Jump to content

Bắc Kinh khó từ bỏ “Không-COVID”... (221129)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

VÙNG OANH KÍCH TỰ DO:

 

Các vụ biểu tình phản đối lãnh đạo Trung Cộng tại nhiều nơi vào cuối tuần qua có gây ngạc nhiên cho dư luận nội địa và quốc tế. Nhưng dù vậy vẫn không đưa tới thay đổi lớn về đường lối chính sách, như biến cố xảy ra hồi Tháng Sáu năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh....
Về bối cảnh, phong trào phản kháng bùng nổ từ thủ phủ Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi) của Tân Cương ngày 25 Tháng 11 khi một đám cháy khiến 10 người thiệt mạng, gần 20 người bị thương. Tin loan ra mới gây căm phẫn trong quần chúng rồi lan qua hai chục khu vực khác, kể cả các đại học, từ Bắc Kinh tới Thượng Hải, Nam Kinh, Thành Đô, Vũ Hán, Quảng Châu, Tây An, v.v...
Lý do ban đầu có thể là chính sách cương quyết không để xảy ra đại dịch Covid khiến việc cứu hỏa gặp trở ngại. Sau đó là ba ngày náo loạn (25-27 Tháng 11) với hàng trăm người – có nơi cả ngàn – xuống đường phản đối. Họ yêu cầu lãnh đạo sửa sai chính sách “thanh tẩy đại dịch” quá hà khắc kéo dài từ ba năm nay, rồi đòi lương thực, thậm chí đòi tự do, dân chủ, có nơi kêu gọi đả đảo đảng Cộng sản và truất phế Tập Cận Bình. Qua ngày Thứ Hai 28 thì mọi chuyện bỗng có vẻ êm dịu - cho đến cuối tuần.
Chúng ta nhìn lại nội dung của vụ này, may ra có thể thấy được tương lai.
1/ Chính sách “thanh tẩy đại dịch” – từ ngữ chính thức của Bắc Kinh – được áp dụng một cách rộng lớn và thô bạo. Cụ thể là theo dõi trường hợp nhiễm bệnh qua phong trào thử nghiệm đồng loạt rồi cách ly bệnh nhân, hoặc nặng hơn thế là cách ly cả khu phố. Nhiều nơi, nguyên một quận huyện hay thị trấn bị “đóng cửa” - trong nghĩa đen. Nhiều khu chung cư bị khóa trái và giãn cách trong im lặng vì nhà chức trách bất ngờ tiến hành mà không hề báo trước: người dân trở thành nạn nhân của dịch bệnh và công an, mà chưa ai biết cái nào là tai họa thật. Điều ấy đã xảy ra từ đầu năm 2019 mà do hệ thống kiểm duyệt quá khắt khe kín đáo, ít ai biết sự thật nghiêm trọng đến mức nào...
2/ Khi phản ứng, người chống đối đã học chung một chiến thuật tự vệ: họ xuất hiện đông đảo, giương lá quốc kỳ và đưa hương hoa tưởng niệm người chết. Mục tiêu có vẻ văn hóa, hiền lành và an toàn trong mấy ngày đầu, nhưng sự căm phẫn dẫn tới nhiều phản ứng dữ dội hơn. Đâm ra mục tiêu thiếu phối hợp trở thành rộng lớn khả dĩ gây nguy hiểm cho chế độ, nhất là sau khi đảng vừa hoàn tất Đại hội Khóa 20 vào cuối Tháng 10.
3/ Một yếu tố bất ngờ chi phối bài toán của lãnh đạo: số nhiễm bệnh lại tăng khiến chế độ phải kiểm soát chặt chẽ hơn (thay vì có thể giảm dần 20 biện pháp giãn cách ở nơi nào hết đại dịch kể từ ngày 11 Tháng 11). Vụ biểu tình cuối tuần qua càng làm chế độ e ngại một phong trào của quần chúng nên lặng lẽ áp dụng biện pháp kiểm duyệt và theo dõi để tránh một sự lan rộng về tuổi tác và địa phương. Chế độ cũng bị kẹt giữa hai ngả: nếu đẩy lui được đại dịch thì có thể xả mà vẫn phải xiết vì dịch bệnh chính trị! Trung Cộng thiếu nhân sự có khả năng về y tế và trừ bệnh nên giữa hai ưu tiên là sức khỏe và ổn định chính trị thì chính trị vẫn là trên hết. Bài toán đó có khi kéo dài sáu tháng, cho tới khi họ tìm ra loại thuốc chủng ngừa công hiệu hơn!
4/ Chế độ còn gặp bài toán lưỡng nan khác: trận đại dịch có gây tổn thất nặng cho kinh tế, nhưng vì lý do kinh tế mà lại nhượng bộ phản ứng của quần chúng thì... kinh tế cũng là chính trị. Đâm ra, đại họa về dịch bệnh, nạn thất nghiệp, thị trường gia cư bị bể, số xuất cảng giảm sút trong bối cảnh suy trầm toàn cầu là nan đề khó giải quyết. Nếu trong vài tháng nữa mà đại dịch lại tăng – giả thuyết vẫn có xác suất cao – và số nhiễm bệnh lên tới cả triệu người một ngày (Hoa Kỳ đã từng bị!) thì xứ này... thiếu giường bệnh, nên lại tắt đèn giãn cách trong im lặng! Và sẽ thẳng tay đàn áp những ai bất đồng chính kiến, bất chấp dư luận thế giới.
5/ Vừa hoàn tất Đại hội 20 với thế mạnh, Tập Cận Bình có thể ít ngại dư luận đảng viên cao cấp bên trong nhưng tất nhiên chẳng muốn bị dư luận quốc tế phê phán. Chủ nghĩa Mác-Lênin với màu sắc Đại Hán và tư tưởng Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Cộng càng bị cô lập với thế giới văn minh bên ngoài, nhưng vẫn tăng cường kiểm duyệt nội bộ... vì đấy mới là ưu tiên.
Kết luận ở đây là những gì?
- Cuộc biểu tình chống đối chưa đe dọa sự tồn vong của chế độ vì tương quan lực lượng quá khác biệt: quần chúng ô hợp tản mác với các mục tiêu dị biệt trước khả năng cai trị và đàn áp khá thống nhất của đảng và nhà nước.
- Phong trào chống đối cũng khó được các đảng viên cao cấp ủng hộ để đe dọa quyền bính của Tập Cận Bình.
- Nếu người phản đối tập trung đả kích chính sách “Không COVID” của chế độ thì ngọn lửa đấu tranh sẽ tàn lụi sau khi các lãnh tụ lần lượt bị xử lý, nhiều đảng viên cao cấp cũng chỉ là “dê tế thần”, bị kỷ luật để bảo vệ đảng.
___
Hình bên của Reuters: Một người được thử nghiệm tại Thượng Hải, tối 28/11.
May be an image of 3 people, people standing and street
 
 
 
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...