Jump to content

Phong thủy dưới cái nhìn của một nhà nghiên cứu


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2016-02-09
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Nghe hoặc Tải xuốngPhần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_Hkg10251517
Thả cá chép sau khi cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
AFP photo
 
 
 

 

Phong thủy được phổ biến nhiều tại Việt Nam sau nhiều năm hầu như có thể nói là hoàn toàn vắng bóng trong thời chiến tranh ở miền bắc. Nhiều cơ sở quảng cáo bán các vật liệu phong thủy ra đời, cũng như nhiều người tự xưng là thầy phong thủy làm tư vấn cho người dân…

Trong chuyên mục Khoa học Môi trường tối mồng hai tết Bính Thân, Gia Minh nói chuyện với giáo sư Nguyễn Đình Cống, từng công tác tại Đại học Xây dựng Hà Nội và có giảng dạy một số lớp căn bản về phong thủy tại Việt Nam trong thời gian qua.

Xuất xứ từ đâu

Gia Minh: Ông từng tham gia giảng dạy một số lớp phong thủy tại Việt Nam trong năm qua, vậy xin ông cho biết tình hình thực tế đó?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Tôi đi dạy phong thủy là dạy chơi cho vui thế thôi; chứ tôi cũng không tin gì vào nó lắm đâu. Tôi không như người khác, tôi đi dạy một số kiến thức cơ bản về phong thủy như xem hướng nhà, vị trí nhà, đất đai… Tôi cho rằng phong thủy có ảnh hưởng và ảnh hưởng của môi trường tâm linh đối với con người; nhưng ảnh hưởng đó chỉ chiếm chừng 5-10% trong cuộc sống con người ta thôi chứ không phải quyết định gì ‘ghê gớm’ lắm đâu. Nên tôi không chuyên, tôi đi dạy vì có những anh em muốn biết và tôi từng học phong thủy nên truyền đạt cho họ chứ tôi không hành nghề phong thủy; do đó tôi không có những hiểu biết và hoạt động sâu về phong thủy đâu.

Vào đầu năm mới, người ta hay nói chuyện này, chuyện kia thì đó thuộc lĩnh vực dự đoán. Dự đoán năm nay âm- dương thế nào, bốc các quẻ ra làm sao …

Gia Minh: Đối với những người không hiểu về phong thủy thì theo họ xây nhà thế nào cho thông thoáng, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến sự làm ăn của gia đình… thì quan niệm như thế có đúng về phong thủy không?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Không, điều đó không thuộc về phong thủy mà thuộc kiến trúc và vi khí hậu. Tức làm một cái nhà sao cho thông thoáng: mùa đông ấm, mùa hè mát, ánh nắng mặt trời vào…

Phong thủy phải xét các khí: khí âm, khí dương; rồi theo trường phái nào nữa, mà có đến ba bốn trường phái.

Theo hiểu biết của tôi phong thủy xuất xứ từ phía bắc Sông Hoàng Hà của Trung Quốc rồi truyền cho đến bây giờ sang Đài Loan, Việt Nam, Singapore.

 

- Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Tôi xin hỏi những nước như ở Châu âu, Châu Mỹ họ có học, có làm phong thủy đâu, có cần xem phong thủy đâu nhưng vẫn làm ra những căn nhà có thể ở hằng mấy trăm năm!

Vừa rồi tôi đi khắp thế giới một chuyến xem thử thì thấy rằng các nơi khác người ta không có khái niệm gì về phong thủy cả. Người ta chỉ có khái niệm về kiến trúc. Thành ra làm sao một cái nhà sử dụng cho tốt thuộc lĩnh vực kiến trúc, vi khí hậu; còn phong thủy thuộc về tâm linh. Người ta hay nhầm lẫn với nhau.

Gia Minh: Phong thủy có nhiều trường phái và xuất xứ chính từ Trung Quốc?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Tôi thấy mọi kiến thức phong thủy đều từ Trung Quốc mà ra. Chứ còn những nước như Ấn Độ, Việt Nam, Nepal, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia đều không có, không phải.

Theo hiểu biết của tôi phong thủy xuất xứ từ phía bắc Sông Hoàng Hà của Trung Quốc rồi truyền cho đến bây giờ sang Đài Loan, Việt Nam, Singapore.

Gia Minh: Trong phong thủy có điều gì đáng lưu ý và có điều gì dở?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Nói chung nếu vận dụng cho đúng cũng hay. Nhưng có điểm là trong các trường phái về phong thủy có những điều mâu thuẩn nhau lắm; chứ không có thống nhất như toán học. Nó không có cơ sở chỉ nói theo cảm nhận của một số ông nào đó. Nó dựa vào lòng tin thế nào đó.

Tất nhiên phong thủy cũng có một số xét gần gần với thực tế, một số cũng từ thực tế mà ra nhưng nó chỉ nói cách làm thế nào mà không giải thích rõ ràng.

Gia Minh: Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cơ sở bán các loại đá và nói đó là đá phong thủy cho người ta trang trí trong nhà hay xây dựng. Nhận xét của giáo sư về điều đó ra sao?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Trường phái đá này, đá nọ là theo trường phái âm- dương. Trường phái này cho rằng khí trên mặt đất có từng vùng nơi âm mạnh, nơi dương mạnh. Hiện nay ở Mỹ có làm được máy đo được nơi nào dương, rồi dương mạnh, dương yếu; nơi nào âm, âm mạnh, âm yếu. Tùy theo trường khí tại một vùng mà âm- dương mạnh yếu thế nào để điều chỉnh. Ví dụ nơi âm mạnh thì phải đưa dương vào bằng cách chọn đá có dương mạnh đưa vào để đổi trường khí; và ngược lại. Do đó không thể đặt bừa vì đặt bừa sẽ nguy vì không phải đá nào cũng tốt. Ví dụ hiện nay người ta hay dùng đá thạch anh là loại đá có trường khí dương mạnh. Nếu đạt nó vào nơi nào âm thì tốt, còn nơi nào dương mạnh rồi mà đặt thạch anh vào thì nó bốc lên quá, không hay đâu. Mục tiêu là đưa vào những vật để cân bằng âm- dương. Theo tôi cái đó cũng hay nhưng cần nghiên cứu kỹ chứ đừng làm bậy.

Có nên tin phong thủy?

Gia Minh: Như vậy theo giáo sư những vật liệu nào mang tính âm và vật liệu nào mang tính dương?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Đúng là vật liệu xây dựng có những thứ có tính dương, có thứ tính âm chứ không đâu! Ví dụ như giữa hai loại gạch: gạch đất sét nung có dương tính cao hơn các loại gạch dùng xi măng hay các thứ không nung ép lại thì có tính âm nhiều hơn. Một số đá ốp lát có dương tính mạnh hơn… Tuy nhiên mức độ thế nào thì tôi chưa biết và cũng chưa có ai nghiên cứu kỹ để đo.

Gia Minh: Ngày xưa người ta tin phong thủy nhiều nhưng lúc đó vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch, đất, đá, cây, gỗ thôi; nay khác nhiều là các loại bê tông, cốt thép…

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Vâng, nhưng tôi chưa nghiên cứu kỹ. Ví dụ kim loại có tính âm cao hơn.

Những phong tục đầu năm mới của người dân Việt Nam tôi thấy có những cái không hay ho gì đâu. Như tìm hướng xuất hành, xông nhà… thì tôi cho là ‘bịa cho vui’ chứ không có gì đâu!

 

- Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Gia Minh: Đối với những người đang theo phong thủy, ông có điều gì chia sẻ và muốn nói với họ?

Giáo sư Nguyễn Đình Cống: Theo tôi từng tin vào điều gì quá, tin ‘ít ít’ cho vui thì được; chứ còn tin vào cái gì quá thì đôi lúc sẽ có nhầm lẫn. Vừa vừa, phải phải thôi; không có gì tuyệt đối đâu.

Những phong tục đầu năm mới của người dân Việt Nam tôi thấy có những cái không hay ho gì đâu. Như tìm hướng xuất hành, xông nhà… thì tôi cho là ‘bịa cho vui’ chứ không có gì đâu! Tại vì người ta nói mùa xuân bắt đầu năm mới nhưng thực ra ngày mồng 1 tháng giêng- tết không phải bắt đầu mùa xuân đâu. Nếu theo Kinh Dịch thì đầu năm bắt đầu từ ngày lập xuân nếu theo đúng tiết khí mặt trời, mặt trăng. Thời tiết theo Mặt Trời quan trọng hơn theo Mặt Trăng mà âm lịch theo Mặt Trăng nên không chính xác đâu. Người ta chỉ qui ước ra như thế thôi, mỗi dân tộc có một qui ước.

Tôi rất xem trọng chữ ‘hòa’ trong tất cả những chữ mà người ta cho đầu năm mới: hòa hợp, hòa đồng, hòa bình. Hòa hợp con người với thiên nhiên, con người hòa hợp với nhau là gốc của mọi sự sinh tồn trên Trái Đất này. Tôi chỉ mong thế thôi.

Gia Minh: Cám ơn giáo sư về cuộc trao đổi hôm nay.

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...