Jump to content

Máy tính xách tay (Laptop Computer)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Hà Dương Cự, PhD

December 15, 2016
lap-top-01.jpg?resize=600%2C361 Máy tính xách tay.

Hiện nay máy tính là một thứ không thể thiếu được trong đời sống. Nếu không có máy tính thì mọi sự đều ngưng trệ. Trên thế giới có khoảng 2 tỷ máy tính cá nhân đang được sử dụng. Riêng tại Hoa Kỳ thì tỷ lệ người lớn có máy tính lên tới 73% (nguồn: www.pewinternet.org). Vì đa số mọi người thích dùng máy tính xách tay (laptop) hơn là máy tính để bàn, nên trong bài này chúng tôi nói vềcác thành phần và cách hoạt động của laptop.

Các loại máy tính

 

Có nhiều loại máy tính:

  • Máy tính lớn (mainframe computer) – Máy tính loại này thường được dùng ở những công ty hay những cơ quan lớn cần nhiều sự tính toán.
  • Máy tính để bàn (desktop computer) cũng còn gọi là máy tính cá nhân (personal computer) – Vào khoảng mười năm về trước thì loại này rất thông dụng, nhưng bây giờ thì không bằng máy tính xách tay.
  • Máy tính xách tay (portable or laptop computer) – Như tên gọi, loại này muốn xách đi đâu cũng được, lý do là máy này chạy bằng pin không có dây điện lằng nhằng.
  • Máy tính bảng (tablet) – bây giờ nhiều người chuộng tablet vì nhẹ và tiện chỉ có cái viết gì thì khó vì tablet thường không có bàn phím.

 

Máy tính xách tay (Laptop Computer) Máy tính bảng (tablet).

Thành phần của laptop

Bề ngoài laptop

  • Màn hình (monitor) – Trông giống như một màn hình TV. Máy tính dùng bộ phận này để hiển thị ký tự hay hình ảnh. Nhiều laptop có màn hình kiểu mới gọi là màn hình tiếp xúc (touch screen). Màn hình này có khả năng nhận tín hiệu từ những ngón tay nhấn vào màn hình.
  • Bàn phím – Đây là phần của máy tính cho phép người sử dụng liên lạc với máy tính.
  • Bản tiếp xúc (touch pad) hay con chuột – Đây là bộ phận để chỉ huy mũi tên trên màn hình chạy ngang dọc và lên xuống cũng như cho phép người dùng chọn văn bản hay một vật thể.
  • Loa – dùng để nghe những âm thanh phát ra từ máy.
  • Web camera – cũng còn được gọi là web cam. Cái này như là một ống thu hình nhỏ dùng để truyền hình trực tiếp qua Internet.
  • Ổ đĩa CD/DVD
  • Các ổ cắm – những ổ cắm này dùng cho những thiết bị ngoại vi.

-Ổ cắm loa và mi crô
-Ổ cắm dây điện thoại
-Ổ cắm điện
-Ổ cắm mạng cục bộ (local area network LAN)
-Ổ cắm USB (Universal Serial Bus) – USB là một tiêu chuẩn kỹ nghệ được phát triển vào thập niên 90. USB rất là thông dụng, nên mỗi laptop thường có từ 2 đến 4 ổ cắm USB. Quý vị hầu như có thể cắm mọi thiết bị ngoại vi vào ổ cắm USB, thí dụ như bàn phím, con chuột, máy in, và bộ lưu trữ.
-Ổ cắm HDMI – nhiều laptop mới còn có ổ cắm HDMI (High-Definition Multimedia Interface). HDMI dùng để nối laptop với HD TV hay một màn hình khác.

Bên trong laptop

  • Bảng mạch chính (motherboard or system board) – đây là một bảng mạch in (printed circuit board). Tất cả các bộ phận khác của máy tính đều được nối kết với bảng mạch chính và liên lạc với nhau qua đó. Đây là bộ phận đắt nhất của máy tính. Một khi motherboard chết thì rất là khó chữa và tiền chữa nhiều khi còn đắt hơn mua một laptop mới. Nên cách tốt nhất là đi mua một cái laptop mới.
  • Bộ xử lý (processor) hay đơn vị xử lý trung tâm (central processing unit CPU) – đây là nơi mà phần lớn các tính toán được thi hành. Thường thường thì CPU được cắm thẳng vào bảng mạch chính qua mấy chấu (pin). Bộ xử lý càng nhanh thì máy tính càng mạnh. Đơn vị đo tốc độ của CPU là Hertz. Một Hertz có nghĩa là máy có thể hoàn thành một chu kỳ trong một giây. Một megahertz (MHz) có nghĩa là bộ xử lý có thể hoàn thành 1 triệu chu kỳ trong một giây. Một gigahertz (GHz) là 1 ngàn megahertz. Đây là một trong những số để đo sức mạnh của laptop. Thường thường những quảng cáo về laptop có nói tới số này thí dụ như “2.3 GHz Intel Core i processor.”
  • Bộ nhớ (memory) – bộ phận này còn được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Random Access Memory RAM). Bộ phận này dùng để chứa dữ liệu nhất thời cho bộ xử lý. Khi tắt laptop thì những dữ liệu chứa trong bộ nhớ đều biến mất.
  • Bình điện (battery) – máy tính xách tay dùng pin. Tuy nhiên bình điện của laptop chỉ dùng được nhiều nhất là khoảng 5, 6 giờ là phải nạp điện, cho nên vẫn cần có ổ cắm điện và dây điện.
  • Bộ lưu trữ (storage) – Đây là nơi chứa tất cả dữ kiện như hình ảnh, âm nhạc, video, tài liệu hay những thứ tải xuống từ mạng cũng như những hồ sơ cho hệ điều hành và các phần mềm đã được gài vào máy tính. Nhiều khi người ta cũng dùng chữ bộ nhớ (memory) để chỉ bộ lưu trữ. Thường bộ lưu trữ là một ổ đĩa cứng (hard disk drive). Đơn vị để đo ổ đĩa cứng là megabyte (MB), gigabyte (GB) và tetrabyte (TB). Một GB thì bằng khoảng 1000 MB và một TB thì bằng khoảng 1000 GB. Một laptop mới thường có bộ lưu trữ từ 500 GB tới 1 hay 2 TB. Một hình thì có cỡ khoảng dưới 5 MB, một bài hát thì 4 MB. Nhưng video thì mất nhiều chỗ, một phim DVD mất khoảng 4 GB, một phim HD thì mất khoảng 5 tới 8 GB còn Blu Ray movie thì tốn khoảng 20 tới 25 GB.
  • Quạt – máy tính dùng rất nhiều năng lượng. Theo báo NY Times thì năm ngoái số năng lượng công ty Google dùng gần bằng số năng lượng dùng của cả thành phố San Francisco. Vì dùng nhiều năng lượng nên máy tính tỏa ra rất nhiều nhiệt và phải dùng quạt để làm cho nguội máy.
  • Bộ điều hợp mạng vô tuyến (wireless network adapter) – bộ phận này giúp máy tính kết nối mạng.

Hệ điều hành (operating system)

Một bộ máy có tất cả những bộ phận như trên mà không có hệ điều hành thì cũng chỉ là một vật vô dụng. Hệ điều hành là chương trình căn bản của máy tính, nó thi hành các công việc căn bản như là nhận dữ liệu vào (input) từ bàn phím, gửi dữ liệu ra (output) lên màn hình, giữ thông tin của các hồ sơ trên ổ đĩa cứng và kiểm soát các bộ phận ngoại vi như là máy in. Hệ điều hành còn điều khiển tất cả các phần mềm của máy tính. Ba hệ điều hành thông dụng nhất là Microsoft Windows, Mac OSX  và Linux.

Phần mềm áp dụng

Phần mềm áp dụng là những chương trình được viết ra để làm những công việc đặc biệt. Phần mềm xử lý văn bản như MS Word dùng để viết thư từ và văn bản. Phần mềm trình duyệt mạng như là Mozilla Thunderbird dùng để truy cập các trang mạng. Phần mềm thao tác hình ảnh như là Adobe Photoshop dùng để xem và sửa hình ảnh.

Máy tính hoạt động ra sao

Nói một cách đơn giản thì máy tính là một máy điện tử chuyên xử lý thông tin. Máy nhận dữ liệu chưa xử lý gọi là dữ liệu vào. Máy cũng nhận những dữ liệu và những phần mềm cần thiết trong bộ nhớ và bộ lưu trữ. Tất cả được đưa qua bộ xử lý để làm những tính toán hay mệnh lệnh theo yêu cầu. Kết quả có được là dữ liệu ra.

Máy tính xách tay (Laptop Computer) Sơ đồ hoạt động của máy tính.

Những bộ phận cho dữ liệu vào là bàn phím, con chuột, bản tiếp xúc và màn hình tiếp xúc. Màn hình và loa là chỗ cho dữ liệu ra. Nếu máy tính có gắn máy in thì máy in là một phần của dữ liệu ra.

Laptop rất thông dụng, nhưng có thể trở thành lỗi thời vì mọi người dần dần thiên về máy tính bảng (tablet). Giới trẻ thì đa số đều dùng điện thoại đa năng (smart phone). Trong tương lai nếu có dịp chúng tôi sẽ nói tới tablet và smart phone.

(Người Việt)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...