Jump to content

Hội nhà văn đang dọa ai?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Kết quả hình ảnh cho Hữu Thỉnh
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Vừa rồi, đọc trên báo Tuổi trẻ, nghe ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam than vãn rằng: “Nếu kỳ họp vừa rồi mà Quốc hội nhấn nút thông qua Luật về hội thì không biết chúng ta sẽ khốn đốn thế nào bởi khi đó Hội Nhà văn cũng như các hội khác sẽ không có trụ sở, không biên chế, không được cấp kinh phí. Vậy thì còn gì để hoạt động nữa?
 
Nếu chúng ta không được cấp kinh phí, không có trụ sở, tự đóng góp hội phí mà nuôi nhau thì Hội Nhà văn sẽ chỉ còn con đường tan rã mà thôi. Vì số tiền hội phí thu từ 1.000 người trong Hội Nhà văn mỗi năm chưa được 6 triệu đồng, chưa đủ đi thăm viếng một số đám ma!” - Mỗi nhiệm kỳ năm năm các hội văn học nghệ thuật được nhà nước cấp 400 tỷ đồng để hoạt động, riêng hội Nhà văn Việt Nam mỗi năm được nhận 4,8 tỉ đồng.
 
Hữu Thỉnh còn nói, không được cấp kinh phí sẽ phải tính đến chuyện phá bỏ trụ sở xây khách sạn hoặc cho thuê để lấy tiền hoạt động.
 
Không biết Hội nhà văn đang dọa ai? nhưng chắc chắn không phải là dọa dân. Chỉ có điều kiểu dọa này gần giống như trò Chí Phèo bắt vạ Bá Kiến. Nhưng Chí Phèo là kẻ rạch mặt ăn vạ có "lương tâm" vì còn khao khát muốn làm người lương thiện. Còn Hội Nhà văn cứ mãi ăn vạ, ăn bám.
 
Không biết người khác nghĩ như thế nào nhưng riêng tôi thì cho rằng, ông Hữu Thỉnh đã lo xa. Vì Đảng xem văn nghệ như một mặt trận - mặt trận văn hóa, tư tưởng, nhà văn là chiến sĩ thì không dễ gì để cái hội ấy giải tán. Hội nhà văn không thể giải tán.
 
Hàng năm ngân sách Nhà nước chi khoảng 14.000 tỷ để nuôi các tổ chức đoàn thể - gấp đôi dự toán cho Bộ Giáo dục, Y tế và gấp 5 cho Khoa học Công nghệ. Điều đáng nói là, các tổ chức đoàn thể sống bằng tiền thuế của dân nhưng lại phục vụ nhiệm vụ chính trị cho Đảng thay vì nhân dân, xã hội. Chính vì vậy nên vừa qua Quốc Hội còn chần chừ chưa thông qua luật về Hội. Nhưng cái khó khăn bây giờ là lấy tiền đâu để chu cấp cho các tổ chức đoàn thể trong khi nguồn ngân sách ngày càng eo hẹp.
 
Hội nhà văn có thực sự tốt đẹp, hữu ích đối với hội viên cũng như đóng góp cho sự phát triển của nền văn học nước nhà? Những chia sẽ sau đây của các nhà văn có tâm, có tầm bỏ hội sẽ cho chúng ta câu trả lời:
 
Nhà văn Võ Thị Hảo: "Hội Nhà văn Việt Nam ngày càng có thêm nhiều hành động tỏ ra thù địch với quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác và nhân quyền của nhà văn...".
 
Nhà thơ Nguyễn Duy: "Ở đây nó có những gương mặt rất là lộn xộn. Cái thứ hai là trong cương lĩnh của nó có cái là “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” nên tôi thấy nó thế nào ấy!”
 
Nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo: “Các anh em trẻ thì họ vẫn hăng hái vào bởi vì nghe cái tên Hội Nhà văn Việt Nam thì nó có vẻ oai lắm, nhưng thực ra cái hội này là hội quốc doanh chứ không phải hội nhà văn. Nhà nước bỏ tiền ra tổ chức để các nhà văn vào nhằm chính trị hóa và quản lý họ thề thôi. Về mặt tinh thần những nhà văn bị bắt thì Hội có bao giờ đứng ra nói một lời nào đâu. Gần một chục ông trong Hội Nhà văn bị giam cầm, tù tội mà Ban lãnh đạo hội đâu có nói gì chỉ có điều là họ vỗ tay tán thành bắt thằng đó là đúng thôi chứ họ có nói một lời nào bênh vực cho hội viên của họ bao giờ đâu".
 
Nhìn lại những chẳng đường phát triển của nền Văn học nước nhà, hẳn nhưng ai có tâm huyết điều băn khoăn trăn trở. Tương lai Văn học Việt Nam sẽ như thế nào khi nhà văn không thể sống bằng tác phẩm của mình - trước cách mạng tháng 8, Nguyễn Bính làm một bài thơ nhuận bút tới 80 đồng bạc (1 cây vàng).
 
Trong khoảng từ 1930 đến 1945, tuy bối cảnh lịch sử có nhiều biến động nhưng văn học Việt Nam vẫn phát triển. Có thể nói đây là thời kỳ đỉnh cao của Văn học Việt nam. Một dòng văn học mới ra đời "dòng văn học hiện thực phê phán" với những tên tuổi như lớn Tản Đà, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Nguyễn Công Hoan... Nhưng tiếc thay, dòng văn học này đã chết ngay khi cuộc cách mạng tháng 8 thành công. Thay thế vào đó là trào lưu văn học hiện thực XHCN.
 
Đó là nền văn học phục vụ chính trị, phục vụ kháng chiến. Văn học không còn tự do phát triển, nhà văn không được tự do sáng tạo mà phải theo những mẫu mực định sẳn. Vì vậy các tác phẩm nặng tính tuyên truyền hơn là tính chân thực. Quy tắc sáng tác được Trường Chinh (1948) nêu rõ: "Về xã hội, lấy giai cấp công nhân làm gốc. Về chính trị, lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc. Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc. Về sáng tác văn nghệ lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làm gốc".
 
Năm 1986, với sự "cởi trói" về tư tưởng, Văn học được phép tự do sáng tạo. Những tác phẩm bị cấm trước kia được phép xuất bản, một vài nhân vật trong Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm được phục hồi danh dự. Giai đoạn này nổi lên những nhà văn trẻ như: Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Trần Huy Quang, Phùng Gia Lộc. Lê Lựu... Nhưng chỉ một thời gian ngắn nhận thấy việc cởi mở bị "quá đà", Chính quyền bắt đầu kiểm soát nguyên ngặt trở lại. Dòng chảy văn học mới bị ngưng, mọi thứ phẳng lặng trở lại.
 
Nguyễn Khải, thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến khi về già cay đắng thừa nhận: "Một nền văn nghệ phải phục vụ chính trị (mà chính trị thì sớm nắng chiều mưa) là đã mất một nửa tự do rồi, lại phải phục chính trị theo nghĩa các chủ trương, chính sách của từng thời kỳ thì còn gì là tự do nữa... Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ tới mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân" (trích đi tùy bút chính trị "Đi tìm cái tôi đã mất").
 
Dòng văn học hiện thực phế phán bao giờ trở lại, khi xã hội vẫn còn đó những mãnh đời đói khổ, những cơ cực bị bủa vây bởi thuế má, những người dân oan mất đất, những quan chức tham nhũng... Nhà văn trẻ bây giờ không ca tụng chế độ thì cũng theo xu hướng văn học thị trường với những tác phẩm đậm chất ngôn tình.
 
Tiếc thay, văn chương bây giờ quá buồn tẻ và lối mòn. Những nhà văn chân chính rất ít, còn đa phần là quay lưng với cuộc sống, nhắm mắt làm ngơ trước những bất công của xã hội. Sẳn sàng bẻ cong ngòi bút để nói những điều xu nịnh kẻ cầm quyền, dối trá với nhân dân.
 
Định An
 
(Dân Luận)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...