Jump to content

Cách Khiêng Vật Nặng An Toàn


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Minh Phát
9 Tháng Mười Một , 2016
 

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đôi khi cũng cần mang vác những vật có khối lượng nặng, kích thước lớn, hình dáng cồng kềnh. Do khối lượng và kích thước của chúng, lúc sơ xuất ta sẽ dễ dàng bị chấn thương, đặc biệt là phần lưng. Một khi lưng đã chấn thương, thì rất lâu hoặc khó hồi phục như trạng thái ban đầu. Do đó, an toàn là nguyên tắc số một khi khiêng vật nặng.

Một số nguyên nhân gây chấn thương cụ thể như sau:

  • Tư thế sai, đặc biệt là vùng lưng. Có thể gây chấn thương cột sống, lệch đĩa đệm, …. Do đó, chú ý tư thế vô cùng quan trọng. Với tư thế đúng, có thể giảm thiểu phần lớn khả năng bị chấn thương.
  • Lưng không đủ khỏe. Các cơ bắp ở lưng không đủ khỏe để bảo vệ cột sống, chủ yếu là cơ lưng dưới.
  • Không tập trung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương. Vì vậy, luôn tập trung khi nâng vật nặng.
  • Quá gắng sức. Với các vật nặng quá sức của chúng ta, bạn không nên cố gắng một mình. Hãy nhờ sự giúp đỡ từ người khác.

Sau đây là một số hướng dẫn tổng quát về tư thế khi khiêng vật nặng bạn cần ghi nhớ để giúp mình tránh những chấn thương không đáng có.

* Chú ý: hướng dẫn này chỉ mang tính tham khảo và tổng quát, đối với các vật quá nặng, kích thước quá lớn, hình dáng cồng kềnh, khó mang vác,… bạn nên nhờ người giúp đỡ.

Hình minh họa bên dưới cho thấy tư thế sai thường thấy nhất khi nhấc vật nặng, đó là cong lưng. Điều này rất nguy hiểm cho cột sống của bạn. Vì thế, luôn tránh cong lưng khi nhấc vật nặng.

Quảng cáo

img_0160

Hình 1 – Cong lưng khi nhấc vật nặng là vô cùng nguy hiểm cho cột sống.

Hướng dẫn:

  • Tư thế đúng khi nhấc vật nặng là bạn phải đứng thẳng lưng, vật nặng để gần với thân người, không nên để quá xa.
  • Hai chân dang rộng bằng vai hoặc hơn một chút.
  • Hạ thân người xuống bằng cách ngồi xuống (dùng chân) đến vị trí cần ôm (hoặc nắm) vật nặng, vừa hạ xuống vừa hít vào, trong khi đó lưng vẫn thẳng (Hình 2).
  • Từ tư thế đó, nín thở (giữ hơi trong bụng), gồng chặt cơ bụng rồi ôm (hoặc nắm) lấy vật nặng (Hình 3).
 img_0163 img_0165

Hình 2

Hình 3

  • Sau đó, đứng dậy (dùng chân), lưng vẫn giữ ở tư thế thẳng (Hình 4). Thở ra sau khi đã đứng thẳng hoàn toàn.

img_0165

Hình 4

  • Khi đứng thẳng lên thì hơi ngửa ra sau một chút, bụng vẫn gồng chặt, lúc này ngoài cơ bụng ra cũng cần gồng cứng cơ mông, vì cơ mông cũng giúp bảo vệ lưng dưới giống cơ bụng. Trong quá trình hạ thấp người và đứng dậy, lưng có thể thay đổi độ nghiêng nhưng luôn giữ ở tư thế thẳng.

Tư thế khác:

  • Thay vì tư thế ban đầu hai chân dang rộng ở vị trí ngang nhau, thì có thể đứng chân trước chân sau, chân khỏe hơn ở phía trước.
  • Sau đó thì các bước hạ xuống và nhấc vật nặng lên cũng giống như hướng dẫn bên trên. (Tham khảo hình minh hoạ bên dưới)

img_0194img_0196img_0197img_0199

Hình 5

Cơ bụng, cơ lưng dưới và cơ mông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưng khỏi chấn thương. Để các nhóm cơ này khỏe hơn bạn hãy xem 2 bài tập đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả mà hầu như ai cũng có thể luyện tập hằng ngày ở bài viết sau.

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...