Jump to content

Người đạt Nobel Hòa bình trẻ tuổi nhất lên tiếng về tình yêu thương và giáo dục


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả: Tim Gebhart | Dịch giả: KiQuin
5 Tháng Mười Một , 2016
 
Human rights campaigner Malala Yousafzai in June 2016 in London. (Dan Kitwood/Getty Images)

Nhà hoạt động nhân quyền Malala Yousafzai tại London vào tháng 6 năm 2016. (Ảnh: Dan Kitwood / Getty Images)

Malala Yousafzai, người trẻ nhất từng đạt giải Nobel Hòa Bình, đã gửi đến cho tất cả mọi người một thông điệp rất hữu ích trong cuộc sống. “Có rất nhiều điều xấu đang xảy ra, nhưng hãy khiến cho trái tim của bạn đẹp lên bằng cách xóa bỏ hận thù và thay vào đó là yêu thương, bạn sẽ nhìn thế giới này từ một nhãn quan hoàn toàn khác, và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy yêu thương những người xung quanh bạn, và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy yêu thương thế giới này”, cô chia sẻ vào ngày 30 tháng 8.

Nằm trong hành trình chuyến đi thăm nước Mỹ, Yousafzai đã có một buổi nói chuyện tại Trung tâm Moda ở Portland, Oregon. Mục đích bài nói chuyện của Yousafzai là để kêu gọi sự quan tâm của công chúng đối với chiến dịch của cô cho giáo dục và gây quỹ hỗ trợ cho Quỹ Malala của cô.

Với sự hài hước châm biếm và kỹ năng hùng biện tuyệt vời so với độ tuổi của cô, Yousafzai đã chia sẻ về cuộc sống của mình khi lớn lên ở Pakistan, với sự ảnh hưởng từ cha mẹ cô và sự động viên của họ. Sau khi Taliban lên nắm quyền ở Pakistan, cô nói rằng việc đưa những con người tài năng trong giáo dục ra thế giới, cũng như động viên khuyến khích những người cố gắng để có trình độ học vấn, đã trở thành sứ mệnh của cô.

Quỹ Malala nhằm mục đích xây dựng trường học, đẩy mạnh hoạt động và nhận thức về các vấn đề giáo dục cho trẻ em gái, đề cao tiếng nói của họ, và khuyến khích các cô gái khác lên tiếng.

Quảng cáo

Bởi vì Yousafzai lên tiếng chống lại sự cai trị hà khắc của Taliban nên hiện tại cô là một người tị nạn, không còn được sinh sống ngay tại quốc gia của mình. Phong cảnh mờ ảo nơi quê nhà là nơi mà cô cho là đẹp nhất trên trái đất với những đỉnh núi phủ tuyết và các thung lũng rợp bóng cây, trước đây là một điểm đến du lịch nổi tiếng. Nhưng ở đó bây giờ đã là một thiên đường của chủ nghĩa khủng bố.

Taliban gửi các mối đe dọa chết chóc và phá hủy hơn 400 trường học và cấm các cô gái được đến trường. Yousafzai và hai người bạn cùng lớp của cô đã bị bắn trên đường đến trường, sự việc này do một thành viên của Taliban thực hiện nhằm bịt miệng ba người họ. May thay cả ba cô gái đều sống sót.

Tuy nhiên, hành động này của những kẻ khủng bố là một sai lầm trầm trọng. Cuộc tấn công đã thay đổi Yousafzai: “Tôi đã có chút lo sợ về cái chết, và tự hỏi rằng tôi sẽ cảm thấy như thế nào nếu bị một người nào đó tấn công?”

Yousafzai đã tha thứ cho người đàn ông suýt lấy đi mạng sống của mình.

Giờ đây Yousafzai tin chiến dịch của mình không chỉ là một cuộc đấu tranh cho giáo dục, mà còn là vì chân lý. “Chúa đã ủng hộ tôi và thậm chí cả thần chết cũng không muốn tôi chết sớm như vậy, và họ đã cho tôi được sống sót”, cô nói.

Với cuộc sống lần thứ hai này cô quyết định đi vòng quanh thế giới và vận động cho chiến dịch của mình, Yousafzai đã gặp các nhà lãnh đạo trên thế giới, giải thích về việc làm của mình chính là để chấm dứt bạo lực bằng các biện pháp hòa bình, giúp đỡ người dân bằng tấm lòng nhân ái và giải thích cho họ về giá trị của giáo dục.

Yousafzai đã nói về lòng thương. Cô đã tha thứ cho người đàn ông suýt lấy đi mạng sống của mình.

Phần lớn người Hồi giáo đều chống lại chủ nghĩa khủng bố, cô giải thích. “Từ ‘Hồi giáo’ theo nghĩa đen có nghĩa là “hòa bình”. Nó là một tôn giáo biểu lộ sự khoan dung và yêu thương mọi người”.

Theo Yousafzai, một số người giải thích kinh Koran một cách quá tiêu cực. Như nhiều tôn giáo khác, bạn có thể giải thích kinh Koran theo cách mà bạn muốn. Cô kêu gọi những người cầm quyền đừng cô lập phần đông dân số Hồi giáo vì họ là những người đang cố gắng để tìm ra giải pháp và muốn thấy sự kết thúc của bạo lực.

“Đôi khi chúng ta nhìn vào các phương tiện truyền thông, chúng ta thấy tất cả những điều tiêu cực được nêu bật. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng có hàng tỷ người muốn hòa bình, những người muốn có một cuộc sống hạnh phúc”, cô nói.

“Nếu các chính phủ trên khắp thế giới chịu làm việc với những người Hồi giáo muốn hòa bình, thì mới có sự thay đổi”, Yousafzai nói.

Dự án mới nhất của Yousafzai là Gul Makai Network, đặt tên theo bút danh cô đã sử dụng khi viết nhật ký của mình cho đài BBC. Đây là mạng lưới hỗ trợ các nhà lãnh đạo địa phương đẩy mạnh giáo dục ở những nơi như Nigeria, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng Yousafzai tập trung phần lớn vào Syria. Trẻ em ở Syria đã phải chịu đựng gánh nặng tồi tệ nhất từ cuộc nội chiến đến nỗi nhiều người đã gọi họ là thế hệ đã mất, họ phải lớn lên trong các trại tị nạn.

“Nếu bạn hỏi họ rằng họ muốn trở thành người làm việc gì trong tương lai, họ trả lời muốn trở thành giáo viên hoặc là bác sĩ”, với hy vọng sẽ xây dựng lại đất nước của họ. Tương lai của Syria, cô tin rằng, chỉ có thể tươi sáng nếu các em có được một nền giáo dục và thấy hy vọng cho bản thân cũng như đất nước của mình.

Trẻ em hay người lớn, Yousafzai tin rằng tiếng nói của mỗi người là rất quan trọng và nó có thể giúp cho thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta có thể tham gia vào việc làm cho thế giới trở thành những gì chúng ta muốn.

Và bắt đầu bằng việc yêu thế giới này. “Bạn hãy xóa bỏ hận thù và tức giận, cũng như tất cả những tư tưởng xấu trong tâm trí mình, [thì] thế giới sẽ trở nên xinh đẹp hơn”, cô nói.

Để biết thêm thông tin về Quỹ Malala, truy cập malala.org

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...