Jump to content

tvee

Administrators
  • Posts

    30
  • Joined

  • Last visited

Posts posted by tvee

  1. Nguồn tin nội bộ sáng ngày 1 tháng tư vừa cho biết, ông Trương Tấn Sang cùng một số đồng chí trung thành, đã lấy quyết định đồng loạt bỏ đảng CSVN để thành lập đảng mới. Tin nội bộ không nói đảng mới của ông Sang là tên gì. Nhân sự đảng này được biết là hùng hậu lắm. Số đảng viên TƯ ủng hộ ông Sang khoảng 20%. Số đại biểu QH gia nhập đảng mới, cũng là những người bỏ phiếu chống "miễn nhiệm", được biết là khá đông, khoảng trên 25% đại biểu có mặt. Báo chí hôm qua đăng tải con số 95% ủng hộ việc miễn nhiệm chủ tịch nước, thực ra đó là con số của ông Trọng Lú đã viết trước trong Nghị quyết 1/4TW, ban hành cùng ngày, tức là con số vịt cồ.
     
    529857F0-F8A3-4E54-85B3-DDE6EE836E5D_cx0
     
    Nguyên nhân ông Trương Tấn Sang thành lập đảng có nhiều, nhưng quan trọng là việc bị "miễn nhiệm" hôm qua. Việc này như giọt nước làm tràn ly.
     
    Hôm qua, 31-3 tại Quốc hội, ông Sang đã bị Ủy ban TVQH đề nghị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước. Vấn đề (tức bể bọng đái) là nhân sự UB Thường vụ Quốc hội, bà Ngân Điệu mới được bầu lên tức thì. Chưa kịp uống ly nước trà, đít chưa ngồi vào ghế thì bà Ngân Điệu lên diễn đàn QH đọc cáo trạng luận tội "miễn nhiệm" chủ tịch nước.
     
    Phe ủng hộ ông Sang, cũng là phe "trọng pháp", nhao nhao lên phản đối. Bởi vì, theo Quy định số 260-QĐ/TW của BCT, việc miễn nhiệm cán bộ có nghĩa là người này "vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín..."
     
    Ông Sang vi phạm điều gì trong nội quy để bị "miễn nhiệm" ?
     
    Nhóm đại biểu ủng hộ ông Sang phản đối ghê lắm. Nghe nói bà Phóng (Đại) tính leo lên diễn đàn để giựt micro của bà Ngân Điệu. Có điều là bục diễn đàn cao quá, bà Phóng Đại phục phịch, leo lên không được.
     
    Thiệt tình phải ngã nón bái phục tài năng liệu việc của Gia Cát Lú. Nghị quyết 1/4TW của ông Lú, thực ra là cuốn cẩm nang. Bà Ngân Điệu được dặn dò kỹ càng, phải làm điều chi, cái nào làm trước, cái nào làm sau... chi li từng chút một.
     
    Mấy cái micro trong hội trường đều bị cúp, ngoài cái mà bà Ngân Điệu đang xài.
     
    Cẩm nang căn dặn phải cả vú lấp miệng em, không cho đại biểu phát biểu linh tinh. Nhứt là bọn Nam kỳ không biết "ný nuận", phải triệt để canh chừng, không để đứa nào lên phát biểu hết.
     
    Bà Ngân Điệu, với vũ khí có sẵn, đại biểu miệng ai cũng bị lấp, ú a ú ớ không ai nói được thành lời.

    Ông Sang vì vậy tức lắm, mặt sượng như tôm, c. lộn lên tới trên đầu. Không chờ kết quả màn bầu bán rẻ tiền. Viện cớ mắc ị, ông ra ngoài.
     
    Trước cửa Washington Club (viết tắt là WC), ông Sang chửi thề thầy chạy:
     
    "Đ.. m. tụi bây. Từ hồi năm nẳm năm nao, tính tới bây giờ đã hơn trăm năm, ông Hồ đã gởi "Bản Yêu sách 7 điểm" lên quan Tây thực dân xin mẫu quốc ra luật lệ, dẹp bỏ cái vụ cai trị bằng nghị quyết. 
     
    Bây giờ tụi bây xài "nghị quyết" để "xử" tao".
     
    "Đ. m. tụi bây, một bầy sâu bọ. Có hiến pháp không xài hiến pháp. Lúc muốn thâu tóm quyền hành thì tụi bây ra nghị quyết. Nghị quyết là cái đéo gì mà có hiệu lực trên hiến pháp ?"
     
    "Đ. con đ. m. tụi bây, làm cái gì cũng nhơn danh đảng. Mà ai là đảng ở đây ? Ý của thằng Lú là ý của thằng Lú, chờ làm sao là "ý đảng" được?"
     
    Thấy ông Sang chửi quá, "nguồn tin nội bộ" không dám tới gần, sợ bị "giận cá chém thớt", phải chuồn ra xa. Nghĩ cũng tiếc, nếu không thì chuyện chửi của anh Tư Sang chắc phải kể tới ngày mai.
     
    Túm lại, nhân sự trung ương 20%, cộng thêm 25% đại biểu QH, vậy số người theo ông Sang thật là đáng kể. Tính tròn thì khoảng 25% đảng viên, khoảng 1 triệu người.
     
    Thành thật chúc mừng anh Tư Sùi. Chúc mừng vì cái chức "chủ tịch nước" của anh không nhằm nhò gì với chức danh "đảng trưởng".
     
    Chúc mừng anh Tư đảng trưởng. Không thấy Gia Cát Lú hay sao, hắn chỉ là Tổng bí mà quyền lực ngất lên thấu trời xanh; được quyền ra nghị quyết lấy lại chức Chủ tịch nước của anh như lấy đồ chơi trong túi.
     
    "Nguồn tin nội bộ" cũng hé lộ chuyện tâm sự của anh Hùng Hói. Tại Quốc hội, có hơn 15% đại biểu chống lại việc bãi nhiệm anh Hói. Như vậy nhân sự ủng hộ anh Hói cũng "kềnh càng" lắm. Cánh Thanh-Nghệ-Tĩnh trong TƯ, khoảng 30% nhơn sự, lúc cần thì sẽ trở áo với đảng CS để ủng hộ anh Hùng Hói. Nghe nói vụ "miễn nhiệm" thay ngựa giữa giòng làm Hùng Hói tức hộc máu (như Châu Du thua trí Khổng Lú).
     
    Sắp tới, sức khỏe hồi phục, chắc thế nào anh Hùng Hói cũng theo bước anh Tư Sang thành lập đảng. Cả triệu người ủng hộ chớ ít sao! Không lập đảng bây giờ thì chờ chừng nào ?
     
    Bởi vậy, Khổng Lú nghĩ là mình cao tay chơi trò nghị quyết 1/4, loại hai đối thủ đáng gờm là Tư Sùi và Hùng Hói. Nhưng thành bại còn do trời. Bỏi vì còn anh Ba X.
     
    Trời sanh X sao còn sanh Lú. Hay là trời sinh Lú lại còn sanh X.
     
    Tuồng nghị quyết 1 tháng tư chưa vãn.
     
    Kết cục ra sao? Mời bà con đón xem hồi sau sẽ rõ.

    ***

    Tin nội bộ sáng ngày 1 tháng tư cũng đưa tin là Tào Nghị và Tào Triết, hai đứa con trai của Tào Mạnh Dũng, đang dấy quân hạn nhau ngày 2 tháng tư tại trấn Tây thành để phá trận "miễn nhiệm" do Khổng Lú bày ra. Tin đồn, Tào Triết mượn kế làm lễ thành hôn của mình với Đồng mỹ nhân, triệu tập quần hùng, trước là giúp quần hào tránh tham dự buổi lễ tấn vương Lưu Quang Côn cũng như né mặt Khổng lú. Sau là bàn chuyện đại sự quốc gia.

    Cũng nghe nói Đồng mỹ nhân quê ở trấn Tây thành, cha mẹ xuất thân nghề làm guộng. Thiệt tình nghề làm guộng là nghề cao quí, cao tằng tiên tổ nhà của người đang gõ phím này cũng xuất thân nghề làm guộng. Vậy là tôi với Đồng mỹ nhân có thân thích (hơi bị xa một chút).

    Như vậy, có khả năng quần hào tụ ở đây, noi theo Tư Sùi, sẽ tuyên bố thành lập đảng.

    Bởi vì, túm lại, muốn phá kế "miễn nhiệm" của Khổng Lú, ngoài việc lập đảng thì không thấy kế sách nào cao minh hơn.
     
    Trương Nhân Tuấn
     
    (FB Trương Nhân Tuấn)
  2. 17.jpg
     
    Thông tin Nguyễn Tấn Dũng làm đơn xin nghỉ, được đại hội chấp nhận gây bất ngờ cho nhiều người.
     
     Nhưng trong nền chính trị ở Việt Nam, không phải cứ rời khỏi chính trường là không còn là cái gì cả. Trường hợp Nông Đức Mạnh là trường hợp đặc biệt duy nhất khi về hưu không còn chút ảnh hưởng gì. 
     
     Có rất nhiều trường hợp dù rời khỏi chính trường nhưng ảnh hưởng rất lớn, có thể thua keo này nhưng từ hậu trường có những chiêu thức để hạ bệ được đối thủ đang trên chính trường.
     
     Trường hợp Lê Đức Anh , Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt là nỗi ám ảnh cho các quan chức lãnh đạo cao cấp của Cộng Sản dài đến 10 năm. Nhiều nguyên thủ quốc gia các nước khi đến Việt Nam làm việc, họ đều hiểu điều đó, có những nguyên thủ xin gặp các nguyên thủ về hưu để hỏi ý kiến.
     
     Nguyễn Tấn Dũng có thể rời khỏi chính trường, nhưng ảnh hưởng của ông không phải dễ dàng gì ngày một ngày hai là hết. Nhất là ông từng tung hoành gần 20 năm trong Bộ Chính Trị và ông phải rời cuộc chơi trong một tư thế ngẩng cao đầu.
     
    Các đối thủ của ông liên kết với nhau và dùng đến tiểu xảo áp đặt một cuộc chơi đây bất công. Chỉ có cách phá cuộc chơi ấy bằng một cuộc binh biến, nhưng ông Dũng đã không làm. Ông chấp nhận luật chơi của đối thủ và rời cuộc bằng số phiếu ủng hộ đáng tự hào nhất cho người rời cuộc chơi.
     
    Nói một cách khác ông Dũng còn rất nhiều vốn liếng để lại chính trường, đó là uy tín của ông với quốc tế, những trợ thủ của ông và đông đảo người dân muốn ông làm lãnh tụ. Đấy là nhiều nguyên thủ về hưu có ảnh hưởng trước kia cũng không có được bằng ông.
     
    5 năm tới, dàn lãnh đạo ĐCSVN sẽ phải đối chọi với rất nhiều khó khăn, bức xúc của dân chúng dâng cao, kinh tế lụi bại. Cả bốn gương mặt tứ trụ đều không có ảnh hưởng và kinh nghiệm gì trên quan hệ quốc tế cũng như kinh tế đối ngoại. Đặc điểm của 3 trong 4 nhận vật này,  nổi bật nhất là tài cai trị xã hội theo đường lối độc đoán của ý thức CNXH.
     
     Trong dự thảo mà lớp lãnh đạo mới  đưa ra, đặt nặng vấn đề xây dựng Đảng, bảo vệ chế độ CNXH,  kiên định lý thuyết Mác Lê và duy trì kinh tế định hướng XHCN.
     
     Một sự tan hoang ở phía trước đang chờ họ. Món nợ nước ngoài lên đến hàng trăm tỷ usd, lãi ròng mỗi năm đến gần 2 tỷ usd. Cộng với sự phẫn uất của người dân có thể bùng nổ bất cứ lúc nào vì các vấn đề giao thông, giáo dục, y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm. Những bức xúc này có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Đường lối và nhân sự lãnh đạo ĐCSVN khoá 12 chỉ đối phó được với những cuộc biểu tình đòi dân chủ, tự do tôn giáo, chủ quyền. Nhưng khó lòng mà đối phó được sự bùng nổ từ những quyền lợi sát sườn của người dân bị ảnh hưởng khắp nơi trên đất nước.
     
     Trong bối cảnh tương lai  xã hội be bét như thế. Với ảnh hưởng của mình và những vốn liếng còn lại trong chính trường, Nguyễn Tấn Dũng có thể trở lại chính trường bất kỳ lúc nào trên cương vị không phải là một người cộng sản.
     
     Đó là khả năng ông có thể làm được, còn ông có làm hay không thì lại là câu chuyện khác.
     
    Phía trước là những đống bùn lầy, cỗ xe của Nguyễn Phú Trọng vừa sắm chắc chắn cho sự tồn tại của chế độ, nhưng lại quá nặng nề để đi bắt nhịp cùng thế giới văn minh về kinh tế, văn hoá, ngoại giao.
     
    Với cỗ xe ấy và những nhân sự ấy, tốt nhất là nên đóng cửa, bế quan toả cảng, nó chỉ phù hợp với thời kinh tế bao cấp, duy y chí . Thật thích hợp với điều đó, khi mà một ông công an chuyên ngành trấn áp nhảy phắt lên làm chủ tịch nước, một ông cạo bàn giấy ở văn phòng nhảy lên làm thủ tướng, một ông già giáo điều luôn miệng niệm chủ nghĩa Mác Lê làm TBT.
     
     Sau thời kỳ của Lê Duẩn , chưa bao giờ trong nhân sự Tam Đầu Chế lại thảm hại như vậy.
     
    (Người Buôn Gió Blog)
  3.  
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự lễ khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự lễ khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.

    Mất ngủ, huyết áp và tim mạch

    Nhân dân ơi, hãy chia sẻ và cảm thông với các “sân sau” của giới quyền lực chính trị đang rầm rập tiến bước vào bóng tối nhiệm kỳ.

    Trên hẳn nhân dân, họ đang là những kẻ mất ngủ và được bác sĩ chứng nhận căn bệnh tim mạch huyết áp bất thường nguy biến ngay vào thời điểm này, khi chỉ còn một vài ngày nữa sẽ biết được những “bức tường” nào bị thanh loại tại Đại hội XII của chính đảng còn đang cầm quyền ở Việt Nam.

    Hẳn là thế, chỉ còn một vài đêm nữa thôi, đại hội này sẽ kết thúc với những kết quả  có thể làm cho một đám người nhảy cẫng lên, nhưng một đám khác lại cắm mặt đưa đám.

    Tuyệt đại đa số những đám người nhảy nhót hoặc mặt như huyệt mộ ấy đều thuộc về nhóm thân hữu chính trị hoặc nhóm lợi ích kinh tế đã tàn phá nguyên khí dân tộc đến giọt máu cuối cùng.

    Tất cả đều nín thở. Trong bữa nhậu rôm rả, một quan chức cấp sở thầm thì rằng cho dù rất thèm muốn “tán” chuyện chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII, nhưng ông này lại phải mắt trước mắt sau lựa người cùng cánh để tâm sự. Lỡ gặp phải người khác phe thì coi chừng mang họa.

    Chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa địa phương đã ăn quá sâu vào bộ máy thư lại hành chính ở Việt Nam như thế từ quá nhiều năm qua. Nhưng không thể đổ hết trách nhiệm cho truyền thống “một người làm quan cả họ được nhờ” có từ thời phong kiến. Chính não trạng độc đoán của cơ chế độc đảng đã khiến cho tư tưởng độc trị và trục lợi chính sách tác quái ghê gớm hơn bao giờ hết, từ đó hình thành các nhóm quyền lực lẫn lợi ích tham tàn dân sinh lẫn triệt hạ nhau không thương tiếc.

    Bất cứ một “chính khách” nào bị rớt đài cũng có thể kéo theo một lô xích xông những kẻ ăn theo. Nhưng đó chỉ là những tước vị quan lại. Đại hội XII còn khác hẳn với những đại hội trước bởi tính bất khoan dung trong cuộc sát phạt không khoan nhượng giữa các nhóm thân hữu và lợi ích.

    Cứ lấy ngay hình ảnh của hai Đại hội X và XI làm minh họa. Dù vẫn đấu đá quyền lực tại hai đại hội đó, nhưng lợi ích chung vẫn được thỏa hiệp, hầu hết các nhóm từ kinh doanh như ngân hàng, vàng, bất động sản, chứng khoán, tài chính cho đến những nhóm “doanh nghiệp công ích” như xăng dầu, điện lực đều vẫn ung dung hưởng lợi, đắc thắng đầu cơ vét tiền thiên hạ hoặc mặc xác tăng giá trên đầu trên cổ dân nghèo.

    Nhưng giờ thì khác hẳn. Công cuộc cạnh tranh lãnh địa làm ăn đã hóa thân vào hình ảnh “rút súng”. Tương tự tính bất khoan dung trong cuộc thanh trừng chính trị, sẽ chỉ còn thế “chiến thắng hay là chết” của các nhóm kim tiền.

    ‘Bóc lịch’ là cái chắc

    Sài Gòn. Trong một cuộc gặp mặt đầu năm 2016, có hai “cán bộ phong trào” đều đã thất thập cổ lai hy giương mắt gườm nhìn nhau. Một người ủng hộ “Anh Ba”, còn người kia ngả sang “Anh Tư”. Trước đây, hai người này đã từng có một trận khẩu chiến ác liệt, ai cũng cố chứng minh “phải chọn cái đỡ tệ trong những cái dở”. Nhưng không ai chứng minh được anh Ba và anh Tư thì kẻ nào tệ hơn, về tham nhũng và về giáo điều…

    Một trận thư hùng dữ dội tương tự cũng đã xảy ra giữa hai doanh nhân có máu mặt - một “cấp tiến”, một “kiên định”. Kẻ nào cũng cố đe nẹt rằng tư cách của kẻ kia là “dưới đáy ly rượu” và “hãy đợi đấy”.

    Đáp số đơn giản mà những ủng hộ viên nhiệt thành trên hoàn toàn có thể hình dung là chỉ sau vài ngày nữa, khi Bộ Chính trị thông báo kết quả về chức danh tổng bí thư và những vị trí còn lại trong “tứ trụ”, hoặc anh Ba hoặc anh Tư sẽ không có mặt. Khi đó, hoặc ủng hộ viên này hoặc ủng hộ viên kia sẽ có quyền ngẩng cao mặt, kéo theo thái độ vênh váo của đám “sân sau” của anh Ba hoặc anh Tư.

    Hoặc chỉ còn “anh Cả” trở thành “người cuối cùng trên chiến trường mới là kẻ chiến thắng”.

    Chẳng cần phải khó nhọc tư duy, người ta cũng dễ dàng tiên đoán là sau Đại hội XII không lâu, sẽ diễn ra một cuộc thanh trừng vừa ngấm ngầm vừa lộ liễu của nhóm quyền lực thắng thế đối với nhóm quyền lực thất bại. Trước hết “thanh toán” về các cơ sở vật chất tài chính và kinh tế. Sau đó tiến đến thanh loại các chức vụ trong đảng và chính quyền. Kể cả điều tra hình sự và truy tố…

    Cường độ bắt bớ chắc sẽ tăng vọt. Một bộ phận không nhỏ những kẻ đang nín thở sẽ chẳng còn thở được nữa.

    “Bóc lịch” là cái chắc.

    Cụ Rùa chứng quả

    Nặng nề nhất là anh Ba. Vốn tích lũy dày đặc hệ thống doanh nghiệp tiền chất như núi, sự sụp đổ nếu xảy ra của anh này sẽ có thể dẫn đến một cuộc tháo chạy tán loạn của những kẻ đã từng thề thốt trung thành với anh. Có thể xem đó là trận đại hồng thủy tràn vào thành lũy tài phiệt khổng lồ nhất quốc gia.

    Mặc kệ trận đại hồng thủy ấy, dân chúng và đặc biệt là người nghèo sẽ dửng dưng. Bên nào thắng thì nhân dân đều bại. Thế giới này vốn dĩ đã quá bất công, chẳng phải còn anh Ba hay mất anh Ba mà xã hội bớt oan nghiệt, khi Điều 4 Hiến pháp về độc đảng vẫn sừng sững, làm tấm bình phong khổng lồ che chắn cho ngàn vạn quan chức tiếp tục tham nhũng.

    Chuột bọ đang xoay sở phóng khỏi con tàu sắp đắm. Chỉ trước Đại hội  XII ba ngày, thông điệp “không tăng giá điện năm 2016” của lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam, dù chẳng có bằng chứng nào để tin là thành thực, đã phát thêm một tín hiệu về quyền lực của phe chính phủ có thể trở nên thê thảm trước và trong đại hội này.

    Thời gian đã chứng minh cho những răn đe hoàn toàn không phải cho có. Hàng loạt tác giả ẩn danh hiện hình trên mạng xã hội, chứ không phải báo chí nhà nước, liên tiếp cảnh cáo nhau về từng cái tên sẽ bị thanh trừng sau Đại hội XII. Có cái tên thuộc về giới quản lý ngân hàng, cái tên khác lại thuộc về một lãnh đạo Bộ Công an, và cả những cái tên ở những địa phương quan trọng như Sài Gòn. Chưa kể vài cái tên úp mỡ thuộc nhóm chuyên cướp đất của dân…

    Chắc chắn đó là nguồn cơn khắc khoải để nếu cả hai anh Ba và Tư đều “biến mất” khỏi Bộ tứ, hy vọng vớt vát cho các nhóm thân hữu chỉ là anh nào còn “trụ” lại trong Bộ Chính trị hoặc tệ nhất cũng trong Ban Chấp hành Trung ương. Chỉ cần có chân trong hai tổ chức quyền lực này, vị trí nào cũng được, để kéo dài thời gian quyền lực và tìm cách tránh bị đối phương “hồi tố”.

    “Hồi tố” lại hữu cơ với “đả hổ”. Nếu giới lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam luôn phải lo xa vì sợ bị “diệt ruồi”, thì tiền lệ rất cận kề từ quốc gia láng giềng Trung Quốc là Tập Cận Bình đã bắt đầu chiến dịch thanh trừng các con hổ chính trị tham nhũng chỉ sau một năm ông ta cầm quyền. Số phận không còn đơn thuần là bị kỷ luật và bị tước danh hiệu đảng viên mà chẳng một kẻ ăn dầy nào thèm quan tâm, mà cái giá đáng phải “tâm tư” chính là kẻ đó bị cách ly khỏi xã hội hoặc phải từ giã cuộc đời này mãi mãi.

    Chỉ một ngày trước khi khai mạc Đại hội XII, sự ra đi vĩnh hằng của CỤ RÙA TỪ TRẦN sẽ khởi đầu chuỗi chứng quả cho vận mệnh chết đuối của dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ những quan chức đáng bị quả báo trong và ngay sau ĐẠI HỘI VĨNH BIỆT này.

    *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


    D3591EDC-FE78-4862-8A6D-308D5D668F12_cx0

    Phạm Chí Dũng

    Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. 

  4. Sau Đại hội Đảng, Việt Nam sẽ phải đẩy nhanh cải tổ

    Các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam viếng Lăng Hồ Chí Minh ngày 20/01/2016 trước khi dự Đại hội 12.REUTERS/

    Cho dù ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản là những ai, Việt Nam sẽ buộc phải thi hành những cải tổ sâu rộng, đặc biệt là về mặt kinh tế, trong bối cảnh hội nhập ngày càng nhiều vào nền kinh tế thế giới.

    Vào những ngày trước khi và trong khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12, đã có nhiều lời đồn đoán và thông tin trái ngược nhau về thành phần nhân sự lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những đấu đá nội bộ đã thu hút nhiều chú ý của dư luận trong nước cũng như quốc tế, khiến ít ai quan tâm đến đường lối kinh tế của Việt Nam sau Đại hội Đảng, trong khi đường lối này tùy thuộc phần lớn vào những nhân vật sẽ lên lãnh đạo Đảng Cộng sản trong 5 năm tới.

    Theo cái nhìn của nhiều chuyên gia quốc tế, ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà dường như ít có cơ may giành được chiếc ghế tổng bí thư lần này, là một nhân vật chủ trương cải tổ và sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình tự do hóa kinh tế, cũng như tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với Hoa Kỳ, nếu ông lên lãnh đạo Đảng .

    Về phần ông Nguyễn Phú Trọng, được cho là rất có khả năng sẽ tiếp tục nắm chiếc ghế tổng bí thư, thì có thể sẽ tiến hành cải tổ một cách thận trọng hơn, tiếp tục đi theo mô hình kinh tế mà khu vực Nhà nước nắm vai trò chủ đạo, khiến cho Việt Nam rất khó mà cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước. Ông Trọng cũng sẽ thận trọng hơn trong việc thúc đẩy quan hệ với Mỹ.

    Tuy vậy, đa số các chuyên gia đều cho rằng ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam dù là ai đi nữa thì cũng sẽ ủng hộ chính sách thương mại và cải tổ như hiện nay.

    Đại hội Đảng thứ 12 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ ngày 01/01/2016, với hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu và đặc biệt là với hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ khởi xướng.

    Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 14 vào ngày 13/01/2016, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết là . hội nghị 14 đã “thống nhất cao“ về chủ trương ký kết, phê duyệt hiệp định TPP, đồng thời đề ra mục tiêu là tiếp tục cùng các bên hoàn tất các thủ tục để chính thức ký kết hiệp định này vào tháng 02/2016 theo đúng dự kiến. Điều này cho thấy ít ra là về mặt chính thức, việc hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới không gặp cản trở từ nội bộ lãnh đạo Đảng. Hơn nữa, đa dạng hóa các đối tác kinh tế sẽ giúp Việt Nam bớt phụ thuộc vào láng giềng Trung Quốc.

    Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản sẽ lên nắm quyền vào lúc mà nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là đang trên đà tăng trưởng mạnh trở lại, với tổng sản phẩm nội địa GDP được dự báo sẽ tăng gần 7% trong năm nay, một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới hiện giờ. Theo các số liệu chính thức, năm ngoái, mức tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng đến 9,3%, còn đầu tư ngoại quốc được giải ngân tăng vọt 17,4% lên đến mức kỷ lục 14,5 tỷ đôla. Theo hãng tin Bloomberg, trong một báo cáo đưa ra trong tháng này, các kinh tế gia của tập đoàn Australia & New Zealand Banking Group dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2016.

    Nhưng các nhà đầu tư vẫn còn quan ngại về tác động của tình hình sụt giảm của kinh tế thế giới lên nền kinh tế Việt Nam, mà cho tới nay vẫn dựa nhiều vào xuất khẩu. Ấy là chưa kể áp lực về tiền tệ lên Việt Nam nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ. Tuy vậy, so với những lần khủng hoảng toàn cầu trước, khả năng kháng cự của kinh tế Việt Nam nay được xem là khá hơn nhiều nước khác có trình độ phát triển tương tự.

    Cùng với việc bầu chọn ban lãnh đạo mới của Đảng, Đại hội lần thứ 12 sẽ đề ra chính sách phát triển kinh tế cho 5 năm tới. Bản dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho thời kỳ 2016 và 2020 đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng bình quân 7%. Văn bản này cũng cho thấy chính phủ muốn nâng thu nhập bình quân tính theo đầu người từ 3.200 đôla/năm lê, 3.500 đôla vào năm 2020, so với mức 2.171 đôla năm 2015 theo thẩm định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Dự thảo kế hoạch nói trên cũng đề ra mục tiêu kềm giữ lạm phát dưới mức 5% và thâm thủng ngân sách dưới mức 4% GDP.

    Theo nhận định của hãng tin Bloomberg News, Đảng Cộng sản Việt Nam nay phải đề ra một lộ trình phát triển mới, nhưng phải tránh lập lại những sai lầm trước đây, như đã để cho tín dụng tăng quá nhanh dẫn đến hậu quả là các ngân hàng đầy nợ xấu và quá ưu đãi các doanh nghiệp Nhà nước khiến các doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động thiếu hiệu quả.

    Còn theo nhận định của chuyên gia William A Stops, thuộc công ty Dragon Capital, trên trang mạng FTSE Global Markets của Anh quốc ngày 19/01/2016, Việt Nam nay không thể tiếp tục chỉ dựa trên xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng, mà bên cạnh đó phải kích thích tiêu thụ nội địa và tiếp tục cải thiện năng suất lao động.

    Thanh Phương

    (RFI)

  5. media
     
            Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng 12 ngày 21/01/2016.
            REUTERS / POOL / HOANG DINH Nam
     
    Hôm nay, 25/01/2016, các đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ phiếu về danh sách ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, sau khi đã giới thiệu thêm hơn 60 người, trong đó có thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách này.
     
    Thế nhưng, theo kết quả bỏ phiếu vừa được báo chí Việt Nam công bố, ông Nguyễn Tấn Dũng cuối cùng đã không có tên trong danh sách các ứng viên bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, cụ thể là hơn phân nữa đại biểu đã đồng ý với đơn từ chối nhận đề cử của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
     
    Mặc dù hôm thứ bảy vừa qua có tin là ông Nguyễn Tấn Dũng đã rút khỏi danh sách giới thiệu bầu vào ban chấp hành khóa mới, hôm qua, các đại biểu dự Đại hội đã đề nghị đưa tên ông Dũng, cùng với một số nhân vật khác như chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, vào danh sách bổ sung. Tổng cộng có 62 người được giới thiệu thêm vào danh sách được ban chấp hành trung ương khóa cũ giới thiệu.
     
    Theo Quy chế bầu cử 244 của Trung ương khóa 11 và Quy chế bầu cử của Đại hội 12, tất cả ủy viên trung ương khóa cũ, nếu không được Trung ương giới thiệu tái cử, thì tới Đại hội này, dù được đại biểu các đoàn giới thiệu tiếp, cũng phải từ chối. Tuy nhiên, việc họ có được rút khỏi đề cử hay không là tùy Đại hội biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín để quyết định.
     
    Ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng, các đại biểu cũng đã bỏ phiếu thuận cho hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng rút khỏi danh sách ứng cử.
     
    Không nằm trong danh sách ứng cư Ban Chấp hành Trung ương mới, như vậy là ông Dũng không thể tranh chức tổng bí thư với ông Nguyễn Phú Trọng. Hôm thứ bảy vừa qua, tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, khẳng định là ông Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu đề bầu vào vị trí tổng bí thư với mục đích " ở lại để kế thừa, tập hợp giữ vững ổn định chính trị và khối đại đoàn kết của toàn dân, giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng ".
     
    Ban Chấp hành Trung ương mới sẽ được bầu vào ngày mai, 26/01. Ban Chấp hành mới này sẽ bầu ra Bộ Chính trị, gồm ít nhất là 16 ủy viên, năm nay có thể tăng lên thành 18 ủy viên. Các uỷ viên Bộ Chính trị mới sau đó sẽ bầu tân tổng bí thư cũng như ba chức danh chủ chốt khác: chủ tịch Nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
     
    Một thông tin đáng chú chú ý, đó là hôm qua, một ủy viên trung ương Đảng, ông Vũ Trọng Kim đã xác nhận thông tin trên mạng theo đó, ngoài việc đề cử ông Nguyễn Phú Trọng tái cử tổng bí thư, hội nghị trung ương 14 còn giới thiệu ba nhân vật cho 3 chức danh chủ chốt kia: Chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang, thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
     
    Có thể nói chưa bao giờ những thông tin về nhân sự lãnh đạo lại được tiết lộ trên báo chí chính thức trong lúc Đại hội Đảng, trên nguyên tắc là họp kín, đang diễn ra.
     
    Thanh Phương
     
    (RFI)
  6. 084436-2.jpg
     
     
     Sự thất bại toàn diện của nền giáo dục Việt Nam đã được nhiều người đề cập và phân tích. Có hai nhận định bao trùm, sự thất bại của nền giáo dục nằm trong sự thất bại chung về tất cả các mặt, các khía cạnh và lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại của chế độ cộng sản Việt Nam. Đồng thời, sự thất bại của nền giáo dục được soi chiếu trên mọi tiêu chí và mọi khía cạnh. Không những vậy, xét trên bất cứ một triết lý giáo dục nào, nền giáo dục của Việt Nam cũng là một thảm họa. Bài viết này được xem xét dưới một góc nhìn về giáo dục, và đưa ra một vài nguyên nhân cho tình trạng giáo dục ở Việt Nam.
     
     Một nền giáo dục thành công là một nền giáo dục kích hoạt được tính ham học hỏi, tinh thần ham hiểu biết của từng cá nhân và toàn xã hội. Ngược lại, sự thất bại của một nền giáo dục thể hiện ở việc triệt tiêu nhu cầu học hỏi, nhu cầu tự trau dồi kiến thức của mọi cá nhân và xã hội. Dưới góc độ này, Việt Nam là một điển hình cho việc triệt tiêu động lực, nhu cầu hiểu biết và tự trau dồi kiến thức của cá nhân.
     
         Để khách quan và công bằng, có lẽ chúng ta nên chia giáo dục Việt Nam ra hai thời kỳ, trước và sau năm 1985. Thời kỳ trước 1985, khi chưa tiến hành cải cách giáo dục và khi học sinh chưa phải tập trung về các trường đại học để thi tuyển vào đại học. Có thể nói, giáo dục Việt Nam thời kỳ này hoàn toàn chưa có dấu hiệu nào của sự thất bại, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn trong dòng chảy chung của giáo dục lành mạnh. Mọi chuyện bắt đầu từ cải cách giáo dục, cũng như những sửa đổi liên tục sau này đã đưa giáo dục Việt Nam vào thảm họa.
     
         Tại sao nền giáo dục trước năm 1985 lại tương đối thành công và cải cách giáo dục (và những sửa đổi) lại là thảm họa?
     
         Trước hết và trên hết, thiết kế (và cải cách) chương trình cho một nền giáo dục của một quốc gia là vấn đề vô cùng lớn, khó khăn và phức tạp. Nếu như không có đủ những người có tâm, có tầm và không gian hoạt động thì không thể thực hiện nổi. Chúng ta biết rằng, thiết kế chương trình cho nền giáo dục Việt nam trước đây là những nhân vật vừa uyên bác, vừa có tâm, lại được toàn quyền thực hiện công việc. Đó là những giáo sư nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai, Dương Quảng Hàm, Tạ Quang Bửu...vv...và rất nhiều người tài giỏi ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và môn học khác nhau. Bản thân mỗi người nói trên đều có trình độ như những nhà bác học, rất giỏi chuyên môn và thông thạo các kiến thức liên ngành. Chính vì vậy, chương trình giáo dục trước năm 1985 được thiết kế dựa trên sự tham khảo đầy đủ các nguyên lý, kiến thức giáo dục và kiến thức chuyên môn, chuyên ngành trên thế giới đồng thời phù hợp với văn hóa và tâm lý của đại chúng Việt Nam.
     
         Cải cách giáo dục, xới tung ra rồi làm lại, gần như thiết kế lại một nền giáo dục, cũng đòi hỏi những con người vừa có tâm, có tầm và không gian hoạt động như vậy. Nhưng chúng ta xem, trong tất cả những nhân vật thực hiện cải cách giáo dục, có ai có kiến thức và trình độ bằng 1/10 những vị giáo sư nêu ở trên? thêm nữa, những người thực hiện cải cách giáo dục có được toàn quyền thực hiện công việc hay không?
     
         Một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là chương trình cải cách giáo dục không đặt học sinh, với tâm sinh lý từng lứa tuổi làm trung tâm, để thiết kế nội dung. Biểu hiện rõ nhất là nội dung chương trình quá nặng, không phù hợp với các lứa tuổi. Điều này rất rõ ràng và là nguyên nhân chính của thảm họa giáo dục Việt Nam. Ngay từ các chương trình của học sinh tiểu học, cụ thể là cấp I, các nội dung chương trình đã quá nặng, học sinh không thể hấp thu hết kiến thức nên đã dẫn tới nảy sinh ra tâm lý chán học, sợ học và học đối phó. Phần lớn học sinh không theo được nội dung của chương trình giáo dục trong khi tất cả các sửa đổi, giảm tải chỉ là hình thức, không thật sự đưa được nội dung học trở lại phù hợp với từng lứa tuổi. Gốc rễ của thảm họa giáo dục chính là việc nội dung chương trình không phù hợp, quá tải đối với học sinh dẫn tới triệt tiêu động lực học, và nhu cầu ham hiểu biết của học sinh.
     
         Một lý do không thể không nhắc tới, đó là bệnh thành tích trong giáo dục đã làm gia tăng và trầm trọng thêm rất nhiều kết quả và chất lượng giáo dục. Việc đánh giá sai kết quả và chất lượng học sinh, cho lên lớp và tặng danh hiệu học sinh khá, giỏi cho những học sinh không đủ tiêu chuẩn càng làm giáo dục sa vào vũng lầy không thể giải quyết nổi.
     
         Rồi đây, khi kết thúc chế độ cộng sản ở Việt Nam, tất cả sẽ được thiết kế lại, không chỉ giáo dục. Nhưng thất bại của giáo dục ngày hôm nay đã chỉ cho chúng ta thấy, tầm quan trọng của giáo dục, cũng như việc thiết kế chương trình giáo dục khó khăn, phức tạp đến mức nào. Và một nguyên lý tuyệt đối không được xa rời, đó là phải lấy con người, lấy học sinh làm trung tâm để thực hiện việc thiết kế nội dung, chương trình của nền giáo dục./.
     
    Hà Nội, ngày 25/01/2016
     
    N.V.B
     
    (Blog RFA)

×
×
  • Create New...