Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'chính trị - xã hội'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Thứ trưởng Bùi Văn Nam phát biểu tại buổi làm việc. Đầu tiên hãy đến với bản tin thượng tướng Bùi Văn Nam có chuyến đến thăm Quảng Bình vào ngày 18 tháng 11 năm 2016. Làm việc với công an Quảng Bình, ông Nam đã chi số tiền 600 triệu để tặng cho công an tỉnh này. Ngoài ra thêm 1 tỷ đồng để hỗ trợ bà con bị thiệt hại do thiên tai. http://www.mps.gov.vn/web/guest/ct_trangchu/-/vcmsviewcontent/GbkG/2004/2102/36652 Số tiền 1 tỷ Việt Nam Đồng này hỗ trợ do lũ lụt vừa qua mà ông Nam gọi là thiên tai. Ông không hề nhắc đến những thảm hoạ nhân tai liên quan đến chế độ gây ra như thảm hoạ Formosa và thuỷ điện Hố Hô. Nhưng ông Nam cho dân 1 tỷ, thì cho công an Quảng Bình đến 600 triêu để làm gì.? Theo như lời dặn của ông Nam với công an Quảng Bình là cần bảo vệ an ninh tổ quốc, nắm vững những phức tạp có thể xảy ra trên địa bàn. Tuy bản tin này từ phía cổng thông tin của Bộ Công An đưa ra không nói rõ phức tạp an ninh ở Quảng Bình là gì. Nhưng bất cứ ai theo dõi tin tức vừa qua, đều hiểu đó là vấn đề người dân ở đây đang có phong trào phản đối Formosa. Một trong những công an huyện mà Bùi Văn Nam trực tiếp đến và trao tiền riêng 50 triệu là công an huyện Quảng Trạch, nơi có giáo xứ Cồn Sẻ. Ông Bùi Văn Nam trước kia là thứ trưởng bộ công an, sau đó ông được điều chuyển làm bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình. Năm 2013 ông được Bộ Chính Trị trực tiếp điều về làm lại thứ trưởng Bộ Công An. Đây là trượng hợp hy hữu Bộ Chính Trị điều động trực tiếp nhân sự vào Bộ mà không cần quyết định của thủ tướng hay bộ trường công an, sự luân chuyển này là ý đồ của Nguyễn Phú Trọng điều động ông Nam đi cơ sở làm bí thư, trở về làm thứ trưởng để nhằm đến chức bộ trưởng công an. http://cand.com.vn/thoi-su/Dong-chi-Bui-Van-Nam-giu-chuc-vu-Thu-truong-Bo-Cong-an-234591/ Trường hợp huy động từ Bộ Chính Trị bổ nhiệm thứ trưởng công an như vậy rất hiếm xảy ra. Tuy thế ở đại hội đảng 12, ông Bùi Văn Nam bị bật khỏi danh sách đề cử vào trung ương. Một lần nữa Nguyễn Phú Trọng phải ra tay vớt Bùi Văn Nam vào lại trung ương bằng một quyết định giới thiệu đặc biệt . http://vneconomy.vn/thoi-su/4-truong-hop-uy-vien-trung-uong-dac-biet-duoc-gioi-thieu-tai-cu-20160124024842431.htm Sự vớt vát này quá lộ liễu, khiên Bùi Văn Nam không đủ uy tín, phải nhường chức bộ trưởng cho người đồng cấp Tô Lâm lúc đó. Formosa đến giờ là sự đau đầu của Nguyễn Phú Trong, trong hàng ngũ tứ trụ thì Quang, Ngân, Phúc đều có vẻ không nhiệt tình gì với Formosa. Duy có Nguyễn Phú Trọng là sốt sắng nhất , khi xảy ra sự việc này, đích thân Nguyễn Phú Trọng cùng với tay chân thân tín Nguyễn Thanh Bình, thường trực ban tổ chức trung ương, trước kia là bí thư Hà Tĩnh vào Formosa và Hà Tĩnh để kiểm soát tình hình. Cùng đi có Nguyễn Văn Nên chánh văn phòng trung ương đảng, Nguyễn Văn Bình trưởng ban kinh tế trung ương. Nguyễn Văn Bình là một uỷ viên BCT mờ nhạt nhất, như một chiếc bóng vật vờ vô giá trj. Còn lại Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Nên đều có quyền lực và cánh tay thân tín của Trọng. Điều đó cho thấy các uỷ viên BCT khác đều muốn né đống rác Formosa, bởi trách nhiệm vụ này thuộc về Trọng. Để Trọng phải tự giải quyết với tay chân của ông ta. Nguyễn Phú Trọng tức giận, một mặt muốn lái dư luận từ Formosa sang hướng khác, mặt nữa là khiến các uỷ viên BCT còn lại phải rơi vào vòng xoáy liên đới. Đúng cái ngày Formosa nhận tội vì sức ép dư luận và của nhà nước Đài Loan. Trọng tung ra chiêu thanh tra, kỷ luật bắt đầu từ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng và còn nhiều uỷ viên BCT khác đang tại vị. Đồng thời Trọng dùng quyền quân uỷ trung ương, để cân nhắc chỉ huy quân sự Nghệ An vốn dĩ có nhiều kinh nghiệm đối phó biểu tình của giáo dân miền Trung, đưa tên này lên làm phó tư lệnh quân khu 4 ở miền Trung để nhằm dẹp yên phong trào đòi làm rõ Formosa. Đồng bộ phối hợp với quân đội, Nguyễn Phú Trọng sai tiếp đàn em thân tín của mình là Bùi Văn Nam vào Quảng Bình uý lạo công an tỉnh này, ve vãn và chỉ đạo công an Quảng Bình phải chủ động dập tắt những biến cố do nhân dân bức xúc việc Formosa mà ra. Và trên cương vị thứ trưởng Bộ Công An phụ trách tỉnh thành, thượng tướng Bùi Văn Nam đã có chuyến đi để thực hiện những chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng về công tác dẹp yên vụ Formsa như đã nói trên. Chỉ 4 ngày sau khi Bùi Văn Nam vào Quảng Bình. Bất ngờ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm thêm một thứ trưởng cho Bộ Công An, đó là thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn. Một quyết định bất ngờ và khá hiếm khi xảy ra, một phó tổng cục hàm thiếu tướng nhảy tót lên làm thứ trưởng. Nhảy cóc cả chức vụ lẫn quân hàm, một việc rất hiếm gặp, nhất là trong bối cảnh báo chí đang ầm ĩ về chuyện luân chuyển, bổ nhiệm ở Bộ Công Thương Việc này càng cho thấy nội tình ở Bộ Công An đang rối bời bời. Thường thì việc bổ nhiệm sẽ diễn ra long trọng , có bộ trưởng trao quyết định của thủ tướng cho thứ trưởng mới trên lễ đài, sân khấu. Nhưng vụ bổ nhệm này không thấy một hình ảnh long trọng trao quyết định với cờ hoa rực rỡ như các vụ bổ nhiệm khác, báo chí cũng chỉ đưa những bản tin ngắn ngủi, sơ sài. Ai là người đứng đằng sau việc bổ nhiệm đầy bất ngờ này, ý đồ bổ nhiệm là gì.? Thứ trưởng Bộ Công An mới bổ nhiệm Nguyễn Văn Sơn trước khi nắm chức tổng cục phó tổng cục chính trị, ông ta là giám đốc công an thành phố Đà Nẵng. Từ giám đốc công an thành phố thuộc miền Trung được điều động ra ngoài giữ chức tổng cục phó tổng cục chính trị, đương nhiên chức vụ mới chỉ có trong hai mục đích. Một là bị cất đi đến lúc về hưu, hai là để cất nhắc lên cao hơn. Bởi từ giám đốc công an Đà Nẵng sang làm phó tổng cục trưởng chính trị chắc không chuyên môn cho lắm. Chủ ý của Trần Đại Quang đưa Nguyễn Văn Sơn làm thứ trưởng là muốn giảm ảnh hưởng của Bùi Văn Nam . Qua đó cũng ngăn cản Trọng tranh thủ cái cớ dập Formosa để xây dựng lực lượng cho mình. Và lần này đề nghị của Trần Đại Quang được sự đồng tình của Nguyễn Xuân Phúc. Đơn giản một người miền Trung được làm thứ trưởng Bộ Công An, Nguyễn Xuân Phúc chả mất gì mà lại có thêm mối tình cảm vùng miền. Ký quyết định bất ngờ như thế, Phúc được lòng Quang và hơn nữa được các quan chức miền Trung nhớ Phúc không nguôi. Sau chuyến đi thăm Trung Cộng được đón tiếp long trọng, Phúc trở về có vẻ cũng bất cần với Nguyễn Phú Trọng và muốn tạo hình ảnh độc lâp cho mình. Không phải dựa bóng Trọng nữa như trước đây. Trong lúc Quang còn đang công du Apec, Cuba, Italia. Ở nhà Trọng xui thiếu tướng Bạch Thành Định , phó gíam đốc Công An Hà Nội lập ra cái gọi là Hội Đồng Lý Luận Công An Thành Phố Hà Nội. Bản tin trên báo công an cho biết. - Được sự đồng ý của Bộ Công An và Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, công an TP Hà Nội đã làm lễ công bố quyết định và ra mắt Hội đồng lý luậnCATP Hà Nội do đồng chí Bạch Thành Định làm chủ tịch. Từ mẩu tin này, cho thấy BCA hay UBNDTP Hà Nội chỉ là người chấp nhận, hai cơ quan này không phải là người đưa ra ý kiến thành lập hội đồng. Trong cương vị là TBT, kiêm uỷ viên đảng uỷ BCA và từng là chủ tịch Hội Đồng Lý Luận trung ương nhiều năm, Trọng đã nghĩ ra một mưu kế chưa từng có. Đó là đẻ ra Hội Đồng Lý Luận Công An TPHN, bước đầu là giám sát mọi hoạt động của CATP Hà Nội, tiến tới là lập Hội Đồng Lý Luận BCA để giám sát bộ này. Ý đồ này bộc lộ trong phần giới thiệu nhiệm vụ của Hội Đồng, đó là tư vấn cho công an TPHN, tham mưu cho Đảng uỷ Bộ Công An. Nên nhớ rõ tham mưu cho đảng uỷ BCA, chứ không phải cho BCA. Có nghĩa những báo cáo, đề nghị của hội đồng này sẽ tới đảng uỷ BCA nơi có Nguyễn Phú Trọng ngồi đó. Hà Nội là trung tâm đầu não thủ đỏ, nơi tập trung những cơ quan chính trị quan trọng nhất nước. Công an Hà Nội dưới quyền của giám đốc Đoàn Hữu Khương. Ông Khương nguyên là trợ lý nhiều năm của Trần Đại Quang. Trước một tháng rởi chức Bộ trưởng BCA lên làm chủ tịch nước, ông Quang đã đích thân ký quyết định phong Khương làm giám đốc CAHN. Bằng một đòn thâm hiểm, Nguyễn Phú Trọng đã kiểm soát được CATP Hà Nội, đưa giám đốc Đoàn Duy Khương thành nhân vật bù nhìn. Dư luận viên Hà Nội cho rằng việc thành lập hội đồng này là do ông Đoàn Duy Khương giám đốc CATPHN đứng ra lập, vì ông có mặt trong buổi ra mắt và có phát biểu. Sự thực thì không một giám đốc CA nào lại muốn đẻ ra một cái hội đồng , để cái hôi đồng đó bao trùm kiểm soát quyền lực của mình. Đó là việc chưa từng có, nhất là chủ tịch hội đồng ấy là một vị phó giám đốc nhiều năm bám trụ tại Hà Nội, có các mối quan hệ sâu sắc, gốc rễ với Hà Nội như Bạch Thành Định. Cũng như BCA và Uỷ Ban NDTP Hà Nội, giám đốc Đoàn Duy Khương phải cắn răng chấp nhận việc này. Một đoạn văn bản được cho là chỉ đạo thành lập Hội Đồng Lý Luận CATP do thiếu tướng Bạch Thành Định ký dưới. PA83 là phòng an ninh bảo vệ chính trị nội bộ. Thiếu tướng Bạch Thành Định phó giám đốc an ninh, thủ trưởng cơ quan diều tra an ninh. Việc thành lập hội đồng này, không giao cho các phòng khác mà giao cho phòng an ninh bảo vệ chính trị nội bộ như PA83 trực thộc mình, Bạch Thành Định đã thể hiện quyền uy của ông trùm thực sự công an Hà Nội. Ông Bạch Thành Định hơn hẳn ông Đoàn Duy Khương về nhiều mặt, về bằng cấp ông là tiến sĩ luật chuyên đề trấn áp tội phạm an ninh có tổ chức, tức là chuyên gia chống các thế lực '' dân chủ ''. Trong khi ông Khương chỉ là công an xã đi lên. Về mặt gia đình ông Định cùng hoành tráng hơn, cha ông Định là Bạch Thành Phong, nguyên xứ uỷ Bắc Kỳ, bí thư Nam Định, Hà Tây, Sơn Tây, Hà Đông... Quê ông Định ở Hoài Đức, Hà Nội. Ông Định có nhiều năm công tác tại Hà Nội, có nhiều quan hệ và ảnh hưởng tại CATP Hà Nội,. Còn ông Khương thì chân ướt chân ráo từ trợ lý bộ trưởng Trần Đại Quang về làm giám đốc Hà Nội. Từ khi làm giám đốc, ông Khương vì những nguyên nhân trên nên không có ảnh hưởng gì tại công an TPHN. Sau khi thâm nhập được vào đảng uỷ Bộ Công An, điều Bùi Văn Nam đi đánh chiếm địa bàn miền Trung dưới chiêu bài dẹp loạn Formosa, đưa được Bạch Thành Định thôn tính công an TP Hà Nội qua hội đồng lý luận CATP, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bộc lộ sẽ không khoan nhượng lùi bước khỏi vị trí TBT của mình như thiên hạ đồn. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Bộ Công An giưã Trần Đại Quang và Nguyễn Phú Trọng ngày càng xảy ra ác liệt, biến đổi nhanh chóng từng ngày. Nhưng ở cách xa Việt Nam 10 ngàn cây số, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhận được từ tay Đức Giáo Hoàng Phanxico một tập tài liệu tỏ rõ quan điểm của Vatica về môi trường , sinh thái. Một thông diệp mà Toà Thánh gửi đến các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng, Toà Thánh ủng hộ việc bảo vệ à gìn giữ môi trường. Thông điệp này đưa ra khi vụ việc Formosa đúng lúc Việt Nam đang lo đối phó bao che cho Formosa xả thải gây thảm hoạ tại 4 tỉnh miền Trung, nơi có nhiều giáo dân sinh sống. Và người có dấu hiệu bao che cho Formosa chính là Nguyễn Phú Trọng. Người Buôn Gió (FB Người Buôn Gió)
  2. Tị nạn, không tị nạn Không hiểu sao, ai cũng nghĩ mình tị nạn. Từ hôm ở DC đã vậy. Qua Cali càng hỏi tợn hơn. Tội, nhiều người còn thẳng thừng “bước đầu khó khăn, có gì cứ nói, mỗi người xúm giúp một tí”. Có quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng tưởng vậy khi hỏi tôi “Anh qua đây sống vùng nào?”. Thấy cái tình của bà con mà cảm động. Nhiều người, xa lạ đấy, đã gặp biết gì đâu, vậy mà quan tâm lo lắng như thể thiết thân, còn hơn ruột rà. Cảm động. Nhưng đấy không phải là cách mình lựa chọn. Nếu chọn đi, có lẽ tôi đã rời ngay từ trước khi… kết thúc điều tra. Không hiểu sao khi ở B14, đến 3 lần khi lấy cung gã điều tra viên hỏi “anh Nhất có ý định ra nước ngoài…?”. Lần đầu, tưởng hắn đùa khích mình, tôi ngơ không nói gì. Lần sau vẫn câu ấy, tức khí đưa ngón tay trỏ di di qua lại trên trán “Hình như trong cái đầu tôi chưa bao giờ, dù chỉ manh nha một… ý tưởng thế!”. Xong, chỉ tiếp vào thằng đang hỏi “Nếu có, tôi nghĩ tìm ngay trong chính lực lượng của các anh!”. Ra tù, nghe vợ con kể: 2 lần, người của Đại sứ Mỹ điện thoại nêu nhã ý muốn gặp trực tiếp để thăm hỏi và… “trao đổi”. Chẳng biết thực hư gì, nhưng khi ấy tôi và gia đình chọn cách im lặng, tránh tiếp xúc. Tuần đầu ở Toronto (Canada), Phạm Ngọc Cương cũng dặm “Em hỏi thật anh nhé, anh nghiêm túc suy nghĩ đi. Nếu chọn ở lại, sáng mai em chở lên Ottawa, vào Bộ Ngoại giao”. Thương Cương quá, chỉ cười “cậu tha cho tớ về, lâu lâu có tiền mua cho cặp vé cho tớ bay qua nhậu trận chơi, vậy sướng rồi!”. Mỗi người một chọn lựa. Thậm chí nhiều khi không thể, và không có quyền lựa chọn. Như Điếu Cày đấy, anh có chịu ký tá gì đâu nhưng vẫn bị tống ra sân bay đẩy đi. Và nhiều trường hợp khác, trước anh. Hoặc như Trần Huỳnh Duy Thức bây giờ. Đi hay ở lại, đều là những chọn lựa khó khăn và đau đớn. Nguồn ảnh: Trương Duy Nhất Đến Bolsa, tránh điều gì? Điếu Cày đón tôi về “nhà”. Một góc phố nhỏ, giữa trung tâm “thủ đô tị nạn” Little Sài Gòn. Cái phòng trọ chỉ đủ kê vỏn vẹn một chiếc giường, cái kệ chén bát và một chiếc bàn viết xộc xệch. Thương anh quá! Điếu Cày hiểu tôi, nên chẳng cần dặn nhiều. Nhưng quá nhiều người lo cho mình. Trăm sự, bởi ai cũng nghĩ Trương Duy Nhất sang tị nạn. Đến lúc biết tôi qua Mỹ chỉ để chơi, no tị nạn, lại càng thương và đâm… sợ cho tôi. Sợ khó khăn khi trở về, nên nhiều người khuyên “Về Bolsa, ông nhớ tránh 3 điều: tránh cờ vàng, không dùng từ “giải phóng”, và đừng đụng Việt Tân”. Thật tình, ngay từ khi qua Mỹ những lần trước, khi vẫn còn mang cái thẻ nhà báo quốc doanh, tôi đã về ngủ với… cờ vàng. Ơ. Họ cũng là người Việt. Đỏ – vàng chi cũng Việt. Sao phải tránh? Sử là vậy. Thắng thua hay vàng đỏ chi vẫn là lịch sử. Và như thế mới là sử. Vì thế, tôi đếch ngại điều này. Mỗi người một chọn lựa. Và tôi tôn trọng họ. Muốn người ta tôn trọng mình thì mình cũng phải biết tôn trọng họ. Với tôi, đỏ vàng – vàng đỏ chi cũng là sử Việt. Rồi cũng phải đến lúc nhìn lại một cách công tâm về từng thời giá trị của tất cả các loại cờ quạt, cho dù vàng hay đỏ. Dù sao, đó cũng là một thể chế thực tồn tại mấy chục năm trên nước Việt. Là thực tế một thời của nửa phần nước Việt đấy thôi! Còn chữ “giải phóng”, có lẽ nhiều người đụng, riêng tôi khó. Hôm ở DC, nhiều người đã ngạc nhiên khi thấy tôi viết câu này, sau cuộc gặp với ngài Dan Southerland, Phó tổng giám đốc chương trình Đài Á châu tự do (RFA): “… Ông là cựu phóng viên chiến trường Việt Nam. Một trong nhóm ký giả ngoại quốc cuối cùng còn ở lại, chứng kiến sự kiện Sài Gòn 30/4/1975”. Tôi không dùng chữ “giải phóng”, cũng không dùng cách gọi “giờ phút cuối cùng của chính quyền Sài Gòn”. Tôi viết, đó là “sự kiện Sài Gòn 30/4/1975”. Bởi thắng thua gì, đỏ vàng chi cũng là lịch sử. Đó là sự kiện lịch sử chung của cả hai phía, của người Việt. Lịch sử, đâu phải riêng của phe nào. Với Việt Tân. Thật tình suốt 36 ngày ở Mỹ, không thấy một “đồng chí” Việt Tân nào chào hỏi, mời hẹn gì. Tiếc là không thấy, nếu có cớ sao lại phải chối từ? Ai ngại, với tôi không! Cứ cho là họ khác ta, thậm chí chống ta, sao không một lần ngồi xuống cùng họ, nghe họ nói gì, họ nghĩ sao? Sinh thời, ông Thanh (Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính trung ương, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng – có lần thổ lộ với tôi rằng: Mình mà có quyền, sẽ mời hết tất tật các tổ nhóm chống đối, phản động chi đó ở hải ngoại. Chừng mươi hoặc vài mươi nhóm chứ mấy. Mời hết về, ngồi… nhậu với nhau đàng hoàng, nghe xem họ phản đối cái gì, chống cái chi? Làm được chứ, tại sao không? Cũng như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam đâu phải của riêng đảng Cộng sản, hay một phe phái, tôn giáo nào… Vậy thì hà cớ gì cứ Việt Cộng – Việt Tân gây thù chuốc oán? Đúng ra, tôi suýt gặp Việt Tân một lần. Hôm ở DC, lên xe chạy một đoạn rồi mới nghe cô lái xe bảo “anh Lý Thái Hùng, Tổng Bí thư Việt Tân điện, nói định chào anh Nhất một tiếng mà anh đi nhanh quá”. Thì ra, tôi và Tổng Bí thư Việt Tân suýt gặp nhau. Cũng hơi… tiếc! Cho dù cũng chưa hề gặp, chưa biết Lý Thái Hùng là ai. Thực ra, giữa phố Bolsa ấy, tôi cũng chả biết ai là Việt Tân, ai Việt Cộng? Nghe nói bên ấy, Việt Cộng cũng đầy! Mà biết để làm gì nhỉ? Bởi với tôi, Cộng cũng như Tân. Hơn nửa thế kỷ sống cùng Cộng sản. Bố tôi là Cộng sản. Nhưng tôi có Cộng sản đâu. Không Việt Cộng, cũng chẳng Việt Tân. Vì thế, tôi ngồi được tất. Cộng – Tân gì, nhậu tốt cả. Mời xem Video: Nguy cơ xảy ra đột biến lớn Bộ Quốc phòng báo động toàn quân sẵn sàng 24/24 Bolsa, với tôi, là đến với người Việt. Thoải mái vậy thôi, như anh bạn đồng nghiệp của tôi ở nhật báo Người Việt cười vui rằng: Chẳng khác chi ở nhà, đến nỗi hơn bốn chục năm rồi, mình chỉ sài tiếng Anh khi… ra khỏi nước Mỹ! Giản đơn vậy. Và cũng nhẹ nhõm vậy thôi. Chẳng ai dại chi, khoác trên mình cái áo váy đỏ lòm như nhà cậu Hùng Cửu Long kia đòi “hoà hợp hoá giải” giữa phố Bolsa. Có lẽ, sau sự kiện này, ngoài 3 điều tránh như trên, sẽ phải thêm một điều tránh thứ tư nữa: tránh mặc áo (váy) màu đỏ sao vàng tới phố Bolsa. “Ka ka ka” (nhại lời cậu Hùng Cửu Long tưng tửng), nhưng chớ “hoà hợp hoà giải” kiểu ai – nớp – du ku ku thế mà ăn đòn khổ thân. Trương Duy Nhất (Blog RFA)
  3. Chiến thắng Tổng thống Mỹ của Donald Trump đã giúp cho Nga-Tầu xích lại gần nhau hơn, nhưng Việt Nam cũng khó mà được sống yên trong gọng kìm Trump-Nga-Tầu. Lý do vì ông Trump đã nói sẽ rút khỏi TPP, là một trong những hành động của 100 ngày đầu tiên sau khi nhận chức ngày 20/01/2017. Quyết định này được chính ông Trump thu hình rồi phổ biến trên mạng báo cá nhân tối Thứ Hai, 21/11/2016. Ông Trump có thể làm được việc này bằng một quyết định hành chính mà không phải qua Quốc hội. Lời tuyên bố của Donald Trump, tất nhiên đã khiến cả Nga và Trung Quốc mở cờ trong bụng vì trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình đã thảo luận tại Peru ngày 19/11/2016, bên lề Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC, Asia-Pacific Ecenomic Conference), về việc hợp tác để thành lập “một khu vực mậu dịch tự do ở Á Châu và Thái Bình Dương” thay thế TPP. Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama, không nhắc đến ý định rút khỏi TPP của ông Trump, nhưng đã tuyên bố tại Peru rằng “nếu Mỹ ngừng thúc đẩy TPP, thì điều đó sẽ làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.” Hãng tin chuyên về tài chính và kinh tế Bloomberg viết từ Peru rằng: "Lãnh đạo một số quốc gia khác tham dự APEC cho biết họ có thể sẽ tìm cách điều chỉnh TPP để khiến thỏa thuận này trở nên hấp dẫn hơn đối với Tổng thống đắc cử của Mỹ, hoặc tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận này mà không có Mỹ." Ông Donald Trump khi tuyên bố sẽ bỏ TPP đã nói ông muốn thương thảo “song phương” với các nước để đạt được thỏa hiệp thương mại tốt hơn và công bằng cho nước Mỹ. Điều này cho thấy chính phủ Donald Trump đã nhất quyết từ giã TPP như để xóa đi dấu vết lịch sử sau 8 năm cầm quyền của Tổng thống Obama. Nhưng Donald Trump không cho biết thương thuyết song phương cái gì, bao giờ và với nước nào? Cả Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull lẫn Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đều bầy tỏ quan ngại đối với quyết định của ông Trump. Ông Turnbull nói TPP "là một chiến lược quan trọng đối với Mỹ." Còn Thủ tướng Nhật thì cũng chán nản không ít khi bảo rằng "TPP sẽ không có ý nghĩa gì nếu vắng mặt Mỹ". Tại cuộc họp báo ở Á Căn Đình (Argentina), sau hội nghị APEC, Thủ tướng Abe nói: "Hiệp định này (TPP) không thể đàm phán lại. Vì "việc này sẽ phá vỡ thế cân bằng nền tảng về lợi ích" Vậy quyết định bỏ TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đưa đến hậu quả chính trị và kinh tế ra sao? Hậu quả bỏ TPP Trước hết, có nhiều người lầm tưởng TPP chỉ là một Hiệp định thuần túy kinh tế giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Gia Nã Đại (Canada), Chí Lợi (Chile), Nhật (Japan), Mã Lai Á (Malaysia), Mexico, Tân Gia Ba (Singapore), Tân Tây Lan (New Zealand), Peru, USA (Mỹ) và Việt Nam. Thật ra TPP là một Thỏa hiệp mang tầm vóc chiến lược an ninh và quốc phòng phản ảnh qua chính sách xoay trục quân sự từ Âu sang Á của Hoa Kỳ, sau ngày Tổng thống Dân chủ Barack Obama đắc cử năm 2008. Vì vậy nó mới có tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương ( Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP). Tuy không nói ra nhưng các chuyên gia quân sự, quốc phòng chiến lược và kinh tế toàn cầu đều đồng ý, nếu được thi hành, TPP sẽ giúp cho tuyến phòng vệ của Mỹ và các nước đồng minh bền vững hơn trước đe dọa bành trướng quân sự và kinh tế mỗi ngày một lan rộng trong khu vực của Trung Quốc. TPP và Biển Đông Bằng chứng là Mỹ luôn luôn cảnh giác Trung Hoa về các hoạt động gây bất ổn định của họ trên Biển Đông từ mấy năm qua. Nghiêm trọng nhất là việc Bắc Kinh đã biến dạng để xây dựng các bãi đá thành đảo mà họ chiếm của Việt Nam ở Trường Sa để cho quân đồn trú và tầu Hải quân qua lại. Trung Quốc nói họ có quyền tự do hành động trên các bãi đá và vùng nước chung quanh ở Biển Đông vì đó là chủ quyền lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, sự tiếm nhận của Bắc Kinh đã bị Tòa án trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc "Permanent Court of Arbitration, PCA)” phủ nhận. Tòa này phán ngày 12/07/2016 rằng Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.” Tòa quyết định như vậy trong vụ án Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc tế để yêu cầu phủ nhận quyền chủ quyền của Bắc Kinh tự vẽ trong hình lưỡi bò (hay còn gọi là Đường 9 Đoạn) đối với các vùng đảo và bãi đá ở Biển Đông mà Phi, Việt Nam, Trung Hoa, Mã Lai Á, Đài Loan, Brunei cùng tranh chấp trong vùng Trường Sa. Trong thông cáo phổ biến, Tòa cũng nói: "Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc, cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây." Dù thất bại nhưng Trung Quốc tiếp tục bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo để làm bàn đạp quân sự khi cần. Đó đó, nếu còn TPP thì đối trọng kinh tế có trị giá 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới, TPP sẽ là một khối kinh tế hùng mạnh và có khả năng ngăn chặn các hành động quá khích của Bắc Kinh ở Biển Đông. Nguy cho Việt Nam Rất tiếc TPP sẽ không có cơ may sống lại dưới chính quyền Trump như một khối Kinh tế thống nhất có lợi cho cả Mỹ lẫn 11 nước thành viên. Nếu một Hiệp ước kinh tế mới do Nga và Trung Quốc sáng lập và được các nước Châu Á và Thái Bình Dương tham gia như họ đã làm, sau 7 năm thượng thuyết vất vả của TPP, thì chính nước Mỹ sẽ bị khối kinh tế này bao vây chứ không phải Nga hay Tầu. Chính sách “xoay trục quân sự thời Tổng thống Obama”, tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là lâm nguy ở Á Châu và Thái Bình Dương khi 2 nước Nga-Hoa liên kết với nhau ở khu vực. Đối với Việt Nam thì mất TPP là mất cả thế đứng kinh tế và chính trị trong khu vực và trên thế giới. Về kinh tế, Việt Nam không còn cơ may thoát khỏi kìm kẹp của Trung Quốc. Nếu bị thêm nước Nga đè đầu nữa thì hòn đá tảng ngàn cân Nga-Trung sẽ nặng thêm hàng triệu cân nữa, vì ngay bây giờ, Việt Nam đã nằm gọn trong đống vũ khí, tầu ngầm và máy bay chiến đấu của thỏa hiệp quốc phòng Việt-Nga. Riêng về áp lực Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông thì một tài liệu xuất hiện trên báo VNEXPRESS (trong nước) ngày 10/6/2015 đã liệt kê 7 Bãi đá mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam ở Trường Sa đã được biến thành đảo cho nhu cầu Quân sự như sau: 1) Bãi đá Châu Viên nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền với bãi đá này. Châu Viên bị Trung Quốc cải tạo chủ yếu trong hè năm 2014. Quá trình xây dựng các cơ sở, tòa nhà hiện vẫn tiếp tục. 2) Đá Chữ Thập nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cũng bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988. Hoạt động cải tạo đất tại đây bắt đầu từ tháng 8/2014. Phần đất rộng dành cho xây dựng được hoàn thành vào tháng 1/2015 và Trung Quốc đang xây một đường băng ước tính dài 3.110m và một cơ sở cảng biển. (chú thích của Phạm Trần: Chữ Thập chỉ cách Đà Nẵng 400 cây số) 3) Đá Gaven là một rạn san hô hình trái tim, thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đưa quân đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003. 4) Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1988, sau đó Bắc Kinh xây dựng nhiều công trình kiên cố để quân lính đồn trú tại đây. Trung Quốc bắt đầu hoạt động xây dựng quy mô lớn từ hè 2014. 5) Đá Gạc Ma nằm ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa, có diện tích khoảng 7,2 km2, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Đến đầu năm 2014, trên bãi đá chỉ có một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc, cầu cảng và một đơn vị đồn trú. (chú thích của Phạm Trần: Đá Gạc Ma, đang tiếp tục được mở mang, nằm trên đường tiếp tế cho quân Việt Nam, tính từ Khánh Hòa. Nếu bị chặn, liệu lương thực có đến được lực lượng đồn trú ở Trường Sa?) 6) Đá Vành Khăn nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa, là một rạn san hô hình bầu dục, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995. Bãi đá bị cải tạo quy mô lớn dọc theo rìa phía tây kể từ đầu năm 2015. 7) Đá Subi là một rạn san hô vòng phía tây nam quần đảo Trường Sa, dài khoảng 6,5 km, rộng 3,7 km. Trung Quốc chiếm đóng Subi từ năm 1988 Như vậy thì Việt Nam đã bị mất biển đảo chưa hay khi nào quân Tầu vào đến tận Hà Nội thì mới chịu thua? Vì những hoạt động trái phép của Trung Quốc đe dọa an ninh lưu thông ở Biển Đông mà Tổng thống Obama, từ năm 2008, đã chuyển phần lớn lực lượng Quân sự và Hải quân của Mỹ sang Châu Á và Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh lưu thông cho tầu bè đi lại trên vùng biển quan trọng này. Mời xem Video: Bộ CA hỗn loạn, Tổng Bí thư yêu cầu Trần Đại Quang chấm dứt ngay việc thanh trừng Lý do ông Obama quyết định ưu tiên bảo vệ vùng biển này vì nó chiếm tới 70% bề mặt của địa cầu, và 50% mặt đại dương. Mỗi năm có gần 42,000 chiếc tầu hàng hóa lưu thông qua Biển Nam Hải (Biển Đông). Đường biển chiến lược quan trọng này nối liền 3 khu vực từ Đông bắc Châu Á với Đông Nam Á và Trung Đông. Hàng hóa trao đổi giữa các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương được ước tính lên tới 1.5 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng toàn cầu. (Tài liệu của Asia Pacific Center for Security Studies, Honolulu, Hawaii) Như vậy, liệu chính quyền Donald Trump có thấy được lợi hại khi giết TPP đối với Việt Nam, hay cứ để cho nước này tự do nhào lộn trong cơn lốc Trump-Nga-Trung? -/- Phạm Trần (Dân Làm Báo)
  4. Lã Yên Tác giả gửi tới Dân Luận Lợi ích thì cá nhân hưởng, trách nhiệm thì đổ cho tập thể. Thành tích thì cá nhân được hưởng, sai phạm thì lại đổ lỗi cho tập thể. Mà xử lý lỗi của tập thể như chúng ta đã biết, chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm, phê bình. Để nợ công vượt trần Chính phủ chỉ bị đề nghị rút kinh nghiệm. Vụ chặt cây xanh ở Hà Nội lãnh đạo thành phố kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu xắc. Thảm họa môi trường biển miền Trung, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh xin rút kinh nghiệm... Chẳng có thời nào làm lãnh đạo lại ung dung, tự tại như thời nay, chức càng cao trách nhiệm khi sai phạm càng nhỏ. Mọi vấn đề của đất nước điều được quyết định bởi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội nhưng với tình hình đất nước hiện nay không thấy nói đến trách nhiệm. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, ông Nguyễn Tấn Hưng cho rằng việc con trai ông liên tục được bổ nhiệm trong thời gian mình đương chức là “chuyện của tập thể”. Trong vụ án oan “người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) những người đứng đầu Tòa án nhân dân, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân không ai bị truy trách nhiệm. Lỗi đâu ở một người mà do tập thể. Về lý luận, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm bảo đảm xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, chống tiêu cực, chống tham nhũng. Đồng thời đó cũng là một nội dung biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ, thể hiện tính dân chủ trong tổ chức xây dựng đảng và lãnh đạo xã hội. huy trí tuệ của nhiều người, cá nhân phụ trách để nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong điều hành, thực thi nhiệm vụ theo sự thống nhất của tập thể. Trong thực tiễn, nguyên tắc này đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp để điều hành đất nước. Mọi căn nguyên của bất công, sai phạm, tham nhũng... cũng từ đây mà ra. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đánh giá: “Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân”. Những nhà lý luận Việt Nam luôn cho rằng, nguyên tắc thì không sai, chỉ có thực hành sai. Vâng, đúng là như vậy, nguyên tắc lãnh đạo tập thể về lý thuyết đó là một hình thức lý tưởng. Nhưng có điều, nó phải đi kèm với một chế độ dân chủ. Một điều nữa chúng ta dễ nhận thấy người đứng đầu đơn vị, tổ chức rất dễ chuyên quyền độc đoán khi nắm quyền lực. Anh ta dự vào tập thể để trấn áp mọi ý kiến phản biện nhằm thực hiện công việc theo mục đích của mình, nhưng khi xảy ra sai phạm lại lấy tập thể để biện minh. Nên khi truy cứu trách nhiệm thì thường đổ cho nguyên nhân, nóng vội, thiếu sót, chủ quan...để trốn tránh hoặc giảm trách nhiệm. Lại nói về tập thể, nhiều khi chỉ là một đám đông a dua. Ví dụ, trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cấp ủy (Bí thư) đồng thời cũng là đứng đầu đơn vị. Về nguyên tắc công tác kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy là tập thể cấp ủy. Nhưng thực tế tập thể lại bị chi phối bởi người đứng đầu, vậy kiểm tra, giám sát được gì ? Chẳng hạn người đứng đầu đưa ra một ý tưởng, công việc... nào đó để lấy ý kiến tập thể cơ quan, biểu quyết bằng cách dơ tay. Có ai dám phản biện lại không ? người không đồng tình cũng im lặng, vì lên tiếng sợ sẽ bị quy là chống lại tập thể, có thể sẽ bị trù dập. Thêm nữa là trong các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức phần lớn là Đảng viên, nên nói gì làm gì cũng phải theo sự chỉ đạo của chi bộ. Tập thể biểu quyết thông qua, anh phải thực hiện quyết định của tập thể nhưng nếu quyết định đó là sai thì thế nào? Đảng lãnh đạo đất nước nhưng với tình hình đất nước hiện nay, Đảng có trách nhiệm không? hay là Đảng luôn luôn đúng. Mối quan hệ cá nhân và tập thể luôn là một vấn đề phức tạp. Và sự không rỏ ràng, cứ chung chung nên có nhiều vụ sai phạm cứ loay hoay mãi không giải quyết được: Vụ thi công mương thủy lợi 27 triệu, khai khống hơn 1 tỷ ở xã Ia Peng (Phú Thiện, Gia Lai), mặc dù kết luận thanh tra quy trách nhiệm của chủ tịch xã, ông Nguyễn Thanh Cường , nhưng ông này đã phản bác cho rằng, tất cả những sai phạm trong vụ việc này là sai phạm của cả tập thể chứ không phải của bản thân ông và 2 kế toán vì tập thể thống nhất. Hay như vụ cắt hợp đồng 647 giáo viên ở huyện Yên Định (Thanh Hóa), bà Ngô Thị Hoa, cựu Chủ tịch huyện nói rằng: "Việc ký hợp đồng, tuyển dụng phải được sự thống nhất của Thường vụ. Tôi chỉ là người ký quyết định...". Khi một học thuyết đã sai mà người ta cố gắng chứng minh nó đúng thì nó càng lệch lạc với thực tiễn. Cũng như nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách nghe qua rất hay, rất đúng nhưng khi thực hiện mới bộc lộ ra nhiều vấn đề. Cái sai của nó nằm trong chính bản thân nguyên tắc. Trong mấy chục năm qua việc vận dụng nguyên tắc này đã làm chúng ta phải trả giá cho những sai lầm. Nguyên nhân làm đất nước trì trệ, kém phát triển cũng từ đây. Nhiều nước đã thành công trên con đường phát triển mà không cần phải áp dụng nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Tại sao chúng ta không học tập. Lã Yên (Dân Luận)
  5. Ngân sách khốn quẫn và thực trạng một nửa nợ xấu liên quan đến vụ án hẳn là nguyên do chính để Quốc Hội Việt Nam phải ra một bản nghị quyết về kế hoạch tài chính, trong đó chính thức xác định không dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. 49%! Trong lúc công ty quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) khẩn thiết kêu gào phải dùng ngân sách để “xử lý nợ xấu,” còn giới chuyên gia ẵm bồng lợi ích phụ họa theo cách “không còn cách nào khác” và “để giải quyết dứt điểm nợ xấu, có quốc gia phải dùng đến 10-15% GDP,” một bằng chứng về nguồn gốc nợ xấu vừa hiện ra, húc đổ toàn bộ cơ sở luận của những kẻ chỉ muốn “lấy của người nghèo chia cho người giàu.” Tháng 10, 2016, một báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước chi nhánh TP.HCM cho biết “nợ xấu vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro và việc xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là nợ xấu liên quan đến vụ án chiếm tỷ trọng cao tới gần 49% trong tổng nợ xấu. Đây là khoản nợ khó xử lý và phần lớn các khoản nợ này vẫn chưa xử lý thu hồi được.” Một trong những vụ án “người tốt việc tốt” mà đã khiến vài ngân hàng thương mại bị trôi sông đến 5,000 tỷ đồng là vụ “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như. Ai có thể và dám quyết định rằng những ngân hàng “bị lừa” như Vietinbank và ACB sẽ được đền bù bằng chính ngân sách nhà nước và do đó bằng tiền đóng thuế của người dân? Hay vụ Phạm Công Danh cùng Ngân Hàng Xây Dựng với 9,000 tỷ thất thoát, quan chức chính quyền nào sẽ dám khẳng định rằng dân sẽ phải nội tiền nhiều hơn nữa để bù đắp cho nạn tham nhũng kinh hoàng trong giới cá mập ngân hàng? Chỉ riêng 3 ngân hàng có lãnh đạo bị bắt nhưng sau đó đã được Ngân Hàng Nhà Nước ưu ái đến mức nghi ngờ khi mua lại với giá 0 đồng – Ngân Hàng Xây Dựng, Ngân Hàng Đại Dương và Ngân Hàng GP – đã có tổng nợ xấu lên đến vài chục ngàn tỷ đồng. Và tuy đã bị làm án,khả năng thu hồi số thất thoát do tham nhũng là rất thấp. Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam lại quá tệ so với mặt bằng chung trên thế giới. Nếu Việt Nam luôn bị Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) liệt vào nhóm cuối của các nước trên thế giới về độ minh bạch nhưng lại đứng ở top đầu về nạn tham nhũng, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam chỉ khoảng 8% theo số báo cáo, so với yêu cầu quốc tế ít nhất 30%. Vấn nạn có thể trở thành quốc nạn “vỡ ngân hàng” như trên đã khiến nợ xấu trong khối ngân hàng thương mại đang biến diễn thành khối ung thư di căn giai đoạn cuối và rất có thể sẽ khiến chế độ phải “hạ cánh cứng.” Và đó cũng là lý do chủ yếu để khẳng định rằng một khi giới quan chức ngân hàng và quan chức nhà nước phải kêu gào “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu,” tình thế đã trở nên vô phương cứu chữa. $25 tỷ! Một trong những quan chức tỏ ra nhiệt tình đột biến khi hô hào phải dùng ngân sách để mua nợ xấu là ông Trương Văn Phước – phó chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia. Với nhận định “cần $25 tỷ để xử lý nợ xấu,” ông Trương Văn Phước đã trở thành nhân vật thứ hai sau cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình, thừa nhận tình trạng nợ xấu đã vượt quá con số 500 ngàn tỷ đồng, khác rất xa so với những báo cáo giả dối về nợ xấu chỉ chiếm khoảng 3% GDP hiện thời. “Xử lý nợ xấu tới lúc này không phải hô khẩu hiệu suông, mà cần tiền thực. Cần cả quan điểm và cả kỹ thuật thực,” ông Phước “hô khẩu hiệu.” Viên phó chủ tịch Ủy Ban Giám Sát tính toán, để xử lý nợ xấu thì cần $25 tỷ, và cần khoảng 180,000 tỷ để xử lý tài sản trong các tổ chức tín dụng trong 5 năm tới. Ngoài ra, để thiết lập dự phòng rủi ro thì mỗi năm các tổ chức tín dụng cần 40,000 tỷ đồng, tức là trong 5 năm cần 150,000 – 200,000 tỷ đồng. Theo ông Phước, cần lấy nguồn tiền này từ người vay, khách hàng chia sẻ dự phòng rủi ro, bên cạnh nguồn dự phòng rủi ro đang có là 126,000 tỷ đồng. Nhận định trên được nêu ra tại Hội thảo Thách thức tái cơ cấu nền kinh tế do Viện Kinh Tế Việt Nam tổ chức sáng 12 tháng 10, 2016. Cần nhắc lại, con số nợ xấu khoảng 500 ngàn tỷ đồng đã được Thống Đốc Nguyễn Văn Bình thú nhận vào cuối năm 2014 tại một phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, sau một thời gian dài cố gắng bưng bít. Trước đó, toàn bộ số liệu nợ xấu được công bố của Ngân hàng nhà nước vẫn chỉ “khuôn” nợ xấu vào khoảng 150 ngàn đến tối đa 200 ngàn tỷ đồng. Một quyết định của Ngân Hàng Nhà Nước ban hành vào tháng 3, 2014 đã cho phép các ngân hàng thương mại được giãn nợ và đẩy nợ xấu từ các nhóm có nguy cơ cao nhất (nhóm 4 và nhóm 5) lên các nhóm cao hơn để tạm thời làm mất khái niệm nợ xấu. Đến sát Đại Hội 12, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân Hàng Nhà Nước tìm nhiều cách để ép nợ xấu về dưới 3%. Khi đó, các báo cáo của chính phủ đều “đẹp” đến quái lạ. Chỉ sau Đại Hội 12, mọi thứ mới thực sự tung tóe khi Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia và một số bộ ngành phải báo cáo thực về tình trạng nợ xấu không phải chỉ 3% mà lên đến 17%. Tuy nhiên, có “xử lý” được nợ xấu hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) sinh ra từ năm 2013, nhưng cho đến nay chỉ mới mua lại được khoảng 10% số nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, mà cũng chỉ mua bằng giấy tờ chứ không phải bằng tiền mặt. Rất nhiều người đã nghi ngờ số vốn 2,000 tỷ đồng mà ngân sách cấp cho VAMC đã chỉ được công ty này mang gửi ngân hàng lấy lãi sinh sống chức chẳng hề “tác nghiệp.” Còn bây giờ, mọi thứ đang có vẻ vô phương cứu chữa. Một khi VAMC và những bộ ngành liên quan như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài Chính, cùng một dàn chuyên gia nhà nước phải đồng ca bài “không có ngân sách thì không thể xử lý nợ xấu,” có thể hình dung tình hình đã khốn khó đến thế nào. “Nền kinh tế con tin” Khốn quẫn đến mức mà ngay một chuyên gia trước đây có hơi hướng phản biện sự thật về thực trạng kinh tế và có vẻ nghiêng về khuynh hướng dân túy, nay cũng “uốn lưỡi”: “Chúng ta không nên sa đà vào việc tranh luận có nên dùng tiền thuế của người dân để xử lý nợ xấu hay không. Vấn đề cốt lõi là bài toán đánh đổi. Nếu sử dụng 5% GDP để xử lý nợ xấu ngay bây giờ thì 5 năm sau, nền kinh tế thu lại 10% GDP từ tăng trưởng thì đây là việc các nhà quản lý phải suy nghĩ. Nếu không, nền kinh tế cứ như cỗ xe di chuyển chậm chạp, không có sức để bứt lên,” lời của Tiến Sĩ Nguyễn Đức Thành, viện trưởng Viện Nghiên Kinh Tế và Chính Sách – đại học quốc gia Hà Nội. Một lần nữa kể từ năm 2011 khi chính phủ mới của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình thành hình, toàn bộ nền kinh tế và đời sống người dân bị các nhóm lợi ích đồng hành cùng giới đảng bắt làm “con tin.” Cứu ngân hàng chính là cứu kinh tế, nếu không cứu ngân hàng thì đất nước sẽ tàn mạt! Mời xem Video: Người Buôn Gió đột ngột họp báo tố cáo đường dây bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn Còn với chuyên gia Bùi Trinh, người đã đưa ra luận điểm “Dùng ngân sách để xử lý nợ xấu là lấy tiền người nghèo chia cho người giàu” thì sao? “Nợ là con số thật còn GDP là con số chưa đáng tin cậy. Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các nhà hoạch định chính sách và cả các tổ chức quốc tế đều chỉ nhìn vào công bố tăng trưởng GDP để vui, buồn và bình luận.” Và “Ở các quốc gia khác, họ lấy tiền ngân sách xử lý nợ xấu là có thể được vì họ minh bạch. Trong khi đó tại Việt Nam, có ngân hàng và một ông đại gia nào đó định giá các tài sản có khi chỉ 2 tỷ lên đến 20 tỷ. Vậy tại sao lại bắt người dân trả nợ cho những ông này. Tiền ngân sách là tiền của dân dù là tiền thuế hay tiền đi vay, không thể bắt người dân trả nợ cho cái mà họ không nợ,” ông Bùi Trinh như nói một lần để chẳng bao giờ muốn nhắc lại sự tình “khốn nạn” này. Dấu hỏi còn lại là trong tương lai gần nào sẽ xuất hiện những ngân hàng bể nợ xấu và phá sản hàng loạt? Phạm Chí Dũng (Người Việt)
  6. Trần Nhật Phong (Danlambao) - Đừng bao giờ trông chờ vào cộng đồng quốc tế giúp các bạn thay đổi xã hội, vì cộng đồng quốc tế chỉ can thiệp khi xã hội đó đã bị thay đổi hay lật đổ, và họ can thiệp để giảm bớt sự bạo loạn, và giúp cho quốc gia đó chấn chỉnh lại guồng máy điều hành thông qua bầu cử, chứ cộng đồng quốc tế không hề giúp lật đổ một chính phủ nào, trừ phi chính phủ đó đe dọa đến nền an ninh thế giới. Khi thay đổi một xã hội, đương nhiên sẽ có một khoảng thời gian bị hỗn loạn trước khi đi vào ổn định và phát triển, và đây là một điều bình thường cho tất cả các xã hội, và không có gì đáng sợ cả. Do đó trong xã hội hiện nay của Việt Nam, nếu các bạn không tự mình trở thành một “Lương Sơn”, thì ai sẽ làm chuyện đó cho các bạn? Và cũng không có ai bảo vệ cho chính các bạn, gia đình các bạn và tài sản của các bạn đâu!... * Đang chuẩn bị cho tuần le Tạ Ơn theo truyền thống ở mảnh đất mà tôi sinh sống, hôm nay tôi lại nhận được một email từ Việt Nam của một bạn rất trẻ, chánh gốc miền nam, thường xuyên đọc các ý kiến của tôi trên các bài viết hoặc trên Facebook, người bạn trẻ này đã đưa một ý kiến khá nghiêm túc rằng: Chú viết rất nhiều và so sánh rất nhiều về xã hội đương đại của Mỹ và Việt Nam, nhưng chú lại không sống thực tế ở Việt Nam, làm sao chú hiểu được người sống ở Việt Nam đang cần điều gì, nhất là trong giai đoạn hiện tại, những cái “quyền” mà chú đề cập đến, có ai ở Việt Nam mà không mơ ước, nhưng lực bất tòng tâm, với một xã hội, môi trường tan nát như vậy, người dân như chúng cháu không có khả năng để thay đổi, điều mong mỏi nhất sau “cơm, áo, gạo, tiền” chính là sự an toàn cho gia đình. Các chú, bác ở bên ngoài nên đưa ra những giải pháp thực tế tốt hơn hơn, còn những cái “quyền” con người mà chú nói, xa vời lắm chú ơi. Ý kiến của người bạn trẻ này đã khiến tôi liên tưởng đến một tác phẩm tiểu thuyết của Trung Hoa, được xếp vào hàng “Tứ Đại Danh Tác”, tức là bốn tác phẩm lừng danh của nền văn học tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, đó là Thủy Hử của Thi Nại Am, mà người Việt thường gọi là 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc. Tác phẩm này đề cập đến những quan lại dưới triều đại nhà Tống, vì không chịu nổi bộ máy tham nhũng, thối nát của những tên gian thần như Cao Cầu, Lương Trung Thư, họ đã bỏ lên núi Lương Sơn tụ nghĩa, trở thành một lực lượng đối đầu với chính quyền Tống Huy Tông một thời gian dài. Lương Sơn Bạc là nơi tập hợp không chỉ quan lại bất mãn, mà còn có những thảo khấu hắc đạo, ban đầu chỉ là cướp giàu tế nghèo, sau đó bị lực lượng nhà Tống truy bắt, họ trở thành những “nghĩa quân”, công khai đối đầu với các trận tấn công. Những tên tuổi của 108 Anh Hùng Lương Sơn như thầy chùa ăn thịt chó Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung, Võ Tòng, Ngô Nhân Dụng, Tống Giang, Dương Chí đã trở thành những tên tuổi quen thuộc của văn hóa dân gian, thậm chí câu chuyện của họ còn được dàn dựng thành tuồng tích trên sân khấu. Tác phẩm được ra đời dưới triều đại quân chủ, nhưng cũng đã nói lên được khát vọng của tác giả và những người dân sống dưới triều đại đó, khát vọng có một xã hội công bằng hơn, không bị sách nhiễu bởi các quan lại địa phương cho đến trung ương, kẻ ác phải bị trừng trị, và người lương thiện nên được môi trường sinh sống trong sạch và an toàn hơn. Chắc các bạn thắc mắc tại sao tôi lại liên tưởng đến Thủy Hử? Là bởi vì xã hội các bạn đang sinh sống, nó còn tàn khốc không khác gì những người dân sống dưới thời Tống Huy Tông trong Thủy Hử. Dưới thời Tống Huy Tông, Cao Cầu nhân danh “thiên tử”, truy thu đủ loại thuế, mục đích là phục vụ cho ông vua ăn chơi trác tán Tống Huy Tông, và thu gôm tài sản của quốc gia về làm của riêng. Nó có khác gì bây giờ, “chính phủ” của các bạn đang nhân danh “phát triển”, truy thu hàng chục loại thuế, phí, quỹ, bòn rút hết máu của người dân, để rồi những tên “quan” mang thẻ đảng, nhà cao cửa rộng, xe hiệu, đất đai khắp nơi, trong khi các bạn thì còng lương làm việc không đủ sống, còn gồng gánh hàng trăm thứ thuế, phí quỹ do “chính phủ” của các bạn đặt ra. Cao Cầu giữ chức Thái Úy, lợi dụng chức quyền đưa hết bà con, thân thuộc, phe đảng vào nắm các chức vụ quan trọng của triều Tống, hà hiếp những quan lại trung lương, truy bức những kẻ có tài mà không chấp nhận làm việc cho hắn, thủ tiêu hàng loạt những người không đồng ý cách điều hành triều đình của hắn, và “chụp mũ” cho những người này là “tạo phản”. Nó có khác gì đảng Cộng Sản hiện nay, bà con thân thuộc của đảng viên được cấp “thẻ đảng” vô tội vạ, rồi cùng nhau nắm giữ các chức vụ lãnh đạo một cách “đúng qui trình”, những người không có “thẻ đảng” thì bị gạt ra ngoài guồng máy chính phủ, những tiếng nói khác biết với quan điểm của đảng Cộng Sản thì bị sách nhiễu, cô lập, trù dập, tù tội, và “chụp mũ” cho họ là ‘phản động”. Dưới thời Cao Cầu thao túng, phe đảng của hắn là cả một guồng máy tham nhũng, sử dụng các binh lính, cận vệ, cấm vệ quân làm lực lượng bảo vệ quyền lực, nhắm mắt cho các lực lượng này tha hồ hà hiếp bá tánh, cướp đất đai, cướp tài sản, thậm chí là cướp luôn… vợ của người khác, ra sức bảo vệ cho tên gian thương, quan lại thuộc phe cánh của Cao Cầu. Còn dưới thời đảng Cộng Sản chi phối quyền lãnh đạo đất nước, guồng máy tham nhũng có khác gì với Cao Cầu, quân đội, công an, phường đội, thanh niên xung phong ‘biến dạng” trở thành lực lượng bảo vệ quyền lực chế độ, đảng Cộng Sản ra những “thông tư”, “nghị định” để ngăn chặn việc truy tố những “đảnh viên”, bao che cho các lực lượng này tha hồ “cưỡng chế”, đánh đập, sách nhiễu, cướp đất đai của dân chúng, bảo vệ cho những tên “đại gia” như Formosa, Dr Thanh, Tôn Hoa Sen thuộc phe cánh của đảng Cộng Sản. Cao Cầu nhân danh “thiên tử” để thao túng cả một triều đại nhà Tống, còn đảng Cộng Sản thì nhân danh “tổ quốc” để thao túng cả một giang sơn gấm vóc của tổ tiên. Và dưới triều đại của Cao Cầu, những người còn lương tri, những người còn khát vọng đã chấp nhận 2 chữ “tạo phản” để tranh đấu cho một xã hội khác công bình hơn, và họ đã làm nên lịch sử, tên tuổi của họ đã đi vào huyền thoại dân gian được người đời kính ngưỡng, và quan trọng hơn hết, bản thân họ đã có một khoảng thời gian dài sống với không gian tự do tự tại. Còn dưới xã hội của Cộng Sản, chứng nào các bạn trở thành một “Lương Sơn”? “Quyền” bảo vệ cho bản thân, cho gia đình cho tài sản là một cái “quyền” chính đáng, tại sao các bạn lại nói là “lực bất tòng tâm”? “Quyền” đó là do chính các bạn quyết định và tranh đấu, chứ đừng ngồi chờ “ai” ban phát cho các bạn. Trong một xã hội mà luật lệ do người dân bỏ phiếu, thì nền tư pháp độc lập là nơi gìn giữ luật pháp được người dân tôn trọng, mọi cái “quyền” đều được người dân tranh đấu bằng phương pháp ôn hòa trên tòa án, và tôn trọng quyết định sau cùng của tòa án, vì người dân hoàn toàn chịu trách nhiệm với những luật lệ do chính họ bỏ phiếu tán thành. Còn trong một xã hội, đảng cầm quyền tự ý ra luật lệ, không có một nền tư pháp độc lập, thì luật lệ đó chỉ bảo vệ quyền của kẻ cai trị chứ không phải bảo vệ cho người dân, nên việc tranh đấu cho cái “quyền” bằng phương pháp ôn hòa, các bạn sẽ mất cả vài trăm năm, thậm chí là vĩnh viễn không thể tranh đấu được. Tại sao các bạn lại cần phải tôn trọng cái “luật pháp” của đảng cầm quyền, khi cái “luật pháp” đó không hề bảo vệ cho các bạn, gia đình và tài sản của các bạn? Luật pháp chỉ được tôn trọng, nếu những luật lệ đó do chính người dân bỏ phiếu và chịu trách nhiệm, còn những “luật pháp” do đảng cầm quyền ban hành, thì mục đích sau cùng của họ là bảo vệ quyền cai trị, chứ không phải bảo vệ cho chính người dân trong xã hội, thì người dân có cần tôn trọng “luật pháp” đó hay không? Trong xã hội mà “luật pháp” do người dân bỏ phiếu chọn, thì không ai khuyến khích những hành động dùng vũ lực để giải quyết những vấn đề trong xã hội, mà họ chọn giải quyết bằng luật pháp trên tòa án để có sự công bằng tương đối. Nhưng trong xã hội “luật pháp” do đảng cầm quyền ban hành, làm sao các bạn có được sự công bằng khi “huyện bênh vực huyện”, “đảng viên bao che cho đảng viên”? Nên vũ lực sẽ là một giải pháp sau cùng để các bạn bảo vệ cho bản thân, cho gia đình và tài sản của các bạn. Với xã hội hiện nay của Việt Nam, khi người dân khinh thường những tên lãnh đạo với những hành động bao che lẫn nhau, dung túng cho gia đình, thân thuộc, phe đảng, sử dụng những luật lệ của đảng cầm quyền ban hành, để cướp đất đai, thao túng thị trường, phá hủy môi trường, tham nhũng tràn lan, công an liên kết với xã hội đen để thao túng xã hội, nếu không sử dụng vũ lực để tự bảo vệ, tôi quả thật không nghĩ ra giải pháp nào khác để các bạn có thể sinh sống một cách an toàn như các bạn mong muốn. Dưới xã hội đó, tôi cho rằng nếu các bạn can đảm, bước ra khỏi sự “sợ hãi” để trở thành một thứ “Lương Sơn”, không những các bạn có khả năng bảo vệ gia đình, bảo vệ tài sản, đòi lại sự công bằng cho chính các bạn, mà các bạn còn được “nếm thử” mùi vị của 2 chữ tự do như thế nào. Đương nhiên, sẽ có nhiều bạn cho rằng ý kiến này mạnh bạo, hay còn cho rằng tôi kích động bạo lực ở Việt Nam để lật đổ chế độ, và cho rằng nếu đấu tranh theo phương pháp này thì Việt Nam sẽ loạn mất, tình trạng “thập nhị sứ quân” thời đại sẽ xuất hiện, hay giống như cuộc chiến chống ma túy Phillipines hiện nay. Việt Nam sẽ giống như Syria, Lybia v.v… Đúng, người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không ai thích chiến tranh cả, nhưng nếu sống dưới một xã hội thối nát, môi trường bị tàn phá, tham nhũng, lộng quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của công an, an ninh bao trùm trên cả nước, muốn thay đổi để trở thành một xã hội tốt hơn, các bạn đã không còn giải pháp nào khác. Đừng bao giờ trông chờ vào cộng đồng quốc tế giúp các bạn thay đổi xã hội, vì cộng đồng quốc tế chỉ can thiệp khi xã hội đó đã bị thay đổi hay lật đổ, và họ can thiệp để giảm bớt sự bạo loạn, và giúp cho quốc gia đó chấn chỉnh lại guồng máy điều hành thông qua bầu cử, chứ cộng đồng quốc tế không hề giúp lật đổ một chính phủ nào, trừ phi chính phủ đó đe dọa đến nền an ninh thế giới. Khi thay đổi một xã hội, đương nhiên sẽ có một khoảng thời gian bị hỗn loạn trước khi đi vào ổn định và phát triển, và đây là một điều bình thường cho tất cả các xã hội, và không có gì đáng sợ cả. Do đó trong xã hội hiện nay của Việt Nam, nếu các bạn không tự mình trở thành một “Lương Sơn”, thì ai sẽ làm chuyện đó cho các bạn? Và cũng không có ai bảo vệ cho chính các bạn, gia đình các bạn và tài sản của các bạn đâu! Công an, quân đội đã có lời thề “trung thành với đảng”, thì họ có trách nhiệm bảo vệ đảng chứ có bảo vệ dân đen như các bạn đâu? Hãy thử nếm mùi vị tự do nhé, các bạn sẽ cảm thấy nó quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, vì tự do là nguồn gốc đem đến cho các bạn sự an toàn, cơ hội và tương lai. 21/11/2016 Trần Nhật Phong danlambaovn.blogspot.com
  7. Ông Thanh (phải) thay mặt PVC nhận danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.” Bên trái là ông Vũ Đức Thuận – một chiến hữu của ông Thanh, người theo sát ông Đinh La Thăng như bóng với hình. Ông Thuận bị bắt hồi giữa Tháng Chín khi vừa chuyển công tác vào Sài Gòn, nơi ông Thăng làm bí thư. (Hình: PVC) HÀ NỘI (NV) – Cho dù nhiều đại biểu của Quốc Hội Việt Nam thay mặt cử tri nêu ra hàng loạt thắc mắc yêu cầu trả lời về vụ Trịnh Xuân Thanh nhưng bộ trưởng Nội Vụ… cương quyết không hồi đáp. Ông Thanh, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau khi tốt nghiệp đại học Kiến Trúc năm 1990 thì sang Đông Âu “làm ăn.” Năm 1995 quay về Việt Nam và từ đó liên tục được bổ nhiệm làm lãnh đạo hàng loạt doanh nghiệp nhà nước. Năm 2007, ông Thanh trở thành lãnh đạo tổng công ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC). Trong hai năm 2009 và 2010, PVC liên tục được tặng Huân chương lao động. Năm 2011 được tặng thêm danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.” Giữa năm 2013, người ta phát giác PVC thua lỗ 3,200 tỷ đồng! Ông Thanh lúc đó là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của PVC đột nhiên được rút khỏi PVC để về làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung. Vài tháng sau, vào đầu năm 2014, thủ tướng Việt Nam chỉ đạo điều tra – xử lý các sai phạm khiến PVC thua lỗ nghiêm trọng, nhiều thuộc cấp của ông Thanh bị tống giam, còn ông Thanh thì từ miền Trung quay về Hà Nội làm… chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương. Năm 2015, ông Thanh được “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang. “Luân chuyển” là bước khởi đầu của tiến trình chuẩn bị cho việc bổ nhiệm các viên chức đã được lựa chọn trước để đảm nhận những chức vụ cao hơn. Trong tuần Tháng Sáu vừa qua, từ việc ông Thanh đi xe riêng nhưng lại mang biển số dành cho công xa, tổng bí thư Đảng CSVN yêu cầu phải điều tra về những vấn đề có liên quan đến ông Thanh. Ủy Ban Kiểm Tra của BCH Trung Ương Đảng CSVN, thừa nhận, ông Thanh là người phải chịu trách nhiệm chính về việc PVC thua lỗ và trong khi nhiều thuộc cấp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì ông Thanh được thuyên chuyển, được qui hoạch vào các chức vụ cao hơn là “vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ.” Sau khi ông Thanh bị tước bỏ tư cách đại biểu Quốc Hội Việt Nam, bị miễn nhiệm vai trò phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị xác định là đối tượng cần phải xử lý nhằm chứng minh nỗ lực cải tổ bộ máy công quyền của chính quyền Việt Nam, ông Thanh đột nhiên biến mất. Cuối tuần vừa qua, các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam đã yêu cầu ông Lê Vĩnh Tân, bộ trưởng Nội Vụ của chính phủ Việt Nam, trả lời, tại sao PVC có hàng loạt sai phạm nhưng vẫn liên tục được tặng danh hiệu huân chương lao động và “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” (?) góp phần giúp ông Thanh “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch để có thể “luồn sâu, leo cao” hơn? Bộ Nội Vụ Việt Nam đã điều tra như thế nào và có kỷ luật ai góp phần tạo ra scandal này hay không? Bộ Công An loan báo đã phát lệnh truy nã ông Thanh, kết quả ra sao? Rồi từ chuyện ông Thanh, các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam nêu ra hàng loạt thắc mắc khác về việc giám sát việc tuyển chọn, bổ nhiệm thế nào mà người của một gia đình, gia tộc chia nhau lãnh đạo một huyện, một tỉnh (?). Hay có những sở chỉ có 2/46 công chức là chuyên viên, 44/46 viên chức còn lại mang hàm lãnh đạo (?). Các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam hỏi thêm rằng, Bộ trưởng Nội Vụ cảm thấy thế nào về trách nhiệm cá nhân khi hệ thống công quyền có rất nhiều công chức kém năng lực, thiếu cả trách nhiệm lẫn kỷ luật? Bộ trưởng Nội Vụ của chính phủ Việt Nam không thèm trả lời bất kỳ thắc mắc nào trong số những thắc mắc vừa kể. Ông ta chỉ bảo với các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam rằng, Bộ Nội Vụ đã trình thủ tướng ban hành nhiều chỉ thị và nhiều chương trình hành động liên quan đến kỷ luật trong hoạt động công vụ, nhằm bảo vệ trật tự, kỷ cương. Bộ này cũng đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra về đào tạo, bổ nhiệm công chức. Cuối cùng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam thông báo hết giờ dành cho việc chất vấn và yêu cầu Bộ Nội Vụ, Bộ Công An gửi văn bản trả lời cho các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam đã nêu thắc mắc. (G.Đ) (Người Việt)
  8. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng duy trì quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ dưới thời ông Trump. (Le Monde 19/11/2016) Đối với Philip Golub, giáo sư trường đại học Mỹ ở Paris, Hoa Kỳ không thể bỏ rơi các đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương. Là chuyên gia về quan hệ quốc tế, ông Philip Golub là một trong các tổng biên tập tại Bangkok của nhật báo Asia Times. Ông là giáo sư trường đại học Mỹ ở Paris, và đặc biệt đã viết cuốn Một câu chuyện khác của sức mạnh Mỹ (NXB Le Seuil, 2011) và East Asia’s Reemergence (Sự trỗi dậy trở lại của Đông Á - NXB Policy). Trung Quốc đã có thể xoa tay hài lòng với suy nghĩ là Hoa Kỳ sẽ rút lui khỏi các cam kết ở châu Á ? Tôi không nghĩ rằng người Mỹ sẽ nhường lại chỗ đứng của mình ở châu Á, dưới thời ông Trump làm tổng thống. Hoa Kỳ đã là cường quốc Thái Bình Dương từ thế kỷ 19, và nhất là từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Đây là khu vực lợi ích chiến lược quan trọng hàng đầu của Mỹ, và họ không thể tự cho phép bỏ rơi các đồng minh chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Một sự rút lui đơn phương của Hoa Kỳ vào lúc Trung Quốc trở thành đại cường sẽ thách thức về cơ bản không chỉ sự thăng bằng trong khu vực, mà ngay chính sức mạnh Mỹ. Một chính sách như thế không có lợi gì cho ông Trump. Trung Quốc sẽ làm gì nếu chính quyền mới của Mỹ áp đặt chủ nghĩa bảo hộ ở một mức độ nào đó ? Khi từ bỏ hiệp định tự do mậu dịch TPP – tập hợp 12 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương nhưng không có Trung Quốc – ông Trump sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh đẩy mạnh dự án một khu vực tự do mậu dịch lớn mà Trung Quốc là trung tâm : FTAAP. Trung Quốc tiếp tục nỗ lực để thiết lập các định chế quản lý kinh tế cạnh tranh với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) đặt tại Thượng Hải, hay Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) do khối BRICS (Brazil, Nga, Ân Độ, Trung Quốc, Nam Phi) thành lập. Ông Obama mong muốn « xoay trục » về ngoại giao và kinh tế sang châu Á. Viễn cảnh này có nguy cơ sẽ bị xem xét lại… Vâng, nhưng các định chế quốc phòng và an ninh của Hoa Kỳ và các nhân tố kinh tế quan trọng nhất sẽ kịch liệt phản đối ý định đơn phương rút lui của Mỹ khỏi châu Á. Nếu Donald Trump cố áp đặt biện pháp này, thì ông ta sẽ phải đối mặt với sự chống đối mạnh mẽ từ bên trong. Nhất là nếu Mỹ ra đi, sẽ để lại chỗ đứng quan trọng cho Trung Quốc mở rộng sự thống trị trong khu vực ; tạo ra một khoảng trống chiến lược mà Bắc Kinh sẽ lấp đầy. Như vậy ông không tin là người Mỹ sẽ rút ra khỏi châu Á ? Ê-kíp của ông Trump sẽ xác định một chiến lược kiểm soát Thái Bình Dương. Ngược lại, việc tiếp tục bành trướng tại châu Á-Thái Bình Dương có thể không cần đến việc hợp tác đa phương do chính quyền Obama triển khai. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa chính sách đang tiến hành hiện nay và những gì ông Trump tuyên bố - ông ta có vẻ chưa có ý tưởng gì rõ rệt - là việc từ bỏ những cam kết dân chủ của Mỹ, biểu hiện ở quyết định xích gần lại Miến Điện của ông Obama. Đối với ông Trump, sẽ khởi đầu một chính sách hoàn toàn thực dụng. (Thụy My RFI blog)
  9. Thiên Điểu (VNTB) - Các phương án được đưa ra chỉ ra khá nhiều điều nghiêm trọng đến ghê rợn về tương lai đất nước Việt Nam khi được dẫn dắt bởi một bộ máy yếu kém, nếu không nói là ngu dốt. Ngày 17/11/2016, theo plo.vn (Báo pháp luật online), Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền chiều cho biết ông đã ký văn bản tham mưu cho lãnh đạo Quốc hội về phương án xử lý kỷ luật hành chính với cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Như vậy, sau một thời gian rầm rộ khai màn cuộc tấn công vào ông Vũ Huy Hoàng - cựu bộ trưởng Bộ Công thương, cựu UV TW Đảng - hòng lôi ra người phải chịu trách nhiệm trong cuộc chiến làm “trong sạch nhà nước”, đến nay toàn bộ hệ thống quản lý chế độ bao gồm cả lập pháp và hành pháp đều nhập cuộc nhưng vẫn chưa tìm được phương án xử lý mặc dù đều kết luận “có sai phạm”. Bộ máy Chính phủ mới của đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng được Bộ nội vụ hiến kế là “cách chức”.. người không có bất cứ chức vụ nào vì ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu. Kế sách hài hước này dù chưa được thực hiện nhưng đã tốn khá nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi của dư luận. Nay Viện nghiên cứu lập pháp lại hiến kế áp dụng hình thức “cảnh cáo”.. người không làm gì cả (!) Việc các quan chức của cả bộ máy lãnh đạo chế độ, bao gồm cả Quốc hội, TW Đảng và Chính phủ loay hoay mãi vẫn chưa có nổi một phương án xử lý đối với ông Vũ Huy Hoàng không phải là điều gì bí mật vì khá nhiều quan chức đã đăng đàn công khai trên báo chí. Nhưng các phương án được đưa ra chỉ ra khá nhiều điều nghiêm trọng đến ghê rợn về tương lai đất nước Việt Nam khi được dẫn dắt bởi một bộ máy yếu kém, nếu không nói là ngu dốt. Việc Viện nghiên cứu lập pháp có một văn bản hiến kế như vậy cũng không đơn giản là thể hiện sự yếu kém về trình độ kiểu như hàng loạt Tiến sĩ mua bằng của Việt Nam không làm được gì. Cùng với đề xuất của Bộ Nội vụ về phương án “cách chức” cũng không đơn giản là hành động làm cho có như thường thấy ở bộ máy công quyền cấp thấp khi phải chịu áp lực của cấp trên. Điều đó được khẳng định vì ngay khi đưa ra cái gọi là “phương án xử lý” bằng văn bản hẳn hoi, các quan chức đứng đầu đều đăng đàn trả lời báo giới bằng thái độ rất tự tin với những diễn giải không hề tìm thấy cơ sở pháp lý nào và.. chỉ có họ mới biết chứ không hề có một chút do dự, lảng tránh như hành động của người “chỉ làm cho có”. Cái bộc lộ lớn hơn, sâu xa hơn là một sự thật không thể chối cãi: Bộ máy luật pháp của chế độ bao gồm cà lập pháp và hành pháp được hình thành và tồn tại bởi những kẻ cơ hội hoàn toàn không có chút hiểu biết gì về pháp luật (!) Nếu nói việc Bộ Nội vụ - cơ quan chuyên trách về hành pháp, hành chính của chế độ - hiến kế “cách chức” là phương án vô thưởng vô phạt khi đòi cách chức người không hề còn bất cứ chức vụ nào đã là hài hước thì việc Viện nghiên cứu lập pháp tham mưu “cảnh cáo” là bi hài kịch. Bi vì quá vất vả nhưng rốt cục không nghĩ ra được giải pháp hữu ích, bi vì đây chính là cơ quan được chế độ đẻ ra với nhiệm vụ duy nhất là nghiên cứu, xây dựng Hiến pháp, luật pháp nhà nước. Hài vì ngay một cơ quan được gọi là “Viên nghiên cứu lập pháp” nhưng lại không hề biết đến cơ sở luật pháp sơ đẳng nhất là hình thức cảnh cáo áp dụng cho trường hợp nào (?!) Không cần là một người học luật hay hành nghề luật chuyên nghiệp, một học sinh trung học có chút tư duy cũng hiểu rằng: Cảnh cáo là hình thức răn đe, nhằm ngăn chặn một việc hay nhiều việc gây hại có thể xảy ra do các biểu hiện hiện tại cụ thể của đối tượng có thể dẫn đến các vi phạm trong tương lai. Đối với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, hiện tại đã nghỉ hưu. Nghĩa là hiện tại ông Hoàng chỉ là một công dân, không làm điều gì ngoài vị thế là một người dân an hưởng tuổi già, vui vầy với con cháu thì “cảnh cáo” để ngăn chặn điều gì ? “Kế sách” cảnh cáo của Viện nghiên cứu lập pháp có thể cũng sẽ không được áp dụng như phương án “cách chức” của Bộ Nội vụ trước đó. Nhưng “giá trị” nó để lại chính là khoản tiền mà người dân thông qua nhà nước đã chi trả cho cả bộ máy quan chức làm việc với năng lực yếu kém như vậy không đem lại một giá trị nào. bế tắc trong phương án trừng phạt một quan chức đã hạ cánh an toàn vẫn còn nguyên thách thức chế độ. Tương lai dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu khi được dẫn dắt bởi tầng lớp quản trị như thế ? Bộ máy chế độ dưới sự lãnh đạo của Đàng cộng sản Việt Nam sẽ tồn tại và mạnh yếu ra sao khi mà sự bế tắc chỉ ra cái năng lực yếu kém đến như vậy? Tham khảo: http://plo.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-co-the-canh-cao-ong-vu-huy-hoang-665898.html (ijavn.org)
  10. Bây giờ, khi Donald Trump đã thắng, TPP đã hết cơ hội, và chủ trương xoay trục có thể thay đổi, thì mọi mong muốn hay cố gắng của Hà Nội là quá muộn (too little too late), vì trò chơi đã kết thúc. Trò chơi mới sẽ khó hơn và nguy hiểm hơn, với cái giá phải trả cũng lớn hơn, tại Biển Đông cũng như trong cải cách kinh tế và chính trị, để khắc phục một thể chế đang bị phân liệt Sau hơn một tuần, những sai lầm và thất bại có tính hệ thống trong trò chơi quyền lực Mỹ (qua vở kịch tranh cử tổng thống) đã được giải phẫu, làm rõ. Nhưng cái giá phải trả thì chưa thể lường hết được. Tương lai của nước Mỹ (và cả thế giới) vẫn bất định như một ẩn số. Đối với một siêu cường, những sai lầm và thất bại này cũng “vô hạn” (infinite) như sự vô minh của con người (mà Einstein đã nói cách đây hơn một thế kỷ). Sai lầm và thất bại trong trò chơi này (như “games of thrones”) không chỉ to lớn mà còn toàn diện. Không chỉ các chính khách và chiến lược gia, mà các nhà nghiên cứu và nhà báo cũng sai. Báo Newsweek tuần đó đã in sẵn một bài đưa tin bà Clinton thắng cử. Nhưng Donald Trump đã đánh bại cơ chế quyền lực (power structure) của đảng Dân Chủ (cũng như Cộng Hòa). Đến lúc họ phải cải tổ lại hệ thống (như đại tu một cỗ máy đã hỏng). Số đông cử tri Mỹ ủng hộ Donald Trump vì họ phản kháng cơ chế quyền lực và hy vọng ông ấy sẽ thay đổi, nên họ sẵn sàng bỏ qua những khuyết tật của ông ấy. Vì vậy, ông Trump đã biến điều không thể thành có thể trong khi bà Clinton thất bại. Những người ủng hộ bà Clinton dù có than khóc vì thất vọng hay xuống đường biểu tình vì bức xúc thì đã quá muộn. Hệ quả phong trào Trumpism (cũng như Brexit) rất sâu rộng, khó lường, vì nó là chủ nghĩa dân tộc cả về kinh tế lẫn văn hóa (economic and white nationalism). Khủng hoảng cơ chế quyền lực Trong tác phẩm “Tại sao Quốc gia Thất bại” (Why Nations Fail, Daron Acemoglu & James Robinson, Crown, 2013), tác giả lập luận rằng các thể chế quy nạp (inclusive) vững bền hơn, vì cởi mở và kiểm soát được quyền lực, nên không bị “bắt cóc” (hịjacked). Trước ngày bầu cử, Acemoglu đã vạch ra những lỗ hổng lớn của hệ thống. Thứ nhất, qua mấy thập kỷ toàn cầu hóa đa số dân Mỹ đã bị gạt ra lề (failure of omission). Thứ hai, khi khủng hoảng, chính quyền chỉ cứu các đại gia, chứ không để ý đến người dân (failure of commission). Thứ ba, trong quá trình tranh cử, đảng Cộng Hòa đã đầu hàng Donald Trump, đại diện cho phong trào bị đầu độc bởi thế lực “dân túy cánh hữu” (right-wing populist movement). (“American Democracy is Dying…”, Daron Acemoglu, Foreign Policy, November 7, 2016). Do đó, những giá trị cốt lõi của nền dân chủ Mỹ đang bị thách thức, và nền móng của thể chế chính trị đang bị rạn nứt và đổ vỡ. Để cứu vãn nền dân chủ, không phải chỉ thông qua bầu cử, mà thực tế ngày Thứ Ba định mệnh (9/11) đã làm cho hố ngăn cách về giai cấp và văn hóa của xã hội Mỹ càng trầm trọng hơn. Nói cách khác, đó là “cuộc nổi dậy” của người dân Mỹ chống lại giới cầm quyền (establishment), và đòi thay đổi triệt để. Để thay đổi, họ không trông chờ vào cơ chế quyền lực (mainstream), mà dùng lá phiếu của mình bầu cho một người bên ngoài hệ thống (fringe) lên cầm quyền. Theo giáo sư Gary Hamel (“The Future of Management”, Harvard Business School Press, September 2007), mọi thay đổi triệt để cho tương lai đều bắt nguồn từ ngoại vi (“The future happens on the fringe”). Những cử tri ủng hộ Donald Trump đã gửi một thông điệp cho cơ chế quyền lực của đảng Dân Chủ luôn coi mình là “chuẩn mực về chính trị” (politically-correct liberal elites). Họ không có điều kiện phát biểu chính kiến của mình, vì lo sợ bị bịt miệng (fear of being shut down) hoặc không ai lắng nghe họ, nên họ phải chờ đến ngày bầu cử để phát biểu bằng lá phiếu. Có lẽ vì vậy mà hầu hết các kết quả thăm dò dư luận đều đoán sai. Kết quả là cơ chế quyền lực đã bị thua, do đã xa rời cuộc sống của người dân Mỹ. Nó phản ánh không chỉ tâm trạng bức xúc, bất an, mà là thái độ phản kháng cơ chế quyền lực, vì khủng hoảng lòng tin. Ông Trump thắng vì đã bắt mạch đúng tâm trạng của người dân, và lợi dụng được làn sóng bất bình của họ bằng khẩu hiệu dân túy, tuy thô thiển nhưng hiệu quả. Như một tay chơi poker sành sỏi, ông Trump tuy phát biểu văng mạng, nhưng lại biết giấu kín bài, làm cho đối phương bất ngờ (trong khi bà Clinton để lộ thiên cơ). Hầu hết giới lãnh đạo đảng Dân Chủ (như Tổng thống Obama) đã ủng hộ bà Clinton, vì quyền lợi của họ gắn với nhau. Nhưng đáng tiếc là họ lại vô cảm trước những dấu hiệu bức xúc và bất bình của đa số cử tri bị thua thiệt, muốn thay đổi. Ngay Tổng thống Obama cũng đã xa rời họ, và gắn bó với giới quyền quý có tiếng tăm ở miền Đông (Ivy League East Coast cerebral elitist). Ông thích xuất hiện cùng những người nổi tiếng, đọc những bài diễn văn hùng biện. Một người hùng từng kêu gọi thay đổi, đã chiếm được Nhà Trắng như một người “nổi loạn”, nay lại coi thường những người “nổi loạn” cũng như ông. Trong bối cảnh đầy biến động đó, đảng Dân Chủ đã chọn một người không phù hợp, vì không được đa số dân chúng tin cậy. Theo hãng thông tấn AP, 92% người Mỹ tin rằng cách sử dụng email của bà Clinton là phạm pháp hoặc vô ý thức, trong khi chỉ có 6% cho bà không có lỗi. Bà Clinton chỉ được 37% người da trắng bỏ phiếu (kém xa ông Obama). Chỉ có 54% phụ nữ bỏ phiếu cho bà Clinton (trong khi 42% bỏ phiếu cho ông Trump). Tỉ lệ những người gốc Phi, Latino, và giới trẻ, bỏ phiếu cho bà cũng không cao. Đa số dân chúng cho bà Clinton là ngạo mạn, tham lam quyền lực và không trung thực (có thái độ hai mặt). Vì vậy, giữa hai ứng cử viên cùng xấu, dư luận đánh giá bà Clinton xấu hơn. Để thắng cử, đáng lẽ bà Clinton phải dành nhiều thời gian để vận động lấy phiếu tại các bang như Wisconsin, Michigan và Pennsylvania, thì lại dành thời gian vận động quyên góp tiền tại Wall Street. Khi nhận ra sai lầm thì đã quá muộn. Một số sai lầm chiến lược trong 2 tuần cuối (do ngộ nhận) đã dẫn đến thất bại, làm cả thế giới choáng váng. Bà Clinton cũng dựa quá nhiều vào các ngôi sao Hollywood, phản ánh ngộ nhận của đảng Dân Chủ về công bằng xã hội, không ăn nhập với mối quan tâm của những người lao động da trắng, trong lúc họ đang bức xúc với giới cầm quyền và nhà giàu. Nhận xét của bà Clinton tại sự kiện gây quỹ do Barbra Streisand và mấy ngôi sao chủ trì tại Wall Street là một ví dụ điển hình, khi bà đã ngạo mạn gọi những người ủng hộ ông Trump là “a basket of deplorables”. Ông Joel Benenson, cố vấn chiến lược của bà Clinton đã than phiền là so với ông Sanders, bà Clinton không có tầm nhìn và thiếu thông điệp cần thiết. Chính sách vẫn còn là ẩn số Chính sách đối ngoại của Donald Trump vẫn là một ẩn số. Có thể ông Trump đang điều chỉnh quan điểm khác với các tuyên bố tranh cử (backing away from campaign position). Thường các tuyên bố đó không phải là chỗ dựa tin cậy để hoạch định chính sách. Nhưng mọi đồn đoán hiện nay là hơi vội vàng, bởi vì không ai (kể cả ông Trump) thực sự biết chính sách đối ngoại của chính quyền mới nên thế nào. Như một tay chơi poker lão luyện, ông Trump luôn giữ kín bài, làm cho đối phương đánh giá sai và bất ngờ. Trong binh pháp, bất ngờ là một yếu tố quyết định, khi ẩn số trở thành biến số. Đó vừa là lợi thế, vừa là cái bẫy. Theo James Fallows, có nhiều bằng chứng nhất quán cho thấy Trung Quốc “đang tăng cường đàn áp, đóng cửa, hành xử không giống 30 năm qua” (“China's Great Leap Backward”, James Fallows, Atlantic, December 2016). Chính quyền Obama vốn lo ngại về một nước Trung Quốc suy yếu và bị đe dọa, hơn là một nước Trung Quốc thành công đang trỗi dậy. Quan điểm này dựa trên chủ trương lôi kéo Trung Quốc bằng “Constructive Engagement”. Họ tin rằng giúp Trung Quốc trở nên giàu có thì các bên sẽ có lợi hơn là để Trung Quốc nghèo khó. Nhưng chủ trương Constructive Engagement đã đi quá xa, biến Trung Quốc thành một “Frankeinstein”, không cải cách và mở cửa như họ mong đợi, mà còn bắt nạt các nước yếu hơn tại khu vực, và thách thức vai trò của Mỹ. Vì vậy, ông Trump có thể làm khác với ông Obama. Nhưng chưa ai biết suy nghĩ thực sự của Donald Trump về Trung Quốc, và vai trò của Tổng thống như thế nào, bởi vì ông Trump vốn là tay chơi poker khó đoán. Tuy nhiên, trong một bài đăng trên Foreign Policy, Alexander Gray và Peter Navarro (cố vấn của ông Trump) đã mô tả tầm nhìn của Donald Trump đối với khu vực như chiến lược “Hòa bình trên Thế mạnh” (Peace Through Strength) của Tổng thống Ronald Reagan trước đây. Tầm nhìn này dựa trên mấy thành tố chính gồm sự có mặt quân sự mạnh mẽ của Mỹ tại Thái Bình Dương, sự ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan như một điểm sáng về dân chủ (“beacon of democracy”) và các liên minh của Mỹ là “nền tảng cho ổn định khu vực” (bedrocks of stability in the region). Để đạt được các mục tiêu đó, các cố vấn khuyến nghị ông Trump phải tăng cường lực lượng hải quân mạnh để đối phó với hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự có mặt quân sự của Mỹ ở Châu Á-TBD là thiết yếu để cổ vũ cho các giá trị dân chủ của Mỹ, làm cơ sở cốt lõi để duy trì ổn định khu vực. Họ cũng khẳng định cam kết của ông Trump đối với các đồng minh của Mỹ là “không có gì bàn cãi” (unquestionable). Theo Peter Navarro (nhận xét trong bài đăng trên Foreign Policy), “những đối tác của Mỹ như Japan, South Korea, India, Myanmar, và Vietnam, tiếp tục muốn có quan hệ gắn bó hơn với Washington về nhiều lĩnh vực”… và nhấn mạnh “lần này tái cân bằng sẽ được triển khai thực sự ”. Sẽ là thiếu khôn ngoan và phản tác dụng (counterproductive) nếu Trung Quốc coi nhẹ những phát biểu của ông Trump trong tranh cử. Ông Trump có thể đàm phán tổng thể với Trung Quốc (Grand bargain) về cả kinh tế lẫn chiến lược. Về nhân sự chủ chốt, có tin ông Reince Priebus được cử làm Chánh Văn phỏng Nhà Trắng (White House Chief of Staff), và ông Steve Bannon được cử làm Chiến lược gia chính (Chief Strategist). Đó là hai vị trí quan trọng nhất, gần gũi nhất Tổng thống. Những vị trí khác mới chỉ là dự kiến. Nhìn vào thành phần và cách bố trí nhân sự của Nhà Trắng và nội các, người ta có thể hình dung được chiều hướng chính sách. Vì vậy, một số người bắt đầu lo ngại về một ê kíp “thiếu kinh nghiệm” (inexperience). Tuy nhiên, có lẽ còn quá sớm để đánh giá chính quyền Donald Trump, vì thiên hạ đã từng đánh giá sai ông ấy. Chủ nghĩa “dân túy cực hữu” (right-wing populism) có thể được coi như “virus Zika” trong chính trị. Toàn cầu hóa và chủ nghĩa độc tài là hai yếu tố then chốt của một vấn đề. Một số biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc là thiếu dân chủ và có xu hướng phát xít. Toàn cầu hóa và gia tăng thịnh vượng đã làm thay đổi các giá trị và thái độ của tầng lớp tinh hoa ở thành phố, làm thay đổi cách nói năng và ứng xử của họ một cách vô thức, kích hoạt các xu hướng độc tài của một bộ phận dân chúng theo chủ nghĩa dân tộc. Theo Francis Fukuyama, nước Mỹ (và có lẽ cả thế giới) đang bước vào một thời kỳ “dân tộc chủ nghĩa theo dân túy” (Populist Nationalism) có nguy cơ dẫn đến “chủ nghĩa dân tộc nổi giận” (Angry Nationalism), có thể so sánh với bối cảnh dẫn đến sự xụp đổ Bức tường Berlin (năm 1989). Bài học muộn màng Tại nước Mỹ, nếu Donald Trump không thực hiện lời hứa khi tranh cử, ông có thể làm làm thất vọng và mất lòng những người ủng hộ đã giúp ông giành chính quyền, và họ có thể bỏ ông sau 4 năm nếu mất lòng tin. Mọi tổng thống đều muốn cầm quyền 8 năm. Nếu ông cố thực hiện lời hứa, thì có thể làm chia rẽ đất nước và đánh mất sứ mệnh của một Tổng thống Mỹ phải đoàn kết quốc gia. Đây là một nghịch lý của ông Trump, dù theo cách nào cũng khó vẹn toàn. Vì vậy, chỉ còn có cách thứ ba là tạo ra một “vùng xám” để dung hòa cả hai phía, và chọn một đội hình tốt để điều hành đất nước, với sự linh hoạt dựa trên thỏa thuận. Nếu họ thất bại, ông Trump có thể thay người khác, như một “dealer” quyền biến. Với thế giới, luôn có một phương án hấp dẫn là Mỹ chơi ván cờ “G2” với Nga (thỏa thuận chia vùng ảnh hưởng tại Châu Âu) và với Trung Quốc (thỏa thuận chia vùng ảnh hưởng tại Châu Á-TBD). Từ năm 1972, ông Nixon và Kissinger đã chơi bài này (ký Shanghai Communique) để liên minh trên thực tế (de facto) với Trung Quốc, chống lại Liên Xô. Vì ván cờ nước lớn, nên Mỹ đã hy sinh Nam Việt Nam (năm 1975). Nay Bắc Kinh rất muốn chơi ván cờ “G2” với Washington tại khu vực Châu Á-TBD (nhất là tại Biển Đông), nhưng Washington đã cưỡng lại phương án đó, và theo đuổi chính sách “chuyển trục” (hay rebalance) mà ông Obama và bà Clinton là đồng tác giả. Còn bây giờ, liệu Donald Trump có chơi ván cờ “G2” với Trung Quốc (giữa hai “nước lớn”) hay không, còn là câu hỏi để ngỏ. Với Việt Nam, trong 8 năm dưới chính quyền Obama, Hà Nội đã không tranh thủ thời cơ trở thành đối tác chiến lược với Washington như một nước cờ thế (hedging / gambit) để cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Đáng lẽ điều này phải được thực hiện khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Washington (7/2013) hoặc khi TBT Nguyễn Phú Trọng thăm (7/2015) tuy lúc đó cũng đã hơi muộn. Quan hệ đối tác chiến lược cần thời gian để triển khai mới có ý nghĩa. Sau vài năm khi đối tác chiến lược đã thành “chuyện đã rồi” (fait accompli) thì khó đảo ngược. Việt Nam sẽ ở vị trí thuận lợi là đồng minh của Mỹ tại Biển Đông (cũng như Philippines hoặc có thể thay thế). Nhưng Hà Nội đã quá sợ Trung Quốc (như một ám ảnh tâm thần) nên tiếp tục nhắm mắt đu dây theo điệu nhảy “slow waltz” (nên thiếu tầm nhìn), do đó đã để lỡ cơ hội vào đúng lúc cần thiết, trước khi thời thế thay đổi xấu hơn. Mời xem Video: Rộ tin đồn sắp khởi tố bà Nguyễn Thanh Phượng con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Bây giờ, khi Donald Trump đã thắng, TPP đã hết cơ hội, và chủ trương xoay trục có thể thay đổi, thì mọi mong muốn hay cố gắng của Hà Nội là quá muộn (too little too late), vì trò chơi đã kết thúc. Trò chơi mới sẽ khó hơn và nguy hiểm hơn, với cái giá phải trả cũng lớn hơn, tại Biển Đông cũng như trong cải cách kinh tế và chính trị, để khắc phục một thể chế đang bị phân liệt (dysfunctional system). Trong bối cảnh đó, vai trò của Nhật ở Đông Á bỗng trở nên quan trọng hơn nữa, cho một cơ cấu quyền lực mới ở khu vực. Nhưng đó cũng là một câu hỏi vẫn còn để ngỏ. Nguyễn Quang Dy1 6/11/2016 ------------------------ Tham Khảo 1. “When and Why Nationalism Beats Globalism”, Jonathan Haidt, American Interest, July 10, 2016. 2. “American Democracy Is Dying and This Election Isn’t Enough to Fix It”, Daron Acemoglu, Foreign Policy, November 7, 2016 3. “Democrats have no one to blame but themselves for Trump’s success”, S.E. Cupp, New York Daily News, November 9, 2016 4. “What So Many People Dont Get about the US Working Class”, Joan Williams, Harvard Business Review, November 10, 2016 5. “Power and Order in the South China Sea”, Patrick Cronin, Center for New American Century, November 10, 2016 6. “The Democrats Screwed Up”, Frank Bruni, New York Times, November 11, 2016 7. “Hillary Clintons Celebrity Feminism Was a Failure”, Sarah Jones, the New Republic, November 11, 2016 8. “No one has a clue what kind of President Donald Trump will be”, Dan Balz, Washington Post, November 12, 2016 9. “A series of strategic mistakes likely sealed Clinton’s fate”, Abby Phillip, John Wagner, Anne Gearan, Washington Post, November 12, 2016 10. “Obama Lobbies against Obliteration by Trump”, Maureen Dowd, New York Times, November 12, 2016 11. “Will Trump Strike a Grand Bargain With China”, Melissa Chan, Zha Dạojiong, Andrew Nathan, David Schlesinger, Paul Haenle, Foreign Policy, November 14, 2014 12. “Trump Appointments Send an Ominous Signal”, David Rothkopf, Foreign Policy, November 14, 2016 13. “China’s Great Leap Backward”, James Fallows, Atlantic, December 2016 * Tác giả gửi cho viet-studies ngày 16-11-16 (Viet-studies)
  11. Có thể tóm tắt rằng kết quả của cuộc bầu cử này không chỉ là những khiếm khuyết do phía bà Clinton, mà còn là sự chủ quan và coi thường của nhiều thành phần xã hội đối với Trump nói riêng, và những người ủng hộ ông nói chung. Trump thắng! Phong trào dân túy tại Mỹ đã đánh bại thành phần ưu tú quyền lực và các thành trì kiên cố đã chi phối và ảnh hưởng quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn bấy lâu nay. Đại đa số nhận định của học giả, giới chuyên môn, giới truyền thông báo chí cũng như các thăm dò ý kiến chuyên nghiệp về kết quả bầu cử này đều không diễn ra. Nó đã gây sốc cho cả nước Mỹ và toàn thế giới. Hơn nửa dân số Mỹ, hay chính xác hơn, hơn nửa cử tri Mỹ, thất vọng, ngao ngán, bàng hoàng và lo ngại cho tương lai của quốc gia mình. Ngoài Mỹ, dân chúng khắp thế giới cũng bàng hoàng không kém. Họ không thể ngờ một người thiếu những tiêu chuẩn cơ bản nhất – kiến thức, kinh nghiệm, khả năng, tư cách, tầm nhìn, vân vân – lại trở thành tổng thống để lãnh đạo Mỹ và, ở mức độ và phạm vi nào đó, thế giới trong vòng bốn năm tới. Với thắng lợi của Trump, nó sẽ thay đổi bộ mặt chính trị của Mỹ, và thế giới, một cách to tát và không lường được trong thời gian tới. Vì thế nhiều người quan ngại về nền dân chủ Mỹ suy thoái, và các hệ quả do phong trào dân túy mang lại. Bài này bàn về một số khía cạnh này. Nền dân chủ Mỹ suy thoái? Nền chính trị của Mỹ suy thoái hay hồi sinh? Đó là một câu hỏi chưa có câu trả lời một cách khoa học và hệ thống. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh tích cực nhất qua kết quả bầu cử, khó ai phủ nhận tính dân chủ rất cao của nước Mỹ. Một trong những khẩu hiệu của Trump trong lúc tranh cử là “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.” Nghe rất mị dân đối với một số người, nhưng lại rất ăn khách đối với thành phần ủng hộ Trump. Khẩu hiệu trên đã thu hút người da trắng nghèo và tầng lớp lao động. Họ bắt đầu cảm thấy bất hạnh, căng thẳng và mất hy vọng vào thập niên 1970, lúc mà tiến trình phi công nghiệp hóa, tự động hóa, toàn cầu hóa và sự phát triển của các ngành công nghệ cao và dịch vụ đã chuyển hóa nền kinh tế Mỹ. Bao nhiêu biến đổi trong những thập niên qua đã đẩy họ ra rìa xã hội, làm họ chán nản và phẫn nộ. Các thăm dò sau khi bỏ phiếu cho rằng ông Trump giành được phiếu bầu của 60% đàn ông da trắng và 52% phụ nữ da trắng, và tỉ lệ người da trắng không có bằng đại học ủng hộ ông Trump nhiều hơn bà Clinton 39 điểm (phần trăm). Nói chung, được kích động đúng chỗ, chính họ là thành phần chủ lực giúp Trump thắng cử vừa qua. Chính vì tham gia một cách tích cực vào cuộc bầu cử, tiếng nói của họ không thể bị lãng quên nữa, và các yêu sách của họ sẽ trở thành một trong những quan tâm hàng đầu của chính phủ Trump. Đó là dấu hiệu tích cực nhất của nền dân chủ vững mạnh vì nó có khả năng thay đổi, chuyển hóa để thích nghi với tình huống mới. Người dân, hạng thấp nhất xã hội, người “chân lấm tay bùn,” cũng có khả năng góp phần mang lại sự thay đổi. Nếu sự thay đổi kiểu này xảy ra ở một quốc gia khác, đặc biệt ở quốc gia không có nền tảng và truyền thống dân chủ cao như Mỹ, thì xác suất đưa đến bạo loạn, đổ máu rất cao. Tại Mỹ, tuy có biểu tình phản đối và những lời lẽ hơi quá khích, mọi sự đều diễn ra ở mức độ tự kiềm chế và hoàn toàn không xáo trộn. Những thử thách trước mặt Làm sao để nước Mỹ vĩ đại trở lại? Mà như thế nào mới là vĩ đại thì không nghe ông Trump định nghĩa. Khó có một định nghĩa khách quan về vấn đề này. Tuy nhiên qua tiến trình tranh cử, người ta cũng nắm bắt được một số điều Trump muốn thực hiện, tạm gọi là chính sách ưu tiên của ông. Xây tường ngăn chận di dân bất hợp pháp có khả thi và hiệu quả hay không và còn nằm trong chính sách ưu tiên của Trump không thì chưa biết. Thực hiện thì tốn kém và chắc gì hiệu quả, nhưng không thực hiện thì thất hứa với cử tri ủng hộ mình. Đằng nào cũng khó! Tuy nhiên, xây dựng hạ tầng cơ sở sẽ là ưu tiên hàng đầu,qua bài phát biểu chiến thắng của Trump. Còn làm thế nào để tìm ra giải pháp cho công ăn việc làm của bao triệu người da trắng nghèo và ít học cũng không phải là đơn giản. Kỹ nghệ chế tạo sản xuất ở Mỹ và các quốc gia tiên tiến đã thay đổi quá sâu xa, một tình thế khó có thể đảo ngược được. Nền kinh tế Mỹ và thế giới khác quá xa thời thập niên 1970. Theo học giả Francis Fukuyama thì chính sách thực tiễn khả thi duy nhất là sử dụng mức thuế trừng phạt, nhưng nó cũng có khả năng châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại và làm mất việc trong lãnh vực xuất khẩu cho các công ty như Apple, Boeing và GE. Khi va chạm thực tế để giải quyết các nan giải này, và hàng trăm hay hàng ngàn các vấn đề nhức nhối khác mà Mỹ phải đối diện, cả đối nội lẫn đối ngoại, ông Trump có thể học được thêm tính khiêm nhường của một nguyên thủ quốc gia. Càng quyền lực như Mỹ thì càng trách nhiệm nặng nề. Cho dù ông Trump muốn thay đổi chính sách đối ngoại, thu nhỏ tầm hoạt động và ảnh hưởng của Mỹ đi nữa, đó cũng là một trong những quyết định khó khăn. Hủy bỏ Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là chủ trương của Trump, nhưng quyền lợi kinh tế và an ninh của Mỹ trên bình diện địa chính trị, nhất là chiến lược tỏa rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu, là không nhỏ. Bao nhiêu thử thách đang chờ đợi chính phủ mới giải quyết, kể cả những hứa hẹn cam kết trước đây trong lúc tranh cử, nhưng không hề là những vấn đề dễ dàng thực hiện. Và trong nền dân chủ như Mỹ, tính mị dân sẽ không dễ dàng gì bị khỏa lấp che đậy. Mọi con mắt sẽ dồn vào hành động của tân tổng thống trong những ngày tháng tới. Bài học coi thường dân túy, mị dân Qua cuộc bầu cử này có hàng trăm điều đáng bàn và đáng học. Và sẽ cần một thời gian dài để giới nghiên cứu và học thuật chính trị tìm ra căn nguyên của sự chiến thắng của chủ nghĩa dân túy tại Mỹ. Nhưng bài này xin đề cập đến ba bài học về sự coi thường chủ nghĩa dân túy và các nhà mị dân. Có thể tóm tắt rằng kết quả của cuộc bầu cử này không chỉ là những khiếm khuyết do phía bà Clinton, mà còn là sự chủ quan và coi thường của nhiều thành phần xã hội đối với Trump nói riêng, và những người ủng hộ ông nói chung. Coi thường Trump, coi thường cả người ủng hộ Trump Tạp chí the Economist ngày 9 Tháng Mười Một viết về bầu cử Mỹ 2016 như sau: Tổng thống kế tiếp của Mỹ sẽ là một người đàn ông dẫn đầu một chiến dịch phân biệt chủng tộc để làm mất uy tín người đương nhiệm (Tổng Thống Barrack Obama). Trong khi vận động tranh cử, ông miệt thị phụ nữ, người tàn tật, người nói tiếng Tây Ban Nha và người ngoại quốc. Ông chủ trương sử dụng tra tấn, và bom hạt nhân, cho rằng đối thủ của mình (bà Hillary Clinton) là tham nhũng và có thể là một kẻ giết người, và thề rằng, nếu được bầu, ông sẽ nhốt bà… Sự nghiệp chính trị của một người, dù gạo cội đến mấy, chỉ cần một xì căng đan cũng đủ để tiêu tàn. Trong khi đó, ngoài những phát biểu chấn động nêu trên, Trump còn bị phanh phui bao nhiêu vụ xì căng đan, nhất là cung cách của ông đối với phụ nữ, thế mà cuối cùng Trump cũng vượt qua được. Điều đáng nói là không phải cử tri không biết, mà thật ra họ biết rất rõ tất cả những cái xấu của Trump, gần kề ngày bầu cử tưởng chừng như không thể bào chữa nổi và ông phải rút lui, nhưng họ vẫn bầu cho ông. Đó là thái độ thách thức nhất của dân Mỹ đối với hệ thống chính trị đương đại. Và đó là điều mà cho đến nay rất nhiều người, trong và ngoài Mỹ, vẫn cứ thắc mắc. Vì cung cách hành xử của Trump nằm ngoài mọi khuôn khổ mẫu mực thức đo sẵn có từ trước đến nay nên phần lớn coi thường tất cả những gì ông nói. Tuy nhiên, vô hình chung phía bà Clinton và hệ thống chính trị tại Hoa Thịnh Đốn coi thường lẫn quên lãng những bất mãn và phẫn nộ chồng chất bấy lâu nay của những người ủng hộ Trump. Ngay cả bà Clinton ra mặt khinh khi người ủng hộ Trump: “Bạn có thể đặt một nửa những người ủng hộ của Trump vào những gì tôi gọi là rổ xấu hổ. Đúng không? Thành phần phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và đồng tính, bài ngoại, bài Hồi Giáo.” Vô tình bà Clinton càng làm cho một phần lớn giới trung lưu Mỹ xa lánh và kể cả chống lại mình. Cho nên bài học quan trọng qua cuộc bầu cử này là không phải nói điều hay điều đúng thì người ta nghe và theo; và cũng chẳng phải nói bổ bã bậy bạ thì người ta không nghe không theo. Khi người ta có định kiến và không còn tin vào một hệ thống chính trị có thể bảo vệ quyền lợi của mình thì người ta sẽ bất chấp những lời biện hộ. Coi thường Trump, nhưng không coi thường Mỹ Như đã trình bày trên, lúc ông Trump ra tranh cử trong đảng Cộng Hòa, và ngay cả khi được đảng đề cử chính thức, không có mấy người trong và ngoài nước Mỹ coi trọng lời nói của ông. Không những thế, nhiều chính giới gạo cội khắp nơi lên án và khinh bỉ Trump ra mặt. Bao nhiêu những lời miệt thị, từ nhân cách cách đến chính sách, dù không đích danh nêu tên, nhưng ai cũng biết là ám chỉ ông. Thủ lãnh đối lập Úc Bill Shorten đã ví quan điểm của Trump chỉ như “sủa điên trong một số vấn đề.” Có người còn mạnh mẽ kêu gọi không cấp thị thực để Trump vào quốc gia mình vì những phát biểu nặng mùi kỳ thị của ông. Tuy nhiên thế cờ bây giờ đã khác. Dân Mỹ, những ai không bầu chọn ông, dù có biểu tình phản đối rầm rộ bao nhiêu và bao lâu đi nữa, Trump vẫn là tổng thống trong cương vị cầm trịch ít nhất là bốn năm tới! Về phía các quốc gia khác, dù lãnh đạo hay người dân có khinh thường Trump bao nhiêu đi nữa trước đây, ông vẫn là tổng thống dân cử Mỹ trong những ngày tới. Vì quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu quá sâu rộng, chính quyền và lãnh đạo chính trị của các quốc gia khác không có sự chọn lựa nào ngoài việc chấp nhận làm việc, một cách chuyên nghiệp, với chính quyền Mỹ do ông cầm đầu.Những ai từng phê phán ông Trump nặng nề trước đây, giờ đây phải để các suy nghĩ hay hành động cảm tính sang một bên, và tự thay đổi vị trí và cảm nhận của mình để phù hợp với hoàn cảnh mới. Bao nhiêu nguyên thủ quốc gia đã lần lượt gọi chúc mừng Trump sau ngày 8 Tháng Mười Một dù trong lòng có khó chịu mấy đi chăng nữa. Đó là quyền lực của nước Mỹ, dù người ta không thích hay không muốn, người ta cũng phải làm, tuy không ai bắt buộc. Tất cả vì tương quan quyền lợi. Bài học quan trọng rút ra từ sự kiện này là điều gì cũng có khả năng xảy ra trong nền dân chủ, trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Vì thế người làm chính trị phải thận trọng trong lời nói và hành động của mình vì một ngày nào đó, những gì tưởng chừng bất khả lại xảy ra. Mời xem Video: Tướng Tô Lâm chỉ trích Nguyễn Phú Trọng dung túng các dâm quan Không nên coi thường dân túy mị dân Trên hết, cuộc bầu cử này cho thấy tầm quan trọng của phong trào dân túy và các nhà mị dân. Trump biết lợi dụng phong trào tách Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (Brexit). Cả hai phong trào dùng các chiến dịch để thu hút cùng loại cử tri: những người cảm thấy bị gạt ra ngoài lề, hoặc thậm chí là nạn nhân, bởi hậu quả của toàn cầu hóa. Từ nhiều thập niên nay, cả hai quốc gia Anh và Mỹ có những tương quan ảnh hưởng chính trị mật thiết với nhau: thời đầu 1970 có Richard Nixon và Edward Heath; đầu thập niên 1980 có Ronald Reagan and Margaret Thatcher; đến giữa thập niên 1990 có Bill Clinton and Tony Blair “Cách Thứ Ba” (Third Way). Cả hai quốc gia chia sẻ nhiều xu hướng chính trị khác nhau trước đây: toàn cầu hóa, tự do thương mại, thị trường mở và đa văn hóa. Bây giờ cả hai nước đều bị thách thức bởi các xu hướng trên. Xu hướng dân túy tại Anh có lợi dụng kết quả bầu cử tại Mỹ không? Hiển nhiên. Và kỳ bầu cử kế tiếp tại Anh sẽ rất lý thú để theo dõi. Tại Úc, bà Pauline Hanson, lãnh tụ đảng Một Quốc Gia (One Nation), người nổi tiếng với những phát biểu ngô nghê và rặt mùi kỳ thị trước đây,rất vui mừng với kết quả bầu cử tại Mỹ. Sau một thời gian ngắn nổi lên rồi chìm xuồng gần hai thập niên qua, bà Hanson và đảng Một Quốc Gia một lần nữa nổi lên trên chính trường Úc, tổng cộng bốn người vào được thượng viện Úc vào kỳ bầu cử năm nay 2016. Cũng giống như ông Trump, bà lên án đạo Hồi, di dân và tìm hậu thuẫn ở người da trắng Úc nghèo và ít học. Thay vì đổ lỗi cho người Mexico lấy việc làm, xu hướng dân túy tại Úc có lẽ sẽ biện minh người ngoại quốc mua nhà, mua hãng xưởng, mua trang trại của họ. Bài học cho lãnh đạo chính trị tại Úc, từ cuộc bầu cử Mỹ và phong trào dân túy khắp nơi, là không thể coi thường khả năng và sức mạnh trồi dậy của xu hướng dân túy mị dân. Nếu không quan tâm và không có chính sách giải quyết những bất mãn hay quyền lợi thiết thực của họ thì một ngày nào đó chính nó sẽ đến và sẽ lung lây nền tảng chính trị tại đây. Phạm Phú Khải ----------------------- Tài liệu tham thảo: “How it happened” – Election 2016, The Economist, 12 Tháng Mười Một, 2016 (the print edition). J.A., “Watch out, world,” The Economist, 9 Tháng Mười Một, 2016. Jefferson Cowie, “The Great White Nope,” Foreign Affairs, Volume 95, Number 6, trang 147 đến 152. Francis Fukuyama, “Trump and American Political Decay,” Foreign Affairs, 9 Tháng Mười Một, 2016. Fergus Hunter, “Election 2016: Bill Shorten’s description of Donald Trump as ‘barking mad’ draws ire of Malcolm Turnbull,” Sydney Morning Herald, 27 Tháng Năm, 2016. “Donald Trump, Brexit and the transatlantic echo” – British and American politics often march in lockstep, The Economist, 10 Tháng Mười Một, 2016. Editorial, “US election 2016: Donald Trump’s win a lesson for Victoria’s own rust belt,” The Age, 10 Tháng Mười Một, 2016. (Người Việt)
  12. Việt Hà, phóng viên RFA 2016-11-17 Tổng thống đắc cử Donald Trump tại New York hôm 09/11/2016. AFP Tổng thống đắc cử Donald Trump có lên án vấn đề nhân quyền Việt Nam? Một tuần sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến chính sách sắp tới của Mỹ đối với châu Á và những chính sách này sẽ có ảnh hưởng ra sao đối với Việt Nam đặc biệt là các vấn đề về kinh tế, biển Đông và nhân quyền. Việt Hà phỏng vấn chuyên gia Murray Hiebert, Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC. Có thể có quan hệ tốt với Việt Nam Việt Hà: Thưa ông, trong suốt quá trình tranh cử và sau khi thắng cử Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump không nói nhiều đến Việt Nam, trừ hai lần nói rằng Việt Nam là nơi có lao động rẻ và Việt Nam bán hàng hóa giá rẻ vào Mỹ. Theo ông, liệu những chính sách kinh tế của tân Tổng thống Mỹ sẽ có ảnh hưởng ra sao đối với Việt Nam? Murray Hiebert: Trước hết tôi nghĩ là chúng ta phải chờ xem ông ta sẽ làm cụ thể những gì liên quan đến chính sách kinh tế. Ông ta đã nó rõ ràng là ông ấy không ủng hộ Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông ấy nói là ông ấy sẽ coi lại những đàm phán thương mại khác như NAFTA với Canada và Mexico. Nhưng ông ấy chưa thực sự nói cụ thể là ông ấy sẽ làm gì với vấn đề bán phá giá ngoài việc nói là sẽ có các biện pháp để ngăn ngừa bán phá giá. Đối với vấn đề lao động giá rẻ ở các nơi như Việt Nam, rất khó có thể biết trước được ông ta sẽ làm gì. Một phần những phàn nàn của ông ta là những nơi có lao động giá rẻ hơn Mỹ thì thu hút các công ty Mỹ. Nếu ông ta bắt các công ty Mỹ phải đóng cửa các xí nghiệp của mình ở Việt Nàm thì họ cũng sẽ không chuyển các xí nghiệm đó về các bang Ohio hay Nebraska. Họ chỉ chuyển từ Việt Nam đến nơi rẻ hơn như Myanmar, Campuchia hay Bangladesh hoặc những nơi khác. Chúng tôi đến lúc này vẫn chưa thể biết được ông ta sẽ làm gì đối với những vấn đề kinh tế này. Ông ta nói rất nhiều về việc áp thuế 45% lên các hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Nhưng chúng tôi chưa nghe ông ấy nói thêm gì về vấn đề này kể từ khi đắc cử. Vì vậy chúng ta vẫn ở trong giai đoạn chờ xem. Việt Hà: Một ngày sau khi ông Trump thắng cử, quốc hội Nhật Bản đã thông qua hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ gặp ông Trump trong tuần này. Theo ông liệu sức ép từ đông minh của Mỹ có thể làm thay đổi quan điểm của ông Trump đối với TPP? Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC. Hình do Ông Murray cung cấp Murray Hiebert: Chúng ta phải chờ xem vì sẽ rất khó cho ông ấy để rút lại những gì mình đã nói. Ông ta không thể tuần trước thì lên án mà tuần này thì lại nói đó là một hiệp định tốt. Ông ấy nhận được sự ủng hộ của những cử tri là những người trong thập niên qua đã mất việc, mất hy vọng và mất thu nhập tốt mà theo Trump thì đó là do các thỏa thuận thương mại. Tôi không nghĩ đó là nguyên nhân chính mà nguyên nhân chính phải là do toàn cầu hóa, tự động hóa. Nhưng ông ấy đã đưa ra hình ảnh này và sẽ rất khó cho ông ấy để có thể bất ngờ bỏ những gì mình đã hứa. Ông ấy có thể thay đổi từ từ trong vài năm tới chứ không thể trong năm tới. Tôi không chắc Thủ tướng Abe có thể thuyết phục nổi Trump thay đổi về TPP sau khi ông ấy đã rất cương quyết về vấn đề này đối với các cử tri. Ông ấy cũng nói rất nhiều về việc Nhật bản và Nam Hàn phải trả hơn nữa cho vấn đề an ninh mà Hoa Kỳ cung cấp cho các nước. Theo tôi cuộc gặp chủ yếu là để hai bên gặp nhau và chào hỏi nhau để hiểu nhau hơn. Tôi thấy khó tưởng tượng được rằng tân Tổng thống Trump sẽ thay đổi quan điểm của mình nhanh chóng ngay sau một tuần thắng cử. Chiến lược chuyển trục về châu Á sẽ ra sao? Việt Hà: Trong quá trình tranh cử, tân Tổng thống Trump cũng có nhắc đến vấn đề Trung Quốc và biển Đông nhưng ông ta không đề cập đến vấn đề này nhiều gần đây. Theo ông chiến lược chuyển trục về châu Á của Tổng thống Obama sẽ ra sao dưới thời của Tổng thống Trump? Murray Hiebert: Chúng tôi không biết nhiều lắm về những gì ông ấy nghĩ liên quan đến vấn đề này. Tuần rồi có một bài báo trên tạp chí Foreign Policy của hai người cố vấn của ông Trump là Alexander Gray and Peter Navarro theo đó họ nói một chút về chiến lược chuyển trục về châu Á. Họ nói Bắc Kinh đã cho xây dựng khoảng 3,000 acre đảo nhân tạo, về hành động lấn lướt của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Họ cũng nói về cách mà chính quyền của Tổng thống Obama đã để mặc Philippines ở bãi cạn Scarborough vào năm 2012. Chính quyền Hoa Kỳ nói với cả Philippines và Trung Quốc và hai nước hứa là sẽ rút quân khỏi bãi cạn nhưng sau khi phía Philippines rút đi thì Trung Quốc vẫn ở lại. Vì vậy họ lên án sự yếu ớt của chính sách chuyển trục của Tổng thống Obama. Điều này có thể sẽ phản ánh cách nghĩ rộng hơn của Tổng thống Trump. Có thể là ông ấy đang cân nhắc một cách tiếp cận cứng rắn hơn ở biển Đông. Nhưng thực sự chúng ta vẫn chưa nghe ông ấy nói trực tiếp về vấn đề này mà chỉ là những cố vấn của ông ấy. Việt Hà: Nhưng liệu điều này có mâu thuẫn gì với chính sách hướng nội của Trump mà ông ấy đã tập trung nói đến nhiều trong suốt quá trình tranh cử? Murray Hiebert: Có thể là như vậy. Nhưng ông ấy đã chỉ trích Trung Quốc rất mạnh nên ông ấy sẽ phải tìm ra cách. Chúng tôi cũng thấy là ông ấy đã nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình và dường như họ đã có một cuộc thảo luận mang tính xây dựng dù không giải quyết vấn đề gì cụ thể. Đây chỉ là một thảo luận ban đầu để tìm hiểu nhau. Việt Hà: Liên quan đến vấn đề nhân quyền, cứ mỗi khi có một vị Tổng thống mới của Mỹ được bầu thì người Việt Nam tỏ ra quan tâm là liệu vị Tổng thống mới sẽ có chính sách ra sao đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Liệu Tổng thống mới sẽ cứng rắn hơn hay nhẹ nhàng hơn với Việt Nam trong vấn đề này? Murray Hiebert: Chúng tôi thực sự không biết chính xác là Trump sẽ làm gì. Tuy nhiên trong cùng một bài báo mà tôi nói tới, các cố vấn của ông ấy đã chỉ trích rất mạnh chính quyền của Tổng thống Obama đã quá mạnh tay với Thái Lan sau vụ quân đội lật đổ chính quyền và đẩy chính phủ hiện thời của Thái Lan tiến gần hơn về phía Trung Quốc. Cho nên nếu đây thực sự là chính sách của Trump thì vấn đề nhân quyền sẽ có thể ít được nhấn mạnh hơn dưới thời của Tổng thống Trump hơn so với thời của Tổng thống Obama. Tuy nhiên những cố vấn này cũng nói là các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Myanmar đang tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ với Washington vì những sức ép từ Trung Quốc. Cho nên Tổng thống Trump sẽ tận dụng cơ hội này và nếu đó là chính sách của Trump thì ông ta sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với Việt Nam để đối phó với sức ép từ Trung Quốc. Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
  13. Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam Trong tuần qua, hàng vạn người dân Hàn Quốc tham gia biểu tình tại thủ đô Seoul đòi Tổng thống Park Geun-hye từ chức. Một cuộc xuống đường như vậy khó có thể xảy ra tại Việt Nam hiện nay, dầu nhiều người có thể mong muốn hay vận động cho chuyện đó. Một lý do đơn giản là người dân không thể xuống đường thể hiện bất bình hay yêu cầu thay đổi nếu họ không thấy một lựa chọn, giải pháp chính trị nào khác ngoài đảng Cộng sản và các tổ chức chính trị trực thuộc. Không như e ngại có thể của nhiều người, việc thành lập các chính đảng tại Việt Nam là một việc hợp pháp, khả thi nếu có một cách tiếp cận đúng và bắt đầu từ bây giờ. Tính hợp hiến của việc thành lập các chính đảng Theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, "Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước." Đảng phái là những tổ chức chính trị để thực hiện những hoạt động trên. Điều 9 Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội». Quyền công dân về chính trị cũng được ghi trong điều 14 và 16 của Hiến pháp. Việc "giành, giữ và sử dụng" quyền lực nhà nước trong lịch sử được thực hiện bằng các hình thức chính như sử dụng vũ lực, ban hành luật, thương lượng, biểu tình ôn hòa, vận động bầu cử. Vì an ninh của con người và đất nước Việt Nam, chúng ta phải dứt khoát nói không với việc sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực từ bất cứ chính đảng nào và chỉ ủng hộ các hình thức hoạt động chính trị ôn hòa. Các chính đảng sẽ đại diện và đảm bảo quyền lợi cho những thành phần dân chúng hay những mối quan tâm (môi trường, biên giới lãnh thổ…) khác nhau. Thương lượng, thỏa hiệp hay cạnh tranh ảnh hưởng, cụ thể nhất qua kết quả bầu cử là cách giải quyết và dung hòa văn minh các khác biệt về lợi ích và mối quan tâm. Điều này giảm thiểu khả năng dẫn đến căng thẳng và đối kháng. Thậm chí khi có căng thẳng, biểu tình, hỗn loạn, các chính đảng sẽ đại diện những người dân bất bình đối thoại với nhà nước, đảng cầm quyền để tìm ra giải pháp tối ưu. Điều này chỉ có thể tốt hơn cho đất nước và trong một chừng mực nào đó hỗ trợ đảng đang cầm quyền trong việc quản lý đất nước và giải quyết khủng hoảng. Hoạt động chính trị, sinh hoạt đảng phái do đó hoàn toàn không có nghĩa chống phá nhà nước, mà ngược lại nó chỉ làm nhà nước mạnh hơn, tăng sự ổn định và tính chính danh qua việc đại diện trọn vẹn người dân và đáp ứng được nhiều mối quan tâm. Quốc hội Việt Nam cần nhiều tiếng nói đa dạng Cần bỏ tâm lý e ngại hoạt động chính trị Việc cấm đoán, hạn chế các tổ chức chính trị ở Việt Nam một mặt là sự vi hiến, vi phạm quyền công dân, một mặt là sai lầm của của đảng Cộng sản khi khước từ các lực lượng đại diện để giải quyết các khác biệt về lợi ích và thương lượng lúc khủng hoảng. Việc thành lập và hoạt động đảng phái một cách ôn hòa là một điều văn minh và tiến bộ của xã hội. Đây là điều mà người dân Việt Nam cần ý thức để có cách nhìn đúng, thông cảm và trân trọng đối với những chính trị gia ở bất kỳ chính đảng nào. Những người có tư tưởng dân chủ và có ảnh hưởng cũng cần tránh có những nhận định tiêu cực về các hoạt động chính trị kiểu như "đội lốt tổ chức dân sự để hoạt động chính trị", hay "tôi chỉ phản biện chứ không bao giờ làm chính trị", "không bao giờ tham gia đảng phái". Mong muốn dân chủ, có bầu cử tự do nhưng lại e ngại hoạt động chính trị và đảng phái chẳng khác nào thích có hàng hóa nhưng lại cấm sản xuất. Về phần mình, những người hoạt động chính trị cần vừa phê phán chính sách hiện tại vừa mạnh dạn đề ra những giải pháp, định hướng cho đất nước như những người cầm quyền tương lai ở nhiều cấp bậc và vị trí khác nhau. Họ cần làm điều này một cách nghiêm túc và cẩn trọng, với ý thức rằng những giải pháp của họ sẽ ảnh hưởng đến đất nước và nhiều mặt cuộc sống của người dân. Vì cuối cùng thì chính trị không phải là những gì xa xôi. Đó là tiền lương của anh công nhân, là công bằng cơ hội để chị phó phòng có thể lên trưởng bằng năng lực chứ không cần vào một đảng phái nào, là giá xăng, là thuế doanh nghiệp, là tiền hưu của công nhân viên chức trong hay ngoài hệ thống chính quyền, là việc có ăn được cá hay không, là đi làm về chiều nay có phải dầm mình hay cuốn trôi trong nước ngập… Cần thay đổi cách tiếp cận Để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhà nước Việt Nam bắt bớ và làm khó dễ, tuy đây không phải là lý do chính, cần xác định rõ ràng rằng các đảng phái được thành lập không nhằm lật đổ đảng Cộng sản, càng không phải để triệt tiêu, báo thù (những điều mà chúng ta cũng phải dứt khoát nói không). Các đảng phải chính trị ở Việt Nam, dầu đại diện cho ai hay giá trị nào đều cần một đường lối hoạt động rõ ràng, ôn hòa, minh bạch, tôn trọng lắng nghe và đối thoại. Mục tiêu của đa nguyên chính trị là một nước Việt Nam tự do, dân chủ, tất cả các thành phần dân chúng đều được đại diện, các giá trị cơ bản và những mối quan tâm được tôn trọng. Muc tiêu đó lớn hơn rất nhiều việc tồn tại hay không của đảng Cộng sản. Mặc dầu có thể được hình thành với các đường hướng và nhiệm vụ để giải quyết vấn đề của nước Việt Nam, các chính đảng có thể bắt đầu từ một số ít người và tham gia hoạt động chính trị trong phạm vi một vài địa phương cũng như giới hạn vào những mối quan tâm vừa phổ quát vừa sát sườn của người dân. Cách tiếp cận này vừa tăng tính khả thi vừa rèn luyện những kinh nghiệm quý báu cho các đảng phái mới thành lập. Mời xem Video: Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò gì trong cuộc chiến Nguyễn Phú Trọng-Đinh La Thăng? Cần bắt đầu - start up Trong một chừng mực nào đó, việc các nhà hoạt động dân sự, chính trị tại Việt Nam chỉ dừng ở các tổ chức dân sự hay phản kháng trên mạng xã hội cũng phần nào tương tự với việc bàn luận về ý tưởng kinh doanh từ ngày này qua ngày khác mà không lập công ty, hay chỉ lập các tổ chức phi lợi nhuận. Trong kinh doanh, ý tưởng chỉ mới là 1% của con đường. Thành lập chính đảng, hoạt động chính trị là một con đường dài, đòi hỏi dấn thân, cực kỳ kiên trì và chấp nhận rủi ro. Sự trân trọng và nhìn nhận đúng của người dân sẽ là điều đảm bảo, ít nhất về tinh thần cho các chính trị gia. Và trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, càng nhiều chính đảng được thành lập, các đảng đó càng có nhiều cơ hội để lớn mạnh. Đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam cần các chính đảng khác với đảng Cộng sản. Đối mặt với các vấn đề đạo đức, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường hiện nay, khi mà sự tồn vong sinh học của con người và đất nước Việt Nam bị đe dọa, việc một đảng độc quyền lãnh đạo là một điểu không thể và không nên cho tất cả 90 triệu người dân, trong đó có 4.5 triệu đảng viên Cộng sản và gia đình. Lê Trung Tính Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện đang sống tại Anh. (BBC)
  14. Chỉ có Việt Nam và người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã bị thiệt thòi vì quyết định bỏ TPP của ông Donald Trump. Những ai có ý nghĩ Tổng thống Donald Trump sẽ giúp thay đổi chế độ ở Việt Nam hay giúp cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền lớn mạnh thì hãy kiên nhẫn chờ xem Cộng Hòa Không Đủ Phiếu Xóa Obanmacare Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016 đã đẩy nhà nước Cộng sản Việt Nam, lực lượng công nhân và phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở cả 2 bờ Đại Dương lâm vào ngõ mù khó thở vì Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương ( Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP) bị coi như đã chết trước khi có hiệu lực. Biến chuyển này xẩy ra sau khi lãnh tụ đa số Cộng hòa tại Thượng viện, Nghị sỹ Mitch McConnell, vào hôm 11/1/2016, đã thông báo cho Tổng thống Barack Obama biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP-- Trans-Pacific Partnership—sẽ không được đem ra thảo luận tại khóa Quốc hội thừ 114 trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ, kết thúc ngày 03/01/2017. Quyết định của Quốc hội Mỹ đã đánh trúng vào kế họach sẽ đình chỉ TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Khi vận động tranh cử, ứng cử viên Donald Trump đã chỉ trích Hiệp định TPP không tạo ra công ăn việc làm cho dân Mỹ mà chỉ giúp cho nước khác giầu thêm. Sau ngày bầu cử, it người ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn hy vọng ông Donald Trump sẽ thay đổi ý định bỏ TPP để thương thuyết lại với 11 nước khác. Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng lẫn Hạ viện sẽ bảo vệ TPP, sản phẩm của Tổng thống Dân chủ Barack Obama. Như vậy TPP coi như đã chết. ẢNH HƯỞNG VỚI VIỆT NAM Vậy ảnh hưởng của TPP tử vong đối với Việt Nam và người Việt trong và ngoài nước như thế nào ? Trước hết, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã mất cơ hội làm giầu để thoát khỏi gọng kìm chính trị-kinh tế Trung Hoa. Thứ hai, người công nhân Việt Nam đã mất hy vọng thành lập một công đòan độc lập bảo vệ quyền lợi cho mình để thoát khỏi sự kìm kẹp của Tổng liên đòan Lao động nhà nước CSVN. Thứ ba, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân tranh đấu cho dân chủ và tự do ở Việt Nam cũng lâm vào hòan cảnh tiến thối lưỡng nan vì chính quyền mới Donald Trump, ít nhất trong 2 năm đầu, sẽ chỉ quan tâm vào việc làm giầu, dành lại ưu thế mậu dịch và tạo thế mạnh chính trị và quân sự cho nước Mỹ hơn lo cho quyền con người và chuyện nội bộ của nước khác. Hơn nữa cá nhân ông Trump và những người thân cận ông chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực nhân quyền và tình hình Việt Nam. Ở Châu Á, ưu tiên trước mắt của chính quyền Trump là quyền lợi kinh tế của Mỹ với Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn. Tình hình bất ổn ở Biển Đông và kế họach ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở khu vực Á Châu và Thái Bình Dương cũng sẽ chịu ảnh hương gay gắt khi TPP mất chân dứng tại Úc, Brunei, Japan, Malaysia, Singapore, New Zealand và Việt Nam. Thứ tư, người Việt ở Mỹ, đi bầu hay không đi bầu, cũng thấy bâng khuâng vì không biết tương lai của nước Mỹ lẫn Việt Nam sẽ đi về đâu trong 4 năm tới. Liệu nước Mỹ có tránh khỏi phân hóa, kỳ thị giữa các sắc dân,xáo trộn trật tự xã hội vì những lời nói và quan điểm “chói tai” của ứng cử viên Donald Trump, hay nước Mỹ sẽ hòa bình và thịnh vượng với một Tổng thống Donald Trump biết kiềm chế bản tính bất bình thường để gạn đục lấy trong ? Như vậy là sau 7 năm vất vả thương thuyết để được ký kết ngày 4/02/2016 tại Tân Tây Lan (New Zealand), TPP đã bị bức tử bởi phe đa số Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ và chính quyền tương lai Donald Trump. Cũng thật trớ trêu là đa số Dân biểu và Nghị sỹ Cộng hòa, của Quốc hội trước ngày bầu cử 8/11/2016, đã ủng hộ TPP vì nếu được thi hành, nó sẽ tăng số hàng xuất cảng và lợi tức cho các xí nghiệp và kỹ nghệ Hoa Kỳ là những mạnh thường quân hào phóng của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy TPP không tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ mà chỉ làm giầu cho các Đại Công ty và giới chủ nhân. Ngược lại, sẽ giúp cho các nước hội viên khác có số lao động giá rẻ như Việt Nam có thêm công ăn việc làm và giầu thêm lên vì hàng nhập và xuất cảng được hưởng nhiều loại thuế thấp. TPP là tổ chức quy tụ 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam. Khối kinh tế này, nếu hoạt động, sẽ có trị gía 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới và là một khối kinh tế hùng mạnh có khả năng cầm chân Trung Quốc. VIỆT NAM MẤT HẾT Do đó, khi TPP không còn nữa thì về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam sẽ không được hưởng mối lợi giảm khỏang 18,000 lọai thuế đánh vào hàng hoá được trao đổi giữa các quốc gia hội viên. Tác gỉa John Boudreau của mạng thông tin chuyên về kinh tế-tài chính Bloomberg của Mỹ tiết lộ các chuyên gia từng phỏng đóan trong vòng 10 năm, TPP sẽ giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng nội địa lên 11 phần trăm, hay 36 tỷ dollars. Hàng xuất cảng cũng sẽ tăng 28%. Các loại hàng may mặc, giầy dép và nông-ngư phẩm cũng sẽ gia tăng để giúp Việt Nam giảm dần lệ thuộc vào Trung Quốc. Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì Việt Nam sẽ bị Trung Quốc khống chế mạnh hơn vì sản xuất của Việt Nam gần như hòan tòan phải lệ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Hoa. Bằng chứng trong năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu khỏang 32,3 tỷ dollars từ Trung Quốc, tăng 12,5% so với năm 2014, căn cứ vào báo cáo của nhà nước. Trong khi đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là trên 14 tỷ dollars, tuy có gỉam lối 2 tỷ so với cùng thời gian năm 2015. Nhưng hầu như tất cả các hàng tiêu dùng của người dân Việt Nam đều đến từ Trung Quốc, cả đường chính ngạch lẫn buôn lậu. Nhiều món hàng, kể cả những thứ độc hại, chế tạo từ Trung Hoa nhưng đám con buôn bất chính đã dán nhãn sản xuất ở Việt Nam để đánh lừa người mua mà nhà nước không kiểm soát nổi. Đối với khối công nhân lao động, vốn bị các cán bộ của Tổng liên đòan Lao động nhà nước về hùa với chủ đầu tư nước ngoài để hưởng bổng lộc thay vì phải bênh vực cho quyền lợi của công nhân, sẽ mất cơ hội thành lập nghiệp đòan độc lập để tự bảo vệ quyền lợi cho mình theo như theo Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) Công ước này viết: “ Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.” (Điều 2) Hay: (1) “ Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình.” (2) “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó.” Quan trọng hơn, Điều 4 khẳng định: “ Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.” Nhằm tạo sức mạnh cho quyền của người Lao động, Công ước 87 viết trong Điều 5: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.” Để bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, Điều 8 nói rõ: “ (1) Trong khi thi hành những quyền mà Công ước này đã thừa nhận cho mình, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật trong nước.” Tuy nhiên trách nhiệm phải tuân thủ Luật pháp cũng buộc nhà nước phải tuân thủ quy định ở khỏan 2 trong Điều 8 viết rằng: “ (2) Pháp luật quôc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này.” Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì tuy bị thiệt hại về kinh tế nhưng chiến thắng của Donald Trump đã giúp cho nhà nước Việt Nam mỉm cười vì rũ bỏ được nỗi lo sợ phải chấp nhận một Công đòan lao động độc lập và tự do như TPP đã ấn định. Quyết định giết TPP của Donald Trump và phe Cộng hòa đa số ở Quốc hội Mỹ cũng đã gây thất vọng rất lớn cho những nhà đấu tranh từng hy vọng TPP sẽ giúp họ nạnh dạn hơn khi đòi quyền được tự do lập hội và hội họp và quyền được tự do trao đổi thông tin vốn đang bị kiểm soát chặt chẽ và nghiêm cấm, nếu nhà nước thấy bất lợi cho chế độ. Họat động của các Tổ chức xã hội dân sự cũng đã mất đi một vũ khí lợi hại để gây áp lực với nhà cầm quyền Cộng sản khi đòi hỏi và đấu tranh quyền lợi cho người lao động. Những cuộc đình công đòi quyền lợi tự phát của công nhân trên khắp lãnh thổ như đã xẩy ra từ trước đến nay cũng đã mất thế tựa lưng vào TPP. PHẢN ỨNG VIỆT NAM Vậy thì nhà nước Việt Nam đã phản ứng ra sao ? Báo chí Việt Nam, vào ngày 11/11/2016, đã đồng loạt đưa tin Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, “quan điểm của Việt Nam trong việc phát triển thương mại với quốc tế là đều định hướng phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ.” Ông nói:”TPP cũng chỉ là một trong những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh TPP chúng ta còn có nhiều hiệp định thương mại tự do khác đã và đang ký kết… trong trường hợp nào thì Việt Nam cũng luôn luôn sẵn sàng bởi vì hội nhập của Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào TPP, mà hội nhập là yêu cầu và động lực để phát triển trong tương lai, do vậy quan điểm của Bộ Công Thương Việt Nam là xu thế mở cửa và hội nhập của Việt Nam sẽ tiếp tục được khẳng định.” Tuy nhiên, các báo cũng viết: ”Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam có thể có những diễn biến khá phức tạp, không giống như dự đoán.” Ông nói:” Tổng thống mới của Hoa Kỳ khả năng sẽ có những động thái ảnh hưởng đến tâm lý cũng như dòng chảy của thương mại thế giới. Nhưng chúng ta phải đợi xem vì từ những thông tin, quan điểm trong vận động tranh cử đến thực thi chính sách của chính thể mới còn phải có thời gian”. Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng khẳng định rằng:”Việt Nam đang bơi ra biển lớn và biển khơi bằng chính sức vóc của mình chứ không đi nhờ vả.” Lời tuyên bố tự trấn an của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ không giúp thay đổi hậu qủa nghiêm trọng khi Việt Nam không còn TPP. Trước mắt là Việt Nam đã mất cơ hội giảm dần bị lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Tuy trong những năm gần đây Việt Nam có quan hệ kinh tế và thương mại tốt với Hoa Kỳ, Nga, Liên Hiệp Châu Âu (European Union, EU), Nhật Bản, Nam Hàn và các nước trong khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) nhưng không sao so với mối lợi đem lại từ 11 nước trong khối TPP. BỨC TƯỜNG VÀ OBAMACARE Như vậy, nếu ông Trump chưa nhận chức mà coi như đã dẹp xong TPP thì ngược lại ông sẽ gặp nhiều khó khăn tại Quốc hội, nếu không muốn nói là bất khả kháng, khi ông muốn dẹp Obamacare như đã hứa khi tranh cử. Lý do vì phe Cộng hòa chỉ chiếm đa số ở Hạ viện mà không có đủ 60 phiếu đa số tuyệt đối ở Thượng nghị viện 100 Nghị sỹ. Sau bầu cử 8/11/2016, Cộng hòa có 51 ghế, Dân chủ có 48 ghế, cộng thêm 1 ghế độc lập (49) luôn luôn có truyền thống bỏ phiếu với phe Dân chủ. Khi nghiêng ngửa, Phó Tổng thống đảng cầm quyền Mike Pence sẽ bỏ phiếu cho Cộng hòa để tăng lên 52 phiếu, nhưng thu được thêm 8 phiếu của đối lập Dân chủ cho đủ 60 phiếu để loại Obamacare là điều rất khó xẩy ra, nếu không là ảo tưởng. Vì vậy, sau cuộc họp với Tổng thống Obama tại Bạch Ốc ngày 8/11/2016, Tổng thống đặc cử Donald Trump đã cho biết sẽ duy trì 2 điều quan trọng trong Obamacare, đó là : Các hãng không được từ chối bán bảo hiểm cho người có bệnh truyền nhiễm từ trước khi mua; và, sinh viên tiếp tục được hưởng bào hiểm sức khỏe của bô mẹ đến năm 26 tuổi. Các chuyên gia lập pháp cho biết, ông Trump và phe Cộng hòa ở Thượng viện chỉ có thể thông qua những thay đổi đối một số điều khỏan với Obamacare, qua thủ tục được gọi là “hòa giải” (reconciliation) kèm theo một dự luật, chẳng hạn như luật ngân sách. Thủ tục này chỉ cần cần 51 phiếu đa số ở Thượng viện. Người ta phỏng đóan phe Cộng hòa sẽ giúp ông Trump bỏ đi khỏan mở rộng Medicaid; ngân khỏan trợ giúp chi phí bảo hiểm cho những người có lợi tức trung bình hay thấp qua nơi làm việc, nhận Medicaid và Medicare, hay khỏan luật cho phép “trừng phạt những ai không mua bảo hiểm” của chương trình Obamacare. Nhưng để thay thế những khỏan này bằng chương trình bảo hiểm có lợi cho dân qua một Bảo hiểm sức khoẻ mới thì chính ông Trump và phe Cộng hòa lại chưa có kế họach rõ ràng. Như vậy, tham vọng bỏ Obamacare ngay sau khi nhận chức của ông Trump đã bị thất bại, trong khi sửa đổi ra sao lại chưa rõ ràng và phải mất ít nhất 5 hay 6 tháng sau mới biết. Mời xem Video: Rộ tin đồn Trưởng Ban Tuyên Giáo TW Võ Văn Thưởng bị đối thủ ám sát Có điều chắc chắn là dù bằng cách nào, quyết định về bảo hiểm sức khỏe của chính quyền Donald Trump cũng sẽ gây hoang mang không ít cho 22 triệu người Mỹ đã mua bảo hiềm Obamacare. Về lời hứa xây bức tường ngăn chặn dân Nam Mỹ vuợt biên giới Mexico vào Mỹ của ứng cử viên Donald Trump cũng đã bị thách thức để thay đổi. Giờ đây các cố vấn của ông Trump và Chủ tịch đa số Cộng hòa ở Hạ viện, Paul Ryan cho biết việc xây bức tường chưa được bàn tới vào lúc này mà chỉ tăng cường kiểm soát biên giới là ưu tiên. Hơn nữa, muốn xây tường thì phải có tiền, nhưng tiền lấy đâu ra nếu không được Quốc hội đồng ý ? Do đó, những đe dọa xây tường của ông Trump cũng bị đảo ngược. Duy nhất có kế họach trục xuất từ 5 đến 8 triệu cư dân bất hợp pháp Nam Mỹ của ông Trump còn đang được bàn tán xôn xao. Liệu ông Trump có làm nổi hay không là điều chưa ai trong đảng Cộng hòa dám qủa quyết, nếu không muốn nói ai cũng sợ sẽ có xáo trộn xã hội nguy hại cho nước Mỹ và uy tín của chinh phủ Donald Trump. Sau cùng, đối với Thỏa hiệp kinh tế Bắc Mỹ gọi là NAFTA (North America Free Trade Agreement), giữa Mỹ, Canada và Mexico, có hiệu lực năm 1994 thời Tổng thống Bill Clinton thì ông Trump, trong tư cách Tổng thống có thể rút nước Mỹ ra khỏi NAFTA, sau khi báo trước cho Mexico và Canada 6 tháng. Trong thời gian tranh cử, ông Trump chỉ trích NAFTA không có lợi cho Mỹ vì đã mở đường cho các Công ty Mỹ di chuyển việc làm qua Mexico để hưởng lao động rẻ mà hàng làm ra quay về Mỹ lại tránh được nhiều khỏan thuế. Ông hứa sẽ thương thuyết lại, nhưng nói là một chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác. Các Công ty Mỹ, tỷ dụ như hãng Ford đã đe dọa sẽ di chuyển đến các nước có chi phí công nhân rẻ ở Nam Mỹ, nếu NAFTA không còn nữa, thay vì quay về Mỹ. Mexio và Canada cũng cho biết họ đã chuẩn bị sằn sàng để đối phó với Donald Trump/ Cuối cùng, như ta đã thấy, chỉ có Việt Nam và người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã bị thiệt thòi vì quyết định bỏ TPP của ông Donald Trump. Những ai có ý nghĩ Tổng thống Donald Trump sẽ giúp thay đổi chế độ ở Việt Nam hay giúp cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền lớn mạnh thì hãy kiên nhẫn chờ xem, trong 4 năm tới, chính quyền Trump có khả năng vần nổi khối đá khổng lồ Trung Quốc ra khỏi đầu Việt Nam hay chỉ làm cho nước Việt Nam và con người Việt Nam nhỏ bé hơn trong bàn tay của Bắc Kinh ?. -/- Phạm Trần (Việt Báo)
  15. Nguồn: Peh Shing Huei, “Return of ‘core leader’ title implies a dismantling of CCP’s unwritten rules,” TODAY (Singapore), 04/11/2016. Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp Với những ai không theo dõi sát sao chính trị cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tin tức về việc chủ tịch Tập Cận Bình được trao danh hiệu mới là nhà “lãnh đạo nòng cốt” có vẻ giống chuyện bé xé ra to. Tuy nhiên, cách gọi mới của ông Tập là một chuyện quan trọng. Nó mở đường cho việc tháo dỡ dần những quy tắc và chuẩn mực bất thành văn của Đảng Cộng sản vốn điều chỉnh hành vi của giới tinh hoa và quá trình chuyển giao lãnh đạo trong gần ba thập niên qua. Nó cũng báo hiệu một kỷ nguyên mới của sự khó dự đoán ngày càng lớn trong cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng Cộng sản, xé rách những luật lệ hiện có. Cụm từ “lãnh đạo nòng cốt” trong Đảng Cộng sản cũng giống như vỏ ốc xà cừ trong cuốn tiểu thuyết Chúa ruồi: Một biểu tượng nhân tạo của quyền lực mà ban đầu vốn vô nghĩa. Trong hàng thập niên, các nhà lãnh đạo Đảng như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình không cần đến nó để thâu tóm quyền lực. Lần đầu tiên nó được nhắc đến là vào ngày 16 tháng 6 năm 1989, 12 ngày sau cuộc đàn áp Thiên An Môn đẫm máu. Hôm ấy, Đặng nói “một nền lãnh đạo tập thể phải có một nòng cốt; không có nòng cốt thì không nền lãnh đạo nào có thể đủ vững mạnh.” Đặng gọi Mao là “nòng cốt” – hay hexin (hạch tâm) trong tiếng Trung – của thế hệ lãnh đạo thứ nhất của Trung Quốc, và nói mình là nòng cốt của thế hệ lãnh đạo thứ hai. Quan trọng hơn, Đặng còn ban danh hiệu mới được tạo ra này cho nhà lãnh đạo mới khi đó là Giang Trạch Dân. “Mục đích của Đặng là củng cố quyền lực của một bí thư mới còn yếu, được chọn trong bối cảnh khủng hoảng và cấp bách,” chuyên gia kỳ cựu về Trung Quốc Alice Miller viết trên tờ China Leadership Monitor hồi tháng 7 năm nay. Bước đi của Đặng đã có tác dụng. Sau khi chứng kiến hai người tiền nhiệm của mình (tức Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương – NBT) bị thất sủng và thanh trừng, Giang đã có đủ khả năng củng cố quyền lực của mình. Khi người kế nhiệm Giang là Hồ Cẩm Đào không được trao danh hiệu này, nó được nhiều người xem là một dấu hiệu của vai trò lãnh đạo yếu đuối. Giờ sau 14 năm vắng mặt, nó đã trở lại. Trong một quãng thời gian tương đối ngắn chưa đến bốn năm, ông Tập đã tích lũy đủ ảnh hưởng chính trị để phủi bụi khỏi chiếc vương miện bị bỏ quên. Cũng giống như vỏ ốc, “nòng cốt” đã mang một ý nghĩa và sức sống mới, vượt qua nguồn gốc ban đầu của mình. Quyền lực của ông Tập sẽ không bị thách thức trong ngắn hạn. Những quy tắc bất thành văn của Đặng Một ý nghĩa quan trọng trong sự trở lại của “lãnh đạo nòng cốt” là dự kiến nhiều quy tắc bất thành văn của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bị dỡ bỏ. Từ những năm 1980, Đặng Tiểu Bình đã cố gắng thiết lập một bộ quy tắc chi phối nền chính trị cấp cao và đưa ra một quy trình chuyển giao quyền lực trật tự hơn. Ông muốn chấm dứt sự thanh trừng đã thành thói. Mao đã tiêu diệt hai người kế nhiệm được chọn của mình, trong khi người thứ ba bị loại bỏ sau khi Người cầm lái vĩ đại (Mao) qua đời. Để làm vậy, Đặng đưa Đại hội Đảng thành một sự kiện thường xuyên, được tổ chức năm năm một lần. Trong cao điểm của Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa, đại hội bị đứt quãng 13 năm. Quan trọng hơn, ông cũng đưa ra những nguyên tắc về giới hạn tuổi, giới hạn nhiệm kỳ, và quá trình chuyển giao hệ thống. Tất cả khiến thế giới mờ ám của nền chính trị cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc có được vẻ ngoài minh bạch và, với ngoại lệ là biến cố Thiên An Môn, chúng dẫn đến một thời kỳ tương đối dễ dự đoán trong lịch sử Đảng. Đặng chấm dứt chế độ nhiệm kỳ suốt đời của cán bộ – một nguyên tắc sau này được Giang và các đồng minh của ông khai thác để giành ưu thế trước đối thủ. Năm 1997, Giang áp đặt tuổi hưu mới ở ngưỡng 70 để buộc Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Kiều Thạch nghỉ ở tuổi 70. Giang được miễn dù đã 71 tuổi có lẽ vì vị thế nhà lãnh đạo nòng cốt của ông. Năm năm sau, 2002, tuổi nghỉ hưu được đưa xuống 68, khiến nhà cố vấn hàng đầu Lý Thụy Hoàn không thể tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa. Điều này bắt đầu một quy định mới được gọi nôm na là qishang baxia (thất thượng bát hạ). Nó nghĩa là những ai 67 tuổi đổ xuống thì có thể ở lại, còn 68 tuổi trở lên thì phải nghỉ hưu. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trung thành với tập quán này. Năm 2007, ba chính trị gia hơn 68 tuổi trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị nghỉ hưu. Năm 2012, bảy người, bao gồm Hồ Cẩm Đào, lùi bước. Đừng nghĩ ông Tập sẽ tiếp tục giữ quy đinh này. Ông có động cơ để bỏ qua hướng dẫn này nhằm cho phép các đồng minh như trưởng ban chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn, nay đã 68, tiếp tục nhiệm kỳ trong thời gian diễn ra cuộc chuyển giao lãnh đạo lớn tiếp theo tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào năm tới. Khả năng như vậy càng tăng sau khi một giám đốc tại Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương Đảng nói với truyền thông hôm thứ Hai rằng qishang baxia chỉ là “truyền miệng, không đáng tin.” Đó là một tuyên bố có hàm ý rõ ràng. Nhà lãnh đạo nòng cốt mới đang đặt nền móng cho thay đổi. Vị hoàng thái tử vô hình Để củng cố quyền lực hơn nữa, ông Tập cũng rất có thể sẽ thách thức truyền thống do Đặng thành lập là có một người kế nhiệm rõ ràng. Khi đưa Giang lên làm lãnh đạo, Đặng cũng có ý bổ nhiệm một chính trị gia trẻ hơn nhiều, Hồ Cẩm Đào, vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Mục đích là để sớm chấm dứt tin đồn về chuyển giao lãnh đạo, khiến cuộc chuyển tiếp chính trị diễn ra trơn tru, và tạo sự ổn định trong Đảng. Tập quán này đã tiếp tục, khi ông Tập được chỉ rõ là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào vào năm 2007, năm năm trước khi ông tiếp quản chức vụ. Nếu kịch bản này được tiếp tục thì người kế nhiệm ông Tập sẽ được đưa lên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào năm sau. Nhưng với quyền lực nằm chắc trong tay, rất có thể ông Tập sẽ không tán thành việc có một vị “thái tử” chờ đợi và cướp lấy ánh đèn sân khấu của ông. Điều này dẫn đến quy tắc thứ ba của Đặng mà Tập có thể phá vỡ – giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng. Nếu dỡ bỏ giới hạn tuổi và làm chậm quá trình chuyển giao lãnh đạo thành công, ông Tập có thể đưa mình vào nhiệm kỳ thứ ba. Nhiệm kỳ hiện nay của ông sẽ kết thúc năm 2022, khi ông 69 tuổi. Hiến pháp Trung Quốc đặt giới hạn hai nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước, nhưng không có giới hạn cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Do vậy ông có thể thôi danh hiệu nguyên thủ nhà nước, nhưng vẫn duy trì cấp bậc quan trọng và quyền lực hơn trong Đảng. Điều này đã có tiền lệ trong Đảng Cộng sản, gần đây nhất là vào năm 1993. Hầu hết chỉ dấu đều cho thấy ông sẽ làm vậy. Từ khi nắm quyền năm 2012, ông đã cho thấy rằng, không như những người tiền nhiệm, ông không sợ bẻ cong tập quán và phá vỡ những quy tắc bất thành văn. Ví dụ, việc bắt giữ và kết án cựu Bộ trưởng Công an quyền lực Chu Vĩnh Khang đã phá vỡ quy tắc có từ lâu rằng ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị thì có kim bài miễn tội. Những quy tắc bất thành văn của Đặng luôn mang theo sự mong manh dễ vỡ trong Đảng, nơi sự thể chế hóa vẫn không có hy vọng. Chúng có vẻ đều bị coi là lời truyền miệng và những chuẩn mực ngoại vi không phù hợp với chân trời mới của nhà lãnh đạo nòng cốt. Nền chính trị lãnh đạo của Trung Quốc chuẩn bị bước sang một giai đoạn khó đoán. Peh Shing Huei, nguyên trưởng văn phòng Trung Quốc của The Straits Times, là tác giả cuốnWhen the Party Ends (Straits Times Press Books, 2014). (nghiencuuquocte)
  16. Tổng Thống đắc cử Donald Trump và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence Người dân Anh Quốc (Britain) quyết định tách rời ra khỏi Thị Trường Chung Âu Châu (EU) vào tháng 6, 2016 và cuộc đắc cử chức Tổng Thống vô tiền khoáng hậu của Ông Donald Trump tại Hoa Kỳ ngày 8 Tháng 11, 2016 là hai dấu chứng quan trọng về sức mạnh của quần chúng và cũng là hai bài học hữu ích về chuyển hướng của phong trào chính trị cho những ai ưu tư về chính trị, tương lai của thế lực cầm quyền tại VN nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Anh Quốc tách ra khỏi TTCAC (EU) là một điều khó tưởng tượng nhưng chính người dân Anh đã chọn sự bất ngờ nầy vì họ đã nhận thức việc tách rời ra khỏi EU đem lại nhiều quyền lợi lâu dài cho quốc gia và dân tộc họ. Điều nầy là bằng chứng không thể chối cải rằng lòng dân vẫn là yếu tố quan trọng trong vận hành của một quốc gia. Cuộc tranh cử vào Toà Bạch Ốc tại Hoa Kỳ đi từ ngạc nhiên kinh khủng nầy đế ngạc nhiên kinh hoàng khác là một bài học thú vị thứ nhì. Không ai có thể nghĩ rằng Ông Donald Trump có thể thắng 16 ứng cử viên của đảng Cộng Hoà trong bầu cử sơ bộ. Ông ta không những thắng mà còn thắng vẻ vang ngay cả khi diễn văn cũng như những phát biểu của Ông khi tranh cử vừa mộc mạc, nhiều cảm tính và không mấy văn hoa. Người ta lại càng không thể tưởng tượng ông ta có thể tiếp tục tranh cử sau truyền thông cho trình làng cuốn băng thâu âm câu chuyện của ông nói với Ông Billy Bush, người điều khiển chương trình “Access Hollywood,” mà trong đó ông ta đã mô tả một cách thích thú những hành động trăng hoa hết sức lố bịch của mình. Thông thường thì với một video như thế, sự nghiệp chính trị của bất kỳ chính trị gia nào cũng tiêu tan. Sự nghiệp chính trị của Ông ta đã không những không tiêu tan mà ông ta đã được bầu vào chức Tổng Thống Hoa Kỳ. Ông đã thắng vẻ vang ngay cả tại Pennsylvania, Michigan, Wisconsin và Ohio là những tiểu bang mà Bà Hillary Clinton đáng ra là dã bỏ túi mình từ lâu.Cả hai hiện tượng chính trị bất ngờ kể trên đã cho phép chúng ta kết luận rằng môt khi đã có đủ số lượng người dân muốn và cần thay đổi thể chế cai trị của mình thì với quyết tâm, bền chí và có người lãnh đạo dám nói, dám làm thì sự thay đổi đó sẽ đến ngay khi chẳng có ai kỳ vọng vào điều nầy.Những sâu bọ đang nắm quyền tại Việt Nam đã chứng minh một cách hùng hồn bản chất bất tài vô tướng, nô bộc cho quan thầy Trung Cộng qua sự mất chủ quyền tại biển Đông, tàn phá môi sinh của Formosa tại duyên hãi miền trung và nhất là để cho cán bộ Trung Cộng thâm nhập vào những chức vụ quan trọng hay có quyền lực tại Hà Nội. Tham nhũng đã làm mục nát toàn bộ máy cầm quyền tại VN; chỉ cần một luồng gió chính trị mới đúng lúc và đúng chổ thì cái hệ thống cầm quyền tại VN sẽ sụp đổ toàn diện, Phong trào phản kháng chũ nghĩa cỗ lỗ sĩ Cộng Sản và khôi phục chủ quyền quốc gia đã và đang bùng mạnh trong nước. Tuy vậy, vì những thành phần xuất sắc trong phong trào nầy chưa biết cách kết hợp hay bị ngăn chận trong trứng nước nên cách mạng chính trị tại VN vẫn chưa đồng điệu với những thay đổi trên thế giới. Các nhà trí thức trong nước phải cấp tốc hoàn thành kế hoạch thống nhất các tiềm năng về một mối để cọng hưởng sức mạnh và tránh bị xé lẽ.Cuốc cách mạng tại VN có thể cần thêm nhiều thời gian để chín mùi nhưng ngày cách mạng thành công sẽ phải đến. Mau hay chậm tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tập trung những sức mạnh quần chúng đang phân tán nhiều nơi. Tom HaFB Tom Ha
  17. Đây là những hiện tượng mà hầu hết các đảng viên đều mắc phải, không phải mới đây mà đã từ lâu. Có thể nói “suy thoái” khởi đầu từ khi Đảng bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế mà vẫn giữ nguyên tắc chỉ đạo của tư duy xã hội chủ nghĩa. Được khuyến khích bởi quyền lực vô giới hạn, giai cấp cầm quyền đua nhau lao mình vào lối sống của tầng lớp quan lại mới, kéo theo những tha hóa về tư tưởng là điều không tránh khỏi. Hội nghị Trung ương 4 đảng CSVN Khóa XII chấm dứt sau sáu ngày làm việc, đã cho ra đời Nghị quyết 4 “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành ngày 30/10. So với nội dung là “Ba vấn đề cấp bách” và “Bốn nhóm giải pháp thực hiện” của Nghị quyết 4, Khóa XI (2012), lần này lời lẽ cũng không khác mấy, tuy cách diễn giải hiện tượng con bịnh có phần đầy đủ hơn. Ngoài phần mở đầu theo thông lệ với những luận điểm được lập đi lập lại một cách nhàm chán, dư luận chỉ quan tâm đến nội dung của 27 biểu hiện được cụ thể hóa qua ba nhóm: 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 9 biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống. Đặc biệt trong phần nội bộ đảng, nghị quyết cũng nhấn mạnh đến 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Đây là lần đầu tiên ông Trọng cố nêu ra một cách chi tiết những hiện tượng mà hầu hết các đảng viên đều mắc phải, không phải mới đây mà đã từ lâu. Có thể nói “suy thoái” khởi đầu từ khi Đảng bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế mà vẫn giữ nguyên tắc chỉ đạo của tư duy xã hội chủ nghĩa. Từ thân phận các nhà quản lý kinh tế bao cấp ăn chưa đủ no bỗng một sớm một chiều, cơ hội làm ra tiền xuất hiện như một phép lạ từ trên trời rơi xuống. Được khuyến khích bởi quyền lực vô giới hạn, giai cấp cầm quyền đua nhau lao mình vào lối sống của tầng lớp quan lại mới, kéo theo những tha hóa về tư tưởng là điều không tránh khỏi. Nhìn chung, 3 biểu hiện đầu tiên của 3 nhóm có thể coi như những đầu mối, từ đó đẻ ra vô số “tội” cụ thể của đảng viên cộng sản mà bình thường ai cũng nhìn thấy. Trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, điều được nói tới trước tiên là “thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lê”. Đây chính là hướng thoát đặc biệt của tư tưởng những người được đào tạo trong một khuôn khổ bó hẹp của lý thuyết cộng sản khi lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới tư bản, dù chỉ qua hình thức kinh tế. Do có sự so sánh qua thời gian, đây cũng chính là đầu nguồn phát sinh ra những “suy thoái” khác, theo cách nói của Nghị quyết 4. Từ “thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa” sẽ đi dần tới “phủ định chủ nghĩa cộng sản” là một diễn biến hiển nhiên khi đổi mới chính trị không theo kịp đổi mới kinh tế. Đó là điều mà lãnh đạo đảng CSVN lo sợ nhất khi đứng trước một thời kỳ quyết định cho sự tồn tại của mình. Ra sức kêu gào chống diễn biến cũng chỉ là một hành động vô ích khi tư tưởng đảng viên đã không còn thấy chủ nghĩa Mác-Lê là ưu việt như đảng đã từng dạy dỗ. Hiện nay tham nhũng là một vấn nạn được nói tới nhiều nhất nhưng càng nhắc đến nó tham nhũng càng lan tràn và trở thành một hiện tượng hiển nhiên như con ngựa chứng bất kham. Cho dù đã lập biết bao ban bệ chống tham nhũng từ trung ương xuống tận địa phương, tham nhũng vẫn ngày càng ăn sâu vào bộ máy cai trị. Vấn nạn ấy cũng là hình thức cao nhất đại diện cho những biểu hiện về “suy thoái đạo đức” của cán bộ đảng viên ngay trong lối sống và thái độ hành xử quyền lực. Nó dẫn đầu cho 9 biểu hiện của nhóm thứ hai được mô tả như đồng tiền đã chi phối mọi hoạt động đen tối của cán bộ nhà nước. Trong các doanh nghiệp, sự cấu kết lẫn nhau giữa nhà nước và tư nhân núp bóng tạo thành lợi ích nhóm bòn rút của công dưới mọi hình thức. Công tác chống tham nhũng đề ra rầm rộ nhưng bị vô hiệu hóa bởi những cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương quốc doanh là chủ đạo hoang phí và tiêu tiền như nước. Môi trường tha hóa lớn lên từ đây với biết bao cơ hội đục khoét theo chiều hướng làm nghèo đất nước, làm giàu cá nhân. 9 biểu hiện cuối cùng được đảng CSVN quan tâm nhiều nhất trong thời gian gần đây là những biểu hiện “tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong nội bộ. Hiện tượng rõ nét nhất và cũng mấu chốt nhất chính là sự phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng", “phi chính trị hóa” quân đội. Những diễn biến này có thể coi như hệ quả tất yếu của điều đầu tiên của nhóm 1 là suy thoái về tư tưởng chính trị. Nhưng từ tự diễn biến đến tự chuyển hóa có thể coi như con đường tất yếu của tư tưởng con người khi tiếp nhận các luồng tư tưởng khác tốt hơn. Chủ nghĩa cộng sản cũng chỉ là một trào lưu tư tưởng có lúc được đón nhận như một phương pháp giải quyết nhưng nay đã bị vượt qua như biết bao trào lưu tư tưởng khác của nhân loại. Đảng không thể làm gì hơn để ngăn chận đà chuyển hóa trong tư tưởng đảng viên ngoài cách vận dụng kỷ luật đã trở nên lỏng lẽo. Nhìn chung 27 chứng bịnh được đảng tự chẩn đoán chỉ là những phát hiện mang tính hình thức bề ngoài. Lâu nay việc chữa trị không khác nào trị bệnh ghẻ ngoài da mà chưa hề có phương pháp nào chữa tận gốc. Có thể nói là đảng CSVN chưa bao giờ muốn chữa trị mà còn tạo điều kiện để nuôi dưỡng, giúp phương tiện cho con bệnh nặng hơn. Vì cái gốc ấy nằm ở tổ chức đảng trị chỉ cho phép chống tham nhũng sao cho “đánh chuột đừng đễ vỡ bình” vì đó là “ta đánh vào ta”. Hệ thống chính trị độc tài nằm trong tay một thiểu số là vấn nạn lớn nhất đi ngược lại nền móng dân chủ nhân quyền của toàn thế giới. Là đảng cầm quyền duy nhất đứng trên cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thể chế độc tài đã tạo ra tình trạng quyền lực thiếu kiểm soát nên mọi căn bệnh hầu như vô phương cứu chữa. Thêm nữa, nguyên tắc bất di bất dịch của đảng là khi một đảng viên phạm tội người này chỉ bị truy tố hình sự sau khi có sự đồng ý của đảng. Điều này cho thấy đảng luôn luôn là cái vỏ bọc, là chỗ ẩn nấp an toàn cho mọi loại tội phạm là đảng viên. Trong hầu hết các trường hợp gọi là “sai phạm”, đảng viên chỉ bị một hình thức kỷ luật nội bộ nhẹ nhàng. Gần đây, tình trạng đảng loay hoay tìm cách kết tội một cựu bộ trưởng sao cho đúng “quy trình”. Tóm lại, việc đảng CSVN công bố 27 căn bệnh của đảng viên trong Nghị quyết 4 lần này chỉ là sự bày hàng để xoa dịu sự bất mãn của đảng viên các cấp trước tệ nạn tham nhũng ngày trở nên tồi tệ. Nhưng đây cũng là báo hiệu của con bệnh ung thư mãn tính đang ở vào giai đoạn cuối, trước khi tan rã nếu đảng CSVN không thay đổi hệ thống chính trị thoái hóa hiện nay. Phạm Nhật Bình (Việt Tân)
  18. 2016-11-12 Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2016-2020 - Courtesy Photo Courtesy Photo bau cu My va uoc mo cua tuoi tre Viet.mp3 Cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ cho nhiệm kỳ 4 năm sắp đến đã kết thúc với kết quả được cho là khá bất ngờ khi ông Donald Trump là người chiến thắng, trở thành tân thổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Đây là cuộc bầu cử được cho là gay cấn nhất cho đến giờ phút cuối cùng. Không chỉ người Mỹ mà cả người Việt Nam cũng dành nhiều sự quan tâm theo dõi với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, không thiếu những bạn trẻ trong nước. Mời quí vị theo dõi phần trò chuyện của Cát Linh cùng các bạn trẻ về vấn đề này. Quan tâm và hồi hộp Cát Linh: Chào các bạn Hoàng Thành, Huy Jos và Khắc Trung. Ngay lúc này, Khi các bạn và C.L nói chuyện với nhau thì nước Mỹ, hay nói cách khác, cử tri Mỹ đã chọn cho họ 1 tân tổng thống cho nhiệm kỳ 4 năm sắp tới. Được biết sáng nay, Hoàng Thành có đến Đại sứ quán Mỹ để theo dõi trực tiếp cuộc bầu cử được cho là gay cấn nhất trong lịch sử Mỹ. Thành có thể nói cho mọi người biết cảm nhận đặc biệt của bạn về không khí nơi đó thế nào? Hoàng Thành: Sáng nay em có cơ hội tiếp cận cũng như đến Đại sứ quán để tham dự theo dõi bầu cử Mỹ. Mặc dù đây là ở Việt Nam nhưng không khí bầu cử Mỹ đã lan tới tận Việt Nam. Không gian bầu cử trong Đại sứ quán thì đúng là ranh giới chỉ là một bức tường thôi. Đầu năm vừa rồi em cũng có theo dõi bầu cử ở Việt Nam, thì mặc dù diễn ra ở Việt Nam, kênh truyền thông nhà nước có nói đến nhưng người dân không quan tâm nhiều. Nhưng ở đây thì em thấy từ độ tuổi trẻ cho đến lớn, từ những người không làm chính trị cho đến những người làm trong Đại sứ quán, họ vui như Tết. Họ lúc nào cũng trong 1 trạng thái hồi hộp không biết kết quả thế nào, rất nóng lòng. Cát Linh: Thế còn Huy Jos, bạn theo dõi trong 1 tâm trạng thế nào? Huy Jos: Vâng hiện tại ở Việt Nam thì em vẫn theo dõi những thông tin đưa ra từ Nhà Trắng, Đại sứ quán. Người nào lên nắm quyền ở nước Mỹ thì cũng ảnh hưởng 1 phần nào đó tại Việt Nam, với các nhà hoạt động dân chủ. Cát Linh: Khắc Trung thì sao? Khắc Trung: Dạ, sáng nay em đi làm với 1 tâm trí khá là chờ đợi. Trước đó những gì em biết được thì nó quá tươi sáng. Em vào văn phòng thì chỉ ngồi đó canh laptop thôi. Em mở rất nhiều trang, từ CNN cho tới các trang của Việt Nam và em cứ nhấn F5 liên tục. Đến giai đoạn cách nhau từ phiếu 1, 197, 291 là giai đoạn em vui nhất. Nhưng sau đó lên đến 209 và 256 thì nước mắt em rơi và em bỏ đi. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời em quan tâm đến 1 tình hình chính trị, bầu cử, 1 con người mà em yêu thích. Và thậm chí trong tất thời gian trong cuộc đời em đến nay em chưa bao giờ quan tâm đến bầu cử ở Việt Nam, mà đây là lần đầu tiên trong cuộc đời em có cảm xúc mãnh liệt đối với việc bầu cử ở nước Mỹ như vậy. Cát Linh: Vì sao đây là kết quả mà bạn không mong đợi? Khắc Trung: Chắc là vì em thích Hillary nhiều quá, vì những chính sách của bà. Vì em yêu phụ nữ, yêu những sự công bằng mà bà hướng tới. và vì em biết những chính sách của Trump quá khác biệt, quá gây chia rẽ. Em thấy cuộc bầu cử ở nước người ta sao mà hay quá. Nó có 1 sức hút gì mà rất là hay, mà mỗi ngày mình đọc tin tức, xem thông tin người này người kia hay vô cùng. Những ảnh hưởng đến Việt Nam Cát Linh: Hoàng Thành có chia sẻ cảm xúc nào khác hơn? Hoàng Thành: Ngay từ lúc đầu em đã xác định bản thân mình chỉ là người quan sát. Và quan điểm của em là cho dù bà Hillary hay ông Trump lên thì đó là kết quả của nước Mỹ do dân Mỹ bầu chọn. Nhưng nếu để suy nghĩ ở góc độ có ảnh hưởng đến Việt Nam hay không thì đương nhiên ai lên cũng có ảnh hưởng. Và em đang suy nghĩ bà Hillary hay ông Trump lên thì có ảnh hưởng những gì? Và ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Ngay khi em đang nói chuyện đây thì em cũng có suy nghĩ đến. Cát Linh: Mọi người có thể nghe những suy nghĩ đó không? Ở 1 góc độ nào đó? Hoàng Thành: Nếu ở 1 góc độ nào đó thì em thấy rằng ông Trump lên cũng có tốt và cái không tốt đối với Việt Nam, chẳng hạn như với các bạn du học sinh chẳng hạn. Hôm nay khi em có mặt ở Đại sứ quán thì khi có kết quả cuối cùng ông Trump là người chiến thắng thì cái nỗi buồn mà em thấy rõ rệt nhất chính là nhóm người Việt và các bạn du học sinh đang có ý định đi du học Mỹ. Các bạn ấy đang rất lo lắng là năm sau các bạn có khả năng đi hay không và chính sách của Mỹ khi ấy như thế nào. Thậm chí có những bạn rơi nước mắt. đó là những cái mà em thấy trước mắt. Nhưng còn tương lai chẳng hạn sau 100 ngày nữa có những quyết sách cụ thể thì chúng ta mới biết rõ ông ta đang làm gì. Cát Linh: Huy Jos đón nhận kết quả này với tâm trạng như thế nào? Huy Jos: Theo em suy nghĩ thì hai người ứng cử tổng thống cho nước Mỹ lần này em đều không đồng ý với cả 2 người, mặc dù đó không phải là quyết định của em mà là quyết định của toàn dân nước Mỹ. Về phần ông Trump lên làm tổng thống thì em cũng có 1 chút e ngại về những người hoạt động và người dân bên ấy gặp khó khăn về phần tự do. Tôn giáo thì cũng có ảnh hưởng 1 phần nào đấy theo em thấy. Về phần bà Clinton thì em cũng nghe bà nói rằng được phép nạo phá thai. Em là người công giáo, nhưng những ngừoi bên lương thì cũng biết nạo phá thai là tội giết người. Hai người được đề cử lần này thì em không đề cử cho 1 ai và cũng không đứng về phía ai. Hy vọng C.L: Khi TT Obama công du đến VN, người dân cả nước chào đón với tâm trạng hân hoan và tấm lòng yêu mến dành cho ông ở mức độ cao nhất. Cuộc bầu cử tổng thống lần này cũng thu hútnhiều sự quan tâm của người Việt Nam trong nước. Trong nhiệm kỳ 4 năm sắp đến của ông Trump, nếu ông ấy công du đến Việt Nam thì các bạn nghĩ người dân Việt Nam có dành cho ông ấy sự đón tiếp như đã dành cho tổng thống Obama không? Huy Jos: Theo em thì tuỳ vào cách nắm quyền và làm việc của ông Trump như thế nào, giống như Obama không, thì khi đến Việt Nam người dân sẽ ủng hộ và đón chào. Vì cách hoạt động của ông (Obama) và tâm huyết, ý chí của ông về mục đích bảo vệ con người, quyền tự do con người. Nếu như ông Trump mà hoạt động và làm việc như ông Obama thì điều đó sẽ xảy ra ở Việt Nam. Khắc Trung: Nói chung em cũng hy vọng nhưng cảm xúc cá nhân em thì không. Vì tại vì, xét trên góc độ gọi là phong cách giao tiếp, người ta ấn tượng không tốt về ông Trump. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ các chính sách của ông này, nói chung xét về góc độ chiến lược kinh tế của ông này thì khác là hay. Huy Jos: Đúng rồi… Khắc Trung: Ông Trump đem cả kinh tế vào chính trị. Điển hình như các nước Trung Đông trong chính sách của ông, ông có nói là tại sao người Mỹ phải tốn 1 chi phí nuôi quân Mỹ để tại các nước đồng minh để bảo vệ cho họ? trong khi chi phí đó họ phải là những nước chi trả cho quân đội Mỹ đang làm việc trên đất đó. Hoặc là dầu mỏ, chính sách tiền tệ với Trung Quốc…đây là vấn đề ông nhấn mạnh rất kỹ trong chiến lược của ông đưa ra. Hoàng Thành: Đây là một yếu tố rất rất quan trọng đấy ạ. Cát Linh: Có thể thấy Khắc Trung đã theo dõi chiến dịch tranh cử ở Mỹ rất sát sao. Khắc Trung: Chính sách kinh tế của ông này rất rõ ràng. Nói chung là em công tâm giữa việc thích với không thích, nó không đồng nghĩa với việc báng bổ những gì người ta làm. Chính sách ông này đưa ra rất rạch ròi cho từng khu vực, từng nước, từng nhóm đối tượng. Sức mạnh của lá phiếu Cát Linh: Nếu được nói 1 điều mong muốn cho những cuộc bầu cử ở Việt Nam, các bạn sẽ nói gì? Hoàng Thành: Em nghĩ quan trọng nhất là lá phiếu mình cầm, mình là cử tri mình đi bầu cho lãnh đạo có tâm và có tầm. không ai có thể thay thế hoặc đi bầu hộ. Đó là cái mà em cần và em thấy Việt Nam không có điều đó. Hôm nay, trước không khí bầu cửMỹ, nước Mỹ đã minh bạch cho cả thế giới thấy từng lá phiếu, từng con số nhảy như thế nào. Đó mới là sức mạnh của toàn dân. Đó mới là sức mạnh của lá phiếu, của bầu cử, và nó được minh bạch rất rõ rệt. Em hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có điều đó. Huy Jos: Sự mong muốn của em là mình là 1 người dân, mình được quyền bầu, đề cử lên những người để bầu. Chứ không như Việt Nam bây giờ, Đảng cử dân bầu, và những lá phiếu của dân bầu thì không được phê duyệt, mặc dù đó là những người Đảng cử lên để bầu. Em mong muốn trong tương lai nhà cầm quyền trao quyền cho dân bầu dân cử. Khắc Trung: Em rất tán đồng với ý kiến của Hoàng Thành, đó là mong người dân Việt Nam cầm được 1 lá phiếu thật sự có giá trị để bầu cho nhà cầm quyền thật sự của dân. Cát Linh: Cảm ơn ba bạn Hoàng Thành, Huy Jos và Khắc Trung đã dành thời gian tham dự buổi nói chuyện Diễn đàn bạn trẻ này.
  19. Việc tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống sau khi đánh bại đối thủ, bà Hillary Clinton, trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 08/11/2016 là một cú đòn giáng mạnh vào giới lãnh đạo của Mỹ, thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, theo một học giả từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng sự kiện ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ là 'một cú đòn dáng mạnh' vào lãnh đạo cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Hoa Kỳ. Nêu quan điểm riêng về sự kiện đang gây chú ý trên khắp toàn cầu này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia chính trị và bang giao quốc tế, đồng thời là nhà nghiên cứu khách mời tại viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với bàn tròn trực tuyến tuần này của BBC: "Trước hết, nhận xét tiên khởi của tôi, tôi thấy đây là một 'cái tát' vào mặt giới lãnh đạo Hoa Kỳ, kể cả bên Dân chủ lẫn bên Cộng hòa. Nó là hiện tượng mà tôi gọi là từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình. "Người dân bầu ra cho mình, thì mình phải đại diện họ. Họ kỳ vọng rằng mình là người tài giỏi hơn họ, hiểu biết, thì mình có thể hướng dẫn họ, nhưng mấy ông này không chịu hướng dẫn dân và chỉ (dùng) giải pháp giản dị là mị dân. "Tôi thấy hiện tượng đó xảy ra ở cả Âu châu và nước Mỹ nữa, Brexit (rời khỏi Liên minh châu Âu) của nước Anh là một trường hợp, ông lãnh đạo (nước) Anh đâu có cần đi ra khỏi cộng đồng, không phải hỏi ý kiến ai, nhưng ông thấy các thăm dò dư luận bất lợi với ông, là ông đổ cho dân bắt buộc phải theo, nếu nhân dân chống lại, thì ông buồn, ông thua và cả nước Anh cũng thua. "Trong trường hợp của nước Mỹ cũng vậy, những ông đảng Cộng hòa bảo thủ thì không thích ông Trump, nhưng lại không dám đả động, đụng tới khối người thầm lặng chống đối, những phần tử cực đoan của ông Trump. "Thành ra không dám đoàn kết lại 'đánh' ông Trump từ đầu, hy vọng rằng ông sẽ ngã ngựa trước đường, bởi vì cử tri, chính tình trạng đó gây chuyển động cho ông Trump," học giả từ Đại học George Masson nói. Đối phó với lời hứa Đã và đang xuất hiện các cuộc biểu tình, xuống đường phản đối việc ông Donald Trump đắc cử. Tuy nhiên, vẫn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump của nước Mỹ tới đây sẽ phải đối diện thách thức với chính những điều mà ông đã hứa hẹn trong quá trình tranh cử, ông nói: "Bây giờ ông Trump sẽ phải đối phó rất nhiều với những lời hứa của ông ấy, mà lời hứa rất là khó thực hiện. "Thí dụ như xây bức tường và rồi bắt Mexico phải trả tiền. Thứ hai, giải quyết làm sao vừa giải quyết, vừa đuổi được 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ, toàn những điều khó cả. "Ngoài ra ông lại còn hứa sẽ tăng ngân sách quốc phòng, giảm thuế, thì trường hợp này đúng như trường hợp của ông (Ronald) Reagan và ông George Bush, đã đưa đưa nước Mỹ đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng, vì thế bây giờ ông ấy rất là khó khăn, không phải là dễ. "Nhìn về đối nội, đối ngoại, đối nội, tôi thấy ông sẽ có khả năng bổ nhiệm được một số (nhân sự) cao cấp (vào) Tối cao Pháp viện, do đó trong rất nhiều năm, có thể các thế hệ nước Mỹ về chính sách đối nội sẽ đi vào con đường bảo thủ. "Về phương diện đối ngoại, chúng ta thấy ngay tờ Wall Street Journal nói rằng ông Trump chưa chuẩn bị, bởi vì trong cuộc tranh cử, thường thường người ta đưa ra rất nhiều tài liệu chính sách và chính sách rất rõ rệt, dài tràng giang, ông này, cố vấn của ông chỉ đưa ra những điểm luận bàn khoảng vài ba trang..." Trong một chia sẻ thêm ngay sau khi tham gia Bàn tròn thứ Năm của BBC, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận thêm về khía cạnh chính sách đối ngoại của vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ, ông nói: "Ông Trump tuyên bố trong ngày đầu tiên sẽ làm một số việc, trong đó có tuyên bố sẽ điều đình lại Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)." Cũng học giả này trên truyền thông quốc tế bằng tiếng Việt nhận định: "Đây là một quyết định có hệ quả quan trọng đối với chính sách xoay trục của chính quyền Obama. Làm được việc ấy, ông Trump có cái thích thú là phá bỏ một di sản ngoại giao quan trọng của Obama, nhưng đồng thời ông Trump cũng phản bội lại quyền lợi chiến lược của Mỹ. Mời quý độc giả xem Video : Tin chấn động: Tình báo TQ đã tổ chức hạ sát Tư lệnh QK II và 3 lãnh đạo tỉnh Yên Bái? "TPP không chỉ là một hiệp ước kinh tế mà nó còn có một ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nó là xương sống của chính sách xoay trục của Mỹ về Á Châu. Bỏ TPP, chính sách xoay trục bị giảm rất nhiều hiệu lực," học giả nói với đài RFI hôm thứ Sáu. Và học giả này đặt câu hỏi với BBC về chính sách của ông Trump với cả NAFTA lẫn TPP: "Có ai nghĩ được giải pháp cho vấn đề này chưa?" Nước Mỹ sẽ chấp nhận? Nhà báo Đỗ Dũng từ California bình luận về việc nước Mỹ chấp nhận ra sao việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống. Còn từ tiểu bang California, nhà báo Đỗ Dũng của tờ Người Việt chia sẻ thêm với Bàn tròn của BBC hôm 10/11 về phản ứng của nước Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử, ký giả nói: "Nước Mỹ theo thống kê, hơn 50 triệu người bầu cho bà Clinton và cũng gần hơn số đó bầu cho ông Trump, chúng ta có thể nói là nửa này, nửa kia, tất nhiên những người hài lòng, người ta rất là vui khi thấy ông Trump thắng và ủng hộ. "Còn những người không hài lòng, tôi thấy cũng nhiều và ngày 9/11, chúng ta theo dõi tin tức thấy rằng hơn mười thành phố lớn ở nước Mỹ đã ra biểu tình, họ thể hiện sự không hài lòng đó. "Và chúng ta thấy người thể hiện đa số là người trẻ..., họ đốt cờ v.v... Tất nhiên phải mất một thời gian họ mới chấp nhận kết quả này, bởi vì nó quá sốc, không phải chỉ với dân Mỹ mà cả thế giới. "Mặc dù ông Obama và bà Clinton cũng kêu gọi mọi người bỏ qua mọi chuyện và tiếp tục đưa nước Mỹ đi lên và chấp nhận Tổng thống mới sẽ là ông Donald Trump, nhưng nó quá bất ngờ, thành ra đối với một số người còn 'đau đớn lắm'. Và điều đó là dễ hiểu." Về sự chia rẽ của nước Mỹ, nhìn từ góc độ của người dân và từ cộng đồng, nhà báo Đỗ Dũng cho rằng đây chỉ là phản ứng nhất thời và ông nói thêm: "Cái mà tôi thấy rõ ràng nhất là qua tám năm của Tổng thống Barack Obama, có nhiều người cảm thấy cuộc sống của họ bị đe dọa, nhất là những người Mỹ da trắng ở những vùng nông thôn hoặc những vùng kỹ nghệ, những tiểu bang mà vừa rồi ông Donald Trump bất ngờ thắng như là ở Michigan, Pensylvania... mà người ta gọi là vùng Rust Belt. "Đây là cái mà người ta nói là nếu bà Clinton lên thì sẽ tiếp tục (chính sách) của ông Obama trong 8 năm thành 12 năm, thậm chí thành 16 năm, thành thử họ phản ứng như vậy, và chúng ta thấy rằng trong cuộc bầu cử này, khi người dân Mỹ phản ứng (phản đối), thì nhóm nào đi bầu nhiều nhất, nhóm ấy thắng và cuối cùng nhóm phản ứng (phản đổi) bà Clinton (đã) đi bầu nhiều hơn nhóm ủng hộ bà, chuyện rất đơn giản như vậy,"nhà báo Đỗ Dũng nói với BBC từ California, Hoa Kỳ. (BBC)
  20. Trước một thế giới đầy biến động bất thường, muốn tồn tại bên cạnh Trung Quốc như một gã khổng lồ ôm mộng bá quyền, Việt Nam phải đổi mới toàn diện (vòng 2), bằng cải cách thể chế kinh tế lẫn chính trị, để tháo gỡ những nút thắt như cái vòng kim cô đang trói chặt nền kinh tế và chính trị của một đất nước đang chuyển đổi. Bi kịch tranh cử tổng thống Mỹ đã hạ màn, với vai chính là Donald Trump giành được ngai vàng tại Nhà Trắng. Donald Trump là một nghịch lý mà nhiều người khó nuốt, nhưng đã quá muộn đành phải chấp nhận. Hoặc lại phải xuống đường biểu tình trong một đất nước bị phân liệt bởi nghịch lý đó. Không phải chỉ có người Mỹ, mà nhiều người Việt cũng bất ngờ, choáng váng, bức xúc và lo sợ. Đối với người Mỹ, tâm trạng đó là dễ hiểu (về tâm lý), nhưng đối với người Việt, tâm trạng đó là bất ổn (về tâm thức). Phải chăng đã đến lúc người Việt hãy bỏ thói quen lo chuyện người khác (vì vô vọng), mà hãy lo chuyện nhà mình (vì thiết thực hơn); hãy bỏ thói quen chờ người khác đến cứu mình, mà hãy nghĩ cách tự cứu mình trước (vì không ai cứu được); hãy bỏ thói quen làm thuê đánh mướn, để tự hào về một sứ mệnh viển vông; hãy bỏ thói quen chìa tay đi xin viện trợ, mà hãy tìm cách làm ra tiền và tiêu tiền có hiệu quả. Không ai cho mãi, nếu mình tiếp tục “tiêu tiền chùa” hoang phí và biển thủ vô tội vạ (“ăn không từ cái gì”). Trong thế giới toàn cầu hóa và tùy thuộc lẫn nhau, tất nhiên phải có đồng minh và bạn bè, nhưng hãy ghi nhớ “chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Thật ngây thơ nếu hiểu “làm bạn với tất cả” (như khẩu hiệu), có nghĩa là không dám chơi thân với ai (như đồng minh). Tuy không nên dựa vào nước này để chống nước khác (như đánh thuê), nhưng cũng không nên đu dây quá lâu (như một mẹo vặt) để mất cơ hội. Cả hai cách đó đều bộc lộ thế yếu và phụ thuộc, chứ không phải thế mạnh và độc lập. Muốn mạnh và độc lập phải dựa vào dân và lấy lợi ích dân tộc làm trụ cột, trên cơ sở hòa giải và đoàn kết dân tộc, vì lợi ích chung. Tổ tiên người Việt đã sống cạnh Trung Quốc nhiều thế kỷ, đã nhiều lần bị xâm lược và trở thành thuộc quốc, nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục, chưa bao giờ ngừng đấu tranh để tự cường và giành lại độc lập. Chúng ta có quyền tự hào là tổ tiên người Việt đã có một lịch sử huy hoàng không thua kém ai, mặc dù thời đó nước Việt cô đơn. Ngày nay, nước Việt không còn cô đơn, nhưng lại quá phụ thuộc. Hãy nhìn tấm gương Israel. Dân tộc Do Thái đã mất hết không còn tổ quốc, nhưng khi có cơ hội, họ đã làm lại từ đầu như “quốc gia khởi nghiệp”, và trở thành một cường quốc. Đó là một dân tộc dũng cảm và khôn ngoan. Thực ra trong lịch sử, tổ tiên người Việt đã từng làm được những việc tương tự như người Do Thái. Nhưng thỏa thuận Thành Đô là một sai lầm chiến lược phải trả giá quá đắt, một vết đen trong lịch sử mà nay người Việt phải có trách nhiệm sửa sai. Đó không phải là lần đầu tiên trong lịch sử, và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu biết tự trọng và tự cường, người Việt có thể làm được những gì mà người Do Thái đã làm. Những gì đang diễn ra tại Anh, tại Mỹ và nhiều nơi khác, chứng tỏ thế giới đang thay đổi đảo điên, và không thể giữ mãi nguyên trạng, như nhiều người mong muốn (hay ngộ nhận). Người ta đã ngộ nhận về một xu thế mới đang đòi thay đổi trật tự cũ, như một nghịch lý khó chấp nhận. Đã đến lúc toàn cầu hóa và tự do mậu dịch (FTA) bước vào thoái trào, trước cao trào dân tộc chủ nghĩa, với xu hướng cực đoan và biệt lập, đang bị những người dân túy lợi dụng để lên nắm quyền, bằng những thủ đoạn chính trị phi truyền thống. Theo giáo sư Francis Fukuyama, với thắng lợi của Donald Trump, nước Mỹ đang dịch chuyển từ “chủ nghĩa quốc tế tự do” (liberal internationalism) trở thành “chủ nghĩa dân tộc dân túy” (populist nationalism). Không những thế, dưới chính quyền Donald Trump, “nước Mỹ không còn là biểu tượng của nền dân chủ đối với các dân tộc đang sống dưới chế độ độc tài, tham nhũng”. (“US Against the World: Trump’s America and the New Global Order” Francis Fukuyama, Financial Times, November 11, 2016). Sự phản kháng của một bộ phận dân chúng chống lại toàn cầu hóa là một phong trào toàn cầu. Cách đây 6 năm, Noam Chomsky đã cảnh báo, “Nó đang bùng phát thành những hoang tưởng chính trị mang tính tự hủy diệt”. Nhưng người ta không chịu lắng nghe, mà coi thường các dự báo. Hậu quả là Donald Trump đã thắng cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Họ không ngăn được ông Trump vì đánh giá sai ông ấy (đại diện cho một phong trào). Các chuyên gia (pundits, pollsters) cũng ngộ nhận. Sách lược “bài bản” mà bà Clinton đưa ra để lôi kéo cử tri nữ, dùng hình tượng Lady Gaga (celebrity feminism) cũng không ăn nhập với cử tri nghèo, nên không đáp ứng đúng nhu cầu “tiến bộ” của họ (“superficial progressivism”). Vì vậy bà Clinton đã mất phiếu ngay trong các bang và nhóm cử tri mà bà có lợi thế. Nếu bà Clinton lên làm tổng thống, sẽ không quá khó để đoán biết chính sách của bà ấy. Nhưng còn quá sớm để “đoán mò” về chính sách của Tổng thống Donald Trump, một nhân vật thực dụng “phi truyền thống”. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên nếu một số người vẫn ngộ nhận về ông Trump, như họ đã từng ngộ nhận về ông ấy. Về đối ngoại, có một số dấu hiệu ban đầu khá rõ trong bài báo của Alexander Gray và Peter Navarro, “Tầm nhìn về Hòa Bình trên Thế mạnh của Donald Trump tại Châu Á-TBD” (Donald Trump’s Peace Through Strength Vision for the Asia-Pacific, Foreign Policy, November 7, 2016). Theo ông James Woolsey (cố vấn an ninh quốc phòng của ông Trump) phát biểu trên báo South China Morning Post (ngày 10/11/2016), “Mỹ sẽ chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc nếu Trung Quốc không thách thức nguyên trạng” (như một thỏa thuận có điều kiện). Khác với chính quyền Obama, thái độ của chính quyền mới đối với chủ trương “Một Vành đai, Một Con đường” của Trung Quốc sẽ “nồng ấm hơn” (much warmer). Ông Trump thắng không phải vì quá tài giỏi, mà vì ông ấy thực dụng hơn, đã nhạy cảm bắt mạch đúng tâm trạng và đáp ứng đúng xu hướng muốn thay đổi của đa số cử tri nghèo. Bà Clinton thua không phải vì quá kém cỏi, mà vì bà ấy (và lãnh đạo đảng Dân Chủ) ngộ nhận, đã vô cảm trước sự thay đổi. Nghịch lý Donald Trump một lần nữa khẳng định xu hướng “Brexit” đã bắt đầu tại Anh. Đó là một bài học đau đớn đối với đảng Dân Chủ và Cộng Hòa (tại Mỹ), cũng như Công Đảng và đảng Bảo Thủ (tại Anh), và các chính đảng khác trên thế giới đang bị khủng hoảng, dù họ theo chính thể dân chủ hay độc tài. Trung Quốc độc tài nhưng đã cải cách kinh tế thành công, đang trỗi dậy như một gã khổng lồ, đòi thay đổi trật tự thế giới. Thực ra, đó cũng là chuyện bình thường và chính đáng, nếu Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình, đừng cư xử cực đoan và hung hãn, đừng bắt nạt và thao túng thiên hạ để bá quyền. Nếu Trung Quốc bớt độc tài, cải cách cả kinh tế lẫn chính trị, để trở thành một siêu cường văn minh, thì đó là một tấm gương cho thê giới. Nếu vậy, sẽ chẳng có ai phản đối, nếu Trung Quốc vượt Mỹ để đứng đầu thế giới. Nhưng ông Tập Cận Bình cũng là một nghịch lý về cải cách kinh tế mà vẫn duy trì nguyên trạng chính trị. Đối với mỗi quốc gia, trỗi dậy trong hòa bình để trở thành cường quốc là một sứ mệnh chính đáng. Là một láng giềng nhỏ hơn, người Việt Nam phải khiêm tốn và hữu hảo với người Trung Quốc, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để cùng tồn tại. Người dân hai nước phải là đồng minh của nhau, vì mục tiêu chung là dân chủ và cường thịnh, chống lại xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan, có thể xô đẩy các dân tộc vào lò lửa chiến tranh. Trong nước, thảm họa môi trường tại Miền Trung (do Formosa) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hai vấn nạn khổng lồ đang ám ảnh cả nước. Đó không chỉ là hậu quả của thiên tai (do biến đổi khí hậu) mà còn là hệ lụy của “nhân họa” (do con người gây ra). Mọi giải pháp để tháo gỡ đều phải tính đến tâm trạng và nguyện vọng của người dân, theo hướng “từ dưới lên” (bottom up), chứ không chỉ dựa vào ý chí của chính quyền, theo hướng “từ trên xuống” (top down). Sai lầm lớn nhất của giới cầm quyền tại Anh và Mỹ vừa qua là một cảnh báo về sự ngộ nhận chết người, dẫn đến những hệ quả khôn lường. Mời xem Video: Phe Tổng Trọng thắng thế, quan hệ Việt-Trung tốt trở lại với tốc độ chóng mặt Sáng kiến “Mekong Connect” tại ĐBSCL đang mở ra một cơ hội và lối thoát để cứu ĐBSCL khỏi tai họa, nếu biết vận dụng và quản trị nguồn lực bản địa và quốc tế một cách hiệu quả hơn, nếu biết ứng phó với biến đổi khí hậu và đổi mới thể chế một cách khôn ngoan hơn. Trong khi đó, thảm họa môi trường miền Trung nan giải hơn, vì có yếu tố Formosa và Trung Quốc. Những cuộc biểu tình ôn hòa hàng vạn người của cộng đồng công giáo miền Trung là một cảnh báo về tâm trạng bức xúc của người dân (nhưng vẫn chưa có luật biểu tình). Những hoạt động cứu trợ bão lụt hiệu quả hơn của các tổ chức xã hội dân sự (như MC Phan Anh) cũng là một hiện tượng đáng suy nghĩ (trong khi vẫn chưa có luật về hội). Tóm lại, trước một thế giới đầy biến động bất thường, muốn tồn tại bên cạnh Trung Quốc như một gã khổng lồ ôm mộng bá quyền, Việt Nam phải đổi mới toàn diện (vòng 2), bằng cải cách thể chế kinh tế lẫn chính trị, để tháo gỡ những nút thắt như cái vòng kim cô đang trói chặt nền kinh tế và chính trị của một đất nước đang chuyển đổi. Đổi mới thể chế là nhiệm vụ cấp bách và cơ bản nhất để ổn định kinh tế vĩ mô, cân bằng ngân sách, tránh lệ thuộc, và phát triển bền vững. “Hãy tự cởi trói” và “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”! Nguyễn Quang Dy 12/11/2016 * Bài của tác giả gửi cho TTHN (Tin tức Hàng ngày)
  21. Các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ thường không thay đổi chính sách ngoại giao; vì đại đa số cử tri chọn lá phiếu dựa trên các vấn đề trong nước. Đối với ông Donald Trump thì hơi khác, vì cả thế giới đang sửng sốt và không biết ông sẽ thay đổi chính sách ngoại giao của Mỹ như thế nào. Điều khiến mọi người lo lắng nhất là ông Trump đã nói nhiều điều khác hẳn những quan điểm “truyền thống” của đảng Cộng Hòa. Ông chống tự do mậu dịch; muốn giảm bớt những cam kết an ninh của Mỹ trên thế giới từ Châu Âu tới Đông Bắc Á Châu; ông còn khen Vladimir Putin và cả Saddam Hussein là những nhà lãnh đạo tài giỏi mà không chê họ vi phạm nhân quyền. Ngay sau khi ông Trump đắc cử, một cố vấn gần gũi nhất của Vladimir Putin là Sergei Glazyev nói với hãng thông tấn Itar-Tass rằng chắc chính phủ Trump sẽ bãi bỏ chính sách của ông Obama cấm vận kinh tế Nga. Nhưng bang giao quốc tế không phải là điều tổng thống tân cử Donald Trump quan tâm nhất. Khi gặp gỡ hai vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa ở Quốc Hội ông chỉ nêu lên ba điểm ưu tiên của chính quyền sắp tới: Hệ thống bảo hiểm y tế, di dân, và tạo công việc làm. Không nói gì tới vai trò của Mỹ trên thế giới. Nhưng các nước ở miền Đông Châu Á như Việt Nam, và đặc biệt là Trung Quốc, thì đang hồi hộp chờ coi chính sách ông Trump sẽ thi hành. Hồi hộp, vì không ai có thể đoán chắc ông sẽ làm gì! Trước khi “nhảy dù” vào tranh cử tổng thống năm 2016 ông không làm chính trị, không bao giờ phải bàn chuyện thế giới. Trong một năm tranh cử thì ông chỉ nói đến việc tăng thuế nhập cảng hàng Trung Quốc và không muốn vay tiền của nước này. Ông cũng phản đối Cộng sản Trung Quốc bành trướng thế lực ở Biển Đông, nhưng đồng thời lại tỏ ý không muốn quân đội Mỹ phải gánh chịu việc bảo vệ an ninh tại các nước đồng minh, từ khối NATO đến Nhật Bản, Nam Hàn, nếu các nước đó không chia sẻ chi phí như ông muốn. Trong cuộc tranh cử, ông Trump chỉ nhắc đến Việt Nam khi đả kích hàng nhập cảng giá rẻ làm nhiều công nhân Mỹ mất việc. Sau khi mạt sát Trung Cộng, ông Trump kể thêm tên Nhật Bản và Việt Nam cũng là những nước “hạ giá đồng tiền của mình để “ăn cắp” công việc của người Mỹ. Trong thực tế, chính quyền cộng sản Việt Nam chỉ muốn nâng giá trị đồng tiền, còn đồng nguyên của Trung Hoa thì đã tăng giá trong mấy năm qua. Ông Trump cũng chống hiệp ước tự do mậu dịch đã ký với Nam Hàn, nói rằng nó sẽ làm mất 100,000 công ăn việc làm ở Mỹ. Điều người Việt Nam quan tâm nhất là vị tổng thống Mỹ tương lai có thay đổi chính sách “chuyển trục qua Châu Á” của đương kim Tổng Thống Obama hay không? Chủ trương này cộng với Hiệp Ước Hợp Tác Châu Á Thái Bình Dương (TPP) là hai quyết định chiến lược của nước Mỹ có ảnh hưởng tới Việt Nam. Ông Trump đã dọa xóa bỏ TPP, nhưng còn chuyển trục thì sao? Phải công nhận, đối với nước Mỹ, Việt Nam chỉ là một bộ phận nằm trong toàn diện Châu Á. Từ 1945 đến 1970, vấn đề chiến lược của Mỹ là đối phó với Cộng Sản Quốc Tế. Khi đó họ còn coi Nga Xô và Trung Cộng là một khối, nghĩ Việt Nam có thể là một nút chặn không cho khối cộng sản lan tràn khắp Đông Nam Á. Sau đó, khi các nước Đông Nam Á không còn lo bị cộng sản nổi dậy cướp chính quyền, Mỹ chỉ còn lo khai thác thế chia rẽ giữa hai nước cộng sản đàn anh, nút chặn Việt Nam không cần nữa, sẵn sàng buông bỏ nếu tiền chi ra tốn quá. Sau khi Cộng Sản Liên Xô sụp đổ, nước Mỹ, chiến lược của Mỹ ở Châu Á chỉ xoay quanh vấn đề nước Trung Hoa đang lên. Các chính phủ Mỹ muốn Trung Quốc phát triển theo kinh tế thị trường và dân chủ hóa, nhưng không muốn một nước Tầu độc tài đóng vai ông trùm vùng Á Đông. Việt Nam vẫn chỉ là một phần nhỏ nằm trong chính sách chung của họ đối với Trung Quốc. Trong bài này, chúng tôi sẽ bàn về kinh tế, thương mại, những vấn đề chuyện an ninh, quân sự sẽ bàn sau. Một sự kiện làm mọi người ở Châu Á kinh ngạc là sau khi ông Trump nói những lời gay gắt nhất chống Trung Cộng về “âm mưu” cướp công việc làm của công nhân Mỹ, thì một cố vấn thân cận của ông là James Woolsey lại nêu lên ý kiến nước Mỹ nên tham gia vào Ngân Hàng Châu Á Phát Triển Hạ Tầng (AIIB) do Trung Quốc sáng lập. Mỹ và Nhật Bản là hai nước duy nhất trong nhóm G-7 không vào AIIB. Chính quyền Obama coi đó là một âm mưu bành trướng ảnh hưởng của Trung Cộng qua đường đem tiền cho vay. Đồng tiền chung của các nước góp vốn nhưng Trung Cộng sẽ dùng để ban ơn phát huệ, xâm nhập và mở rộng thương mại. Ông James Woolsey được ông Trump mời làm cố vấn các vấn đề an ninh quốc gia từ Tháng Chín năm nay. Trên Nhật báo South China Morning Post ở Hồng Kông, vào Thứ Sáu tuần trước ông Woolsey mô tả quyết định của Tổng Thống Obama tẩy chay AIIB là một “sai lầm chiến lược.” Ông còn tiên đoán tổng thống Trump sẽ có thiện cảm với kế hoạch “Nhất Đới Nhất Lộ” của Tập Cận Bình, trái ngược với ông Obama. “Nhất Đới” là chủ trương lập “Một Vòng Đai” xuyên từ Trung Quốc qua vùng Trung Á sang tới Châu Âu, đi theo “Con Đường Tơ Lụa” thời xưa. “Nhất Lộ” là “Đường Tơ Lụa Trên Biển” đi qua vùng Đông Nam Á sang quá Trung Đông. James Woolsey là một nhà kinh doanh trong công nghiệp chế tạo vũ khí, đã từng làm việc với hầu hết các tổng thống Mỹ từ thời Ronald Reagan. Ông được bổ nhiệm làm thứ trưởng bộ Hải Quân thời James Carter, và làm giám đôc Trung Ương Tình Báo (CIA) thời Bill Clinton; nhưng ông cũng là người sáng lập nhóm Tân Bảo Thủ, trong nỗ lực cổ động tấn công Iraq thời Tổng Thống George W. Bush (ông Trump nói ông chống cuộc chiến này). Đề nghị Mỹ gia nhập AIIB của ông Woolsey đã được dư luận Trung Quốc hoan nghênh. Sau khi ông Trump thắng cử. Giáo Sư Vương Huy Diệu (王辉耀, Wang Huiyao), thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Toàn Cầu Hóa ở Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc có thể mời Mỹ tham gia AIIB sau khi Tổng Thống Trump nhậm chức. Ông Ngụy Kiến Quốc (魏建国,Wei Jianguo), một cựu thứ trưởng thương mại, thì tuyên bố rằng nếu ông Trump đưa Mỹ vào AIIB thì các cuộc trao đổi về đầu tư và thương mại giữa hai nước sẽ gia tăng đáng kể, “Triển vọng hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ lớn vô cùng.” Chưa biết ông James Woolsey sẽ đóng vai trò nào trong chính phủ Trump sắp tới. Cũng không biết ông Donald Trump có thiện cảm với Nhất Đới Nhất Lộ đến mức nào. Một điều ai cũng biết là ứng cử viên Donald Trump đã hứa với các cử tri rằng ông sẽ tăng thuế nhập cảng trên hàng Trung Quốc lên 45%, và sẽ giảm bớt vay nợ nước Tàu dể khỏi bị bắt chẹt. Hai lời hứa này ông sẽ thực hiện hay không? Trong cuộc đời kinh doanh, ông Trump là người chuyên vay nợ, làm giầu nhờ dùng vốn của các ngân hàng. Trong thập niên 1970 ông đã khai thác sóng bài, xây những casino lớn nhất tại thành phố Atlantic. Ông bỏ ra rất ít vốn, số vay nợ thường lớn gấp bội, kể cả tiền nợ những nhà xây cất và cung cấp thiết bị cho ông. Tất nhiên ông không đứng tên đi vay, mà dùng tên các công ty. Có khi ông chấp nhận trả lãi suất 14% dù biết không thể trả được. Các casino của ông, như Taj Mahal, Trump Plaza, Trump Castle, đã khai phá sản bốn lần, cũng như Plaza Hotel ở New York. Các casino phá sản nhưng ông kiếm lời rất nhiều vì bỏ ít vốn mà lại đòi được trả thù lao rất cao. Những người góp vốn hoặc cho ông vay đã bị mất tổng công an một tỷ rưỡi mỹ kim. Có khi ông dùng tiền vay cho casino để trả nợ cá nhân. Ông Trump từng khoe rằng Atlantic City là một “con bò sữa vắt ra tiền” của ông!” Nếu ông Tổng Thống Trump quyết định ngưng vay tiền từ Bắc Kinh thì thị trường tài chánh thế giới sẽ ngạc nhiên. Khi chính phủ Mỹ đi vay nợ bằng cách phát hành công trái, những “nhà đầu tư” có tiền đổ xô vào mua vì họ tin kinh tế Mỹ vững chắc. Nhờ nhiều người muốn cho vay và họ cạnh tranh nên chính phủ Mỹ được quyền trả lãi suất thấp nhất thế giới. Vào Tháng Tám năm 2016, Mỹ vay Trung Quốc $1,185 tỷ, là 30% tổng số nợ $3,948 tỷ từ các nước khác. Nếu chính phủ Mỹ gạt bỏ không vay Trung Quốc nữa, thì những“nhà đầu tư” còn lại bớt bị cạnh tranh, lãi suất có thể tăng lên. Khi lãi suất công trái tăng thì các loại lãi suất khác ở Mỹ cũng tăng, một trở ngại cho người tiêu thụ cũng như các nhà sản xuất. Có chính quyền nước nào tính đi vào con đường đó hay không? Những lời ông Donald Trump đả kích Trung Cộng đều nhắm vào mục tiêu là các cử tri tin rằng hàng nhập cảng, từ các nước nói chung, khiến công nhân Mỹ thất nghiệp. Lời hứa hẹn đánh thuế hàng Trung Quốc lên 45% được cử tri vỗ tay hoan hô không thua gì lời hứa sẽ xây bức trường thành trên biên giới Mexico dài 3,100 km, sẽ tốn $25 tỷ. Chính phủ Mỹ có thể tăng thuế nhập cảng nhưng sẽ bị Trung Cộng và nhiều nước khác kiện trước WTO, tổ chức mậu dịch thế giới. Trong khuôn khổ WTO, hàng nhập cảng thương bị đánh thuế khoảng 5%. Vụ kiện sẽ kéo dài nhưng các nước khác sẽ phản ứng ngay bằng những biện pháp ngăn chặn hàng nhập cảng và đầu tư từ nước Mỹ. Một số xí nghiệp và công nhân ở Mỹ sẽ được lợi nhưng mọi người Mỹ khi tiêu thụ sẽ phải mua hàng đắt hơn, các công ty đang xuất cảng, từ Genral Motors đến Microsoft, Boeing, John Deere, Procter and Gamble sẽ bị các nước nhập cảng trả đũa. Nhiều công ty, ngân hàng Mỹ sẽ vận động Quốc Hội chống việc tăng thuế, các đại biểu khó lòng cưỡng lại. Nếu ý kiến của cố vấn James Woolsey được ông Trump nghe theo, thì lời hứa đánh thuế nặng trên hàng Trung Quốc sẽ được giảm bớt nồng độ sau khi ông Trump nhậm chức. Ông mang bản chất một doanh nhân, ngay cả một liên minh quân sự đã kéo dài 70 năm như NATO cũng được ông định giá bằng tiền. Các chính phủ Mỹ từ 40 năm nay vẫn đặt nhân quyền làm một trọng tâm trong bang giao với các nước khác (và đang bị một đồng minh là Phillipines đòi đoạn giao), nhưng Donald Trump chưa bao giờ đặt ra vấn đề đó. Ông đã từng nói về cuộc tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989 như một cuộc “dẹp loạn.” Ông tuyên bố: “Tôi không ủng hộ chuyện đó. Tôi chỉ nói rằng đây là một chính quyền dũng mạnh đã dám sử dụng sức mạnh của họ. Và họ đã dẹp yên đám nổi loạn (the riot).” Tuy nhiên, dù ông Trump không tăng thuế nhập cảng hàng Trung Quốc, ông vẫn có thể dùng món võ đe dọa khi mặc cả với Bắc Kinh trên các vấn đề khác. Nếu Mỹ đánh thuế 45%, hàng hóa Tàu xuất cảng sang Mỹ sẽ giảm bớt gần 89%, mất $420 tỷ, gần 5% tổng sản lượng nội địa (GDP) Trung Quốc. Nếu đánh 30%, nước Tàu sẽ mất gần 4% GDP, nếu chỉ tăng lên tới 15% cũng mất gần 2%. Chính Cộng Sản Trung Quốc đang tìm cách cải tổ cơ cấu kinh tế để nâng cao phần tiêu thụ nội địa, bớt lệ thuộc vào việc xuất cảng. Nhiều nhà phân tích Trung Hoa còn lo ngại rằng nếu ông Trump rút lại lời hứa tăng thuế thì đảng Cộng Sản sẽ có lý do để trì hoãn việc cải tổ cơ cấu, phe bảo thủ trong đảng sẽ mạnh hơn! Dù ông Trump có tăng thuế hàng Tàu hay không, một lời hứa của ông được Bắc Kinh hoan nghênh nhiệt liệt là việc xóa bỏ TPP, Hiệp Ước Hợp Tác Châu Á Thái Bình Dương; trong dó có Việt Nam, Australia, Malaysia, Nam Hàn,… mà không mời Trung Quốc. Ông Trương Triết Hân (张哲欣, Zhang Zhexin) thuộc Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Quốc Tế ở Thượng Hải nói rằng hành động đó sẽ cho Trung Quốc thêm cơ hội tiến hành các kế hoạch liên kết mậu dịch với các nước trong vùng Đông Á mạnh hơn. Vấn đề TPP ảnh hưởng tới Việt Nam sẽ được bàn trong một bài sau. Mời xem Video: Nguyễn Phú Trọng yêu cầu xử lý Nguyễn Thanh Phượng con gái Ba Dũng ẵm hàng nghìn tỷ khi mua AVG Ngô Nhân Dụng (Người Việt)
  22. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ có Ngoại trưởng mới. Theo các nguồn tin báo chí thì Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich hoặc Đại sứ John R. Bolton có thể được tân Tổng thống Donald Trump đề cử vào chức vụ này. Republican presidential candidate and former U.S. House Speaker Newt Gingrich speaks at a meet and greet session at the Willow Ridge Golf Course in Fort Dodge, Iowa, December 15, 2011. REUTERS/Jeff Haynes (UNITED STATES - Tags: POLITICS) Ông Newt Gingrich là một sử gia viết rất nhiều sách, xuất thân là giáo sư đại học chuyên ngành sử học về Âu châu có văn bằng tiến sỹ Ph.D. của đại học Tulane University, New Orleans. Ông thuộc cánh bảo thủ, môn đệ của Tổng thống Ronald Reagan người đã kết thúc đế quốc Liên Xô vào thập niên 90. Trong thời gian Newt Gingrich là Chủ tịch Hạ viện 1995 – 1999 ông bị nhiều người ghét trong đó có cả phe Cộng hòa vì quan điểm bảo thủ không thỏa hiệp của mình. Ông là cố vấn thân cận của ứng cử viên Donald Trump trong thời gian tranh cử và thường bày tỏ ước muốn quét sạch tham ô nơi chính trường Washington. Khác với Đại sứ John R. Bolton, Newt Gingrich có tài diễn thuyết gây lôi cuốn vì kiến thức uyên bác của mình. Đại sứ John R. Bolton là người rất thông minh, nổi tiếng về quan điểm bảo thủ cực hữu (neoconservative). Ông cũng thuộc trường phái Ronald Reagan chống chủ nghĩa Cộng sản xâm lược Liên Xô thời chiến tranh lạnh, trong đó có chiến tranh Việt Nam. Ông có liên hệ mật thiết với Thượng nghị sỹ Jesse Helms (1973 – 2003) người đã yểm trợ các nổ lực kháng chiến chống lại các chính quyền Cộng sản ở Phi châu trong thời chiến tranh lạnh. John R. Bolton có dính líu tới vụ xì căng đan “Iran Contra” dưới thời Tổng thống Ronald Reagan do trung tá TQLC Oliver North bí mật tổ chức bán vũ khí chuyển từ Do Thái đến Iran (đang bị chính Hoa Kỳ phong tỏa) để lấy tiền giúp kháng chiến quân Contra đánh lại chính quyền Cộng sản Nicaragua. Đại Sứ John R. Bolton bị nhiều người ghét vì quan điểm bảo thủ cực hữu và lối nói chuyện “cộc cằn thô lỗ” không đúng phép ngoại giao. Ông là nhân vật hay gay gắt chỉ trích thái độ “ù lì vô dụng” của Liên Hiệp Quốc trong thời gian giữ chức vụ Đại sứ ở đó. John R. Bolton là luật sư tốt nghiệp văn bằng luật ở đại học Yale. Nói chung cả hai Newt Gingrich và John R. Bolton nếu trở thành Ngoại trưởng sẽ lèo lái Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào vị trí cứng rắn ít nhân nhượng hơn đối với các quốc gia độc tài và Cộng sản như Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam, Iran v.v. Đương kim Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius tại Việt Nam có thể bị Tổng thống Donald Trump cách chức bất cứ lúc nào theo qui luật “Ambassadors serve at the pleasure of the President” tức là chức vụ Đại sứ là để phục vụ theo ý muốn của Tổng thống, với sự đồng thuận của Quốc hội Hoa Kỳ. Ted Osius là nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp (Foreign Service Officer) được Tổng thống Obama đề cử vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 1989, Ted Osius đã từng phục vụ cho Thượng nghị sỹ Al Gore, sau trở thành Phó Tổng thống thời Bill Clinton. Đa số nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường mắc căn bịnh tự cao tự phụ (arrogant) cho rằng mình trí thức hiểu biết hơn người. Công việc chuyên nghiệp của họ là “kết bạn” (friendship) với chính quyền sở tại và nhiều khi mặc kệ chính quyền đó đàn áp giết hại công dân của họ. Những người Việt Nam trong và ngoài nước nếu quan tâm tới sự đàn áp vi phạm nhân quyền của nhà cầm nước Việt cộng và không hài lòng với cách xử trí của Sứ quán Mỹ thì hãy chuẩn bị gởi thỉnh nguyện thơ cấp thời tới Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ (US Congress Foreign Affairs Committee), văn phòng của tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc yêu cầu thay thế vị Đại sứ mà mình không thích với một Đại sứ khác thực sự đại diện cho giá trị tự do và dân chủ của Hoa Kỳ. Mời xem Video: Xử lý một số tướng lĩnh quân đội Tổng Bí thư Trọng bất ngờ giành thế chủ động Theo FB Bong Lau (Cà Fê Ku Búa)
  23. Image copyrightGETTY IMAGES Image captionÔng Donald Trump đọc diễn văn mừng chiến thắng BBC Tiếng Việt ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, luật sư, nhà báo, nhà hoạt động trong và ngoài nước về sự kiện ông Donald Trump đánh bại bà Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng hôm 9/11. Trả lời BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Alpha Books, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam và là tác giả cuốn 'Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?' nói: "Tôi quen vài giới chức Mỹ ở Hà Nội, và nhận thấy có vẻ họ cũng bất ngờ, hoang mang trước kết quả này, và chưa hình dung hết những gì sẽ xảy ra tiếp theo." "Song chúng ta đều mong đợi những điều tốt. Thể chế Mỹ đủ vững chãi để đảm bảo mọi chuyện không đi quá xa." "Donald Trump chiến thắng chắc chắn là tin sốc với nhiều người Mỹ và cực kỳ bất ngờ với cả người Việt." "Thậm chí, càng bất ngờ hơn với những chuyên gia, với những người am hiểu chính trị, với các nhân vật ở Washington." "Tôi được biết sau khi có tin ông Trump thắng, thị trường chứng khoán châu Á đã có phản ứng tức thời." "Thị trường rồi sẽ hồi phục lại nhưng sẽ chậm hơn các sự kiện khác vì cần thêm thời gian để các nhà đầu tư thực sự hiểu chuyện gì sẽ diễn ra tại Washington." Người vừa tổ chức sự kiện bỏ phiếu bầu cử Mỹ giả lập tại Hà Nội nói thêm: "Việc ông Trump thắng cũng như với Brexit, chúng ta cần chuẩn bị tiếp cho những bất ngờ mới, những điều khó đoán định trong tương lai." "Với Việt Nam, tôi cho rằng, ngay cả những nhà hoạch định chính sách và giới ngoại giao cũng không lường trước được kết quả này, và chắc chắn cần nhiều thời gian mới hiểu hết những gì Trump sẽ làm tại nước Mỹ và những gì có thể tác động đến Việt Nam." "Dường như những tác động này sẽ nằm ngoài suy nghĩ và dự đoán thông thường của các chuyên gia và nhà ngoại giao chuẩn mực." Trump và Clinton: Ai sẽ tốt hơn cho châu Á? Image copyrightGETTY IMAGES Image captionNgày bầu cử gay cấn đến phút chót 'Bất mãn' Cùng thời điểm, từ TP Hồ Chí Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, người có 40 năm sống tại Mỹ, nói với BBC: "Quả là bất ngờ với không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người khác khi chứng kiến ông Trump giành chiến thắng." "Cuộc tranh cử năm nay quả là chưa có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ, vì công chúng không được nghe hai ứng viên dành nhiều thời gian cho những vấn đề như triển vọng kinh tế Mỹ, đề xuất cải cách các chính sách xã hội…" "Thay vào đó, hai ứng viên có lẽ dành đến 70% thời lượng của chiến dịch tranh cử để chỉ trích, công kích cá nhân." Ông Hiếu cũng cho biết thêm: "Trong suốt chiến dịch tranh cử, người ta chỉ thấy ông Trump nói sơ lược hoặc né tránh những vấn đề kinh tế vĩ mô, lao động và cổ võ những người đang bất bình với nền chính trị và kinh tế Mỹ." "Nhìn từ kết quả này, có thể thấy sự biến chuyển lớn trong xã hội Mỹ là người dân thể hiện ý muốn của họ bằng lá phiếu." "Không bàn tới sự chọn lựa của họ có thích hợp hay không, nhưng khi bất mãn thì họ cất lên tiếng nói và dường như lượng người này đang rất đông." "Điều này là tích cực sau những tiêu cực trong chiến dịch tranh cử của cả hai ứng viên". "Nước Mỹ đang thể hiện tinh thần dân chủ và tự do có một không hai trên thế giới." Trả lời BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hà, một người từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội năm nay, nói: "Việc ông Trump thắng có thể khiến nhiều chính sách lớn của nước Mỹ có nguy cơ bị xem xét lại, trong đó có cả chính sách xoay trục sang châu Á." "Ở Mỹ, Tổng thống và Quốc hội kiềm chế nhau, nên nếu không hài lòng với chính sách quốc gia hay các nhà lãnh đạo, cử tri Mỹ có quyền "lật đổ" chính phủ đó bằng lá phiếu hai năm một lần". Trả lời BBC từ California, Mỹ, ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ bút báo Người Việt, nói: "Từ việc ông Trump thắng, có thể thấy cử tri Mỹ dám thay đổi, cho dù thay đổi ấy tích cực hay không thì cần thời gian trả lời." "Qua sự kiện này, chúng ta cần nhìn lại nhiều vấn đề. Thứ nhất, người da trắng nghĩ gì về di dân? Thứ nhì, các tầng lớp chính trị ưu tú, chẳng hạn những nhân vật cao cấp đương quyền hoặc đã về hưu, đã không tác động được quần chúng khi cổ súy cho bà Clinton." "Ý tôi muốn nói, lần này, cử tri Mỹ đã bước qua định chế chính trị đã thành truyền thống." "Nếu cách đây 8 năm, ông Obama trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy lương tri của cử tri Mỹ, chúng ta đã có quyền hy vọng về tương lai nước Mỹ ở thời điểm ấy vốn rất bi quan với di sản của tổng thống Bush để lại." Bầu cử Mỹ 2016: Hỏi nhanh đáp gọn Trả lời BBC từ Washington D.C, nhà hoạt động Angelina Trang Huỳnh cho biết: "Là một công dân Mỹ, tôi lo lắng trước sự kiện ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ." "Là người mẹ, tôi không biết phải giải thích sao với con tôi là một người đi ngược lại với những giá trị căn bản mà tôi dạy con tôi hàng ngày lại trở thành tổng thống của chúng ta. Tôi dạy con tôi phải biết đồng cảm với kẻ yếu, nhưng tổng thống Trump lại là người khinh thường kẻ yếu, kẻ khuyến tật." "Là một người hoạt động, tôi lo lắng và nhìn thấy sự bất ổn trước mắt. Với một nước Mỹ sẽ bị xáo trộn và chi phối, Nga sẽ bành trướng hơn. Trung Quốc không chừng sẽ khiêu khích Nhật, đồng minh của Hoa Kỳ. Còn về vi phạm nhân quyền của Việt Nam? Việc này trở thành quá nhỏ so với sự bất ổn thế giới vì Trump, nên khó lòng chính quyền Trump sẽ quan tâm." (BBC)
  24. Ông Đinh Thế Huynh 'chắc chắn' sẽ chưa trở lại Mỹ, trừ khi ông có 'một cương vị nào đó' sau khi ông Donald Trump, thuộc đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống Mỹ, theo một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị, bang giao Việt - Mỹ từ Đại học Bình Dương tại Bàn tròn thứ Năm về hậu Bầu cử Tổng thống Mỹ của BBC. Ông Đinh Thế Huynh đã chuyển lời mời tân Tổng thống của nước Mỹ thăm Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ cuối tháng 10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, theo truyền thông Việt Nam. Nêu quan điểm xung quanh câu hỏi của BBC là liệu vị đương kim Thường trực Ban bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, người vừa có chuyến công du theo 'bang giao thuộc ngạch đảng' tới Hoa Kỳ từ ngày 24-30/10 vừa qua, có cần quay trở lại Hoa Kỳ một lần nữa hay không sau khi nước Mỹ đã có tân Tổng thống đắc cử là người của đảng Cộng hòa, học giả, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói: "Tôi có thể chắc chắn trả lời rằng trừ sau này, nếu ông Đinh Thế Huynh có một cương vị nào đó ông trở lại Mỹ, chắc chắn ông sẽ không trở lại Mỹ trong dịp này." Khi được đề nghị giải thích nhận định này, ông Vũ Cao Phan nói: "Tôi nghĩ ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ vừa rồi thực ra là một chuyến đi làm việc và ông có kế hoạch tiếp xúc với những người ông đã tiếp xúc. Và trong kế hoạch ấy, ông có tiếp xúc với 'bộ sậu' (bộ máy nhân sự) của Donald Trump không thì tôi không biết, nhưng giả dụ ông không tiếp xúc, thì sự quay trở lại là buồn cười." Bình luận, phản hồi ngay tại Bàn tròn về quan điểm trên, Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói: "Thực ra việc quay trở lại hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ nhất là ai mời, thứ hai là đi làm gì và thời điểm như thế nào? "Còn tôi nghĩ rằng vì lợi ích dân tộc, của cả hai nước cũng như là của cả Việt Nam và của Mỹ mà hai bên thống nhất được, thì tôi nghĩ hoàn toàn có thể. "Vì chẳng có cái gì cản trở cái đó, vì quan hệ Việt - Mỹ hiện nay cũng đang phát triển tích cực, cả hai bên phải gặp nhau, trao đổi và tìm hiểu. Thế còn cơ hội đến, tôi nghĩ rằng hai bên không nên tránh." TPP - trì hoãn hay hủy bỏ? Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) tiếp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại phòng Bầu dục tại Nhà trắng hôm 10/11/2016 Nhân dịp này, BBC cũng vấn ý các khách mời về việc liệu có thay đổi nào và đi kèm với đó là tác động đáng lưu ý nếu có từ việc nước Mỹ có tân Tổng thống đắc cử Donald Trump từ sau ngày 08/11, đối với các vấn đề nổi bật trong quan hệ bang giao Việt - Mỹ hiện nay là TPP và an ninh Biển Đông. Nêu quan điểm từ Hà Nội, học giả Trần Việt Thái nói: "Ở thời điểm hiện nay, nếu chỉ căn cứ vào những phát biểu của ông Donald Trump trong lúc tranh cử, chưa thể nói đấy là chính sách quốc gia được. Bởi vì từ chỗ tranh cử đến chỗ ông trở thành Tổng thống và chuyển nó thành chính sách của một quốc gia, nó còn có quá trình. "Tuy nhiên với những gì ông ấy nói mà thành hiện thực, tôi nói ở đây chữ 'nếu', thứ nhất đối với TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), chuyện đó có trục trặc ít hay nhiều, nếu mà lớn, nó có thể không được thông qua hoặc hủy bỏ Mời quý độc giả xem Video : TBT Nguyễn Phú Trọng đưa Đinh Thế Huynh sang Hoa kỳ nhằm mục đích gì? "Hiện nay Quốc hội, Quốc hội mới chưa thông qua, rất khó, ông Donald Trump chỉ đơn thuần ông không trình Quốc hội thôi..., lúc ấy thì rất khó. Thế nhưng thấp hơn có thể dỡ ra để đàm phán lại, hoặc phải yêu cầu các nước có các cam kết nhiều hơn, thì tôi nghĩ rằng sẽ rất là khó trong thời điểm hiện nay. "Dù sao đi nữa, mức thấp nhất sẽ là trì hoãn, trì hoãn như thế tác động đến tất cả các nước, bởi vì Việt Nam hiện nay cũng đã có những cam kết rất sâu rộng về TPP, thế nhưng ở đây tôi phải nhấn mạnh là hội nhập quốc tế của Việt Nam không chỉ có một mình TPP. "Hiện nay Việt Nam ký, hoặc đang đàm phán hoặc đã đàm phán xong tổng cộng khoảng 17 FTA (Hiệp định tự do thương mại) khác nhau và TPP chỉ là một trong các hiệp định thương mại thế hệ mới và nếu TPP không được triển khai, nó có tác động nhất định, nhưng không có nghĩa nó làm giảm, hay làm chệch hướng, giảm cả con tàu phát triển của Việt Nam." (BBC)
  25. Ông Donald Trump sẽ phải hầu tòa tại San Diego, California ngày 28/11/2016 tới, tức là trước khi nhậm chức tổng thống, trong dịp khai mở phiên tòa xử hai vụ kiện tập thể chống lại Trump University. Một vụ kiện tập thể khác sẽ do tòa án New York xử, nhưng chưa ấn định ngày. Trong quá trình kinh doanh, Donald Trump thường xuyên phải đối mặt với tư pháp Mỹ, từ các vụ phá sản doanh nghiệp (mà ông ta rất xấu hổ) cho đến vi phạm quy định thương mại, kỳ thị. Nhưng lần này vừa đắc cử, Donald Trump đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc trước tòa án. Tuy tổng thống Hoa Kỳ được hưởng quyền đặc miễn đối với những vụ kiện liên quan đến chức vụ, nhưng tòa án tối cao cho rằng quyền này không áp dụng với những hành động trước khi nhậm chức. Các vụ kiện tập thể chống Trump University Vào giữa những năm 2000, Donald Trump lăng-xê « trường đại học » riêng, hứa hẹn sẽ tiết lộ những « bí mật » thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên các sinh viên đã tham gia các buổi học tại Trump University đang kiện đại gia địa ốc ra tòa vì « lừa đảo », hứa lèo. Một số cựu sinh viên cảm thấy bị lừa gạt đòi hoàn trả học phí, có thể lên đến 35.000 đô la một người. Nhiều nhân viên của ngôi trường – đóng cửa năm 2010 – cũng tố cáo đây là « hệ thống lừa đảo », « hoàn toàn dối trá ». Về phía nhà tỉ phú nói rằng mục đích của các sinh viên là tiền, khẳng định có nhiều bằng chứng từ các sinh viên hài lòng. Cựu giám đốc nhà trường khẳng định nhận được trên 10.000 bản đánh giá tích cực của học viên, trong đó 97% cho trên 4,85 theo thang điểm từ 1 đến 5. Nhưng các cựu sinh viên phản đối, cho biết đã bị áp lực vào lúc điền các câu trả lời. Nguyên tắc nặc danh không được tôn trọng, và họ được cảnh báo là ghi nhận xét tích cực mới được cấp bằng. Fondation Trump bị điều tra Công tố viên trưởng New York, Eric Schneiderman, hôm 13/9 đã loan báo mở điều tra về quỹ từ thiện của Donald Trump, vì nghi ngờ vi phạm các quy định. Quỹ này đang đối mặt với một loạt cáo buộc đáng ngại, trong đó Washington Post tố cáo Donald Trump không hề chuyển cho quỹ đồng nào từ năm 2008. Nhà tỉ phú còn dùng 20.000 đô la của quỹ từ thiện để mua một bức chân dung của chính mình. Fondation Trump còn tặng 25.000 đô la cho chiến dịch tái tranh cử của công tố viên trưởng Florida, Pam Bondi năm 2013. Việc này trùng hợp với quyết định cua ông Bondi, miễn tố đại gia địa ốc trong vụ Trump University. Cáo buộc tấn công tình dục và hãm hiếp Từ khi một video quay năm 2005 được công bố, trong đó Donald Trump khoe khoang các vụ tấn công tình dục, nhiều nhân chứng đã lên tiếng cáo giác nhà tỉ phú. Trong một bài báo trên New York Times, một phụ nữ tố cáo bị Donald Trump sàm sỡ trên máy bay, một cựu nữ nhân viên tiếp tân ở Trump Tower cho biết bị ông Trump cưỡng bách ôm hôn. Các báo khác đưa ra những vụ tương tự. Nếu các nhân chứng này vẫn chưa thưa kiện, một vụ cưỡng bức người vị thành niên buộc Donald Trump phải ra tòa tuyên thệ vào tháng 12. Nguyên đơn kiện ông đã hãm hiếp mình lúc mới 13 tuổi, trong một lễ hội do doanh nhân giàu có Jeffrey Epstein tổ chức năm 1994. Có hai nhân chứng ẩn danh, trong đó một phụ nữ từng là người tổ chức sự kiện cho Epstein – ông này đã bị kết án năm 2008 trong một vụ mại dâm vị thành niên – khẳng định trông thấy nạn nhân bị ép quan hệ với Donald Trump và Epstein. Hôm 2/11, nguyên đơn đã hủy cuộc họp báo vào phút chót, mà theo luật sư Lisa Bloom, do cô nhận được nhiều lời đe dọa. Một thẩm phán liên bang New York đã mời hai ông Trump và Epstein tiếp xúc ngày 13/12, và có thể chuẩn bị khởi tố. (Thụy My blog RFI)

×
×
  • Create New...