Jump to content

Ý kiến về hiện tượng lây truyền virus Zika ở miền Trung và Nam Việt Nam.


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tiến sỹ Hoàng Kim PhúcGửi tới BBC từ Oxford, Anh Quốc
Mẫu máu có virus Zika
Image copyrightREUTERS Image captionMẫu máu có virus Zika

Tin từ Việt Nam nói xét nghiệm 24.000 muỗi Aedes aegypti thu thập ở Nha Trang có 56 cá thể mang virus Zika và 29 cá thể mang virus Dengue (sốt xuất huyết) tương ứng với tỷ lệ 0.23% và 0.12%, theo Tuổi Trẻ (15/10).

Thông báo trên không nói rõ các mẫu muỗi trên được thu thập trong thời gian cụ thể nào của năm, thu bắt bằng phương pháp gì, bao nhiêu cá thể nhiễm cả hai loại virus... là những thông tin có thể cho phép người đọc hiểu ngọn ngành hơn về số liệu trên.

Mặc dù vậy, số liệu trên cung cấp một thông tin đáng ngại là tỷ lệ muỗi nhiễm Zika trong tự nhiên tại Nha Trang nhiều gấp đôi muỗi nhiễm Dengue.

Cho tới nay bằng chứng tin cậy về hậu quả gây chứng đầu nhỏ (microcephaly) ở trẻ sơ sinh do người mẹ nhiễm Zika trong thai kỳ đã được tìm thấy.

Tạp chí the New England Journal of Medicine công bố tỷ lệ một sản phụ nhiễm Zika trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ có tỷ lệ sinh ra một sơ sinh bị đầu nhỏ từ 1 tới 13%.

Trong một nghiên cứu khác với các thai phụ nhiễm Zika tại Rio de Janeiro (Brazil) cho thấy có tới 29% sơ sinh bị các lệch lạc trong phát triển não.

Điều đáng sợ là hiện tại chưa đủ thời gian và nghiên cứu để xác định đầy đủ các khía cạnh lệch lạc trong phát triển não bộ của một sơ sinh do người mẹ bị nhiễm Zika, những số liệu cần thời gian tính bằng thế hệ, trong lúc chưa có vaccine hay một loại thuốc đặc trị với virus này.

Muỗi Khánh Hòa

Trong các tỉnh miền trung Việt Nam, Khánh Hòa là một tỉnh dẫn đầu về sốt xuất huyết và muỗi ở đây cũng đã kháng mạnh với thuốc diệt.

Trẻ sơ sinh bị nghi nhiễm chứng đầu nhỏ ở Đắk Lắk, Việt NamImage copyrightXINHUA/VNA Image captionTrẻ sơ sinh bị nghi nhiễm chứng đầu nhỏ ở Đắk Lắk, Việt Nam

Số liệu trên cho thấy Zika đang lưu hành rất rộng ở Việt Nam vì tỷ lệ nhiễm virus của quần thể muỗi địa phương cũng phản ánh trung thực mức độ mang bệnh của dân cư địa phương đặc biệt khi không xác định được các yếu tố khác có thể lưu giữ (reservoir) mầm bệnh (linh trưởng).

Trong 9 ca phát hiện Zika tại Việt Nam tới nay, thì có tới 5 ca tại Sài Gòn, Nha Trang mặc dù là trọng điểm dịch sốt xuất huyết tại miền Trung và có tỷ lệ muỗi nhiễm Zika gấp đôi sốt xuất huyết nhưng chỉ biểu hiện 1 ca.

Thực tế này cho phép kết luận là Zika có thể đang lan rộng và mạnh tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận.

Ở Việt Nam mỗi năm số ca sốt xuất huyết dao động từ 60 tới 300 nghìn.

Nếu thử lấy ngưỡng dưới là 60.000 ca sốt xuất huyết và số nhiễm Zika là khoảng hai lần như vậy, chúng ta có thể hình dung một thực tế nghiêm trọng đang âm thầm xẩy ra.

Sự khủng khiếp của đại dịch này ở chỗ 80% ca nhiễm là không có biểu hiện lâm sàng và ngay cả các ca có biểu hiện bệnh thì cũng chỉ thoáng qua bên ngoài nhưng tiềm ẩn vào trong để sinh khuyết tật cho thế hệ kế tiếp nếu người bệnh mang thai.

Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần là hiện tại và trong thời gian tới đại dịch này sẽ lây lan với tốc độ cực đại trong khu vực vì hệ miễn dịch của cộng đồng chưa từng biết đến virus này nên không có kháng thể.

Virus Zika đang lây nhiễm và sau một số năm sẽ đạt mức "bão hòa", khi đó kháng thể của cộng đồng được tích lũy và giảm bớt cường độ vòng xoáy: muỗi >virus > người > muỗi.

Vì vaccine cho Zika chưa sẵn sàng nên khó biết hiệu lực miễn dịch của nó ra sao đồng thời các đột biến tạo các biến chủng ở virus luôn xẩy ra cái có thể làm giảm hiệu lực vaccine và tái nhiễm trên diện rộng, thực tế này đòi hỏi những giải pháp cơ bản và dài hơi hơn.

Một trong các giải pháp đó là phải tìm kiếm các biện pháp phòng trừ muỗi hiệu quả để đối phó với tình trạng muỗi kháng đa thuốc diệt đang lan rộng khắp Trung và Nam Việt Nam.

Trong giai đoạn trước mắt, đối với các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Việt nam, "vì tương lai con em chúng ta" phải chăng hãy tạm hoãn kế hoạch sinh nở vài năm, chờ tới khi cường độ lây truyền của Zika giảm đi?

Bài viết thể hiện quan điểm của tiến sỹ chuyên ngành bệnh nhiệt đới, ôngHoàng Kim Phúc hiện sống tại Oxford, Anh Quốc.

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...