Jump to content

Bí ẩn nhện độc châu Mỹ 'chiếm' Helsinki


Recommended Posts

Henry Nicholls
160815160803_chilean_recluse_spider_640x
Image copyrightKEN WALKER MUSEUM VICTORIA

Lúc đó là khoảng gần nửa đêm khi tôi bước vào Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Phần Lan ở thủ đô Helsinki qua lối cửa sau. Tôi đang săn lùng một loài nhện độc chết người.

Để tương xứng với vị thế bảo tàng quốc gia, nơi đây có một bộ sưu tập đặc biệt các mẫu vật cây cỏ, động vật, địa chất và cổ sinh vật học từ khắp nơi trên thế giới.

Nhưng trong vòng hơn 50 năm, viện bảo tàng này đã là nơi sinh sôi của loài nhện Chile hiếm khi xuất hiện (tên khoa học là Loxosceles laeta).

Loài này được nhìn nhận rộng rãi là loài độc nhất trong số tất cả các loài nhện. Và không ai biết rõ làm sao mà chúng lại đến được đó.

Đông nhung nhúc

Janne Granroth, người phụ trách việc nhồi xác động vật tại bảo tàng, mở khóa khu vực trưng bày tạm thời ở tầng trệt. Trong một cuộc triển lãm mới đây, bảo tàng đã phải đưa các thân cây vào, ông cho biết. “Do đó, rất nhiều côn trùng đã theo vào.”

Căn phòng này vẫn chưa mở cửa cho công chúng vào xem. Hiện nó đang được dùng làm kho chứa đồ.

Trong phòng chất đầy các thùng để đóng hàng, các tấm xốp, khung ảnh và một tập hợp các con thú nhồi, trong đó có một con trâu, một đôi báo đang cắn nhau, một con linh dương Nam Phi và một con đà điểu với cái cổ cao mảnh khảnh đặt trên chiếc bệ kim loại.

Granroth tự tin đi tiếp. Ông mở một chiếc ngăn kéo lớn và giở lên từng miếng tường nằm chồng chất trên một chồng các miếng gỗ, quỳ cúi xuống để chiếu đèn phía dưới một chiếc tủ.

Tôi thì thận trọng hơn. Khi tay tôi đè qua một con gì đó giống như con lạc đà không bướu Alpaca Nam Mỹ, tôi có cảm xúc lẫn lộn: vừa ấn tượng bởi sự mềm mại của bộ lông của nó và vừa lo sự với suy nghĩ rằng bộ lông của loài động vật có vú này có thể là nơi trú ẩn cực kỳ thích hợp cho loài nhện độc Chile.

160815160906_helsinki_museum_640x360_henImage copyrightHENRY NICHOLLS

Loài nhện này có gốc gác từ vùng Nam và Trung Mỹ. Chúng sống dưới các tảng đá, trong các hốc cây và những nơi kín đáo khác.

Nhưng làm sao mà chúng có thể di chuyển một đoạn đường hơn 13.000 km để đến sống ở tầng hầm của một viện bảo tàng vốn chỉ nằm cách Vòng Bắc Cực vài trăm cây số?

Vào khoảng năm 1963, những người coi sóc bảo tàng đã bắt đầu để ý sự xuất hiện của một loài nhện lạ trong bảo tàng.

Đến mùa đông năm 1970 khi số lần mà người ta nhìn thấy chúng trở nên nhiều một cách bất thường, họ đã quyết định tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống.

Đợt kiểm tra này đã phát hiện các con nhện lóc nhóc trên toàn bộ tầng trệt của bảo tàng. Chỗ nào cũng có chúng: trong các ngăn tủ và ngăn kéo, trên bàn, trên kệ và đằng sau các bức tranh treo trên tường.

Làm sao đến được?

“Trong một gian bếp nhỏ loài nhện này có mặt một cách nhiều khác thường,” nhà sinh thái học Veikko Huhta, người cho đăng một nghiên cứu về hiện tượng nhện xuất hiện dày đặc này hồi năm 1972, nói.

Ông và các đồng sự đã đưa khoảng một chục con ra khỏi tủ, ngăn kéo và trong bếp nhưng chỉ vài ngày sau lại xuất hiện những con mới mà rõ ràng là chúng chui ra từ những chỗ trống phía dưới và đằng sau những chiếc tủ.

Tôi hình dung ra mình phải nhìn vào bên trong những chiếc tủ dưới bếp nhưng trong khi tôi chuẩn bị buổi săn nhện vào buổi tối của mình tôi đã phát hiện ra cái bếp đó không còn nữa.

“Nó đã bị phá hồi năm 2004 khi chúng tôi sửa chữa lại tòa nhà,” Jyrki Muona, nhà nghiên cứu sâu bọ và chuyên gia của bảo tàng, cho biết.

Công trình sửa chữa bao gồm đào thêm hai tầng hầm nữa để có chỗ làm kho mới. Việc xây dựng đã gây ra nhiều xáo trộn đến nỗi loài nhện này dường như có lúc biến mất.

Điều này khiến cho một số nhân viên bảo tàng lo ngại. Nhiều người trong số họ đã bắt đầu cảm thấy gắn bó với những vị khách tám chân này. Nhưng sau này họ mới biết là chúng chỉ tạm biến mất để chờ chiếm lấy hai tầng hầm mới xây thêm.

150720162322_fruta_manzanas_624.gifImage copyrightOTHER Image captionNgười ta cho rằng loài nhện này có thể đã theo một lô hàng táo nhập khẩu từ Argentina vào Phần Lan

Trong công trình nghiên cứu của mình, Huhta đã đưa ra giả thuyết rằng loài nhện độc này đã đến được Phần Lan trong một lô hàng táo từ Argentina gửi đến.

Tuy nhiên, Muona lại có cách giải thích khác: “Vào những năm 1960, bảo tàng đã nuôi một số con chuột sống để nghiên cứu và chuồng của chúng được gắn lên những mẩu gỗ có xuất xứ từ Nam Mỹ,” ông nói.

Với những gì chúng ta biết về sinh lý của loài nhện độc Chile này thì khả năng sinh tồn của chúng trong những điều kiện khắc nghiệt là một điều đáng kinh ngạc.

Vào những năm 1970, một nhà côn trùng học ở Los Angeles đã tiến hành một số thí nghiệm để khẳng định chắc chắn về sức chịu đựng của loài côn trùng này.

Khả năng sinh tồn

Khi một con nhện cái ông bắt được ở Sierra Madre ở ngoại ô Los Angeles sinh ra 48 con nhện con, ông đã tách các con nhện con này ra với nhau để nuôi chúng.

Ông cho chúng ăn sâu và côn trùng đủ loại cho đến khi chúng trưởng thành.

Sau đó ông không đưa thức ăn và nước uống cho chúng nữa để kiểm tra khả năng chúng chịu đói như thế nào.

Các con đực chết đầu tiên nhưng 14 con cái có thể sống sót được trung bình 453 ngày nhịn đói hoàn toàn. Một con cái trong số đó còn có thể sống được mà không cần ăn uống đến 755 ngày, tức là hơn hai năm.

Loài nhện này cũng rất mắn đẻ. Mỗi con cái có thể đẻ ra 15 túi trứng trong vòng đời của chúng và mỗi túi trứng có thể chứa từ 50 đến 150 trứng.

Do đó, chúng ta dễ dàng hiểu vì sao mà dân số chúng tăng nhanh như vậy khi mà chúng có nguồn thức ăn là những con côn trùng nhỏ ở dưới tầng hầm tối tăm, yên ắng của bảo tàng.

Loài nhện độc Chile cũng được xem là loài nguy hiểm nhất trong số toàn bộ khoảng 100 loài nhện thuộc họ Loxosceles. Nọc độc của nó có chứa một lượng lớn chất sphingomyelinase D, một loại enzyme có thể chia tách chất sphingomyelin, một loại hợp chất trong màng nhầy của tế bào.

Một vết cắn của loài nhện này có thể làm tổn hại đến da và cơ ở dưới khiến để lại một vết sẹo lớn và xấu. Nếu nọc độc này đi vào máu thì nó có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng và thậm chí gây ra tử vong.

150723182437_sp_helsinki_624x351_bbc.jpg Image captionCác nhân viên bảo tàng ít nhiều lo lắng việc những con nhện độc có thể lang bạt đi ra ngoài phạm vi tòa nhà

Ít khi cắn

Tất cả những điều này dường như không khiến cho các nhân viên ở bảo tàng lo ngại.

Loài nhện độc Chilê thường hay lẩn tránh con người. Nếu có ai đó chọc đến, chúng sẽ chạy biến đi với tốc độ cực nhanh.

Nếu có vị khách nào đến thăm bảo tàng bị nhện cắn thì xác xuất giống như là trúng xổ số vậy, một nhân viên bảo tàng cho biết. Có điều không có gì sung sướng như trúng số thôi.

Trong vòng 50 năm, chỉ có một lần duy nhất có người bị cắn, Muona cho biết.

Lần cắn đó xảy ra trong lúc tu sửa bảo tàng khi mà một trong những người thợ xây dựng không tuân theo quy trình an toàn. Một con nhện bị kẹt trong trang phục lao động của người thợ xây đã cắn vào cánh tay ông ta khi ông ta cởi đồ. Điều may mắn là vết cắn này không ảnh hưởng gì về lâu dài.

Trong lúc tôi cùng Granroth truy tìm loài nhện này vào ban đêm, chúng tôi đã dễ dàng tìm được khoảng 5, 6 con. Không có con nào to cả, to nhất cũng chỉ 2cm từ đầu chân bên này đến đầu chân bên kia.

Tuy nhiên, Granroth đoan chắc với tôi rằng chắc chắn trong phòng còn có những con nhện lớn. Granroth dùng ngón trỏ và ngón cái làm ra khoảng cách khoảng 10cm. “Khi mà mỗi ngày anh đều nhìn thấy rất nhiều nhện thì anh cũng bắt đầu quen với chúng,” ông nói.

Tôi biết điều này là đúng bởi vì chỉ sau vài lần nhìn thấy chúng trong vòng chỉ có nửa giờ mà không có chuyện gì xảy ra, tôi bắt đầu nhận thấy mình trở nên gan dạ hơn rất nhiều.

Tôi bò trên các tấm carton xếp trên sàn nhà để đưa ống kính vào sát các con nhện chỉ cách chúng có vài centimeter. Khi đi ra, tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm và đảo qua đảo lại xem có mạng nhện hay chân nhện nào không.

Quay trở lại ra ngoài, tôi bước đi cẩn thận trên những vỉa hè đóng băng của thành phố. Tôi không thể dừng tự hỏi liệu loài nhện này có đi ra khỏi bảo tàng hay không. Hồi năm 1971, Huhta đã ‘tìm kiếm chúng ở tầng hầm của tòa nhà căn hộ ở đối diện phía bên kia đường mà không thấy’.

Tuy nhiên, ngày nay có nhiều cơ hội cho loài nhện này nhân rộng hơn bao giờ hết.

Trong vòng 50 năm mà chúng sống ở Helsinki, thành phố này đã mở rộng xuống những nền đá cứng nằm ngay dưới mặt đất. Theo một báo cáo cùa Sở Quy hoạch thành phố vào năm 2009 thì ‘có khoảng 9 triệu mét khối không gian, trong đó có khoảng 400 công trình và tầng hầm riêng rẽ, đã được xây dựng dưới lòng đất'.

Khi tôi đi ngang qua tòa nhà Quốc hội chỉ nằm cách Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên chưa đầy 200 mét, tôi chợt nhớ lại lời của Muona.

Loài nhện độc Chile có thể dễ dàng di chuyển được ở khoảng cách đó. “Tôi đợi xem liệu có ngày nào đó sẽ có con nhện cắn vào thủ tướng hay không.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...