Jump to content

Tạm ngưng cấp giấy phép thủy điện: ‘Mất bò mới làm chuồng’


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Thuy-Dien-696x520.jpg
Các dự án thủy điện làm thay đổi dòng chảy khiến sạt lở tràn lan, rồi hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng hơn trước. (Hình: Báo Kinh Tế và Dự Báo)
Thủ tướng Việt Nam vừa yêu cầu Bộ Công Thương tạm ngưng cấp giấy phép đầu tư cho những dự án thủy điện có thể “tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái.”
 
Theo báo điện tử VnEconomy, trong công điện về thủy điện được gửi đến nhiều cơ quan hữu trách hồi cuối tuần vừa qua, thủ tướng Việt Nam còn yêu cầu gia tăng kiểm soát việc quy hoạch, đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình thủy điện ở khu vực Tây Nguyên vì có nhiều “tác động bất lợi đến môi trường, xã hội.”
 
Bộ Công Thương được yêu cầu phải cương quyết loại bỏ, chấm dứt thực hiện các dự án, công trình thủy điện không hiệu quả, không an toàn, ảnh hưởng bất lợi tới dòng chảy, môi trường và đời sống dân chúng.
 
Bộ này còn được yêu cầu cùng với Bộ Tài Nguyên-Môi Trường hoàn thiện quy trình vận hành các hồ chứa để vừa bảo đảm hiệu quả phát điện, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ở khu vực hạ du trong mùa khô, cắt – giảm lũ và các tác động tiêu cực trong mùa mưa.
 
Ngoài Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn cũng được yêu cầu tham gia buộc chủ đầu tư các dự án thủy điện trồng rừng thay thế trong năm nay, thu hồi giấy phép nếu không chấp hành.
 
Công điện vừa kể thể hiện một thái độ hết sức rạch ròi, cứng rắn với các dự án thủy điện, đặc biệt là những dự án thủy điện tại khu vực Tây Nguyên, nhưng tiếc rằng quá trễ!
 
Đầu thập niên 2000, chính quyền Việt Nam bắt đầu phóng tay, cho phép thực hiện ồ ạt hàng ngàn dự án thủy điện, đa số là thủy điện nhỏ và đã tạo ra một thảm họa mới cả về kinh tế, môi trường lẫn dân sinh.
 
Chẳng hạn, tại khu vực Tây Nguyên, ngoài chuyện nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng rất cẩu thả, dẫn đến xảy ra hàng loạt tai nạn nghiêm trọng như vỡ đập, nứt đập… khiến người chết, nhà cửa, ruộng vườn bị hư hại, các công trình, dự án thủy điện đã làm Tây Nguyên mất 80,000 héc ta đất, gây xáo trộn sinh hoạt, sinh kế của 26,000 gia đình, phần lớn là người thiểu số.
 
Năm 2013, Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ-Môi Trường của Quốc Hội Việt Nam tiến hành thẩm tra các công trình thủy điện và xác định, việc quản lý chất lượng, an toàn tại các công trình thủy điện nhỏ chưa tuân thủ quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
 
Khoảng 30% đập chắn nước của các công trình thủy điện nhỏ chưa được kiểm định. Khoảng 66% đập chắn nước chưa được duyệt phương án bảo vệ. Khoảng 55% chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão.
 
Ủy ban này cho biết thêm rằng, từ năm 2006 đến 2012, Việt Nam có 160 dự án thủy điện đã chuyển 19,792 héc ta rừng thành đất xây dựng công trình thủy điện. Đến nay, diện tích rừng được trồng thay thế chỉ chừng 3.7%.
 
Năm 2014, chính quyền Việt Nam chính thức thừa nhận, những dự án thủy điện tại Tây Nguyên là nguyên nhân chính tăng thêm đói nghèo, đẩy người thiểu số tới tột đỉnh của sự bần cùng. Chưa kể, chuyện xả lũ vô tội vạ của các công trình thủy điện sau những trận bão lớn còn làm chết thêm hàng trăm người, phá hủy nhiều khu dân cư, ruộng vườn, khiến hậu quả thiên tai thêm trầm trọng.
 
Tiếng là để tăng thêm nguồn điện nhưng từ khi có các dự án thủy điện, vào mùa khô, cả điện lẫn nước ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung cùng thiếu. Hạn hán đang theo xu hướng năm sau nghiêm trọng hơn năm trước.
 
Xin mời quý vị xem Video : Vì sao Tướng Trương Giang Long được nâng mức bảo vệ nghiêm ngặt ngay sau clip chống TQ "rò rỉ"?
 
              
 
Cũng vào thời điểm đó, nhiều đại biểu Quốc Hội Việt Nam bắt đầu chỉ trích kịch liệt việc phát triển thủy điện theo phong trào, khiến Việt Nam mất thêm hàng chục ngàn héc ta rừng và khiến dân chúng sống ở khu vực hạ lưu của các công trình thủy điện thường xuyên lo âu vì những rủi ro không thể dự báo. Những đại biểu quốc hội ấy cho rằng, phải truy cứu trách nhiệm cá nhân trong chuyện cho phép thực hiện tràn lan các công trình thủy điện.
 
Tuy nhiên, cho đến nay, chẳng có cơ quan nào đáp ứng các đòi hỏi này.
 
(Người Việt)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...