Jump to content

Nga Tìm Vùng Trái Độn... (220824)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

301072844_3225961964338772_8808988586778

Hình bên, bản đồ chiến sự tại Ukraine tính đến 24 Tháng Tám:

VÙNG OANH KÍCH TỰ DO

 

Việc Nga muốn xâm lược Ukraine đã không hoàn tất trong sáu ngày hay sáu tuần, và hôm nay đã qua tháng thứ sáu!... Mà tình hình cứ thay đổi gần như hàng tuần. Vì vậy, chúng ta cũng cần cập nhật và cố thẩm xét lại khả năng thật của Vladimir Putin....
Nhưng khi nói tình hình có thay đổi, ta cũng nên nhìn rộng hơn, từ Đại Tây Dương và Minh ước NATO tại Âu Châu qua tới Thái Bình Dương và vai trò của Trung Cộng! Địa dư vốn cũng là cơ sở của kinh tế trên địa cầu hình tròn này.
Mà khác với thời Chiến Tranh Lạnh từ 1949 tới 1989, và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991 (khi Ukraine giành lại độc lập đúng 31 năm trước), thay đổi lớn vẫn là địa dư hình thể: nhìn từ Nga, biên giới Ukraine chỉ cách Moscow có gần 500 cây số và đấy là mối lo của Vladimir Putin nếu NATO cứ lặng lẽ Đông Tiến! Việc “xây dựng vùng trái độn quân sự” qua giải pháp võ trang là một nhu cầu an toàn. Cả thế giới có thề là không xâm phạm vào lãnh thổ Nga thì Putin cũng không tin!
“Sự sợ hãi của ngươi mới là điều đáng sợ!”
Trên vùng Thái Bình Dương cũng thế. Trung Cộng có sự sợ hãi còn đáng sợ hơn. Kinh tế xứ này đi hết sự vận hành dễ dãi ban đầu, chưa nói đến trận đại dịch Vũ Hán và bài toán lão hóa dân số mà nhân khẩu học gọi là định mệnh! Cũng nguy như của Nga (mục 6/ dưới đây).
Lãnh đạo Bắc Kinh cần giải quyết bài toán xuất cảng của kinh tế và kiểm soát được các dòng hải lưu trên biển Thái Bình để qua Ấn Độ Dương, vào Trung Đông tới Âu Châu. Nhu cầu chiến lược đó là bài toán an ninh của Mỹ từ sau Chiến Tranh Lạnh và của các quốc gia bán đảo hay quần đảo, như Đài Loan, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Úc, Ấn Độ và cả Việt Nam. Không phải ngần ấy quốc gia đều là đồng minh chiến lược của Mỹ, nhưng họ không an tâm với đà bành trướng của Bắc Kinh.
Cái kẹt của lãnh đạo Bắc Kinh là lệ thuộc vào xuất cảng mà bạn hàng nhập cảng lớn nhất lại là... Hoa Kỳ, cũng là nguồn đầu tư và cung cấp tài chánh quan trọng nhất, lại có hải đội kiểm soát được các dòng hải lưu cận và viễn duyên của Trung Cộng! Bây giờ đòi dọa nạt Hoa Kỳ vì vụ Đài Loan thì có đáng không?
Xin hãy tạm gác chuyện Trung Cộng và Đài Loan cho một kỳ sau, để trở lại vụ Nga tại Ukraine.
1/ Thời Chiến Tranh Lạnh, các nước có võ khí hạch tâm (nuclear) đều cố giữ nguyên trạng, tạm gọi là “bất phân thắng bại” để khỏi rơi vào Đại chiến vì phe nào cũng chết. Cho tới khi Liên Xô tan rã và sụp đổ vì nhược điểm nội tại của chế độ.
2/ Khi Putin chiếm đóng các nước lân bang tại hướng Tây để xây dựng vùng trái độn quân sự (tại Georgia năm 2008, tại bán đảo Crimea năm 2014, tại khu vực Donbas năm 2015 và năm nay là miền Đông và miền Nam Ukraine), Hoa Kỳ muốn gì? Ngăn cản Nga để bảo vệ các nước Âu Châu, một ưu tiên dù sao vẫn thấp hơn vùng Đông Á (Tây Thái Bình Dương).
3/ Giải pháp của Mỹ là “của đi thay người”: viện trợ võ khí và kinh tế cho Ukraine và Âu Châu để gây tổn thất cho Nga qua các biện pháp trừng phạt kinh tế chứ không nhảy vào tham chiến. Âu Châu cũng bị tổn thất vì quá lệ thuộc vào năng lượng của Nga nên nhiều nước phân vân. Nhưng điều bất ngờ là khả năng kháng cự của Ukraine và mức độ sát thương của võ khí Tây phương, thí dụ như High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS) khi tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
4/ Nga tưởng sẽ chịu đựng nổi thiệt hại kinh tế mà lại không bẻ gãy được khả năng chiến đấu của Ukraine. So với một vụ đụng độ giả định với Trung Cộng thì Hoa Kỳ thấy chưa bị thiệt hại nặng vì Ukraine nên còn có thể tiếp tục. Putin có khả năng đó không? Bài toán xây dựng vùng trái độn được đặt ra khi Putin cân nhắc với sự kiên định của các nước Âu Châu... Liệu có dám lấy rủi ro lâm chiến với các thành viên NATO chăng? Vì vậy, ta nên theo dõi phản ứng của Đức và Pháp, không quyết liệt hỗ trợ Ukraine bằng Anh và Mỹ.
5/ Trong những ngày tới, ta cần biết thêm tin tức chiến sự tại các nước cộng hòa (theo Nga) Donbas, từ Donetsk tới thành phố Pavlograd gần sông Dnieper. Tại miền Nam, Nga có bảo vệ được các con kênh của vùng Kherson trên bán đảo Crimea? Số phận của Cầu Crimea và an ninh trên bán đảo cũng đáng theo dõi vì đấy là nơi quân Ukraine có khả năng tác chiến bất ngờ và là đường lưu thông xuống Hắc Hải.
6/ Then chốt nhất mà lại ít được truyền thông Tây phương theo dõi là vấn đề nhân khẩu của Nga: từ cả chục năm nay, dân Nga đẻ ít hơn, lại chết nhiều hơn! Nhiều nhà dân số học Nga còn báo động là cuối năm nay hay đầu năm tới, Nga sẽ bị chấn động chính trị vì dân số. Năm nay (tới đầu Tháng Năm), dân số Nga đã sụt 430 ngàn, cao hơn năm ngoái gấp bội, và cho cả năm 2022 thì có thể hụt hơn một triệu! Lý do không hẳn là chiến sự mà là thói quen đẻ ít (trung bình một phụ nữ sinh ra 1,5 đứa trẻ, so với số tối thiểu là 2,2 để duy trì được dân số). Thêm vào đó là thâm hụt về y tế và bảo dưỡng sức khỏe do đại dịch gây ra.
7/ Vấn đề trở thành rắc rối là a) dân số chỉ tăng với những người không thuộc sắc tộc Nga; b) số tử vong cao nhất là thuộc nam giới ở tuổi lao động; c) và sự sút giảm này ảnh hưởng đến lớp tuổi trưng binh nhập ngũ; d) hậu quả chung và lâu dài là sản lượng kinh tế sẽ giảm. Mà khỏi cần chờ lâu, người cũng thấy ra hậu quả vì các hiện tượng này đã xảy ra từ lâu rồi!
Kết luận ra sao?
Thật ra, trên thế giới, chẳng xứ nào muốn chiếm đóng nước Nga – trừ một số dân Trung Hoa tại vùng Viễn Đông!
Các nước dân chủ cũng chẳng có nhu cầu đi vào “tẩy não” dân Nga để bắt họ từ bỏ thể chế độc tài. Chính người Nga phải thấy ra nhu cầu sinh tử đó cho tương lai của đất nước.
Nếu họ cứ cúi đầu mãi thì ai sẽ cầm súng vào các vùng trái độn ấy để làm thổ phỉ?

theo Dainamaxforum

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...