Jump to content

Tại sao các đường biên giới châu Phi lại phức tạp?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

91-Why-Africa%E2%80%99s-borders-are-a-mess.jpg?resize=620%2C350

Nguồn: Why Africa’s borders are a mess“, The Economist, 17/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cãi vã về chỗ đậu xe hiếm khi chuyển biến thành sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái tại Vurra, một tỉnh nằm trên biên giới giữa Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), sự việc lại diễn ra như vậy. Những người Congo trẻ tuổi dường như đã vượt quá mốc hải quan 300m để xây dựng một bãi đậu xe, tại khu vực mà họ nói là đất vô chủ. Uganda bày tỏ sự phản đối, dùng các khúc gỗ để chặn đường. Biên giới đã đóng cửa trong hai tháng.

Sự hiểu nhầm như vậy không phải là bất thường ở châu Phi. Chỉ có một phần ba trong số 83.000 km đường biên giới của khu vực này được phân giới một cách rõ ràng. Liên minh châu Phi (AU) đang giúp các nước xử lý tình trạng này, nhưng thời hạn hoàn thành công việc đã bị đẩy lùi nhiều lần. Công việc này được dự kiến hoàn thành vào năm 2012, sau đó là năm 2017, và bây giờ, thời hạn được công bố vào tháng trước là năm 2022. Tại sao việc phân định biên giới châu Phi lại khó khăn như vậy, và tại sao nó lại quan trọng?

Hầu hết các đường biên giới thời kỳ tiền thuộc địa đều không rõ ràng. Châu Âu đã thay đổi điều đó, xác định lãnh thổ bằng cách vẽ các đường biên giới trên bản đồ. “Chúng tôi đã trao các ngọn núi, các con sông và hồ cho nhau,” Thủ tướng Anh Lord Salisbury nói đùa vào năm 1890, “chỉ duy bị cản trở bởi những trở ngại nhỏ đó là chúng tôi không bao giờ biết những ngọn núi, các con sông và hồ nằm ở đâu”.

Chẳng hạn, việc ấn định ranh giới giữa Congo và Uganda mất đến 30 năm, sau hai lần người Bỉ gặp phải tình trạng lẫn lộn các con sông. Năm 1964, các quốc gia châu Phi độc lập, với mong muốn tránh xung đột, đã đồng ý sử dụng các đường biên giới thời kỳ thuộc địa. Nhưng họ không thực hiện nhiều nỗ lực để phân giới trên mặt đất.

Gánh nặng bây giờ đặt lên vai các viên chức phải giải quyết mớ hỗn độn này. Nhiệm vụ của họ bắt đầu với các tài liệu đầy bụi, thường nằm trong các kho lưu trữ châu Âu. Các Hiệp ước cũ có thể đề cập đến các con sông nay đã thay đổi dòng chảy, hoặc các con đường mà đã biến mất. Sau đó, các đội khảo sát sử dụng GPS phải lang thang qua các vùng đất biên giới gồ ghề, dựng các cột mốc, trấn an người dân địa phương, và ở một số nơi còn phải tránh bom mìn.

Vấn đề trên hết chắc chắn là chính trị. Nhiều vùng đất biên giới được các bên mong muốn bởi có các đồng cỏ và khoáng sản: các hồ bị tranh chấp là những khu vực chứa dầu mỏ, khí đốt và cá. Biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số đang đặt áp lực lên các nguồn tài nguyên, làm cho mâu thuẫn trở nên khó giải quyết hơn.

Cuộc tranh chấp đối với Abyei, một tỉnh nằm trên đường biên giới quốc tế tương đối mới giữa Sudan và Nam Sudan, là một ví dụ minh họa: lịch sử rối rắm của nó bắt nguồn từ bản vẽ ranh giới tỉnh vào năm 1905, và cuộc xung đột sắc tộc của nó được khắc sâu bởi cuộc nội chiến, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các vùng đất chăn thả và các mỏ dầu mà cho đến gần đây đã tạo ra một phần tư GDP của Sudan.

Các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ toàn diện ở châu Phi hiếm hoi hơn so với lịch sử của châu Âu. Nhưng 19 tranh chấp biên giới đang nổi lên trên khắp lục địa này, ông Fred Gateretse-Ngoga, Giám đốc Ban phòng ngừa xung đột của AU, cho biết. Vào năm 1998, Ethiopia và Eritrea đã khởi đầu một cuộc chiến tranh để giành một thị trấn biên giới, mỗi bên chỉ ra một cách giải thích khác nhau về một hiếp ước thời thuộc địa. Nigeria và Cameroon gần như đã rơi vào tình trạng tương tự vì một bán đảo (Tòa án Công lý Quốc tế đã ra phán quyết có lợi cho Cameroon vào năm 2002).

Việc phân định biên giới sẽ củng cố hòa bình và hỗ trợ các nền kinh tế địa phương. Mali và Burkina Faso, đã hai lần gây chiến với nhau, bây giờ cùng chia sẻ một trạm xá y tế chung trên biên giới. Có lẽ Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo, hai quốc gia đã bắt đầu tiến hành dự án phân giới cắm mốc chung với chi phí 200.000 USD tại Vurra tháng 04 năm ngoái, nên xem xét việc chia sẻ một bãi đậu xe chung.

(nghiencuuquocte)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...