Jump to content

Phạm Nhật Bình - Tại sao đảng CSVN sợ đa nguyên, đa đảng?


Recommended Posts

Từ khi ra đời, đảng CSVN tự nhận họ đại diện cho giai cấp công nông và bỏ qua những thành phần khác của dân tộc. Ngày nay, ai cũng thấy tính cách đại diện ấy chỉ để đánh lừa công nhân và nông dân hy sinh xương máu cho đảng xây dựng nền tảng chế độ độc quyền. 
 
danguyen-ctm5.jpg
 
Kể từ khi đảng CSVN ra đời và đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giai cấp với mục đích chiếm lấy quyền lực, thực hiện chuyên chính vô sản, bản chất của đảng này đã không thay đổi suốt giai đoạn cầm quyền lâu dài tại Việt Nam.
 
Bản chất ấy thể hiện qua hai hình thức: về mặt tổ chức là một đảng độc quyền, không chấp nhận có tổ chức chính trị đối lập nào khác. Tuy nhiên trong một thời kỳ cần thiết nhất định nào đó, đảng cộng sản vẫn có thể tạo ra vây cánh cũng được gọi là “đảng” này đảng nọ để tô điểm cho bộ mặt dân chủ giả hiệu, như đã từng có đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội. Hai đảng làm kiểng này sau khi “làm tròn sứ mạng”, cũng tự giải thể theo lệnh đảng cộng sản ngay sau biến cố Đông Âu xảy ra vào cuối thập niên 80..
 
Về mặt cai trị, cộng sản cương quyết không chia sẻ quyền lực với bất cứ ai, trong bất cứ trường hợp nào. Những người cộng sản Việt Nam trước đây được sự cổ võ mạnh mẽ bởi hệ thống các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” mà từ đó họ tin tưởng mù quáng vào con đường tất thắng của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng trong thập niên 80, ngọn gió dân chủ đã hầu như quét sạch phong trào cộng sản thế giới, biến chúng thành một bài học cay đắng cho những người đã từng tôn vinh chủ nghĩa Mác-Lê. Sự sụp đổ ấy cũng làm chao đảo các nước cộng sản còn sót lại, trong đó có Việt Nam.
 
Thời điểm này, chưa bao giờ hệ thống đa nguyên, đa đảng lại thức tỉnh và khơi dậy niềm hy vọng lớn lao hơn cho những đất nước đang trong vòng kềm tỏa của các chế độ độc tài. Người ta coi đó như một sức mạnh, một hình thức tổ chức hệ thống cầm quyền dân chủ nhất, mang lại nhiều quyền lợi ổn định nhất cho người dân. Chính vì thế mới đây, đảng CSVN qua bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng trên Tạp chí Cộng Sản đã để lộ sự lo sợ của mình, coi đa nguyên, đa đảng là mối đe dọa cho sự tồn tại độc quyền của chúng.
 
Bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng cố tình ngụy biện và gán ghép cho nguyện vọng dân chủ hóa đất nước của người dân Việt hiện nay thành cái gọi là chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Sự sai lầm của tác giả đã dựa trên 3 điều giả định vô lý và không có thực.
 
1. Đa đảng nhằm tiêu diệt đảng CSVN
 
Đây là sự phóng đại vô căn cứ để xuyên tạc và đe dọa mong muốn của người dân. Với hệ thống đa đảng và tam quyền phân lập, cán cân quyền lực được cân bằng, người dân thực sự có quyền chọn lựa những đảng phái mà họ ủng hộ và thấy tốt hơn. Trong một cuộc bầu cử dân chủ, chính vì được quyền chọn lựa mà ý thức chính trị của người dân càng được nâng cao và người cầm quyền được bầu ra cũng đầy đủ khả năng, uy tín và quyền hạn để thi hành chính sách quốc gia. Đó là ưu điểm của chế độ chính trị do dân và vì dân đúng nghĩa nhất hiện nay.
 
Nói một cách đơn giản, đa nguyên, đa đảng ngày nay là con đường sinh hoạt chính trị xuất phát từ nhiều nguồn ý thức hệ khác nhau được thể chế hóa thành công ở hầu hết các quốc gia dân chủ trên thế giới. Nó được liên tục hoàn thiện bởi sinh hoạt ở nghị trường và kinh nghiệm cầm quyền để quyền lực trong một nước có thể kềm chế lẫn nhau nhằm mục đích xây dựng và phục vụ người dân.
 
Ngày nay tuy hệ thống cộng sản quốc tế đã tan rã, nhưng đảng CSVN vẫn đang tồn tại và giữ nguyên bản chất là một đảng độc tài. Trước nguyện vọng dân chủ hóa đất nước, những người cộng sản ngang nhiên thách thức người dân, ngày càng khắc nghiệt trong chính sách cai trị. Vì muốn cầm quyền suốt đời nhưng không có khả năng nên đảng sợ sinh hoạt trong môi trường đa nguyên, đa đảng cũng là chuyện dễ hiểu. Bởi vì khi đất nước có nhiều đảng phái, người dân càng có cơ hội lựa chọn nhiều hơn. Đảng cộng sản tỏ ra bất xứng lâu nay sợ người dân không bỏ phiếu và bị loại bỏ trong các cuộc bầu cử. Cho nên nói đòi hỏi dân chủ đa nguyên là một âm mưu để loại trừ đảng Cộng sản là kiểu lý luận hàm hồ nhằm che giấu và triệt tiêu mầm mống dân chủ trong nước.
 
2. Đảng CSVN phải là đảng duy nhất.
 
Chính vì lo sợ bị người dân loại bỏ, bài viết của Tạp Chí Cộng Sản tự áp đặt hình thức nhất nguyên chính trị lên Việt Nam, rêu rao sự ổn định cần thiết để đàn áp những thành phần bất đồng chính kiến. Khôi hài hơn, những người cộng sản tự cho đảng CSVN là đảng lãnh đạo duy nhất, là nhân tố quyết định sự thành công của đất nước.
 
Nhưng thực tế cho thấy đó là một quan điểm lỗi thời, những lời lẽ ngụy biện để cố ôm chặt sự độc tài, độc tôn, từ chối nguyện vọng dân chủ hóa của toàn dân. Sự thành công mà đảng tự hào không giải thích được sự tụt hậu của xã hội, nền kinh tế sa lầy trong nợ nần, môi trường bị tàn phá. Phải chăng đó là nhờ có “nhân tố đảng”? Nếu thực sự đảng CSVN là đại diện duy nhất, tại sao trong các cuộc bầu cử quốc hội không để cho người dân Việt Nam có quyền chọn lựa tự do và không bị khống chế bởi Mặt Trận Tổ Quốc?
 
3. Đa đảng là sản phẩm của tư bản.
 
Lập luận bài bác đa đảng của tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng còn coi đảng phái trong những chế độ dân chủ của phương Tây chỉ là đại diện cho giới tư bản. Điều này cho thấy nhãn quan hạn hẹp và bế tắc của những cây bút tuyên giáo, chỉ núp trong lô cốt đấu tranh giai cấp để lý luận một chiều.
 
Họ không chịu hiểu một điều đơn giản: trước ý thức hệ cộng sản, đã từng có những trào lưu tư tưởng đại diện cho nhiều khuynh hướng, nhiều thành phần mà sau này hình thành những đảng phái khác nhau. Vả chăng nếu đa đảng ở các nước phương Tây là xấu, tại sao họ lại xây dựng được những quốc gia dân chủ, hùng mạnh trong khi sự độc quyền ưu việt của đảng cộng sản chỉ mang lại bất bình đẳng và nghèo đói?
 
Từ khi ra đời, đảng CSVN tự nhận họ đại diện cho giai cấp công nông và bỏ qua những thành phần khác của dân tộc. Ngày nay, ai cũng thấy tính cách đại diện ấy chỉ để đánh lừa công nhân và nông dân hy sinh xương máu cho đảng xây dựng nền tảng chế độ độc quyền. Nhưng đảng đã thất bại trong âm mưu lừa gạt ấy sau nhiều chục năm cầm quyền trong cả nước, vì cuối cùng đảng hiện hình là đại diện rõ nét nhất cho lợi ích của tư bản đỏ. Trong khi nông dân và công nhân lao động sống cơ cực lầm than vì bị bóc lột tàn tệ như những nô lệ kiểu mới thì đảng ôm chặt quyền lực và cấu kết với các nhóm lợi ích để thủ lợi. Giờ đây đối với đảng, nông dân và công nhân trở thành thế lực thù địch đúng nghĩa nhất sau khi họ bị đảng cướp hết tài sản, đất đai và đẩy qua bên lề xã hội.
 
Mời xem Video: Khẩn: Từ Nguyễn Bá Thanh đến BT Truyền thông Trương Minh Tuấn mắc bệnh ung thư: Sự thật hay tin đồn?
 

 

Kết luận lại, mô hình độc đảng thống trị ngày nay đang đi tới sụp đổ ở Việt Nam mà không có gì ngăn chặn nổi. Nguyễn Vĩnh Thắng của Tạp chí Cộng sản chỉ là một tên bồi bút hạng bét lải nhải bài bác đa nguyên, đa đảng nhưng thực ra chẳng hiểu thế nào là quyền làm chủ của người dân.
 
Phạm Nhật Bình
 
(Việt Tân)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...