Jump to content

Mối hận thù đã nhấn chìm Sài Gòn


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Sean Fear
Athena chuyển ngữ

Dịch giả gửi tới Dân Luận

Phật tử không thích người Công giáo. Người miền bắc ghét người miền Nam. Dân thường không ưa quân đội. Người thành thị ghét người ngoại tỉnh. Dân tộc Việt Nam không ưa dân tộc thiểu số. Vào năm 1967, miền Nam Việt Nam giống như một cái nồi hổ lốn chứa đầy các phe phái cạnh tranh lẫn nhau, càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát vào năm 1963 trong cuộc đảo chính của quân đội.

04fear1web-blog427.jpg
Hình 1. Ông Nguyễn Văn Thiệu (ảnh trên) và ông Nguyễn Cao Kỳ trong một chuyến bay trở về Sài Gòn sau cuộc gặp với tổng thống Johnson tại Honolulu để đàm phán về cuộc chiến tại Việt Nam.

Nhưng ở tầm chính trị cao hơn, đó là cuộc cạnh tranh giữa hai vị tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu, vốn được giới quan sát coi là cuộc ganh đua lớn nhất. Cả hai người đều còn trẻ, đầy tham vọng, và là những người lãnh đạo đầy không ngoan trong các cuộc sách nhiễu và đảo chính gây phiền toái cho quân đội đang nắm quyền ở miền Nam Việt Nam. Sau nhiều năm trời gây dựng liên minh, cả hai người họ đều sẵn sàng đối đầu nhau trong cuộc bầu cử tổng tống vào năm 1967.

Vào năm 1967, ở tuổi 37, ông Nguyễn Cao Kỳ đã giữ chức thủ tướng. Là một trong những sĩ quan đầu tiên tham gia Lực lượng Không quân Việt nam do Pháp tài trợ, ông Nguyễn Cao Kỳ nhanh chóng thăng tiến và chiến đấu bên cạnh quân đội Pháp trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chống lại Hồ Chí Minh (1946 – 1954). Vào năm 1964, ông Kỳ đã nắm quyền chỉ huy Không lực miền Nam Việt Nam, một vị trí cho phép ông vượt qua rất nhiều các nỗ lực đảo chính sau đó.

Còn ông Nguyễn Văn Thiệu, vốn hơn đối thủ của mình 7 tuổi, nên đã sớm có được vị thế vào đầu những năm 1950s, và chiến đấu chống lại lực lượng Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam. Và với tư cách là người chỉ huy của Sư đoàn 5, một sư đoàn quan trọng mang tính chiến lược, đóng quân tại các khu vực quanh Sài Gòn, ông Thiệu cũng là một người nắm vai trò quyết định trong cuộc đảo chính cho đến khi kế hoạch lật đổ ông Ngô Đình Diệm trở nên chắc chắn trước khi tiếp quản vị trí tại dinh tổng thống. Hào quang của ông dần lụi tắt sau khi xảy ra xung đột với tướng Nguyễn Khánh, nhân vật mới nhất trong cuộc đua đến ghế tổng thống. Ông Thiệu dần dần ghét ông Khánh khi ông này liên tục khen ngợi ông Kỳ. Tuy nhiên, một thời gian sau ông Thiệu đã dần lấy lại được vị thế khi ông Khánh và một loạt tướng tá khác bị thanh trừng vào mùa xuân năm 1965, đảm bảo vị trí chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo Quốc gia do quân đội mới lãnh đạo vào tháng Sáu.

Ngoài sự giống nhau về sự nghiệp, hai người đàn ông này không hề có điểm chung gì. Một cách nông nổi và bốc đồng, Nguyễn Cao Kỳ đã khiến người khác phải ngưỡng mộ mình bằng cách đeo một chiếc khăn quàng cổ màu tím với cặp kính phi công, sánh vai cùng bà vợ thứ hai, vốn là một tiếp viên hàng không phẫu thuật thẩm mỹ với dáng vẻ khéo léo. Được biết đến là một chỉ huy liễu lĩnh, nếu không muốn nói là táo bạo, ông dần chìm đắm vào thói đánh bạc và chọi gà.

04fear2web-master675.jpg
Hình 2. Ảnh chụp ông Nguyễn Văn Thiệu, bên trái, và ông Nguyễn Cao Kỳ, ở giữa, sau một trận chiến thành công năm 1966

Ngược lại, ông Nguyễn Văn Thiệu lại là người cực kì cẩn thận và khiêm nhường; luôn thể hiện bản thân là con người của gia đình với cung cách khiêm tốn. Ông thường tránh tập trung sự chú ý vào mình và thích tính toán các bước đi từ phía hậu trường hơn.

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh đã sớm không còn mang tính bề nổi nữa. Không chỉ xung đột về tính cách, mối hận thù giữa Thiệu và Kỳ đã làm trầm trọng hơn mối chia rẽ cực kì sâu sắc ở miền Nam Việt Nam, ngay cả khi đất nước này ngày càng lún sâu vào cuộc chiến.

Tính cách quảng giao của Nguyễn Cao Kỳ đã giúp ông giành được sự ủng hộ từ những binh sĩ trẻ hơn, đặc biệt là những người gốc Bắc – phần lớn là người Công giáo ghét Cộng sản phải chạy vào miền Nam sau cuộc di dân năm 1954. Tuy nhiên, chính thói cao ngạo và ngông cuồng cũng như sự ưu ái của người Mỹ đã khiến Nguyễn Cao Kỳ trở thành cái gai trong mắt những người bảo thủ và người dân miền Nam. Bị tác động bởi chính trị kiểu miền bắc và các vụ tham nhũng do sự can thiệp về kinh tế và quân sự của phía Hoa Kỳ, những chủ đất lớn tuổi thân Pháp đã dần tránh xa cái xã hội bẩn thỉu đang dần nổi lên trong giai đoạn mới của cuộc chiến.

Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Văn Thiệu, một hiện thân của trách nhiệm và sự đáng kính, đã trở thành đối thủ hoàn hảo để chống lại chủ nghĩa xấu xa của Nguyễn Cao Kỳ. Tuy nhiên, cộng đồng Phật tử và Công giáo lại tỏ ra cảnh giác với việc ông Thiệu đã cải đạo và gốc gác miền Trung của ông. Bên cạnh đó, ở ông cũng không toát lên vẻ thu hút người khác như ông Kỳ. Những người ủng hộ ông thường là vì họ đã chán ngán ông Kỳ chứ không phải vì họ thích tính chân thật của ông.

Mối hận thù này bao phủ lên nền chính trị miền Nam Việt Nam vào giữa những năm 1960s, với sự chia cắt giữa chính quyền dân sự và quân đội, còn giới công chức và sĩ quan quân đội lại chịu áp lực phải tuyên thệ trung thành. Đại sứ Hoa Kỳ lúc bấy giờ được xem là người ủng hộ ông Kỳ, cũng như bộ trưởng quốc phòng, người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia và thống đốc quân đội Sài Gòn. Phe phái của ông Thiệu cục kì tự hào về hai trong bốn tư lệnh khu vực và chỉ huy của quân đội.

Phía sau hậu trường, các đảng phái của cả hai phe phái đã bận rộn với kế hoạch lôi kéo sự ủng hộ, vất vả để có được vị thế trong một môi trường mà các cáo buộc và những màn đâm lén liên tục diễn ra. Ví dụ, có người cho rằng một cựu chỉ huy quân đội của đồng bằng sông Cửu Long (vốn ủng hộ Thiệu) là một tay buôn ma túy khét tiếng nhưng cũng có người cho rằng đấy là một người đàn ông trung thực đã bị các đối thủ chính trị hãm hại.

Năm 1967 là năm cực kỳ quan trọng đối với nền chính trị ở miền Nam Việt Nam, khi cuộc cạnh tranh đã dần tiến đến mức khủng hoảng. Trong vòng một năm đã xảy ra cả cuộc giao tranh giữa miền bắc và miền nam cũng như cuộc nổi dậy lần hai của Phật tử trong vòng 3 năm đòi lại quyền kiểm soát cho nhà nước. Do cùng lúc phải đối mặt với yêu cầu cải cách cả trong nước lẫn từ phía Washington, cuối cùng lực lượng quân đội đã nhượng bộ, chấp nhận hiến pháp mới, bầu cử tổng thống và khôi phục quốc hội.

Với ý định mang lại tính chính danh hơn là sự cai trị của quân đội, cuộc bầu cử năm 1967 đã làm dấy lên sự phản đối chính quyền Sài Gòn đàn áp dân sự. Tất nhiên, chẳng ai tin là luôn có sự trung thực trong bầu cử. Nhưng ngay cả khi người chiến thắng được tiết lộ trước cả khi cuộc bầu cử bắt đầu thì cuộc cải cách năm 1967 vẫn mang lại hy vọng về một chế độ quân sự có trách nhiệm hơn, biết lắng nghe người dân hơn và có tinh thần thượng tôn pháp luật hơn.

Tuy nhiên sự lạc quan này đã bị che khuất bởi những câu chuyện xoay quanh cuộc đối đầu của Thiệu – Kỳ. Lúc đó, báo chí ở Sài Gòn vẫn còn khá tự do thoải mái nên các mục tiêu cao cả của cuộc bầu cử đã nhanh chóng nhường chỗ cho các tin đồi chính trị. Trong khi đó, ông Kỳ đã chiếm được thế thượng phong nhiều tháng trước khi chiến dịch chính thức bắt đầu. Nó biến thành màn đe dọa, kiểm duyệt, quấy rối có chủ đích và chuyển những người ủng hộ đối thủ của ông tới các khu vực do phe Cộng sản kiểm soát. Bên cạnh đó, Kỳ cũng ban phát nhiều bổng lộc cho những nhóm tôn giáo và dân tộc, như sự đổi chác để họ ủng hộ và bỏ phiếu cho mình.

Những chiến thuật lén lút này làm tăng thêm sự nghi ngờ về sự ổn định và tính chính danh của cuộc bầu cử. Bị xúc phạm bởi sự lừa dối, ông Thiệu, trong một cuộc trao đổi nóng với đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, đã cảnh báo về một cuộc đảo chính không thể tránh khỏi là công chúng mất niềm tin vào tiến trình, ngầm ngụ ý rằng tự mình giải quyết vấn đề. Sự hỗn loạn này đã nhanh chóng bị làm quá lên tại trụ sở quân đội miền Nam Việt Nam cùng lúc các cuộc xung đột giữa hai phe Thiệu – Kỳ đã dừng lại.

Cuối cùng, hạn đưa ra danh sách ứng cử đã đến, các quan chức cấp cao của quân đội miền Nam đã phải tổ chức một cuộc gặp bí mật trong vài ngày, với rất nhiều lời buộc tội, phản đối và nước mắt. Khi đó, ông Thiệu đã giành chiến thắng, khiến giới quan sát vô cùng ngạc nhiên, bằng việc chiếm vị trí cao nhất trong quân đội tổng thống; còn ông Kỳ đã “hạ cánh” xuống ghế phó tổng thống. Mặc dù chi tiết cuộc gặp không được tiết lộ, nhưng một nhân chứng cho biết, vào thời khắc quyết định, một người ủng hộ Kỳ đã bỏ cuộc, thừa nhận rằng chiến dịch này có sự gian lận.

Tuy nhiên, ông Kỳ vẫn duy trì được sự ủng hộ của các quan chức quân đội hàng đầu. Mặc dù ông Thiệu đảm nhiệm chức vụ tổng thống vào tháng 10 năm 1967, vị trí của ông không có gì đảm bảo chắc chắn cả.. Bị ám ảnh bởi bóng ma của một cuộc đảo chính, ông Thiệu đã làm việc để vô hiệu hóa đối thủ bằng cách bảo đảm sự ủng hộ của người My. Hành động như chính trị gia có trách nhiệm và cam kết duy trì bản hiến pháp mới, ông kết thân với Nhà Trắng vì sợ rằng kế hoạch của Sài Gòn sẽ làm tan biến sự ủng hộ của công chúng đối với chiến tranh. Trong khi đó, ông Thiệu tập hợp một nhóm ủng hộ trong Quốc hội mới, kêu gọi các quyền lợi chung hoặc đòi hối lộ theo yêu cầu. Sau đó, lợi dụng cuộc tấn công vào Tết Mậu Thân vào tháng 2 năm 1968, ông tuyên bố bằng cách thay thế những người ủng hộ ông Kỳ tại quân đội, và tại sân bay, hải quan và các xưởng đóng tàu - làm nghẽn những điểm buôn lậu vàng và ma túy.

Tiếp theo là một đòn giáng trực tiếp ngoạn mục: Tháng 6, một máy bay trực thăng Mỹ tuần tra khu phố Tàu Sài Gòn bắn một tên lửa, đốt cháy anh rể của ông Kỳ, cảnh sát trưởng quận Sài Gòn và Chợ Lớn và bốn quan chức cao cấp khác – những nhân vật quan trọng trong mạng lưới chính trị và thế giới ngầm của ông Kỳ. Cuộc tấn công đã tăng cường chống lại hỏa lực của Hoa Kỳ và tôn sùng ông Thiệu là con người của Hoa Kỳ trong mắt những người Việt Nam theo chủ nghĩa âm mưu.

Khi các phe cánh của mình bị kiềm tỏa, ông Kỳ đã phải nhờ đến vai trò chính trị, cáo buộc sự lãnh đạo yếu kém và thờ ơ với tình trạng tham nhũng của ông Thiệu. Ông phàn nàn với một ký giả người Ý Oriana Fallaci rằng “9 trên 10 lãnh đạo của chúng tôi là kẻ tham nhũng. Chúng tôi cần một cuộc cánh mạng. Chúng tôi cần luật pháp mới để trao sức mạnh cho người nghèo,” giống y hệt những gì Hồ Chí Minh đã nói.

Mấy lời lẽ mị dân này ông Kỳ nói rất nhiều, bởi bản thân ông cũng hay có kiểu “ăn cắp chính trị” như vậy. Tuy nhiên, không giống như những người cùng thời với mình thường tích trữ để mua biệt thự ở châu Âu cùng với các chuyến du lịch kết hợp mua sắm, ông Kỳ có ý định hướng đến các mục tiêu chính trị nhiều hơn là nghĩ cho bản thân. Sau khi Sài Gòn thất thủ, ông sống một cuộc sống khá đạm bạc nhờ vào việc kinh doanh rượu của gia đình.

Chính sự khiêu khích của ông Kỳ đã làm tăng tính hoang tưởng của ông Thiệu. Bị cô lập trong dinh tổng thống và bao quanh là những cố vấn trẻ trung, tham vọng nhưng vô đạo đức, ông bắt đầu trở nên đa nghi hơn. Vào tháng Mười năm 1968, một tờ báo bên Công giáo đã đăng một “lời tiên tri” cảnh báo rằng cuối tháng này sẽ có một cuộc đảo chính. Do biết rằng phía Công giáo và ông Kỳ có liên minh với nhau, trong nhiều tháng liền, ông Thiệu đã luôn đặt quân đội trong tình trạng cảnh báo cấp độ ba., bắt giữ nhiều nhà xuất bản người Công giáo và giáo sĩ, và đe dọa sẽ đóng cửa tòa báo nếu họ dám đăng những tin này lên.

Phản ứng như vậy của ông Thiệu là có thể hiểu được vì trước đó đã có những cuộc đảo chính sau sự kiện của ông Diệm. Nhưng một phản ứng thái quá trong cuộc bầu cử lần hai vào năm 1971 đã hoàn toàn chấm dứt nền hiến pháp của miền Nam Việt Nam, đẩy ông Thiệu và nền dân chủ ở miền Nam Việt Nam vào thế không thể cứu vãn.

Mặc dù vẫn còn e ngại quân đội nhưng đã không còn e sợ đối thủ của mình nữa, ông Thiệu đã khai thác tối đa quyền kiểm soát của Tòa án Tối cao và Quốc hội để áp đặt luật bầu cử nhằm loại trừ sự tham gia của ông Kỳ. Để đạt được mục đích, văn phòng của ông đã gửi thư hướng dẫn đến từng chỉ huy quân đợi của mỗi tỉnh, khiến một sĩ quan than thở rằng “ông Thiệu viết cái này để làm gì trong khi rõ ràng có thể dùng lời nói.” Trước tình hình này, cả ông Kỳ lẫn cựu tướng Dương Văn Minh đều rút lui khỏi cuộc bầu cử để phản đối.

Không chùn bước, ông Thiệu đã khiến giới quan sát Việt Nam và Hoa Kỳ phải khiếp đảm khi tiến hành cuộc bầu cử không có đối thủ và tái cấu trúc giống như một cuộc trưng cầu dân ý dưới quyền điều hành của ông. Sau khi giành chiến thắng, ông đã sử dụng cuộc tấn công dịp lễ Phục sinh của phe Cộng sản vào năm 1972 là cái cớ để áp đặt những quy định khắt khe hơn đối với các đảng phái và truyền thông độc lập.

Một đại sứ của miền Nam Việt Nam nhớ lại rằng cuộc bầu cử năm 1971 đã đánh dấu một thời khắc khi mà “cuộc tìm kiếm một mục đích sinh tồn cho quốc gia đã bị dừng lại để nhường chỗ cho sự ảo tưởng sức mạnh của một kẻ chuyên quyền.” Sự kiện này đã làm sụp đổ xã hội dân sự miền Nam Việt Nam từng một thời chống lại chủ nghĩa Cộng sản.

Ngoài hậu quả nhãn tiền của nó, cuộc bầu cử năm 1971 còn phản ánh sự thất bại của miền Nam Việt Nam trong việc vượt lên chủ nghĩa lợi ích phe nhóm cũng như đánh bại những nhân vật có ảnh hưởng. Cụ thể, cuộc cải cách năm 1967 đã được định sẵn bởi những người ủng hộ mang lại một thể chế quản trị mới, trong đó chính quyền không xuất phát từ quân đội mà có tính chính danh trong mắt những cử tri, nơi mà những đảng phái đối thủ giải quyết mọi chuyện trong hòa bình chứ không chìm đắm vào số mệnh của những nhân vật mang tính biểu tượng.

Thay vào đó, thay vì kiếm chế các tướng lĩnh bằng tinh thần thượng tôn pháp luật, cuộc bầu cử năm 1967 và 1971 đã bị bóp nghẹt bởi mối hận thù Thiệu – Kỳ, không một nhân tố nào trong thất bại của chính quyền quân sự này giành được tính chính danh. Mặc dù chỉ xuất hiện qua loa trong các tài liệu bằng tiếng Anh về cuộc chiến với tư cách không khác gì chế độ bù nhìn, cuộc chiến tranh chống Cộng sản của miền Nam Việt Nam đã làm sáng tỏ sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một nhà nước từ bên trong nhiều năm trước khi tiếng súng thật sự ngưng lại.

Nguồn: https://www.nytimes.com/2017/03/03/opinion/the-feud-that-sank-saigon.html?_r=0

 
(Dân Luận)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...