Jump to content

Một loài bướm có khả năng di chuyển 4.000 km


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Stoica Mioara | Dịch giả: Kim Xuân
28 Tháng Chín , 2016
 
Fluturele Vanessa cardui

Loài bướm Vanessa cardui  (wikipedia.org)

Các nhà khoa học từ Viện Tiến hóa Sinh học tại Barcelona, Tây Ban Nha, đã theo dõi khắp châu Phi một loài bướm, Vanessa cardui, để nghiên cứu sự di cư của chúng. Kết quả cho thấy loài bướm này có thể vượt qua sa mạc Sahara và sinh sản trong các hoang mạc châu Phi, trong khi di chuyển hàng ngàn kilomet. Đây là tuyến đường chung cho nhiều loài chim di cư, nhưng là trường hợp đầu tiên chứng minh một loài bướm có thể làm được điều như vậy.

Bướm Vanessa cardui là một loài côn trùng mà mỗi năm thực hiện một chuyến đi-về giữa châu Âu và châu Phi. Cho đến nay, người ta chỉ biết rằng chúng biến mất ở châu Âu vào mùa thu và được cho là sinh sống ở Bắc Phi trong mùa đông. Bây giờ, nhờ các chuyến đi thực địa tại chỗ ở châu Phi, các nhà khoa học tại Viện Tiến hóa Sinh học tại Barcelona, một trung tâm liên kết của CSIC và UPF, và Đại học Harvard (Mỹ) đã chứng minh chúng có thể bay đến vùng thảo nguyên nhiệt đới châu Phi , tức là di chuyển một quãng đường 4.000 km.

Loài côn trùng này không chỉ chịu đựng được một chặng đường dài, mà chúng còn bay vượt qua núi, Biển Địa Trung Hải và sa mạc Sahara.

Trái ngược với hình dáng mỏng manh, yếu ớt, chúng có thể chịu được nhiệt độ cực cao và có thể định hướng trong khi bay ở độ cao lớn. Chúng ăn nhiều loại thực vật, kể cả cây cúc gai.

Quảng cáo

Các nhà nghiên cứu Gerard Talavera và Roger Vila đã trải qua cả một mùa thu đi khắp các nước như Senegal, Benin, Chad và Ethiopia để tìm kiếm những cá thể của loài bướm này. Qua đó, họ đã có thể nhìn thấy một sự di cư ồ ạt của hàng ngàn con bướm Vanessa cardui về phương Nam đến khu vực Sahel. Tại Benin, chỉ riêng trên một cánh đồng trong thung lũng sông Niger, họ đã tìm thấy hơn 20.000 con bướm mới thoát ra từ ngài (một giai đoạn phát triển trong quá trình sinh trưởng của một số loài côn trùng, giữa trạng thái ấu trùng và phát triển đầy đủ). Những quan sát này cho thấy, phạm vi di cư hàng năm của loài này là lớn gấp đôi so với suy nghĩ trước đây.

Một cuộc hành trình dài và phức tạp như vậy có lẽ không phải là một lối sống đơn giản, nhưng một số loài sinh vật bắt buộc phải làm điều này để khai thác các nguồn thức ăn của từng mùa và để bảo đảm một khí hậu phù hợp. Về các loài bướm, ví dụ điển hình nhất là bướm Monarch, chúng di chuyển từ Canada đến Mexico theo các đàn khác nhau.

Một trường hợp độc đáo trong số các loài côn trùng

“Trường hợp di cư của loài bướm Vanessa cardui là độc đáo trong số các loài côn trùng. Đây là loài bướm có mật độ phân bổ lớn nhất và thực hiện các vòng di trú trên khắp thế giới, các vòng di trú thực tế chưa  được biết tới. Những khả năng di cư trải rộng của chúng rất ấn tượng. Những cuộc di cư giữa châu Phi và châu Âu, như chúng ta biết cho đến nay, chỉ là những gì có thể nhìn thấy được trong số tất cả các chuyến di cư. Chắc chắn chúng có thể di cư đến nhiều nơi khác trên thế giới”, Talavera cho biết.

Theo Villa, đây là một hiện tượng đã được biết đến và đã được nghiên cứu đối với một số loài chim di cư giữa châu Âu và châu Phi nhiệt đới. “Bây giờ chúng tôi đã chứng minh được ít nhất một loài bướm, Vanessa cardui, cũng có thể làm một chuyến di cư cực xa như vậy. Để nghiên cứu chúng ở châu Phi, chúng tôi đã nhiều lần vượt qua sa mạc Sahara bằng máy bay và tôi nhớ lại, khi nhìn sự bao la của sa mạc qua cửa sổ máy bay, hàng ngàn cây số vuông cát, tôi nghĩ rằng chúng tôi đang cố gắng để chứng minh một cái gì đó gần như không thể”, Vila cho biết.

Các kết quả đã được công bố hôm thứ 4, 21 tháng 9, trong tạp chí danh tiếng Biological Journal of the Linnean Society và kể lại lịch sử di cư của loài bướm Vanessa cardui và những thám hiểm thú vị dẫn đến phát hiện của họ. Nghiên cứu được tiến hành với sự hỗ trợ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia và Liên minh châu Âu.

 

Thông tin thêm: Biological Journal of the Linnean SocietyDiscovery of mass migration and breeding of the painted lady butterfly Vanessa cârdui in the Sub-Sahara: the Europe–Africa migration revisited

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...