Jump to content

Việt Nam ‘đơn độc’ trước Trung Quốc?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

VOA

26-12-2016

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhìn Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2015. Ảnh: AP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhìn Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2015. Ảnh: AP

Một tổ chức nghiên cứu an ninh và địa chính trị trên thế giới mới công bố một bản phân tích có tựa đề nói rằng Việt Nam “đơn độc” trước Trung Quốc.

Stratfor nhận định tiếp rằng “cán cân quyền lực ở Đông Nam Á đang âm thầm dịch chuyển về hướng có lợi cho Trung Quốc, và có lẽ không một quốc gia nào cảm nhận điều đó rõ hơn Việt Nam”.

Cơ quan nghiên cứu này cũng cho rằng Việt Nam đã “mềm mỏng hơn trong những lời chỉ trích Trung Quốc và tiến hành các bước đi hàn gắn với Bắc Kinh”.

“Thay vì đối đầu trực diện với Trung Quốc, Hà Nội đã bắt đầu theo đuổi các tuyên bố chủ quyền lãnh hải một cách tế nhị hơn và liên minh với các đối tác mạnh hơn, để ngỏ các khả năng cũng như sẵn sàng phòng thủ”, Stratfor viết trong phân tích công bố hôm 22/12.

Tổ chức này cũng cho rằng không giống như các quốc gia khác, “Việt Nam không thể hoàn toàn phủ nhận hay chấp nhận sức mạnh gia tăng” của Trung Quốc trên biên giới phía bắc.

Stratfor dẫn việc Philippines và Malaysia “hồ hởi gia nhập các cơ chế xử lý tranh chấp cũng như các khối thương mại do Trung Quốc dẫn đầu”, hay việc “Nhật Bản và Singapore mạnh mẽ ủng hộ vai trò của Washington ở khu vực”.

Tổng thống Philippines và Thủ tướng Malaysia mới đây cũng đã công du Trung Quốc, tỏ ý cho thấy muốn xích lại gần hơn với chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cơ quan nghiên cứu viết tiếp rằng Việt Nam “thường phải khôn khéo cân bằng quan hệ” giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng “trong bối cảnh khu vực phải thích nghi với một thực tế chính trị mới, Hà Nội ngày càng khó thực thi chiến lược đó”.

Quan chức Việt Nam bấy lâu nay vẫn nhấn mạnh tới chính sách “ba không”, đó là “không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”.

h1Ông Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 7/4/2015. Ảnh: Reuters.

Lời qua tiếng lại

Stratfor nhận định thêm rằng, trong tương lai, Việt Nam “sẽ thận trọng hơn khi theo đuổi các dự án cải tạo biển đảo cũng như [củng cố] các mối quan hệ đối tác phòng thủ”.

Nhận định của tổ chức này được công bố một ngày trước khi Bộ Ngoại giao Việt Nam “phản đối Trung Quốc mở đường bay dân sự thường kỳ đến sân bay ở Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa”.

Trước đó, Hà Nội cũng đã lên tiếng sau khi Bắc Kinh tuyên bố rằng việc nước này triển khai các thiết bị phòng thủ tới quần đảo Trường Sa là việc làm “hợp pháp và chính đáng”.

Hồi đầu tháng này, Trung Quốc kêu gọi Việt Nam ngừng các hoạt động xây dựng trên một bãi cạn tranh chấp ở biển Đông, sau khi xuất hiện tin Hà Nội đã bắt đầu nạo vét Đá Lát.

Hai tháng trước đó, Reuters hôm 10/8 dẫn lời các nguồn tin nói rằng Hà Nội đã, theo lời hãng này, “bí mật” đưa các giàn rocket di động mới ra “năm căn cứ ở Trường Sa trong những tháng gần đây”.

Trả lời VOA Việt Ngữ về động thái này của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi “tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông tránh các hành động gây căng thẳng, tiến hành các bước đi thiết thực nhằm xây dựng lòng tin và gia tăng nỗ lực nhằm tìm ra các giải pháp hòa bình, ngoại giao để [giải quyết] các tranh chấp”.

_____

Người Việt

Trung Quốc chuẩn bị đưa hỏa tiễn tới các đảo tranh chấp ở Biển Đông

24-12-2016

h1Các ô vuông trí đánh dấu các vị trí phòng không trên đảo nhân tạo Subi thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang bố trí. (Hình: CSIS-Digital Globe)

HONGKONG (NV) – Trung Quốc mới đây đã chuyển thêm nhiều hỏa tiễn phòng không từ lục địa tới tỉnh đảo Hải Nam. Tình báo Mỹ cho rằng chúng sẽ được đưa tới các đảo đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Hai viên chức chính phủ Hoa Kỳ giấu tên tiết lộ với hãng tin Fox về hành động của Bắc Kinh đang tiến hành từ từ kế hoạch quân sự hóa các đảo và đảo nhân tạo họ đang chiếm giữ tại Biển Đông, vốn đang tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Các vệ tinh tình báo của Mỹ đã nhìn thấy những hỏa tiễn phòng không mới được đưa tới tỉnh đảo Hải Nam gần đây. Tỉnh đảo Hải Nam không nằm trong sự tranh chấp chủ quyền nên người ta tin rằng nơi đây chỉ là điểm trung chuyển để chúng được đưa tới đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa hoặc tới các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng cơ sở và các căn cứ quân sự trên đó.

Hai hệ thống hỏa tiễn phòng không nhìn thấy trên đảo Hải Nam được biết thuộc loại CSA-6b và HQ-9. Loại hỏa tiễn phòng không CSA-6b là một kết hợp của hỏa tiễn phòng không tầm gần, 10 dặm, và một dàn súng cao xạ. Hỏa tiễn phòng không tầm xa HQ-9 có thể bắn xa tới 125 dặm.

Những giàn hỏa tiễn phòng không nhìn thấy trên đảo Hải Nam vào lúc chiến hạm Trung Quốc trả lại tàu ngầm không người lái của Mỹ mà Trung Quốc ‘đánh cắp’ trước đó khi nó đang khảo sát lòng biển ở khu vực gần với Philippines.

Bộ Quốc Phòng Mỹ lên án chiến hạm Trung Quốc đã đánh cắp trước sự phản đối của nhóm thủy thủ đoàn sử dụng nó trong vùng biển quốc tế, khi thu thập các dữ kiện đại dương.

Vụ việc này xảy ra chỉ mấy tuần lễ sau khi có cuộc điện đàm giữa tổng thống đắc cử Donald Trump với tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, mà bà này chúc mừng ông thắng cử. Bắc Kinh coi cuộc điện đàm như sự đụng chạm đến cam kết “Một nước Trung Quốc” mà mấy đời tổng thống Mỹ đã nhìn nhận, làm Bắc Kinh tức tối.

Tháng Hai vừa qua, Bắc Kinh đã đưa hai tiểu đoàn với 8 hỏa tiễn phòng không tầm xa HQ-9 tới trấn trên đảo Phú Lâm, dằn mặt Mỹ sau khi một chiến hạm Mỹ đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, đảo cực Nam của quần đảo Hoàng Sa.

Hiện người ta chưa nhìn thấy có hỏa tiễn phòng không nào trên các đảo nhân mà Trung Quốc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. Nhưng tháng trước, những không ảnh do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington đưa ra, người ta thấy một số vị trí được xây dựng có vẻ như những pháo đài phòng không để bố trí cả hỏa tiên và cao xạ.

Hồi Tháng Ba, Bắc Kinh cũng đã cho các máy bay ném bom tầm xa biểu diễn trên Biển Đông và mới đây cũng bay lần nữa như những chỉ dấu gia tăng thường xuyên sức mạnh quân sự với cả Mỹ và các nước ở khu vực.

Tháng Chín năm ngoái, khi phát biểu với báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng Thống Mỹ Obama, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh không quân sự hóa Biển Đông. Từ đó đến nay, những gì dần dần diễn ra cho thấy ông ta nói một đàng làm một nẻo. (TN)

(Ba sàm)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...