Jump to content

Cô đào miền Bắc đóng vai “Bà Năm Trầu” miền Nam


Recommended Posts

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-06-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
nghe-si-thanh-vy-622.jpg
Nghệ sĩ Thanh Vy (trái), Thanh Thanh Tâm, Hùng Minh trong vở "Tấm lòng của biển".
File photo

 

 
 
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 
 

 

Nghệ sĩ Thanh Vy

Là một diễn viên sân khấu cải lương đất Bắc, quê quán ở Hà Nam Ninh, nữ nghệ sĩ Thanh Vy từng đóng vai Kiều Nguyệt Nga trước hằng bao khán giả miền Bắc. Thế mà sau 1975 khi vào Nam, cô lại có cảm tưởng như mới lần đầu lên sân khấu vậy.

Thật vậy, hôm đó là đêm đầu tiên Thanh Vy xuất hiện trước khán giả sành điệu của cải lương miền Nam, thì làm sao người nghệ sĩ không lo được, do bởi diễn trước những khán giả hoàn toàn mới, chẳng biết cảm quan thẩm mỹ, cái “gu” nghệ thuật có gì khác nhau không? Mặc dù cũng là khán giả yêu nghệ thuật, yêu sân khấu. Thanh Vy nói, “Em rất lo”!

Nhất là diễn luôn mấy màn, khán giả ngồi xem nghiêm túc, khán phòng im phăng phắc. Đến màn ba, lớp Kiều Nguyệt Nga sắp nhảy xuống sông quyên sinh, em ca bài Xàng Xê. Dứt bài ca là nhảy xuống sông. Khán giả vỗ tay muốn vở rạp. Ôi mừng quá đi thôi!

Rồi 20 năm sau một lần nữa, trên sân khấu nhà hát kịch Sân Khấu Nhỏ, nữ nghệ sĩ Thanh Vy lại cũng lo không kém lúc mới vô Nam, do bởi nhận một vai trò, mà dù người miền Nam rặt cũng chưa chắc ăn, nếu như không tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ lưỡng thì khó mà nhập vai được, đó là vai Bà Năm Trầu, một bà già trầu Nam Bộ.

Tuy đã sống hơn 20 năm ở miền Nam, đã nhiều lần gặp các bà già trầu trong Nam, nhưng lần này khi nhận vai diễn, Thanh Vy rất lo, nên ngoài phần tập dượt chung ở sàn tập, cô đã phải bỏ nhiều buổi đi ra chợ để quan sát các bà già trầu, đồng thời tiếp xúc với mấy bà bán trầu cau, để tìm hiểu thêm về cách ăn trầu, têm trầu, xỉa thuốc của các cụ, rồi về nhà tập thử, đến nỗi tối ngủ còn nằm mơ thấy mình nhai trầu đến... cứng hàm!

Do đạo diễn buộc phải ăn trầu thật, và bởi vì lần đầu mới tập ăn nên Thanh Vy bị say trầu. Ít ai biết được tối nào diễn vai bà Năm Trầu, Thanh Vy cũng như... người say. Đàn ông say rượu, còn cô say... trầu, say đến chảy cả nước mắt vì cả đời chưa hề biết mùi trầu là gì. Xuất hát nào cũng vậy, trước giờ diễn hơn nửa tiếng Thanh Vi đã phải ăn trầu, nhổ bớt hai lớp nước đầu cho bớt say để cái cảm giác say nồng giảm đi chỉ còn như lâng lâng. Có người nói vui nhờ cái say lâng lâng ấy mà diễn xuất của Thanh Vy trong vai bà Năm Trầu dường như bay bổng hơn.

Một bà lão “rặt” Nam Kỳ

 

ThanhVy-400.jpg
Nữ nghệ sĩ Thanh Vy. Hình do Ngành Mai sưu tập.

 

Thanh Vy làm người xem hết sức thú vị, vì một tính cách rất dễ thương của một bà lão. Bà Năm Trầu vừa xuất hiện đã lập tức gây sự chú ý. Giọng nói vang đầy âm sắc, cương quyết, dáng đi mạnh mẽ, nhanh nhẹn khác thường, tay cắp chiếc khay têm trầu, miệng nhai trầu bỏm bẻm... Một bà lão “rặt” Nam Kỳ đầy sức sống, thế mới lạ. Ngay từ phút đầu dường như Thanh Vy đã “tung hết” những dáng nét sắc cạnh của một bà lão sắc sảo, cương trực, không khoan nhượng và cũng hết sức cổ lỗ.

Có điều là đã trên hai mươi năm đứng vững trên sân khấu miền Nam, đã hòa điệu cùng các nghệ sĩ ở trong Nam, thì cốt cách của cô đào xứ Bắc ở cô vẫn chưa thể xóa nhòa, mà dường như nó còn làm tăng thêm phong vị rất đặc biệt trong diễn xuất của Thanh Vy.

Thanh Vy tâm sự: “Khi đọc kịch bản, thấy vai bà ngoại hay nên tôi rất quyết tâm. Dù lần nào cũng say vì trầu nhưng tôi rất thích vai này, và đã có gắng hóa thân cho vai diễn được thành công...”

Trong thời kỳ có Hòa Đàm Ba Lê, Thanh Vy có mặt trong đoàn Văn Công Bắc Việt. Cùng với các nghệ sĩ gốc người miền Nam: Thanh Hùng, Ngọc Hoa, Dương Ngọc Thạch... sang Pháp trình diễn phục vụ kiều bào, hỗ trợ cho cái thế của phái đoàn Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại bàn hội nghị.

Ngọc Hoa và Thanh Hùng là vợ chồng, trước đó hát ở đoàn Kim Chung. Đến khoảng 1965 thì tự nhiên vắng mặt ở đoàn hát, không ai biết đi đâu. Rồi thời gian ngắn sau thì tiếng ca vọng cổ của cả hai xuất hiện trên làn sóng phát thanh của đài phát thanh giải phóng. Sau đó thì được đưa ra miền Bắc và có mặt trong đoàn Văn Công Bắc Việt tại Ba Lê.

Chẳng bao lâu thì miền Nam cũng đưa đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga sang Pháp, và tiếp đó thì đoàn Kim Chung và các đoàn văn nghệ khác cũng đến Ba Lê, mục đích là hỗ trợ cho phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại bàn hội nghị. Coi như đất Pháp là bãi chiến trường văn nghệ của hai miền Nam Bắc Việt Nam. Các nghệ sĩ dù muốn dù không cũng trở thành chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.

Riêng về đào Thanh Vy là diễn viên chánh của đoàn cải lương Nam Bộ. Sau 1975 cô có mặt sớm nhất ở miền Nam đóng vai Kiều Nguyệt Nga trong vở hát Kiều Nguyệt Nga của soạn giả Ngọc Cung.

 

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...