Jump to content

VNTB- ‘Cấm ca khúc lính VNCH’: Nhạc sĩ Nguyễn Lưu chẳng thay đổi gì sau 10 năm !


Recommended Posts

Kỳ Lâm (VNTB) - Quan điểm của Nhạc sĩ Nguyễn Lưu đã khiến cho quá trình hòa giải gặp nhiều vấn đề về mặt nhận thức. Bởi, bản thân sự hòa giải không thực sự nếu vẫn còn tư tưởng “chỉ trích”, thậm chí ám ảnh về mặt quá khứ nêu trên.

 

 
“Nên cấm việc phổ biến những ca khúc viết về lính Cộng hòa, tôi thấy nhiều ca khúc rất có vấn đề về tư tưởng” - nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu chia sẻ gay gắt với trang tin VTC News. Ông làm dấy lên làn sóng tự hỏi: tại sao cấm, và ca khúc ấy là ca khúc gì?
 
“Con đường xưa là con đường nào?”
 
Chưa bao giờ, nhạc vàng (bolero) lại sống lại mạnh mẽ như hiện nay, nhà đài Vĩnh Long thậm chí liên tiếp cho ra các chương trình dành riêng cho giòng nhạc này. Cũng từ đây, nhiều ca sĩ với nhiều độ tuổi khác nhau được phát hiện… Nhạc vàng (bolero) vốn ngự trị trong các hàng quán nhậu, karaoke gia đình, thậm chí trên các chuyến xe đường dài nay phủ sóng từ youtube cho đến các hệ thống kênh truyền hình nhiều tỉnh thành.
 
Vấn đề nhà báo, Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn lưu đặt ra nằm trong bối cảnh Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa ra quyết định tạm dừng lưu hành một số tác phẩm được sáng tác trước năm 1975. Tuy nhiên, dù Cục Nghệ thuật khẳng định trên báo chí là “5 ca khúc dừng lưu hành không có vấn đề tư tưởng, chính trị”, tuy nhiên Nhạc sĩ Nguyễn Lưu lại bày tỏ quan điểm rằng, 5 tác phẩm đó lại “có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng; thậm chí ông chất vấn “Con đường xưa anh đi” là con đường nào?
 
kien-nghi-sa-thai-hlv-doi-tuyen-bong-chuyen-nha-bao-nguyen-luu-len-tieng-0-0911.jpg
Con đường xưa em đi là con đường nào?
Nhac sĩ Nguyễn Lưu cho biết, các tác phẩm ca ngợi người lính thì những bước chân đó là những người “đi bảo vệ, xây dựng Tổ Quốc” chứ không phải những người “dại dột đi theo kẻ thù, chống lại quyền lợi dân tộc.” Ông còn cho rằng, nó có thể “gây bất lợi cho công cuộc xây dựng chính đất nước hiện nay”.
 
Suy nghĩ hẹp hòi, thiển cận?
 
Có lẽ, người Nhạc sĩ này đã đánh cụm và áp đặt một định kiến về “kẻ thù giai cấp” đối với dòng nhạc được sáng tác trước năm 1975 hơn là một cách nhận thức khách quan nhất về tự do sáng tác nghệ thuật. Ông đề cao nghệ thuật tâm lý chiến một cách cực đoan thái quá, khiến cho sự nhận định có phần hẹp hòi, thậm chí nâng cao quan điểm lien quan đến ảnh hưởng xây dựng quốc gia. Việc đánh đồng dòng nhạc vàng, và cho đó là biểu hiện của sự “dại dột đi theo kẻ thù” cũng khiến cho giá trị đích thực của nghệ thuật là “trường cảm” trở nên phai mờ.
 
Ở một góc nhìn nào đó, dòng nhạc bolero đã đáp ứng đầy đủ cả yếu tố Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh. Có những bài nhạc miêu tả trực tiếp người lính VNCH nhưng ở đó nó phản ánh tâm tư, tình cảm rất riêng của họ; chứ nó không phản ánh sự tiến lên “xây xác quân thù”. Dòng nhạc chính đáng là dòng nhạc hòa giải, chứ không phải là một dòng nhạc luôn gắn liền với quân thù và giai cấp, bởi như thế, nó đã làm mất đi vẻ đẹp của mình. Do đó, quan điểm “lớp thanh niên ngày nay không thể ca ngợi bước chân của những người chống lại cha anh họ” đã trở thành một suy nghĩ rất hời hợt. Bởi người ta muốn nâng cao quan điểm giai cấp và chính trị hóa tác phẩm nói về những tâm tư, suy nghĩ của con người. Cái mà Việt Nam từng một thời trải qua và phải trả giá rất đắt với tên gọi: Nhân văn giai phẩm.
2222.PNG
 
Nhiều người phản đối quan điểm Nhạc sĩ Nguyễn Lưu khẳng định, nếu cứ bóc tách câu chữ, mà quên rằng bản than nó là thứ nghệ thuật nói về tâm trạng con người (dù ở đây là người lính) thì việc tiến hành cấm hết các tác phẩm sáng tác trước lẫn sau năm 1975 là có cơ sở. Ví như bài “Dân làng” có thể bị chấp vấn ngược là “dân làng nào”; bài “Lối cũ ta về” là lối cũ nào?
 
Một người dùng facebook khác tìm cách “nối ý” Nhạc sĩ Nguyễn Lưu, người này cho hay, “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát - Vậy cho tôi hỏi rằng con đường Duy Tân ngày nay là con đường nào bây giờ. Nói đến con đường là nhạy cảm lắm các anh các chị ạ, cấm tiệt cho tôi”. Ngoài ra, “Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng, Ngày xưa ai quyền quý cao sang ...” – người dùng này giảng giải, “rõ ràng lá ngọc cành vàng là ủy mị tư sản rồi. Các anh cần phải tìm hiểu lại ngay ngày xưa ở đây là ngày nào? Những bài có từ ngày xưa là phải đặt vấn đề lại hết. Cái gì mà chưa làm rõ được, cứ cấm tiệt.”
 
Còn người dùng FB Doan Bao Chau nhận xét rằng, việc Nhạc sĩ Nguyễn Lưu cho rằng, ngay ở Mỹ việc cho phép hay tạm dừng lưu hành các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả các bài hát là việc làm bình thường và thường xuyên của các cơ quan quản lý là hoàn toàn sai, bởi ở Mỹ, nghệ thuật không có chức năng bảo vệ thế chế. Quan điểm này bị Doan Bao Chau đánh giá là thiển cận, hẹp hòi, và đó là tư duy của thời bao cấp (thập niên 80, 90 của thế kỷ 20).
 
Chính lối đánh giá đó đã khiến Nhạc sĩ Nguyễn Lưu quên mất rằng, “người nghệ sỹ khi sáng tác có quyền khái quát hoá, riêng tư hoá. Một cái hẻm nhỏ có thể thành một con đường, một đại lộ có thể thành một ngõ nhỏ, một giấc mơ có thể thành một ca khúc, bài thơ... chẳng có gì cụ thể và chẳng cần cụ thể như toán học,” FB Doan Bao Chau cho hay.
 
Sự hòa giải nặng nề
 
Quan điểm của Nhạc sĩ Nguyễn Lưu đã khiến cho quá trình hòa giải gặp nhiều vấn đề về mặt nhận thức. Bởi, bản thân sự hòa giải không thực sự nếu vẫn còn tư tưởng “chỉ trích”, thậm chí ám ảnh về mặt quá khứ nêu trên.
 
Người trẻ họ có quyền được hưởng thụ được một tác phẩm hơn là bắt đặt họ vào trong cái bối cảnh thời đại đó để lắng nghe. Giáo dục giới trẻ yêu nước nó không nằm ở việc cấm giới trẻ nghe bài nhạc này hay bài nhạc kia, mà phải bắt nguồn từ chính việc tạo điều kiện cho giới trẻ tiếp cận được những bài học liên quan đến sự thật lịch sử, một chính phủ liêm chính và một xã hội công bình.
 
Nhà thơ Lưu Trọng Văn, trong một phản ứng của mình trên FB đã có lời nhắn nhủ với Nhạc sĩ Nguyễn Lưu: “Cậu Nguyễn Lưu à, cậu rất đúng khi cậu dũng cảm và kiên quyết bảo vệ cái thể chế mà cậu yêu thích chống lại bất cứ ai làm tổn hại đến cái thể chế ấy. Cậu có quyền đồng nhất cậu với thể chế ấy nhưng chỉ xin cậu đừng đồng nhất cậu và thể chế của cậu với dân tộc và đất nước.”
 
Việc cấm các bài nhạc trước năm 1975 cũng như quan điểm Nhạc sĩ Nguyễn Lưu là một sự “ám ảnh cuộc chiến” không quá cần thiết. Hay vì họ không hiểu, chiến tranh đã lùi xa 40 năm?
 
Không phải lần đầu
 
FB Nguyễn Thiện bày tỏ, Nhạc sĩ Nguyễn Lưu không phải lần đầu gây tranh cãi liên quan đến tác phẩm nghệ thuật, bởi cách đây 10 năm khi Nhạc sĩ Phạm Duy được đông đảo công chúng yêu mến với “ Ngày trở về “ do Phương Nam tổ chức tại nhà hát Hòa Bình. Thì Nhạc sĩ Nguyễn Lưu viết trên báo Đầu tư bài “Không thể tung hô” trong đó có đoạn: Đỉnh cao “sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài Mùa thu chết. Ở đó, tác giả đã công khai tư tưởng chống Cộng của mình. Ông ta đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam!”. Kết quả, theo FB Nguyễn Thiện là công ty Phương Nam, đã phản hồi lại, “Độc giả, đặc biệt là những người từng ở miền Nam trước năm 1975 ai cũng biết rằng bài Mùa thu chết rất nổi tiếng của Nhạc sĩ Phạm Duy là phổ thơ Apollinaire, một nhà thơ Pháp sinh năm 1880 và chết năm 1918. Bài thơ của Apollinaire vỏn vẹn chỉ có 5 câu, mang tựa đề L'Adieu (Giã biệt), và khi phổ nhạc vẫn giữ gần như nguyên vẹn, chẳng liên quan gì đến cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc chúng ta xảy ra sau khi tác giả của nó đã qua đời 27 năm!.
1111.PNG
Nhạc sĩ Nguyễn Lưu không phải lần đầu tiên "gay gắt" với nhạc vàng
Cũng theo công ty này, “nếu lập luận theo kiểu Nguyễn Lưu thì mọi người sẽ nghĩ sao về trường hợp Văn Cao với bài Buồn tàn thu và Phạm Trọng Cầu với bài Mùa thu không trở lại?”
 
Và 10 năm sau, Nhạc sĩ Nguyễn lưu vẫn không thay đổi gì trong cách nhìn quá khắc nghiệt, đầy tính giai cấp và hận thù chiến tranh qua tác phẩm nghệ thuật. 

(ijavn.org)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...