ thành sự thật rất cần hơn nữa những hành động tích cực: một là các còm sĩ cần bước ra thế giới ảo nhập vào hoạt động đấu tranh của đời sống thực; hai là các hạt nhân tích cực tham gia phong trào ký thỉnh nguyện thư cần có kế hoạch dài hạn và cụ thể hóa mục tiêu đấu tranh trong ngắn hạn; ba là các cá nhân yêu nước thầm lặng cần can đảm rời bỏ sợ hãi để tự tổ chức, tự lãnh đạo nhóm nhỏ đấu tranh đòi hỏi dân sinh, dân quyền và chuẩn bị tiến đến mục tiêu đấu tranh cho dân chủ khi thời cơ tới. Dù thế, với ba thành phần vừa đề cập đến ở trên, có nguồn gốc, môi trường làm việc và nhận thức khác nhau nên mỗi người chỉ đấu tranh, đóng góp cho dân chủ theo hoàn cảnh cũng như điều kiện khách quan cho phép, trừ những cá nhân chọn lựa hoạt động đặc biệt chuyên nghiệp. Do đó, trong tiến trình đấu tranh loại trừ ác đảng độc tài cộng sản, thực thi dân chủ cho Việt Nam cần phát động toàn diện, cần trong đánh ra, ngoài đánh vào và không thể thiếu công tác ngoại vận, quốc tế vận. Chỉ nhìn vào ba mục tiêu đó, mở ra cho chúng ta thấy rằng không có cá nhân nào đủ khả năng đồng lúc thực hiện, đạt hiệu quả được ba mục tiêu mà phải cần đến tổ chức hoạt động chính trị chuyên nghiệp và chỉ có tổ chức mới đủ nhân sự sở hữu chuyên môn đa dạng khác nhau để thi hành điều phối kế hoạch tổng thể khả thi và hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu trong đánh ra, ngoài đánh vào và công tác ngoại vận, quốc tế vận hiệu quả chúng ta cần nhận ra những việc làm cụ thể: Thứ nhất: với “trong đánh ra” chúng ta cần phổ biến sự thật đến cán bộ, đảng viên, viên chức chính phủ, công an, bộ đội phản tỉnh nhận ra đảng cộng sản là sai lầm lịch sử, là tội ác chống nhân dân để các cá nhân này tích cực tự diễn biến, tự chuyển hóa nằm trong lòng chế độ chờ thời cơ đứng lên, góp công loại trừ ác đảng cộng sản ra khỏi đất nước Việt Nam. Thế thì ai sẽ vận động, tập hợp lực lượng này nhập cuộc, nhân tuyển nào thích hợp, còn là câu hỏi cho các cá nhân cộng sản phản tỉnh trong cuộc giải đáp, hy vọng những người cộng sản phản tỉnh đã có lời giải? Thứ hai: với “ngoài đánh vào” có nhiều cách, thật muôn hình vạn trạng nhưng lực lượng chủ lực vẫn là khối công nhân, nông dân, những người lao động tự do và họ chỉ là những ngòi nổ rời rạc có thể gây chấn động nhất thời chứ không thể làm nên đám cháy lớn chôn vùi chế độ bạo tàn cộng sản. Vậy, ai có thể tập trung các ngòi nổ để làm cuộc thay đổi lịch sử? Có thể thấy không khối nhân tuyển nào tốt hơn, thích hợp hơn lực lượng thanh niên sinh viên học sinh, khối nhân sự trẻ trung năng nổ giàu sức sống, đầy tiềm năng. Thứ ba: với “ngoại vận, quốc tế vận” không nhân tuyển nào tốt hơn cộng đồng người Việt hải ngoại sống khắp nơi trên thế giới và khối người này đã liên tục đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ không hề mệt mỏi suốt mấy mươi năm qua. Riêng công tác ngoại vận, người Việt Hải ngoại làm khá tốt, có kết quả khả quan, có lực lượng hậu bị và đã có nhiều nhân sự trẻ tiếp nối hoạt động ngoại vận chuyên nghiệp hữu hiệu, nhiều tiềm năng chúng ta không phải bận tâm nhiều về công tác ngoại vận. Ngoài ra, số đông yêu nước thầm lặng sinh sống, làm việc ở trong nước hay ngoài nước, ở trong đảng hay ngoài đảng có thể đóng góp cho kế hoạch tổng thể của trong đánh ra, ngoài đánh vào và ngoại vận, quốc tế vận qua các việc cụ thể, vì mọi người ai cũng có mối liên hệ bạn bè, lối xóm, thân nhân chằng chịt. Từ mối liên hệ này, chúng ta tìm cơ hội hướng dẫn, giới thiệu càng nhiều người càng tốt đến với các trang báo lề dân, nếu thấy thuận lợi và điều kiện cho phép. Rồi từ những nhân sự ban đầu, chúng ta tự tổ chức, tự lãnh đạo vận dụng những thông tin có được vạch trần bộ mặt buôn dân bán nước của ác đảng cộng sản, phản bác những tuyên truyền dối trá, lừa mị nhân dân, chỉ ra tội ác trời không dung đất không tha của cộng sản gây ra cho đất nước dân tộc này. Bước kế tiếp là vận động nhân sự có sẳn hoặc tuyển chọn nhân sự thích hợp xâm nhập, tiếp cận ăn cùng, sống cùng, làm cùng với nông dân, công nhân, thành phần lao động - những người không có điều kiện thuận lợi, sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại nhằm chỉ ra sai trái, tội ác của cộng sản. Cùng lúc hướng dẫn, giải thích cho họ biết quyền lợi sát sườn liên quan mật thiết đến cơm ăn áo mặc, những quyền đáng ra họ phải được hưởng và những việc, điều luật cấm cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước không được làm để họ tự đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng, thiết thực là quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Cuối cùng, tiến đến việc cùng nhau xuống đường đấu tranh chống tội ác, chống bất công xã hội, hòa nhập vào giòng thác cách mạng dân chủ, đấu tranh dân chủ quét sạch ác đảng độc tài công sản ra khỏi bờ cõi Việt Nam. Mời xem Video: Từ việc Bộ CA hỗn loạn và Trần Đại Quang đã mất quyền kiểm soát thế nào? Ý kiến vừa trình bày chỉ là gợi ý không phải là giải pháp tối ưu duy nhất đúng cho cách mạng chuyển đổi độc tài sang dân chủ Việt Nam. Ý kiến này chỉ gợi mở khái niệm về tổ chức và lãnh đạo làm nền cho cách mạng dân chủ khi chưa có “minh quân”, chưa có lãnh tụ “kiệt xuất” xuất hiện lãnh đạo công cuộc đấu tranh loại trừ ác đảng độc tài cộng sản Việt Nam và lực lượng quyết định cho cách mạng dân chủ chưa tiếp cận được với phương tiện thông tin hiện đại. Thiết nghĩ, theo quan sát tình hình thực tiễn, không nên chờ đợi lãnh tụ “tài đức vẹn toàn” ra đời dẫn dắt đấu tranh, vì thời đại này đã có những cuộc cách mạng dân chủ không cần lãnh tụ, đã thành công. Chúng ta cũng nên biết thêm, dù không có lãnh tụ nhưng họ vẫn phải âm thầm tổ chức, lãnh đạo nhiều nhóm nhỏ để khi thời cơ đến, họ phối hợp phát động xuống đường tháo mở xích xiềng nô lệ độc tài toàn trị cho dân tộc họ. Vì thế, muốn hoa tự do dân chủ sớm nở trên đất nước Việt Nam chúng ta cần bắt tay vào tổ chức và lãnh đạo các nhóm nhỏ theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của mình thay vì thụ động ngồi chờ phép lạ, chờ lãnh tụ hay chờ ai đó làm thay cho chúng ta. Lê Nguyên (Dân Làm Báo)
  19. Trước khả năng Trung Quốc có thể gia tăng vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông và Đông Nam Á, trong bối cảnh hậu bầu cử Mỹ 2016, Việt Nam cần có chính sách 'độc lập hoàn toàn', và phải có tính toán sách lược 'rất dài hạn', theo một học giả và nhà quan sát bang giao quốc tế, khu vực từ Hoa Kỳ. Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói về đối sách của Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Biển Đông trong tình hình có thay đổi vị thế, chiến lược từ Mỹ và Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của BBC Việt ngữ về việc Việt Nam cần đối phó thế nào nếu Mỹ thay đổi, thuyên giảm vai trò, ảnh hưởng ở khu vực, trong lúc Trung Quốc nhân đó nâng cao hơn nữa vị thế vốn đã rất cạnh tranh hiện nay về an ninh, quân sự, hôm 26/11, từ New York, nhà nghiên cứu Việt Nam học, cựu chuyên viên cao cấp về thống kê của Liên Hợp Quốc, Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói: "Việt Nam bây giờ ở thế là muốn giữ cân bằng, trong suốt thời gian dài muốn có cân bằng, muốn có vị thế đối với Mỹ và để cân bằng như thế, TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) là một hình thức Việt Nam 'giả vờ' là mình dân chủ hơn, 'giả vờ' này nọ kia khác, để được đưa vào TPP. "Nhưng TPP giờ không có nữa, thì Việt Nam chỉ có một con đường thôi, đó là hoàn toàn phải độc lập, cũng phải xây dựng quân sự để có cơ sở bảo vệ chính mình. "Ít nhất là Trung Quốc mà động đến Việt Nam, thì không giống như là Philippines, là họ sẽ phải trả giá khá đắt chứ không phải là nhỏ, vì con đường hàng hải là con đường lớn. "Nếu Việt Nam đi vào vấn đề cuộc chiến tranh gây ra, tấn công thường xuyên tàu bè của Trung Quốc đi lại, tàu buôn, thì Trung Quốc phải trả giá không phải là nhỏ, dĩ nhiên là Việt Nam sẽ trả giá cực lớn, và điều đó Việt Nam không bao giờ muốn, tôi nghĩ không ai muốn chuyện đó. Do đó, Việt Nam bắt buộc phải ở thế độc lập, phải tự bảo vệ mình. "Còn nếu đi theo Trung Quốc, trong tương lai, ông (Donald) Trump, tôi nghĩ, một Tổng thống như vậy mà không thay đổi chính sách (như lúc tuyên bố khi tranh cử), thì cũng chỉ được một thời gian và lúc khác nước Mỹ sẽ khác. "Do đó Việt Nam không thể tính đường ngắn hạn trước mặt được mà phải là đường rất là dài, mà đường rất dài thì bắt buộc phải độc lập." 'Mua chuộc và sập bẫy'? Mỹ có thể có những thay đổi mạnh và khác biệt lớn so với chính quyền trước về chính sách ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới nhiệm kỳ của ông Donald Trump, theo giới quan sát và bình luận. Liên quan điều chỉnh chiến lược, chiến thuật có thể có tới đây của Trung Quốc, cường quốc đang lên ở khu vực và quốc tế, trong bối cảnh hậu bầu cử Mỹ 2016, học giả từ New York tiếp tục đưa ra ý kiến riêng mang tính dự đoán: "Dĩ nhiên trong thời gian sắp tới, nếu Trung Quốc khôn khéo ra, thì họ sẽ áp (lực), giống như họ xây một vài cái (công trình) ở ngoài biển, họ chiếm một vài hòn đảo, xây lên, Mỹ bản thân cũng không dám làm gì. "Phải tính cách khác vì đem tàu đánh nhau thì dĩ nhiên Mỹ không muốn. TPP là một trong các đối pháp của Mỹ. Hiện tại, Trung Quốc 'khôn ra', thì họ bắt đầu 'mua chuộc' (?). Họ 'mua chuộc' bằng nhiều hình thức, tức là bắt đầu ông (Rodrigo) Duterte ở Philippines, họ đã có tính chất họ 'mua chuộc' rồi, tức là họ hứa sẽ đầu tư. "Họ để cho Philippines đánh cá ở khu vực tranh chấp, mặc dù họ vẫn nói rằng khu đó của họ (Trung Quốc), nhưng họ cho Philippines được tới đánh cá, sắp tới, nếu khôn ra, họ sẽ làm đủ mọi cách 'mua chuộc' Việt Nam như vậy. "Vấn đề của Việt Nam là có rơi vào 'cái bẫy' đó hay không, đề rồi cuối cùng bị lệ thuộc, cơ bản là Việt Nam hiện tại lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về mặt nhập khẩu hàng ở Trung Quốc. Nhưng nhập khẩu, thì nếu có chính sách tốt, có thể chuyển đổi nhập khẩu từ nơi khác. "Và chính sách tốt hơn nữa là nâng cao chất lượng, lúc bấy giờ không cần phải nhập những hàng (hóa) hay những máy móc rất tệ hại của Trung Quốc - chỉ có hại cho mình. "Trong trường hợp như hiện tại của Việt Nam, nếu nhìn kỹ ra, nhập khẩu máy móc và làm ăn với Trung Quốc bây giờ là thiệt, chứ không phải là lợi, Việt Nam phải suy nghĩ cái đó, dĩ nhiên phải có chính sách, nếu không chỉ nhìn trước mắt, thì họ (Việt Nam) sẽ làm ăn với Trung Quốc, miễn sao có tiền để trả cho Trung Quốc. "Đây là một điều mà tôi nghĩ Việt Nam cho đến bây giờ không bao giờ nhìn dài lâu cả," Tiến sỹ Vũ Quang Việt đưa ra nhận xét từ quan điểm riêng. Ai khác ngoài Trung Quốc? Nhà báo Ngô Ngọc Văn, BBC World Service (trái), nói với Bàn tròn thứ Năm về khả năng thay đổi trong vị thế và sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương hậu bầu cử Mỹ 2016. Mới đây, trong một trao đổi với Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ, nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu), từ Thế giới vụ BBC, nguyên Biên tập viên thời sự thuộc BBC Tiếng Trung, bình luận với Tọa đàm hôm 24/11 về khả năng Trung Quốc tăng vị thế ở khu vực và Biển Đông sau khi ông Donald Trump đánh bại bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ để trở thành Tổng thống đắc cử thứ 45 của Hoa Kỳ. Trả lời câu hỏi liệu với việc Tổng thống Trump chuẩn bị lên nhậm chức thay ông Barack Obama, Hoa Kỳ đang 'chuyển giao' vị thế cường quốc 'dẫn đầu' khu vực sang tay Trung Quốc hay không, bà Ngô Ngọc Văn nói: "Tất nhiên chúng ta phải xem Chính phủ mới của Mỹ của Donald Trump sẽ làm gì, các chính sách chính xác liên quan tới châu Á ra sao. "Nhưng có một điều thú vị khi chúng ta xem một phát biểu gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tại cuộc họp thượng đỉnh của APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) ở Peru hồi tuần trước. "Ông đã tỏ ra hài hước khi nói có một số loại cây bắt rễ ở một chỗ rồi sau đó lan ra, Trung Quốc luôn luôn có gốc rễ ở châu Á - Thái Bình Dương. Nhận xét đó đưa ra với các đại biểu dường như để nhắc nhở rằng Trung Quốc luôn luôn là một quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. "Những người khác có thể đến và đi, nhưng Trung Quốc luôn cắm rễ ở đó. Xin mời quý độc giả xem Video : Sấm Trạng Trình tiên tri về sự sụp đổ của đảng Cộng sản và cái chết của TBT Trọng "Do đó, thông điệp đó có nghĩa là ở đâu mà sức mạnh của châu Á là một sức mạnh lớn, chúng tôi (Trung Quốc) sẽ thực thi sự kiểm soát chính đáng của chúng tôi và theo cách thức của chúng tôi, đưa khu vực hợp lại với nhau trong sáng kiến của chúng tôi. "Tôi đã nói về chiến lược "Một vành đai - Một con đường", sáng kiến đó đang hình thành, nó sẽ liên kết không chỉ các quốc gia ở vùng chấu Á - Thái Bình Dương, mà còn với cả các nước ở Trung Á và cả các quốc gia châu Âu nữa. "Như thế Trung Quốc có tham vọng và với sức mạnh kinh tế và quân sự, tôi nghĩ Trung Quốc đang cảm thấy tự tin hơn rất nhiều để có một vai trò mạnh mẽ, chủ động hơn. "Và vào thời điểm này, nếu Hoa Kỳ rút lui về mặt nào đó khỏi châu Á, hay là rút đi sự can dự của họ khỏi nơi này, thì ai khác sẽ lấp vào chỗ trống đó ngoài Trung Quốc đây?", nhà báo Ngô Ngọc Văn nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 24/11. (BBC)
  20. Bà Hillary Clinton: Nếu đếm phiếu lại. Bà ấy sẽ... Đau thêm một lần nữa! NẾU ĐẾM LẠI PHIẾU. BÀ ẤY SẼ ...ĐAU THÊM MỘT LẦN NỮA !Thành viên Đảng Xanh Jill Stein hôm 25/11 nộp đơn yêu cầu kiểm phiếu lại tại bang chiến trường Wisconsin sau khi quyên góp được hơn 5 triệu USD để trang trải chi phí kiểm phiếu. Bà Stein dự định yêu cầu kiểm phiếu lại tại ba bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, theo Guardian.Kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 tại ba bang chiến trường kể trên đều rất sát sao với chiến thắng nghiêng về ông Donald Trump. Nếu cuộc kiểm phiếu lại tại ba bang này đưa ra kết quả trái ngược theo hướng có lợi cho bà Hillary Clinton, bà sẽ nắm trong tay thêm 46 phiếu đại cử tri, đủ để lật ngược tình thế.Nhưng quá trình kiểm phiếu lại tương đối tốn kém, mất thời gian và ít có khả năng thay đổi kết quả trừ khi nó chứng minh được rằng quá trình bầu cử xảy ra gian lận. Giới chuyên gia hoài nghi về kịch bản này.Tại Wisconsin, nơi chiến dịch của bà Stein gửi yêu cầu kiểm phiếu lại, các quan chức bầu cử ở đây sẽ phải kiểm tra hàng triệu lá phiếu giấy cùng khoảng 5% phiếu bầu qua màn hình cảm ứng điện tử.Giám đốc ủy ban bầu cử Wisconsin cho hay cơ quan của ông đang chuẩn bị kiểm lại phiếu, song họ chưa nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hệ thống bầu cử bị can thiệp."Chúng tôi không có lý do gì để nghi ngờ các thiết bị phục vụ bầu cử bị giả mạo", quan chức này nói.Theo các kết quả không chính thức, ông Trump chiến thắng ở Wisconsin với cách biệt hơn 27.000 phiếu.Tại Pennsylvania, vấn đề khiến giới quan sát lo âu từ trước khi cuộc bầu cử diễn ra là việc bang này không lưu trữ dữ liệu trên giấy liên quan tới quá trình bỏ phiếu."Kịch bản ác mộng có thể xảy ra nếu Pennsylvania trở thành bang quyết định kết quả cuộc bầu cử nhưng bạn lại không có các bản ghi để làm cơ sở tiến hành kiểm phiếu lại", Lawrence Norden, đồng tác giả một báo cáo về hệ thống máy bầu cử, nói với Los Angeles Times hồi cuối tháng 10.Nhưng nhà chức trách cho rằng vì các máy bầu cử tại Pennsylvania không kết nối Internet, cũng giống như ở Michigan, nên nguy cơ chúng bị tấn công mạng không thể xảy ra.Trên khắp nước Mỹ, khoảng ba phần tư phiếu bầu cử tri được kiểm đếm tự động bằng các máy quét quang học, theo Verified Voting, nhóm nghiên cứu về việc công nghệ ảnh hưởng tới tính trung thực của bầu cử như thế nào. Nhưng một số bang, bao gồm cả Pennsylvania, lại phụ thuộc hoàn toàn vào những máy tính màn hình cảm ứng để lấy kết quả phiếu bầu cũng như kiểm đếm nên không lưu dữ liệu trên giấy.Ông Trump hôm 24/11 tuyên bố chiến thắng ở bang Michigan với 10.704 phiếu cách biệt và giám đốc ủy ban bầu cử ở đây cũng khẳng định không có bằng chứng cho thấy hệ thống máy móc bị tấn công mạng."Mọi thứ chỉ là phỏng đoán và tôi không nghĩ chúng có mục đích tốt", Chris Thomas, giám đốc lâu năm Văn phòng Bầu cử bang Michigan, bình luận.Hoài nghiViệc kiểm lại phiếu bầu bằng tay là một quá trình lâu dài và tốn kém. Nhiều người hiện tỏ ra hoài nghi về kết quả của nỗ lực này, liệu nó có thể tạo ra thay đổi đáng kể nào không. Trang web quyên tiền của bà Stein cũng lưu ý họ "không đảm bảo hoạt động kiểm phiếu lại sẽ được tiến hành" và họ chỉ hứa sẽ "yêu cầu kiểm phiếu lại".Việc chiến dịch quyên góp tỏ ra mơ hồ trước câu hỏi số tiền quyên góp thừa sẽ đi về đâu sau khi kiểm phiếu lại cũng khiến không ít người đặt nghi vấn. Câu trả lời rằng số tiền sẽ "phục vụ cho nỗ lực minh bạch hóa quá trình bầu cử và thúc đẩy cải cách hệ thống bầu cử" không đủ tính thuyết phục để khiến giới quan sát thỏa mãn.Bên cạnh đó, ngay từ đầu, Stein cũng nhấn mạnh bà không yêu cầu kiểm phiếu lại vì lợi ích của bất kỳ ứng viên tổng thống nào. Trang web của Stein cho hay nỗ lực kiểm lại phiếu bầu chỉ nhằm cho công chúng thấy "hệ thống bầu cử Mỹ thiếu tin cậy như thế nào".© Vũ Hoàng (vanews)
  21. Thụy My 27-11-2016 Fidel Castro năm 1959. Ảnh: internet (Tổng hợp Le Figaro và Libération 26/11/2016) Những năm tháng Fidel được ghi dấu với vô số vụ vi phạm nhân quyền. Nhưng trên trường quốc tế, Fidel Castro với bộ quân phục giản dị, râu quai nón lại chiếm được cảm tình, nhất là cánh tả phương Tây. Người dân Cuba không biết gì về đời tư lãnh tụ tối cao. Tại Matxcơva, báo chí tiết lộ cuộc sống xa hoa của Fidel Castro với ba du thuyền, 32 dinh thự và 9.700 cận vệ riêng. Huyền thoại Fidel Castro, người thách thức chủ nghĩa tư bản đã qua đời hôm thứ Sáu 25/11/2016 tại La Habana ở tuổi 90. Chính người em ông là Raul, đương kim chủ tịch nước đã loan báo trên truyền hình quốc gia. Lên nắm quyền năm 1959, cựu luật sư đã lãnh đạo đảo quốc với bàn tay sắt trong gần năm thập kỷ. Từ khi cơn bệnh buộc ông phải nhường quyền lại cho người em Raul năm 2006, Fidel bắt đầu bình luận thời sự thế giới qua các bài xã luận đăng trên tờ báo chính thức Granma, với đề mục Phản ứng của đồng chí Fidel. Tuy giới trẻ Cuba quá chán ngán những khẩu hiệu sáo mòn, gọi ông là « el loco » (kẻ điên), Fidel vẫn bướng bỉnh đóng vai trò « người da đỏ cuối cùng ». Fidel Castro. Nguồn: internet Trói mình trong bức tường kiêu căng vòi vọi, Lider Maximo (lãnh tụ tối cao) không muốn nghe, không muốn thấy gì khác và nhất là những bức tường nứt nẻ của La Habana. Fidel đã trở nên một tượng đài cần phải chiếu sáng vĩnh cửu như là « ngọn đèn pha trước mắt toàn thế giới ».Nhằm để lại cho hậu thế hình ảnh một nhà cách mạng thuần khiết, Fidel Castro sẵn sàng buộc mọi người Cuba phải hy sinh. Những thất bại liên tiếp Fidel sinh năm 1926, trong một gia đình khá giả. Cha ông là Angel, từ Galice (Tây Ban Nha) sang đã mua được một đồn điền trồng mía nhờ làm ăn với người Mỹ. Fidel nhớ lại: « Cha hối lộ các quan chức, mời họ đến nhà, mở tủ trong phòng khách lấy ra những bao thư đầy tiền đưa cho họ ». Ông Angel Castro qua mặt vợ, sưu tập vô số mối tình. Mẹ của Fidel, Lina Ruz, trước đó là người giúp việc gốc Créole trong gia đình, đã sinh cho ông Angel hai người con ngoài giá thú là Angela và Ramon, sau Fidel lại có thêm Juanita, Raul và Augustina. Cho đến khi được rửa tội năm 1935 và được cha nhìn nhận, Fidel vẫn mang họ mẹ. Fidel được gởi đi học nội trú tại Dòng Tên, từ tiểu học lên đến trung học. Trong một trận đấu bóng rổ giữa trường trung học Công giáo Bélen ở La Habana với trường Tin Lành La Progresiva, Fidel đem lòng yêu cô Mirta Diaz-Balart, lúc đó mới 15 tuổi. Năm 1943, Fidel Castro ghi danh học luật ở La Habana, trở thành chủ tịch Liên đoàn sinh viên và dần dần tiêm nhiễm ý tưởng cách mạng. Năm 1947, Fidel tổ chức một đoàn quân sang Cộng hòa Dominica để lật đổ tướng Trujillo nhưng thất bại, và một năm sau tham gia cuộc nổi dậy Bogota ở Colombia. Lider Maximo sau này kể lại : « Chúng tôi thời đó rất lãng mạn, tự do và không tưởng ». Fidel muốn người ta hiểu rằng ông chỉ trở thành người cộng sản do thái độ thù địch của « bọn Yankee ». Nhưng giả thiết đáng tin cậy nhất là Fidel đã được KGB tuyển mộ ngay từ thời học đại học. Mirta vẫn chờ đợi người tình cách mạng ở La Habana. Lễ cưới được tổ chức ngày 10/10/1048 tại một giáo đường ở quê vợ, sau đó cả hai lên đường sang Mỹ hưởng tuần trăng mật tại Miami rồi New York. Castro bị chinh phục bởi nước Mỹ trong vinh quang thời hậu chiến, thậm chí còn muốn định cư tại đây. Hai vợ chồng ba tháng sau mới trở về La Habana. Fidelito, người con trai duy nhất được Fidel Castro nhìn nhận, chào đời vài tháng sau. Năm 1950 Fidel ra trường, mở văn phòng luật sư « để bảo vệ người nghèo », nhưng công ty sập tiệm vì người dân không có tiền để kiện tụng. Hơn nữa, Fidel thích làm chính trị. Ông gia nhập đảng Nhân dân Cuba và tham gia tranh cử Quốc hội, nhưng kết quả bị bác bỏ khi đại tá Fulgencio Batista đảo chính ngày 10/03/1952. Fidel Castro kiện lên Tòa Bảo hiến nhưng bị bác, bèn lao vào đấu tranh trực tiếp chống độc tài. Những người đối lập với Batista bị đàn áp, tệ nạn tràn lan, trên nửa triệu người Cuba thất nghiệp. Suốt nhiều tháng trời, cặp vợ chồng sống dựa vào tiền chu cấp của người cha Fidel. Điện bị cúp thường xuyên vì không trả tiền (Công ty điện lực có vốn của Mỹ nằm trong số các công ty bị quốc hữu hóa đầu tiên sau cách mạng), nhưng Fidel Castro vẫn chi số tiền ít ỏi vào việc sưu tập các bài diễn văn và bài báo của nhà độc tài Benito Mussolini. Người tù trên đảo Cây Thông Cùng với người em Raul, Fidel Castro và khoảng 150 thanh niên khởi động cuộc tấn công vũ trang chống chế độ Batista ngày 26/07/1953, đánh vào căn cứ Moncada ở Santiago. Cuộc nổi dậy bị đàn áp đẫm máu, hai anh em thoát chết nhưng bị bắt. Đảng Cộng sản Cuba vốn không thích thú gì trước các hành động của những người trẻ này, tố cáo « các thanh niên trưởng giả phiêu lưu ». Trong phiên xử ngày 16/10, Fidel Castro tự biện hộ với câu nói nổi tiếng « Lịch sử sẽ miễn tội cho tôi ». Hai anh em Castro bị kết án 15 năm tù giam tại nhà tù trên đảo Cây Thông. Trong thời gian chồng ở tù, Mirta bất ngờ phát hiện những cuộc tình vụng trộm của Fidel. Từ nhiều năm qua, Fidel vẫn lén lút đi lại với Naty Revuelta, một cô gái tóc vàng mắt xanh rất xinh đẹp làm thư ký cho Standard Oil Company ở La Habana. Từ xà lim, Fidel viết thư tình cho cả Mirta và Naty. Nhưng một hôm những người có trách nhiệm của trại giam đã ranh mãnh tráo thư, gởi cho người vợ hợp pháp lá thư dành cho cô bồ và ngược lại. Mirta ngay lập tức tiến hành thủ tục ly dị. Sau đó cô tái giá với Emilio Blanco Nunez, con trai của đại diện chính quyền Batista tại Liên Hiệp Quốc và có hai con gái. Còn Naty sinh ra Alina, con gái duy nhất của Fidel, làm người mẫu ở Cuba một thời gian dài, sau đó cô tố cáo « người cha lãnh tụ độc tài » và năm 1993 sang Mỹ tị nạn. Fidel Castro, được ân xá và trả tự do cùng với Raul năm 1955, sau cách mạng đã trả thù bằng cách hành quyết giám đốc nhà tù. Người phụ nữ thứ hai chính thức sống chung với Fidel là cô giáo Dalia Soto Del Valle, sinh cho ông năm con trai. Fidel Castro có tổng cộng ít nhất tám người con. Không còn sự giúp đỡ của cha, bị gia đình vợ khinh ghét, và lo ngại trước các tay súng bắn tỉa của Batista, Fidel Castro trốn sang Mêhicô tháng 7/1955. Cùng một số người trung thành, ông thành lập Phong trào 26/7 (tức M26) tại đây, trong đó có một y sĩ cách mạng trẻ Achentina là Ernesto « Che » Guavara. Fidel quyên góp tại Hoa Kỳ, huấn luyện du kích ở Mêhicô. Cách mạng thành công và chiến tranh lạnh Ngày 25/11/1956, cuộc cách mạng Cuba được khởi động từ hữu ngạn dòng sông Tuxpan gần vịnh Mêhicô, với 82 chiến binh hướng về Cuba trên chiếc tàu nhỏ tồi tàn Granma do Phong trào 26/7 mua. Castro kể lại : « Có ít chỗ đến nỗi những ai mập và to cao nhất phải ở lại đất liền ». Hình ảnh những « barbudos » – du kích quân để râu và mặc quân phục màu ô liu chuyên phục kích quân chính phủ nhanh chóng chiếm được cảm tình trong dân chúng. Fidel giành hết chiến thắng này đến chiến thắng khác, nối kết với người dân nhờ nói với họ về tự do và công lý. Chế độ Fulgencio Batista sụp đổ vào tháng Giêng 1959. Sự thay đổi tại Cuba không làm các cường quốc lo ngại nhất là Hoa Kỳ, chuẩn bị công nhận chính quyền mới. Sau trận đánh Santa Clara, Fidel Castro ca khúc khải hoàn, tiến vào La Habana trong không khí lễ hội. Vị tổng tư lệnh giữ kín ý đồ của mình, mời một chính khách tự do là bác sĩ Manuel Urrutia làm tổng thống và sang Hoa Kỳ để khẳng định vẫn duy trì căn cứ quân sự Mỹ ở Guantanamo, không đụng đến sở hữu tư nhân của người ngoại quốc và trung thành với các giá trị dân chủ phương Tây. Fidel Castro giải thích ông « không phải là người cộng sản ». Nhưng đồng thời tại Cuba, « các kẻ thù của cách mạng » bị bỏ tù. Cả Che lẫn Castro đều không ngần ngại tham gia các cuộc hành quyết tùy tiện. Họ tung ra cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty hầm mỏ do người Mỹ làm chủ, và buộc tổng thống Urrutia từ chức. Quan hệ với Mỹ nhanh chóng xấu đi. Fidel muốn thương lượng giá bán đường, nhưng Washington từ chối cố định giá trong mùa thu hoạch. Castro tức giận, đe dọa sẽ bán cho nước khác. Tháng 2/1960, Liên Xô ký hợp đồng đổi dầu lửa lấy đường đầu tiên, và tám tháng sau, Hoa Kỳ tuyên bố cấm vận thương mại Cuba. Tháng 4/1961, John F.Kennedy, người đầu tiên trong số 11 tổng thống Mỹ mà Castro lần lượt thách thức, cho tiến hành vụ đổ bộ vào vịnh Con Heo do những người tị nạn Cuba được CIA hỗ trợ tiến hành, nhưng thất bại hoàn toàn. Fidel Castro trở thành ngọn cờ chống đế quốc. Đang trong chiến tranh lạnh, Nikita Khrouchtchev nâng đỡ Fidel và cho bố trí các hỏa tiễn Liên Xô trên lãnh thổ Cuba. Kennedy lập tức huy động 150.000 quân dự bị, phong tỏa đường biển Cuba và đưa ra tối hậu thư cho Matxcơva. Ban đầu Khrouchtchev từ chối nhưng rốt cuộc đến ngày 28/10 đã chấp nhận rút đi các thiết bị quân sự, đổi lấy cam kết của Mỹ không tấn công đảo quốc. Phẫn nộ trước thỏa thuận giữa hai đại cường, Fidel quay sang phía Bắc Kinh. Đảng của các tổ chức cách mạng chuyển đổi thành đảng Cộng sản Cuba. Trên trường quốc tế, tuy đóng vai một quốc gia không liên kết nhưng lính đánh thuê Cuba do Matxcơva trả lương đi chiến đấu tại Angola, Ethiopia, Nicaragua, Surinam, Congo, Libya, Yemen, Guinée-Bissau nhân danh « tinh thần tương trợ quốc tế vô sản ». Trốn khỏi « thiên đường » Cuba …Tình hình kinh tế bi thảm khiến Cuba rơi hẳn vào vòng tay của Liên Xô vào đầu thập niên 70. La Habana lệ thuộc Matxcơva về thương mại đến trên 80%. Năm 1991 Liên Xô sụp đổ, gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Tuy từ năm 1959 đến 1989 Cuba đã làm Liên Xô hao tốn đến 100 tỉ đô la viện trợ, Fidel Castro vẫn có thể khoe khoang hệ thống giáo dục và y tế tốt đẹp, cũng như thành công của thể thao Cuba. Nhưng Perestroika mà Fidel từ chối áp dụng tại đảo quốc, đã lột trần bộ mặt cách mạng Cuba. Không có viện trợ Liên Xô, tất cả suy sụp rất nhanh. Dầu lửa bắt đầu khan hiếm, và cả xà bông, rau quả, thịt… khiến Fidel Castro đành phải nhượng bộ chút ít cho tư bản chủ nghĩa, cho đến khi tìm được một đồng minh mới là tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Đồng đô la được lưu chuyển, du lịch được khuyến khích. Giới ăn trên ngồi trước làm giàu, nhưng người dân quê vẫn không được quyền tự do bán sản phẩm của mình. Ngày càng nhiều người dân Cuba tìm cách vượt biên sang Hoa Kỳ. Các balsero (thuyền nhân) ra đi trên những chiếc tàu cũ kỹ. Fidel cho đánh chìm một số, hoặc làm lơ cho đi với hy vọng làn sóng boat people sẽ khiến Washington phải nới lỏng cấm vận. Chế độ toàn trị và cuộc sống riêng xa hoa Những năm tháng Fidel được ghi dấu với vô số vụ vi phạm nhân quyền : bắt bớ tùy tiện, những bản án tù nặng nề, đàn áp đối lập, đóng cửa các nhà sách, truy bức người đồng tính, thanh trừng, thiếu vắng các quyền tự do căn bản. Cả một hệ thống toàn trị nhằm ngăn ngừa phản kháng. Nhiều người bạn chiến đấu của Fidel Castro thời hàn vi đã bị trấn áp vì dám lên tiếng chỉ trích. Nhưng trên trường quốc tế, Fidel Castro với bộ quân phục, râu quai nón và đôi giày thể thao lại chiếm được cảm tình, nhất là cánh tả phương Tây. Cho đến trước khi lâm bệnh năm 2006, Fidel là khách mời danh dự của nhiều diễn đàn trên thế giới. Huyền thoại này khi xuất hiện trước đám đông phóng viên ảnh và truyền hình, với những bài diễn văn hùng hồn luôn bảo đảm cho thành công của cuộc tập hợp. Phong cách giản dị của Fidel thu hút những người bảo vệ những kẻ bị áp bức, nhưng Lider Maximo thích bí mật. Người dân Cuba không biết gì về đời tư lãnh tụ tối cao, chẳng bao giờ thấy cảnh Fidel ăn uống. Ông cũng che giấu kỹ các bà vợ, các người tình và những đứa con. Không ai biết về các dinh cơ, cách sống và những lần di chuyển của Fidel. Tại Matxcơva, báo chí tiết lộ cuộc sống xa hoa của Fidel Castro với ba du thuyền, 32 dinh thự và 9.700 cận vệ riêng. Huyền thoại Fidel đã chết, một trang sử của thế kỷ 20 đã được lật qua. (Ba sàm)
  22. "Lần thứ nhì Mỹ bỏ rơi Việt Nam ?" "Khi đồng minh tháo chạy", tựa đề một cuốn sách của TS Nguyễn Tiến Hưng, vừa được nhắc lại trong một bài báo. "Lần thứ nhì Mỹ bỏ rơi Việt Nam?" là tựa đề bài báo đó, cũng là một câu hỏi, một nghi vấn. Theo tôi, nếu xét lại nội dung của từ "đồng minh", ta thấy rằng trong lịch sử nước Mỹ, nước này chưa bao giờ bỏ rơi một "đồng minh" nào của họ cả. "Đồng minh" có nghĩa là gì ? Tiếng Pháp là "allié, alliance", tiếng Anh "ally, alliance", có nghĩa là (các nước) cùng ký minh ước với nhau nhằm hợp tác về chính trị, quân sự, kinh tế... vì quyền lợi chung của nhau. Nhắc lại chút lịch sử là Mỹ can thiệp vào miền Nam VN không thông qua một thỏa thuận nào (có hiệu lực trên tinh thần quốc tế công pháp). Khi Mỹ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng (8-3-1965), những tướng tá ở Sài Gòn còn đang tranh chấp với nhau về quyền lãnh đạo. Hầu như không ai nắm được tin Mỹ đổ quân. Tổng thống Diệm bị lật đổ, miền Nam như rắn không đầu. Chính trường miền Nam chỉ tạm thời ổn định sau khi "Ủy ban lãnh đạo quốc gia" được thành lập (14-6-1965). Tức là Mỹ đổ quân vào VN trước ngày "Quân lực VNCH" 19-6-1965 hiện hữu. Mỹ vào VN không theo một trình tự nào, một thỏa thuận nào thì Mỹ cũng sẽ rút ra (khỏi VN) bằng một lối tương tự như vậy. Từ những năm đầu mới lên tổng thống, nhiều lần ông Diệm được lãnh đạo Mỹ đề nghị giúp đỡ nhằm "xây dựng một quốc gia Nam Việt Nam giàu mạnh và phú cường". Tức là Mỹ khuyên ông Diệm (và ông Kỳ, ông Thiệu sau này) tuyên bố miền nam độc lập, lấy tên nước là Nam Việt Nam (South Viet Nam). Bởi vì Mỹ chỉ có thể ký kết ước "đồng minh" với một quốc gia "độc lập, có chủ quyền". Miền Nam, hiến pháp VNCH, luôn khẳng định "VN thống nhứt lãnh thổ từ Nam Quan đến mũi Cà Mau". Do hoàn cảnh lịch sử, phần nhiều lãnh đạo miền Nam xuất thân từ miền Bắc, không có người nào chủ trương từ bỏ quên hương mình. VNCH (cũng như miền bắc VNDCCH) chỉ là những "quốc gia chưa hoàn tất", bên nào cũng muốn "thống nhứt đất nước". Mỹ không ký kết hiệp ước nào với VNCH vì không thể giúp VN thực hiện việc "thống nhứt" lãnh thổ. Mỹ chỉ muốn một "ranh giới" rõ rệt đê thuận tiên cho việc "bảo vệ thế giới tự do". Không có "kết ước đồng minh", quyền lợi và nghĩa vụ không rõ rệt, thì không có gì ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy nói "khi đồng minh tháo chạy" là không đúng, nếu hiểu nghĩa từ "đồng minh" một cách "hàn lâm". Bây giờ đặt ra vấn đề "lần thứ nhì Mỹ bỏ rơi Việt Nam" ? Không, theo tôi là không. Mỹ chưa hề "trở lại" VN, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Huống chi là "đồng minh". Nhiều lần lãnh đạo Mỹ "lẩy Kiều" cho thấy ý muốn của họ. Năm ngoái, Joe Biden nhân tiếp Nguyễn Phú Trọng, có "lẩy" rằng : "Trời còn để có hôm nay, Sương tan đầu ngõ vén mây giữa trời". Ý nghĩa là gì nếu không phải là nói thẳng với VN là "hai bên không còn gì khúc mắc"? Cho đến ông Obama sang thăm, ông này lấy bài "Nam quốc sơn hà" ra đọc. Đây là bản "tuyên ngôn độc lập" đầu tiên của VN. Ý nghĩa là gì nếu không phải là hứa hẹn sẽ giúp cho VN giữ vững cõi bờ ? Vấn đề là do phía VN. Có lẽ do thờ "thần rùa Hòan Kiếm" nên lãnh đạo CSVN cái gì cũng chậm chạp, rùa bò. Từ 1995 đến nay, trên 20 năm, quan hệ Việt-Mỹ vẫn không "mặn mà". Trong khi chỉ có Mỹ mới có thể giúp VN phát triển như Nam Hàn, Nhật, Đài Loan... Và chỉ có Mỹ mới có thể giúp VN đối trọng với Tàu, trong các vấn đề chủ quyền biển, đảo. Để ý, sau khi Obama dẫn "Nam Quốc sơn hà", ta thấy hiện tượng xuyên tạc các nhân vật lịch sử VN lại trỗi lên. Muốn hạ thấp giá trị bài Nam Quốc Sơn Hà cách tốt nhứt là bôi nhọ tác giả của nó. Ngay cả "quốc sư" VN cũng nói rằng Lý Thường Kiệt là "hỗn" khi đánh TQ. Ta có thể kết luận là nội bộ đảng CSVN khuynh hướng theo Tàu vẫn áp đảo. Không có lãnh đạo Bắc Kinh nào muốn VN trở thành "đồng minh" với Mỹ. Đơn giản vì họ không muốn một nước giàu mạnh như Nam Hàn ở cận bên. Lý do VN không thể thân cận hơn với Mỹ là vậy. Nhưng dầu thế nào thì lỗi cũng do VN. Người ta chưa vào nhà mình là do mình không hiếu khách. Người ta bỏ đi thì tư cách gì mình trách người ta "bỏ đi lần thứ hai"? Theo tôi, VN sẽ hối tiếc, nếu tân tổng thống D. Trump không tiếp nối di sản của các chính phủ Clinton và Obama về bang giao với VN. VN đã bỏ lỡ "nhiều chuyến tàu" để đưa đất nước cất cánh "thành rồng". Chậm trễ ký kết với Hoa Kỳ những hiệp ước về an ninh hỗ tương, là trễ một chuyến tàu định mạng. Nhắc lại là Mỹ chưa bao giờ bỏ rơi "đồng minh" của họ. VNCH chưa bao giờ là "đồng minh" với Mỹ cả. Trường hợp Phi Luật Tân. Ở đây người ta trách Mỹ không can thiệp khi TQ chiếm bãi Scarborough. Vấn đề là từ năm 1951, lúc Chu Ân Lai tuyên bố (bên lề Hội nghị San Francisco) bãi Hoàng Nham (Scarborough), cũng như các đảo phía nam (Tây sa và Nam sa, tức HS và TS của VN) thuộc chủ quyền của TQ. Phái đoàn Phi không lên tiếng phản đối, từ thời điểm này và về sau, cho tới thập niên 70. Nhà nước Phi đã im lặng, trước một sự kiện đòi hỏi quốc gia phải có một thái độ. Sự im lặng của Phi có nghĩa là "đồng thuận ám thị". (Trong khi phái đoàn VNCH thì lên tiếng khẳng định HS và TS thuộc chủ quyền của VN từ lâu đời). Mỹ không can thiệp là có cái "lý" của họ. Cái "lý" ở đây là không có sự ràng buộc can thiệp của đồng minh đối với đồng minh (về vấn đề Scarborough). Trong khi trên phương diện quốc tế công pháp, tuyên bố của Chu Ân Lai (nếu Phi không phản đối) là có giá trị pháp lý. Đối với Nam Hàn, Nhật cũng vậy. Có bao giờ Mỹ "bỏ" hai nước đồng minh này ? Trường hợp Đài Loan, Mỹ đã không (vận động hành lang hay bỏ phiếu veto), để đại hội đồng LHQ bầu chỉ định Bắc Kinh đại diện cho TQ tại LHQ. Nhưng Mỹ vẫn cam kết bảo vệ đảo quốc này theo tinh thần kết ước "Relations Taiwan Act". Dầu thế nào, trách Mỹ bỏ VN lần thứ hai là không đúng. Lỗi là do phía VN chậm lụt như rùa. Bây giờ "cụ rùa" đã chết. Nhưng thái độ của VN vẫn "khệnh khạng" ta đây, theo kiểu "VN vẫn sống không có TPP mà"! Ừ, thì cho mầy sống. Vấn đề là sống ưởng ngực "le lói" với đời hay sống làm cu li, bán mồ hôi lấy bát cơm, bán trôn nuôi miệng như ngày hôm nay ? Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  23. Ông Fidel Castro (trái) đã cố gắng tạo ra 'nhiều hình ảnh đẹp' nhưng tới nay cuộc cách mạng mà ông dẫn dắt Cuba 'đã thất bại' và đất nước này cần một cuộc cách mạng khác, theo Tiến sỹ Vũ Quang Việt. Cuba sẽ cần một cuộc cách mạng thêm nữa hậu cái chết của cựu lãnh đạo Fidel Castro, người vừa ra đi ở tuổi 90, theo một học giả Việt Nam từ châu Mỹ. Bình luận với BBC sau khi ông Castro qua đời, từ New York, Hoa Kỳ, học giả, Tiến sỹ Vũ Quang Việt, cựu chuyên viên cao cấp của Liên Hợp quốc và nhà quan sát thời sự, chính trị quốc tế, khu vực, nói:"Việc ông Castro chết, tôi nghĩ rằng trong lịch sử dài lâu người ta sẽ phải đánh giá, nhưng việc ông chết là một việc bình thường vì ông ấy đã từ chức rồi, ông đã lớn tuổi rồi. Những kêu gọi về dân chủ, nhân quyền, hoặc là cách mạng, những hình ảnh đẹp, tôi nghĩ cái đó ông chẳng đưa lại được gì cả. Và cho đến bây giờ, tất cả hình ảnh đó, để tạo một cuộc cách mạnh xã hội, tạo một hình ảnh đẹp, thì hoàn toàn thất bại Tiến sỹ Vũ Quang Việt "Theo cảm nghĩ của tôi, ông Castro ngay từ năm 1960, tức là thời Eisenhower, khi mà lật đổ được chế độ độc tài ở Cuba đưa đến vấn đề độc lập cho Cuba, sau đó trong nhiều thập kỷ bị Mỹ cấm vận rồi cô lập, thì người ta thấy ông Castro là hình ảnh của một người dám đứng lên để chống lại Mỹ."Người ta nhìn thấy hình ảnh của ông là hình ảnh của một người muốn làm cuộc cách mạng xã hội đưa đến ấm no và tự do cho Cuba. Ngoài ra, trong thời gian về sau này, ông cũng là hình ảnh giúp rất nhiều nước ở châu Phi chống lại những nước thuộc địa (thực dân) để đem lại độc lập cho các nước ở châu Phi, đó là những hình ảnh đẹp."Hình ảnh thất bại?Tuy nhiên về đằng sau các 'hình ảnh đẹp' đó và nhìn lại, liệu cố lãnh đạo của cuộc cách mạng ở Cuba thực sự đạt được thành tựu gì hay không, Tiến sỹ Vũ Quang Việt bình luận tiếp:"Tổng quát lại, công đóng góp của ông ấy là như thế, còn những kêu gọi về dân chủ, nhân quyền, hoặc là cách mạng, những hình ảnh đẹp, tôi nghĩ cái đó ông chẳng đưa lại được gì cả."Và cho đến bây giờ, tất cả hình ảnh đó, để tạo một cuộc cách mạnh xã hội, tạo một hình ảnh đẹp, thì hoàn toàn thất bại. Một số quốc gia đi theo cuộc cách mạng của ông Fidel Castro, như Venezuela ở châu Mỹ, cũng đã 'chịu thất bại' và 'không đi đến đâu', theo Tiến sỹ Vũ Quang Việt. "Có một vài nước theo ông ấy cũng đã đưa đến sự thất bại rất rõ ràng như là Venezuela, ngoài ra cũng là Việt Nam, cũng là những hình ảnh thất bại của những cái gọi là cách mạng."Có nghĩa là những nước này cần phải có một cuộc cách mạng thêm nữa thì mới có thể đưa xã hội tốt đẹp lên được..."Tôi nghĩ, Cuba sẽ còn có nhiều người thời xa xưa, những hình ảnh đẹp chống lại Đế quốc Mỹ, thì họ sẽ thương tiếc ông ấy, quá khứ đã huy hoàng như vậy."Còn bây giờ những người trẻ, tôi nghĩ họ sẽ nhìn ông ấy rất là khác, vì họ nhìn ông ấy là một hình ảnh đã qua rồi và họ muốn (có một) cái gì thay đổi ở Cuba." Donald Trump nói bây giờ không muốn tham dự vào việc xây dựng, hay lập một quốc gia, giúp một quốc gia để xây dựng nước dân chủ theo hình ảnh của Mỹ Tiến sỹ Vũ Quang Việt Trump với Cuba hậu Fidel?Gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có một số động thái liên quan quá trình bình thường hóa các quan hệ của Mỹ với Cuba, tuy nhiên, tới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ thay thế ông Obama, trước câu hỏi quan hệ Mỹ - Cuba sẽ ra sao, liệu ông Trump có tiếp tục hay sẽ làm khác các chính sách của chính quyền Obama liên quan tới Cuba, hậu Fidel Castro, học giả Vũ Quang Việt trả lời:"Tôi nghĩ rằng Donald Trump là một người buôn bán, 'lái buôn', ông ta sẽ phải đánh giá cái lợi và cái hại đối với Cuba."Nói chung, cho đến ngày hôm nay, toàn bộ những cấm vận của Mỹ với Cuba coi như không đưa đến đâu cả, Cuba vẫn là Cuba, tức là họ vẫn là nghèo đói, họ vẫn chưa có dân chủ, họ vẫn thế này, vẫn thế kia."Donald Trump nói bây giờ không muốn tham dự vào việc xây dựng, hay lập một quốc gia, giúp một quốc gia để xây dựng nước dân chủ theo hình ảnh của Mỹ."Thì tôi nghĩ rằng ông Trump có tiếp tục..., đảo ngược lại chính sách của Cuba cũng là vô tích sự, thế giới bây giờ, đặc biệt bên Nam Mỹ họ đã có liên hệ với Cuba, mà tự cô lập thì rõ ràng cho đến bây giờ là không đưa đến đâu."Cho nên khi Obama mở cửa như vậy là một điều tốt rồi," học giả từ Bắc Mỹ nói với BBC hôm thứ Bảy.Quý vị có thể bấm vào đường link được bôi đậm sau đây để theo dõi cuộc trao đổi cuối tuần giữa BBC Việt ngữ với Tiến sỹ Vũ Quang Việt về cái chết của ông Fidel Castro và chính quyền sắp nhậm chức của ông Donald Trump.BBC
  24. HT Cộng tác viên Dân Luận Một trong các tác giả của báo cáo trao bản báo cáo cho ngư dân. Mặt nhân vật được che vì lý do an toàn cá nhân. Trong những ngày qua, một số đại diện của nhóm Green Trees đã đến Hà Tĩnh và Nghệ An để trao tận tay báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển miền Trung” cho ngư dân – những người chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm họa này. Đây là những đại diện cho hơn 10.000 thành viên của Green Trees, và cũng là đồng tác giả của báo cáo. Tình hình môi trường ở các tỉnh miền Trung không có gì tiến triển. Mặc dù các quan chức, chẳng hạn như Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà, vẫn nói rằng “biển đã sạch”, nhưng ngư dân không nhận thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ điều đó. Hàng chục chiếc ghe vẫn phủ vải nằm im trên bãi. Ngư dân gần như đã bỏ biển. Ông Lê Xuân Thế (xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, từ khi thảm họa xảy ra (được tính là từ ngày 6/4/2016), ông chỉ đi biển có… ba lần, mà đi là do quá nhớ biển, nhớ nghề, chứ không phải do còn hy vọng đánh bắt được cá. Một vài ngư dân khác thỉnh thoảng cũng đi biển, nhưng số lượng hải sản đánh bắt được rất ít, theo ghi nhận của Green Trees. Họ đã phải bắt đến cả cá con, mực con, điều này đe dọa khả năng phục hồi của các loại sinh vật biển. Ở trong một ghe, giữa lèo tèo vài con cá, Green Trees trông thấy một cá mập con, dài chỉ chừng 60cm. Thị trường tê liệt Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng nhất chưa phải là không còn hải sản để đánh bắt, mà là hải sản mang về hầu như không bán được vì không còn ai tiêu thụ. Thỉnh thoảng, có một số tư thương vẫn đến mua của bà con, nhưng họ ép giá rất mạnh. Ví dụ như ghẹ, trước khi có thảm họa, giá có thể lên tới 400-500.000 đồng/kg thì giờ chỉ còn trên dưới 100.000 đồng. Số hải sản đó được tư thương chuyển đi đâu sau khi mua và xử lý như thế nào, cũng không ai biết. Nhìn bãi biển vắng tanh vắng ngắt và các mâm cơm không có cá, các thành viên của Green Trees – tác giả bản báo cáo về thảm họa Formosa – hiểu rằng: Nghề đánh bắt, kinh doanh hải sản ở các vùng biển một thời rất giàu tôm cá, nay đã chết. Nghề này chỉ có thể sống lại khi thị trường hải sản đã được khơi thông, mà thị trường hải sản thì chỉ có thể được khơi thông khi người mua, người bán tin chắc là biển đã sạch. Niềm tin đó, hiện không có mảy may. Không chỉ nghề đánh bắt hải sản, Green Trees ghi nhận rằng các nghề khác có liên quan đến biển như kinh doanh du lịch, làm muối, làm sỏi… cũng đều bế tắc. Dân bỏ nghề, ruộng muối bỏ không, nhà nghỉ, khách sạn ế khách. Bốn tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của thảm họa đều là địa phương có biển, tỷ lệ sinh rất cao (vì đặc thù của nghề đi biển là tiêu hao sức lao động, cần lao động nam). Mỗi hộ gia đình đều có trung bình 6-7 con, nhà nào hiếm lắm thì 3-4 con. Thảm họa biển miền Trung làm số thanh niên trai tráng thất nghiệp, bỏ biển tăng vọt. Họ ở nhà chơi cả ngày. Có một số tìm đến lối thoát khác, là theo tàu đánh bắt xa bờ ở miền Nam, hoặc trốn sang Lào, Campuchia, Thái Lan làm thuê (nhập cư bất hợp pháp). Hoàng Tiến Sỹ, một ngư dân trẻ, là người đã từng lái tàu đưa các tác giả báo cáo ra gần nơi Formosa xây cảng nước sâu Sơn Dương vào tháng 8 vừa qua. Em cho biết đó là lần đầu tiên em đi biển kể từ xảy ra thảm họa. Mới đây, lúc nhóm gặp lại em là lúc em đang ngồi chơi trước cổng nhà. Em nói: “Mọi việc vẫn thế”, và tỏ ra rất vui khi được Green Trees ký tặng một cuốn báo cáo. Bồi thường không thoả đáng Liên quan đến khoản bồi thường 500 triệu USD của Formosa, chính quyền xã Kỳ Lợi đã tiến hành thống kê thiệt hại của người dân theo Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 19/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chưa có hộ nào được chi trả gì. Xin lưu ý: Ngay cả khi được bồi thường, thì thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa cũng chỉ là sáu tháng, từ tháng 4/2016 đến hết tháng 9/2016. Còn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), chính quyền đã và đang trả tiền bồi thường cho dân. Tuy nhiên, phần lớn cư dân bị áp một mức chung là 17.460.000 đồng cho cả sáu tháng. Trong khi đó, theo kê khai của ngư dân, trước khi xảy ra thảm họa, thu nhập của họ đạt trung bình 2 triệu đồng/ngày. Mức bồi thường không thỏa đáng đang gây bức xúc cho rất nhiều người dân. Bản báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển” của nhóm Green Trees được xuất bản vào đầu tháng 10, bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Đài Loan. Green Trees đã gửi báo cáo đến Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, và hai bộ Tài nguyên-Môi trường, Thông tin-Truyền thông, nhưng không nhận được phản hồi nào từ đó đến nay.
  25. Việt Nam trong vòng vài chục năm nay rõ ràng đã và đang ở trong tình trạng khó khăn, gần như vô đạo, tức chính trị thối nát và thiên hạ bị mất lòng tin trên diện rộng. Bang vô đạo Cho dù không thuộc phái nào trong số hai phái chủ yếu đề cao và bài bác Khổng Tử, nhưng dường như hầu hết ai cũng phải khách quan nhận rằng văn chương trong sách vở kinh điển của Nho gia có nhiều đoạn rất hay, rất “đắc”, hàm súc mà thâm trầm tế nhị về phương diện diễn đạt, khi nó muốn phát biểu bất cứ chuyện gì liên quan đến các vấn đề thuộc chính trị, văn hóa, đạo đức… Chẳng hạn, muốn nói về thái độ sống và trách nhiệm của hạng người quân tử tức tầng lớp lãnh đạo hay tầng lớp trên trong xã hội phong kiến thời xưa (phân biệt với đông đảo quần chúng), Khổng Tử chỉ buông ra một câu rất gọn mà dứt khoát, trong Luận ngữ, thiên “Thái Bá”: “Bang vô đạo, phú thả quý yên, sỉ dã” (Khi nước vô đạo nghĩa là đang ở trong tình trạng hắc ám về chính trị mà lo chạy theo lợi danh để mong được giàu và sang là điều đáng hổ thẹn). Về hai chữ “vô đạo”, Hán ngữ đại từ điển của Trung Quốc nêu lên cả thảy 5 ý nghĩa khác nhau, trong số có 3 nghĩa liên quan chính trị rất rõ: (1) Chỉ tình trạng quốc gia có nền chính trị hôn ám tệ hại, chính sự rối loạn thối nát, người lãnh đạo không trị dân bằng đạo đức (tương ứng với ý nghĩa trong câu vừa dẫn trên); (2) Vô đạo đức, vô hạnh, không thi hành chính đạo, làm những việc xấu ác (như trong câu “Ngô văn Tống quân vô đạo…”, Ta nghe vua nước Tống làm những chuyện xấu ác, trong Hàn Phi Tử, “ Ngoại trữ thuyết tả thượng”); (3) Kẻ vô đạo, chỉ kẻ xấu không làm việc nhân nghĩa, hoặc vua chúa tàn bạo (như trong câu: “Phạt vô đạo, tru bạo Tần” Đánh kẻ vô đạo, kể tội và giết nhà Tần tàn bạo, trong Sử ký, “Trần Thiệp thế gia”). Xét các ý nghĩa của cụm từ “vô đạo” như trên thì Việt Nam trong vòng vài chục năm nay rõ ràng đã và đang ở trong tình trạng khó khăn, gần như vô đạo, tức chính trị thối nát và thiên hạ bị mất lòng tin trên diện rộng. Bên cạnh vài nhà lãnh đạo mà dân chúng còn có phần hi vọng được, một bộ phận không nhỏ kẻ khác tham lam vô hạnh/ vô đạo (nghĩa thứ 2 và 3) đã bằng con đường cơ hội hoặc thủ đoạn chính trị chen được vào bộ máy quản lý đất nước, để xảy ra tình trạng “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, luật pháp không nghiêm, mà diễn đạt theo nghĩa bình dân dễ hiểu là mạnh ai nấy làm, “trên bảo dưới không nghe”, dẫn đến nhiều thực trạng đau buồn: môi trường thiên nhiên và xã hội bị phá nát, các thang giá trị bị đảo lộn, văn hóa-giáo dục-đạo đức xuống cấp tới mức lâm nguy, xã hội bất công trầm trọng, hố ngăn cách giàu nghèo thêm sâu sắc, quốc nạn tham nhũng, tội ác giết người cùng các loại hình tệ nạn xã hội khác diễn biến phức tạp theo chiều hướng ngày một gia tăng…, vô phương cứu chữa! Trong khi đó, một nhóm những kẻ thuộc tầng lớp trên nhưng lại bất cố liêm sỉ, cứ hớn hở ngồi trên các vị trí lãnh đạo câu kết lẫn nhau trục lợi và tranh giành quyền lực trước tình trạng ngày càng gian nan điêu đứng của khối quảng đại quần chúng lao động nghèo khổ bao gồm phần lớn là công nhân, công chức cấp thấp, dân nghèo thành thị, đặc biệt nông dân và đồng bào miền núi, những thành phần vốn bị lép vế, không tiền không quyền, chỉ biết mưu sinh chân chính bằng sức lao động trong nền chính trị không có tự do dân chủ và luật pháp nghiêm minh, trùm lên cả một nền kinh tế bất ổn định, lương không đủ sống, do chính những phần tử đặc quyền đặc lợi nêu trên gây ra. Nhóm đặc quyền đặc lợi này, dù bị dư luận phê phán bao nhiêu dường như họ cũng tỏ ra không biết hổ thẹn, trái lại cứ nhơn nhơn hằng ngày không ngượng miệng, nói mãi những câu chỉ đạo chung chung vô nghĩa, vừa giáo điều vừa sáo rỗng, mà chẳng cần biết có đối tượng dân chúng hay nhân sĩ trí thức nào còn muốn được nghe họ nói nữa hay không. Hạng người như vừa nêu trên trong lịch sử thời nào cũng có, đặc biệt bộc lộ rõ nhất trong các thời kỳ “bang vô đạo”. Thời xưa đó là hàng trăm những ông quan đại thần trong triều (tương đương các quan chức trung ương như bộ trưởng, vụ trưởng vụ phó, cục trưởng cục phó … ngày nay), được chỉ huy bởi vua và tể tướng. Trong điều kiện chính trị hủ bại, nhóm người này từ tể tướng trở xuống đều trở thành những kẻ vô trách nhiệm, ăn hại đái nát, chuyên ăn hối lộ đè đầu cưỡi cổ đám dân đen nghèo khổ, mà chẳng có kế sách gì để cải cách hay vực dậy hiệu quả nền chính trị trong nước, trái lại còn tìm cách duy trì sự thối nát bằng những luận điệu bảo thủ cũ rích để tiếp tục được hưởng lợi quyền lâu dài, cho cá nhân và cho những nhóm lợi ích liên quan tới mình. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam và Trung Quốc, xưa cũng như nay, đều có những giai đoạn chính trị bại hoại tàn tệ gần gần giống như nhau. Ở Việt Nam, tiêu biểu có thể kể là vào khoảng cuối thời Hậu Lê, như thư viết năm 1766 của giáo sĩ thừa sai Reydellet gởi cho người em trai ở Pháp, đã mô tả rất sinh động tình trạng tệ hại trong nước, với giọng mỉa mai sâu sắc: “Về việc giữ gìn an ninh và luật pháp trong xứ [Đàng Ngoài, tức Bắc Việt] thì có lẽ sẽ rất dài dòng nếu ta đi sâu vào các chi tiết. Tôi chỉ xin nói để chú biết là nhìn tổng quát thì luật lệ ở đây rất đúng đắn, rất hợp lý và được quy định rõ ràng. Chỉ tệ một nỗi là chẳng được kẻ nào tôn trọng cả. Chính những người có phận sự thi hành luật pháp lại là những người phạm luật trước hơn ai hết. Tiền bạc và những tặng vật đút lót xóa sạch những tội ác. Dù có là đại gian hùng nhưng nếu biết cách che giấu những hành động bất chính của mình thì vẫn là người lương thiện [TVC nhấn mạnh]. Chỉ những kẻ vụng về, những kẻ ngờ nghệch, ngây ngô, những kẻ nghèo hèn là bị trừng phạt thôi. Điều này cho thấy là đức hạnh của con người không đủ sức tạo ra những kẻ có lòng lương thiện” (xem Thư của các giáo sĩ thừa sai, bản Việt dịch từ Pháp ngữ của Nguyễn Minh Hoàng, NXB Văn Học, tr. 74). Tương tự như vậy, ở Trung Quốc thời xưa, ngay từ giai đoạn đầu nhà Minh (khoảng cuối thế kỷ 14), chính trị đã bộc lộ rõ sự bại hoại vô đạo, khiến một quan chức lớn vừa là nhà văn/ nhà trí thức đương thời là Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn, 1311-1375) đã không ngăn được nỗi bức xúc, cực lực phê phán một cách sâu sắc hiện trạng quan lại gian tà trong bài “Mại cam giả ngôn” (Lời người bán cam), một tiểu phẩm cổ văn chính luận rất nổi tiếng, nội dung mượn lời người bán cam bình phẩm sự tác tệ của bọn quan chức ăn hại để kết luận bài viết. Đại khái, tác giả trách anh bán cam lừa đảo bán toàn cam bên vỏ ngoài màu mè thấy tươi tốt nhưng bên trong hỏng nát, thì được anh ta đáp lại bằng một luận điệu trông có vẻ rất tự nhiên bình thản: “Ở đời, kẻ lừa gạt người không phải ít, há chỉ có riêng tôi hay sao?... Nay những kẻ đầu đội nón cao to [chỉ giới quan lại cấp cao trong triều]…, nhưng… cướp dấy lên mà không biết ngăn, dân khốn khổ mà không biết cứu, quan lại gian tà mà không biết cấm, pháp luật bại hoại mà không biết sửa, ngồi không ăn tốn lúa trong kho mà không biết nhục. Trông họ ngồi trên nhà cao, cưỡi ngựa lớn, say rượu ngon, no thịt cá, thì kẻ nào mà chẳng vòi vòi đáng sợ…, bề ngoài thì như ngọc như vàng mà bề trong thì như bông nát? Nay ông chẳng xét những kẻ đó mà chỉ xét cam của tôi!”. Đọc tiểu phẩm cổ văn chính luận dẫn trên, chúng ta thấy dường như tác giả Lưu Cơ đã không tiếc lời mạt sát khinh miệt đám quan lại cấp cao “ngồi không ăn tốn lúa trong kho” còn thậm tệ hơn cả anh bán cam vì nghèo mà không tôn trọng đạo đức kinh doanh đến phải phạm tội lừa đảo. Ngày nay, đối chiếu với thực trạng Việt Nam, nếu để ý quan sát, sẽ thấy đại khái cứ có khoảng bao nhiêu kẻ thất học vô công rồi nghề lừa đảo, cướp của giết người… phải vào tù ra khám thì có lẽ cũng có chừng ấy không ít hơn những viên chức-quan chức nhà nước bị truy tố, phải tra tay vào còng và bị đăng hình lên báo chí vì một số loại tội phạm như tham ô, móc ngoặc, hối lộ, lừa đảo…. Cho nên câu ca dao dạy trong các trường học “Con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” là ám chỉ khá đúng cho tình trạng hiện tại. Chỉ có điều, ngoài lòng tham và bản năng chạy tội ra thì giữa hai loại kẻ cướp lại có những đặc điểm hầu như khác nhau hoàn toàn. Đại khái: Một đằng thất học vô nghệ, lý lịch đôi khi không rõ ràng, bần cùng sinh đạo tặc; còn đằng kia thì phần nhiều được đào tạo có cấp bằng văn hóa hoặc chuyên môn cao hẳn hoi (kể cả không ít thạc sĩ, tiến sĩ), lý lịch từ quá tốt đến tốt, được tín nhiệm giao cho quyền cao chức trọng, không bần cùng mà vẫn sinh đạo tặc. Đạo tặc loại nào cũng nguy hiểm, hại dân hại nước, cần trừng trị như nhau, nhưng loại đạo tặc quan chức đứng đầu các cơ quan lãnh đạo hành chính hoặc doanh nghiệp nhà nước lớn (như tập đoàn, tổng công ty…) thì lẽ tất nhiên phải có hại cho dân nhiều hơn, vì thực chất dưới tay họ là những cơ quan công quyền hoặc công ty kinh doanh thuộc sở hữu của khoảng 90 triệu dân trong nước. Cũng như những kẻ giựt dọc khác, hầu hết đạo tặc quan chức khi bị phát hiện đều tìm mọi cách chối tội/ chạy tội, đôi khi cũng trốn chui trốn nhủi ra nước ngoài, ngành công an phải phát lệnh truy nã; nhưng thường thì họ chỉ được xử lý nội bộ theo kiểu bao che lẫn nhau để hạ cánh an toàn, tiếp tục thụ hưởng sự giàu sang bên cạnh một đám đông dân số nghèo khổ mà chẳng ai làm gì được họ. Đám người này, một số đã về hưu, nếu chưa phạm trọng tội hình sự rõ ràng (không che giấu được) và bị đuổi ra khỏi tổ chức thì hầu hết cũng đều không chịu từ bỏ cái tổ chức chính trị đã nát bét nhưng nhờ đó họ được dung dưỡng trở nên vinh sang giàu có, nhà cao cửa rộng, cộng thêm một số ưu quyền mà thường dân không có. Một số người khác tuy có phẩm cách sạch sẽ trong sáng hơn, cố giữ mình trinh bạch tương đối cho lương tâm đỡ bị cắn rứt tới lúc về hưu, nhưng vẫn không dám mạnh dạn có tiếng nói phản biện trung thực, ngại xin ra khỏi tổ chức, vì sợ bị trù dập, mất các quyền ưu tiên, hoặc ngầm hiểu bản thân mình có thể hi sinh quyền lợi nhưng còn e ảnh hưởng bất lợi đến tương lai con cháu. Xét cho cùng kỳ lý, nhóm thiểu số tạm gọi tốt đẹp này cũng đã bị khéo lợi dụng mà không hay biết, vì kẻ xấu thường tìm cách treo gương họ ra bằng những tấm bằng khen, huân chương để tuyên truyền cho tính ưu việt của thể chế chính trị, khi gọi họ là những người con “ưu tú”, “chân chính”, “anh hùng”… của nhân dân và đất nước XHCN! Một khi đã trở thành tội phạm, thì nhân cách các đối tượng đều xấu như nhau, nhưng nếu xét “hoàn cảnh” cụ thể thì hạng phạm nhân quan chức gây thiệt hại tiền tỉ cho dân lại đáng bị xã hội khinh chê nguyền rủa hơn, chẳng hạn so với quân trộm chó mạt hạng…, vì những kẻ này vốn đã được xã hội ưu ái, cho ăn học-đào tạo-đề bạt chức vụ, nhờ đó (trên nguyên tắc/ lý thuyết) hiểu biết luật pháp, có điều kiện nhận thức tốt hơn về những gì đáng làm và không nên làm. Vì lòng tham không đáy, họ dám phản bội cả lòng tin của tổ chức cấp trên và của nhân dân, bằng đủ loại thủ đoạn cao cường quỷ quyệt, sẵn sàng vi phạm phép nước để thỏa mãn tham vọng thấp hèn, góp phần tạo nên môi trường xấu và tình trạng bất công, cũng chính là tạo nên cái điều kiện cơ bản để từ đó liên tục làm nảy sinh các loại tệ nạn xã hội khác. Ở các cấp lính lác thừa hành nhỏ hơn, noi gương xấu cấp trên, họ không thể kiên nhẫn chịu mãi sự lép vế thu nhập so với thượng cấp, nên một bộ phận không nhỏ đã lần lần trở nên hèn kém hư hỏng bằng đủ mọi loại thủ đoạn kiếm chác rẻ tiền. Một số khác trong họ đã trở thành những phần tử tha hóa ác ôn, ức hiếp bóc lột dân chúng, thường thấy trong những vụ cưỡng chế giải tỏa nhà đất, hoặc dẹp lòng lề đường…; nhân danh nhiệm vụ cấp trên giao, đi đến đâu cũng “đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi” (Nguyễn Du), sẵn sàng thi triển những hành động vô cảm, “phũ tay tồi tàn” ngay cả đối với những phụ nữ nghèo khổ mua gánh bán bưng lương thiện ngoài đường phố để kiếm tiền nuôi con. Những hình ảnh phản cảm như trên vừa nói gợi chúng ta nhớ đến một tiểu phẩm cổ văn chính luận khác cũng rất nổi tiếng, đó là bài “Bổ xà giả thuyết” (Lời người bắt rắn) của Liễu Tông Nguyên (773-819) thời Đường, nội dung công kích mạnh mẽ vào đám tham quan ô lại và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dưới đáy xã hội bị bóc lột tận xương tủy, với ý tưởng chính coi chính sách thuế khóa bóc lột dân nghèo còn độc hại hơn cả nọc rắn độc và còn “dữ hơn cọp” nữa. Đại khái, trong câu chuyện, người dân đen ở nông thôn thà liều chết bắt rắn nộp lên quan để được miễn thuế còn hơn phải chịu khổ về nỗi thuế má nặng nề, lại còn bị bắt nạt hiếp đáp trăm chiều: “Bọn lại hung ác tới làng tôi, hò hét ở phía đông phía tây, phá phách ở phía nam phía bắc, ầm ĩ làm cho mọi người kinh hoảng, tới gà chó cũng không được yên”. Bên cạnh một bộ phận không nhỏ giới quan liêu thối nát đủ cỡ và các cấp thừa hành chỉ biết làm theo lệnh cấp trên, xưa nay còn có một số không ít (chứ không phải tất cả) trí thức nô dịch ăn theo thể chế kinh tế-chính trị bằng cách minh họa/ phụ họa cho những chính sách mị dân, sai lầm. Những người này tuy chưa xứng gọi ăn hại đái nát, một số cũng có hoàn cảnh riêng biệt đáng được thông cảm, nhưng nói chung về mặt chiều sâu còn có hại hơn cả đám lính lác đi dọn dẹp lòng lề đường, trong vai trò đồng lõa của họ với những cái xấu lớn hơn/ gây tác hại nhiều hơn thuộc về đường lối, chính sách. Trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện tại, một số trong họ là những ông nghị viên hội đồng các tỉnh thành, ủy viên mặt trận này mặt trận nọ, chủ tịch các thứ hội, hoặc thậm chí cả đại biểu Quốc hội, vốn được cơ cấu sẵn để đưa vào tổ chức chính trị nhưng thực chất chỉ hữu danh vô thực, giữ vai trò a dua phụ họa. Đối với hạng trí thức này, có lần tôi đã mạnh dạn viết rõ: “Người ta thường thấy vẫn có không ít trí thức về mặt nhận thức đối với các hiện tình chung của xã hội thì họ vẫn đủ sáng suốt, thấy hết mọi vấn đề, nhưng vì nhiều lý do thực tế của cuộc sống, họ đã chọn lựa thái độ cầu an nên thường không dám tỏ thật thái độ, thậm chí vô hình trung còn đồng lõa với một số điều tệ hại đi ngược với quyền lợi của công chúng. Một số khác trong họ bên ngoài cuộc sống hiền lành và có vẻ trong sạch còn dần dà trở thành những phần tử thỏa hiệp nguy hiểm để hợp lý hóa cho những chủ trương chính sách sai lầm, gọi là ‘văn quá sức phi’, tức tìm cách tô điểm cho những điều bậy bạ trở nên có văn vẻ để mị hoặc quần chúng. Nếu cần tỏ thái độ phê bình, họ chỉ phát biểu vừa phải để giữ mức an toàn cho bản thân và cho những chức vụ đang được nắm giữ, rốt cuộc trở thành những kẻ ngụy tín ngụy biện lúc nào không hay. Họ có thừa khả năng lý luận để biện minh và che giấu cho mặt trái hành động của mình, so với đám tham quan ô lại thì thành phần trí thức dạng này còn nguy hiểm hơn nhiều vì chính họ mới là thủ phạm gián tiếp dung dưỡng, làm trái độn bắc cầu cho những kẻ tham quan ô lại tiếp tục hoành hành. Chuyện này không có gì mới, vì lịch sử đã nhiều lần chứng tỏ, trong một số thời kỳ chính trị hủ bại, một bộ phận của tầng lớp sĩ phu không phải lúc nào cũng đứng về phía binh vực cho quyền lợi của nhân dân lao động” (xem tuần báo Công Giáo Và Dân Tộc, số 1384). Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại cho đúng sự thật và công bằng sòng phẳng: dẫn đến tình trạng trầm trọng đáng lo như hiện nay không phải do tội lỗi của từng cá nhân riêng lẻ gộp lại, mà do cái tổng thể của kiểu cách/ mô thức tổ chức điều hành xã hội đã không thể không tạo nên tình trạng tha hóa cho mỗi con người mà cá nhân chỉ là sản vật. Nói cách khác, chính là cái thể chế kinh tế-chính trị, mà người ta thường nói giảm đi cho lịch sự tế nhị bằng hai chữ “cơ chế”, thứ cơ chế đã có mấy đời thủ tướng (như Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải…) gợi ý khéo léo cần phải thay đổi (chứ khó nói huỵch toẹt ra vì dù cấp thủ tướng trong cơ chế đó cũng chẳng dám hoặc được tự do phát biểu…), và có lần ông bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Đào Đình Bình đã phải ngậm ngùi phát biểu lớn lên giữa phiên họp Quốc hội ngày 15.6.2006 trước khi ông bị bắt buộc phải từ chức: “Cơ chế hiện nay phải thay đổi. Nếu không thay đổi thì bộ trưởng nào ngồi vào đây cũng sẽ mắc khuyết điểm. Tôi từ chức rồi, nhưng các đồng chí sau tôi chắc chắn cũng khó vượt qua” (dẫn lại theo tạp chí Phát Triển Kinh Tế, số 191, tháng 9.2006). Liên quan sự bất lực của cả hệ thống, rất nhiều quan chức cấp cực lớn trước nay đã thừa nhận công khai, như có thể nhắc lại, chính cựu Thủ tướng Phan Văn Khải khi vừa rời khỏi chính trường cũng có lần phát biểu trả lời phỏng vấn trước Quốc hội: “Rất nhiều lần tôi nói cả hệ thống chính trị chứ không chỉ hệ thống hành chính của chúng ta có vấn đề, cần phải cải cách, chấn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực, chống cho được tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu...” (nt.). Một cái thông bệnh của quan chức các cấp nhà nước trong hệ thống chính trị là thường khi người ta sắp hoặc đã về hưu rồi mới có người thỉnh thoảng dám nói lên một phần sự thật mấy vấn đề cốt lõi về quan điểm/ lập trường chính trị; còn trong khi đương chức, nghĩ mình là phương diện quốc gia, sớm tối xách cặp đi họp/ đi báo cáo/ chỉ đạo… gọi là làm việc nước, để chỉ phát biểu qua loa mấy vấn đề râu ria sự vụ, mà chẳng dám động vào những chỗ bị ngầm hiểu (vì không có văn bản hay luật pháp quy định) là “vùng cấm” hay “vùng nhạy cảm”, vì sợ đi chệch đường lối chính thống sẽ có thể bị chính những đồng chí thân thiết của mình nghi ngờ và quy chụp quan điểm, từ đó có thể “bị đì”, rất khó tiến thân trên con đường sự nghiệp. Hậu quả tất yếu là hầu hết quan chức có chức vụ càng cao lại càng trở nên rụt rè gà phải cáo, sống và làm việc thiếu trung thực, (để giữ ghế chờ đến lúc về hưu hưởng đủ các loại chế độ?), và vì thế quốc gia nếu không ngày càng suy bại, bộ máy vận hành nhà nước không ngày càng kém hiệu lực, mới là chuyện lạ. Sự thật, chẳng phải không có những quan chức lãnh đạo cấp cao có thực tâm cải cách, chống tham nhũng, muốn làm trong sạch bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nhưng chính cái hệ thống với bản chất thiếu công khai dân chủ này trước hết đã vùi dập làm tê liệt mọi sáng kiến và quyền tự do phát biểu cá nhân, khiến cho một người dù thiện chí đến đâu rốt cuộc cũng phải chịu cảnh lực bất tòng tâm! Và trong tình huống triệt buộc bất lực một cách phổ biến như vậy, chỉ một số rất ít trong họ dám có quyết định “từ quan” để ít nhất cũng giữ mình trong sạch trong lương tâm thanh thản vì không tiếp tục mắc tội đồng lõa với một số biện pháp/ chính sách bất cập do tập thể quyết định. Vậy rõ ràng vấn đề cần được giải quyết từ gốc, bằng cách phải sửa đổi căn bản hệ thống kinh tế-chính trị theo hướng dân chủ hóa toàn bộ hoạt động xã hội một cách thực chất, thông qua quá trình sửa đổi Hiến pháp và thực thi đúng Hiến pháp, vì trên thực tế, kể từ Hiến pháp Việt Nam đầu tiên (năm 1946) cho tới Hiến pháp bây giờ (năm 2013), hầu hết các quyền tự do dân chủ căn bản đều chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết: nói tự do ngôn luận mà không có tự do ngôn luận (nên mới có vụ trấn áp nhóm Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956…); nói biểu tình mà không có quyền biểu tình (đến nay luật biểu tình vẫn chưa được thông qua, và ai tổ chức biểu tình cũng đều bị trấn áp, quy chụp do kẻ thù này khác xúi giục…); nói ứng cử/ bầu cử tự do nhưng thực tế chỉ do sự cơ cấu/ quy hoạch sẵn của một tổ chức độc quyền lãnh đạo (nên những người tự nộp đơn ứng cử hầu hết đều bị loại…) … Cho đến hiện nay, tình trạng mất tự do dân chủ kiểu nêu trên vẫn chưa được cải thiện đáng kể, mọi ý đồ tốt đẹp của quốc gia vì thế đều chỉ nằm trên giấy, trong khi mọi thứ hiện tượng tiêu cực trong đó nổi bật quốc nạn tham nhũng tràn lan nêu ra từ mấy chục năm nay chẳng những không dừng lại mà còn tiếp tục gia tăng hoành hành, hay được mô tả khéo bằng cụm từ “diễn biến phức tạp”. Trong bối cảnh gần như bế tắc như vậy, không ít người có thiện chí đã tỏ ra lúng túng, cố gắng lắm cũng chỉ thẳng thắn nêu lên được một vài ý kiến phản biện/ đóng góp trên các phương tiện truyền thông (lề phải, lề trái) nhưng thường chỉ được đáp lại bằng sự im lặng gần như tuyệt đối của các nhà đương cuộc! Một số người khác thất vọng vì lực bất tòng tâm, không đủ kiên nhẫn chờ đợi lâu thêm, họ đã lai rai buồn bã đoạn tuyệt với cái tổ chức chính trị độc quyền trì trệ ít chịu thay đổi mà họ kịp nhận ra chính sự độc quyền trì trệ đó mới là nguyên nhân đích thực của mọi nguyên nhân tạo nên tình trạng hôn ám, vô đạo như từ trước đến nay. Họ dứt khoát như vậy, vừa để tránh mặc cảm đồng lõa, vừa để bắt chước người xưa bảo tồn danh tiết. Từ rất lâu đã có loại lý lẽ cho rằng, trong điều kiện nước nhà “vô đạo”, tức chính trị hôn ám bại hoại, nếu thật sự là người tốt, chân chính thì không ai có thể tiến thân xa trên con đường chính trị. Trường hợp ai đó thản nhiên chịu nhận chức vụ cao một cách không ngay chính (vì thiếu đức thiếu tài, lại được cơ cấu/ đề bạt không theo nguyên tắc công bằng, dân chủ…) để được giàu sang như trong thực tế xã hội hiện tại “tiền và quyền đi đôi với nhau” mà chẳng làm được gì có ích cho dân thì họ chỉ được cái mã ngoài tốt đẹp vinh thân phì gia nhưng thực chất chỉ là một nỗi nhục nhã hết sức lớn lao, tương lai sẽ bị lịch sử phán xét không thương tiếc! Là một người không từ bỏ lý tưởng xã hội, hẳn ai cũng muốn đóng góp phần mình vào sự nghiệp tiến bộ chung của đất nước. Nhưng ngặt nỗi, cuộc sống không đứng yên một chỗ, thực tế thời cuộc cũng ngày một đổi khác, lòng yêu nước, mục đích lý tưởng vì thế cũng cần được biến thông, thể hiện khác đi cho phù hợp với thời thế và hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã thay đổi. Nếu vẫn cứ một mực “ngu trung” theo con đường cũ, khi sự vật đã khác xưa, thì đó chắc chắn không phải là cách lựa chọn sáng suốt của một người trong sạch luôn coi lợi ích của nhân dân là mục đích tối thượng. Mời xem Video: Tổng cục Tình báo: Phía TQ sẽ giúp cách để buộc Trịnh Xuân Thanh tự ra sân bay về đầu thú ngay Về phía các nhà đương cuộc chịu trách nhiệm lèo lái quốc gia, ngày càng thấy dường như họ đã nhận ra tầm quan trọng và tính bức bách của nhu cầu cải cách thể chế. Về mặt phát biểu công khai, không ít các nhà lãnh đạo cấp cao đã đề cập vấn đề này từ lâu. Nhiều người trông chờ vào một bước đột phá có tính quyết định để khai thông mọi bế tắc; một vài cố gắng cũng đã được bàn thảo và thực hiện bước đầu, tuy vẫn còn vấp phải khá nhiều khó khăn trở ngại, bởi nhiều lý do rất phức tạp. Nhưng dù thế nào, nếu thật sự muốn lấy lại niềm tin trong nhân dân, để đất nước được ổn định phát triển lâu dài và thông suốt, tiêu chí của giá trị cải cách nhất định cũng phải được đánh giá dựa trên cái ngưỡng từ đó trông thấy rõ nỗ lực vượt lên mấy nút chặn nghiệt ngã bấy lâu nay, liên quan những nội dung/ vấn đề cốt lõi như quyền tự do ngôn luận-báo chí-xuất bản, quyền ứng cử, quyền biểu tình, quyền sở hữu ruộng đất (trên thực tế)…, chứ không thể chỉ dựa vào mấy câu chữ lưỡng nghĩa vốn đã được sửa đi sửa lại nhiều lần ghi trong các bản nghị quyết suốt mấy chục năm nay mà bản chất gần như không có gì đổi mới. 22.11.2016 Trần Văn Chánh Tác giả gởi cho viet-studies ngày 24-11-16 (Viet-studies)

×
×
  • Create New...