Jump to content

Phóng sự dự thi: Bạn sẽ làm gì để thay đổi xã hội?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Phạm Hà Nam

Bài dự thi gửi đến Dân Luận

Con người sinh ra vốn dĩ không bình đẳng. Người sinh vốn đã giàu có, lại có người sinh ra đã nghèo khổ, bệnh tật. Nhưng có một điều tất cả chúng ta đều bình đẳng, bình đẳng về suy nghĩ, ước mơ. Bình đẳng với những hoài bão thay đổi xã hội. Chỉ có điều, ước mơ hoài bão thì ai cũng có, ai cũng muốn được thay đổi cuộc sống và xã hội. Nhưng có bao nhiêu người dám đứng lên để thay đổi? Giống như văn hào Prank A.Clark đã từng nói: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.

Lần đầu tiên tôi bước chân lên Sài Gòn khoảng 7 năm về trước, có thể lúc đó mạng xã hội chưa phát triển nhiều nên lượng thông tin mà tôi tiếp cận còn hạn chế. Nhưng tôi dám khẳng định, các bạn sẽ rất hiếm để bắt gặp được hình ảnh của những thùng trà đá miễn phí hiện lên trên những góc phố của Sài Gòn. Hay những bạn trẻ bước trên những cung đường của thành phố, trên các công viên để lượm rác nhằm tạo ra một môi trường sống trong lành hơn. Các bạn có nhận ra rằng, hình ảnh đó ngày càng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong xã hội? từ việc những nhóm nhỏ các bạn trẻ xuống đường nhặt rác đến hình thành một phong trào được phát triển rộng rãi thậm chí được cả xã hội biết đến như “Việt Nam Xanh”. Tôi nhận ra rằng, một lớp người nhỏ bé đang cố gắng xây dựng cho một xã hội hiện đại ngày trở nên thân thiện, biết quan tâm đến cộng đồng nhiều hơn.

unnagmed.jpg
Thùng trà đá miễn phí trên 1 góc nhỏ Sài Gòn

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Chắc hẳn cộng đồng mạng chưa thể quên được bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam. Bài thơ được viết trong bối cảnh miền trung phải đối mặt với thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử do Formosa gây ra, khiến hàng triệu đồng bào ngư dân miền trung phải sống trong cảnh nhà tan cửa nát. Trước thảm họa đó, cô chỉ có thể bày tỏ tâm trạng mình trên những trang vở. Có lẽ, cô cũng không thể nào ngờ được, bài thơ của cô đã làm cho cộng đồng phải dậy sóng, đủ để khiến cho những thế hệ hiện tại và tương lai phải nhìn lại và tự hỏi “đất nước mình rồi sẽ về đâu?”. Đọc những vần thơ cô viết, tôi có thể hiểu được phần nào tâm trạng của cô, sự nuối tiếc vô bờ khi nhìn những di sản mà ông cha để lại đang dần bị mất đi. Một ước mơ về một Việt Nam tươi sáng, một thế hệ không còn vô cảm, chỉ biết nghĩ tới bản thân.

unnamed_0.jpg
Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Nhắc đến Formosa và thảm họa mà nó gây ra đối với dân tộc Việt Nam, tôi nhớ đến một người phụ nữ, đó là chị “Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”. Chị Quỳnh hay thường được những nhà hoạt động xã hội trong và ngoài nước gọi với cái tên thân thuộc “Mẹ Nấm”. 10/10/2016, chị bị cơ quan An Ninh tỉnh Khánh Hòa bắt tạm giam để điều tra theo điều 88 BLHS. Chị là một người đấu tranh ôn hòa, thường xuyên phản đối các dự án ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động trái phép của Trung Quốc trên biển đông như: “dự án khai thác boxit Tây Nguyên” , “phản đối giàn khoan HD-981” hay gần đây nhất là phản đối dự án “Formosa” cũng chính là nguyên nhân chính khiến chị bị bắt. Trước khi bị bắt, chị sinh sống cùng một người mẹ già và hai đứa con nhỏ. Chị cũng muốn được sống một cuộc sống bình yên giống bao người phụ nữ khác. Nhưng chị phải từ bỏ đi cái cuộc sống vốn dĩ yên bình để đứng lên đấu tranh với những bất công của xã hội. Chính vì chị biết được, những dự án đó sẽ hủy hoại đi môi trường sống của thế hệ con em chị sau này phải gánh chịu. Vì những đứa con và thế hệ trẻ chị đành phải đứng lên đấu tranh. Chị đấu tranh để chấm dứt những dự án hủy hoại môi trường, đấu tranh để đòi chủ quyền biển đảo, với hy vọng gìn giữ lại chút những thành quả mà ông cha đã phải hy sinh xương máu mới để lại được cho thế hệ.

 

unnamged.jpg
Gấu - Con trai 4 tuổi của chị Quỳnh

Nếu không có những người sống hết lòng vì cộng đồng, vậy người dân Việt Nam sẽ còn phải gánh thêm bao nhiêu hậu quả của những dự án hủy hoại môi trường nữa?

Một bình trà đá miễn phí hay lượm một mẩu rác quanh nơi bạn sống.Một bài viết, một bài thơ khơi gợi cộng đồng mạng hay đứng lên đấu tranh phản đối về các dự án hủy hoại môi trường. Tất cả đều góp phần thay đổi xã hội. Bạn không có khả năng viết văn, làm thơ hay để khơi gợi cộng đồng. Bạn chưa đủ tự tin để đứng lên đấu tranh với những bất công của xã hội. Vậy bạn hãy làm những gì trong tầm tay của bạn. Một hành động nhỏ của bạn cũng đủ góp phần thay đổi xã hội.
“bạn sẽ làm gì để thay đổi?”
--------------------------------------------------------------

#Thaydoixahoi
Cuộc thi phóng sự bạn và tôi - Thay đổi xã hội do Dân Luận tổ chức, dưới dạng bài viết hoặc làm video, hạn nộp vào ngày 10/1/2017 với thông điệp “ai trong chúng ta cũng có thể mang lại những thay đổi tích cực theo khả năng của mình.”. Tham gia dự thi để có cơ hội nhận được giải thưởng Iphone 7, Ipad và những phần quà hấp dẫn

Xem thêm thể lệ và chi tiết cuộc thi tại link https://www.facebook.com/danluan.org/photos/a.403967392985945.89162.401392156576802/1147523051963705/?type=3&theater

(Dân Luận)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...