Jump to content

Phóng sự: Quảng Bình sau những cơn lũ


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Nhóm phóng viên Dân Luận thực hiện

DL - 4 trận lũ lịch sử liên tiếp trong giữa và cuối tháng 10 vừa đi qua khiến bao thôn xóm trên khắp Quảng Bình “oằn mình” gánh chịu những đau thương, mất mát nặng nề về cả con người lẫn vật chất.

15007858_630437620462641_29889702_o.jpg
 

Sông Gianh (Quảng Bình) có gần chục cồn nổi có người sinh sống. Địa hình biệt lập, điều kiện sinh sống khó khăn đã tạo ra những cộng đồng đặc biệt về sinh hoạt lẫn tính cách

Sông Gianh khi qua huyện Quảng Trạch đã tụ kết được 20 cồn lớn nhỏ, trong đó có tám cồn có người sống. Các cồn được định danh như cồn Vượn, cồn Quan, cồn Két, cồn Ngựa, cồn Niệt, cồn Si, cồn Cửi... Thời tiết miền Trung vốn khắc nghiệt bậc nhất ở nước ta nhưng thời tiết ở những hòn cồn trên sông Gianh (Quảng Bình) thường xuyên được đẩy tới giới cực hạn. Mùa hạn khát cháy khốn cùng, mùa mưa thì lũ lụt kinh hoàng.

Quảng Bình nổi tiếng với hệ thống hang động núi đồi đẹp hung vĩ, được thế giới liệt vào các kì quan thiên nhiên, thế nhưng lại luôn gánh chịu những thiệt hại mất mát của thiên tai lẫn nhân tai. Đập thủy điện Hố Hô xả lũ kèm mưa lớn kéo dài liên tục khiến bao nhiêu thôn xóm, đặc biệt là người dân quanh năm sịnh sống ở các cồn giữa sông phải chịu biết bao nhiêu khốn đốn kèm thiệt hại.

Nhóm phóng viên Dân Luận đã theo chân các đoàn cứu trợ đến Quảng Bình tìm hiểu về đời sống của người dân ở cồn giữa sông Gianh sau lũ.

14975812_630432480463155_1069353457_o.jpg
Quảng Bình nổi tiếng với hệ thống hang động núi đồi đẹp hung vĩ, được thế giới liệt vào các kì quan thiên nhiên, thế nhưng lại luôn gánh chịu những thiệt hại mất mát của thiên tai lẫn nhân tai. Ảnh: Pv Dân Luận

Mỗi năm gánh chịu ít nhất 3 trận lũ

Mùa mưa trên các cồn nổi sông Gianh luôn giành phần vô địch với các trận lũ siêu lớn và kéo dài nhiều ngày, mỗi năm thường có ít nhất từ bồn đến năm trận lũ trong tháng 10 và 11. Ông N.K.T 1 cư dân ở cồn Nâm chia sẻ: “Những hòn cồn ở đây đều biệt lập. Vì vậy, khi có sự cố diễn ra, bên đất liền các làng mạc khác cũng không thể có thuyền bè chạy ra ứng cứu, chỉ có người dân trong cồn đoàn kết với nhau để cùng vượt lũ”. Trận lũ mạnh nhất trong trăm năm qua là trận siêu lũ năm 2010, nhà nhà ngập lút nóc, gạo cơm, trâu bò và cả người cũng bị cuốn trôi không còn 1 thứ gì.

14970857_630437587129311_1886915548_o.jpg
Thời tiết miền Trung vốn khắc nghiệt bậc nhất ở nước ta nhưng thời tiết ở những hòn cồn trên sông Gianh (Quảng Bình) thường xuyên được đẩy tới giới cực hạn. Mùa hạn khát cháy khốn cùng, mùa mưa thì lũ lụt kinh hoàng. Ảnh: pv Dân Luận

Ông N.T.M 1 cư dân ở cồn Niệt kể: "Lũ lụt đẩy dân làng đến các nguy cơ mất sạch tài sản, thậm chí tính mạng. Đời nối đời dân ở đây năm nào cũng hứng lụt, nước chảy cuồn cuộn, khi cả mấy cồn ngập lụt nước chảy xiết thấy sợ vô cùng”. Và cách để họ sống chung sự kinh hoàng này là ngoài việc sở hữu đò, mỗi nhà còn đóng cái rầm tra ( hay còn gọi là gác lửng) ở gần mái nhà để đối mặt với lụt lội. Khi nước lên lút nóc nhà thì họ trổ nóc ra ngồi lên trên mái, nước ngập nữa thì cột dây mây vào mái nhà, đầu dây kia buộc vào hông, chờ chết.

Nếu trời thương không ngập nữa thì còn có cơ hội sống làm lại từ đầu, nếu lỡ chết thì như thế cũng còn có xác để làng xóm chôn cho đỡ tủi phận".

15044629_630437607129309_12220468_o.jpg
Nghĩa trang hoang tàn sau lũ. Ảnh pv Dân Luận

Quê hương của ông T, ông M. và mấy ngàn người cồn Niệt, cồn Nâm còn là những cồn không có người ở xung quanh, những nơi không có người ở vì đất ít. Ông T và dân làng cũng từng chứng kiến nước lũ dữ dội đã xóa sổ hai hòn cồn có diện tích hơn 2 ha như cồn Tra, cồn Bồi. Các ông từng trần mình cùng trâu bò trên hai hòn cồn đó nhưng sức lũ đã làm hai hòn cồn biến mất.

Chính quyền bỏ bê, nhà thờ là nơi bám trụ

Trên tất cả đảo nổi có cư dân sinh sống tại sông Gianh đều có bóng dáng nhà thờ như một biểu trưng mạnh mẽ về đời sống tinh thần của họ. Những gác nhà thờ lồng lộng và cư dân các đảo đều đa phần theo Công giáo. Ngày xưa, các nhà truyền giáo đã men theo các tàu buôn, tàu chiến vào dọc những lạch sông để đến với cư dân ở đây và người dân các đảo đã theo đạo như một cách để nương tựa tinh thần.

14971462_630437657129304_1311673571_o.jpg
Đường vào thôn xóm sau lũ. Ảnh: pv Dân Luận

Dân nơi đây chia sẻ, cha giáo xứ luôn quan tâm và là nơi nương tựa của giáo dân, công an xã, chính quyền địa phương thì không gần gũi và hỗ trợ gì như nhà thờ và các cha giáo xứ. Sau 4 trận lũ liên tiếp nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa ai đến để xem xét tình hình, lắng nghe nguyện vọng của người dân, ngược lại các cha lại là người luôn kề bên sát cánh giáo dân trong lúc nguy khó nhất. Ngoài ra, giáo xứ cũng chính là nơi các đoàn thiện nguyện tin tưởng giao phó để các cha thu xếp đồ cứu trợ gửi đến người dân.

untitled_6.jpg
Người dân ở giáo xứ Cồn Niệt, tập trung tại nhà thờ để cha giáo xứ phát quà cứu trợ. Ảnh PV Dân Luận

Nhà thờ là chỗ dựa tinh thần cho người dân, có làng có đến bốn nhà thờ như làng Minh Hà. Có làng có nhà thờ rất lớn, đứng từ cầu Quảng Hải đã thấy nhà thờ soi bóng xuống dòng sông như nhà thờ Cồn Sẻ. Cồn Cưỡi, cồn Niệt... Người dân cho rằng đó là hòa ước tinh thần của họ trước thiên tai, nhân tai khắc nghiệt và điều đó giúp họ tự tin để gắn bó với mảnh đất bản quán của mình.

Lũ chồng lũ, khó khăn chồng khó khăn

Những cơn lũ qua đi để lại những hậu quả, thiệt hại nặng nề cho người dân. Khung cảnh tiêu điều bao trùm khắp từng thôn xóm quanh sông Gianh. Nhiều nhà cửa bị đổ sập hoàn toàn sau lũ.

15045412_630437723795964_1422526678_o.jpg
Cồn Cưỡi, thuộc giáo xứ Liên Hòa, lũ mạnh khiến 1 số căn nhà bị đổ sập hoàn toàn. Ảnh pv Dân Luận

Cồn Cưỡi thuộc giáo xứ Liên Hòa, người dân ở đây cho biết, lũ mạnh khiến 1 số căn nhà bị đổ sập hoàn toàn. Không những thế, mồ mả tổ tiên cũng bị sạt lở, những ngôi mộ bị nhấn chìm dưới lớp bùn đất cát.

14971600_630437877129282_859252333_o.jpg
Nghĩa trang ở giáo xứ Cồn Cửi, hoang tàn sau 4 cơn lũ. Ảnh: pv Dân Luận

Lũ đến đã khổ, lũ đi người dân lại càng khổ hơn, khi để lại bao thiệt hại và mất mát. Khó khăn nhất là khắc phục hậu quả sau lũ, khi mà nhà cửa bị đổ sập, vốn liếng làm ăn, trâu bò hoa màu bị cuốn sạch.

14976228_630437790462624_1731041278_o.jpg
 

Trưởng thôn cồn Cửi, anh H cho chúng tôi biết:"Người dân sinh sống ở cồn bao đời nay đã sống chung với lũ và cuộc sống khắc nghiệt ở khu vực miền trung. Nhưng những năm gần đây đời sống người dân trở nên khó khăn, khi mà rừng đầu nguồn bị chặt phá cộng thêm đập thủy điện đến mùa mưa lại xả lũ, đầu nguồn không có cây rừng ngăn trở nên lũ đến rất nhanh và thiệt hại ngày càng nặng nề. Trước đây dân sống bám sông bám biển, chủ yếu là đánh bắt cá trên sông hoặc buôn hải sản ở biển, nhưng từ khi có nhà máy Formosa, cá tôm ở sông Gianh cũng không còn, buôn hải sản ở biển cũng không ai mua. Đã khổ nay còn khổ hơn, lại bị lũ nặng nề, chúng tôi ở đây không biết có thể bám trụ bao lâu"

15033888_630437600462643_1849111081_o.jpg
 

Anh cũng cho biết thêm:"Những năm trước, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện có hứa chi ngân sách để xây đê điều chống lũ, xây cầu bắc từ cồn qua cho người dân tiện đi lại, nhưng đã hứa lâu rồi mà không thấy xây. Nguyện vọng của dân ở đây, chỉ mong khi lũ đến có nơi để mà che chắn, có cây cầu để người già, trẻ em đi học không phải qua sông bằng ghe thuyền nguy hiểm, có kiến nghị lên cấp trên nhưng chỉ nhận được sự im lặng từ chính quyền địa phương"

14975867_630437800462623_265238423_o.jpg
Trẻ em ở các cồn sông Gianh từ nhỏ đã quen với mùa mưa lũ. Ảnh pv Dân Luận

Cuộc sống khắc nghiệt là thế, dân sống giữa cồn bấp bênh không biết quê cha đất tổ một ngày nào đó nguy cơ bị xóa sổ, ngập chìm dưới dòng sông Gianh lạnh lẽo. Thể nhưng khi pv hỏi bất kể người dân ở bất cứ cồn nào ở giữa sông Gianh rằng, có mong muốn chuyển vào đất liền bỏ xứ đi để mà sinh sống không? Họ đều trả lời với pv rằng: "Chúng tôi ở đây bao đời nay, mộ ông bà tổ tiên ở đây không đi đâu hết, chúng tôi tin có các cha, có Chúa trời phù hộ, các cha còn bám trụ với chúng tôi thì ở đây không đi đâu cả"

Mắt bão - Minh Thông

(Dân Luận)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...