Jump to content

Những 'miền đất hứa' sau Brexit và bầu cử Mỹ


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Mark JohansonBBC Capital
  • 6 giờ trước
Chia sẻ
The Australian state of Tasmania is actively looking to recruit British farmersImage copyrightGETTY IMAGES Image captionBang Tasmania của Úc đang tích cực muốn tuyển mộ các nhà nông Anh

Kết quả tìm kiếm trên Google sau khi có kết quả bầu cử Mỹ 2016 cho thấy rất nhiều người quan tâm tới chủ đề Làm sao để chuyển đến Canada, Làm sao để chuyển đến New Zealand và Làm sao để chuyển đến Australia. Điều tương tự cũng xảy ra sau kết quả Brexit, Anh Quốc bỏ phiếu rời Liên hiệp Âu châu (EU).

Dưới đây là những nơi hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn nhiều ưu đãi nếu bạn chọn làm điểm đến, bỏ lại sau lưng Anh Quốc và Brexit:

Kế hoạch sẽ là gì?

Đó là câu hỏi mà nhiều công dân Anh, những người đã bỏ phiếu ở lại EU, đang có trong đầu sau kết quả trưng cầu dân ý hôm 23/6/2016.

Tabhitha Wilson, người London, là một trong số đó. Năm nay 40 tuổi, là huấn luyện viên thể dục và là cố vấn truyền thông, bà nói bà đang tích cực tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài "bởi tôi không muốn ở một nơi điên loạn và biến động".

Wilson nói kết quả Brexit là chất xúc tác khiến bà nghiêm túc hơn trong việc tìm các cơ hội dịch chuyển. Hiện bà đang tích cực tìm kiếm việc làm ở Dubai và Singapore.

Wilson không phải là người duy nhất lên kế hoạch bỏ đi khỏi nước Anh. Dữ liệu từ Google Trends cho thấy các từ khoá "chuyển tới Canada" tăng vọt 230% vào hôm 24/6, mà chủ yếu là từ người dùng tại London và Cardiff.

New Zealand là địa chỉ được nhiều người tại thành phố Southampton quan tâm hơn, trong lúc việc tìm hiểu cách chuyển sang Úc và Mỹ cũng tăng mạnh trên toàn Anh Quốc.

Cơ quan di trú New Zealand nói trang web của họ đã đón nhận hơn 5.500 người thăm mỗi ngày trong ba ngày sau khi có kết quả Brexit, trong khi trước đó lượng khách vào trung bình là 2.000 người một ngày.

Số người từ Anh vào xem trang mạng di trú của Canada tăng từ 27.500 người trong ngày bỏ phiếu lên 61.400 người trong ngày kế tiếp.

Ireland cũng gặp tình trạng tương tự, với lượng đơn xin hộ chiếu Ireland tăng vọt do nhiều người Anh tìm cách nhằm tiếp tục giữ mối liên hệ với EU.

Những ai có tâm trạng muốn rời đi có lẽ sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng có một số thành phố, thị trấn trên thế giới đang tích cực 'chiêu mộ' cư dân mới, trong đó họ nhắm tới cả các công dân Anh muốn trốn chạy Brexit, hay còn được gọi là "Brexpats". Một số nơi đưa ra những ưu đãi nhằm giúp họ giảm bớt gánh nặng trong việc xây dựng cuộc đời mới ở một miền đất xa lạ.

Google TrendsImage copyrightGOOGLE.COM/TRENDS Image captionGoogle Trends

Thị trấn có quá nhiều việc làm

Thị trấn nhỏ xíu của New Zealand, Kaitangata, đã xuất hiện trên hàng tít đầu của nhiều báo chí toàn cầu hồi tháng Sáu bởi một 'vấn nạn' đặc biệt: Nơi này không chỉ có nhiều công ăn việc làm, nhà cửa giá rẻ, mà còn trong tình trạng không đủ người để lấp hết các nhu cầu tuyển dụng.

Văn phòng thị trưởng hồi đầu tháng Bảy đã tràn ngập các đề nghị tìm hiểu thông tin sau khi những tường thuật ban đầu nói nhầm rằng Hội đồng Quận Clutha muốn trả 160.000 đô la cho những ai muốn dọn tới đó sống. Giới chức địa phương sau đó đã phải ra tuyên bố xoá tan lời đồn đoán này.

Cộng đồng có 800 cư dân ở vùng nông thôn này nằm cách thành phố gần nhất, Dunedin, 80km về phía tây nam. Thay vì trả khoản tiền cả trăm ngàn đô la cho những ai chuyển về đây, thì thị trấn ra chiến dịch tuyển dụng để hấp dẫn các gia đình với gói ưu đãi đất đai và nhà cửa đáng giá 230.000 đô la New Zealand (165.000 đô la Mỹ).

Thế còn quận Clutha mở rộng thì ước tính có tới 1.000 công ăn việc làm trong mọi lĩnh vực, từ nông nghiệp tới chăm sóc điều dưỡng và xây dựng.

Trước khi đặt vé một chiều, bạn hãy lưu ý: Kaitangata nằm rất xa Anh Quốc, mất ít nhất là 30 giờ bay từ London tới Dunedin. Với những ai đã quen với cuộc sống thành thị thì nên chuẩn bị tinh thần là nhịp sống nơi cực nam của hòn đảo South Island của New Zealand này sẽ khác xa môi trường trước đó của họ.

Hãy lên đường nếu bạn có kỹ năng thích hợp

Những ai có tay nghề sẽ thấy việc dịch chuyển tới nơi ở mới dễ dàng hơn, nhất là tới những nơi đang có nhu cầu cao đối với kỹ năng bạn có.

Chẳng hạn, bang Tasmania của Úc hiện đang muốn thu hút các nhà nông Anh chuyên về sữa chuyển tới sống và làm việc theo chương trình Visa Lao động Có tay nghề.

Cơ quan quản lý ngành sữa của nơi này, DairyTas, nói hiện có nhiều nông trại sữa đã được trang bị đầy đủ được rao bán với giá rẻ, thấp hơn khoảng 50% so với các nông trại tương tự ở Anh.

Amid high unemployment and crime, there are incentives for people to live in Detroit, MichiganImage copyrightGETTY IMAGES Image captionTuy có tỷ lệ thất nghiệp và tội phạm cao, nhưng Detroit, Michigan, Hoa Kỳ, cũng đưa ra nhiều ưu đãi cho các cư dân

Tuy nhiên, cũng giống như Kaitangata, Tasmania là nơi rất xa xôi, cách Anh Quốc trên 24 giờ bay. Chuyển tới đây có nghĩa là bạn chấp nhận ra một hòn đảo có thời tiết khắc nghiệt hơn ở Anh nhiều.

Với các nhân công cổ cồn muốn tiếp tục gắn bó với EU sẽ muốn tìm kiếm các cơ hội ở gần nhà hơn thì Ireland vừa ra chiến dịch hấp dẫn, tuyển 3.000 chuyên viên công nghệ mỗi năm vào ngành IT nước này.

Karl Flannery, CEO của hãng công nghệ Storm Technology và là chủ tịch của sáng kiến Tech/Life Ireland, nói rằng ngành công nghệ tại Ireland đang tăng trưởng nhanh hơn dự đoán.

Chiến dịch mới này không nhắm trực tiếp vào các công dân Anh, nhưng Flannery nói rằng đã có rất nhiều người tỏ ý quan tâm trong tháng Bảy qua, và có nhiều nhà phân tích đã ước tính ngành công nghệ tại Ireland sẽ còn tăng trưởng thêm nữa, nhất là khi nước này sẽ trở thành quốc gia duy nhất nói tiếng Anh trong khối EU.

Đa phần công ăn việc làm nằm tại Dublin, nhưng cũng có những nhóm các vị trí trong ngành công nghệ tại các thành phố khác như Cork và Limerick, với số vị trí tuyển dụng ít hơn.

Đất đai rẻ

Một số thị trấn, thành phố tại Bắc Mỹ sẽ trả tiền cho những ai tới đây sống, hoặc mời chào đất với mức giá như cho không. Một số cộng đồng nhỏ tại tỉnh Manitoba của Canada cũng đang tìm cách làm trẻ hoá lượng dân số già bằng cách đưa ra các mời chào nhà cửa hấp dẫn nhằm thu hút cư dân mới.

Thành phố tự quản Pipestone (The Rural Municipality of Pipestone), một quận thưa thớt dân cư nằm cách biên giới Hoa Kỳ 75 km về phía bắc, hiện đang mời chào các gói đất đai với mức 10 đô la Canada (8 đô la Mỹ) tại các vùng Reston, Pipestone và Sinclair. Những người đăng ký theo chương trình mua đất này buộc phải nộp ký quỹ một khoản 1.000 đô la Canada (780 đô la Mỹ), là khoản sẽ được hoàn lại nếu người mua cam kết xây nhà trên đó trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc giao dịch mua bán đất.

New Haven, Connecticut in the US offers up to $80,000 to attract new homeownersImage copyrightISTOCK Image captionNew Haven, Connecticut, Hoa Kỳ, mời chào ưu đãi tới 80.000 đô la Mỹ để thu hút người tới mua nhà

Tanis Chalmers, người quản lý chương trình phát triển kinh tế, nói rằng các ngành công nghiệp chính tuyển dụng cư dân tại thành phố tự quản này gồm có dầu khí, nông nghiệp, và chăn nuôi gia súc.

Thành phố tự quản Pipestone cũng đang mời chào khoản trợ cấp tới 32.000 đô la Canada (24.900 đô la Mỹ) cho việc xây dựng và điều hành một cơ sở kinh doanh mới.

Chalmers nói bà đã bán được 25 lô đất và hy vọng sẽ thu hút được thêm hàng chục chủ sở hữu nhà nữa trong năm 2016 (hiện đang có 14 lô đất đang rao bán và sắp tới sẽ có thêm nhiều lô nữa.)

Tuy là các gói ưu đãi nhắm vào các Brexpats tiềm năng, nhưng Chalmers cảnh báo rằng chúng "không đi kèm với việc được trao quyền cư trú dài hạn hoặc chiếu khán nhập cảnh dưới bất kỳ dạng nào".

Các cư dân tiềm năng cũng cần nhận biết rằng toàn bộ các lô đất này đều nằm ở gần khu vực khai thác dầu ở tây nam Manitoba, thuộc các thảo nguyên Canada. Những ai vốn đã quen với đời sống thành phố (hoặc cần phải bắt chuyến bay bay về Anh Quốc) sẽ phải đi mất ba tiếng rưỡi về phía đông để tới Winnipeg.

Một số thành phố Mỹ đang bị tình trạng kinh tế suy yếu cũng đang mời chào các ưu đãi lớn cho những ai muốn tái định cư. Tất nhiên những ai đã đang ở Mỹ rồi sẽ không quan tâm, nhưng với các Brexpats thì lại khác.

New Haven, Connecticut có những gói ưu đãi lên tới 80.000 đô la thông qua ba chương trình nhằm thu hút những người tới mua nhà, trong lúc Detroit và Michigan thì có hai sáng kiến (Live Downtown và Live Midtown) theo đó có các ưu đãi như khoản trợ cấp 2.500 đô la mỗi năm hỗ trợ chi phí thuê căn hộ, hoặc khoản cho vay có thể được xoá lên tới 20.000 đô la cho các đối tượng mua nhà lần đầu.

Tất nhiên là tìm việc làm ở những thành phố đang gặp nhiều khó khăn này không phải là chuyện dễ dàng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Detroit vào khoảng 11% trong quý đầu năm 2016, còn ở New Haven thì thấp hơn một chút, 7%. Detroit cũng khét tiếng về tỷ lệ tội phạm bạo lực, với 44 kẻ sát nhân trên 100.000 cư dân thành phố, theo số liệu tội phạm của FBI.

Giống như tỷ lệ tội phạm ở Detroit hay tình trạng xa xôi cách trở như ở Manitoba, có những lý do thú vị khiến cho những nơi này đưa ra các ưu đãi để thu hút người từ các nơi tới sinh sống, làm việc. Nếu mong muốn bỏ đi khỏi Anh của bạn là quá lớn, thì sự cách biệt giữa những vùng nông thôn này với các khu đô thị chỉ là tấm vé máy bay.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...