Jump to content

Xử phạt xe không chính chủ - Bộ Công an bất chấp phản ứng của người dân.


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Kim An

Tác giả gửi tới Dân Luận

Ngày 01/01/2017 sắp tới đây theo nghị định 171 của Bộ Công an, mỗi một phương tiện xe máy, xe moto không chính chủ sẽ bị CSGT xử phạt hành chính từ 200 nghìn đồng-400 nghìn đồng.

mat-giay-to-xe-hinh-anh-1604.jpg
 

Theo đó tất cả các phương tiện sau khi thực hiện giao dịch dân sự (mua bán, cho, tặng...) phải tiến hành làm đăng ký chuyển quyền sở hữu trong 30 ngày.

Dù vấp phải sử phản đối quyết liệt từ người dân trong những lần "thí nghiệm" xử phạt trước đó Bộ Công an vẫn quyết định ban hành và áp dụng nghị định này tại Việt Nam vào năm 2017.

Nghị định này đã hành chính hóa mối quan hệ dân sự xã hội, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân mà Hiến pháp đã công nhận.

Cũng giống như quy định buộc người dân phải đội mũ bảo hiểm, nghị định này khiến người dân nghĩ đến việc Bộ Công an đang cố tình tạo điều kiện cho các đồng chí của họ kiếm "bánh mỳ".

Nếu thực sự vì quyền lợi của người dân thì lẽ ra họ cần tạo điều kiện, khuyến khích người dân tự thực hiện vì lợi ích của bản thân thay vì ép buộc, xử phạt hành chính, bỏ qua những vướng mắc người dân gặp phải.

Với một người dân lao động nghèo khổ, chiếc xe là một tài sản lớn. Đa phần thì phương tiện của họ đều là được mua cũ, không đứng tên chính chủ và được dùng để nuôi sống gia đình mình. Người mua thì khó khăn mới có thể mua được một chiếc xe cho mình. Người bán, bán một chiếc xe có giá trị vài triệu đồng mà phải chịu đóng thuế phí sang tên sau khi đã đóng phí trước bạ lúc mua xe.

Được lợi ở đây là ngân sách tận thu của Bộ công an. Mật độ phương tiện giao thông tăng cao và mất kiểm soát trong những năm qua. Đa phần phương tiện được trao tay mua bán, việc ban hành và ép buộc Nghị định 171 sẽ đem lại một khoản thu không nhỏ cho ngành công an cả chính thức trong ngân sách lẫn lạm dụng xử phạt để tham nhũng ngành.

Đưa ra lý do tránh rắc rối khi tai nạn xảy ra cho chủ xe là không hợp lý vì BLDS 2005 đã có những quy định về trách nhiệm dân sự liên đới của chủ xe. Bộ Công an hoàn toàn có thể dựa vào điều luật dân sự này, điều chỉnh và thông cáo để khuyến khích người bán xe đi sang tên đổi chủ cho khách mua xe chứ không thể tự ý đưa ra một quy định vượt quyền hạn như vậy.

Dưới góc độ hành chính, nếu muốn xử phạt người dân vì lý do chưa sang tên đổi chủ thì CSGT phải có nghĩa vụ chứng minh xe không thuộc sở hữu của người điều khiển. Nghĩa là người dân không cần phải chứng minh chiếc xe mình đi là mua hay mượn với CSGT. Tự CSGT sẽ phải xác định chủ phương tiện bằng nghiệp vụ của mình trong hàng triệu phương tiện Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta, công việc, nhiệm vụ của CSGT là đảm bảo, trật tự an toàn giao thông hay cố gắng tìm ra lý do để xử phạt hành chính người dân?

Những thủ tục trong việc sang tên đổi chủ phương tiện cũng còn vô số những rắc rối mà chúng ta cần nghĩ tới. Như chủ xe đăng ký xe khác tỉnh với người mua, cách nhau có khi cả ngàn cây số, đòi rút hồ sơ đăng ký gốc mới cho làm đăng ký mới gây ra khó khăn không nhỏ cho người dân.

Bỏ qua tất cả những bất cập, sự bức xúc của người dân, Bộ Công an vẫn quyết định thực thi bằng được Nghị định 171, một nghị định vượt quyền, vi Hiến để nhằm tận thu nguồn lợi chứ không phải vì lợi ích của nhân dân.

(Dân Luận)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...