Jump to content

VNTB- Tham nhũng, trấn áp và bạo lực đe dọa những nền dân chủ non trẻ


xứ việt
 Share

Recommended Posts

The Guardian, ngày 27/11/2016

(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

 
 
(VNTB) - Dân chúng ở Malaysia, Thái Lan và Miến Điện đang ngày càng đau khổ dưới sự lãnh đạo của chính quyền.

 
DSC_1517.jpg
   Một khu ổ chuột ở Malaysia
 
 
Malaysia, Thái Lan và Miến Điện đều phải chịu đựng tình trạng lệch  khỏi các tiêu chuẩn cơ bản được trông đợi của các nền dân chủ hiện đại. Trong khi các lý do có thể khác nhau, kết quả đều tương tự: tình trạng bất ổn tăng, sự đàn áp của nhà nước gia tăng, hiệu ứng kinh tế tiêu cực, các thiết chế bị suy yếu và thiệt hại về danh tiếng.

 
Malaysia là một minh họa sinh động cho các hiện tượng này. Cựu thuộc địa của Anh chưa bao giờ có được một nền dân chủ hoàn thiện. Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất, đại diện cho đa số sắc tộc Malay, đã nắm giữ quyền lực từ khi độc lập vào năm 1957. Những người không phải là Hồi giáo, người thiểu số gốc Trung Quốc và Ấn Độ, những người  mà tổ tiên họ đã được mang đến bởi người Anh như nhân công rẻ mạt, đã bị phân biệt đối xử suốt lịch sử, đó là chưa kể đến phân biệt chủng tộc hay tôn giáo. Đó là về khả năng trong chính phủ - mà dường như thiếu vô cùng.

 
Vấn đề tập trung vào Thủ tướng Najib Razak, người được cho là đã được hưởng lợi từ sự biến mất của 3,5 tỷ USD từ một công ty đầu tư nhà nước gọi là 1MDB. Năm ngoái, tờ báo Wall Street Journal viết rằng 700 triệu USD đã được chuyển vào tài khoản ngân hàng cá nhân của ông Najib. Trong tháng Bảy, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc việc làm sai trái của quan chức số 1 ở Malaysia, được xác định là ông Najib. Về phần mình, ông Najib thẳng thừng phủ nhận mọi cáo buộc.

 
Tuy nhiên, chính quyền của ông đã trì hoãn một cuộc điều tra của quốc hội, tránh phê bình nội bộ và lũng đoạn nền truyền thông độc lập của Malaysia. Những người biểu tình đã bị tấn công bởi côn đồ ủng hộ Najib và ban lãnh đạo cuộc biểu tình bị bắt. Tuần trước, Mỹ bày tỏ lo ngại về việc tiếp tục giam giữ Maria Chin Abdullah, lãnh đạo của nhóm dân chủ Bersih theo luật chống khủng bố. Chưa một ai bị buộc tội về cáo buộc gây thất thoát.

 
Vụ bê bối này đã xảy ra quá lâu. Ban lãnh đạo của Najib đã gieo mầm độc. Vì lợi ích của đất nước và nền dân chủ mong manh, ông ta nên lùi bước, ít nhất là cho đến khi một cuộc điều tra độc lập thành lập về 1MDB. Đáng buồn thay, khả năng đó rất là mong manh. Nếu Najib có thể trụ vững, ông sẽ làm thế.

 
Ở khía cạnh này, hành vi của ông này tương tự như ở nước láng giềng của các viên tướng quân đội Thái Lan, những người nắm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 2014, bề ngoài là vì dân chủ đã không hiệu quả, đã lớn mạnh nhờ bám víu vào quyền lực. Thống tướng Prayuth Chan-o-cha, lãnh đạo của cuộc đảo chính, người tự xưng là thủ tướng, hứa mang lại hòa giải và hạnh phúc cho người dân Thái Lan.

 
Thay vào đó, ông ta đã áp đặt môi trường chính trị và truyền thông, một nền kinh tế yếu kém, lung đoạn hiến pháp bằng việc kiểm soát quân đội và đàn áp sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi ở miền Nam nghèo khó. Bây giờ, sự bất ổn gây ra sau cái chết của nhà vua Bhumibol Adulyadej đã dấy lên nghi ngờ về lời hứa của chính quyền quân trong việc tổ chức bầu cử vào năm tới, mặc dù các quan chức chính phủ quả quyết rằng các việc chuẩn bị bầu cử đang được tiến hành.

Có suy đoán rằng quốc hội sẽ tổ chức một kỳ họp bất thường trong tuần này và sẽ mời Thái tử Maha Vajiralongkorn c lên ngôi, bất chấp những lo ngại về cuộc sống phóng túng của ông này. Tuy nhiên, ngay cả những nỗ lực hạn chế để bình thường hóa tình hình chính trị và hiến pháp có thể thất bại, do tính cách hoang tưởng của Prayuth. Hoàng thái tử được cho là gần gũi với Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng rất nổi tiếng. Việc đưa Thái tử vào ngôi báu có thể đe dọa quyền lực của Prayuth.

 
Ở Miến Ðiện, sự thất vọng xuất hiện sau khi Aung San Suu Kyi tham chính. Bà là một người đấu tranh dân chủ, lên nắm quyền từ năm ngoái sau hàng thập kỷ bị đọa đày bởi chính quyền quân sự (chính quyền này đã đổi tên nước thành Myanmar). Còn quá sớm để nói rằng mọi hy vọng đã tiêu tan, nhưng sự thất bại của bà trong việc bênh vực người Rohingya nhóm người theo đạo Hồi bị áp bức, nạn nhân của một cuộc tấn công quân sự mới và chết chóc kể từ tháng 10, đã làm thất vọng nhiều người ủng hộ bà ở phương Tây. 

 
Có đến 30.000 người Rohingya bị buộc di dời lên phía tây và viện trợ cho150.000 bị đình chỉ do các hoạt động quân sự. Trong khi đó, đụng độ mới giữa quân đội và các nhóm dân tộc thiểu số bùng lên ở tiểu bang Shan – là sự quay lại của những ngày đen tối.

 
Khi nói đến việc tái hợp một quốc gia đã bị tổn hại bởi chủ nghĩa Sô vanh quân sự và Phật giáo, quyền hạn Suu Kyi bị giới hạn nghiêm trọng. Có vẻ rõ ràng rằng, khác với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, con đường tiến đến dân chủ của Myanmar sẽ kéo dài, có nhiều khúc ngoặt và nhiều chết chóc.

 

 

 

(ijavn.org)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...