Jump to content

Nguyễn Thị Từ Huy - Đại nghĩa và chí nhân


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Hôm nay tôi đọc được bài « Độc tài, Dân chủ và Của cải: đối thoại thay vì đối đầu » của ông Trần Minh Thảo trên trang Bauxite. Rất cảm ơn ông Trần Minh Thảo đã quan tâm tới các bài viết của tôi. Và cũng cảm ơn ông đã cho tôi một cơ hội để tiếp tục suy nghĩ thêm về một vấn đề mà ông đã đặt ra trong bài. Đó là vấn đề « hồi tố ».
 
Theo quan sát của ông Trần Minh Thảo thì dường như Đảng cộng sản và Nhà nước hiện nay lo sợ bị hồi tố nếu như Việt Nam được dân chủ hoá. Nguyên văn ông Trần Minh Thảo viết : « Một nhà nước dân chủ ở Việt nam nhất định sẽ được thiết lập lại có chủ trương ‘tước đoạt lại’, ‘trả thù’ như Đảng và Nhà nước hiện nay lo sợ? Đấy là ý nghĩa của hai từ hồi tố, bất hồi tố trong bài viết. ».
 
 
nguyen%2Bthi%2Btu%2Bhuy.png
Ts Nguyễn Thị Từ Huy
Nếu nỗi lo sợ này là một trong những lý do kìm hãm quá trình dân chủ hoá bộ máy chính trị độc quyền hiện nay thì quả thực rất đáng tiếc, bởi vì có thể nói rằng nỗi lo sợ này không có cơ sở, nếu Việt Nam dân chủ hoá tại thời điểm này. Không phải ngẫu nhiên mà tôi sử dụng cụm từ "tại thời điểm này". Bởi vì nếu đảng và chính quyền đẩy tình hình đến mức tồi tệ hơn nữa (chẳng hạn môi trường sống bị huỷ diệt đến mức người dân không còn có thể sống được, hoặc vấn đề chủ quyền và lệ thuộc vào Trung Quốc bị đẩy xa hơn nữa, hoặc những biến cố và những hậu quả thảm khốc...) thì không ai có thể đoán trước về phản ứng của người dân bị dồn đến đường cùng.

Tôi đưa ra một số lý do sau đây để nói rằng bộ máy nhà nước và bộ máy đảng ở Việt Nam không có lý do sợ bị trả thù trong trường hợp Việt Nam thiết lập được nền chính trị dân chủ, tại thời điểm này.
 
1. Nếu nguyên nhân của nỗi lo sợ là từ các ý kiến cực đoan lưu truyền trên mạng internet thì cần phải thấy rằng : số lượng những người cực đoan, tức là những người quan niệm rằng phải tiến hành bạo lực, nợ máu phải trả bằng máu…, không có nhiều. Bản thân những người thuộc nhóm này cũng chia rẽ và mâu thuẫn cùng cực. Chính do sự cực đoan mà họ không thể tập hợp lại được với nhau, nên nguồn lực hầu như không có, không đáng kể. Vì thế dù rất muốn, họ cũng không thể tiến hành bạo lực. Hơn nữa, giờ đây đã đủ thời gian để cộng đồng chung hiểu rõ rằng chống cộng và dân chủ hoá đất nước là hai mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Giờ đây chúng ta có quá đủ các dữ liệu để nói rằng : nếu đặt mục tiêu chống cộng chỉ để mà chống cộng thì không thể nào đạt được mục tiêu ấy. Chúng ta cũng đã có quá đủ dữ liệu để thấy rằng những người quan niệm chống cộng bằng bạo lực đang dần dần tự loại mình ra khỏi cuộc đấu tranh vì dân chủ và vì nhân quyền. Có thể đặt vấn đề như thế này để hiểu rõ hơn diễn giải trên đây : nếu đảng cộng sản thay đổi và cũng lấy việc dân chủ hoá đất nước làm mục tiêu hành động, thì lúc đó việc chống cộng chẳng còn động cơ để tồn tại nữa. Đấy là lý do mà đảng và Nhà nước không cần phải lo sợ bị trả thù bằng bạo lực.
 
2. Một chế độ dân chủ thực sự được thiết lập và vận hành trên hệ thống một nền luật pháp đúng nghĩa. Và một nền luật pháp đúng nghĩa sẽ không cho phép thực hiện các hành vi trả thù, hồi tố… một cách tuỳ tiện. Đồng thời một chế độ dân chủ thực sự phải đảm bảo các quyền con người và quyền công dân cho tất cả mọi thành viên trong xã hội. Vì thế, nếu Việt Nam có được một chế độ dân chủ thực sự thì lúc đó xã hội sẽ được quản lý bằng luật, chứ không phải bằng ý muốn thất thường và chủ quan của một nhóm cầm quyền. Chính luật pháp sẽ bảo vệ các công dân của một đất nước. Không thể có chuyện bị trả thù vì đã tham gia đảng cộng sản hay vì đã đứng trong bộ máy chính quyền.
 
3. Thực tế của các nước độc tài chuyển đổi sang dân chủ, như một số nước Đông Âu hay Miến Điện cho thấy rằng : nếu chủ trương dân chủ hoá đến từ bộ máy cầm quyền độc tài đương nhiệm, thì những người lãnh đạo của bộ máy đó vẫn tiếp tục được giữ vị trí lãnh đạo nếu họ tham gia vào quá trình dân chủ hoá, như trường hợp tướng Wojciech Jaruzelski của Ba Lan hay tướng Thein Sein của Miến Điện. Tất cả chúng ta đều biết rằng nếu Việt Nam đi theo một kịch bản tương tự như Ba Lan hay Miến Điện thì đó là phương án tốt nhất cho tất cả các bên, cho cả đảng cộng sản, cho cả người dân, và cho cả dân tộc. Sẽ không có trả thù, không có hồi tố. Sẽ chỉ có phát triển và ổn định hoà bình mà thôi. Vì sao một giải pháp như thế người Miến Điện có thể thực hiện được mà người Việt Nam thì không ? Trong khi người Việt Nam, về mặt phẩm chất trí tuệ và bản lĩnh, không thua kém người Miến Điện ? Phải chăng vì người Miến Điện nghĩ đến lợi ích chung của cả cộng đồng, còn chúng ta thì hiện nay đang đặt lợi ích riêng, lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm, lên trên tương lai chung của dân tộc ? Xin lưu ý đây chỉ là những câu hỏi. Mong rằng chúng ta có thể học cách làm và cách lựa chọn của người Miến Điện.
 
Xin mời quý độc giả xem Video : Tổng GĐ VTV Trần Bình Minh và nữ quái Lê Bình tay chân của ông trùm 3X đã phải trả giá thế nào?
 

              

 
4. Có thể còn nhiều lý do, nhưng tôi xin kết thúc bài này bằng cách trở lại với truyền thống dân tộc, với hai nhân vật quan trọng trong lịch sử Việt Nam : Nguyễn Huệ và Nguyễn Trãi. Quang Trung sau khi đại thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã ra lệnh thu nạp và nuôi sống tù binh nhà Mãn Thanh. Hàng vạn quân Thanh tử trận được Nguyễn Huệ cho thu nhặt di hài đem chôn thành gò và lập đàn cúng tế, sai người soạn văn tế cho tướng lĩnh và binh lính của nhà Thanh. Với kẻ thù mà người Việt còn đối xử như vậy. Trước Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi cũng đã từng hành xử theo cùng một tinh thần đó, xin trích lại đây tư tưởng của tiền nhân :
 
Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo 
 
Nguyễn Thị Từ Huy
Paris, 22/12/2016
 
(Blog RFA)
theo TTHN
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...