Jump to content

Ralph Jennings - Việt Nam muốn ký Hiệp ước Thương mại song phương để thử lòng Trump


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Việt Nam sẽ thử xem sự cởi mở của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với việc giao dịch thương mại song phương ra sao bằng cách bắt đầu tiến trình thúc đẩy Washington ký một hiệp ước thương mại để thay thế vai trò của Mỹ trong TPP (Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) xem như đã chết yểu.
 

voa1.jpg
Công nhân tại một nhà máy may ở Hưng Yên, ngoại ô Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2017. Nguồn ảnh: Reuters

 Giới truyền thông chính thức (của chính phủ) tại Việt Nam cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói với một phái đoàn kinh doanh của Mỹ vào tuần trước rằng ông đã sẵn sàng tới thăm Hoa Kỳ và hy vọng ông sẽ gặp Tổng thống Trump để thảo luận về thương mại, và các chủ đề khác.

Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng sản xuất, khoảng 19% của một nền kinh tế trị giá 200 tỷ đô la.

Marie Diron, Phó chủ tịch của Moody’s Investors Service ở Singapore, nói,
 

    “Một hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường rất lớn, chắc chắn mang lại một số lợi ích. Nó nhằm mục đích thả neo ở những thị trường xuất cảng bằng cách đàm phán để cuối cùng có một hiệp định thương mại.”


Các nhà phân tích nói rằng, trong ngắn hạn, ông Trump không đặt ưu tiên cho các hiệp định thương mại tự do, nhưng ông có thể sẽ xét đến vấn đề này. Những thoả thuận thương mại thường bắt buộc các bên ký kết cắt giảm thuế đối với hàng hóa hay dịch vụ của nhau.

Các công ty Hoa Kỳ để mắt đến thị trường Việt Nam

Nguyễn Xuân Phúc có thể có cơ hội thương lượng với Hoa Kỳ vì những công ty Mỹ bán các sản phẩm như thức ăn nhanh, điện thoại di động và ngay cả bảo hiểm đều muốn giao tiếp với tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh ở Việt Nam.

Theo một nghiên cứu của Boston Consulting Group, hơn một phần ba trong tổng số 93 triệu người Việt Nam sẽ là tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn vào năm 2020.

Rahul Bajoria, một chuyên gia kinh tế khu vực của Barclays ở Singapore cho biết:
 

    “Người ta thấy hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ tăng mạnh hơn hướng ngược lại. Cũng có thể sẽ có một số áp lực từ các công ty sản xuất công nghiệp lớn ở Mỹ như giới sản xuất máy bay hay các công ty làm xe lửa. Tất cả họ đều có thể quan tâm đến việc xuất cảng sang Việt Nam.”


Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng hàng đầu của Việt Nam, khiến cho nước này thặng dư thương mại trong năm qua, với lượng hàng xuất cảng trị giá 38,1 tỷ USD và nhập cảng 8,7 tỷ USD hàng hoá của Mỹ.

Nhưng vào tháng Giêng, lượng nhập khẩu tăng 14,6%, cho thấy rằng người tiêu thụ Việt Nam ưa chuộng thương hiệu phương Tây. Rất dễ tìm thấy những tên Mỹ như Apple, Dell và Starbucks ở các thành phố như trung tâm tài chính T.p. Hồ Chí Minh.

Theo Vojislav Milenkovic, chuyên gia phân tích của BDG Insights ở T.p. Hồ Chí Minh,
 

    “Hoa Kỳ có thể xuất cảng sang Việt Nam, một thị trường đang phát triển nhanh, với 90 triệu người có ý thức về thương hiệu, nơi mà thương hiệu phương Tây được tiếng rất tốt.”


Ông Milenkovic nói, “Người ta có thể thấy điều này mỗi ngày trên đường phố, người ta có thể thấy rằng mọi người đang cố gắng tiết kiệm để mua sản phẩm phẩm chất cao từ nước ngoài.”

Diron nói, nhưng người tiêu thụ Việt Nam vẫn chỉ kiếm được một nửa số thu nhập của người ở Trung Quốc. Bà Diron nói “Đối với một số công ty, đó có thể là một rào cản.” Thị trường Trung Quốc cũng lớn hơn thi trường của Việt Nam.
 

voa2.jpg
Một phụ nữ làm việc tại một nhà máy đồ gỗ ở Xuân Hòa, ngoại ô Hà Nội, Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm, 2016. Nguồn ảnh: Reuters


TPP bế tắc

Giới lãnh đạo tại Hà Nội đã hy vọng TPP sẽ cho phép họ đi vào thị trường Mỹ và 10 quốc gia khác, gồm cả Nhật Bản. Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP hồi tháng Giêng, nói rằng nó sẽ làm hại cho nước Mỹ.

Vì kích cỡ của nền kinh tế Mỹ, việc Trump rút lui đã gây hệ quả là các quốc gia khác không thể giữ được TPP mà không có Mỹ.

Trump nói ngay sau khi nhậm chức, ông có thể đàm phán thương mại tự do song phương thay vì ký những hiệp định thương mại đa phương.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, và các thành viên của Quốc hội Mỹ ủng hộ một thỏa thuận với Anh Quốc.

Trong một cuộc điện thoại sau khi đắc cử hồi Tháng Mười Một, Trump nói với Nguyễn Xuân Phúc rằng ông muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam và sẵn sàng gặp nhau tại Hoa Kỳ.

Theo ông Oscar Mussons, chuyên gia tư vấn kinh doanh quốc tế của công ty tư vấn Dezan Shira & Associates ở T.p Hồ Chí Minh, để đổi lấy sự biệt đãi về thương mại, Trump có thể yêu cầu Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông, nơi Hoa Kỳ đang cố chống lại việc Trung Quốc đang bành trướng.

Bajoria cảnh cáo, Việt Nam có thể phải đợi gần hết nhiệm kỳ hiện tại của Trump trước khi có được bất kỳ thỏa hiệp thương mại nào.

Xin mời quý vị xem Video :  Chuyên gia Mỹ: Video Tướng Trương Giang Long bị Bộ CA rò rỉ có chủ ý phục vụ việc đấu đá phe nhóm? 

               

Bất kỳ hiệp định nào cũng cần thời gian để đàm phán, chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ ưu tiên xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, sau Hoa Kỳ. Bajora nói, “Tôi không nghĩ rằng có thể có một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trong 12 tháng tới.”

Kể từ khi Trump đắc cử, giới lãnh đạo Việt Nam e rằng TPP sẽ chết nên đã bắt đầu đi tìm những mối giao dịch thương mại khác.

Một thỏa thuận đạt được với Liên minh Châu Âu từ năm 2015 sẽ có hiệu lực vào năm tới nếu nó quốc hội của khối EU phê chuẩn.

Trung Quốc cũng muốn tăng cường quan hệ thương mại, nhưng Việt Nam hy vọng sẽ tránh được sự phụ thuộc vào đối thủ chính trị lâu năm, từng đổ đống hàng hoá sản xuất hàng loạt giá rẻ vào Việt Nam với giá thấp hơn so giá thấp nhất mà các công ty địa phương có thể bán.


 Ralph Jennings

Nguồn: Vietnam to Test Trump on Signing Solo Trade Pacts. Ralph Jennings, VOA News, March 13, 2017.

(DCVOnline.net)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...