Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'chính trị - xã hội'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Cố tìm mãi cũng không thấy một nhật báo nào ở nước Mỹ loan tin ông Ðinh Thế Huynh đã tới thăm Hiệp Chúng Quốc! Nhưng báo chí ở Việt Nam thì coi đây là một biến cố trọng đại; tất cả đều đăng một bản tin của nhà nước nhấn mạnh một thắng lợi của ông Ðinh Thế Huynh: Chính phủ Mỹ sẽ tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao với đảng Cộng Sản Việt Nam! Có thể gọi đó là một vụ “chuyển trục,” vì bình thường chỉ có quan chức nhà nước Việt Cộng tiếp xúc với chính phủ các nước khác. Ðể giải thích tình trạng ngoại trưởng Mỹ tiếp nhân vật số 2 của Cộng Sản Việt Nam nhưng không có chức vụ nào trong chính phủ, nhật báo Người Việt đã giải thích, “Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản được coi là ‘lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối,’ đứng trên quốc hội, nhà nước.” Nói cách khác, nói chuyện với “nhà nước” không bằng nói thẳng với “đảng.” “Ðảng” là ông chủ; bàn chuyện gì với đầy tớ rồi mà ông chủ không chịu thì phí công. Trong thực tế, khi giao tiếp với các nước Cộng Sản, chính quyền Mỹ đã từng “phá rào.” Như vụ trong đón Ðặng Tiểu Bình qua Mỹ, đầu năm 1979. Năm đó Hoa Quốc Phong vẫn nắm chức thủ tướng Trung Quốc, cho tới cuối năm 1980, cùng chức chủ tịch đảng, đến giữa năm 1981 mới nghỉ. Hoa Quốc Phong đi thăm chính thức Pháp, Ðức và Anh Quốc. Ðặng Tiểu Bình lúc đó chỉ đóng vai phó thủ tướng, nhưng vẫn được Tổng Thống Carter long trọng đón tiếp coi như vai vế ngang hàng. Sau cuộc gặp gỡ bất thường này một tháng thì Bình xua quân qua đánh Việt Nam! Còn tại Việt Nam, nhà nước vẫn bị đảng qua mặt trong việc bang giao; bẽ bàng nhất là ông Nguyễn Cơ Thạch lúc làm bộ trưởng ngoại giao. Năm 1990, Trung Cộng và Việt Cộng đang đối đầu ở Campuchia, Bắc Kinh không thèm nói chuyện gì với Nguyễn Cơ Thạch và Bộ Ngoại Giao của ông ta mà nói thẳng với Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội là Từ Ðông Tín thì nói chuyện trực tiếp với Ban Ðối Ngoại Trung Ương đảng. Sau đó Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch được qua họp ở Thành Ðô, dù Thạch là ủy viên Bộ Chính Trị. Bây giờ Cộng Sản Việt Nam đang “chuyển trục,” cho “đảng” trực tiếp làm những công việc thuộc Bộ Ngoại Giao với chính quyền Mỹ. Khi Ðô Ðốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đến thăm Hà Nội trong tuần này, ông ta không những gặp tổng tham mưu trưởng quân đội mà còn giao lưu với một thứ trưởng ngoại giao và Trần Ðắc Lợi, phó trưởng Ban Ðối Ngoại Trung Ương đảng. Ông Harris chắc biết rằng các chuyện lớn nhỏ là do Trần Ðắc Lợi quyết định, nói chuyện với Lợi thì khỏi phí thời giờ. Ðồng thời, Việt Cộng đã dàn xếp để Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry mời Ðinh Thế Huynh, nhân vật số 2 của đảng có nhiều triển vọng sẽ lên thay Nguyễn Phú Trọng, thăm nước Mỹ. Nếu không phải do Việt Cộng yêu cầu thì John Kerry sẽ chỉ mời Phạm Bình Minh, con trai ông Thạch, đang đóng vai bộ trưởng ngoại giao, vì hai chức vụ ngang nhau. Tại sao Nguyễn Phú Trọng đưa đảng vào công việc ngoại giao như vậy? Hiệu quả đầu tiên là cho cả thế giới và người dân Việt Nam biết ai nắm quyền quyết định, hạ thấp của vai trò nhà nước. Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai guồng máy đảng và nhà nước đã diễn ra khi Nguyễn Tấn Dũng còn làm thủ tướng. Dũng đã lấn dần dần vào phạm vi quyền hành của đảng, hạ thấp vai trò của đảng. Dũng lợi dụng được thời cơ nhờ cựu Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh không có thực lực, được đưa lên địa vị tối cao là nhờ các phe phái tranh chấp, không nhóm nào chịu nhóm nào. Trọng lên thay Mạnh, đã lật đổ Dũng, nhưng trước mắt mọi người vẫn không ai biết guồng máy đảng đã phục hồi được địa vị cũ hay chưa. Năm nay, Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ vai trò đảng mới thật quan trọng. Cuối tháng 8, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch sang gặp Thường Vạn Toàn; hai tuần sau Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Bắc Kinh với một phái đoàn đông hơn, bàn chuyện kinh tế, thương mại. Giữa tháng 10, Nguyễn Phú Trọng cử Ðinh Thế Huynh sang gặp Tập Cận Bình, trước khi bay qua Mỹ gặp John Kerry. Ðinh Thế Huynh là ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực Ban Bí Thư, cũng là người được coi là kế vị Nguyễn Phú Trọng. Khi đưa Ðinh Thế Huynh qua gặp John Kerry, cho Trần Ðắc Lợi tiếp Ðô Ðốc Harry Harris, Nguyễn Phú Trọng muốn cho ai cũng thấy trong việc ngoại giao, một việc thường vẫn dành cho nhà nước lo toan, từ nay ban lãnh đạo đảng cũng nhúng tay vào. Hai chuyến đi liên tiếp qua hai cường quốc cho thấy ông ta mới là người quyết định, bộ trưởng ngoại giao thì sai đâu đánh đó. Nguyễn Phú Trọng phải củng cố quyền quyết định của guồng máy đảng, vượt trên nhà nước, vì bản thân ông ta là một nhà lý thuyết. Ông đã từng tốt nghiệp tiến sĩ ở Liên Xô với đề tài công tác xây dựng đảng. Ông đã phụ trách phần tuyên giáo của Thành Ủy Hà Nội, rồi khi lên nắm quyền ở thành phố này thì vẫn lo công tác tư tưởng, văn hóa và khoa giáo của đảng. Vào Bộ Chính Trị, ông giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Lý Luận Trung Ương, khi lên ghế tổng bí thư thì truyền chức cho Ðinh Thế Huynh. Ðinh Thế Huynh được cây bút Người Buôn Gió nhận xét là ứng viên có nhiều triển vọng nhất để lên chức tổng bí thư kế vị Nguyễn Phú Trọng. Cả hai cùng thiên về lý thuyết hơn là thực tế, cho nên cả hai cùng lo lắng như nhau về sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản. Họ đều không có kiến thức và kinh nghiệm nào về việc phát triển kinh tế trong thế giới hiện đại. Ông Ðặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nhận xét: “Ông Phú Trọng là con người đi lên từ đường đảng, ông ấy chỉ có những lý thuyết về chủ nghĩa Marx-Lenin, chứ còn ông ấy không có một tầm quan sát quốc tế,…” Trước khi qua nước Mỹ, Ðinh Thế Huynh đã qua Bắc Kinh, cho thấy những gì ông ta mới nói ở Washington chắc đã được trình trước với Tập Cận Bình. Khi Ðinh Thế Huynh đề cao vai trò của Mỹ ở Thái Bình Dương hay ở vùng Ðông Nam Á, những ngôn ngữ này đều đã được phê chuẩn, không ra ngoài những điều được Bắc Kinh cho phép. Tất nhiên, từ những lời nói có vẻ hoan nghênh Mỹ đó muốn tiến tới việc làm còn phải chờ, không biết đến bao giờ. Mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng và Ðinh Thế Huynh không phải là tìm đường thoát ách Trung Cộng, mà trước hết là nhằm củng cố địa vị, nhất là giữ chặt độc quyền chính trị của đảng Cộng Sản. Blogger Người Buôn Gió cho biết, “Huynh cũng có nhiều thành tích hợp tác tuyên truyền hình ảnh tốt cho Trung Quốc. Huynh điều tiết dư luận theo hướng thân Trung, bài Mỹ rất tích cực.” Vì thế, ông tiên đoán, “có lẽ Trọng sẽ về hưu giữa nhiệm kỳ để Huynh tiếp quản.” Vì vậy, chuyến công du qua Mỹ của Ðinh Thế Huynh có thể nhằm mục đích nâng cao vai trò của con người mà Nguyễn Phú Trọng đã chọn lên thay mình. Ðinh Thế Huynh qua nước Mỹ suốt một tuần lễ, mà khi báo chí của đảng Cộng Sản loan tin về chuyến đi này thì tất cả chỉ thấy một sự kiện quan trọng duy nhất, là cuộc gặp gỡ với Ngoại Trưởng John Kerry trong vòng một tiếng đồng hồ. Trong sáu ngày còn lại, ông ta làm những gì, gặp gỡ được nhân vật quan trọng nào trong chính phủ Mỹ, chương trình hầu như trống rỗng. Báo chí trong nước gây ồn ào cho chuyến đi “cưỡi ngựa xem hoa” của Ðinh Thế Huynh nhằm mục đích “nâng” ông ta lên thành một nhân vật có quan hệ và tầm vóc quốc tế. Ðặc biệt, những lời lẽ đề cao chính sách chuyển trục, đưa guồng máy đảng vào công việc ngoại giao, qua mặt guồng máy nhà nước, cũng gây ấn tượng vai trò Ðinh Thế Huynh rất quan trọng. Ông ta vừa báo tin cho chính quyền Mỹ rằng từ nay nên nói chuyện trực tiếp với chính ông ta, thay vì qua bộ máy ngoại giao, ông cũng vừa xác nhận những điều mà chính phủ Mỹ muốn nghe: Việt Cộng hoan nghênh cuộc chuyển trục qua Châu Á của Mỹ chứ không hoàn toàn chỉ theo chân Trung Cộng! Do đó, Việt Cộng thiết tha mong Hiệp Ước Hợp Tác Thái Bình Dương TPP sẽ được Quốc Hội Mỹ thông qua! Nhưng nếu đảng Cộng Sản Việt Nam muốn gửi những tín hiệu ngoại giao tới chính phủ Mỹ, thì tại sao lại làm công việc đó trong những tháng cuối cùng của chính phủ Barack Obama? Nếu cuộc bầu cử đầu tháng 11, một tuần sau khi ông Ðinh Thế Huynh về nước, vị tổng thống Mỹ mới muốn thay đổi chính sách ngoại giao của ông Obama, thì tất cả chuyến đi của ông Huynh hoàn toàn “công cốc.” Ðinh Thế Huynh và Nguyễn Phú Trọng có để ý thấy dân Mỹ sắp bầu tổng thống mới hay không? Người Mỹ dùng hình ảnh “con vịt què” để mô tả những vị tổng thống và đại biểu Quốc Hội đang chờ mãn nhiệm. Con vịt chỉ ngồi một chỗ, không bơi được, cũng không đi được một bước! Ông Obama có thể ra lệnh đưa khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Decatur của Hạm Ðội 3 qua dự vào Hạm Ðội 7, đi qua các đảo Phú Lâm và Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của nước ta, bị Trung Quốc cướp năm 1974. Ðó là trong chương trình của hải quân, chắc đã quyết định từ hàng năm trước. Nhưng ông Obama sẽ hoàn toàn bất lực trong việc xin Quốc Hội thông qua TPP trong lúc chính Quốc Hội đó cũng đang chờ mãn nhiệm! Vậy ông Ðinh Thế Huynh qua Mỹ trong tuần qua để làm gì? Chắc đây chỉ là một đòn chính trị của phe Nguyễn Phú Trọng nhắm vào chuyện nội bộ đảng Cộng Sản. Trọng phóng Huynh lên trong một tầng cao hơn, cho đóng vai một nhà ngoại giao; vừa để chuẩn bị cho tương lai của Huynh, vừa để chứng tỏ từ nay guồng máy đảng sẽ bao biện tất cả mọi mặt sinh hoạt quốc gia. Nhưng cả bộ tham mưu của Nguyễn Phú Trọng không biết gì về chính trị nước Mỹ. Họ không biết rằng chuyến đi thăm một chính phủ trong tình trạng vịt què thì cũng là một cuộc công du vịt què! Nghĩa là chẳng đi tới đâu cả! Ngô Nhân Dụng (Người Việt) Đăng bởi Ha Tran on Saturday, October 29, 2016 | 29.10.16
  2. Lãnh đạo thông minh đến độ lập thiết kế xây nhà nhưng không xây cầu tiêu! Sách lược hai mặt: thanh trừng đảng viên tiến bộ, đàn áp nhân dân và thần phục thêm Bắc kinh Không bảo vệ thắng lợi của Phán quyết 12.7, nhưng lại giành trọn niềm tin vào bá quyền bành trướng Bắc kinh Nhân dân không còn tin, không trông chờ, ngược lại đang tích cực phá rào cản chính trị độc tài, phá rào công an ác ôn “Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá.” [1] Trước các “đại biểu cử tri” tại Ba đình, Hoàn kiếm, tức những đảng viên ngoan ngoãn chỉ biết xu nịnh và bốc thơm, Nguyễn Phú Trọng đã không sợ bị chất vấn nên đã nói thẳng như thế ngày 17.10. Nhìn nhận cung cách suy nghĩ và quyết định công việc nước theo lối ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài từ bệnh kiêu ngạo quyền lực không cần nghe ý kiến của các chuyên viên cũng như nhân dân của chính Nguyễn Phú Trọng và các đại quan trong Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng chế độ toàn trị có khác nào như người xây nhà mà không xây cầu tiêu, không lập hệ thống dẫn nước thải! Xây nhà máy sản xuất thép không tính tới chất thải độc hại! Xây hàng trăm đập thủy điện không tính tới việc đồng ruộng mất nước, nhân dân thiếu nước sinh hoạt và khi mưa lũ lại trở thành đại họa cho nhân dân! Bất kể tới lời can ngăn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều tướng lãnh và chuyên viên những người cầm đầu chế độ toàn trị đã cho Bắc kinh xây các nhà máy khai thác Bauxit ở Tây nguyên bất kể tới hậu quả môi trường và an ninh quốc phòng! Nay họ cũng không đếm xỉa tới những cảnh báo của các nhà khoa học, vẫn đang chuẩn bị cho xây các nhà máy điện nguyên tử ở khu vực được coi là có nguy cơ động đất và lũ lụt, bất kể tới những hậu quả khôn lường cho hàng chục triệu nhân dân! Đây là sự thông minh hay chính là sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực của Nguyễn Phú Trọng và các đại quan đỏ trong BCT? Chính Phạm Văn Đồng, Thủ tướng đầu tiên và lâu đời nhất của chế độ toàn trị đã phải nhìn nhận là, sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân dân trong giai đoạn đó. Tình trạng này hiện nay còn tệ hại hơn, ngay Nguyễn Phú Trọng đã phải nhìn nhận! Ông Trọng còn nói rõ “bây giờ chúng ta phải trả giá”. Nhưng “chúng ta” ở đây là ai? Có phải Nguyễn Phú Trọng và các đại quan trong BCT và Trung ương đảng đang sống vương giả và ngồi trong những biệt thự an toàn ? Chính thái độ ăn xổi ở thì và bệnh kiêu ngạo quyền lực của họ đã dẫn tới công ti Formosa gây thảm họa môi trường cho bao nhiêu triệu nhân dân 4 tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4 đến nay và đang phải hứng chịu cảnh thất nghiệp, bệnh tật và đói nghèo. Họ chia sẻ sự cơ hàn với nhân dân như như nào? Khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra sau mấy tuần hàng triệu nhân dân điêu đứng lo âu, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh khi đi qua những vùng này vẫn ngoảnh mặt làm thinh; còn người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng lại đủng đỉnh tới thăm hỏi và khen ngợi Ban giám đốc Formosa và chẳng thèm màng tới nạn nhân của Formosa! Còn Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì trước sau vẫn im thin thít. Trong buổi Quốc hội (QH) khai mạc Kì họp thứ 2 ngày 20.10 Ủy viên BCT, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc -cánh tay dài của ĐCS- Nguyễn Thiện Nhân cho biết “đến nay vẫn chưa có cơ quan, tổ chức và cá nhân nào trong hệ thống quản lý Nhà nước có liên quan đứng ra nhận lỗi và chịu trách nhiệm”.[2] Mặc dầu Nguyễn Xuân Phúc vẫn lớn tiếng là “Chính phủ phục vụ” ; và từ tháng 5 đến nay trong các cuộc họp báo nhiều bộ trưởng đã thề thốt điều tra nhanh chóng, minh bạch và những người có trách nhiệm phải bị xử lí nghiêm minh bất kể là ai.[3] Rõ ràng là thái độ cao ngạo quyền lực từ cấp lãnh đạo trở xuống! *** Thái độ vô cảm đến như thế của các đại quan trước những khó khăn bức xúc của nhân dân, nhưng vừa qua tại Hội nghị trung ương (HNTU) 4 Nguyễn Phú Trọng lại không tự phê bình mình mà lại lên tiếng chỉ trích và dạy bảo bọn quan đỏ cấp dưới: “Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.”[4] Trong thực tế, sự suy thoái đạo đức từ nhóm cầm đầu chế độ toàn trị tới các cán bộ cấp dưới đã đạt tới mức không chỉ vô cảm trước những đau khổ của hàng triệu người dân miền Trung, mà còn ngang ngược đàn áp những cuộc khiếu kiện của hàng ngàn người và biểu tình của hàng chục ngàn dân. Trong khi hàng triệu người dân phải hứng chịu hậu quả do thảm họa môi trường, phải trả giá bằng thất nghiệp, bệnh tật vì các đại quan đỏ trong BCT, Trung ương đảng “kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu”. Nhưng khi nhân dân đòi bọn quan đỏ đã tiếp tay gây ra thảm họa môi trường phải có những chính sách đền bù thích đáng và biện pháp nghiêm khắc với Formosa , thì bọn quan độc ác này đã không biết ăn năn, không chịu xin lỗi, lại còn cho báo chí và chính quyền địa phương chụp mũ xuyên tạc, cho công an ngăn cản và đe dọa “không bảo đảm an ninh cho người đi khiếu kiện”[5] Chẳng những thế, vừa trải qua thảm họa môi trường, nhân dân miền Trung lại phải chịu cảnh lụt lội chưa từng có trong các ngày vừa qua. Hàng chục ngàn người mất nhà cửa, hoa mầu, gia súc; phải chịu cảnh đói rét trên các nóc nhà. Hậu quả một phần do thiên tai, nhưng phần khác là do nhân tai, bọn quan đỏ ở địa phương đã vội vã tháo ồ ạt nước lũ tại các hồ thủy điện làm người dân không kịp trở tay! Việc xây dựng hàng trăm hồ thủy điện trong các năm trước đây cũng từ chính sách bóc ngắn cắn dài và thái độ ngạo mạn quyền lực của bọn quan đỏ.[6] Từ trước tới này họ đã đưa ra bao nhiêu kế hoạch và dự án trong kinh tế, quốc phòng, ngoại giao và nội trị; rồi tự vỗ ngực là có đường lối sáng suốt và tầm nhìn xa, nhất quyết không nghe những cảnh báo của các nhà khoa học, trí thức và cả nhiều đảng viên tiến bộ! Nay nhiều hậu quả tàn khốc đang diễn ra cho nhân dân và đất nước, nhưng trước sau họ vẫn rất cao ngạo và tàn bạo. Như thế là thế nào? Bởi chính Nguyễn Phú Trọng và các Ủy viên BCT vẫn tuyên bố, kết quả công việc chứng minh lí thuyết và khả năng lãnh đạo! Vậy cho ngoại quốc đầu tư nhưng không tính tới hậu quả môi trường, xây thủy điện không tính tới lũ lụt…, nhưng khi các chuyên viên, nhân sĩ và các đảng viên tiến bộ phê bình và nhân dân chống đối thì họ lại thẳng tay đàn áp! Khả năng rất thấp, tầm nhìn thiển cận, nhưng họ vẫn cứ ngồi lì giữ ghế ăn phần không chịu trả lại cho nhân dân quyền tự quyết! Như thế họ đã chứng tỏ đạo đức suy thoái ! Sách lược hai mặt: thanh trừng đảng viên tiến bộ, đàn áp nhân dân và thần phục thêm Bắc kinh Sau 71 năm độc quyền, 30 năm thực hiện Kinh tế thị trường định hướng XHCN giành mọi ưu đãi cho các Doanh nghiệp nhà nước nên đã đẩy xã hội VN dưới chế độ toàn trị đang rơi vào thảm trạng quyền và tiền đang quyện chặt với nhau để định đoạt số phận của nhân dân, tương lai của đất nước. Kẻ có quyền đang dùng quyền để móc tiền. Kẻ có tiền đang dùng tiền để mua quyền. Quyền-tiền đã trở thành những giá trị đánh bạt đạo đức, kỉ cương và pháp luật. Trong khi các đại quan trong BCT vừa giành giựt vừa thỏa hiệp lười biếng với nhau trong vụ Vinashin 2010, gầm ghè nhau trong các HNTU suốt Khóa 11 với đỉnh cao mới của tranh giành quyền lực và tiền bạc là 12 tháng 1.2016.[7] Giữa khi ấy cán bộ cấp dưới cũng giành giựt quyền-tiền cho bản thân, gia đình, giòng họ. Ở nhiều bộ và nhiều địa phương cán bộ có quyền đang cất nhắc công khai cho con cái, họ hàng vào nắm các chức vụ béo bở hét ra quyền và hái ra tiền! Những kết quả hết sức tồi bại này do họ gây ra cho đất nước cũng giống như người xây nhà không xây cầu tiêu, không lập ống dẫn nước thải, phản ảnh đúng thừa nhận của Nguyễn Phú Trọng trên đây. Đó là lối suy nghĩ và hành động chỉ tính lợi cho cá nhân và phe nhóm, bất kể những hậu quả cực kì tai hại cho nhân dân và đất nước. Nguyên Ủy viên Trung ương và Phó trưởng ban Tuyên giáo Vũ Ngọc Hoàng đã xác nhận: “Quyền lực là công cụ rất hữu hiệu để tập hợp lực lượng nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nếu như nó được trao đúng cho những người có đủ nhân cách tốt. Mặt khác, nó luôn làm tha hóa những người sử dụng quyền lực, nếu họ không đủ nhân cách và quyền lực không được kiểm soát. Chức quyền càng lớn hoặc sử dụng càng lâu thì nguy cơ tha hóa càng nhiều. Sự tha hóa quyền lực đến một mức độ trầm trọng thì nhà nước thay đổi bản chất, không còn là nhà nước của dân nữa, Đảng cũng sẽ thay đổi bản chất – không còn là Đảng chân chính, và rạn vỡ như một quy luật tự nhiên. Bài học này đã được thực tế chứng minh hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước tại Đông Âu và Liên Xô cũ.”[8] Đã thế vừa qua tại HNTU 4 Nguyễn Phú Trọng còn đề ra “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”[9] là một chủ đề chính của Hội nghị. Nguyễn Phú Trọng đưa ra “4 giải pháp” coi là đũa thần để cứu chế độ toàn trị. Ông Trọng còn cao ngạo nói cần phải “nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế”.[10] Nhưng ông biết thừa là, “lồng qui chế”, ở đây là luật pháp của chế độ toàn trị chỉ như tắm từ vai trở xuống, bắt con cá ri thả con cá sộp. Chính nguyên Ủy viên trung ương và Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện đã xác nhận “Tòa án muốn xử như thế nào cũng được!” Không những thế, tuy bọn đại quan đã bị tha hóa đạo đức và đánh mất lương tâm, nhưng Nguyễn Phú Trọng lại lên giọng mời họ làm gương: “Ở đây, sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn”.[11] Nhiều nhân sĩ và chuyên viên trong nước đã chỉ ra rằng, những lời trên đây toàn là nhảm nhí, vọng ngôn, mị dân; vì các giải pháp đã cũ rích và vô ích suốt nhiều thập niên qua.[12] Nguyễn Phú Trọng và những người tiền nhiệm đã nói không biết bao nhiêu lần: Chống tham nhũng thì tham nhũng càng phình ra, chống tha hóa đạo đức thì bọn quan đỏ càng giành giật nhau ghế cao. Vì thế Nguyễn Phú Trọng không có thực tâm và cũng không đủ uy tín lẫn khả năng chống tham nhũng ! Việc ông ta lại cho giơ cao ngọn cờ chỉnh đảng lần này cũng chỉ là bình phong theo quỉ kế treo đầu dê bán thịt chó, chỉ cốt mị dân và đánh lừa đảng nhằm mục tiêu thực sự là đàn áp các đảng viên tiến bộ và củng cố thêm quyền lực.[13] Chỉ tính từ thời gian Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư từ tháng 1.2011, năm sau ông đã phát động phong trào chỉnh đốn đảng được coi là rầm rộ nhất từ nhiều thập kỉ qua. Tại HNTU 4 Khóa 11 cuối tháng 12. 2011 với chủ đề “Những vấn đề cấp bách phải làm ngay” Nguyễn Phú Trọng đã rống lên cao trào “Tự phê bình” và “Phê bình” từ các Ủy viên BCT và BBT tới các Ủy viên TU. Nhưng cuối cùng ông phải than thở là “đánh chuột sợ vỡ bình”, chỉ làm công việc “gãi ghẻ”; vài hôm trước ông phải nhận chống tham nhũng là “tự ta đánh ta”[14] , thái độ chưa đánh đã sợ như thế làm sao có thể chống tham nhũng được! Chỉ lấy vài dẫn chứng thời sự gần đây nhất: Nguyễn Phú Trọng ra lệnh điều tra cán bộ trung cấp Trịnh Xuân Thanh, nhưng cuối cùng ông ta vẫn ra thoát được, mặc dầu công an mật vụ gài khắp nơi. Công an và Kiểm tra nhắm mắt cho bọn tham quan, nhưng lại tàn bạo với người dân chủ và dân lành! Khi Nguyễn Xuân Phúc mở miệng, “tìm người tài chứ không tìm người nhà”[15] cũng lại chính là lúc rộ lên các tin các bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư tỉnh ủy…. cất nhắc con cái, thân thuộc vào các chức vụ béo bở. TS Lê Đăng Doanh đã báo động: “Gần đây việc luân chuyển cán bộ tại Việt Nam có những diễn biến rất khác thường. Không ít cán bộ ở các tổng công ty, những người làm giám đốc của các công ty nhà nước được chuyển về làm công tác chính trị một cách rất là đột ngột và rất là khác thường so với trước đây.”[16] Trong khi Nguyễn Phú Trọng rao giảng đạo đức thì chính ông trong Đại hội 12 vào đầu năm lại đòi nằng nặc cho bằng được để xếp vào “trường hợp đặc biệt” ngồi lì trong ghế Tổng bí thư, mặc dù tuổi đã quá cao vượt qua qui định của Điều lệ đảng và năng lực cũng quá tồi! Sự cao ngạo quyền lực còn thúc đẩy ông dựng lên ý đồ tự thần thánh hóa. Chỉ một ngày trước khi HNTU 4 họp, Nguyễn Phú Trọng đã cho huyện Đông Anh, nơi ông sinh trưởng, tổ chức đình đám “Lễ kỉ niệm 140 năm thành lập”.Trong dịp này Bí thư thành ủy Hà nội Hoàng Trung Hải đã ca tụng Đông Anh là nơi “địa linh nhân kiệt”! [17] Chính sự tha hóa đạo đức chính trị của Nguyễn Phú Trọng đã làm gương xấu cho các cán bộ các cấp, khoét sâu thêm ganh tị, tranh giành địa vị, tranh giành tiền của….Ngay giữa những người cầm đầu đang gầm gừ nhau. Rõ ràng nhất là mới đây tam trụ Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại quang và Nguyễn Xuân Phúc đều giành ghế trong Đảng ủy Công an trung ương. Vì trong những năm qua Bộ công an đã trở thành một quốc gia trong một quốc gia, không phải chỉ vì ngày càng có nhiều tướng, nhiều quyền, nhiều tiền; mà còn trở thành nơi dung túng cho bọn tướng tá lộng hành, thực hiện những âm mưu cực kì đen tối và đàn áp tàn bạo nhân dân…Đẩy được “Đồng chí X” đi thì mọc thêm Trần Đại Quang, Đinh La Thăng…! Nói tóm lại, công việc chống tham nhũng và ngăn chặn suy thoái đạo đức của cán bộ các cấp đã hoàn toàn thất bại dưới chế độ toàn trị. Bởi vì chế độ độc đảng là nguồn gốc sinh sản và là mụ đỡ cho bọn quan tham nhũng quyền lực và bọn quan tham nhũng tiền bạc! Sự tha hóa đạo đức của cán bộ, nhất là thành phần chop bu đã trở thành bất trị! Chế độ độc đảng thiếu vắng nền tư pháp và tòa án độc lập, thiếu vắng các tổ chức dân sự và báo chí độc lập, giống như đêm tối thiếu ánh sáng. Vì thế nó là chỗ ấn náu, dung thân cho những kẻ làm ăn phi pháp, giết người trộm của! Đây chính là tình trạng rất bi đát của xã hội VN hiện nay dưới chế độ độc đảng toàn trị. Trước thái độ giả nhân giả nghĩa của những người cầm đầu nên nhân dân nhiều giới ngày càng thấy rõ và đã can đảm đứng lên tố cáo. Không những thế nhiều đảng viên tiến bộ và quí lòng tự trọng cũng đã nhận ra bộ mặt thực và tim đen của những người cầm đầu. Họ đã mất tin tưởng thành phần lãnh đạo chuyên nói một đằng làm một nẻo, nam mô một bồ dao găm…Ngày càng đông số đảng viên thất vọng, xa lánh những người cầm đầu chỉ toàn một phường “thẻ đỏ tim đen”, chỉ biết tham quyền, tham tiền, chỉ lo thu vén cho gia đình và lợi ích nhóm. Nhiều đảng viên đang tự tách ra, nhiều người còn can đảm đứng vào hàng ngũ những người dân chủ tố cáo và chống lại những sai lầm và tội ác của nhóm cầm đầu toàn trị. Do tinh thần cảnh tỉnh và giác ngộ nên ngày càng nhiều đảng viên tự xa lánh chủ nghĩa sai lầm Marx-Lenin, khinh thường và công khai chống lại nhóm cầm đầu giả nhân giả nghĩa chỉ lo thu vén quyền tiền, bên trong thì đàn áp dân lành, bên ngoài thì cúi đầu trước đế quốc mới Bắc kinh. Sự bất lương và mất chính nghĩa đã đẩy nhóm cầm quyền rơi vào thế bị động, tê liệt, chỉ mạnh bề ngoài nhưng nội lực lại rất yếu. Cụ thể như bộ máy tuyên truyền của chế độ toàn trị từng được coi là võ khí sắc bén, với trên 800 báo, đài, hàng chục ngàn nhà báo và tuyên truyền viên. Nhưng trong những năm gần đây đã bị các báo lề dân của các tổ chức dân sự, các chuyên viên, trí thức -trong đó có sự tham gia ngày càng tích cực của những người trẻ tuổi- đang đẩy lùi tiếng nói xơ cứng và nịnh hót cấp trên của các báo, đài lề đảng. Nhiều báo lề dân đang trở thành các cơ quan thông tinh trung thực, nhanh chóng hướng dẫn dư luận vượt xa các báo đài lề đảng. Chính điều này đã được cựu Ủy viên Trung ương, nguyên Bộ trưởng Thông tin tuyên tuyền Lê Doãn Hợp nhìn nhận: “Chúng ta phải hiểu rằng những việc xảy ra trong nước, mà ta không đưa tin thì bên ngoài sẽ đưa tin. Như vậy thì đâu còn chức năng định hướng dư luận xã hội, đâu còn tiêu chuẩn tiên phong. Mà mất đi vai trò tiên phong là mất đi vị trí của mình. Trong xã hội, báo chí đi sau, người dân sẽ không dùng đến báo chí nữa… “Bây giờ có 59% người đọc tin tức qua internet. Tức là có khoảng 52 triệu người đọc báo qua mạng trong khi đó số người đọc báo in chỉ có khoảng 5 triệu. Mà đa số người đọc thông tin trên mạng là thế hệ trẻ.”[18] Đứng trước nguy cơ dân bất tin, đảng viên bất kính, nhưng phe bảo thủ giáo điều đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng vẫn không tỉnh ngộ; ngược lại trong thời gian qua đang thẳng tay bắt giam, đàn áp những người dân chủ, ngăn cản cuộc khiếu kiện và biểu tình của nhân dân. Ngoài ra nay ông Trọng còn tái phát động phong trào chỉnh đảng, mà lần này trọng tâm đánh vào các đảng viên tiến bộ còn biết quí lòng tự trọng. Tại HNTU 4 vừa qua ông Trọng đã kết án công khai họ là những đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, không còn tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin và không chịu phục tùng lãnh đạo. Ngày 14.10 trong diễn văn bế mạc HNTU 4 Nguyễn Phú Trọng đã đánh trực diện thành phần này: “Nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ hoạ theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc..”[19] Chỉ bốn ngày sau, tại cuộc họp với đại biểu cử tri ở Tây hồ, Hà nội, ông Trọng đã kết án thêm: “Từ chỗ hư hỏng về tư tưởng chính trị, tức là không còn tin Đảng, Mác – Lênin, Bác Hồ mà rồi đi con đường khác là nguy hiểm khôn lường.”[20] Ở đây mọi người lại càng thấy rõ thái độ ngạo mạn quyền lực của ông Trọng, cả vú lấp miệng, biến trắng thành đen, đúng thành sai. Đảng viên nào chống ông, chống chủ nghĩa giáo điều và sai lầm, chống tham nhũng và tha hóa đạo đức đều bị kết tội là “hư hỏng”. Đây chỉ là cách lập lại rất hàm hồ và kiêu ngạo của Nguyễn Phú Trọng vài năm trước. Chính ông đã từng kết án tương tự nhiều trí thức và nhân sĩ, trong đó có nhiều đảng viên tiến bộ, khi họ ra lời kêu gọi công khai đòi hủy bỏ Điều 4 trong dịp sửa đổi Hiến pháp giả vờ năm 2013.[21] Không bảo vệ thắng lợi của Phán quyết 12.7, nhưng lại giành trọn niềm tin vào Bắc kinh Song song với các biện pháp đàn áp nhân dân, trấn áp những đảng viên tiến bộ, phe giáo điều bảo thủ Nguyễn Phú Trọng đang gia tăng gửi trọn niềm tin vào Bắc kinh, bất chấp những đe dọa về chủ quyền và độc lập của VN. Phán quyết ngày 12.7.16 của Tòa án Trọng tài Quốc tế phủ nhận toàn bộ những đòi hỏi phi lí của Trung quốc từ nhiều thập niên về “quyền lịch sử” trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa cũng như “Đường 9 đoạn” hay “Đường lưỡi bò” trên biển Đông. Đây là thất bại ngoại giao nặng nề nhất cho Bắc kinh, đồng thời là thắng lợi rất lớn về chính trị cho Phi luật tân, nước đứng đơn kiện, và Đông nam á, trong đó có VN, một nước ở trong vị trí trọng tâm của tranh chấp.[22] Để dọn đường cho việc được tái cử làm Tổng bí thư trong Đại hội 19 của ĐCS Trung quốc vào cuối năm tới, thời gian qua Tập Cận Bình đã triệt để lợi dụng khai thác khoảng trống chính trị và ngoại giao quốc tế do nội tình xâu xé trong năm bầu cử Tổng thống ở Mĩ và khủng hoảng nội bộ trong EU.[23] Họ Tập o bế tân Tổng thống khùng-điên Duterte của Phi luật tân để tìm cách vô hiệu hóa Phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế 12.7.16. Ông Tập vừa sang Nam vang, dùng tiền và ảnh hưởng để mua chuộc Mên và Lào, từng là sân sau của Hà nội, trở thành đồng minh bao vây VN, đồng thời phá vỡ liên minh trong Asean không có tiếng nói chung trong tranh chấp biển Đông tại Hội nghị cấp cao vừa qua ở Lào. Họ Tập cũng còn lôi kéo Tổng thống Nga Putin tham gia thao diễn hải quân và không quân trên biển Đông. Trong khi đó Tập Cận Bình lại còn tìm cách vỗ về, hứa hẹn với phe giáo điều bảo thủ Nguyễn Phú Trọng giúp đỡ giải quyết những khó khăn kinh tế, thương mại và tài chánh và ru ngủ “hai bên cùng thắng”, với điều kiện là Hà nội không được đòi Bắc kinh thực thi Phán quyết 12.7! Mồi của họ Tập đã được Nguyễn Phú Trọng cắn sâu. Cho tới nay chưa có một tuyên bố ở cấp cao nhất từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng tới Chủ tịch QH bày tỏ thái độ công khai về Phán quyết ngày 12.7 của Tòa án Trọng tài Quốc tế, mặc dầu ngày 14.7 Phát ngôn viên bộ Ngoại giao đã hứa là các cấp lãnh đạo sẽ sớm có tiếng nói chính thức về vấn đề quan trọng này.[24] Thay vào đó từ Nguyễn Phú Trọng tới Nguyễn Xuân Phúc chỉ tìm cách bàn ra, tránh né và câu giờ câu giấy. Đầu tháng 8 ông Trọng mới mở miệng, nhưng chỉ muốn nhấn chìm: “Vào thời điểm này, phải tính lợi hại đối với lợi ích, quốc gia dân tộc và phán quyết này phải nghiên cứu kỹ rồi mới có những tuyên bố tiếp theo được”.[25] Còn ông Phúc thì lại bàn lui: “Mình phải bình tĩnh trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông theo đúng tinh thần luật pháp quốc tế, bình tĩnh xử lý các vấn đề nhạy cảm. Nhân dân hãy bình tĩnh và tin tưởng vào Đảng, nhà nước, Chính phủ trong chính sách đối ngoại, quốc phòng an ninh”[26]. Còn Nguyễn Thị Kim Ngân lại chỉ ậm ừ “Lập trường Quốc hội về chủ quyền biển đảo không thay đổi”.[27] Mặc dầu Phán quyết 12.7 tạo cho VN ở thế rất thuận lợi trong ngoại giao đối với Bắc kinh, nhưng trong thời gian gần đây không thấy Bắc kinh cử các phái đoàn cao cấp sang, mà ngược lại từ cuối tháng 8 tới nay Hà nội đã cử liên tiếp ba phái đoàn cao cấp quân sự, kinh tế và chính trị sang Bắc kinh. Chiều hướng như thế càng chứng tỏ mức độ lệ thuộc của Hà nội với Bắc kinh trầm trọng như thế nào! Cuối tháng 8 Nguyễn Phú Trọng đã cử bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sang gặp bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Thường Vạn Toàn. Việc cử đoàn quân sự cao cấp đi Trung quốc là có tính toán để tạo dư luận trong đảng và nhân dân VN là quân đội, cánh tay mặt của chế độ toàn trị, tuyệt đối trung thành với lãnh đạo và hậu thuẫn cho đường lối quốc phòng an ninh gởi trọn niềm tin vào Bắc kinh thì không có lí do gì lo ngại phương Bắc cả. [28] Chỉ gần hai tuần sau Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc được phái sang với một phái đoàn đông nhất để đàm phán về kinh tế, thương mại với Bắc kinh. Trong dịp này ông Phúc đã được Thủ Tướng Lý Khắc Cường hứa cải thiện giao dịch thương mại, nghĩa là Trung quốc sẽ nhập khẩu nhiều hàng hóa của VN hơn. Khi tiếp Nguyễn Xuân Phúc ngày 13.9 Tập Cận Bình đã nhấn mạnh “hai nước Trung Quốc-Việt Nam đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ nghĩa xã hội, đây là lợi ích chiến lược chung lớn nhất giữa hai nước” và nhấn mạnh phải giữ đàm phán song phương về tranh chấp biển Đông. Họ Tập còn đòi “tích cực thúc đẩy các công việc tiếp theo của hoạt động khảo sát chung trên vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy cùng khai thác, phát triển trên vùng biển rộng lớn hơn trên Nam Hải sớm thu được tiến triển thực chất, biến thách thức của vấn đề trên biển thành cơ hội hợp tác.” [29] Trong Thông cáo chung 15 điểm ngày 14.9.16 đã đề cao “gia tăng tin cậy chính trị” giữa hai bên, phần lớn (từ Điểm 6 tới 10) giành riêng cho mở rộng và khuyến khích quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước. Ông Phúc kêu gọi Trung quốc đầu tư và xây dựng thêm các nhà máy ở VN.[30] Đây không phải là lần đầu Bắc kinh hứa cải thiện giao thương để giảm nhập siêu của VN. Từ bao nhiêu năm qua Bắc kinh đều hứa như vậy. Nhưng mức nhập siêu của VN từ Trung quốc tiếp tục gia tăng nhanh từ năm này sang năm khác. Chỉ tính tới tháng 9 năm nay, mức giao thương giữa 2 bên đã lên tới gần 100 tỉ USD, nhưng mức nhập siêu của VN với Trung quốc đã dội lên tới gần 19 tỉ USD.[31] Đây là chưa kể hàng lậu từ Trung quốc xuyên qua biên giới phía Bắc lên tới hàng chục tỉ USD nữa. Ông Phúc đã được tiếp đón trọng vọng với 19 phát súng đại bác dàn chào, cho nên trong các cuộc hội đàm với Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình và Thông cáo chung đã không dám nói tới Phán quyết 12.7.16. Làm như Phán quyết này không có! Trong khi đó giữa khi ông Phúc có mặt ở Bắc kinh thì Trung quốc đang cùng Nga thao diễn hải quân ở ngay biển Đông.[32] Không những thế Tập Cận Bình còn ép Nguyễn Xuân Phúc không được quốc tế hóa tranh chấp biển Đông và phải mở rộng việc khai thác tài nguyên trên biển Đông cho Trung quốc. Sau khi tạo ra hình tượng là quốc phòng được ổn định và hợp tác kinh tế được mở rộng giữa hai nước thì việc làm sâu sắc thêm trong kết nối chính trị giữa đảng và hai nước là bước tất yếu. Vì thế giữa tháng 10 Nguyễn Phú Trọng đã cử Ủy viên BCT Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, đại diện BCT và cũng là người được coi là kế vị, sang gặp Tập Cận Bình để thực hiện sứ mạng này.[33] Chính vào thời điểm này Hà nội đã lần đầu tiên cho các tầu hải quân Trung quốc ghé thăm quân cảng Cam ranh. Sau khi hội đàm với Ủy viên Thường trực BCT Lưu Vân Sơn ông Huynh đã gặp Tập Cận Bình và thề thốt, “tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt Nam.”[34] Cũng như Ngô Xuân Lịch và Nguyễn Xuân Phúc trước đó, Đinh Thế Huynh đã không dám yêu cầu Bắc kinh tôn trọng Phán quyết 12.7 của Tòa án Trọng tài Quốc tế . Đáp lại Tập Cận Bình đã nói, Trung quốc và VN đều do hai ĐCS lãnh đạo “là cộng đồng cùng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược”, nên phải biết gìn giữ đại cục thì sẽ “cùng có lợi, cùng thắng”.[35] Sau khi thăm Bắc kinh Đinh Thế Huynh đã tới Hoa kì để gây một ấn tượng là họ vẫn theo chính sách ngoại giao độc lập; nhưng chủ đích chính lại là để Bắc kinh đừng ép thêm quá, đồng thời tìm hiểu khả năng của Hiệp ước Hợp tác xuyên Thái bình dương (TPP) ra sao cũng như chiến lược chuyển trục sang Châu á-Thái bình dương của Hoa kì trong thời gian tới có được tiếp nối hay không. Đây là những việc Hà nội rất lo ngại.[36] Mục tiêu quan trọng khác của chuyến đi là Đinh Thế Huynh gián tiếp tự ra mắt giới thiệu là người sẽ kế vị ông Trọng! Tuy nhiên chuyến đi của ông Huynh đã không được chính giới Mĩ lưu ý. Ngoài cuộc hội đàm với Ngoại trưởng J. Kerry, cả Tổng thống Obama lẫn Phó tổng thống Biden đều không tiếp. Tóm lại, các cuộc vận động ngoại giao rất ráo riết của Tập Cận Bình bằng các chiến thuật cây gậy và củ cà rốt, vừa hứa hẹn, vừa đe dọa – đã khiến cho nhóm cầm đầu nhu nhược ở Hà nội -đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống khùng-điên Phi luật tân không dám đòi hỏi Trung quốc phải thực thi Phán quyết 12.7. Họ Tập đã thành công trong việc làm vô hiệu hóa Phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế, và tại HNTU của ĐCS Trung quốc vừa họp từ 24-27.10 ông ta đã vỗ ngực là đã từ thất bại ngoại giao trở thành người chiến thắng trong tranh chấp biển Đông! Nhân dân không còn tin, không trông chờ, ngược lại đang tích cực phá rào cản chính trị độc tài, phá rào công an ác ôn Nói tóm lại, việc Nguyễn Phú Trọng và BCT cử liên tiếp Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc và Đinh Thế Huynh trong ba tháng 8, 9 và 10.2016 cầm đầu ba đoàn cấp cao quân sự, kinh tế và chính trị sang Bắc kinh mà không dám yêu cầu Trung quốc phải tôn trọng Phán quyết 12.7.16 của Tòa án Trọng tài Quốc tế phủ nhận “quyền lịch sử” và “Đường 9 đoạn” của Trung quốc. Làm như Phán quyết này không có là tạo thắng lợi cho Tập Cận Bình và khuyến khích Bắc kinh tiếp tục chủ trương bành trướng. Như vậy Nguyễn Phú Trọng và BCT đã không biết gìn giữ và bảo vệ thắng lợi ngoại giao, chính trị và luật pháp quốc tế. Trái lại, chỉ vì đặt quyền lợi của đảng và phe nhóm trên quyền lợi của đất nước, họ lại cúi đầu xin Bắc kinh che chở! Thái độ “tăng cường niềm tin”, gởi trọn niềm tiên vào Tập Cận Bình, người đang mưu đồ tái lập mộng bá chủ Đại hán qua tuyên bố quyết thực hiện “Giấc mơ vĩ đại của Trung quốc” trong thế kỉ này và thực tế là đã chiếm đóng nhiều đảo của VN và còn đang mở rộng và biến các đảo này thành căn cứ quân sự để chấn giữ biển Đông, đe dọa quốc phòng trực tiếp VN và cản trở an ninh giao thương hàng hải quốc tế. Thái độ gởi trọn niềm tin cho bọn bành trướng phương Bắc của Nguyễn Phú Trọng và BCT đúng là trao trứng cho ác. Hành động cực kì điên rồ “đảng trước nước sau”, ăn xổi ở thì trong ngoại giao quốc phòng sẽ chỉ như xây nhà trên cát, không thấy những hậu quả rất tai hại. Giống như xây nhà mà không xây cầu tiêu trong việc cho ngoại quốc đầu tư, như Nguyễn Phú Trọng phải thừa nhận. Hành động nhắm mắt cả tin vào Bắc kinh của phe bảo thủ giáo điều hiện nay rất thiển cận. Thậm chí họ không dám đòi Bắc kinh thực thi nghiêm chỉnh Phán quyết 12.7.16 của Tòa án Trọng tài Quốc tế phủ nhận toàn bộ những yêu sách ngang ngược của Bắc kinh về “quyền lịch sử” và “Đường 9 đoạn”. Quyền lợi chính đáng của đất nước được Tòa án Quốc tế công nhận nhưng không dám bảo vệ! Điều này giống hệt như việc làm sai lầm của Phạm Văn Đồng gởi Công hàm ngày 14.9.58 cho Chu Ân Lai công nhận hải phận 12 hải lí ở biển Đông của Trung quốc! Chính nó mở màn cho cho những hệ lụy cực kì nguy hiểm và bất lợi cho VN từ đó đến nay! Nay Nguyễn Phú Trọng và BCT đang chứng tỏ thái độ đầu hàng Bắc kinh từ Hội nghị Thành đô 9.1991 vẫn là kim chỉ nam trong chính sách ngoại giao của họ! Không dám bảo vệ thắng lợi chính trị ngoại giao và công pháp quốc tế do Phán quyết 12.7 mà lại cử các đoàn cao cấp sang Bắc kinh tỏ lòng thần phục, như thế rõ ràng Nguyễn Phú Trọng và BCT đang công khai mở cửa cho Tập Cận Bình ngang ngược tung hoành hơn nữa trên biển Đông trong thời gian trước mắt. VN đang đứng trước nguy cơ mất thêm đảo, mất biển, mất tài nguyên. Không những thế sự lệ thuộc kinh tế-thương mại vào Trung quốc càng gia tăng. Nguyễn Phú Trọng và BCT đang biến thành những hình nộm để Bắc kinh sai khiến! *** Nhân dân nhiều giới ngày càng thấy rõ chế độ toàn trị đang từ chuyên quyền của một đảng biến thành độc quyền thu vén quyền và tiền giữa vài nhóm đang nắm quyền lực và tiền bạc. Tham nhũng quyền lực và tham nhũng tiền bạc đã là động cơ hành động của họ. Mặc dầu chế độ độc tài đang bước vào giai đoạn phá sản do tha hóa đạo đức và bệnh cao ngạo của thành phần lãnh đạo; nhưng bệnh tham quyền và tham tiền đã đẩy họ vào thế ném lao thì phải theo lao! Vì thế sách lược hiện nay của Nguyễn Phú Trọng và phe cánh là, bằng mọi cách giữ quyền cho mình và phe giáo điều bảo thủ và thần phục Bắc kinh. Hốt hoảng trước những khủng hoảng ở Mĩ và EU, phe cánh Nguyễn Phú Trọng đang phải cầu cứu Bắc kinh để củng cố quyền lực, từ đó quay lại đàn áp nhân dân và trấn áp các đảng viên tiến bộ. Chính vì thế nhân dân ta các giới, đi đầu là trí thức, chuyên viên và thanh niên, kể cả các đảng viên tiến bộ, đã dứt khoát không còn tin tưởng và chờ đợi những người thẻ đỏ tim đen. Điểm nóng ở đâu, nơi nào dân bị khốn khổ, bị đàn áp, bị hoạn nạn thì các giới đang quyết tâm đứng lên phá rào chính trị độc tài, phá rào công an ác ôn, hợp sức lại với nhau đấu tranh kiên trì, ôn hòa nhưng cương quyết. Các thông tin chính xác, nhanh chóng, các bình luận sắc bén, các lời tuyên bố và kêu gọi đanh thép đang thúc giục mọi người nhập cuộc, làm tê liệt hàng ngũ báo chí lề đảng. Các cuộc tuần hành khiếu kiện của hàng trăm người và biểu tình của hàng chục ngàn người của nhân dân miền Trung đòi được bồi thường nhanh chóng và công bằng, cũng như trừng trị nghiêm khắc công ti Formosa và bọn quan đỏ ở trung ương và địa phương có trách nhiệm để xẩy ra thảm trạng môi trường đã diễn ra trong trật tự, ôn hòa và cương quyết đang làm rúng động BCT, làm động lòng và cảm phục nhiều đảng viên tiến bộ và sự kính trọng của dư luận quốc tế! Các hành động tăng cường theo dõi, giam giữ cả phụ nữ, thanh niên và những nhân sĩ dân chủ của bạo quyền trong các tháng gần đây không còn làm ai sợ; ngược lại đang trở thành đối tượng kết án nghiêm khắc và là động lực kết hợp các thành phần nhân dân, các tôn giáo, những người dân chủ -đi đầu là trí thức, chuyên viên, thanh niên và những đảng viên tiến bộ! Tinh thần đấu tranh bất bạo động, bền bỉ và cương quyết của nhân dân VN đã tạo được cảm tình, sự khâm phục và ủng hộ của nhiều nước và các tổ chức quốc tế tên tuổi. Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, Ân xá quốc tế, các tổ chức quốc tế Theo dõi Nhân quyền, Phóng viên không Biên giới, Văn bút Quốc tế và nhiều chính khách, nhân sĩ tên tuổi trên thế giới đã tỏ rõ lập trường đứng về phía những người đấu tranh dân chủ VN, chống lại các hành động bắt giữ và những biện pháp chà đạp nhân quyền thô bạo của nhà cầm quyền toàn trị CSVN do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.[37] Ghi chú: [1] . Lao động, 17.10 [2] .Công an nhân dân 20.10 [3] .Cùng tác giả, “Hội nghị Trung Ương 3: Phải đưa ngay vụ Formosa gây ra thảm trạng môi trường lên bàn nghị sự! Nguyễn Phú Trọng là cái gương rất xấu, đụng đâu hỏng đó! “ http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2016/adt507.htm [4] . Nguyễn Phú Trọng, diễn văn bế mạc HNTU 4, Chính phủ 14.10 [5] . Người Việt 18.10; Linh mục Anton Đặng Hữu Nam trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, DQVN 19.10 [6] . VOA, RFA 23.10 [7] . Cùng tác giả, “Đại hội 12 đi về đâu? Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảng http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2016/adt901.htm [8] . Vietnam Net 12.10. Trong bài Vũ Ngọc Hoàng chỉ mới nêu ra hiện tượng nhưng không dám động tới nguyên nhân. [9] . VOV 9.10 [10] . Infonet 17.10 [11] . Tương tự 4 [12] . Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A của VOA 14.10 [13] . GS Nguyễn Đình Cống, „Sự trộn lẫn khái niệm của ĐCS“, Anh Ba Sàm 16.10 [14] . Tiền phong 17.10 [15] . Lao động 3.8 [16] . TS Lê Đăng Doanh, BBC 5.10 [17] . VOV 8.10 [18] . Viet Times 6.8 [19] . Tương tự 4 [20] . VOV 18.10 [21] . Cùng tác giả, „Hai năm làm Tổng bí thư (1.2011 – 1. 2013) – Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu? Phần III. Nội trị / Đối với dân: Đàn áp trí thức, thanh niên và coi thường nhân dân“, http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2013/adt3.htm [22] . Cùng tác giả, „Nghĩ gì về „Cách mạng Tháng 8“? Từ 71 năm và 7 tháng: Lời hứa của những người cầm đầu chế độ toàn trị trước sau vẫn như „miệng quan trôn trẻ“! http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2016/adt209.htm [23] . Süddeutsche Zeitung, Deutschlandrundfunk 24, 27.10 [24] . Tương tự 21, BBC 14.7, [25] . Lao động 6.8 [26] . Chính phủ (CP) 3.8 [27] . VOV 23.7 [28] . Đài Bắc kinh (BK), Quân đội Nhân dân, BBC 27-30.8 [29] . BK 14.9 [30] . Thông cáo chung, CP 14.9 [31] . Tuổi trẻ 17.10 [32] . BBC 13.9 [33] . Cộng sản 20.10 [34] . BBC 21.10 [35] . BK 20.10, VOV2010 [36] . Remarks With Executive Secretary of the Communist Party of Vietnam His Excellency Dinh The Huynh, U.S.Department of State 25.10, VOA, RFA, BBC 25-27.10 [37]. BBC 14.10, RFI 20.9, RFA 27.10 Âu Dương Thệ 29-10-2016 (Ba sàm) Đăng bởi Ha Tran on Saturday, October 29, 2016 | 29.10.16
  3. Blog VOA Phạm Chí Dũng 28-10-2016 Ngoại trưởng John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ảnh: internet Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh – nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN – đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa nhận về một lực lượng chính trị “thân Mỹ” ở Việt Nam, bạn có thể đặt cho lực lượng này cái tên gì? ‘Hướng Mỹ’ Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng – thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này. Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ. Đơn giản là “Dũng không theo ai, Dũng chỉ theo Dũng” – như một chân lý mà những người tỉnh táo đã rút ra trước và sau Đại hội XII để khỏi ôm nỗi thất vọng không thể có cơ hội sửa sai. Và nếu Nguyễn Tấn Dũng mà còn bị nhận chân là không đủ “theo Mỹ” để “cứu nước”, sau ông ta lại không có một gương mặt chính khách nào có thể được liệt vào loại “thân Mỹ”. Vì thế, một cái tên có lẽ vẫn khiên cưỡng, nhưng có thể tạm thời chấp nhận, được dùng để chỉ một nhóm, hoặc cao hơn là một thế lực chính trị đang thành hình có khuynh hướng tìm cách dựa dẫm vào sức mạnh quân sự và kinh tế của người Mỹ để mưu đồ cho cuộc tranh giành sống mái về quyền lực cho nhóm lợi ích của mình trên mảnh đất Việt ngày càng tan hoang, có thể là “Hướng Mỹ”. Những động thái ‘lạ’ Khác với thế thúc thủ vào năm 2015 và khác hẳn thế tủi nhục vào năm 2014, từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất hiện một số chỉ dấu cho thấy giới quân sự và có thể cả giới ngoại giao Việt Nam đã tìm cách đi trước gã khổng lồ phương Bắc. Tháng 2/2016, Việt Nam lần đầu tiên trở thành “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Sau đó lần đầu tiên đã diễn ra cuộc diễn tập quân sự chung giữa Nhật Bản và hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Cũng sau đó, trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung Quốc công kích dữ dội, phía ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi dè dặt tuyên bố “tàu Mỹ đi qua vô hại”. Tuy nhiên, hành động tỏ ra có “dũng khí” nhất là lần đầu tiên sau nhiều năm, vào đầu năm 2016 hải quân Việt Nam đã dám bắt giữ một tàu của Trung Quốc, dù đây chỉ là tàu chở dầu để tiếp vận cho hàng trăm tàu đánh cá Trung Hoa xâm phạm một cách có chủ ý và có hệ thống vùng biển Việt Nam. Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã trở thành cơ quan thông tấn đầu tiên bật mí một sự kiện mà có thể làm Tập Cận Bình sôi máu: quân đội Việt Nam âm thầm đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa như một cách để đối kháng với tên lửa của Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sự thể càng đáng ngạc nhiên hơn khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Reuters, thứ trưởng quốc phòng hiện thời là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã không bác bỏ thông tin tuyệt mật này mà lại úp mở: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”. Chỉ ít ngày trước chuyến đi Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư, vào tháng 10/2016, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng phát ngôn rất đáng chú ý: “Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. Phát ngôn này được đưa ra trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á. Hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự khác biệt về “bản lĩnh Nguyễn Chí Vịnh” của năm nay với những năm trước. Khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội vào năm 2014, tướng Vịnh đã không một lời phản kháng. Và ông ta cũng chẳng làm khác hơn khi hàng chục lần tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu cá và giết hại ngư dân Việt. Còn giờ đây, tướng Vịnh bất thần trở nên có “dũng khí” hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ và quan điểm đối ngoại của ông cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được. Chuyện gì đang xảy ra? Có vẻ đang diễn ra những động thái “lạ” trong chính trường Việt Nam, đặc biệt liên quan đến mảng đối ngoại con thoi và phòng thủ quân sự. Và dường như giữa các động thái đối ngoại giữa một số nhân vật chính trị lại không ăn khớp với nhau, nếu không nói là ngược chiều nhau. Bí ẩn Cam Ranh Cam Ranh có thể được xem là một hình mẫu cho quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, nhưng cũng rất có thể đang ẩn giấu một cuộc so kè giữa hai thế lực “thân Trung” và “hướng Mỹ” trong nội bộ đảng CSVN. Tháng 10/2016, chỉ ít ngày sau khi 2 tàu khu trục Mỹ cập cảng Cam Ranh. Đây là sự kiện lần đầu tiên kể từ năm 1975, một sự kiện khác cũng mang tính lần đầu tiên và được quan tâm không kém là 3 tàu chiến Trung Quốc cũng cập cảng Cam Ranh. Thậm chí, giới phân tích còn cho biết 3 tàu chiến của Trung Quốc ghé thăm cảng Cam Ranh thuộc hạm đội Đông Hải, hạm đội đã từng tham gia vào vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988. Một cách nào đó, đây là sự xúc phạm đến oan hồn của 64 binh sĩ Việt Nam bị phía Trung Quốc tàn sát năm 1988. Sự kiện tàu chiến Trung Quốc cập cảng Cam Ranh lại được báo chí nhà nước thông tin cùng thời điểm với một chuyến công du đặc biệt: Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật số 2 trong đảng, đến Bắc Kinh và đặc biệt có một cuộc gặp với Tập Cận Bình. Khoảng thời gian mà ông Huynh ở Trung Quốc lại trùng với thời gian mà Tổng thống Philippines Duterte cũng đến quốc gia này và đưa ra một tuyên bố khó có thể đồng bóng hơn: Philippines quyết định chia tay với Mỹ. Câu hỏi rất cần được giải đáp là có phải “tập thể Bộ Chính trị” đã cùng lúc quyết định cho cả tàu chiến Mỹ lẫn Trung Quốc được cập cảng Cam Ranh theo sách lược “đu dây” truyền thống, hay còn nhân tố nào khác? Nếu không phải là Bộ Chính trị quyết định việc này thì ai đã bật đèn xanh cho tàu Mỹ và ai mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh? Lối thoát thời tao loạn Trên bề mặt, tư thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Một trong vài bằng chứng mới nhất là Cam Ranh đón cả tàu Mỹ lẫn tàu Trung Quốc để bảo đảm “không liên minh với một nước nhằm chống lại nước thứ ba”. Bằng chứng gần nhất là ngay sau khi đi Bắc Kinh “thỉnh kiến” Tập Cận Bình, ông Đinh Thế Huynh lập tức “diện kiến” ở Washington. Chuyến công du liên cường quốc của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng này có thể mang hơi hướng nào đó của chuyến công du đột ngột và âm thầm của nhân vật Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội, đến Washington vào tháng 7/2014. Khi đó, ông Nghị còn được Nguyễn Phú Trọng “chấm” như một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội XII. Hiện nay, ông Huynh cũng nằm trong tình trạng của ông Nghị quá khứ và có lẽ nhu cầu “đối ngoại” của ông Huynh là lớn chưa từng thấy… Nhưng sau tất cả những màn trình diễn qua lại trên, câu hỏi cốt yếu vẫn là ai là người quyết định đưa tên lửa ra Trường Sa – một biểu hiện được đánh giá là nếu không có một sự hậu thuẫn đủ mạnh của một thế lực đủ đối trọng với Trung Quốc thì khó lòng xảy ra vào thời gian này? Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết sau phán quyết về đường lưỡi bò của Tòa án quốc tế, Trung Quốc “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó. Không phải ngẫu nhiên mà giới chóp bu Việt Nam thỉnh thoảng vẫn nhắc lại khẩu hiệu “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm viếng các quân khu và đơn vị bộ đội. Hẳn là trên bình diện tương quan về thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này tiến triển một cách chậm chạp. Tựu trung những biểu hiện từ đầu năm 2016 đến nay, có vẻ như chính trường Việt Nam đang dần tách thành hai khối chuyên biệt: “thân Trung” và “hướng Mỹ”, bất chấp Tổng Bí thư Trọng cứ mãi rao giảng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Lịch sử nước Việt là thế, cứ vào thời tao loạn, mỗi người lại phải tự tìm lối thoát cho riêng mình. Không chỉ cố gắng tìm kiếm một thế “chống lưng” mới về kinh tế và cả quân sự, mỗi nhân vật chính trị còn phải cố làm sao để bảo đảm cho “hậu vận” của mình không bị mệnh hệ gì nếu nội tình quốc gia “có biến”. Chỉ có điều, dư luận trong nước và quốc tế cho tới giờ vẫn không hết ngạc nhiên về tính ù lì chậm chạp của giới chính khách nửa mùa ở Việt Nam. Trong khi bài học dân chủ hóa và chuyển giao quyền lực êm ả đã được thực hiện ở Myanmar suốt từ năm 2012 đến nay, những chính khách “muốn thay đổi” ở Việt Nam vẫn như tê cứng bởi nỗi sợ hãi kỷ luật đảng mỗi khi muốn nhúc nhích khỏi quỹ đạo ý thức hệ giáo điều. (basam)
  4. Bộ Quốc Phòng CSVN vừa trải thảm đỏ đón tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, một cử chỉ biểu thị sự quý mến khi mối quan hệ an ninh quốc phòng hai nước ngày một tốt hơn. Trước đó, Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh hoan nghênh các chuyến tuần tra “tự do hải hành” của lực lượng Mỹ để đem lại hòa bình ổn định cho khu vực. Ðô Ðốc Harry B. Harris, Jr., tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (phải) được Trung Tướng Phan Văn Giang, tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng đón tiếp tại Bộ Quốc Phòng CSVN. (Hình: ÐSQ Hoa Kỳ tại Hà Nội) Ðô Ðốc Harry B. Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương đến Hà Nội ngày 26 tháng 10, 2016. Tại đây, ông không những gặp Trung Tướng Phan Văn Giang, tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN, mà còn gặp cả ông Trần Ðắc Lợi, phó trưởng Ban Ðối Ngoại Trung Ương đảng CSVN và Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Hoài Trung. Thông cáo báo chí của Ðại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội cho hay, “Ðô Ðốc Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc tăng cường quan hệ song phương và nâng cao khả năng và năng lực của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh hàng hải và thực thi pháp luật.” “Ðô Ðốc Harris đề cao hoạt động hợp tác quân sự gần đây giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, và hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình đa quốc gia. Ðô Ðốc Harris cũng đề cao hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong việc tiếp tục xử lý các vấn đề chiến tranh để lại, trong đó có tìm kiếm quân nhân mất tích và nỗ lực giảm các mối đe dọa từ vật liệu chưa nổ,” bản thông cáo viết. Vẫn theo bản thông cáo, “Trong thời gian còn lại của chuyến thăm, Ðô Ðốc Harris sẽ tới Sài Gòn, Ðà Nẵng và khánh thành một cơ sở bảo dưỡng và nâng hạ tàu của Cảnh Sát Biển Việt Nam tại Bộ Tư Lệnh Vùng Cảnh Sát Biển 2, tỉnh Quảng Nam, được xây dựng với sự hợp tác của Hoa Kỳ.” Ðô Ðốc Harris tới Việt Nam chỉ một ngày sau cuộc gặp của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry với nhân vật số 2 của đảng CSVN Ðinh Thế Huynh ở Washington DC. Trong cuộc gặp này, ngoài nhiều vấn đề khác, ông Kerry đề cập đến việc hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ đều có quyết tâm bảo đảm việc tôn trọng luật pháp tại Biển Ðông. Theo giới phân tích thời sự quốc tế, tổng thống mới của Philippines không úp mở chủ trương “bỏ Mỹ theo Tàu” có vẻ làm Hà Nội lo ngại bị yếu thế hơn trong việc chống lại chính sách bá quyền bành trướng của Trung Quốc tại Biển Ðông. Việc ngoại trưởng Mỹ tái xác định chủ trương của Mỹ không thay đổi khi xoay trục sang Á Châu nhằm cố trấn an Hà Nội và Ðô Ðốc Harris lập lại chính sách này khi gặp các chức sắc CSVN. Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Decatur của Hạm Ðội 3 ngày 21 tháng 10, 2916 đã nhận lệnh thực hiện chuyến tuần tra “tự do hải hành” tại vùng biển Hoàng Sa rất gần với các đảo Phú Lâm và Tri Tôn để thách thức tuyên bố chủ quyền mà Bắc Kinh đưa ra ở Biển Ðông. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cướp năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH. Trong khi Bắc Kinh giận dữ gọi hành động của Mỹ là “gây rối,” theo CNN, Ngũ Giác Ðài tuyên bố, hoạt động của chiến hạm USS Decatur là “bình thường” tuy có bị chiếm hạm Trung Quốc bám theo. Dịp này ông Josh Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc phát biểu rằng, “Các quốc gia ven biển không thể giới hạn bất hợp pháp quyền tự do hàng hải. Mỹ và các nước khác có quyền sử dụng biển một cách tự do, hợp pháp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.” Trước đó, khi họp với đại diện Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 7, Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh hoan nghênh các chuyến tuần tra “tự do hải hành” của lực lượng Mỹ để đem lại hòa bình ổn định cho khu vực. (Người Việt) Đăng bởi Tiểu Nhi on Friday, October 28, 2016 | 28.10.16
  5. Nhiều báo chính thống trong guồng máy tuyên truyền của nhà cầm quyền Việt Nam cùng đăng lại bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) về chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Ðinh Thế Huynh qua đó tỏ ý “hài lòng” khi được Mỹ chấp nhận “kênh Ðảng,” tức đảng CSVN, như một ngoại lệ của Washington. Thường trực ban bí thư đảng CSVN Ðinh Thế Huynh và Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trước báo chí tại Bộ Ngoại Giao ngày 25 tháng 10, 2016. (Hình: Bộ Ngoại Giao Mỹ) Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản được coi là “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” đứng bên trên cả quốc hội, nhà nước và chính phủ.Bản tin của TTXVN hôm Thứ Tư, 26 tháng 10, sang ngày hôm sau mới được các báo “lề đảng” đăng lại theo chỉ thị, tuy có tí khác nhau trên cái tựa do nhà báo đặt lại. Nội dung phần lớn của cả bản tin khá dài gần hai ngàn từ phần lớn kể lại nội dung cuộc họp giữa phái đoàn của ông Ðinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực Ban Bí Thư đảng CSVN với Ngoại Trưởng John Kerry hôm 25 tháng 10 tại Bộ Ngoại Giao Mỹ.Nội dung buổi gặp gỡ này đề cập hầu hết đều là những điểm mà Hà Nội từng nói đi nói lại nhiều lần ở những dịp khác nhau về tranh chấp Biển Ðông, hoan nghênh Mỹ “quan tâm, chia sẻ với các nước khu vực về tình hình Biển Ðông.” Khi thấy Philippines “bỏ Mỹ theo Tầu” làm Hà Nội thêm bối rối, ông Ðinh Thế Huynh được TTXVN thuật lời nói là “mong muốn Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.’Trong bản tin của TTXVN có một chi tiết đáng để ý là ông Huynh đề nghị phía Mỹ tăng cường tiếp xúc ở cấp cao cả “kênh Ðảng.”“Ðồng chí Ðinh Thế Huynh đề nghị hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện vì phát triển, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, kể cả theo kênh Ðảng; mở rộng các cơ chế tham vấn giữa hai nước về các vấn đề cùng quan tâm,” TTTXVN viết. Người ta không biết có đúng là ông Kerry có nói thế không, nhưng TTXVN viết rằng, “Ngoại Trưởng John Kerry khẳng định trong tổng thể chính sách đối với Việt Nam, Hoa Kỳ coi trọng và đánh giá cao quan hệ với đảng Cộng Sản Việt Nam, coi đây như một kênh ngày càng quan trọng để thúc đẩy quan hệ thực chất, toàn diện và hiệu quả với Việt Nam.”Tháng 7 năm ngoái, khi đến Washington gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama, Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi Mỹ nhìn nhận thực tế của Việt Nam là một nước đang do đảng cộng sản cai trị. Ông Trọng hàm ý kêu gọi Mỹ đừng tìm cách “diễn biến hòa bình” để lật đổ chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam.Ngay cả khi Ðô Ðốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đến thăm Hà Nội hôm 26 tháng 10 năm 2016, người ta thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã “gài” để ông Harry Harris gặp cả ông Trần Ðắc Lợi, phó trưởng Ban Ðối Ngoại Trung Ương đảng CSVN cùng với Tướng Phan Văn Giang, tổng tham mưu trưởng quân đội, và Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Hoài Trung.Mỹ đã phá lệ khi Tổng Thống Barack Obama tiếp Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái. Nay ngoại trưởng Mỹ lại đón tiếp, khoản đãi nhân vật được coi như số 2 của đảng CSVN. Washington nhìn thấy chức sắc đảng CSVN “lấn sân” hoạt động của chính phủ nhưng vẫn để cho lấn tới. Ðây có phải là sự nhượng bộ để đổi lại sẽ có một nước cộng sản là đồng minh trong thế trận Biển Ðông sau khi kẻ đã ký hiệp định an ninh hỗ tương là Philippines đang trở mặt?Tuy Tổng Thống Obama loan báo hồi tháng 5 vừa qua trong chuyến thăm Việt Nam là gỡ bỏ toàn diện lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng hiện chưa có dấu hiệu gì ngoài gói viện trợ một ít tàu nhỏ cho Cảnh Sát Biển. Cái mà Việt Nam trông chờ nhiều hơn là các máy bay tuần tra, săn ngầm P-3 Orion, các dàn radar, máy bay chiến đấu, v.v… thì vẫn không thấy gì.Chuyến đi theo “kênh Ðảng” của ông Ðinh Thế Huynh liệu có khai thông được không khi Mỹ đang cần Việt Nam hơn?(Người Việt) Đăng bởi Ha Tran on Friday, October 28, 2016 | 28.10.16
  6. Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’? Hình chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: Tư liệu ‘Hướng Mỹ’ Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này. Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ. Đơn giản là “Dũng không theo ai, Dũng chỉ theo Dũng” - như một chân lý mà những người tỉnh táo đã rút ra trước và sau Đại hội XII để khỏi ôm nỗi thất vọng không thể có cơ hội sửa sai. Và nếu Nguyễn Tấn Dũng mà còn bị nhận chân là không đủ “theo Mỹ” để “cứu nước”, sau ông ta lại không có một gương mặt chính khách nào có thể được liệt vào loại “thân Mỹ”. Vì thế, một cái tên có lẽ vẫn khiên cưỡng, nhưng có thể tạm thời chấp nhận, được dùng để chỉ một nhóm, hoặc cao hơn là một thế lực chính trị đang thành hình có khuynh hướng tìm cách dựa dẫm vào sức mạnh quân sự và kinh tế của người Mỹ để mưu đồ cho cuộc tranh giành sống mái về quyền lực cho nhóm lợi ích của mình trên mảnh đất Việt ngày càng tan hoang, có thể là “Hướng Mỹ”. Những động thái ‘lạ’ Khác với thế thúc thủ vào năm 2015 và khác hẳn thế tủi nhục vào năm 2014, từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất hiện một số chỉ dấu cho thấy giới quân sự và có thể cả giới ngoại giao Việt Nam đã tìm cách đi trước gã khổng lồ phương Bắc. Tháng 2/2016, Việt Nam lần đầu tiên trở thành “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Sau đó lần đầu tiên đã diễn ra cuộc diễn tập quân sự chung giữa Nhật Bản và hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Cũng sau đó, trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung Quốc công kích dữ dội, phía ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi dè dặt tuyên bố “tàu Mỹ đi qua vô hại”. Tuy nhiên, hành động tỏ ra có “dũng khí” nhất là lần đầu tiên sau nhiều năm, vào đầu năm 2016 hải quân Việt Nam đã dám bắt giữ một tàu của Trung Quốc, dù đây chỉ là tàu chở dầu để tiếp vận cho hàng trăm tàu đánh cá Trung Hoa xâm phạm một cách có chủ ý và có hệ thống vùng biển Việt Nam. Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã trở thành cơ quan thông tấn đầu tiên bật mí một sự kiện mà có thể làm Tập Cận Bình sôi máu: quân đội Việt Nam âm thầm đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa như một cách để đối kháng với tên lửa của Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sự thể càng đáng ngạc nhiên hơn khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Reuters, thứ trưởng quốc phòng hiện thời là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã không bác bỏ thông tin tuyệt mật này mà lại úp mở: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”. Chỉ ít ngày trước chuyến đi Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư, vào tháng 10/2016, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng phát ngôn rất đáng chú ý: “Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. Phát ngôn này được đưa ra trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á. Hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự khác biệt về “bản lĩnh Nguyễn Chí Vịnh” của năm nay với những năm trước. Khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội vào năm 2014, tướng Vịnh đã không một lời phản kháng. Và ông ta cũng chẳng làm khác hơn khi hàng chục lần tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu cá và giết hại ngư dân Việt. Còn giờ đây, tướng Vịnh bất thần trở nên có “dũng khí” hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ và quan điểm đối ngoại của ông cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được. Chuyện gì đang xảy ra? Có vẻ đang diễn ra những động thái “lạ” trong chính trường Việt Nam, đặc biệt liên quan đến mảng đối ngoại con thoi và phòng thủ quân sự. Và dường như giữa các động thái đối ngoại giữa một số nhân vật chính trị lại không ăn khớp với nhau, nếu không nói là ngược chiều nhau. Bí ẩn Cam Ranh Cam Ranh có thể được xem là một hình mẫu cho quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, nhưng cũng rất có thể đang ẩn giấu một cuộc so kè giữa hai thế lực “thân Trung” và “hướng Mỹ” trong nội bộ đảng CSVN. Tháng 10/2016, chỉ ít ngày sau khi 2 tàu khu trục Mỹ cập cảng Cam Ranh. Đây là sự kiện lần đầu tiên kể từ năm 1975, một sự kiện khác cũng mang tính lần đầu tiên và được quan tâm không kém là 3 tàu chiến Trung Quốc cũng cập cảng Cam Ranh. Thậm chí, giới phân tích còn cho biết 3 tàu chiến của Trung Quốc ghé thăm cảng Cam Ranh thuộc hạm đội Đông Hải, hạm đội đã từng tham gia vào vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988. Một cách nào đó, đây là sự xúc phạm đến oan hồn của 64 binh sĩ Việt Nam bị phía Trung Quốc tàn sát năm 1988. Sự kiện tàu chiến Trung Quốc cập cảng Cam Ranh lại được báo chí nhà nước thông tin cùng thời điểm với một chuyến công du đặc biệt: Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật số 2 trong đảng, đến Bắc Kinh và đặc biệt có một cuộc gặp với Tập Cận Bình. Khoảng thời gian mà ông Huynh ở Trung Quốc lại trùng với thời gian mà Tổng thống Philippines Duterte cũng đến quốc gia này và đưa ra một tuyên bố khó có thể đồng bóng hơn: Philippines quyết định chia tay với Mỹ. Câu hỏi rất cần được giải đáp là có phải “tập thể Bộ Chính trị” đã cùng lúc quyết định cho cả tàu chiến Mỹ lẫn Trung Quốc được cập cảng Cam Ranh theo sách lược “đu dây” truyền thống, hay còn nhân tố nào khác? Nếu không phải là Bộ Chính trị quyết định việc này thì ai đã bật đèn xanh cho tàu Mỹ và ai mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh? Lối thoát thời tao loạn Trên bề mặt, tư thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Một trong vài bằng chứng mới nhất là Cam Ranh đón cả tàu Mỹ lẫn tàu Trung Quốc để bảo đảm “không liên minh với một nước nhằm chống lại nước thứ ba”. Bằng chứng gần nhất là ngay sau khi đi Bắc Kinh “thỉnh kiến” Tập Cận Bình, ông Đinh Thế Huynh lập tức “diện kiến” ở Washington. Chuyến công du liên cường quốc của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng này có thể mang hơi hướng nào đó của chuyến công du đột ngột và âm thầm của nhân vật Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội, đến Washington vào tháng 7/2014. Khi đó, ông Nghị còn được Nguyễn Phú Trọng “chấm” như một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội XII. Hiện nay, ông Huynh cũng nằm trong tình trạng của ông Nghị quá khứ và có lẽ nhu cầu “đối ngoại” của ông Huynh là lớn chưa từng thấy… Nhưng sau tất cả những màn trình diễn qua lại trên, câu hỏi cốt yếu vẫn là ai là người quyết định đưa tên lửa ra Trường Sa - một biểu hiện được đánh giá là nếu không có một sự hậu thuẫn đủ mạnh của một thế lực đủ đối trọng với Trung Quốc thì khó lòng xảy ra vào thời gian này? Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết sau phán quyết về đường lưỡi bò của Tòa án quốc tế, Trung Quốc “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó. Không phải ngẫu nhiên mà giới chóp bu Việt Nam thỉnh thoảng vẫn nhắc lại khẩu hiệu “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm viếng các quân khu và đơn vị bộ đội. Hẳn là trên bình diện tương quan về thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này tiến triển một cách chậm chạp. Tựu trung những biểu hiện từ đầu năm 2016 đến nay, có vẻ như chính trường Việt Nam đang dần tách thành hai khối chuyên biệt: “thân Trung” và “hướng Mỹ”, bất chấp Tổng Bí thư Trọng cứ mãi rao giảng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Lịch sử nước Việt là thế, cứ vào thời tao loạn, mỗi người lại phải tự tìm lối thoát cho riêng mình. Không chỉ cố gắng tìm kiếm một thế “chống lưng” mới về kinh tế và cả quân sự, mỗi nhân vật chính trị còn phải cố làm sao để bảo đảm cho “hậu vận” của mình không bị mệnh hệ gì nếu nội tình quốc gia “có biến”. Chỉ có điều, dư luận trong nước và quốc tế cho tới giờ vẫn không hết ngạc nhiên về tính ù lì chậm chạp của giới chính khách nửa mùa ở Việt Nam. Trong khi bài học dân chủ hóa và chuyển giao quyền lực êm ả đã được thực hiện ở Myanmar suốt từ năm 2012 đến nay, những chính khách “muốn thay đổi” ở Việt Nam vẫn như tê cứng bởi nỗi sợ hãi kỷ luật đảng mỗi khi muốn nhúc nhích khỏi quỹ đạo ý thức hệ giáo điều. Phạm Chí Dũng VOA Đăng bởi Thùy Trâm on Friday, October 28, 2016 | 28.10.16
  7. Quan hệ Việt - Mỹ: Hai bên sẽ đối thoại 'thẳng thắn' Một trong những lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đang có chuyến thăm lần đầu tiên trên cương vị mới tới Hoa Kỳ từ ngày 24-30/10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry.Chuyến thăm nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đại hội XII của đảng cộng sản Việt Nam và thực hiện các thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ, theo Thông tấn xã Việt Nam.Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi Bàn tròn thứ Năm hôm nay 27/10 (được phát từ lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam) về chuyến thăm Mỹ của ông Đinh Thế Huynh: http://youtu.be/OZ802lto8YcNgày 25/10, tại thủ đô Washington, ông Đinh Thế Huynh đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry, vẫn theo truyền thông nhà nước Việt Nam, tham dự cuộc hội đàm, về phía Việt Nam có đại diện Lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục-Đào tạo và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh. Về phía Hoa Kỳ, còn có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.Tại hội đàm, ông Đinh Thế Huynh khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là "coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ theo khuôn khổ Đối tác Toàn diện đã được xác lập trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị, con đường phát triển và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin để đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển ổn định, thực chất, lâu dài, bền vững theo tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai; đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới."Kể cả kênh đảngÔng Huynh cũng được truyền thông Việt Nam dẫn lời "đề nghị hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện vì phát triển, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, kể cả theo kênh Đảng; mở rộng các cơ chế tham vấn giữa hai nước về các vấn đề cùng quan tâm; củng cố và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác đã có; đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư làm nền tảng và động lực cho quan hệ song phương..." "Đồng chí Đinh Thế Huynh khẳng định Việt Nam coi trọng và đang chuẩn bị các bước sẵn sàng cho việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như thực hiện nghiêm túc các cam kết liên quan," Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam hôm 26/10 cho biết thêm.Về phía Hoa Kỳ, Ngoại trưởng John Kerry được truyền thông dẫn lời nói ông đánh giá cao và nhiệt liệt hoan nghênh ông Đinh Thế Huynh và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Hoa Kỳ "vào thời điểm quan trọng của chính trường Hoa Kỳ; chuyển lời thăm hỏi và tình cảm tốt đẹp cùng với thông điệp về sự coi trọng phát triển quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam của Tổng thống Barack Obama tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang."Ngoại trưởng Kerry cũng được dẫn lời khẳng định Hoa Kỳ sau bầu cử ngày 8/11 vẫn sẽ "tiếp tục đẩy mạnh Chiến lược "tái cân bằng" tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, coi trọng quan hệ với ASEAN, trong đó có Việt Nam"Ông John Kerry bày tỏ "vui mừng trước sự phát triển tích cực quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam trong thời gian qua, nhất là sau các chuyến thăm lịch sử của hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước; cảm ơn những đóng góp quan trọng của các nhà lãnh đạo hai nước trong hơn 20 năm qua đối với việc phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; nhấn mạnh tiếp tục coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam, coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực; cam kết tăng cường quan hệ và nỗ lực thúc đẩy triển khai các cam kết với Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên theo tinh thần Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước năm 2013 và Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2015," hãng tin nhà nước của Việt Nam tường trình.Lựa chọn chính trịTrước đó, từ ngày 19-21/10, ông Đinh Thế Huynh đã có chuyến thăm tới Trung Quốc, mà tại đó ông đã gặp gỡ người đồng cấp, ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và tiếp kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại cuộc tiếp đón của Chủ tịch Trung Quốc hôm 20/10 với phái đoàn Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh được tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn lời nói "việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt Nam."Cũng tại sự kiện này, Chủ tịch Tập Cận Bình được hãng tin nhà nước của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, trích lời, nói "Trung Quốc và Việt Nam cần phải trân trọng những phát triển tích cực trong quan hệ song phương, phải xử lý tranh chấp một cách cẩn thận và phải phát triển quan hệ hợp tác."Như vậy, trong cùng một tháng, quan chức cao cấp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh đã có hai chuyến thăm nối tiếp nhau tới hai cường quốc, được coi là hai đối tác quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam hiện nay.Đặc biệt về chuyến thăm đang diễn ra của ông Đinh Thế Huynh tại Hoa Kỳ, đâu là ý nghĩa, thực chất và tín hiệu của sự kiện này... là chủ đề của Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ với sự tham gia của các khách mời từ Việt Nam và hải ngoại là các nhà bình luận, quan sát và phân tích thời sự, chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế và khu vực.(BBC) Đăng bởi Ha Tran on Thursday, October 27, 2016 | 27.10.16
  8. Một số nhà phân tích cho rằng chuyến đi “2 trong 1” lần nay của ông Đinh Thế Huynh tới Bắc Kinh và Washington là cách làm quen thuộc của các lãnh đạo Việt Nam từ trước tới nay, nghĩa là hoặc thực hiện cùng một lúc hoặc 2 chuyến đi liên tiếp nhau đến hai “trụ” trong mối quan hệ “tay ba” Việt-Mỹ-Trung. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đinh Thế Huynh phát biểu trong một cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thủ đô Washington, ngày 25 tháng 10 năm 2016 [Bộ Ngoại giao / Public Domain] Ông Đinh Thế Huynh đang có mặt tại Hoa Kỳ theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry. Một số nhà phân tích cho rằng chuyến đi Mỹ đầu tiên của ông Đinh Thế Huynh trong cương vị Thường trực Ban Bí thư mang ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam với hai cường quốc trước bối cảnh tranh chấp Biển Đông. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trong buổi tiếp ông Đinh Thế Huynh hôm 25/10 đánh giá cao sự phát triển trong mối quan hệ hai nước, đồng thời cho biết hai nước đã có những sáng kiến trong nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó có vấn đề Biển Đông. Ông Kerry nói: “Chúng tôi đã bắt đầu một số sáng kiến trong các lĩnh vực ứng phó khẩn cấp, hợp tác chống khủng bố, tăng cường khả năng thúc đẩy pháp quyền ở Biển Đông”. Trước khi đến Washington, ông Đinh Thế Huynh cũng đã tới Bắc Kinh từ ngày 19-21/10 và có các cuộc họp với Chủ tịch Tập Cận Bình và một số giới chức trong Bộ Chính trị Trung Quốc. Trong buổi tiếp ông Đinh Thế Huynh hôm 20/10, ông Tập Cận Bình được tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời nói “Trung Quốc và Việt Nam cần coi trọng những “giá trị tích cực” trong quan hệ song phương và “xử lý đúng đắn các tranh chấp”. Một số nhà phân tích cho rằng chuyến đi “2 trong 1” lần nay của ông Đinh Thế Huynh tới Bắc Kinh và Washington là cách làm quen thuộc của các lãnh đạo Việt Nam từ trước tới nay, nghĩa là hoặc thực hiện cùng một lúc hoặc 2 chuyến đi liên tiếp nhau đến hai “trụ” trong mối quan hệ “tay ba” Việt-Mỹ-Trung. Trong khi đó, một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Giáo sư Jonathan London của Trường Đại học Leiden, cho rằng chuyến đi của ông Huynh nhằm gửi đi một thông điệp về tầm quan trọng của Mỹ trong chiến lược của Việt Nam. Ông nói: “Rõ ràng theo nhận xét của nhiều người thì chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á là yếu so với trước đây, nhưng tôi và nhiều người khác không đồng ý. Tôi thấy là phía Việt Nam thì vẫn có quan điểm rằng quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ phải là một yếu tố trung tâm của chiến lược giữ chủ quyền trong thời gian tới. Vì thế, tôi nghĩ chuyến đi này như là một thông điệp của chính phủ Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là lãnh đạo của Việt Nam, là vẫn xem Mỹ là một nước hợp tác cần thiết và có vị trí trung tâm. Và cũng hàm ý rằng Việt Nam vẫn chấp nhận vai trò trung tâm của Mỹ đối với vấn đề giữ ổn định trong khu vực”. Giáo sư Jonathan London cho rằng trong giai đoạn “phức tạp” và “rất khó đoán” hiện nay, có thể thấy Trung Quốc vẫn duy trì tham vọng “đô hộ” cả Biển Đông. Vì vậy, theo Giáo sư London, dù các lãnh đạo Việt Nam có đi Bắc Kinh bao nhiêu lần đi nữa thì quan điểm trong việc quản lý mối quan hệ “tay ba” cũng sẽ không thay đổi, trong đó Mỹ vẫn phải là một đối trọng rất quan yếu cho việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. “Lãnh đạo của Việt Nam thì vẫn thấy là không thể để cho Trung Quốc làm những gì mà họ muốn làm. Mà nước duy nhất có khả năng để bảo đảm một Biển Đông được phát triển theo hướng cân nhắc với nguyên tắc trong luật pháp quốc tế chính là Mỹ. Vì thế tôi nghĩ dù Bắc Kinh có nói gì hoặc các lãnh đạo của Việt Nam có sang Bắc Kinh bao nhiêu lần, thì thực tế vẫn là chỉ có Mỹ mới là nước mà có liên minh với Mỹ thì có thể bảo đảm một Biển Đông phát triển theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế”. Ngoài vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng John Kerry cho biết cuộc gặp của ông Đinh Thế Huynh với các lãnh đạo Mỹ cũng sẽ bàn về Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một số vấn đề về nhân quyền, bao gồm việc cho phép lập công đoàn độc lập tại Việt Nam. Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh tới Mỹ kéo dài từ ngày 23 đến ngày 31/10. (VOA) Đăng bởi Tiểu Nhi on Thursday, October 27, 2016 | 27.10.16
  9. Người được cho nhiều khả năng lên kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm Hoa Kỳ, sau khi hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Ông Đinh Thế Huynh đến dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Hà Nội, 21/1/2016. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, bắt đầu chuyến công du Hoa Kỳ hôm 23/10, ít ngày sau khi tới Trung Quốc.Theo tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry dự kiến sẽ đón tiếp, ăn trưa và trao đổi công việc với ông Huynh tại trụ sở của Bộ ngày 25/10.Nhận định về chuyến đi mà báo chí trong nước chưa thấy loan tải, tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, cho rằng chuyến thăm này “có hai ý nghĩa”.Ông nói thêm:“Thứ nhất, chuyến thăm Mỹ diễn ra ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Huynh cho thấy một điều là Việt Nam có vẻ muốn duy trì một sự cân bằng nào đấy trong quan hệ với hai cường quốc. Điều này cũng thể hiện lại lập trường lâu nay của Việt Nam là muốn duy trì một sự cân bằng giữa hai bên. Đấy là chính sách Việt Nam muốn ưu tiên trong bối cảnh hiện nay. Cái thứ hai có thể xuất phát từ phía Hoa Kỳ, phía Trung Quốc. Cũng có nhiều đồn đoán cho rằng ông Đinh Thế Huynh có thể là một ứng cử viên cho chức Tổng bí thư Đảng trong tương lai, nên các đối tác của Việt Nam cũng muốn tranh thủ mời ông Huynh sang thăm và làm việc để xây dựng quan hệ và tìm hiểu thái độ, xu hướng chính sách của ông. Năm ngày trước đó, ông Huynh có mặt ở Bắc Kinh, gặp gỡ với các quan chức cấp cao nước chủ nhà, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong khi đón tiếp quan chức được coi là ‘nhân vật số 2’ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tập thúc giục Hà Nội “coi trọng đà tiến tích cực trong quan hệ song phương”, cũng như kêu gọi hai nước “tiếp tục tình bạn hữu, duy trì quan hệ song phương hiện thời, xử lý đúng đắn tranh chấp, và mở rộng hợp tác”.Trả lời Hoàng Long của VOA Việt Ngữ, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho rằng chuyến đi Mỹ của ông Huynh mang “tầm quan trọng chiến lược” trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động “xâm lăng” đối với Việt Nam.Tuy nhiên, ông nhận xét thời điểm của chuyến thăm Mỹ cho thấy Việt Nam vẫn xem mối quan hệ của mình với Trung Quốc là quan trọng nhất:“Ông Đinh Thế Huynh sang Trung Quốc chỉ trong mấy ngày mang tính chất xã giao nhiều hơn là thực chất, bởi vì những vấn đề quan trọng nhất như là quan hệ về quân sự, kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được bàn thảo tương đối kỹ qua chuyến đi thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.Chưa rõ là ông Huynh sẽ thảo luận gì với các quan chức Mỹ, nhưng trong bối cảnh biển Đông chưa có lối thoát như hiện nay, theo các nhà quan sát, đây sẽ là vấn đề nằm cao trong nghị trình.Còn trong lần ở Trung Quốc vài ngày trước, ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam này, theo VNA, lên tiếng đề nghị Trung Quốc “nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”.Trong một bài phân tích đăng trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nơi từng đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam tới phát biểu, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu của Chương trình Đông Nam Á của trung tâm này, nhận định rằng chuyến thăm của ông Huynh có thể được nhìn nhận là một phần của “hành động đu dây giữa các cường quốc”.Chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ này viết tiếp: “Việt Nam phải cân bằng giữa nhu cầu linh hoạt về mặt ngoại giao và nhu cầu không làm mất lòng Trung Quốc, và những chuyến thăm nước ngoài của những nhà lãnh đạo Việt Nam đều được tính toán vì mục đích đó”.Trước khi thực hiện chuyến công du lịch sử sang Hoa Kỳ năm 2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã sang Trung Quốc trước.Hoàng Long(VOA) Đăng bởi Ha Tran on Tuesday, October 25, 2016 | 25.10.16
  10. Cơ hội hiếm hoi còn lại để vào TPP, nhận tín dụng và viện trợ không hoàn lại của Việt Nam chỉ còn trông đợi vào những văn bản luật về Hội, luật Biểu tình và luật Tín ngưỡng và Tôn giáo. Tương lai sẽ bế tắc đến thế nào nếu các luật này đều bị đóng khung trong một não trạng chuyên chế đàn áp và ngoại tệ cũng vì thế sẽ biến mất? Quả táo tẩm thuốc độc Dự thảo Luật về Hội năm 2016 đang đứng trước nguy cơ bị cùng số phận của Hiến pháp năm 2013. Lẽ nào giới quan chức đảng, quốc hội và chính phủ lại không nhận ra một sự thật quá trần trụi rằng sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua mà vẫn giữ nguyên những nội dung cực kỳ bảo thủ như “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo” và “sở hữu đất đai toàn dân”, từ năm 2014 đến nay lượng tín dụng cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam đã giảm hẳn, còn số viện trợ không hoàn lại từ các chính phủ Bắc Âu đối với Việt Nam cũng xuống dốc thê thảm? Không những giảm tín dụng và viện trợ, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát tiển Á châu (ADB) - 3 chủ nợ lớn nhất của Việt Nam - còn bắt đầu siết trả nợ đối với chính thể này từ năm 2014. Đến năm 2015, Việt Nam đã bị bắt buộc phải trả số nợ nước ngoài lên đến 20 tỷ USD. Còn trong năm 2016, kế hoạch trả nợ là 12 tỷ USD, tuy nhiên nhiều người cho rằng số nợ thực sự phải trả còn cao hơn. Những năm 2017 và 2018, nợ nước ngoài phải trả cũng có thể vọt lên 15-20 tỷ USD mỗi năm… Ba năm sau Hiến pháp 2013, Luật về Hội là một cơ hội để giới lãnh đạo Việt Nam tránh làm cho tình hình ngân sách trầm trọng thêm. Không phải vô cớ mà vào tháng 12/2015, Trưởng văn phòng đại diện của WB tại Việt Nam là bà Victoria Kwa Kwa bất ngờ trao cho thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng một bản khuyến nghị 7 điểm, với yêu cầu chưa từng có được đặt lên hàng đầu: Chính phủ Việt Nam cần sớm ban hành Luật lập Hội. Trước, trong và sau chuyến công du của Tổng Bí thư Trọng sang Washington vào tháng 7/2015, tựu trung những vấn đề mà người Mỹ và Liên minh châu Âu khuyến nghị với Việt Nam vẫn là cần nhanh chóng và triệt để cải cách pháp luật về nhân quyền. Còn quá nhiều bộ luật phục vụ cho quyền dân được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 như quyền tự do biểu tình, quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí nhưng đã bị các “đầy tớ” bỏ quên từ một phần tư thế kỷ qua. Tuy thế, não trạng giới lãnh đạo Việt Nam là thất thường và thay đổi đến khó lường. Một trong những bằng chứng về sự thất thường đó là ngay sau khi Tổng Bí thư Trọng cam kết với Mỹ sẽ thực hiện định chế Công đoàn độc lập - một trong những điều kiện tiên quyết để được vào TPP - cho tới nay đã chẳng có lấy một từ “công đoàn độc lập” nào xuất hiện trên mặt báo nhà nước, nếu không tính đến việc một số nhà hoạt động công đoàn độc lập ở Việt Nam như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức còn bị công an và côn đồ không mặc sắc phục đánh đập tàn bạo. Dự luật về Hội cũng bởi thế tựa như một loại quả táo tẩm thuốc độc. Trước chuyến công du Việt Nam vào tháng 5/2016 của Tổng thống Mỹ Barack Obama, dự luật này có chiều hướng được “mang ra xem lại”, thậm chí còn có thông tin chính quyền sẽ thừa nhận xã hội dân sự cùng các hội đoàn độc lập. Tuy nhiên sau chuyến thăm trên, thời tiết nhân quyền đột ngột chuyển xấu, chính quyền ra tay bắt bớ và đàn áp giới đấu tranh nhân quyền trong nước. Thậm chí qua cuộc biểu tình của hàng chục ngàn giáo dân - ngư dân miền Trung để phản kháng Formosa và chính sách bất công của chính quyền, lịch sử xung đột Cộng sản - Công giáo còn bị giới dư luận viên của cơ quan tuyên giáo và công an hâm nóng trở lại và cảnh báo một cách cực kỳ hằn học. Luật phản động Đến trung tuần tháng 10/2016, bầu không khí dân chủ mới manh nha ở Việt Nam bất chợt bị ô nhiễm nặng hơn: bản Dự luật về Hội được tung ra với nhiều điều khoản không chỉ quá thiên về hoạt động quản lý nhà nước mà còn để lộ quá rõ ràng ý đồ “siết” đối với xã hội dân sự. Khá nhiều nội dung “phong phú” đã được một bàn tay bí mật nào đó nhét vào dự thảo mới nhất, trong đó có những quy định “Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài”, “Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội”, “Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn”. Điều 4 dự thảo này còn quy định mọi hội đoàn phải “được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu”. Điều này bị xem như là một sợi dây thòng lọng giết chết mọi hoạt động hợp pháp của tất cả các hội đoàn xã hội dân sự độc lập không nằm trong hệ thống cũ và nhà nước, trao cho đảng và nhà nước chìa khóa pháp lý do chính họ tự tạo ra để loại tất cả các hội tư nhân khỏi vòng pháp luật. Rất đáng chú ý, có một số nội dung quá thiên về nhiệm vụ “siết” đã không nằm trong bản Dự thảo luật về Hội được đưa ra vào trung tuần tháng 9/2016, nhưng lại được bổ sung vào lần này. Trong một cuộc tọa đàm về Dự luật về Hội tại Liên hiệp các tổ chức khoa học kỹ thuật ở Hà Nội, luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải đã phải gọi dự luật được sửa đổi đến lần thứ 8 này là “luật phản động”. Nỗi lo lắng của nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã không phải là thiếu cơ sở: cuối cùng thì chính quyền cũng tìm cách nhúng tay vào để ngăn cản thô bạo hoạt động tự do lập hội của công dân, cho dù tự do lập hội là một thứ quyền đã được quy định rất rõ trong hiến pháp Việt Nam. Thậm chí quy định về việc không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định tương tự ở Trung Quốc và gần giống với nước Nga thời Putin. Gần đây, một số nghiên cứu và phân tích từ xã hội dân sự đã cho thấy Nghị định số 45 của Chính phủ Việt Nam về quản lý hội đoàn có nhiều vết tích được cho là lấy từ nguồn gốc những văn bản pháp quy về cùng đối tượng quản lý ở Trung Quốc. Vậy bàn tay bí mật nào ở Việt Nam đã cố tình sao chép các quy định của Trung cộng vào Nghị định 45 trước đây và nhét vào dự thảo mới nhất của luật về Hội? Ai? Tất nhiên nhiều người nghĩ ngay đến Bộ Công an, cơ quan chưa bao giờ có một chút thiện chí với những quyền căn bản của người dân. Nhiều thông tin cho biết bộ này, mặc dù không có vai trò chủ trì soạn thảo Dự luật về Hội như Bộ Nội vụ, nhưng lại là tổng đạo diễn đối với những kịch bản phân loại các tổ chức xã hội dân sự độc lập vào loại “đối kháng” hay “đối lập ôn hòa”, cùng những bổ sung vào luật mang màu sắc đặc trưng của áp chế độc trị. Cũng có một số người tỏ ý nghi ngờ đối với ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, nhân vật là Chủ tịch hội đồng lý luận trung ương và có mối quan hệ thâm tình với Hội đồng lý luận trung ương của Trung Quốc. Vào thời gian công bố bản Dự luật về Hội bị luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải coi là “luật phản động”, ông Đinh Thế Huynh lại bất ngờ có một cuộc viếng thăm Trung Quốc và gặp Tập Cận Bình. Ông Đinh Thế Huynh cũng được cho là rất gần gũi với ông Nguyễn Phú Trọng và đang được ông Trọng coi là “truyền nhân” cho chức vụ tổng bí thư đảng. Trước Đại hội XII, ông Đinh Thế Huynh giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Sau Đại hội XII, chức vụ này được giao cho ông Võ Văn Thưởng. ‘Thay đổi hay là chết!’ Tuy nhiên một biểu hiện khá lạ lùng là cùng thời điểm công bố bản dự thảo “phản động” luật về Hội, trên Tạp chí Tuyên giáo (thuộc Ban Tuyên giáo trung ương) đã xuất hiện một bản tin có tựa đề “Dự thảo Luật về hội còn những điểm ‘sai lệch’ cần tháo gỡ”. Bản tin trên có đoạn kết: “Kết luận Hội thảo, ông Thang Văn Phúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học hành chính nhất trí với các ý kiến đề xuất của các chuyên gia và khẳng định rằng, nếu Dự thảo Luật về hội lần này được Quốc hội thông qua mà không tiếp tục được chỉnh sửa, sẽ không đạt được mục tiêu thể chế hóa quyền lập hội của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Dự thảo Luật lần này chưa thể hiện đầy đủ tính pháp lý tối thượng của quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định; thiếu tính kế thừa của Luật gốc. E rằng, nếu được thông qua, Luật về hội sẽ gặp sự phản ứng của cộng đồng xã hội. Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tổng hợp các ý kiến và có bản kiến nghị chung tới các cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất, trước khi dẫn đến việc thông qua Luật này. Trong đó, thể hiện rõ nội dung đề nghị Quốc hội cân nhắc, dành thêm thời gian để hoàn thiện Dự thảo Luật và có thể để lùi lại việc thông qua vào kỳ họp sau trong năm 2017”. Đọc bản tin trên, người ta có cảm giác như Ban Tuyên giáo trung ương thời hậu Đinh Thế Huynh muốn “mở” cho quyền tự do lập hội. Vào những ngày này, trong xã hội dân sự Việt Nam dấy lên phong trào đòi hỏi hoãn thông qua luật về Hội, để khi được ra đời chính thức, luật này không đến nỗi mang tiếng “phản động” trước nhân dân. Nếu bản tin trên Tạp chí Tuyên giáo là chính xác, sự việc này phù hợp với những thông tin xuất hiện gần đây cho biết có một bộ phận trong đảng đang “muốn thay đổi”, cho dù chưa có tín hiệu nào sẽ cải cách mạnh mẽ. “Thay đổi hay là chết!” lại là một khẩu hiệu không chính thức mà một bộ phận trong giới chuyên gia và cả quan chức nhà nước đã phát ngôn một cách không chính thống từ sau Đại hội XII đến nay. Sau bản Hiến pháp 2013 không thể bảo thủ hơn, cơ hội hiếm hoi còn lại để vào TPP, nhận tín dụng và viện trợ không hoàn lại của Việt Nam chỉ còn trông đợi vào những văn bản luật về Hội, luật Biểu tình và luật Tín ngưỡng và Tôn giáo. Tương lai sẽ bế tắc đến thế nào nếu các luật này đều bị đóng khung trong một não trạng chuyên chế đàn áp và ngoại tệ cũng vì thế sẽ biến mất? Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA) Đăng bởi Tiểu Nhi on Tuesday, October 25, 2016 | 25.10.16
  11. Kính Hòa, RFA 2016-10-24 Tàu Hải quân Qiandaohu của Trung Quốc cập cảng Gdynia, Ba Lan, vào ngày 7 tháng 10 năm 2015. AFP photo Vào ngày 20/10/2016, Quốc hội Khóa 14 của Việt Nam bắt đầu phiên họp thứ hai. Cho đến lúc này chưa thấy vấn đề Biển Đông được đề cập đến, mặc dù trước đó, báo chí Việt Nam có tường thuật tại những buổi tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo đại biểu quốc hội nhiều ý kiến lo lắng về thái độ và hành động cứng rắn của Trung quốc trên biển Đông lâu nay. Đảng và Quốc hội Ông Nguyễn Vũ Bình, một cựu tù nhân chính trị, và từng làm việc biên tập cho Tạp chí cộng sản của đảng cộng sản Việt Nam cho rằng việc truyền thông nhà nước loan tải các ý kiến cứng rắn của cử tri đối với Trung Quốc là một sự cởi mở trong không khí truyền thông ở Việt Nam, “Dạo này cũng có cở mở do truyền thông lề trái rất gay gắt. Thứ hai là cũng có xu hướng ở trong dân, và một phần nào đó trong hệ thống, không khuất phục hoàn toàn chuyện đi chơi với Trung quốc.” Tại Quốc hội Việt Nam, cơ quan được cho là không có thực quyền như đảng cộng sản, cũng từng có những đại biểu phát biểu một cách thẳng thắn thái độ của bản thân trên diễn đàn Quốc hội đối với sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng những phát biểu như thế không thấy ở những kỳ họp đảng, hay những quan chức đại diện đảng khi thực hiện những chuyến viếng thăm Trung Quốc. Ông Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết: “Ở Việt Nam thì chỉ có một đảng lãnh đạo. Và đảng lãnh đạo thì thống nhất, trực tiếp và toàn diện. Cho nên về nguyên tắc thì những phát biểu đó phải thống nhất về nội dung, ý tưởng bên trong, còn sự thể hiện thì tùy ở mỗi con người, mỗi vai vế, phát biểu nó có thể khác nhau. Ở đảng thì nói có thể khác quốc hội một chút, lực lượng vũ trang cũng có thể khác. Nhưng mục tiêu vẫn là giữ vững độc lập dân tộc, không lệ thuộc một nước nào. Cái độc lập đó, kể cả vùng biển đảo thì Việt Nam cũng đã khẳng định rồi.” Ông Nguyễn Vũ Bình cũng cho rằng thực ra các phát biểu của các lãnh đạo đảng, hay đại biểu quốc hội, cũng là đảng viên, thực chất không khác nhau: “Nói năng và ứng xử có phần khác bên đảng thôi. Do môi trường nó như thế. Về mặt nói năng khá cởi mở hơn. Bởi vì anh tiếp xúc với dân thì ít nhiều anh cũng nghe phản ảnh của dân, tâm tư nguyện vọng của dân. Rồi phải giao tiếp và trả lời, không thể cứng nhắc như bên đảng được. Cho nên nó bắt buộc là phải mềm dẻo phù hợp với môi trường đó. Chứ về bản chất không có gì khác nhau cả.” Lãnh đạo Đảng sang Bắc Kinh Ngày 20 tháng 10, ông Đinh Thế Huynh, nguyên Trưởng ban tuyên giáo Trung ương, hiện là thường trực Ban bí thư sang thăm Trung Quốc và có làm việc với ông Tập Cận Bình, người đứng đầu đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc. Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Decatur của Mỹ tại vùng biển gần đảo Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 21/10/2016. AFP Theo những bản tin của truyền thông Việt Nam loan tải thì ông Huynh có đề cập đến chuyện là Việt Nam đề nghị giải quyết chuyện Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Nhưng không thấy trích lời ông Tập Cận Bình về biển Đông. Chuyến thăm Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh trùng với các phiên họp của quốc hội Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội. Theo dõi các phiên hợp quốc hội này, ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại Sài gòn nói rằng: “Kỳ này không khí phản ứng của quốc hội Việt Nam đối với Trung Quốc là rất yếu ớt. Rất yếu ớt so với cuối năm 2011, và rất yếu ớt với tháng năm tháng sáu năm 2014 khi mà có sự kiện giàn khoan 981 nổ ra ở biển Đông.” Sau sự kiện giàn khoan 981, trong một phiên họp của Quốc hội, tướng Đỗ Bá Tỵ, lúc đó là thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam tuyên bố rất cứng rắn rằng âm mưu của Trung Quốc thực hiện thống trị Biển Đông với đường ranh giới 9 đoạn tự tuyên bố của họ, là không bao giờ thay đổi. Trong buổi trao đổi với chúng tôi vào ngày 24 tháng 10, ông Trần Quốc Thuận nói rằng âm mưu của Trung Quốc đối với Việt Nam là câu chuyện đã kéo dài hàng ngàn năm nay, tuy nhiên chiến tranh không phải là điều hay. Nhưng ông nói tiếp là cũng phải chuẩn bị chiến tranh để mong giữ được hòa bình. Chính sách Biển Đông của Việt Nam? Cuối tháng chín 2016, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự hiện sống ở Hà Nội có nói với chúng tôi rằng tình thế của Việt Nam rất khó khăn vì có một quốc gia láng giềng như Trung Quốc, và ông đánh giá cao chính sách ngoại giao đi giữa các cường quốc của Việt Nam. Ông nói thêm: “Có thể nói bất kỳ một lực lượng chính trị nào, lên nắm quyền ở Việt Nam thay cho chính quyền hiện tại, đều phải đối mắt với những vấn đề hết sức khó khăn đó. Và nếu mình biết được mối quan hệ như thế, tình hình như thế, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam là chính sách đu dây, chưa biết chừng chính sách ấy là chính sách khó thể bỏ qua được.” Đánh giá về thái độ của Quốc hội Việt Nam hiện nay về hàng loạt vụ lấn át của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2015 đến nay, ông Phạm Chí Dũng cho rằng có lẽ Việt Nam đang chờ xem thái độ của các cường quốc Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông. Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 24 tháng 10, bình luận về chuyến thực thi quyền tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm 21 tháng 10, người phát ngôn bộ ngoại giao là ông Lê Hải Bình trả lời rằng Việt Nam có chủ quyền ở Hoàng sa và Trường sa, đồng thời ông mong rằng các cường quốc đến với biển Đông để duy trì hòa bình. Ông không nhắc gì đến Trung quốc cũng như Hoa Kỳ.
  12. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là một bộ phận của Vatican, nên sẽ cần thực thi các quyết nghị, chủ trương lớn từ Vatican sau khi Vatican đã có những đàm phán, giao kết với nhà nước Việt Nam. Cuộc hỗ trợ quần chúng đòi công bằng-công lý của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với Formosa Hà Tĩnh tới đây không biết sẽ đi về hướng nào sau khi các phái bộ Việt Nam và Vatican đàm phán với nhau. Đại diện Tòa Thánh ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao và đại diện phái đoàn Việt Nam ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao trong cuộc tiếp xúc. Vatican và Công Giáo Việt Nam Thế là hôm nay Việt Nam đã cử phái bộ ngoại giao sang làm việc với tòa thánh Vatican Ông Greg Burke, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết: ”Như thỏa thuận, trong những ngày 24 đến 26-10 tới đây, sẽ diễn ra tại Vatican cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc (Tổ Công Tác) giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam, để phát triển và đào sâu các quan hệ song phương. Phái đoàn Tòa Thánh sẽ do Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao, làm trưởng đoàn; Phái đoàn Việt Nam sẽ do Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao hướng dẫn" Chuyện đã xảy ra đúng như mình dự đoán, sau những căng thẳng do Công Giáo đang ủng hộ quần chúng đòi công lý chính đáng ở trong "vụ việc Formosa Hà Tĩnh", phía đảng cầm quyền Việt Nam đã đến cái gốc vấn đề để tìm một giải pháp Quần chúng và nhiều người tranh đấu dân chủ đang trông đợi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bên cạnh họ phải luôn nhớ là Công Giáo chỉ có thể ở bên cạnh chúng ta khi thực thi lòng yêu nước chân chính vì tiến bộ dân tộc và đất nước, tìm công bằng-công lý hợp pháp-hợp lý, kêu gọi dân chủ hóa xã hội (lập hội, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận...) giúp đỡ chúng ta trong một số việc thiện nguyện cứu trợ...chứ các Đức Cha không thể tham gia các hoạt động tranh đấu giành quyền lực chính trị với thể chế đương quyền như một tổ chức chính trị quần chúng Lịch sử 800 năm tồn tại của tòa thánh đầy những tranh đấu chính trị có liên quan đến mình nên đã làm Vatican trở thành một trung tâm quyền lực lớn trên thế giới và chất chứa đầy kinh nghiệm chính trị. Ngay cả Mỹ trước khi phát động chiến tranh vũ trang nơi này nơi kia có khi cũng phải tham khảo ý kiến của tòa thánh. Sứ mệnh của tòa thánh Vatican là thúc đẩy và khuếch trương Công Giáo trên thế giới. Do đó quan hệ của Tòa Thánh với thế quyền các nước trên thế giới luôn nằm trong nguyên lý thế quyền cần ủng hộ Vatican phát triển đạo và ngược lại Vatican không đứng sau giật dây lật đổ chính quyền, các tu sĩ không được tham gia các chức quyền chính trị do thể chế ban phát Riêng với Việt Nam, lâu nay chính quyền và Công Giáo- các giáo phái khác luôn có nhiều "ân oán" qua lại với nhau mà đa phần sai là đến từ nhà nước Việt Nam do chủ trương không muốn tôn giáo lớn mạnh và tạo điều kiện thực thi các quyền tự do tôn giáo như cộng đồng quốc tế thừa nhận. Cũng vì vấn đề đảng cầm quyền Việt Nam đã đi về hướng "tôn giáo hóa" tổ chức của mình với việc "phong thánh", đưa vào các cơ sở tôn giáo thờ cúng ông HCM và muốn toàn dân coi học thuyết Mác Lê như một giáo lý duy nhất Nguyên lý chính trị của Vatican là khi thế quyền còn mạnh thì hợp tác với thế quyền để bảo vệ, phát triển giáo hội và chỉ đòi thế quyền thực hiện tự do tôn giáo theo chuẩn mực của Tòa Thánh. Khi thế quyền suy yếu dẫn đến không còn đủ sức dẫn dắt xã hội nữa thì Vatican sẽ hợp tác với khối đòi cải cách trong chính quyền cũng như quần chúng để tìm một giải pháp chính trị tốt hơn nhằm đưa đất nước và dân tộc nhanh chóng đi vào chuyển hóa để sớm mang lại ổn định cho quốc gia, có lợi cho tất cả. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là một bộ phận của Vatican, nên sẽ cần thực thi các quyết nghị, chủ trương lớn từ Vatican sau khi Vatican đã có những đàm phán, giao kết với nhà nước Việt Nam. Cuộc hỗ trợ quần chúng đòi công bằng-công lý của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với Formosa Hà Tĩnh tới đây không biết sẽ đi về hướng nào sau khi các phái bộ Việt Nam và Vatican đàm phán với nhau Trái bóng đang ở chân nhóm cải cách trong nội bộ Đảng CSVN, nhất là ở tư duy của Quang thân vương, người được tôi cho là có tiếng nói ảnh hưởng nhất trong việc phát triển quan hệ đối ngoại của Việt Nam và giữ gìn an ninh quốc gia hiện nay Chúng ta chỉ có thể chờ đợi và quan sát hai bên, nhưng dù thế nào, chúng ta cũng cần luôn thực thi quyền yêu nước của mình trong "vấn đề Formosa" và chính trị nói chung Nguyễn An Dân 24/10/2016 * Bài của tác giả gửi đến TTHN (Tin tức Hàng ngày) Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 24, 2016 | 24.10.16
  13. Luân Lê Theo Fb Luân Lê Các sản phẩm Masan đang bị cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay Như theo nhiều bài báo đã đưa tin về việc hãng nước chấm Masan liên tục quảng cáo "không trung thực", như khẳng định sản phẩm không có chất cấm thì xét nghiệm lại có chất cấm, nói sản phẩm được làm từ thịt xương hầm nhưng lại toàn chất siêu ngọt, quảng bá rằng mì Omachi làm từ khoai tây nhưng chỉ 5% thành phần là khoai tây,... Trước đó, là chuyện Tân Hiệp Phát xuất hiện nhiều chai nước có ruồi, gián, cặn bẩn và vẩn đục, liên tục ở nhiều nơi và trong một thời gian khá dài, nhưng lại không đứng ra chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình mà sẵn sàng đẩy khách hàng vào tù bằng những hành xử của kẻ trọc phú coi trời bằng vung. Rồi lại đến chuyện của công ty đồ uống URC với C2 hay nước tăng lực chứa chất độc hại là kim loại nặng (chì) vẫn được tuồn ra thị trường tiêu thụ trước sự thản nhiên của nhiều người trong cuộc và trước sự sợ hãi đến bàng hoàng của người dân toàn xã hội. Và đến nay, hãng Taxi Mai Linh cũng lại rơi vào tình trạng bị tẩy chay trên toàn quốc chỉ bởi cho rằng đã từ chối phục vụ nhu cầu chính đáng đối với khách hàng của mình vì một quyết định ngoài luật pháp và hợp đồng từ trước. Nhưng, bất chấp tất thảy, có những lập luận xằng bậy cho rằng, việc tẩy chay các hãng nước chấm, đồ uống hay dịch vụ vận chuyển nêu trên chỉ là dân Việt đang tiêu diệt các thương hiệu Việt, và họ cho rằng việc tẩy chay đó có nghĩ đến tình trạng mất công ăn việc làm của hàng ngàn công nhân, người lao động cho các công ty đó hay không? Đến đây, tôi tự hỏi, từ khi nào mà ở cái xứ này lại tồn tại một loại tư duy cho rằng, sự thương cảm về cuộc sống của một nhóm người làm công lại quan trong hơn sự an nguy của cả một cộng đồng mà bỏ qua những hành vi không được phép (bất hợp pháp) của một doanh nghiệp, lại sẵn sàng được dung túng và chấp nhận để đánh đổi trong quan điểm của một vài con người nào đó? Họ định tiếp tay cho những hành vi gian manh, dối trá và gây hại cho con người, cho cộng đồng từ các doanh nghiệp bằng cách đưa ra mặc cả về những lợi ích sinh tồn của vài cá thể làm cho những doanh nghiệp bất chấp trong kinh doanh mà kiếm chác lợi ích đó để cốt sao cho nó được tiếp tục tồn tại trên thị trường? Kinh tế, các yếu tố và những quy luật vận động của thị trường, tự nó quyết định số phận của một doanh nghiệp thông qua sản phẩm và sự an toàn của thứ mà xã hội có thể đặt niềm tin khi sử dụng, đương nhiên không thể loại bỏ trách nhiệm kiểm soát chất lượng mang tính bắt buộc từ nhà nước trước khi được lưu hành để tiêu dùng. Làm ăn mà bất chấp thủ đoạn, gian manh, dối trá và cả dùng những hành động bất nhẫn, trái luân lý thông thường thì hẳn nhiên phải dẹp bỏ và hơn thế là cần phải đưa ra trước luật pháp để xử lý nghiêm minh những hành vi bất chính ấy. Công nhân, không làm ở doanh nghiệp này thì sẽ tìm đến công ty khác, không ở nơi này thì sẽ đến vùng kia. Nhưng tuyệt nhiên, không thể lấy miếng cơm, manh áo của một nhóm người để che lấp hay đưa ra để mặc cả cho những sai phạm của kẻ mà nếu được chấp nhận cho nó tồn tại thì chính họ, những người công nhân, cũng đang tiếp tay làm điều ác, tạo ra những thứ xấu xa, nguy hại cho xã hội, và cũng chính họ đang tham gia chung tay vào việc tạo nên những độc tính có thể giết chết con người, tổn hại sức khoẻ, tàn phá nhân cách, sự an toàn và cả sự lành mạnh của thị trường của một quốc gia. Quan trọng hơn lợi ích, đó là an nguy của dân tộc và nòi giống của những thế hệ tiếp sau. Hãy chung tay để gây dựng nên một đất nước, quê hương đáng tự hào về những điều tử tế, văn minh, chứ không phải để sống như những kẻ sẵn sàng bán rẻ mọi thứ, chu để có được lợi tức của mình. (Dân Luận)
  14. Một xã hội như các ông thường hô hào, kêu gọi xây dựng là công bằng, bình đẳng và văn minh thì không có cái chuyện bên trọng bên khinh. Ông bộ trưởng, nghĩ rằng đánh nữ nhân viên Vietnam Airlines mới là chuyện không nhỏ; còn chuyện của dân đen, công an chọi đá vào mặt chảy máu thì là chuyện kệ cha chúng nó phải không ông? Tréo cẳng ngỗng Mấy ông cộng sản điều hành quốc gia theo cái kiểu dốt nát, ngẫm nghĩ mà cũng thấy mắc cười! Các cấp lãnh đạo đã "dốt" mà lại còn cấm dân mở miệng thì đất nước sẽ "nát" thôi. Suốt cuộc đời, qua nhiều thế hệ của cộng sản cũng ngu muội không bao giờ cất đầu lên nỗi! Đừng "cố chịu đấm ăn xôi" mà làm gì cho mất công đảng ơi! Nếu tính ra từ ngày thống nhất đất nước cho đến nay đã hơn bốn mươi năm; cũng cùng thời gian như thế thì hai quốc gia sau chiến tranh bị tàn phá đổ nát, tan hoang như là Đức và Nhật (tức là vào khoảng năm 1985), những ai có theo dõi tình hình kinh tế, xã hội hai quốc gia này trong giai đoạn đó thì biết, đời sống dân của họ lúc đó so với dân Việt bây giờ như thế nào liền. Trong bốn mươi năm sau chiến tranh, xã hội của người ta đã đi vào nề nếp coi như là ổn định, và cho đến ngày hôm nay thì như chúng ta đã thấy, khỏi cần phải kể ra từng những khía cạnh nhỏ trong đời sống của người ta thì ai cũng đã biết hết rồi (nên nhớ, đất nước người ta không có "rừng vàng, biển bạc") Còn đất nước mình ngộ quá phải không em! Đã hơn bốn mươi năm rồi, ông tổng bí thư đảng thì lại đi loay hoay chống tham nhũng, đi chỉ đạo điều tra xe bản số xanh...; còn chuyện biển đảo, biên giới đất liền, ô nhiễm thì chớ hề hé môi chỉ đạo một tiếng. Đáng lý ra công việc xử lý hình sự là công việc các bộ dưới quyền điều hành của ông thủ tướng. Ông thủ tướng thành lập ra ban bệ chống tham nhũng thì mới hợp lý quá xá quá đi chứ. Bởi lẽ, ông nắm hầu như các bộ và ban ngành. Người chi tiền thì mới có trách nhiệm với đồng tiền mà họ bỏ ra; biết ở đâu hao hụt và lời lỗ như thế nào. Nhưng khổ nỗi ông thủ tướng tiền nhiệm là một con người vô trách nhiệm; là trùm tham nhũng và nuôi một loạt đàn em dưới trướng cũng toàn là một đám tham nhũng, ăn hại, phá nát quốc gia; cho nên được đàn em tín nhiệm cao(!). Rồi ông thủ niễng đương nhiệm thì đi chỉ đạo ba cái chuyện lặt vặt cỏn con mà đáng lý ra phía công an cỡ cấp quận hay thành phố cũng có đủ thẩm quyền để giải quyết. Các ông toàn là làm những chuyện tào lao! Người mình thường ví: "lấy dao mổ trâu để giết gà". Hoặc là người ta có thể nói, khả năng lãnh đạo của ông thủ niễng thuộc loại tầm nhìn "đàn bà không đái qua ngọn cỏ" Mới đây đọc cái tin: "Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: không thể nói đánh nhân viên sân bay là chuyện nhỏ". Đấy! Ông bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ cũng phải lên tiếng đấy! Chuyện vi phạm đạo đức của xã hội này nằm trong khung hình sự chắc chỉ mình ông biết ha?! Ông Dũng ơi, một đứa con nít cũng biết ông ạ! Ông nói: "là hành động khiếm nhã, vô văn hóa", và ông khẳng định: cán bộ bên giao thông đánh nữ nhân viên hàng không là "vụ việc không nhỏ, thủ tướng đã có chỉ đạo, xử lý"(!) Cái chuyện đánh người là phạm pháp thì ai cũng biết. Không những nữ nhân viên hàng không mà cả ngay công an đánh dân hay dân đánh công an cũng đều là phạm pháp cả. Một xã hội có kỷ cương thì chuyện của ai, trách nhiệm tới đâu thì bộ phận nào phải giải quyết. Không ai đi ra lịnh, chỉ đạo loạn xạ như thế. Một đoạn phim trên Dân Làm Báo do anh Bạch Hồng Quyền thâu lại: một phụ nữ vì ngăn cản phá cây thánh giá của họ đạo, bị công an chọi đá tét một đường trên mặt. Vậy xin hỏi ông bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong chuyện này so với chuyện đánh nữ nhân viên Vietnam Airlines thì có phải cũng là chuyện "không nhỏ"? Một xã hội như các ông thường hô hào, kêu gọi xây dựng là công bằng, bình đẳng và văn minh thì không có cái chuyện bên trọng bên khinh. Ông bộ trưởng, nghĩ rằng đánh nữ nhân viên Vietnam Airlines mới là chuyện không nhỏ; còn chuyện của dân đen, công an chọi đá vào mặt chảy máu thì là chuyện kệ cha chúng nó phải không ông? Nếu như gọi là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tôi yêu cầu ông thủ tướng phải có chỉ đạo, xử lý chuyện "không nhỏ" công an chọi đá vào mặt dân giùm cái. Chuyện dài tệ hại của dân nước mình sau hơn bốn mươi năm, nói hoài cũng không hết! Đất nước rối nùi như nồi canh hẹ; điều hành chỉ đạo, xử lý loạn xà bần mà ông tổng lú toàn diện gọi chung là suy thoái đạo đức đấy! Nguyễn Dư (Dân Làm Báo) Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 24, 2016 | 24.10.16
  15. Những sự kiện như vậy mới thấy một điều rằng cho dù nhà cầm quyền bỏ tù thêm vài chục Mẹ Nấm nữa thì cũng không thể nào cản nối một trào lưu của cả dân tộc đó là đất nước cần tự do, mà việc bắt giữ chỉ có tác dụng giúp tăng thêm quyết tâm cho những người trẻ, và tô vẽ thêm hình ảnh tàn bạo của chính quyền trong mắt nhân dân và phán xét của lịch sử. Thêm chú thích Đất nước những ngày qua Có vài sự kiện xã hội đáng chú ý trong những tuần qua mà nhìn vào đó chúng ta sẽ thấy một bên là xã hội đang trưởng thành nhanh chóng và bên còn lại là một đảng cầm quyền độc đoán đang trở nên suy yếu và trên đà tan rã. Sự kiện thứ nhất có lẽ là những bài viết của Huy Đức đánh trực diện vào Đinh La Thăng. Trước hết, hãy bỏ qua một bên những câu hỏi rằng ai cung cấp những tài liệu cho Huy Đức và có phải Huy Đức chống Đinh La Thăng ngoài mục tiêu tiêu diệt những kẻ phá hoại đất nước hay có thêm mục đích nào khác. Đó không phải là mục tiêu của bài này, và đó cũng chỉ là một góc nhìn hẹp. Một góc nhìn rộng hơn đối với những người hoạt động chính trị là liệu rằng việc làm của Huy Đức có giúp Việt Nam nhanh chóng tiến nhanh về một xã hội dân chủ hay giúp nhanh chóng làm tan vỡ chế độ độc tài hay không. Câu trả lời sẽ là có. Khi những bài viết càng ngày càng được tung ra, mà nói như nhiều người, như là những cái thòng lòng ngày càng siết chặt vào cổ Đinh La Thăng, nó đưa ra một bằng chứng rõ ràng nhất cho các đảng viên cộng sản rằng không một quan chức tham nhũng nào là an toàn ở đất nước này. Mà những quan chức cộng sản nào trong chế độ mà không tham nhũng, quà cáp, hay có những thiếu sót về quản lý kinh tế? Đó là một đa số, vì nếu nó là một thiểu số thì Việt Nam không phải chịu hoàn cảnh như ngày hôm nay – một đất nước nghèo đói trên bờ của vỡ nợ. Sống trong một tâm trạng nơm nớp như vậy, cách những đảng viên cộng sản làm sẽ là theo gót của Trịnh Xuân Thanh là làm gì thì làm nhưng luôn trong tâm thế là chạy. Một đảng chính trị cầm quyền đất nước mà đảng viên chỉ chực thừa cơ bỏ chạy thì cái ngày đảng đó tan rã hay sụp đổ nó có thể diễn ra một cách vô cùng nhanh chóng khi có một sự kiện bất ngờ nào đó vượt tầm kiểm soát của nhóm lãnh đạo. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biết điều đó nên nhiều lần ông đã từng nói «đánh chuột đừng đánh vỡ bình» hay «chống tham nhũng khó, vì ta tự đánh vào ta». Vì đánh mạnh quá thì dẫn đến vỡ đảng, mà không đánh thì tham nhũng nó sẽ đục khoét ngân quỹ quốc gia, làm lụn bại nền kinh tế. Nhưng đánh nhè nhẹ như ông Tổng bí thư thì nó chỉ có tác dụng làm đảng yếu từ từ, làm tụi tham nhũng lo vun vén hơn, và lót ổ kỹ hơn để chuẩn bị chạy, vì họ không biết ngày mai Đảng có sờ tới mình hay không. Giờ đây, sau những câu chuyện của Huy Đức và tấm gương Đinh La Thăng, họ càng cẩn trọng hơn. Những người cẩn thận hơn có lẽ sẽ xa rời Đảng và ẩn dật sau khi đã kiếm chác, làm khởi phát một trào lưu âm thầm thoái Đảng không thể ngăn được. Sự kiện thứ hai là những bài viết của Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) viết về Trịnh Xuân Thanh. Hãy bỏ qua những tiểu tiết xung quanh câu chuyện Trịnh Xuân Thanh ở đâu, làm gì, ai đứng đằng sau ông, cũng như có nên ủng hộ ông không. Như đề cập bên trên, một lần nữa, đó không phải là mục tiêu của bài này. Chúng ta hãy nhìn vào những diễn biến đó để cho thấy rằng nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến cục diện chính trị Việt Nam. Những bài viết của Bùi Thanh Hiếu về Trịnh Xuân Thanh và ông Tổng bí thư gợi tôi nhớ đến những hoạt động của các nhóm chính trị của Liên bang Nam Tư thực hiện trong giai đoạn chống lại nền độc tài của ông tổng thống gốc cộng sản Slobodan Milošević. Bằng các tiểu phẩm vừa hài hước vừa châm biếm, lôi cuốn công chúng trong việc chế giễu ông Tổng bí thư, mà từ đó hình ảnh ông Tổng bí thư được tô vẽ trong lòng dân chúng không khác gì một thằng hề, vừa ngu ngơ vừa độc đoán. Nhờ những tiểu phẩm như vậy, công chúng dần bớt đi sự sợ hãi và sự tôn trọng những người cầm đầu chính quyền. Và khi mà dân chúng vừa không sợ hãi vừa khinh bỉ nhà cầm quyền thì ngày cuối cùng của chế độ là một con số đếm được. Những bài viết của Bùi Thanh Hiếu có những tác dụng tương tự vậy, chứ không chỉ là những bài viết câu khách hay đơn giản nhằm bảo vệ một người mà anh nhận là bạn. Sự kiện thứ ba là tính dấn thân xã hội của cộng đồng Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Một quốc gia chỉ trở nên có tương lai khi những người cùng chung sống quan tâm và có trách nhiệm lẫn nhau. Khi những người trẻ bắt đầu quan tâm đến xã hội, đến những người xung quanh, khuyên nhau đừng im lặng với những sai trái của xã hội thì đó là một dấu hiệu đáng mừng rằng rồi đây mọi người sẽ từ từ nhận ra một chân lý là chúng ta chính là những chủ nhân của đất nước, là người chịu đựng và chịu trách nhiệm cuối cùng cho những điều xảy ra trên chính đất nước mình. Sức lan tỏa trong chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt, lên tiếng với Formosa, tẩy chay Mai Linh hay Masan, cho thấy sự lớn mạnh này. Sự kiện thứ tư là sự bế tắc của nhà cầm quyền trong việc đưa ra một chiến lược kinh tế nhằm lái con thuyền Việt Nam ra khỏi cơn khủng hoảng. Ngân sách hầu như đã cạn kiệt. Để trả nợ công và chi tiêu, chính phủ chủ yếu cho phát hành trái phiếu để vay nợ trong nước, bán công ty nhà nước, và mượn tiền từ Quỹ Bảo hiểm Xã hội. Dự kiến vay tổng cộng khoảng 20 tỉ đô la Mỹ cho năm 2016, phần 15 tỉ đô la là trả nợ, phần còn lại là trang trải chi tiêu. Để ý một điều đây là những hành động mang tính đối phó và các nguồn thu này không bền vững. Số lượng công ty nhà nước có giá trị theo nghĩa làm ăn có lời là một con số nhỏ hữu hạn, chừng vài chục. Nguồn thu từ dầu mỏ từ nay trở về sau sẽ chỉ còn là một con số vô cùng khiêm tốn, vì hoạt động khai thác dầu mỏ nếu tiết kiệm, bỏ qua các thất thoát hay tham nhũng, may ra mới có lời chút ít vì các dự báo giá dầu cho năm 2017 chỉ trong vòng 55 đô la Mỹ/thùng, trong khi chi phí khai thác dầu ngoài khơi ở mức khoảng 40 đô la Mỹ/thùng. Trong khi đó, nền kinh tế ngày càng đi xuống khiến cho thuế thu được từ cá nhân và doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm. Cùng với mức nợ càng ngày càng lớn, do chính phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ, ngày chính phủ tuyên bố vỡ nợ có lẽ sẽ không xa, vì trong tình hình hiện tại huy động đủ 20 tỉ đô la Mỹ/năm trong những năm sắp tới là công việc vô cùng khó khăn, nhất là khi các ngân hàng đã được huy động hết sức để mua trái phiếu, Quỹ Bảo hiểm Xã hội đã được vét sạch, và các công ty đã bán dần hết. Nhìn lại những sự kiện như vậy mới thấy một điều rằng cho dù nhà cầm quyền bỏ tù thêm vài chục Mẹ Nấm nữa thì cũng không thể nào cản nối một trào lưu của cả dân tộc đó là đất nước cần tự do, mà việc bắt giữ chỉ có tác dụng giúp tăng thêm quyết tâm cho những người trẻ, và tô vẽ thêm hình ảnh tàn bạo của chính quyền trong mắt nhân dân và phán xét của lịch sử. Vì khi mà những người trẻ thấy rằng họ có chung số phận với đất nước mình thì hoặc là họ tiếp tục sợ hãi, chịu đựng những sai trái và bất công suốt cuộc đời, hoặc là họ nên làm điều gì đó để thay đổi hiện trạng này. Tôi tin là họ sẽ lấy lựa chọn thứ hai, vì họ còn cả một tương lai ở trước mặt. Nước Việt Nam có trở nên hưng thịnh hay không là nhờ ở bàn tay và tấm lòng của các bạn trẻ là vậy. Nguyễn Huy Vũ (FB Nguyễn Huy Vũ) Đăng bởi Tiểu Nhi on Sunday, October 23, 2016 | 23.10.16
  16. Như vậy, theo Nguyễn Phú Trọng, “tự diễn biến” có nghĩa là: Không do bất cứ xúi dục nào từ bên ngoài, người Cộng Sản đã tự họ từ giã chủ nghĩa Marx Lenine bằng cách “suy thoái về tư tưởng chính trị , đạo đức, lối sống”. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một mộng thoại. Mộng du là đi lang thang trong cơn ngủ mịt mù. Mộng thoại là nói vu vơ giữa giấc ngủ trùng vây trong tăm tối. TBT Nguyễn Phú Trọng chống diễn biến tại Hội nghị Trung ương 4. Nguồn: internet Ngày 9/10/2016, tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN đã khai mạc hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XII bằng một diễn từ nhấn mạnh vào đề tài chỉnh đảng. Ông Trọng phát biểu: “Tăng cường, chỉnh đốn đảng, ngăn ngừa, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; và một số vấn đề quan trọng khác”. Nhận định về mức độ trầm trọng của căn bệnh “tự diễn biến”, ông Trọng nhìn nhận: “Tình trạng suy thoái , “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn chưa được ngăn chặn đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường”. Như vậy, theo Nguyễn Phú Trọng, “tự diễn biến” có nghĩa là: Không do bất cứ xúi dục nào từ bên ngoài, người Cộng Sản đã tự họ từ giã chủ nghĩa Marx Lenine bằng cách “suy thoái về tư tưởng chính trị , đạo đức, lối sống”. Nói cụ thể hơn, ngày nay, CSVN đã: (1) Triệt để bôi bỏ cuộc đời sống bám vào chế độ tem phiếu để ồ ạt sản sinh ra xã hội tư bản rừng rú. Trong cảnh rừng rú hiểm ác kia, đảng CSVN vỡ vụn thành nhiều nhóm quyền lợi xâu xé lẫn nhau. Trong mỗi nhóm quyền lợi kia, “tình đồng chí” lặng lẽ nhưng gay gắt biến thành “tình đồng bọn”. (2) Trên địa bàn thống trị, tệ nạn tham nhũng vô tiền khoáng hậu được các “nhóm đồng bọn” cụ thể hóa thông qua chính sách cai trị xã hội theo bốn chuẩn mực: a) Nhất hậu duệ: cha con, họ hàng, đồng hương phân bổ cho nhau những vị trí thống trị xã hội. b) Nhì quan hệ: do “quan hệ” kiểu “có đi có lại” của giới giang hồ, những đồng bọn chia nhau ghế các loại lãnh đạo chính trị, kinh tế… c) Ba tiền tệ: mua quan bán tước là con đường công danh của những ai không là hậu duệ, không có “quan hệ” . d) Tư trí tuệ: Trong những xã hội lành mạnh, trình độ học vấn là chuẩn mực quan trọng hàng đầu giúp một người tiến thân trên đời sống. Dưới chế độ tư bản rừng rú trí tuệ chỉ là xa xỉ phẩm tinh thần. Thông qua bốn chuẩn mực xây dựng hệ thống quan chức kể trên, xã hội Việt Nam thực sự điêu tàn: biển chết, cá chết, sông chết, hồ chết, bầu trời chết, đồng chí giết đồng bọn, đồng bọn giết đồng bào, đồng bào giết lẫn nhau… Nguyễn Phú Trọng chống tự diễn biến bằng cách kéo đảng CSVN, kéo xã hội Việt Nam trở về với đời sống “ổn định” kiểu ngục tù của Cộng Sản cỗ xưa ư? Kinh nghiệm thăng trầm của xã hội đã dạy cho loài người bài học rằng: Tinh thần và vật chất tác động xoay chiều. Hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc chi phối lẫn nhau. Hạ tầng cơ sở là vật chất, là đời thực của dân gian, là xã hội tư bản rừng rú. Với hạ tầng cơ sở này thì thượng tầng kiến trúc nào được xem là tương ứng? Thượng tầng kiến trúc là tinh thần, là tương quan thống trị – bị trị. Thượng tầng tương ứng với hạ tầng tư bản rừng rú chính là đảng-CSVN-tự-diễn- biến-theo-hướng-rối-loạn-hàng- ngũ. Chống tự diễn biến ư? Nguyễn Phú Trọng và CSVN vận dụng qui luật nào của chủ nghĩa Marx để tái lập trật tự xã hội theo khuôn mẫu: hạ tầng cơ sở kinh tế tem phiếu “sống êm ả” với thượng tầng kiến trúc “CS răng đen mã tấu”? Câu trả lời là sự im lặng tuyệt đối. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một mộng thoại. Mộng du là đi lang thang trong cơn ngủ mịt mù. Mộng thoại là nói vu vơ giữa giấc ngủ trùng vây trong tăm tối. Không còn nghi ngờ gì nữa: chống tự diễn biến đúng với ước mong của Nguyễn Phú Trọng vĩnh viễn là một ảo vọng. Vậy thì, tự diễn biến là gì? Tự diễn biến sẽ đi về đâu? Vươn mình lên khỏi mặt đất, cây cỏ đâm chồi, nẩy lộc. Ra khỏi lòng Mẹ, con người dấn thân vào vô số suy nghĩ, vô số hành động. Từ đó, con người trưởng thành… Sống đồng nghĩa với vận động. Vận động chính là sự phô diễn đời sống trong cõi dương gian. Tuy nhiên vận động không hề là, không thể là một đường thẳng trơn tuột, không biến cố, không trở ngại. Đứng trước mỗi bế tắc của dòng đời, con người cần phô diễn đời sống bằng cách đưa ra những ứng biến hợp lý. Đó là chân ý nghĩa của nhóm chữ “tự diễn biến”. Một người ăn trúng thực phẩm độc hại, lập tức người nhiễm độc phải nôn mửa để tống xuất chất độc ra khỏi cơ thể. Như vậy là người bị ngộ độc đã tự diễn biến về mặt sinh lý. Một người làm việc trong một xí nghiệp bị giới chủ bóc lột tàn tệ. Công nhân này kết hợp công nhân khác để cùng nhau đòi hỏi chủ nhân phải ngưng ngay hành động bóc lột. Như vậy là giới công nhân đã tự diễn biến về mặt tâm lý. Tự diễn biến và đời người gắn bó với nhau như hai lá phổi tìm tới khí trời. Sống đồng nghĩa với tự diễn biến. Ngôn ngữ Việt Nam diễn tả hoạt động tự diễn biến trong dòng sống bằng hai chữ NHÂN DÂN. Nhân là con người ổn định, con người tĩnh cả tâm lý lẫn sinh lý. Nhân là con người thường hằng toàn thiện toàn mỹ. Dân là con người sống trong thực tiễn xã hội, con người động trên mọi góc độ của đời sống. Dân khi thiện khi ác, khi tin yêu khi ngờ vực, khi chân thành khi dối trá, khi bao dung khi quá khích nghiệt ngã… Thế nhưng thật là kỳ lạ: Nhân với dân như hình với bóng. Trong cùng hung cực ác, dân vẫn thiết tha nghĩ tới nhân qua những khiển trách gay gắt của lương tâm, của nhân. Tiếng lương tâm là tiếng gọi tha thiết nhất, bền bỉ nhất, gọi rằng dân hãy tìm về nhân, nhân là nguồn hạnh phúc, nguồn ổn định đích thực của dân. Đây là lý do giải thích tại sao trong ngôn ngữ Việt Nam chữ nhân và chữ dân họp lại thành từ ngữ nhân dân. Quá trình sống của mỗi người là quá trình vượt thắng khó khăn để dân tìm về nhân, thể hiện nhân. Mỗi vượt thắng vừa kể chính là một tự diễn biến. Tự diễn biến là nghĩa vụ làm người cao nhất, lớn nhất. Con đường nào có thể giúp con người thực thi nghĩa vụ tự diễn biến ? Người cảnh sát có nghĩa vụ điều hành giao thông. Muốn hoàn tất nghĩa vụ này, người cảnh sát phải có quyền phạt những tài xế vi phạm luật lệ giao thông. Ở đâu có nghĩa vụ, ở đó phải có quyền. Nghĩa vụ và quyền như hai mặt không tách rời của một bàn tay. Nghĩa vụ làm người là nghĩa vụ tự diễn biến để dân tìm về nhân. Vì vậy con người hiển nhiên phải có quyền làm người. Đó là Nhân quyền. Nhân quyền khi đi vào xã hội của từng quốc gia đã biến thành dân quyền. Dân quyền được pháp lý hóa thông qua thể chế dân chủ đa nguyên. Nói ngắn và gọn: Nguyễn Phú Trọng không thể chống tự diễn biến bằng cách lôi kéo đảng viên trở về kết hợp với đảng theo đúng trật tự của thời kỳ CS sống dưới chế độ tem phiếu, chế độ bao cấp. Tình trạng tự diễn biến hiện nay tại Việt Nam chính là tình trạng dân tìm đường về với nhân. Đây là xu thế tất yếu của lịch sử loài người. Từ rất nhiều thập niên qua, duy vật sử quan đã bị ném vào hố rác của những tư tưởng bệnh hoạn. Sử quan ngày nay chính là sử quan dân chủ nhân quyền. Chẳng những không nên và không thể chống tự diễn biến. Hãy chấp nhận và hỗ trợ tự diễn biến bằng những hành động tích cực xây dựng tại Việt Nam môt xã hội dân chủ nhân quyền chính danh. Đó là lòng dân và đó là mệnh lệnh của lịch sử. Đỗ Thái Nhiên (FB Đỗ Thái Nhiên)
  17. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-10-21 Thủy điện Hố Hô xả lũ hôm 17/10/2016, góp phần gây lũ lớn tại vùng hạ du Hương Khê, Hà Tĩnh. Courtesy baodatviet.vn Khi chính sách sai lầm được tận dụng “Phát triển thủy điện ồ ạt là một sai lầm lớn,” báo chí chính thức của Việt Nam dẫn lời các chuyên gia đã mô tả mặt trái đen tối của hàng trăm dự án thủy điện trên cả nước. Thủy điện Hố Hô, một công trình nhỏ với tên gọi khó đọc nằm trên địa bàn hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, đã trở thành giọt nước tràn ly gây bất bình trong công luận. Nhà máy thủy điện này đã bất ngờ xả lũ với lưu lượng lớn chiều tối 13/10/2016 trong bối cảnh chính quyền địa phương huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh và người dân của 11 xã thuộc huyện này không được báo trước. Hậu quả là cơn lũ chồng lũ vừa thiên tai vừa nhân họa đã nhấn nhấn chìm nhà cửa, tài sản, mùa màng của 5.000 hộ dân huyện Hương Khê Hà Tĩnh. Thủy điện Hố Hô trở thành kẻ tội đồ trên báo chí Việt Nam và một lần nữa giới khoa học lật lại hồ sơ nhiều tranh cãi của các dự án thủy điện trên cả nước. Mặt trái của dự án thủy điện nhỏ Báo Mạng Một Thế Giới ngày 19/10/2016 có bài phân tích, cho thấy dự án thủy điện Hố Hô là một công trình có quá nhiều vấn đề. Theo đó sản lượng điện 25,5 triệu kwh một năm của Hố Hô chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của 1 huyện tại Hà Tĩnh trong một năm. Về nộp thuế năm 2013 thủy điện Hố Hô nộp thuế khoảng 1,9 tỉ đồng, năm 2014 giảm xuống còn 1 tỷ 673 triệu đồng, kế hoạch năm 2015 cũng gần tương tự mức này. Như vậy, nhà máy thủy điện Hố Hô nộp ngân sách chưa đến 2 tỉ đồng một năm, nhưng khi xây dựng đã ngốn hết 1.000 ha rừng của địa phương. Tờ báo đặt câu hỏi, với thủy điện Hố Hô Hà Tĩnh lợi hay thiệt. Và nếu địa phương nào cần 1 nhà máy thủy điện như Hố Hô, cứ tính thử, có nên “rước” về để hứng lũ chồng lũ hay không? Trả lời Nam Nguyên vào tối ngày 20/10/2016, Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại Học Cân Thơ đưa ra nhận định chung: “Khoảng 20 năm nay rất nhiều dự án thủy điện phát triển dày đặc ở miền Bắc và miền Trung. Có rất nhiều dự án không tạo ra sự an toàn về mặt môi trường và xã hội của khu vực nó đặt dự án. Có một số người lợi dụng thủy điện đó, trước tiên họ được phá rừng và khai thác rừng đó…khi vận hành thì không theo cách thức khoa học trong quản lý tài nguyên lưu vực sông, họ chỉ giữ nước và sử dụng nước đó để phát điện tối đa để tạo ra lợi nhuận cho mình, mà không để ý tới hậu quả của việc vận hành những thủy điện đó. Cho nên chúng ta thấy có rất nhiều câu chuyện cho rằng, đôi khi thủy điện làm cho lũ lụt thêm trầm trọng và khô hạn sớm gay gắt.” Phải chăng các nhóm quyền lợi đã khuynh loát chính sách ở Việt Nam, trong đó có vấn đề phát triển thủy điện nhỏ ồ ạt bất kể hậu quả. Hiện trường lòng hồ thủy điện Sông Bung 2 sau khi ống dẫn nước bị vỡ sáng 14/9/2016. Photo courtesy of vtc.vn Ngày 18/10/2016 trả lời phỏng vấn của VietnamNet, Giáo sư Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam đã mô tả góc khuất của các dự án thủy điện nhỏ. Nhà khoa học cho rằng, thủy điện cần đầu tư ban đầu, sau đó khi vận hành, không tốn kém gì. Chỉ việc đo đồng hồ điện rồi thu tiền thôi. Thế nhưng, ban đầu có thể người ta đầu tư, vẽ ra dự án hay vay được ngân hàng. Vay xong rồi, nếu có khó khăn, không trả nợ ngân hàng được thì đã có Nhà nước, món nợ trở thành nợ xấu của Nhà nước. Vẫn theo VietnamNet và Giáo sư Phạm Hồng Giang, thủy điện là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Nhưng ở Việt Nam để xảy ra tình trạng thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho hạ du thì cái lỗi chính là nhà nước đã phát triển thủy điện nhỏ và vừa một cách ồ ạt. Giáo sư Phạm Hồng Giang cho rằng, đã có tình trạng thiếu quản lý tốt về quy hoạch, về khảo sát, về xây dựng, về vận hành và thiếu giám sát một cách đầy đủ kịp thời. Cùng nhận định về vấn đề vừa nêu, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Đà Nẵng, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh phát biểu: “Thật sự có một nghệ thuật làm dự án ở Việt Nam, sau khi có các dự án thủy điện, người ta lên khai thác rừng tiền gỗ nhiều khi mang lợi lợi ích còn lớn hơn tiền đầu tư các nhà máy điện. Điều nghi ngờ này có thể thấy được, kiểm soát được và các sai lầm ở đây chính là các dự án có ảnh hưởng đến môi sinh, ảnh hưởng cuộc sống cộng đồng nhưng nó thiếu minh bạch giống như tội phạm vậy. Trong các dự án kinh tế mà thiếu minh bạch thì có rất nhiều tội phạm.” Chính sách sai lầm Báo điện tử Hải Quan cơ quan của Tổng cục Hải quan bản tin trên mạng ngày 20/10/2016 có bài với tựa trong ngoặc kép “ Đồng loạt làm thủy điện là một sai lầm lớn”. Tờ báo dẫn lời Giáo sư Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho rằng, có sự sai lầm trong qui hoạch, chưa có một đất nước nào phát triển thủy điện nhanh như Việt Nam, quy hoạch hàng ngàn thủy điện chỉ trong vòng 20 năm. Theo lời GS Vũ Trọng Hồng, xây dựng thủy điện lẽ ra phải cân nhắc rất kỹ xem vùng hạ du dùng nước như thế nào. Những tỉnh, thành có sông suối cùng đồng khởi làm thủy điện là sai lầm quá lớn và bây giờ phải trả giá. Trên Hải Quan Online, Giáo sư Vũ Trọng Hồng cho biết, trên cả nước công trình thủy điện lớn chỉ chiếm 10% tổng số các công trình thủy điện, còn lại là hàng trăm thủy điện nhỏ. Thí dụ điển hình, riêng một tỉnh Quảng Nam đã có tới 40 thủy điện nhỏ. Tình trạng này khiến cho khâu phê duyệt quy trình xả lũ tại các nhà máy thủy điện trở nên phực tạp. Theo ghi nhận của chúng tôi, ngành điện Việt Nam phân loại công trình thủy điện công suất dưới 30MW là thủy điện nhỏ, từ 30MW tới dưới 100 MW là thủy điện vừa, còn từ 100 MW trở lên là thủy điện lớn. Thủy điện Sơn La có công suất lý thuyết lên tới 2.400 MW lớn nhất Việt Nam; kế tiếp là thủy điện Hòa Bình 1920 MW, Lai Châu 1.200 MW. Hai ngày trước bài báo của Hải quan Online, hôm 18/10/2016 khi trả lời chúng tôi Giáo sư Vũ Trọng Hồng đã phân tích: “Theo tôi, những thủy điện nhỏ này có nhiều rủi ro lắm, dung tích của nó rất nhỏ cho nên lũ về mà đã tích nước rồi thì nó sẽ nguy cấp phải xả nhanh, chứ không thể như thủy điện lớn được. Thủy điện lớn mùa lũ người ta tích, mùa khô xả, nhưng thủy điện nhỏ tích ngày nào là phải xả luôn. Đó chính là nhược điểm lớn nhất của thủy điện nhỏ. Vì thế ngay lúc này, theo tôi Nhà nước nên xem xét những thủy điện nhỏ này, xếp nó vào danh mục những công trình có rủi ro lớn và phải lập một lộ trình để thủy điện này người ta dừng không hoạt động nữa…” Thủy điện miền Trung xả lũ gây lũ chồng lũ trong những ngày giữa tháng 10/2016, được cho là nhân họa góp phần với thiên tai là trận mưa lớn 800mm. Thiệt hại chung tính đến ngày 17/10/2016 bao gồm 35 người chết, 4 người mất tích, khoảng 100.000 căn nhà bị ngập nặng, thiệt hại tài sản, mùa màng rất lớn chưa có thống kê đầy đủ. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Ngoài ra Thừa Thiên Huế và Quảng Trị cũng bị ngập nhiều nơi. Xã hội Dân sự giám sát Đáp câu hỏi của chúng tôi là trong tình hình hoạt động hiện nay của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ dầy đặc ở Việt Nam, trước mắt phải làm gì để tránh lập lại những trường hợp như thủy điện Hố Hô xả lũ ngày 13 tháng 10 vừa qua, Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại Học Cần Thơ, nhận định: “Bây giờ phải có cơ chế kiểm soát, tức là phải cho người dân cũng như các cộng đồng, các nhà khoa học, hoặc các tổ chức xã hội dân sự được quyền giám sát những hoạt động đó. Những vận hành đó phải được công khai minh bạch trên các phương tiện khác nhau, để cho người dân có thể kiểm soát được, phải đưa ra qui định rõ trước khi xả lũ phải thông báo cho người dân thời gian bao lâu…và trong những điều kiện nào thì cho mở cửa van thoát nước trong hồ chứa trước khi có nguy cơ mưa bão đến gần.” Ngày 18/10/2016 Công thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra việc xả lũ của các hồ thủy điện tại khu vực miền Trung, đặc biệt là Thủy điện Hố Hô, vì dư luận cho rằng có nhà máy thủy điện xả lũ không báo trước gây bị động cho công tác ứng phó làm nhân dân chịu thiệt hại. Người đứng đầu chính phủ giao trách nhiệm này cho các bộ Công thương, Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, cũng như chính quyền các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu làm rõ trách nhiệm cúa các tổ chức, cá nhân có liên quan, xác định cụ thể trách nhiệm đền bù thiệt hại, đề xuất phương án khắc phục, báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/10/2016.
  18. Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN Đinh Thế Huynh nói rằng việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hoàn cầu Thời báo tường thuật về nội dung buổi tiếp đón của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với vị khách Việt Nam. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đang có chuyến thăm Trung Quốc trong ba ngày, 19-21/10/2016 Tại buổi tiếp ông Huynh hôm thứ Năm 20/10, Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc và Việt Nam cần phải trân trọng những phát triển tích cực trong quan hệ song phương, phải xử lý tranh chấp một cách cẩn thận và phải phát triển quan hệ hợp tác, Tân Hoa Xã đưa tin. Hoàn cầu Thời báo dẫn lời ông Tập nói tại cuộc họp rằng với nỗ lực từ cả hai phía, mối quan hệ Việt-Trung sẽ được duy trì tốt, được hợp tác toàn diện. Gọi hai nước là "một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai," ông Tập nói việc trao đổi thông tin gần gũi hơn giữa đảng cộng sản hai nước sẽ giúp hai bên đạt được sự đồng thuận chiến lược. Ông cũng kêu gọi hai đảng cầm quyền hãy tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm nâng cao năng lực của cả hai bên. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, hiện đang có chuyến thăm Trung Quốc trong ba ngày từ 19-21/10. Hai ông Đinh Thế Huynh và Lưu Vân Sơn bắt tay nhau tại Bắc Kinh Vấn đề Biển Đông Bắc Kinh trong những năm gần đây đã tiến hành nhiều hoạt động bồi đắp, cơi nới đảo nhân tạo ở Biển Đông, nơi Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác trong khu vực có tranh chấp chủ quyền Cũng trong hôm thứ Năm, ông Huynh có buổi họp với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phía chủ nhà nói cả hai nước cần bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết những khác biệt một cách thỏa đáng và thúc đẩy hợp tác hàng hải. Về phần mình, ông Huynh nói rằng Việt Nam và Trung Quốc cần phải xử lý vấn đề Biển Đông một cách đúng đắn, duy trì an ninh hàng hải và nâng cao tinh thần hữu nghị của nhân dân, nhằm xây dựng mối quan hệ song phương tốt đẹp, phát triển ổn định, trang tin China Daily nói. Tin tức về chuyến đi Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh được đăng tải rộng rãi trên nhiều trang báo Việt Nam. Quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông được ông Huynh khẳng định là theo đuổi việc giải quyết tranh chấp "bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế", theo trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), theo đó "đề nghị hai bên thực hiện đúng và đầy đủ nhận thức chung và thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước theo tinh thần "nói đi đôi với làm". (BBC) Đăng bởi Ha Tran on Saturday, October 22, 2016 | 22.10.16
  19. Cuộc đấu tranh ở Việt Nam, cho đến lúc này, thiên về hướng chống lại những bất cập và yếu kém của hệ thống điều hành đất nước và xã hội; một số cá nhân và tổ chức nói rõ là chống lại chế độ độc đảng, nguyên nhân của các bất cập. Như đã có lần nói, điều này là hết sức cần thiết, và luôn luôn cần thiết. Giờ đây, có lẽ đã đến lúc cần có sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong tư duy của những người tranh đấu ở Việt Nam. Bên cạnh việc « chống » những sai lầm trong đường lối và chính sách lãnh đạo và những hậu quả của các sai lầm đó, cần đặt lên hàng đầu mục tiêu « xây dựng » một hệ thống chính trị có khả năng giải quyết các vấn đề của đất nước. Gần đây, nhiều người, thậm chí có cả những đảng viên đảng cộng sản vốn từng giữ những chức vụ cao cấp trong đảng như ông Vũ Ngọc Hoàng, đã nói đến khả năng sụp đổ của chế độ. Mặc dù cá nhân tôi, dựa trên các phân tích của mình, không có sự lạc quan về viễn cảnh thay đổi chế độ trong tương lai gần, nhưng tôi thấy các lý lẽ và bằng chứng (của những người đưa ra dự báo về khả năng sụp đổ của chế độ độc đảng) là đúng và có sức thuyết phục. Sức thuyết phục của các lý lẽ đó càng được củng cố khi mà người dân (định nghĩa về « người dân » của tôi là : những người không đứng trong hàng ngũ lãnh đạo thì đều được gọi là « dân », dù đó là trí thức, sinh viên, học sinh, công nhân, nông dân, thương gia, tiểu thương,hay các tầng lớp khác trong xã hội) càng ngày càng cung cấp nhiều bằng chứng về ý thức đạo lý của họ, về khát vọng sống và khả năng vượt qua nỗi sợ của họ. Cũng vì thế mà chúng ta phải đối diện với câu hỏi này : nếu, vào một ngày nào đó, những cảnh báo về sự sụp đổ của chế độ trở thành hiện thực, thì lúc đó chúng ta sẽ phải làm như thế nào, chúng ta sẽ làm gì để có thể thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ dân chủ, chứ không lặp lại bi kịch lịch sử mà hiện nay chúng ta đang nếm trải : thay thế độc tài phong kiến bằng độc tài cộng sản ? Hoặc đặt câu hỏi theo một cách khác : nếu giả sử chế độ này sụp đổ, chúng ta sẽ phải làm những gì cụ thể để khắc phục các hậu quả của nó ? Và kiến tạo một xã hội tương lai như thế nào ? Câu hỏi này, các cá nhân không trả lời được. Các tổ chức xã hội dân sự cũng không trả lời được. Vậy ai có thể trả lời câu hỏi ấy ? Đó chỉ có thể là các đảng chính trị chuyên nghiệp. Chỉ có các đảng chính trị chuyên nghiệp, với các chương trình hành động, ngắn hạn cũng như dài hạn, mới có thể đưa ra các đáp án cho việc giải quyết các hậu quả hiện nay và kiến tạo một Việt Nam dân chủ. Từ lâu nhiều người đã nhìn thấy vai trò của các đảng phái chính trị ngoài cộng sản đối với vận mệnh quốc gia. Trong đó có ông Lê Trung Tĩnh, người đã viết một bài để nêu lên sự cần thiết của các tổ chức lãnh đạo và chính trị mới ở Việt Nam, đăng trên trang BBC Việt ngữ, ngày 10/1/2016. Tôi rất đồng ý với cách đặt vấn đề của Lê Trung Tĩnh, mà tôi trích lại nguyên văn ở đây : « Những người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam nên nhận lấy trách nhiệm cũng như tên gọi của những nhà hoạt động chính trị, và tiến đến thành lập những đảng phái chính trị cho Việt Nam. Bằng cách đó, họ một mặt đấu tranh cho dân chủ, một mặt tập hợp được sự ủng hộ của người dân vì đã cho người dân cơ hội thấy rõ những lựa chọn chính trị trong tương lai. Ngoài ra việc tự tin nhận trách nhiệm như những người lãnh đạo hay hoạt động chính trị cho họ một tiếng nói đối lập rõ ràng, những kinh nghiệm tổ chức quý giá, và giúp họ phê phán hay tìm cách giải quyết vấn đề của Việt Nam khi được bầu chọn thành những lãnh đạo trong tương lai. » Vấn đề là ở Việt Nam hiện nay không có một đảng chính trị chuyên nghiệp nào ngoài đảng cộng sản, mặc dầu Hiến pháp là luật pháp không hề (và không thể) cấm việc thành lập đảng. Có tồn tại một số đảng, nhưng hoàn toàn không chuyên nghiệp, và người ta cũng không biết mục tiêu chính trị và chương trình chính trị của các đảng ấy là gì. Nhiều người lo lắng rằng khi chế độ này sụp đổ Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Những người này không phải là không có lý của họ, bởi vì họ không hình dung được xã hội sẽ như thế nào, và liệu có xuất hiện một hình thái độc tài khác hay không. Những lo lắng này sẽ được giải toả khi ở Việt Nam hình thành được một số đảng, hoặc ít nhất là một đảng chính trị chuyên nghiệp đối lập với đảng cộng sản ; những đảng có khả năng đưa ra một mô hình xã hội ổn định hơn, phát triển hơn, và các quyền con người được đảm bảo hơn xã hội hiện nay. Thực ra chỉ số tối thiểu để đo một chế độ xem nó có dân chủ hay không chính là ở chỗ trong chế độ ấy phải có sự hiện diện của các đảng chính trị đối lập. Như truyền thống phương Tây là các đảng cánh tả và các đảng cánh hữu. Thậm chí ở Việt Nam thời thuộc địa cũng đã có vô số đảng, mặc dù lúc đó không thể nói là Việt Nam có chế độ dân chủ. Khi có các đảng chính trị mới ra đời ở Việt Nam, thiết tưởng tất cả chúng ta đã hiểu rằng chúng ta cần tham gia và ủng hộ các đảng đó, dĩ nhiên, với điều kiện là các đảng ấy phải thuyết phục được chúng ta bằng mục đích chính trị và chương trình chính trị của họ. Mục đích chính trị và chương trình hành động là những gì làm nên định nghĩa về một đảng chính trị. Dĩ nhiên, nếu một đảng chính trị mới mà lấy việc chống đảng cộng sản làm mục đích chính trị của mình thì đảng ấy khó lòng thu phục người dân, bởi vì người dân sẽ e sợ rằng đảng ấy chống cộng sản để rồi lại lập ra một chính thể khác mà về mức độ độc tài vẫn có thể y chang như chính thể cộng sản. Việc đưa ra một mô hình xã hội và những chương trình hành động cụ thể để xây dựng nên mô hình xã hội ấy là một điều không đơn giản, đòi hỏi phải có những chính trị gia chuyên nghiệp được đào tạo (hoặc tự đào tạo) để có khả năng làm chính trị một cách chuyên nghiệp trong bối cảnh của thế giới đương đại. Sự tồn tại và phát triển của Việt Nam đòi hỏi hai điều: thứ nhất, phải hình thành được một tầng lớp chính trị gia chuyên nghiệp như đã nói trên đây ; và thứ hai, người dân phải ủng hộ những người ấy khi họ xuất hiện, hoặc là chọn lấy một trong số các gương mặt đã xuất hiện và ủng hộ họ để đưa họ vào vị thế của một chính trị gia chuyên nghiệp (điều mà người Miến điện đã làm khi tạo ra chính trị gia Aung San Suu Kyi). Cả hai điều kiện ấy đều thiết yếu như nhau. Nguyễn Thị Từ Huy Paris, 21/10/2016 (Blog RFA) Đăng bởi Ha Tran on Saturday, October 22, 2016 | 22.10.16
  20. Trong vấn đề thiên triều đang gia tăng và đã đạt được nhiều ảnh hưởng ở ba nước Đông Dương lẫn Philipin,Thái Lan...thì dĩ nhiên thiên triều không thích thú gì khi thấy nhóm đa nguyên thân Mỹ vẫn tồn tại nhiều trong nội bộ triều đình Việt Nam. Sự chậm trễ trong việc xử lý Thăng thân vương dĩ nhiên Tập thiên tử cần tìm hiểu lý do. Ông Dinh Thế Huynh và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: VOV Hôm nay ông Đinh Thế Huynh - thường trực ban bí thư đi thăm Trung Quốc trong bối cảnh cả nước đang nhìn về lũ lụt miền trung nên ít ai chú ý. Trong đảng, ngoài tứ trụ triều đình ra thì vị trí thường trực ban bí thư là ghế quyền lực số 5,còn theo tổ chức đảng thì là phó vương. Đặc biệt ở nhiệm kỳ này thì Huynh thân vương còn được gọi là thái tử gia do giới quan sát cho rằng ông được dự bị để kế vị vạn tuế gia ,sớm thì hơn một năm nữa còn muộn thì hết khóa 12 này của đảng. Theo thông cáo báo chí thì thái tử gia sang thiên triều nhằm bàn về các vấn đề biển Đông, gìn giữ hòa bình và phi quân sự hóa trên biển, thắt chặt tình hữu nghị Trung-Việt...với Tập thiên tử. Đồng thời thái tử gia cũng gặp người đồng cấp phía thiên triều là ông Lưu Vân Sơn và Đào Tống, trưởng ban đối ngoại đảng CSTQ. Đó là về mặt công khai, còn ngầm phía sau là khác nữa. Theo nhận định của thảo dân thì thiên triều mời thái tử gia sang thăm nhằm tìm hiểu các nội dung về Hội Nghị TW 4 của triều đình vừa mới diễn ra, đồng thời quan sát các động thái "đa nguyên hóa" trong nội bộ đảng CSVN, đây là cái thiên triều phải lo ngại, Việc đảng CSVN "chuyển hóa", dù ít hay nhiều sẽ gây bất lợi cho thiên triều trong việc gây ảnh hưởng vào hoàng cung đại nội VN nên dĩ nhiên thiên triều cũng muốn thò bàn tay ngăn cản. Việc "thánh chỉ ngầm" của phe thân thiên triều bật đèn xanh cho một số cây bút tấn công vào đàn em cũa Dũng thân vương nhưng HNTW 4 lờ đi chưa xét dĩ nhiên là cái thiên triều phải chú ý. Trong vấn đề thiên triều đang gia tăng và đã đạt được nhiều ảnh hưởng ở ba nước Đông Dương lẫn Philipin,Thái Lan...thì dĩ nhiên thiên triều không thích thú gì khi thấy nhóm đa nguyên thân Mỹ vẫn tồn tại nhiều trong nội bộ triều đình Việt Nam. Sự chậm trễ trong việc xử lý Thăng thân vương dĩ nhiên Tập thiên tử cần tìm hiểu lý do. Trong tình hình mà dư luận đồn đoán là vạn tuế gia đang giảm sút ảnh hưởng và quyền lực, tôi cho rằng thiên triều cũng quan ngại về vấn đề này nên muốn tìm hiểu xem có cần ủng hộ thái tử gia đăng cơ sớm chăng? Điều này cũng có cơ sở nếu ta nhớ lại việc Đại Hội Đảng 12 đã xôn xao tin tức về việc vạn tuế gia chỉ ngồi ở ngai vàng thêm 2 năm nữa và trước đó vạn tuế gia cũng đưa Huynh thân vương sang hội kiến Tập thiên tử. Theo một nguồn tin khác không có cách gì kiểm chứng thì trong nghị trình lần này, thiên triều cũng muốn tìm hiểu đối sách của Việt Nam trong vấn đề ứng xử với công giáo và vấn đề Formosa. Quá nhiều việc quan trọng như thế đang còn lửng lơ chưa quyết trong nội tình Việt Nam nên tôi cho là chuyến đi này của thái tử gia là hết sức quan trọng, ảnh hưởng vào đối sách của thiên triều với Việt Nam trong 1-2 năm tới đây, về phía nào thì tùy thuộc vào phát ngôn và tư thế biểu đạt của thái tử gia. Trong một diễn biến khác, việc Quang thân vương chưa đi Trung Quốc sau khi nhậm chức hộ quốc thái sư cũng làm thiên triều bực bội, nhất là động thái mang tên lửa ra Trường Sa cũng làm thiên triều chùn tay trong việc ngăn cản tàu cá Việt Nam. Giới quan sát chính trị cũng đồn đoán là Quang thân vương đang cạnh tranh ngai vàng sau khi vạn tuế gia thoái vị nên tôi cho rằng Quang thân vương và Mỹ sẽ quan sát kỹ chuyến đi này của thái tử gia. Khác với thói quen kín tiếng của quan chức cao cấp Mỹ, phát biểu mới đây của ông John Kerry về việc Việt Nam "đang chuyển hóa" là cái để chúng ta thấy rằng Mỹ đang ủng hộ việc chuyển hóa của đảng CSVN. Nếu thiên triều tỏ ý muốn ủng hộ thái tử gia đăng cơ sớm thì e rằng triều đình ta lại nhiều biến động trong ngắn hạn. Tôi nghĩ rằng thiên triều sẽ mời Lâm thân vương cho chuyến thăm kế tiếp. An Dân (FB. Nguyễn An Dân) Đăng bởi Tiểu Nhi on Friday, October 21, 2016 | 21.10.16
  21. Đầu năm 2016, ngay trước đại hội XII của đảng cộng sản Việt Nam, tôi có viết một loạt bài đặt vấn đề về khả năng cải cách hệ thống chính trị ở Việt Nam. Lúc đó, phải thừa nhận rằng tôi có đôi chút hy vọng khi diễn giải kết quả của đại hội như là sự thắng thế của những lãnh đạo muốn giữ một sự độc lập nhất định với Trung Quốc và muốn chống tham nhũng, mà dẫn đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư tái cử. Nhưng gần một năm đã trôi qua, trong khoảng thời gian đó bao nhiêu thảm hoạ môi trường, thảm hoạ xã hội, đã xảy ra, mà không một dấu hiệu nào cho thấy hệ thống lãnh đạo có mong muốn và có đủ khả năng cải cách. Trái lại, người ta chỉ thấy sự gia tăng bắt bớ và đàn áp nhân quyền, đàn áp báo chí, và gần đây nhất, mới ngày hôm qua, chính quyền còn đàn áp cả những người dân khốn khổ, những người dân đã bị dồn vào chỗ không còn phương tiện sống. Đến lúc này đã có thể nói rằng, vì không có năng lực cải cách, hệ thống chính trị Việt Nam (vốn đã là nguyên nhân của mọi sự suy thoái trong xã hội và là nguyên nhân của sự kìm hãm phát triển, kìm hãm mọi phương diện) đã bước vào giai đoạn trầm kha với với vô số khối u đã đến hồi di căn vô phương cứu chữa. Nhìn đâu trong xã hội cũng thấy vấn đề : giao thông ư ? y tế ư ? môi trường ư ? kinh tế ư ? khoa học ư ? sản xuất ư ? giáo dục ư ? Có lĩnh vực nào là không có lời oán thán vang lên dậy đất ? Biển chết, đồng bằng khô cạn, trong khi thành phố lại ngập lụt, bão lũ tàn phá, nhà máy thuỷ điện xả lũ khiến dân phải chết, cá không chỉ chết vì nhà máy thép xả chất độc xuống biển miền trung, hàng tấn cá còn chết trắng cả thủ đô, và nhiều nơi khác trên đất nước. Cá chết vì độc tố, và người chết vì ung thư do hàng ngày đưa chất độc vào người thông qua thực phẩm. Một hệ thống chính trị bất lực và thất bại. Uy tín của đảng cầm quyền đã sa sút tận đáy. Chỉ cần phân tích một ví dụ, trong vô vàn ví dụ, để làm dẫn chứng cho sự bất lực của hệ thống: ví dụ về việc chống tham nhũng. Thất bại trong việc chống tham nhũng không chỉ biểu hiện ở chỗ một tội phạm tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh có thể trốn thoát một cách dễ dàng. Mà giả sử có bắt được Trịnh Xuân Thanh thì việc chống tham nhũng cũng vẫn sẽ thất bại như thường. Bởi vụ xử Trịnh Xuân Thanh, nếu có thể xảy ra, chỉ thành công khi chính quyền dám đưa ra toà tất cả những yếu tố liên quan, từ người lái xe cho ông Thanh, chủ sở hữu của cái xe hơi đắt tiền do ông Thanh sử dụng, đến người bố có cái công ty đã đứng tên căn biệt thự xa hoa do ông Thanh sử dụng, đến cấp trên của ông Thanh là ông Đinh La Thăng, đối tượng trong nhiều bài viết trên blog của nhà báo Huy Đức trong đó ông Huy Đức đã vạch ra cụ thể những gì ông Thăng đã làm. Và ông Đinh La Thăng là uỷ viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất nước, nơi quyết định mọi vấn đề của quốc gia. Loạt bài của nhà báo Huy Đức đã chạm trực tiếp đến uy tín của Bộ chính trị. Để xử vụ Trịnh Xuân Thanh còn phải đụng đến tất cả các nhân vật quan trọng tại những nơi ông Thanh từng làm việc, không chỉ Dầu khí, Bộ Công thương, Tỉnh uỷ tỉnh Hậu giang, mà còn phải đụng đến cả các nhân vật đã ký duyệt thuyên chuyển công tác cho ông Thanh, sau tất cả những sai phạm mà ông đã thực hiện, đó là Ban tổ chức Trung ương. Nếu luật pháp không xử được tất cả các đối tượng liên quan, thì Trịnh Xuân Thanh có quyền nói rằng ông ta bị oan, bởi ông ta không tham nhũng một mình. Còn người dân thì không nhìn vụ việc như là một vụ chống tham nhũng, mà như là một vụ thanh trừng phe cánh trong đảng. Vì thế, nếu không xử được đến tận mắt xích cuối cùng có liên quan đến vụ việc thì không thể coi đó là một thành công, dù có bắt và xử Trịnh Xuân Thanh. Vậy, ông Đinh La Thăng có bị đưa ra xử không ? Ban tổ chức Trung ương có bị đưa ra xử không ? Nếu ông Thăng bị xử và khai ra những người khác, cao hơn ông ta, thì những người đó có bị xử không ? Tham nhũng là con đẻ của hệ thống chính trị độc tài độc đảng, trong đó luật pháp chỉ là công cụ của đảng cầm quyền. Và một khi pháp luật chỉ là công cụ cho một đảng phái thì nó đánh mất vai trò, đánh mất giá trị, và đánh mất hiệu lực của nó. Tham nhũng chỉ có thể bị hạn chế hoặc được giải quyết khi có một nền luật pháp công minh. Một nền luật pháp công minh lại không thể tồn tại trong chế độ độc tài độc đảng. Toàn bộ sự luẩn quẩn này cho thấy rằng hệ thống chính trị độc đảng hiện tại của Việt Nam là nguyên nhân đẻ ra tham nhũng và tự nó, bản thân hệ thống, không thể giải quyết vấn đề tham nhũng. Bằng chứng là đã xử Vinashin, Vinalines, nhưng, mượn cách nói của Huy Đức, các nhân vật như Trịnh Xuân Thanh và đồng chí của ông ta lại cho ra đời những Vinashin, Vinalines khác, trong khi mà các nhân vật hưởng lợi lớn nhất từ các vụ tham nhũng thì lại không thể đụng tới. Càng chống tham nhũng, càng thất bại, tham nhũng càng phát triển và mang những bộ mặt mới, những hình thái mới. So sánh một chút để thấy rằng, nếu Thủ tướng Manuel Valls của Pháp mà ký quyết định thần tốc một cách mờ ám cho phép một công ty huỷ hoại môi trường cỡ Formosa hoạt động thì ông ta đã phải bị toà án sờ gáy từ lâu. Nicolas Sarkozy, sau khi rời khỏi ghế tổng thống liền bị gọi ra toà nhiều bận, dù rằng cho đến lúc này toà vẫn chưa có bằng chứng cho các nghi ngờ về sai phạm tiền bạc của ông ta, và vì thế ông ta vẫn ra tái tranh cử tổng thống. Nhưng giả sử các bằng chứng được thu thập thì ông ta nhất định vẫn sẽ phải hầu toà. Đó là sự khác biệt căn bản giữa một nhà nước pháp quyền như Cộng hoà Pháp và một nhà nước đảng quyền như Việt Nam. Toà án Việt Nam bất lực, không thể sờ gáy các lãnh đạo cao cấp, vì họ được đảng độc quyền bảo trợ. Tham nhũng sẽ tiếp tục là căn bệnh ung thư huỷ hoại dân tộc chừng nào quyền lực tuyệt đối còn nằm trong tay một đảng chính trị duy nhất, chừng nào còn chưa có tam quyền phân lập. Chừng nào mà cả ba nhánh quyền lực còn bị chi phối bởi sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng thì chừng đó mọi thứ vẫn còn tiếp tục suy thoái, tha hoá, và như những gì mà cựu Phó ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng đã nhìn thấy : nếu quyền lực tuyệt đối của đảng không bị kiểm soát thì đảng tất yếu sẽ suy thoái hơn nữa, và sự suy thoái của đảng sẽ dẫn tới sự sụp đổ chế độ. Nói những điều trên để dẫn tới nhận định rằng thất bại trong việc quản lý, điều hành và giải quyết các vấn đề đất nước là điều không thể tránh khỏi khi mà Việt Nam vẫn duy trì mô hình chính trị độc tài độc đảng hiện tại. Đây là một tình thế đau xót mà chúng ta phải hình dung, bởi vì đó có thể là thực tế chờ đợi chúng ta : trước khi chế độ sụp đổ thì môi trường có thể đã bị huỷ hoại hết, dân có thể đã mất hết đường sống ; nghĩa là dân tộc có thể phải chịu nhiều hậu quả quá nặng nề trước khi chế độ sụp đổ. Người Việt Nam, muốn tự cứu mình, không thể ngồi chờ chế độ sụp đổ. Thất bại không thể tránh khỏi của chính quyền đương nhiệm, của đảng cầm quyền đương nhiệm, đòi hỏi ở Việt Nam phải hình thành những đảng phái chính trị khác, những đảng chính trị có khả năng giải quyết các vấn đề của quốc gia, có khả năng cứu nước, cứu môi trường, cứu dân tộc khỏi thảm hoạ diệt vong. Đòi hỏi này giờ đây đã là một đòi hỏi cấp bách, trước tình thế tuyệt vọng mà cả nước đang lâm vào hiện nay. Nguyễn Thị Từ Huy Paris, 19/10/2016 (Blog RFA) Đăng bởi Ha Tran on Friday, October 21, 2016 | 21.10.16
  22. “Từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ chế độ độc quyền đảng trị của đảng cộng sản, từ bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013, chấp nhận hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng, gia nhập trào lưu chủ nghĩa xã hội dân chủ và đổi tên đảng. Bằng không thì nguy cơ tha hóa quyền lực dẫn đến tự sụp đổ là không thể tránh khỏi”. Chim khôn chọn cành mà đậu Trong bài “Sự trộn lẫn khái niệm của ĐCSVN”, đăng trên trang Ba Sàm ngày 16/10/2016, GS Nguyễn Đình Cống nói rất chính xác rằng cần phân biệt 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau là “Suy thoái đạo đức” và “Tự chuyển hóa tư tưởng”. Kẻ suy thoái đạo đức là kẻ xấu. Người biết tự chuyển hóa là người thức thời, thông minh, dứt khoát chia tay với những kẻ xấu không thể thay đổi. Tổ tiên ta chả từng răn dạy “Chim khôn chọn cành mà đậu” đó sao? Nhận ra được những nọc độc ở học thuyết Mác – Lenin và những tai họa do học thuyết đó gây ra, phủ định học thuyết đó, thay đổi lập trường, tư tưởng Mác-xít để đi theo một con đường khác, nhằm xây dựng một xã hội mang bộ mặt người tử tế, lương thiện, công bằng, thịnh vượng, văn minh chính là làm theo lời của tổ tiên. Chẳng phải chỉ có người Việt chúng ta mới biết thức thời. Ngay từ trước khi các quốc gia cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vào những năm 1989 và 1991, nhiều đảng cộng sản ở các nước này đã “xét lại học thuyết Mác-Lênin” và hướng sang một con đường khác là chủ nghĩa xã hội dân chủ. Xét lại và tự chuyển hóa như họ là khôn, là thức thời, tại sao chúng ta không học hỏi họ. Trong hàng ngũ những người cộng sản Việt Nam, không phải bây giờ mà lúc bấy giờ đã từng có nhiều người xét lại chủ nghĩa Mác -Lênin và thừa nhận sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Những người này đã thức thời, khôn trước chúng ta nhiều. Sau hơn hai chục năm hô hào chống tham nhũng mà vô vọng, đến nay ông Nguyễn Phú Trọng đã không dám mạnh tay chống tham nhũng. Ông nói phải thông cảm với ông vì đây là ta đánh ta. Ông sợ việc đưa ra công khai trị tội các quan tham và tha hóa của đảng trước pháp luật sẽ làm vỡ bình quý của ông. Như vậy nguy cơ đảng của ông tự sụp đổ là không thể tránh khỏi, Đến lúc này, vấn đề đáng suy nghĩ không còn là “có nên tự chuyển hóa tư tưởng hay không” mà là “Chủ nghĩa xã hội dân chủ và mô hình Bắc Âu có những ưu việt gì mà có sức hấp dẫn như thế, để chúng ta học hỏi họ, để tự chuyển hóa”. Ngày 02/2/2013, tờ The Economist đăng bài “The Nordic countries: The next super model”, đã được dịch giả Bùi Xuân Bách chuyển sang tiếng Việt với đầu đề “Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới” và đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế ngày 02/01/2015. Theo tác giả trong tờThe Economist thì các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu. Bài báo này mở đầu: Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher và tư hữu hóa”. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách tham khảo. Giờ đây các nước Bắc Âu có thể cũng đóng một vai trò như thế. Họ (các nước Bắc Âu: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan) đã tránh được cả 2 căn bệnh hiện đại là bệnh xơ cứng kinh tế của các nước Nam Âu và sự bất bình đẳng cùng cực của nước Mỹ. Họ đã giải quyết tốt khủng hoảng nợ trong những năm 1990, trong khi các nước Phương Tây bị công nợ ngập tận cổ. Họ cải cách được khu vực công, giúp nhà nước của họ hoạt động có hiệu quả và đáp ứng được những thách thức mà họ phải đối mặt. Những người Pháp tả khuynh đang hướng tới mô hình Bắc Âu và những người Mỹ bảo thủ cũng đang sợ Barack Obama ngả theo mô hình Thụy Điển. Tại sao vậy? Quả thật trong những thập niên 1970 và 1980, Bắc Âu là những nước nổi tiếng là “Đánh thuế và chi tiêu” nhưng nay họ đã thay đổi. Chi tiêu của Chính phủ đã giảm. Thuế cũng đã giảm. Thuế xuất doanh nghiệp của họ hiện nay là 22%, thấp hơn Mỹ. Họ đang tập trung vào quân bình ngân sách. Trong khi Obama và Quốc hội Mỹ đang còn ngập ngừng đối với việc cải cách phúc lợi an sinh xã hội thì Thụy Điển đã cải tạo hệ thống hưu bổng của họ. Thâm hụt ngân sách của họ chỉ chiếm 0,3% GDP, so với Mỹ là 7% GDP. Các nước Bắc Âu còn chứng minh rằng hoàn toàn có thể kết hợp chủ nghĩa tư bản cạnh tranh với guồng máy nhà nước lớn có hiệu quả và họ đã tìm ra được nhiều cách để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những thành tựu này không tách khỏi những nhân tố có tính quyết định là chủ nghĩa xã hội dân chủ và vai trò của các đảng xã hội dân chủ Bắc Âu. * Quốc tế 2 và chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu – Bắc Âu ra đời, phủ định những sai lầm của Marx: Giữa thế kỷ 19, ngày 28/9/1864, Marx và Engels đã thành lập Hội Quốc tế công nhân tại London, thủ đô Vương quốc Anh để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới. Ngay từ thời gian này, trong phong trào đã có ý tưởng “xét lại” những tiền đề mác-xít căn bản của chủ nghĩa Marx. Ý tưởng này dẫn đến quan điểm khẳng định chủ nghĩa xã hội (hướng đến sự công bằng hơn so với chủ nghĩa tư bản) mà Marx nói đến (sau này Lênin gọi là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản) có thể thực hiện thông qua những cải tổ dần dần trong hệ thống tư bản, không cần phải làm cách mạng vô sản bằng bạo lực. Người đầu tiên khởi xướng ý tưởng này là Eduard Bernstein (1850-1932). Ông cho rằng Marx đã sai lầm về dự đoán và về chiến lược. Marx kết hợp chủ nghĩa xã hội với cách mạng là sai lầm vì đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc và về bản chất. Bernstein bác bỏ học thuyết Marx về giá trị lao động và đấu tranh giai cấp. Ông cho rằng tư bản càng tích tụ thì số người giàu tăng lên, các cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản có thể khắc phục được và tiên đoán của Marx về sự sụp đổ đến nơi của chủ nghĩa tư bản là sai lầm. Phong trào xét lại chủ nghĩa Marx đã đưa đến sự chia rẽ trong phong trào công nhân quốc tế. – Tại Tây Âu và Bắc Âu, nhánh xét lại chủ nghĩa Marx đã thành lập liên minh quốc tế các Đảng xã hội (sau này còn có các Đảng xã hội dân chủ) tại Paris nước Pháp vào ngày 14/7/1869,tức là Quốc tế 2. Tham gia thành lập Quốc tế 2 có 400 đại biểu của các tổ chức công nhân ở 22 quốc gia Châu Âu và Mỹ. Quốc tế 2 đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân thế giới. Nhiều Đảng xã hội và Đảng xã hội dân chủ đã trở thành đảng cầm quyền (ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Phần Lan…). Trước khi nổ ra Thế chiến thứ nhất, do bất đồng về chiến lược, Quốc tế 2 tự giải tán vào năm 1876, đến năm 1923 thì phục hồi. – Tại Nga, Lênin lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng vô sản tháng 10 năm 1917, sau đó thành lập và lãnh đạo Quốc tế cộng sản, gọi là Quốc tế 3, phát động đường lối bạo lực, nhằm cướp chính quyền ở các nước tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản, do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo và cầm quyền. * Trào lưu dân chủ xã hội và “Con đường thứ ba” từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh: Chiến tranh lạnh trên thế giới kết thúc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Từ đó, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh, tác động sâu sắc cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó đến mọi quốc gia. Chủ nghĩa tự do mới nổi lên chiếm ưu thế ở hầu hết các nước tư bản phát triển. Chính sách của các đảng xã hội dân chủ theo con đường thứ ba, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế có một số điểm chung: 1- Kiên trì các giá trị cơ bản của trào lưu xã hội dân chủ là “Tự do, Bình đẳng, Dân chủ”. Dân chủ được xem là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội dân chủ. 2- Các đảng xã hội dân chủ phải thích ứng linh hoạt trước những diễn biến của tình hình quốc tế cũng như trong nước, nhằm từng bước thực hiện các giá trị cơ bản này. 3- Thừa nhận tính đặc thù của mỗi quốc gia (Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Đức …), tính năng động của mỗi đảng xã hội dân chủ trong việc hoạch định chính sách của mình. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra cùng với xu thế chính của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh là hòa bình và phát triển. Xã hội ở các nước theo chủ nghĩa xã hội dân chủ không phải là xã hội tư bản nhưng cũng không phải là xã hội xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản, “Con đường thứ ba” của trào lưu xã hội dân chủ là xã hội tư bản hiện đại được điều chỉnh bởi một số chính sách của các đảng xã hội dân chủ, với các điểm sau: – Các đảng xã hội dân chủ từ bỏ quan điểm chính trị dựa trên phân tích mâu thuẫn giai cấp, do đội ngũ công nhân thời Marx khảo sát ở thế kỷ 19 nay đã teo lại nhanh chóng, đồng thời “Thế giới 2 cực” (XHCN và TBCN) đã mất dần. Hiện nay sự phân hóa xã hội không do sự phân chia giai cấp mà do sự phân chia các nhóm lợi ích, gắn liền với mức sống và nghề nghiệp của họ. Đây là một yếu tố quy định chính sách của các đảng xã hội dân chủ Các đảng xã hội dân chủ đả phá quan điểm đối lập 2 cực, không lấy giai cấp làm cơ sở cho các chính sách nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản, thiết yếu của xã hội, có chính sách bao quát điều kiện sinh sống của mọi thành viên của xã hội. Các đảng xã hội dân chủ vẫn tiếp tục đường lối dung hòa mâu thuẫn xã hội, thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý xã hội, nhưng có điều chỉnh, về cơ bản là chuyển từ dân chủ theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sang nguyên tắc đồng thuận xã hội. – Trước đây “công bằng” được hiểu là san đều mức sống giữa các cá nhân thì nay công bằng là phải tạo ra các cơ hội như nhau cho mọi người trong xã hội. – Các đảng xã hội dân chủ cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Sự hình thành xã hội thông tin, kinh tế trí thức đòi hỏi các đảng xã hội dân chủ phải có nhũng chính sách thích hợp. – Vai trò nhà nước ở các nước tư bản phát triển đang đứng trước một mâu thuẫn mới: một bên là sự cần thiết của vai trò quản lý quốc gia tập trung, một bên là hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ NGO (non government organization). Chính sách của các đảng xã hội dân chủ phải thích ứng với bối cảnh này, tạo điều kiện cho công dân làm quen và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội đó. – Trên lĩnh vực kinh tế- xã hội, con đường thứ ba tập trung giải quyết 2 mục tiêu lớn: 1- Gạt bỏ mọi trở ngại cho kinh tế phát triển. 2- Hạn chế tối đa nạn thất nghiệp. Để đạt được 2 mục tiêu này, Chính phủ do các Đảng xã hội dân chủ cầm quyền thực hiện: a)– Cân bằng cán cân thu-chi, cắt giảm phúc lợi xã hội theo kiểu bao cấp. b)- Khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh bằng cách giảm thuế và hạn chế sự can thiệp của nhà nước. c)- Chuyển mục tiêu đầu tư phúc lợi từ đầu tư cho sinh hoạt sang đầu tư cho việc làm và đào tạo nguồn nhân lực. Chuyển nguyên tắc của nhà nước phúc lợi (the welfare state) sang nguyên tắc nhà nước đầu tư cho xã hội (the social investment state). * Đã từng có những người cộng sản Việt Nam thừa nhận sức hấp dẫn của trào lưu xã hội dân chủ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số nhà lý luận của ĐCSVN đã nghiên cứu về trào lưu xã hội dân chủ và về Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển, trong đó có Trần Nhâm, Đào Duy Quất, Hồ Châu, Trần Nhu, Lưu Đạt Thuyết, Thái Văn Long, Đặng Công Minh, Nguyễn Hoàng Giáp. – Trong bản báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KX 01. 02 năm 1995 của Viện Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, PTS Đào Duy Quất, chủ nhiệm Viện thông tin khoa học của Viện này viết: “Quan điểm khá thịnh hành ở Liên Xô và Đông Âu trước khi sụp đổ, đối với trào lưu xã hội dân chủ là Chủ nghĩa xã hội đích thực và là Chủ nghĩa xã hội hiện thực”. Ở một đoạn khác, ông viết: “Không phải ngẫu nhiên mà sau cuộc khủng hoảng dữ dội làm sụp đổ một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa xã hội thì nhiều đảng cộng sản ở Liên Xô cũ và Đông Âu đã chuyển sang trào lưu xã hội dân chủ”. – Trong bài khảo sát “Về Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển” đăng ngày 10/11/2009 trên tạp chí xây dựng đảng, GS TS Nguyễn Hoàng Giáp, Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế của Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh đã viết, trích nguyên văn như sau: “Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển đã có 65 năm cầm quyền và thực sự là kỷ lục độc nhất vô nhị trong nền chính trị đa đảng ở Phương Tây đương đại. Thành công của Đảng XHDC Thụy Điển có nhiều nguyên nhân, trước hết phải kể đến những thành tựu đạt được trong việc phát triển kinh tế -xã hội khi Đảng này cầm quyền. Đảng XHDC Thụy Điển đã có công lớn trong việc đưa Thụy Điển từ một quốc gia lạc hậu ở Châu Âu trở thành một quốc gia phát triển, được ca ngợi là một mô hình thành công của Con đường thứ ba theo chủ nghĩa xã hội dân chủ. Bước sang thế kỷ 21, Thụy Điển đã có GDP tính trên đầu người 22. 000 USD. Thụy Điển về cơ bản đã thanh toán xong sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Mức chênh lệch giữa người giầu và người nghèo ở Thụy Điển không lớn Ở Thụy Điển, 10% số người có thu nhập thấp nhất chiếm 3,7% GDP, trong khi 10% số người có thu nhập cao nhất chiếm 20,1 % GDP. Trong cùng thời gian thì ở Pháp tỉ lệ so sánh này là 2,5% GDP và 24,9% GDP, còn ở Mỹ là 1,5% GDP và 28,5 GDP. Thành công của Đảng XHDC Thụy Điển còn từ sách lược liên minh với các Đảng khác, tập họp lực lượng một cách mềm dẻo. Đảng XHDC Thụy Điển có nửa triệu đảng viên, chiếm khoảng 6% tổng dân số, có cơ sở đảng ở tất cả 21 tỉnh, thành trong cả nước nhưng bộ máy cơ quan đảng rất gọn nhẹ và hoạt động rất hiệu quả. Cơ quan của trung ương đảng chỉ có khoảng 100 cán bộ, nhân viên. Trong hệ thống chính trị đa nguyên, Đảng XHDC Thụy Điển luôn luôn giữ cho mình hình ảnh giầu mà không xa xỉ, đối xử bình đẳng với quần chúng nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Quan chức của Đảng tham gia chính quyền được giám sát chặt chẽ, không thể và không dám tham nhũng”. Ở cuối bài, GS Giáp viết: “Những kinh nghiệm của Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển trên các lĩnh vực, đặc biệt trong quản lý kinh tế và xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền có giá trị tham khảo rất bổ ích cho Đảng cộng sản Việt Nam”. Tuy nhiên hình như Đảng cộng sản Việt Nam không học được gì từ những cái hay của Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển. Có thể vì lý do nhạy cảm nào đó của bản thân, GS Giáp không cho Đảng biết những điều kiện cần và đủ, để Đảng cộng sản Việt Nam có thể trở thành “tốt” như Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển. Đó là: Từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ chế độ độc quyền đảng trị của đảng cộng sản, từ bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013, chấp nhận hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng, gia nhập trào lưu chủ nghĩa xã hội dân chủ và đổi tên đảng. Bằng không thì nguy cơ tha hóa quyền lực dẫn đến tự sụp đổ là không thể tránh khỏi. 19-10-2016 Hoàng Vân Khải ____ Tư liệu tham khảo: 1- Toàn cầu hóa là gì? – Tạp chí nghiên cứu quốc tế 09/7/2016 2- Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau – Tạp chí nghiên cứu quốc tế 12/11/2014 3- Tác động chính trị của toàn cầu hóa – Tạp chí nghiên cứu quốc tế 27/5/2014 4- Cách dung hòa toàn cầu hóa và các giá trị dân chủ – Tạp chí nghiên cứu quốc tế 11/10/2016 5- Thúc đẩy dân chủ trong vai trò một giá trị toàn cầu – Tạp chí nghiên cứu quốc tế 12/01/2014 (Ba Sàm) Đăng bởi Tiểu Nhi on Thursday, October 20, 2016 | 20.10.16
  23. Cuộc đua tay ba của Mỹ, Nga và cả Trung Quốc để sở hữu Cam Ranh ngày càng lộ diện trong ý đồ đu dây của Việt Nam. Về thực chất, toan tính tủn mủn của giới lãnh đạo Việt chỉ có thể lộ ra ở kế sách dùng Cam Ranh làm “mồi nhử”. Kột ngày nào đó khi người đồng chí vàng Bắc Kinh đột nhiên trở mặt hùng hổ chuẩn bị tấn công Việt Nam, giới chóp bu Hà Nội sẽ phải rũ người khẩn cầu Moscow hoặc Washington để “thế mạng” tại Cam Ranh. Đại sứ Ted Osius trong buổi thảo luận tại Đại học Berkeley ngày 1/10/2016. (Ảnh: Bùi Văn Phú) Người Mỹ có ‘trở về’ Cam Ranh? Đầu tháng 10/2016, cùng với hình ảnh gương mặt tươi cười rất chuyên nghiệp của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Ted Osius với tuyên bố “Quan hệ Mỹ - Việt chưa bao giờ tốt đẹp như thế”, báo chí nhà nước Việt Nam bất chợt được bật đèn xanh đưa tin “tàu ngầm USS Frank Cable và khu trục hạm USS John S. McCain đã ghé thăm Cam Ranh hôm 2/10, như một phần của các hoạt động giao lưu giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam”. Chỉ ít ngày sau đó, với phong cách chuyên nghiệp, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam”, trước câu hỏi của báo chí “Liệu người Nga có trở lại Cam Ranh?”. Người phát ngôn Lê Hải Bình đã không xác nhận mà cũng chẳng phủ nhận khả năng này. ‘Mỹ về Cam Ranh’ Tàu chiến Mỹ hiện diện ở quân cảng Cam Ranh là một sự kiện quân sự rất đặc biệt vì chỉ diễn ra lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ cách đây 21 năm (1995), và cũng là lần đầu tiên từ năm 1975. Như vậy, phải mất đến 4 năm kể từ năm 2012 khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Cam Ranh kể từ sau chiến tranh Việt Nam và tuyên bố “Mỹ mong muốn có mặt ở Cam Ranh”, tàu chiến Mỹ mới xuất hiện tại quân cảng có tiềm năng khống chế gần hết Biển Đông. Cũng phải mất đến 3 năm kể từ tháng 4/2013 khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu có hoạt động “giao lưu hải quân” đầu tiên ở Đà Nẵng, người Mỹ mới tiến thêm được 400 cây số đến cảng Cam Ranh. Ngay trước chuyến công du Việt Nam tháng 5/2016 của Tổng thống Mỹ Obama, phía Mỹ đã có hoạt động hỗ trợ Việt Nam phòng chống thiên tai tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, đó chỉ là Đà Nẵng mà chưa có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến Cam Ranh. Cũng phải mất đến 2 năm kể từ khi Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tỏ ý muốn hỗ trợ hải quân Việt Nam, sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến vào Biển Đông như vào chốn không người, giới chức chính trị và quân sự Việt Nam mới “tạm chấp nhận” để kẻ thù cũ vào Cam Ranh giúp mình, ít ra trên phương diện đi ra đi vào để “làm vì” trước tham vọng độc chiếm “ao nhà” của Trung Nam Hải. Có lẽ vài ẩn giấu nào đó từ chuyến công du Việt Nam tháng 5/2016 của Tổng thống Mỹ bắt đầu có cơ hội để lộ diện. ‘Thỏa thuận ngầm’ Sự kiện Tổng thống Mỹ bất ngờ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 5/2016 đã khiến dư luận ngỡ ngàng hoặc kinh ngạc. Nhiều tin tức khẳng định rằng giữa Mỹ và Việt Nam hẳn đã đạt được một “thỏa thuận ngầm” nào đó liên quan đến số phận của quân cảng Cam Ranh. Hồi tháng 7/2016, lại xuất hiện tin tức Việt Nam bất ngờ đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa. Cho dù không một cơ quan hoặc tờ báo nào của chính quyền Việt Nam xác nhận sự việc này, nhưng cũng chẳng thấy ai phản đối. Thậm chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, khác hẳn với phong thái bị coi là “rụt cổ” trước đây, còn lần đầu tiên “lên giọng” về “Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền của mình”. Gần đây, liên tiếp các tàu chiến Pháp, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ đã cập cảng Cam Ranh. Hồi đầu năm 2016, thậm chí giữa Nhật Bản và Việt Nam đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân ở ngoài khơi Đà Nẵng đến 4 ngày. Nhật Bản lại là đồng minh của Mỹ. Đang diễn ra những động thái đáng chú ý về quân sự giữa Việt Nam với những nước đồng minh của Mỹ, và cả với Mỹ. Những động thái này lại diễn ra cùng với lời tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ về việc Mỹ sẽ không thay đổi chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương, cho dù tổng thống mới của Mỹ là ai sau cuộc bầu cử ngày 8/11 tới. Bầu không khí “giao lưu Việt - Mỹ” dường như đang trở lại nửa cuối năm 2013. Vào năm ấy, nửa năm đầu lắng đọng đã được khơi mở bằng sự kiện vài tàu chiến của Mỹ “giao lưu hải quân” ở Đà Nẵng, sau đó đến cuộc gặp Obama - Trương Tấn Sang tại Washington vào tháng Bảy. Gần cuối năm 2013 là chuyến công du Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, trong đó có lặp lại đề nghị của Mỹ về vấn đề Cam Ranh. Trong suốt một thời gian dài, chính thể và giới quân sự Việt Nam thúc thủ với Sách trắng “Ba không”, trong đó có việc không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Ngay cả sau khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981, giới lãnh đạo Hà Nội vẫn cố gắng đu dây đến chừng nào chưa bị lộn ngược, còn Cam Ranh lại được mang ra như một mồi nhử để tạo thành thế kình chống lẫn nhau giữa các cường quốc, bao gồm cả Nga. Trước và sau Đại hội XII của đảng vào tháng 1/2016, giới lãnh đạo Việt Nam đã một vài lần đi thăm Nga. Tuy nhiên kết quả không hề mỹ mãn. Mối quan tâm của Vladimir Putin là những vấn đề địa chính trị ở nơi khác chứ không hẳn là Việt Nam cùng Cam Ranh. Chỉ còn lại người Mỹ cùng mối quan tâm đặc biệt không giấu giếm đối với Cam Ranh. Và trong tình thế “thù trong giặc ngoài” đang công chiếu như một bộ phim chưa kịp lồng tiếng ở Việt Nam, chỉ có Mỹ mới có thể trở thành đối trọng quân sự với Bắc Kinh. ‘Mồi nhử’ Tháng 10/2016, Ted Osius tươi cười rất chuyên nghiệp trong một cuộc nói chuyện và thảo luận về chủ đề “Vietnam-USA : A New Journey” (Việt Nam - Hoa Kỳ : Một hành trình mới) ở Washington. Ông nói Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và sẽ không có âm mưu lật đổ chính phủ, vì trong quá khứ việc làm như thế đã đưa đến thất bại cho người Mỹ và Hoa Kỳ muốn thấy một nước Việt Nam phát triển và thịnh vượng, vì đó là điều đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Khi Giáo sư Peter Zinoman thuộc khoa sử của Đại học Berkeley đặt câu hỏi về sự kiện một số người hoạt động xã hội dân sự bị ngăn cản không cho đến gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 5/2016, Đại sứ Osius nói rằng trước khi những nhà hoạt động xã hội dân sự đến gặp Tổng thống Obama, ông được giới chức Việt Nam bảo đảm rằng những người được mời sẽ không có ai bị cấm cản đến gặp tổng thống, nhưng giờ chót đã có 3 trong số 9 người được mời không thể đến. Ông Osius đã chẳng giải thích thêm. Cũng như phía Mỹ chỉ lên tiếng yếu ớt đến khó hiểu trước vụ khách mời của tổng thống Mỹ bị công an Việt Nam “gô cổ”. Nhưng cùng lúc với sự kiện 2 tàu chiến Mỹ cập cảng Cam Ranh, hãng tin Anh Reuters trích dẫn các hãng thông tấn Nga cho biết: Thứ trưởng quốc phòng Nga Nicolai Pankov vào ngày 7/10/2016 xác nhận ý định của Moscow muốn mở lại các căn cứ quân sự cũ tại Việt Nam và Cuba. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Nga căng thẳng. Nga đã đóng cửa căn cứ tình báo điện tử tại Lourdes ở Cuba và căn cứ hải quân Cam Ranh ở Việt Nam trong những năm 2000, trong khuôn khổ kế hoạch giảm bớt sự hiện diện quân sự của Nga trên thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ. Cuộc đua tay ba của Mỹ, Nga và cả Trung Quốc để sở hữu Cam Ranh ngày càng lộ diện trong ý đồ đu dây của Việt Nam. Về thực chất, toan tính tủn mủn của giới lãnh đạo Việt chỉ có thể lộ ra ở kế sách dùng Cam Ranh làm “mồi nhử”. Thế nhưng vạn vật không thể bất biến. Chẳng ai có thể đu dây mãi, hoặc đến một ngày nào đó khi người đồng chí vàng Bắc Kinh đột nhiên trở mặt hùng hổ chuẩn bị tấn công Việt Nam, giới chóp bu Hà Nội sẽ phải rũ người khẩn cầu Moscow hoặc Washington để “thế mạng” tại Cam Ranh. Nhưng lại quá ít hy vọng để người Nga, một đồng minh mới nổi của Trung Quốc, tự chui đầu vào rọ như thế… Trong khi đó, một dấu hỏi vẫn đang chờ được giải mã là liệu sự kiện 2 tàu chiến Mỹ cập cảng Cam Ranh vào tháng 10/2016 có liên quan gì đến T1 - cơ quan tình báo mới có nhiệm vụ tình báo hàng hải mà Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thành lập vào giữa năm nay và được phía Mỹ hỗ trợ hơn 40 triệu USD? Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA) Đăng bởi Ha Tran on Thursday, October 20, 2016 | 20.10.16
  24. Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-10-19 Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. File photo Quyền dân sự trong quan hệ Việt Nam và phương Tây Ngày 12 tháng 10, hai hôm sau khi blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt theo điều luật 88 của bộ luật hình sư Việt Nam về việc tuyên truyền chống phá nhà nước, Đại sứ quán Mỹ ra thông cáo nêu lên những trường hợp bị bắt hoặc những bản án gần đây dành cho những người bất đồng chính kiến. Thông cáo nói rằng Xu hướng này đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt. Song song với sự xích lại gần nhau hơn trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và phương Tây, dường như lại có sự phát triển ngược lại về vấn đề nhân quyền với sự gia tăng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến. Sau đây là nhận xét của một số nhà quan sát trong và ngoài nước về vấn đề này. Từ Hoa Kỳ, Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, đứng đầu tổ chức Cao trào nhân bản đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam có nhận xét: “Người Mỹ trong một thời gian chứng minh cho nhà cầm quyền cộng sản biết là họ không có ý định lật đổ, mà chỉ muốn rằng Việt Nam phải cải thiện để tồn tại, phải cải thiện để đưa đất nước tiến lên, phải cải thiện để gia nhập thế chiến lược toàn cầu mới. Nhưng họ lại hiểu lầm dấu hiệu của Mỹ, hiểu rằng Mỹ làm ngơ để cho họ đàn áp phong trào dân chủ trong nước. Cho nên vừa rồi khi tôi gặp ông Phó phụ tá ngoại trưởng ông ấy lắc đầu ngao ngán mà nói rằng không thể như thế được.” Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền, hiện sống và làm việc ở Australia có nhận xét rằng việc người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng vừa rồi tham gia đảng ủy của Bộ công an, là một chỉ dấu cho thấy sự đàn áp ở Việt Nam sẽ ngày càng mạnh hơn. Khi được nhắc lại chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hiền nói rằng chuyện đó có thể làm cho đảng cộng sản Việt Nam tự tin hơn đối với người Mỹ, như Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân đã đề cập, nhưng theo ông điều quan trọng hơn chính là tình hình trong nước: “Họ hiểu là Mỹ phần nào thừa nhận sự chính danh của họ ở Việt Nam, không có ý lật đổ họ, nên họ tự tin hơn. Nhưng thực ra chuyến đi đó đã một năm mấy rồi, trong nước có quá nhiều biến động, đặc biệt vụ Formosa cá chết, làm lòng dân không yên, gây làn sóng đấu tranh ngày càng cao. Chính sự đấu tranh đó làm cho họ làm dữ hơn, họ đưa ra một thông điệp là họ có thể dập tắt bất kỳ ai. Họ mạnh tay hơn. Họ dùng điều 88 là điều mà họ hiếm sử dụng trong những năm gần đây.” Trước khi vụ bắt tạm giam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xảy ra, Bộ công an Việt Nam cũng chính thức công bố đảng Việt Tân là một tổ chức khủng bố, và nói thêm rằng bất cứ ai hợp tác với tổ chức này cũng sẽ bị trừng trị. Từ Sài Gòn, Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một cựu tù nhân chính trị, và là đảng viên đảng Việt Tân nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam làm điều đó sau khi cuộc biểu tình khổng lồ chống công ty Formosa ở Hà Tĩnh nổ ra, để lấy cớ chống lại những người biểu tình. Đối với nhận xét có phải là do quan hệ với các quốc gia phương Tây trở nên tốt đẹp hơn mà nhà cầm quyền yên tâm đàn áp phong trào nhân quyền trong nước hay không, Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho biết ông không hoàn toàn đồng ý như vậy: “Chính phủ các nước phương Tây không phải họ muốn làm gì thì làm. Họ liên tục bị áp lực của các đảng phái đối lập, các tổ chức nhân quyền, các tổ chức nhân đạo. Họ phải làm sao cho đừng để bị chụp mũ là chỉ lo chuyện làm ăn mà quên đi những vấn đề phổ quát của nhân loại.” Tuy nhiên khi bình luận về phản ứng của các quốc gia dân chủ đối với những vi phạm quyền dân sự ở Việt Nam ông nói rằng những phản ứng đó là có giới hạn mà thôi: “Sự can thiệp của các nước phương Tây có một giới hạn nào đấy thôi. Tôi là người có hai quốc tịch tôi càng thấy chuyện đó rõ ràng hơn. Chính những người cộng sản họ cũng nhìn thấy chuyện đấy là ăn thua những người trong nước có can đảm tập họp lại với nhau để tạo ra cái gì đấy, rồi quốc tế chỉ hỗ trợ thôi. Người cộng sản thấy như vậy và rat ay đàn áp, hay tối thiểu là họ giữ tình trạng đàn áp ở một mức độ mà những người đấu tranh khó có thể làm được cái gì.” Trong một trao đổi gần đây với chúng tôi, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà nội nói ông cho rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam trong thời gian qua, tìm cách cân bằng giữa phương Tây và Trung quốc có thể gọi là thành công. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng chia sẻ quan điểm này, bên cạnh đó ông nói thêm về cái cách mà nhà cầm quyền đối xử với các phong trào dân sự, dân quyền trong nước vẫn không thay đổi: “Nhà nước đang muốn quan hệ với các nước phương Tây, với Mỹ để hợp tác làm ăn và để tạo ra một cái đối trọng với Trung Quốc, thì đó là xu hướng rất hay, nhưng mà đảng cộng sản từ trước đến giờ luôn chủ trương độc quyền, kể cả quan hệ với nước ngoài. Cho nên người dân có xu thế cở mở, đòi hỏi nhân quyền này khác thì họ trấn áp. Cái kiểu của người cộng sản là như vậy. Họ độc quyền yêu nước, độc quyền làm mọi việc. Người dân phải tuân theo ý của họ trong mọi việc chứ không được làm theo ý của mình. Trong cái xu thế giao thương với các nước phương Tây, các nước dân chủ thì người ta cũng chủ trương kiểu đó.” Cùng với Hoa Kỳ, các quốc gia và tổ chức các quốc gia là Liên minh châu Âu và Anh quốc cũng lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam. Chúng tôi có tiếp xúc với một quan chức cao cấp của Việt Nam, từng là Ủy viên Trung ương đảng khóa 11 để hỏi rằng liệu những chuyện bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến do cơ quan an ninh thực hiện có làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam hay không thì ông nói rằng nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương cải cách toàn diện, trong đó có quyền tự do về chính trị, nhưng cũng muốn duy trì sự ổn định của xã hội không nên làm bất ổn. Tuy nhiên ông nói thêm là ông cũng đang rất quan tâm những trường hợp vừa bị bắt hay bị kết án gần đây, và cũng có nhận được những báo cáo nói rằng chuyện bắt bớ đó ảnh hưởng tới hình ảnh Việt Nam.
  25. Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-10-19 Khách hàng tham quan chiếc xe hơi Mỹ, hiệu Ford trưng bày tại Hà Nội ngày 05 tháng 10 năm 2016. AFP photo Việt Nam đang cần cải cách chính trị hay kinh tế? Cải cách thể chế là vấn đề được nhiều người tại Việt Nam bàn luận đến trong thời gian gần đây, xem như đó là cuộc cải cách lần thứ hai sau năm 1986, khi đảng cộng sản Việt Nam quyết định tự do hóa một phần nền kinh tế. Hội nghị trung ương đảng cộng sản lần thứ tư vừa kết thúc hôm 14 tháng 10 có đề cập đến các vấn đề cải tổ kinh tế. Sau đây là ý kiến một số nhà quan sát trong và ngoài nước về cải cách kinh tế chính trị Việt Nam nhân hội nghị trung ương đảng lần thứ tư của khóa 12 kết thúc. Kinh tế Trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị trung ương 4 của ông Tổng Bí thư có nói rằng sẽ xây dựng khu vực kinh tế tư nhân thành động lực phát triển kinh tế. Toàn bài diễn văn không có đề cập đến kinh tế nhà nước. Nhận xét về điều này Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội cho rằng: “Ông Tổng bí thư không nói thì cũng không có nghĩa rằng là điều đó sẽ không còn có giá trị. Vì điều đó đã được ghi vào nghị quyết của đại hội, mà nghị quyết của đại hội chỉ có thể được thay đổi bằng nghị quyết của một đại hội khác. Chứ còn ông Tổng bí thư có nhắc hay không nhắc, không có nghĩa rằng ông ấy đã từ bỏ hay có sự thay đổi nào.” Ông Lê Đăng Doanh xác nhận rằng việc xếp kinh tế nhà nước là thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia đã được đề cập đến trong nghị quyết của đại hội đảng lần thứ 12 kết thúc hồi đầu năm nay. Ông cũng cho biết thêm rằng theo một số nguồn tin của ông thì việc nêu cao vai trò của kinh tế nhà nước trong nghị quyết của đại hội đảng là kết quả của sự kiên trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong kỳ họp đại hội đó. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa một chuyên gia kinh tế sống tại Hoa Kỳ thì nói rằng việc đề cập đến kinh tế tư nhân của ông Trọng chỉ là một chi tiết không đáng kể vì trong bài diễn văn ông vẫn nói rằng kinh tế Việt Nam sẽ theo hướng thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông cho biết thêm: “Tôi nghĩ rằng nó cũng hơi giống hội nghị trung ương kỳ ba của cộng sản Trung quốc. Tức là có đưa ra chuyện chuyển hướng, từ tháng 10 năm kia, mà cho đến giờ Trung quốc vẫn chưa làm được điều đó. Thành ra tôi cũng dè dặt với trường hợp của Việt Nam nếu quả thật là lãnh đạo của họ có thiện ý cải cách thật, muốn giải phóng khu vực tư nhân là khu vực đã chết lâm sàng hai năm vừa rồi.” Khi được hỏi rằng trong báo cáo tổng kết hội nghị Trung ương bốn có điều gì có thể được xem là cởi mở nhất, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trả lời rằng: “Về tình hình kinh tế thì ông ấy nói có mặt tiến bộ, có mặt khó khăn, thậm chí ông ấy có dùng chữ nghiêm trọng, nhưng tôi không thấy rằng là có một sự gì đó gọi là có cải cách mạnh mẽ.” Về phía ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì ông có nhận xét rằng có thể thấy hai điểm tích cực trong bài diễn văn của ông Trọng, đó là những ý kiến về môi trường và công đoàn: “Tôi thấy có một điều là họ xác nhận rằng bảo vệ môi trường sinh sống là một ưu tiên. Tôi cho rằng đó là một điều quan trọng, cũng như là phát huy lại, cải tổ xã hội có vai trò của công đoàn để chuẩn bị cho sự hội nhập vào luồng kinh tế của thế giới với những hiệp ước thế hệ mới, tức là họ cảm thấy một sức ép của thực tế.” Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đồng ý với nhận xét này. Nhưng ông cũng nghi ngại về chuyện thực hiện các nhận thức đó trên thực tế, chẳng hạn về mặt công đoàn độc lập, ông nói: “Về mặt công đoàn thì cá nhân ông Tổng bí thư đã đồng ý với nội dung của hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, cho phép công đoàn độc lập, vấn đề rằng đồng ý trên văn bản, còn trên thực tế sẽ được thực hiện như thế nào.” Chính trị Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trước phiên họp cuối cùng của Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 21/3/2016. AFP photo Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trước phiên họp cuối cùng của Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 21/3/2016. AFP photo Khi được hỏi là nếu đứng ở vị trí các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thì sẽ phải làm gì để cải cách? Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trả lời: “Giải quyết vấn đề chính trị trước tiên hết. Tức là làm sao chấp nhận chuyện giới hạn vai trò của đảng. Thứ hai là mở rộng vai trò của Quốc hội, ít nhất trong hoàn cảnh hiện nay, chưa nói đến một tương lai nào đó mờ mịt mà người dân được phép bầu Quốc hội một cách tự do và thông thoáng. Giải quyết được chuyện đó thì mới giải quyết được vấn đề kinh tế, vì kinh tế thị trường phát triển một cách lệch lạc vâng vâng nào đó, thì nó gây ra những tai họa ở nơi này nơi kia, ở Việt Nam, ở Trung quốc, tại Hoa Kỳ, chính là do hệ thống chính trị. Nếu mà không phá vỡ được đặc quyền của một thiểu số ở trên cùng thì chúng ta sẽ không có kinh tế thị trường.” Việt Nam đã bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế cách đây tròn 30 năm, sau đại hội đảng lần thứ sáu. Từ đó đến nay câu hỏi về cải cách chính trị sẽ được thực hiện hay không, hoặc thực hiện như thế nào vẫn được công luận Việt Nam bàn đến. Nhiều người trong đó có tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng đã đến lúc cần cải cách cả thể chế để cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên cũng có những ý kiến khác, ví dụ như trong lần trả lời Nam Nguyên Đài RFA ngày 13 tháng 10, Giáo sư Vũ Văn Hóa, Hiệu phó một trường Đại học tại Hà Nội cho rằng không bắt buộc phải cải cách chính trị mới có thể cải cách về kinh tế. Trở lại với ý nói về việc giới hạn quyền lực của đảng cộng sản mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa nêu ra, gần đây báo chí Việt Nam có đăng tải hai bài của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó ban tuyên giáo Trung ương về chuyện kiểm soát quyền lực, mặt dù trong hai bài viết này ông Hoàng không đề cập đến chuyện tam quyền phân lập và vai trò của đảng cộng sản. Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị, trong một lần trao đổi với chúng tôi có đánh giá rằng bài viết của ông Hoàng là một nhận thức tiến bộ của giới lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng cho rằng bài viết của ông Hoàng thể hiện một tâm quyết cải cách của ông. Tuy nhiên ông nói thêm: “Hiện nay người ta vẫn đang thảo luận và có ý kiến rằng phải chăng là nếu như muốn kiểm soát quyền lực thì phải thực hiện tam quyền phân lập? Vẫn phải thực hiện một hệ thống giám sát quyền lực như tòa án Hiến pháp, rồi hệ thống tòa án phải độc lập, chỉ hoạt động theo luật pháp thôi? Rồi ác qui định khác như công khai minh bạch, một nền báo chí tự do, tự chịu trách nhiệm và có tinh thần xây dựng đối với đất nước? Thì tất cả những bài học đó các nước khác người ta đã tổng kết rồi. Vấn đề là bây giờ Việt Nam có thực hiện hay không mà thôi.” Một quan chức cao cấp, từng là ủy viên trung ương đảng khóa 11 có nói với chúng tôi rằng việc cải cách chính trị theo hướng có sự cạnh tranh chính trị là cần thiết trong tương lai dài lâu. Còn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp gỡ cử tri Hà Nội ngày 17 tháng 10 có đề cập đến chuyện phải, nguyên văn theo lời ông, nhốt quyền lực vào lồng qui chế lập pháp. Tuy nhiên ông không nói rõ hơn là sẽ nhốt bằng cách nào. Ngoài ra ông còn nhắc đến nguyên tắc dân chủ tập trung mà đảng cộng sản vẫn lấy làm phương châm cho chế độ chuyên chính của mình. Theo ông thì dân chủ chính là cơ chế để kiểm soát quyền lực, nhưng ông lại không giải thích tập trung thì tốt hay xấu như thế nào cho chuyện kiểm soát đó.

×
×
  • Create New...