Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'quốc phòng'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 4 results

  1. Thu HằngĐăng ngày 06-11-2016 Sửa đổi ngày 06-11-2016 15:06 Thủ tướng Nhật S. Abe (trái) và đồng nhiệm Ấn Độ N.Modi tại New Delhi tháng 12/2015.© Reuters Bộ Quốc Phòng Ấn Độ chuẩn bị phê duyệt quyết định mua 12 máy bay cứu hộ của tập đoàn Nhật ShinMaywa Industries với trị giá 1,5 đến 1,6 tỷ đô la. Một thỏa thuận khác, liên quan đến lĩnh vực nguyên tử dân sự, được dự kiến ký vào ngày 11/11/2016 tại Tokyo. Trong hơn hai năm, Nhật Bản và Ấn Độ đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán về việc mua máy bay cứu hộ. Hợp đồng này sẽ là đơn hàng thiết bị quân sự đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi thủ tướng Shinzo Abe dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí được ban hành cách đây 50 năm. Hợp đồng với Ấn Độ cũng phản ánh mối quan hệ quốc phòng ngày càng tăng giữa New Delhi và Tokyo. Theo tiết lộ của một số quan chức được nhật báo tài chính Nhật Bản Nikkei trích dẫn, thỏa thuận trên sẽ được ký trong chuyến công Nhật Bản của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, từ ngày 10-12/11/2016. Cũng trong thời gian này, một thỏa thuận gây nhiều tranh cãi khác liên quan đến lĩnh vực hạt nhân dân sự cũng sẽ được thủ tướng hai nước thông qua. Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, được AFP trích dẫn, thỏa thuận trên cho phép Nhật Bản xuất khẩu công nghệ nguyên tử sang Ấn Độ. Như vậy, Ấn Độ, một nước sở hữu vũ khí hạt nhân, trở thành quốc gia đầu tiên đứng ngoài Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (TNP) ký kết một thỏa thuận như vậy với Tokyo. Cả Nhật Bản và Ấn Độ ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á, đặc biệt tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương. Trung Quốc và Ấn Độ có tranh chấp biên giới trên bộ từ nhiều thập kỷ nay. Còn trên biển, Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông là cái gai trong quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh. (RFI)
  2. Anh VũĐăng ngày 29-10-2016 Sửa đổi ngày 29-10-2016 13:08 Hai thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (t) và Ấn Độ Narendra Modi có vẻ rất tâm đầu ý hợp. Ảnh chụp tại New Delhi (Ấn Độ) ngày 12/12/2015.© Reuters Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Ấn Độ ngày 28/10/2016, thủ tướng Narenda Modi sẽ đến Tokyo ngày 11/11 trong một chuyến công du hai ngày. Ông Modi sẽ họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe để bàn việc tăng cường quan hệ quốc phòng, hạt nhân dân sự giữa hai nước. Tại Tokyo, thủ tướng Ấn Độ cũng sẽ có cuộc hội kiến với Nhật Hoàng Akihito. Thông cáo bộ Ngoại Giao Ấn Độ cho biết thêm là cuộc gặp thượng đỉnh Modi-Abe lần này « sẽ là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi kỹ lưỡng về các vấn đề song phương, khu vực và thế giới vì lợi ích chung ». Trong khi đó báo chí tại Ấn Độ đưa tin, trong cuộc gặp lần này, lãnh đạo hai nước sẽ ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự, mà lần gặp trước hai bên đã thảo luận nhưng không đạt được kết quả. Một thỏa thuận hạt nhân sẽ cho phép Nhật xuất khẩu các công nghệ hạt nhân dân sự sang Ấn Độ, nước không phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khi hạt nhân của quốc tế. Một trọng tâm khác của cuộc gặp thượng đỉnh Ấn – Nhật lần này là tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, trong đó có vấn đề tổ chức tập trận chung giữa quân đội hai nước. Ấn Độ và Nhật Bản là hai nước đều có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc, Ấn Độ là trên đất liền và Nhật Bản là trên biển. Lãnh đạo hai nước đều được đánh giá là là những người theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn. Ngay sau khi lên lãnh đạo Ấn Độ, tháng 8 năm 2014, thủ tướng Modi đã có chuyến công du đầu tiên đến Nhật Bản. Tháng 12 /2015, thủ tướng Shinzo Abe cũng đã tới thăm chính thức Ấn Độ. Trong chuyến đi đó hai bên đã có những phác thảo ban đầu cho cho sự hợp tác quốc phòng và hạt nhân dân sự. (RFI)
  3. Tú AnhĐăng ngày 26-08-2016 Sửa đổi ngày 26-08-2016 14:44 Tàu ngầm Scorpène tại xưởng đóng tàu của DCNS ở Nantes, le 26/04/2016.REUTERS/Stephane Mahe Canberra kêu gọi tập đoàn công nghiệp Pháp DCNS phải tăng cường an ninh bảo mật tại Úc, nơi chuẩn bị các công xưởng sản xuất hạm đội tàu ngầm tối tân Barracuda. Úc lo ngại vì có tin hàng chục ngàn trang tài liệu mật về tàu ngầm Scorpène, bán cho Ấn Độ bị đánh cắp. Nhật báo Úc The Australian, trong tuần này, công bố những trích đoạn mà tờ báo cho là lấy trong số 22.000 trang tài liệu liên quan đến loại tầu ngầm Scorpène là tập đoàn DCNS của Pháp chế tạo và bán cho Ấn Độ.Theo nguồn tin này thì các thông tin liên quan đến hệ thống liên lạc và hải hành, hệ thống phóng ngư lôi đã bị lộ. Đọc thêm: Hàng loạt dữ liệu tàu ngầm Pháp Scorpène bị tiết lộ Vấn đề là tập đoàn DCNS của Pháp trúng thầu đóng hạm đội tàu ngầm mới, loại Barracuda, cho Úc. Do vậy, Canberra e ngại khả năng bảo vệ bí mật công nghiệp của Pháp không chặt chẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống phòng thủ tương lai của Úc mà tàu ngầm là cột trụ. Một viên chức cao cấp của bộ Quốc phòng Úc, theo lệnh của bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Christopher Pyne đã cảnh báo DCNS về mối quan ngại này. Trong khi tập đoàn đóng hải thuyền quân sự Pháp giải thích là nạn nhân của một vụ đánh cắp tài liệu « trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt » thì theo Reuters, một nguồn tin cao cấp trong lãnh vực này cho rằng tập đoàn DCNS muốn đánh lạc hướng công luận để bao che cho nhược điểm về khả năng bảo mật của mình. Không rõ hư thực ra sao, nhưng nhóm DCNS nghi ngờ vụ thất thoát tài liệu « phát xuất từ đối tác Ấn Độ » và đã nhờ pháp luật điều tra tìm thủ phạm và đồng lõa. Ngoài Ấn Độ, ba nước Brazil, Chi lê và Malaysia cũng đặt mua tàu ngầm Scorpène. Trong cuộc chạy đua đấu thầu đóng 12 tàu ngầm Barracuda cho Úc, với tổng trị giá 33,8 tỉ euro, Pháp đánh bại hai đối thủ Đức, và nhất là Nhật Bản, vào giờ chót. (RFI)
  4. Hệ thống hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR của hãng Do Thái Rafael bán cho Việt Nam. (Hình: Rafael) HÀ NỘI (NV) – Việt Nam tiếp nhận dàn hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR do công ty Rafael của Do Thái sản xuất để tăng cường khả năng phòng thủ. Theo một bản tin của tổ chức nghiên cứu thông tin quốc phòng defense-studies.blogspot.com, đây là dàn hỏa tiễn phòng không Spyder-SR đầu tiên trong số 3 dàn mà Việt Nam đặt mua từ Do Thái. Tin tức mua sắm trang bị quốc phòng này được Hà Nội tiết lộ hồi tháng 10 năm ngoái khi tướng Lê Huy Vịnh nói trên tờ Quân Đội Nhân Dân về nhu cầu mua sắm là để “bảo vệ vững chắc bầu trời.” Một bản phúc trình của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình (SIPRI) tại Stockholm, Thụy Điển, gần đây cho biết, cùng với 3 dàn hỏa tiễn nói trên, Việt Nam đã mua 250 hỏa tiễn gồm 125 hỏa tiễn Derby và 125 hỏa tiễn Python cho các dàn Spyder nói trên. Khả năng của các dàn hỏa tiễn phòng không Spyder-SR có thể hoạt động trong tất cả mọi điều kiện thời tiết và có thể tiêu diệt nhiều loại đe dọa trên không gồm cả máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, hỏa tiễn tấn công tầm xa, trực thăng. Từ năm ngoái, một số sĩ quan và lính Việt Nam đã được lựa chọn để theo học các khóa huấn luyện sử dụng các dàn hỏa tiễn phòng không nói trên. Nhiều phần, hợp đồng mua 3 dàn Spyder chỉ là “hợp đồng mua sắm giai đoạn 1 mang tính thử nghiệm,” sau đó có thể Hà Nội mua thêm một số nữa. vì để trang bị đủ cho 4 trung đoàn phòng không thì “cần phải có không dưới 10 tổ hợp vì ít nhất mỗi đơn vị cũng phải có từ 2 tiểu đoàn hỏa lực trở lên,” theo một bản tin Soha News. Theo một phúc trình SIPRI, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm nay khoảng $5 tỷ, dự trù sẽ tăng lên khoảng $6.2 tỷ vào năm 2020. Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm 2015 là $4.4 tỷ hay khoảng 8% ngân sách quốc gia. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2005 chỉ có khoảng $1 tỷ. Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam chỉ là con sốt quá nhỏ so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc với $215 tỷ hồi năm ngoái. Theo ước lượng của tổ chức thông tin quốc phòng quốc tế IHS Jane’s năm nay Việt Nam sẽ dành ra khoảng $1.6 tỷ cho việc mua sắm trang bị quốc phòng và sẽ tăng lên khoảng $42 tỷ vào năm 2020. (TN) (Người Việt)

×
×
  • Create New...