Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39061
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Danh sách bài hát: 00:00 | 01. Bạc Trắng Lửa Hồng (Thy Linh) 05:02 | 02. Giữa Lòng Đất Mẹ (Châu Kỳ) 09:26 | 03. Tình Yêu Cách Biệt (Lưu Trần Lê) 14:04 | 04. Mất Nhau Rồi (Ngân Trang) 18:30 | 05. Đêm Trên Đỉnh Sầu (Ngân Giang) 23:21 | 06. Tình Hậu Phương (Minh Kỳ) 28:08 | 07. Người Về Đơn Vị Mới (Bằng Giang) 33:11 | 08. Trăng Khuya (Xuân Tiên - Y Vân) 38:30 | 09. Buồn Vào Đêm (Thanh Sơn - Hoài Linh) 43:05 | 10. Người Tình Và Quê Hương (Trịnh Lâm Ngân) 47:42 | 11. Người Xa Về Thành Phố (Trúc Phương) 52:08 | 12. Phố Vắng Em Rồi (Mạnh Phát - Nguyễn Đan Thanh) 57:24 | 13. Bài Ca Kỷ Niệm (Tú Nhi - Bằng Giang) 1:02:09 | 14. Thu Sài Gòn (Trường Hải) 1:06:46 | 15. Nét Buồn Thời Chiến (Vinh Sử - Nguyên Thảo) 1:11:05 | 16. Đoàn Người Lữ Thứ (Lam Phương) 1:15:46 | 17. Con Đường Mang Tên Em (Trúc Phương) 1:21:24 | 18. Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) 1:25:41 | 19. Có Bao Giờ (Phạm Vũ Anh Tứ) 1:30:05 | 20. Đoạn Buồn Đêm Mưa (Tú Nhi) 1:34:32 | 21. Lời Hứa Ban Đầu (Hoài Phương) 1:40:15 | 22. Chiều Thủ Đô (Khánh Băng) 1:45:52 | 23. Duyên Tình (Xuân Tiên - Y Vân) 1:50:50 | 24. Vùng Đất Cấm (Mai Văn Hiền) 1:56:51 | 25. Ngàn Thu Vĩnh Biệt (Ngọc Lâm) 2:01:43 | 26. Trong Cuộc Tình Sầu (Anh Việt Thu - Phạm Lê Phan) 2:06:10 | 27. Tình Đời Tay Trắng (Đài Phương Trang) 2:10:14 | 28. Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh) 2:14:27 | 29. Quán Nửa Khuya (Tuấn Khanh - Hoài Linh) 2:19:56 | 30. Không Bao Giờ Ngăn Cách (Trần Thiện Thanh) 2:23:59 | 31. Đưa Em Về (Dạ Cầm) 2:27:30 | 32. Những Đồi Hoa Sim (Dzũng Chinh - Hữu Loan)
  2. Do trò láu cá của Jim O’Neil (kinh tế gia Anh làm cho tổ hợp đầu tư Goldman Sachs), năm 2001 có bốn con cắc kè bông được thổi thành rồng kinh tế. Con rồng BRIC, do tên nước là Brazil, Russia, India, China! Mỹ điếm bày trò dụ dân đầu tư dồn tiền vô bốn nước sẽ giàu mạnh vì họ theo kinh tế thị trường nhờ đó sẽ có dân chủ! Tới năm 2050 BRIC sẽ gồm thâu thiên hạ. Ngu nghe thấy sáng! BRIC có lãnh thổ bằng 25% diện tích đất đai của địa cầu, dân số bằng 40% nhân loại, đà tăng trưởng to và lẹ nhất các nước đang phát triển. Với thế lực đó, BRIC mà lên tiếng là Mỹ phải nghe. Mỹ điếm ra đòn thì Tú Bà lỏn lẻn đi cửa sau. Quả nhiên, sau đó Goldman Sachs cứ tưng bừng tiên báo. Năm 2010 còn đẩy thêm Nam Phi, cái tên mới thành BRICS. Bị phỏng vấn bao lần về triển vọng của BRICS, tôi bật cười chơi chữ là “bric-à-brac” mà e chừng mấy người phỏng vấn không hiểu! Gốc tiếng Pháp được Anh dùng từ quãng 1840: đồ tầm tầm mà đòi bán như… đồ cổ! Vậy chớ, cớ sao ta lại nói về đồ giả? Vì họ đòi buôn vàng mã! Dịch nôm na là họ đòi dùng tiền âm phủ. Mà đề tài của chúng ta, thưa rằng cần rất nhiều dầu gió xanh vì nhức đầu… là tiền tệ. *** Từ đã lâu, các thành viên của BRICS được Mỹ điếm cho mượn ghế đẩu nên tưởng đã có thể chất vấn Hoa Kỳ! Như Luiz Inácio Lula da Silva, Tổng thống cực tả và tham ô của Cộng hòa Liên bang Brazil từ 2003 tới 2010, sau bị truy tố tội rửa tiền nên không được tái tranh cử năm 2018, còn ngồi tù 580 ngày. Nhưng bao tội đều được Tối cao Pháp viện hủy nên 2022 lại ra tranh cử nữa và từ đầu năm nay lại là Tổng thống Brazil! Ở giữa, Đổng lý của Lula là ả Dilma Rousseff làm Tổng thống từ 2011 tới 2016 thì bị… truất phế vì lem nhem với ngân sách! Họ đòi lãnh đạo thế giới nào đây? Thì vô đề sẽ thấy: Cùng Vladimir Putin, Lula da Silva thường vặn hỏi tại sao thế giới cứ xài Mỹ kim trong giao dịch ngoại thương? Mới đây Lula ngất ngây như lân thấy pháo khi được vỗ tay với câu hỏi: “Tại sao chúng ta không thanh toán việc mua bán bằng đồng bạc của mình?” Giới làm báo - hỏng có wa ở trỏng nheng - thì ngó Thượng đỉnh 15 của BRICS (22-24 tháng này tại Nam Phi) sẽ xử lý ra sao nếu Putin tham dự? Tháng Ba vừa qua Tòa Hình sự Quốc tế (ICC - International Criminal Court, tại The Hague, Hòa Lan) chính thức truy tố Putin về Tội ác Chiến tranh khi xâm lược Ukraine. Vì có công nhận Tòa ICC, lãnh đạo Nam Phi hơi lúng túng nên mời thêm nguyên thủ 70 nước khác cùng dự Thượng đỉnh! Thiệt nhức đầu với mấy con kỳ nhông trông tựa rắn mối… Rồi, giỡn xong, chúng ta mới tìm hiểu chuyện cần dầu gió xanh vì đồng bạc xanh, hỗn danh của Mỹ kim, liên quan đến kinh tế vĩ mô, kế toán quốc gia và chính trị quốc tế! Từ nhiều năm qua, lãnh đạo một số quốc gia thấy nhóm BRICS có vẻ chí lý khi vặn hỏi về tương lai Mỹ kim (xin gõ tắt là MK!) Nếu kinh tế Mỹ hết chiếm vị trí trọng yếu của kinh tế toàn cầu thì vai trò của MK tất nhiên cũng phải giảm chứ? Sự thật thì câu hỏi của đám lãnh đạo ấy cho thấy sự dốt nát về lịch sử kinh tế lẫn về thực tế éo le của cuộc đời: Trước khi MK là ngoại tệ phổ biến nhất, được nhiều nước coi là ngoại tệ dự trữ, thì chưa khi nào nền ngoại thương toàn cầu lại có một đồng bạc thông dụng như thế. Và Hoa Kỳ bị phí tổn khi giữ cái trục chính trong luồng giao dịch của thiên hạ. Có khi lắm người Mỹ còn không biết nghịch lý đó. Thảm chưa? Xin quý vị cùng kiên nhẫn nhìn xa một chút (cố đọc lại 300 chữ dưới đây), rồi ta mới tập trung vào cốt lõi là đồng MK… Thứ nhất, hiện tượng gọi là ‘toàn cầu hóa’ chỉ xuất hiện gần đây thôi. Cho dễ nhớ là sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nước tự do buôn bán với nhau nhiều hơn. Thứ hai, nhìn xa hơn về lịch sử, đồng MK chỉ có vai trò quan trọng kể từ hậu bán Thế kỷ 20, là sau Thế Chiến II. Thứ ba, khi kinh tế Mỹ đã vượt Vương quốc Anh Thống nhất (United Kingdom), xin ghi 1860 cho dễ nhớ, thì thiên hạ vẫn tín nhiệm đồng Sterling của Anh. Họ tin vào cam kết giao hoán (đổi tiền) của Ngân hàng Trung ương Anh hơn các ngân hàng trung ương khác. Khi đó, đồng Sterling được các nước coi như ngoại tệ dự trữ gần bằng loại dự trữ trước đó -vàng. Thứ tư, dù kinh tế Mỹ có lớn mạnh nhất từ 1860 thì MK vẫn chỉ là loại tiền thấp kém cho đến cỡ 1920 vì lắm nước Châu Á và Trung Nam Mỹ lại dùng thứ khác hơn MK hay cả Sterling của Anh để thanh toán việc giao dịch của họ. Tức là đồng tiền của quốc gia giàu nhất không tất nhiên là ngoại tệ phổ biến nhất. Thứ năm (mệt hỷ?), trước khi MK là cái chốt chung thì cấu trúc của trao đổi ngoại thương và tư bản chưa ‘nhất thể hóa’ (thống nhất). Nhiều nhóm quốc gia giải quyết với nhau sự chênh lệch về buôn bán: như bị nhập siêu (nhập > xuất cảng) thì dàn xếp với nước được xuất siêu, rồi thanh toán bằng loại tài sản mà bên kia nhận. Nhưng nếu tài sản đó không dễ giao hoán thì sao? Thì mất sự tín nhiệm, quá bất tiện cho giao dịch…. Bây giờ ta mới ngó vào hệ thống giao dịch có mấy em MK áo xanh lục đứng ra giải quyết mọi chuyện cho thiên hạ…. Mọi giao dịch thất quân bình của thiên hạ đều có thể thu hẹp nhờ (1) sự đồng ý và (2) khả năng của Hoa Kỳ khi nhận xuất hoặc nhập các khoản chênh lệch đó bằng… tài sản của Mỹ. Chuyện này chưa hề xảy ra trước đó nên tất nhiên khó hiểu: thất quân bình (tạm gọi là âm hay dương) giữa các nước giao dịch với nhau có thể là rất lớn và rất lâu nhưng Hoa Kỳ ở giữa Lại có khả năng thỏa mãn nhu cầu cả dương lẫn âm cho tất cả. Nước A cần mua để thanh toán cho X thì có Mỹ bán, nước B cần bán để giải quyết chênh lệch với Y thì lại có Mỹ mua. Khi Thế Chiến II sắp kết thúc, tại Hội nghị Bretton Woods năm 1944, kinh tế gia người Anh là John Maynard Keynes triệt để chống lại hệ thống giao dịch quốc tế cho phép duy trì các khoản thặng dư hay khiếm hụt quá lớn. Nhưng quan điểm của ông bị kinh tế gia Harry Dexter White của Hoa Kỳ bác bỏ. Vì vậy, xứ nào bị khiếm hụt thì phải thỏa mãn nhu cầu trong nội tình của quốc gia được thặng dư. Trái lại, nước thặng dư khỏi cần điều chỉnh nội bộ (ví dụ sản lượng hay lợi tức cho lao động) nhờ tích lũy thêm tài sản ngoại quốc. Mà làm giảm số cầu của thế giới. Giới kinh tế bình thường còn khó hiểu ra đặc tính điều chỉnh quái đản: một quốc gia không đạt xuất siêu nhờ có năng suất cao trong kỹ nghệ chế biến mà vì ngành chế biến mặc nhiên hoặc công khai được trợ cấp. Ai thanh toán các khoản trợ cấp đó? Giới lao động và các hộ gia đình khiến số cầu nội địa bị giảm… Cộng sản chủ nghĩa ngầm ra chiêu là như vậy. Quý vị thấy Bắc Kinh sớm hiểu ra luật chơi lý tài tàn ác đó: khi Trung Cộng đạt xuất siêu thì chính dân Tầu bị bóc lột. Suy ngẫm thêm, ta hiểu tỷ giá đồng Nguyên được ấn định thấp, không chỉ vì làm hàng hóa Trung Cộng rẻ hơn và dễ bán hơn mà còn làm thợ thuyền lãnh lương thấp hơn cái công của họ. Họ bị bóc lột cho đến khi nền kinh tế bị giảm phát… là chuyện ngày nay. Nhìn rộng ra toàn cầu theo giác độ kết toán thì thặng dư của xứ này phải được khiếm hụt của xứ khác bù lại. Bây giờ mới thấy vai trò Hoa Kỳ…. Từ quãng 1980 về sau, Mỹ dễ dãi thỏa mãn nước thặng dư bằng cách đổi khối thặng dư đó thành tài sản trên thị trường Mỹ. Phương tiện hoán đổi là nàng áo xanh, là đồng Mỹ Kim! Hình tượng vật lý dễ hiểu: MK là trục chính cho sự xoay vần của giao dịch quốc tế. Đối giá khó hiểu là kinh tế Hoa Kỳ bị thiệt khi tiếp nhận sự suy yếu của số cầu ở ngoại quốc: hoặc bị thất nghiệp hoặc tăng khoản nợ của chính quyền và các hộ gia đình. Nhiều người chưa nắm vững vấn đề cho rằng vì muốn MK là cái trục cho ngoại thương toàn cầu xoay quanh nên Hoa Kỳ cứ bị thiếu hụt. Sự thật nó phức tạp hơn vậy. Khi thế giới cần tiết kiệm, Mỹ xuất cảng tiết kiệm và đạt thặng dư ngoại thương. Đó là hoàn cảnh của giai đoạn 1920-1970, gần nửa thế kỷ tái thiết của thế giới, nhất là của Âu Châu và Á Châu. Trái lại, khi thế giới tái thiết xong và đẩy mạnh xuất cảng nên thừa tiết kiệm thì Mỹ nhập cảng tiết kiệm và bị nhập siêu, kể như từ khoảng 1980 cho đến ngày nay. Kết luận về một chuyện đã cười cười báo trước là nhức đầu: Việc Hoa Kỳ chấp nhận tư bản phải tự do chuyển dịch trong một thế giới vô cương (không biên giới), và sẵn sàng chịu đựng thất quân bình về tiết kiệm hay về số cầu mới dẫn đến kết quả (hậu quả thì đúng hơn vì còn hàm ý tiêu cực!) là vai trò ‘thống trị’ của MK. Trong lịch sử hiện đại của thế giới chưa có quốc gia nào lại làm như Mỹ nên không có đồng bạc nào lại có thể chi phối ngoại thương và luồng giao dịch tư bản như đồng đô la! Dùng phương pháp loại suy thì cả khối Liên Âu có 500 triệu dân và sản lượng ngang ngửa với Mỹ - lẫn nhóm BRICS có năm con cắc kè chưa biết đổi màu – lại dám nhận và có thể hoàn thành vai trò của Hoa Kỳ. Vì vai trò ấy sẽ đảo lộn hệ thống tài chánh, tái phân lợi tức bên trong, đã không kiểm soát hoặc cấm chuyển ngân, lại còn làm suy yếu sức xuất cảng của mình… Vì cam kết phi thường của Hoa Kỳ theo một triết lý chính trị chưa từng thấy bao giờ nên đồng bạc của Hoa Kỳ mới được thiên hạ chiếu cố. Ai muốn nhảy vào thay đồng MK thì dân Mỹ áo trắng cổ cồn có chữ rất lịch sự… “Be My Guest”. Dịch theo tinh thần lựu đạn rất Mỹ khi nhe răng quăng trái lựu: Rút Kíp Đi Con! Nguyen Xuan Nghia theo dainamaxforum
  3. @thuongtieu3501 11 days ago Đám cưới nghèo Tiếng hát vào đời Tình buồn tuổi trẻ Ngày em sang ngang
  4. Nguyễn Xuân Nghĩa Hình bên: Báo Mỹ loan tin ngày 27 Tháng Sáu, 1950, Harry Truman cho Không quân và Hải quân vào YỂM TRỢ Nam Hàn. Xin thành thật khai báo nheng: thông thường, người ta viết xong bài mới đặt đề tựa vì dự tính rồi, đến cuối bài mới thấy kết luận khác hẳn, nên tìm ra đề tựa thích hợp. Người viết này có thói tự làm khó, là chuẩn bị kết luận rồi mới bắt đầu viết. Ngày xưa, hẳn thầy dạy luận văn lắc đầu tặc lưỡi. Thế là mất một nhà văn! Nhưng xin khai báo thêm về chứng làm khó. Cái động từ trong đề tựa là ‘tụt’ hay ‘tuột’? Đấy có thể là chữ Nôm, lấy từ chữ Hán có bộ ‘thủ” v.v… Nhưng ngoài ý nghĩa là trợt hoặc trượt theo dốc, lại có túc từ là cái quần thì sao? Đành trộm nghĩ ‘Tụt’ là cố tình buông cái quần xuống đất, và ‘Tuột’ có thể là không cố tình, mà vẫn… mất quần. Đúng sai, ai biết thì chỉ, tôi dùng động từ này để nói lãnh đạo Mỹ bị tuột mất quần, dù chẳng muốn. Vì để tuột trước kẻ thù! Không, bài không nói về cha con Joe Biden, vốn quen tụt quần cho việc khác. Nội dung ở đây nghiêm trọng hơn nhiều. Đúng 70 năm trước, Chiến tranh Cao Ly tạm dứt với hiệp ước ngưng bắn ký kết ngày 27 Tháng Bảy, 1953, sau khi bùng nổ ngày 25 Tháng Sáu, 1950 do quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38 tấn công Nam Hàn. Ta nên đọc lại để nhớ các thời điểm ấy, chúng có liên quan đến… Việt Nam. Khi nhớ lại chuyện xưa, chúng ta hãy cố nghĩ đến bối cảnh. Mãi đến 1995, dư luận Hoa Kỳ và thế giới mới biết chế độ Xô Viết đã gài điệp viên tới thượng tầng lãnh đạo của Mỹ. Tiền thân của cơ quan NSA sau này, một đơn vị Quân báo Hoa Kỳ biết được từ 1942 nhờ nghe lén và giải mật các cuộc điện đàm của mật vụ KGB và tình báo Hồng quân Liên Xô. Họ theo dõi mà không trình lên Tổng thống Franklin Roosevelt (rồi Harry Truman) vì các điệp viên là đại trí thức hay chuyên gia trong nội các và ban tham mưu của Tổng thống! Năm 1995, Quốc Hội Mỹ mới cho phổ biến “Dự án Venona” do Quân báo Mỹ tiến hành từ đầu năm 1943 tới mùa Thu 1980. Trên diễn đàn này và trước đó từ lâu, chúng tôi đã trình bày về vụ Venona để cho thấy lãnh đạo Mỹ vô cùng tối dạ ngay giữa thời chiến. Họ bị tuột quần mà không biết khi mắc bẫy Liên Xô mà gây mâu thuẫn với Đế quốc Nhật (vụ Trân Châu Cảng ngày bảy Tháng 12, 1941 và cuộc chiến trên Thái Bình Dương). Khi Nhật đã lãnh hai trái bom nguyên tử thì Liên Xô mới khai chiến với Nhật, nhân đó chiếm luôn các quần đảo cực Bắc của Nhật. Bị tay chân Xô Viết (Harry Hopkins, Alger Hiss…) dẫn dụ cùng Liên Xô chia đôi thế giới, Roosevelt còn giấu tật bệnh của mình cho đến chết, vào Tháng Tư 1945, ngay trước khi Thế Chiến II chấm dứt. Nghị sĩ Harry Truman khá tầm thường, mới là Phó Tổng thống từ Tháng Giêng đã lên kế nhiệm. Dĩ nhiên Truman chẳng biết gì về mạng điệp viên Xô Viết ở chung quanh, việc Mỹ có dự án Manhattan làm bom nguyên tử mà còn không biết. Trở lại Chiến tranh Cao Ly… Sau khi đắc cử năm 1948 để tự mình là Tổng thống giữa trào lưu mới là Chiến Tranh Lạnh, Truman chỉ định Dean Acheson (1893-1971) làm Ngoại trưởng từ 1949. Và có chánh sách ngoại giao riêng: một sự tối dạ huy hoàng vì sau Roosevelt, đến lượt Truman tuột quần, dù tưởng mình là anh hùng lãnh đạo thế giới chống làn sóng đỏ của cộng sản. Khi Liên Xô đã mở màn Chiến Tranh Lạnh (và Mao vừa thắng tại Hoa Lục vào Tháng 10, 1949, một phần nhờ sự đần độn trước đó của Truman, mà thôi, để đó), chính quyền Truman vô tình cho Stalin và Mao tín hiệu sai. Tháng Giêng 1950, Ngoại trưởng Acheson phát biểu trước National Press Club về đối sách của Hoa Kỳ tại Châu Á và nêu tên một số quốc gia trong vành đai phòng vệ của Mỹ. Trong số đồng minh, Dean Acheson không nói gì về Đại Hàn Dân Quốc (tên chính thức của Nam Hàn sau khi xứ sở chia đôi từ 1948) dù các đơn vị Hoa Kỳ có mặt tại đấy cho đến giữa năm 1949. Đây không là sự lãng quên, lú lẫn của Acheson mà là lập trường của Chính quyền Truman: Hoa Kỳ đã hoàn tất nhiệm vụ trên bán đảo Triều Tiên nên một xứ độc lập như Nam Hàn phải trông cậy vào thế giới văn minh và Hiến chương Liên Hiệp Quốc! Đê mê… là Đéo mẹ! Viết cái này hơi lâu vì cứ phải ngừng gõ, bước ra vườn để khỏi văng tục. Xin quý vị và các bạn đọc lại phần trên. Rồi nhìn qua bên kia, xem Stalin và Mao nghĩ sao? Hai nước đã làm chủ Bắc Hàn, Kim Nhật Thành là đảng viên Cộng sản Xô viết đươc Liên Xô đưa về lãnh đạo Bắc Hàn. Họ hỏi nhau Truman bật đèn xanh hả? Thì ta lao tới! Lãnh đạo Mỹ tuột quần là vậy. May là Liên Xô giận lẫy vụ Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nên tẩy chay và không phủ quyết việc Liên Hiệp Quốc kết án cuộc chiến và cho Mỹ lãnh đạo lực lượng quân sự quốc tế tại đây. Nhìn lại, đây là cuộc chiến thừa thãi mà thảm khốc: ba triệu người thiệt mạng, tổn thất dân sự còn vượt Thế Chiến II hay cuộc chiến tại Việt Nam. Thừa thãi vì đáng lẽ Hoa Kỳ không tạo khoảng trống đầy cám dỗ cho Liên Xô và Trung Cộng. Cũng cuộc chiến đó còn làm Hoa Kỳ hiểu sai về hình thái chiến tranh tại Việt Nam từ 1954 trở về sau. Mà có lẽ còn chẳng biết Trung Cộng đã đưa quân và võ khí từ Triều Tiên xuống yểm trợ Việt Minh chống Pháp trước 1954. Họ mới thắng trận Điện Biên Phủ - cách gọi tên, thay vì Phủ Điện Biên, là của các đồng chí cao cấp do Bắc Kinh gửi xuống. Rồi Trung Cộng tái diễn trò đó tại miền Bắc trong trận chiến “giải phóng miền Nam”… Nhiều người Mỹ chưa nhìn ra chuyện ấy. Sau này, Hoa Kỳ còn cãi nhau về công/tội của Truman. Vốn cái gì cũng đòi bú, thành phần ưu tú bảo Truman sáng suốt trong Chiến Tranh Cao Ly vì không dồn quân leo thang chiến tranh. Họ bú hơi thấp vì chết kẹt giữa việc Hoa Kỳ đại thắng trong Thế Chiến II (1945) rồi nhục nhã tháo chạy khỏi Việt Nam (1975). Giới am hiểu quân sự, không riêng Tướng Douglas MacArthur (1880-1964), lại trách Chính quyền Truman để mấy năm dập dình và chiến tranh kết thúc chẳng ra chi. Cho nên cuộc chiến không thể có giải pháp ngoại giao vì Chính quyền Truman làm gì có chiến lược ngoại giao? Nhưng, người Mỹ nên nhìn sang… bên kia chiến hào. Cho đến ngày nay, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn chính thức nhắc đến thành tích của Trung Cộng trong Chiến tranh Cao Ly! Của đáng tội, sự ngây dại của Hoa Kỳ là điều dễ hiểu! Quân lực Mỹ có đến 12 triệu lính nên đại thắng sau Thế Chiến II là trở về hưởng “cổ tức hòa bình” (peace divident, như thời Bill Clinton sau khi Liên Xô tan rã): ngân sách quân sự từ 40% Tổng sản lượng GDP vào năm 1945, thì chỉ còn 5% vào năm 1950. Khi quân số 12 triệu giảm mất 90% thì tìm lính ở đâu để bảo vệ thế giới tự do? Thật ra không khác thời Tổng thống Jimmy Carter cũng đòi rút quân khỏi Nam Hàn sau cái trớn nhục nhã tại Việt Nam! Mà có khác chi thời nay: quân phí (chi tiêu cho quân sự) của Hoa Kỳ từ 4,5% GDP vào năm 2010, giờ đây mấp mé 3% và còn giảm! Và năm ngoái quân lực Mỹ (gồm toàn tự nguyện) đã không đạt chỉ tiêu tuyển mộ. Viết vậy thì nên… làm báo - vì thiếu chính xác: năm 2022, số tuyển mộ binh linh Hoa Kỳ đạt 75% mục tiêu. Tức là hụt một phần tư, đê mê chưa? Chỉ hụt có 25% mà thôi, Biden ôi. Hoa Kỳ đang quan tâm đến Đài Loan, chi tiền cho quân dân Ukraine, cần bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Đông Hải và nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, v.v. Nhưng đa số dân Mỹ không biết hoặc không cần biết. Khái niệm ‘công dân giáo dục’ đã bị lọt mương rồi. Thành phần ưu tú làm tiền trên doanh trường và trong chính trường thì biết điều khác: Trung Cộng không thể thắng Mỹ được nên thể nào cũng đề nghị đàm phán để khỏi gây ra chiến tranh lạnh. Họ, thành phần ưu tú này, chuẩn bị tham dự việc đàm phán đó. Họ không tuột cầu mà tự ý tụt quần. __ Hình bên: Báo Mỹ loan tin ngày 27 Tháng Sáu, 1950, Harry Truman cho Không quân và Hải quân vào YỂM TRỢ Nam Hàn. theo dainamaxforum
  5. Tôi có cái may là giao du với toàn bậc lớn tuổi hơn mình, nhờ vậy học được rất nhiều. Các cụ thường dạy ‘học thầy không tày học bạn’, huống chi là bạn vong niên. (Mà chữ TÀY đó gốc Hán-Việt là chữ TẾ, nghĩa là so sánh, và không có dấu mũ ^ thành chữ TẦY – viết vậy là sai!) Một người bạn thân của tôi là nhà văn MAI THẢO, tên là Nguyễn Đăng Quý (chúng ta mất ông đúng 25 năm rồi, nhanh quá, ông sinh năm 1927 và tạ thế đầu năm 1998 tại Quận Cam). Ngày xưa, ông hay viết về phim ảnh và ít ai biết ông còn làm về phát thanh. Vì vậy, cách hành văn, ngắt câu, bỏ dấu… có vẻ hơi lạ, nhiều người khó tính thì cho là cầu kỳ, trùng lập. Nhưng, xin nhắm mắt nghe mình đọc lại một câu văn của ông, ta thấy ngay tiết tấu nhịp nhàng, hấp dẫn. Văn để nghe và để đọc có khác nhau! Hiển nhiên Nguyễn Đình Toàn, nhà văn kém Mai Thảo chín tuổi, và là bạn thân với Nhật Tiến (1936-2020), hiểu rõ điều ấy vì cũng làm đài phát thanh. Ông có lối thủ thỉ các bài nhạc chủ đề quá lôi cuốn khiến ta (nhất là các cô) muốn ghi âm rồi… nghe lại! Nhưng nghe Nguyễn Đình Toàn nói ở ngoài đời thì mới thấy rạng ngời… nét đanh đá. Nói về chữ nghĩa, tôi kính phục kiến thức của hai người bạn thân, là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (1937-2016) và sử gia Tạ Chí Đại Trường (1938-2016). Hai người có sự hiểu biết đa bác mà chẳng hiểu sao khi viết tiếng Việt lại… trúc trắc khó lãnh hội. Đôi khi một câu dài hơn 200 chữ gồm nhiều mệnh đề, có khi là chủ từ hay túc từ cho một mệnh đề sau. Nguyễn Ngọc Bích là nhà ngữ học và biết năm sáu ngoại ngữ chứ không thể đùa! Và ông mất trên máy bay khi đến Phi Luật Tân dự hội nghị tranh đấu cho chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo ngoài Đông Hải. Có thể là cả hai người có chuỗi lý luận công phu về kết cấu nhưng khó diễn tả cho đơn giản. Một chủ bút như nhà văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012) đã lo cho tạp chí Văn Học trong tám năm tất nhiên kín đáo hỏi lại và xin sửa cho gọn. Ông Giác và Tạ Chí Đại Trường là bạn thân, cùng sinh tại Bình Định. Tôi học được từ Nguyễn Mộng Giác và cả Nhật Tiến lối viết văn đơn giản trong sáng đã thấy từ Tự Lực Văn Đoàn. Còn viết phiếm luận tai quái thì phải học nhà văn nhà giáo rất hiền lành là Lê Tất Điều khi ông ký bút hiệu Kiều Phong! Bút chiến với Kiều Phong thì ba ngày sau nạn nhân mới rụng rời: từ chết đến bị thương. Ba ngày mới hiểu ra ý nghĩa của mấy ám khí yểm trong một câu văn! Một ông bạn khác của tôi là Bồ Đại Kỳ (Đại tá Không quân, tốt nghiệp trường lừng danh của Pháp là Salon-de-Provence, sau còn tu nghiệp tại Hoa Kỳ v.v…) ngày xưa làm báo ở Sàigon lại ký tên là… Bồ Hòn. Người đọc cứ tưởng nhà báo này ‘ngậm bồ hòn làm ngọt”, hóa ra mấy ông nội tham nhũng thì thấy đắng! Bồ Đại Kỳ mà tranh luận thì Bùi Bảo Trúc (1944-2016) cũng phất cờ dù ông Trúc có nhường ai về miệng lưỡi! Năm xưa, ba anh em chúng tôi (Kỳ, Trúc, Nghĩa) ở ba nơi mà có chương trình phát thanh trực tiếp, lấy tên là… “Vùng Oanh Kích Tự Do!” Chỉ fax cho nhau sáu bảy đề tựa thời sự nóng để sửa soạn. Khi bật điện thoại là cứ theo đó tự biên tự diễn. Không hề có thì-mà-là hay ú ớ tằng hắng trước khi trả đũa. Mà không được lạc đề! Bạn rất thân của chúng tôi là Lê Tất Điều lại ở mãi tận San Diego. Nếu không thì đã có ba người Ngự lâm Pháo thủ trên này và chàng là d’Artagnan ở dưới đó! Người ta bắn chậm thì chết, chứ chúng tôi nói chậm thì chết. Mà không được nói sai. Còn thói châm biếm và nói lái lung tung thì chắc là tôi học từ Ba Giai, Tú Xuất hay nàng Cổ Nguyệt Đường (là Hồ Xuân Hương). Rồi khi bị kẹt lại sau 1975, tôi tự học chữ Hán. Cán bộ đi qua bèn hỏi làm gì vậy? Tôi xòe ngay một tập thơ chữ Hán: “Bác Hồ làm thơ chữ Hán, tôi phải học để hiểu!” Từ đó tôi được tự nhiên! Mỗi ngày học một chữ, tập viết mỗi chữ 500 cho khỏi trái cựa, và nhớ lâu. Rồi lân la chạy qua chữ Nôm, đọc Truyện Kiều. (Cũng nhờ vậy mà thấy Bác ăn cắp thơ Tầu! Chuyện nhỏ…) Đêm khuya, tôi chia sẻ một số cảm nghĩ về viết lách, chỉ để kết luận rằng tôi có thể viết nhiều và nhanh, nhưng cần viết cho đúng nên luôn luôn có mấy cuốn từ điển trên bàn hay trên đùi. Một bên là “HÁN VIỆT Tự Điển” của thầy Thiều Chửu được trong nước tái bản năm 1999. Bên kia là cuốn “Giúp đọc NÔM và HÁN VIỆT” của Linh mục Anthony TRẦN VĂN KIỆM. Cuốn này màu xanh xẫm in năm 1998 do chính cha Kiệm ký tặng từ Tháng Sáu năm 2001. Trước đó tôi có cuốn màu đỏ mà biếu một ông bác lớn tuổi tại New York, rồi lại được cha Kiệm cho cuốn khác. Mãi về sau, qua bằng hữu Công giáo, tôi mới biết cha đã mất năm 2012 tại một tiểu bang khác, thọ 92 tuổi. Tôi thiển nghĩ cuốn từ điển của cha là hay nhất, đầy đủ nhất, do người thực hiện theo lối thủ công nghiệp, viết lấy các chữ Hán lẫn Nôm, với nội dung vô cùng phong phú. Mỗi khi ngồi viết, và lật từ điển của cha Kiệm để kiểm lại một chữ, tôi cứ mơ sẽ có bậc hằng tâm và hằng sản thực hiện lại cuốn này. Cha Kiệm làm cuốn từ điển rồi cho, chứ không bán! Sau này, tại Đà Nẵng có người thực hiện lại cuốn đó dưới dạng PDF, được đề là từ năm 2004. Ai tìm ra thì xin cho biết… Cứ nghịch ngợm nói nhảm với chữ nghĩa, mà mỗi lần cầm lấy “Giúp đọc NÔM và HÁN VIỆT” của cha Kiệm tôi lại muốn bật khóc: nửa đêm sở dĩ nói mông lung về Chữ và Nghĩa chính là để kết luận như vậy về cuốn từ điển của cha Kiệm. Cha muốn chúng ta hiểu và viết đúng tiếng mẹ đẻ. Có thế thôi, mà cao cả chừng nào… Nguyen Xuan Nghia theo dainamaxforum
  6. Vladimir Putin, nghiêm và buồn… Hình do Reuters chụp được! Nếu chịu khó theo dõi tình hình quốc tế có lẽ ta thấy một thứ tâm lý khá đặc biệt của dân Mỹ trên một quốc gia quá trẻ chưa ăn mừng 250 năm ngày sinh nhật. Tâm lý đó là lạc quan tếu vì tưởng nước Mỹ làm cái gì cũng được (lên cung trăng còn được!) Rồi dân Mỹ lại hốt hoảng bậy khi thấy có sự lạ (như Liên bang Xô viết phóng vệ tinh Sputnik lên quỹ đạo năm 1957). Mà nếu vậy, ta cũng nên có trí nhớ. Do biến cố Sputnik, Hoa Kỳ lập tức có phản ứng. Kết quả là 12 năm sau, từ phi thuyền Apollo 11, người Mỹ đã đặt chân lên cung quế vào năm 1969. Những người lười biếng ưa tin vào các “thuyết âm mưu” thì nên nhớ đến bao nhiêu thuyết giả để nói là Mỹ bịp, chứ không hề đưa người lên cung trăng. Các biến cố trên xảy ra thời ‘Chiến Tranh Lạnh’ (1949-1989). Mà dân Mỹ ưu tú trong các chính quyền tiếp nối lại ít dự đoán ra việc Liên Xô tan rã năm 1989 (10 năm sau khi đưa quân vào A Phú Hãn), rồi sụp đổ cuối năm 1991. Nói chung, vì ít nắm vững mâu thuẫn căn bản trong ý thức hệ cộng sản (ngụy trang ‘xã hội chủ nghĩa’ để tiến lên ‘cộng sản chủ nghĩa’), họ khó thấy các vấn đề nội tại của hệ thống cộng sản toàn trị làm chế độ tất nhiên TỰ sụp đổ nếu không cải cách, như tại Trung Cộng. (Dầu vậy, tương đối dân Mỹ vẫn nghĩ mình hiểu Nga nhiều hơn Tầu vì tưởng Bắc Kinh ở xa nên không là một đe dọa! Nhưng đấy là chuyện khác, chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu sau…) Trở về Nga với lãnh thổ bát ngát - 17 triệu cây số vuông - mối quan tâm của họ là địa dư quá rộng mà dân số quá thưa, lại còi cọc lụn bại sau chế độ Xô viết và bao chất độc. Do địa dư hình thể, dân Nga có thể chấp nhận hệ thống chính trị tập trung và chuyên chế để mọi người cùng nhìn chung một hướng. Giới lãnh đạo thì coi an ninh là ưu tiên vì xưa nay khu vực trung tâm tại Moscow thường bị đe dọa từ phía Tây. Vì lẽ đó, Liên bang Nga cũng duy trì ách độc tài và muốn xây dựng vùng trái độn quân sự về hướng Tây, hầu khu vực Moscow có thể nằm ngoài tầm đạn của các đối thủ. Kinh nghiệm Xô Viết cho thấy họ (tạm) chiếm được Đông Âu, chứ việc bành trướng lên vùng Baltic qua tới Bắc Âu là gian nan, bất khả, xuống hướng Nam tới Địa Trung Hải cũng thế. Chúng ta hiểu vì sao Putin muốn khống chế Georgia (2008) hay Crimea (2014), và hai vấn đề ưu tiên còn lại là củng cố ách cai trị bên trong và chiếm đóng được Ukraine ở vòng ngoài. Vụ Yevgeny Prigozhin và Nhóm Wagner đang cho thấy hai ưu tiên của Putin lại lồng vô nhau thành vòng xoáy đi xuống. Còn Mỹ thì tùy cơ ứng biến vì bên trong thấy dơ dáy bầy hầy! Nhưng so sánh thì chặn Nga tại Ukraine có vẻ dễ hơn ngăn Tầu vào Đài Loan. Vì có Minh ước NATO và Âu Châu… Gần 600 chữ rồi, nếu nói thì cũng năm phút! Xin nhắc lại nhé: hai ưu tiên của Putin lồng vô nhau, thành vòng xoáy đi xuống. *** Ưu tiên số một của Vladimir Putin là củng cố ách cai trị trong nội bộ Liên bang Nga, được y xây dựng từ 20 năm qua. Bộ máy an ninh gồm nhiều cơ quan, chính yếu là FSB (Federal Security Service), hậu thân của KGB, chuyên về an ninh nội địa qua các nghiệp vụ phản gián, chống khủng bố, canh phòng biên giới và kiểm soát dân chúng… Bên cạnh FSB, từ 2016, Putin lập ra Lực lượng Vệ binh Quốc gia (không thuộc quân đội), do Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, là Putin, trực tiếp điều động. Đấy là lực lượng võ trang nội địa, mô hình học từ Trung Cộng. Từng là sĩ quan KGB rồi cầm đầu FSB (1998, do Boris Yeltsin), Putin muốn chặn trước biến động nên gài nội tuyến ở mọi cơ quan, từ Vệ binh Quốc gia đến tổ chức ngoại vi, như nhóm Wagner. (Kế tục tại FSB từ 1999 là kẻ được Putin tin cậy có thể lên thay sau này là Nikolai Patrushev, sinh năm 1951.) Trong vụ Nga xâm lăng Ukraine để xây vùng trái độn – là ưu tiên hai – ngần ấy mũi dao của Putin trong ưu tiên một là nội an lại chỉ làm nháng lửa khi Yevgeny Pridozhin bỗng nổi dậy! Khi thấy Nhóm đánh thuê Wagner bất ngờ ra tay – bất ngờ vì Putin không biết dù có nội tuyến – lực lượng nội an là Vệ binh Quốc gia cũng chẳng kịp trở tay. Các lãnh tụ Vệ binh tránh trực tiếp đụng độ với Wagner, trong khi mật vụ liên bang FSB, vốn có nhiều tay súng ở cấp xạ thủ lại chẳng ra tay mà ra thông cáo: kêu gọi lính chiến Wagner tránh nhập cuộc và quay về tự động bắt nhốt Prigozhin. Bộ Tổng tham mưu quân đội còn có cục quân báo, gọi tắt theo tên cũ là GRU nữa chứ!... Họ mần răng? Nếu theo dõi kỹ từng việc trong có vài ngày, rồi kiểm lại, người ta thấy ra nhiều sự lạ, như sau đây: Thị trấn Rostov-on-Don trên lãnh thổ Nga áp sát Ukraine có bộ tư lệnh chiến dịch xâm lăng. Tại đó, trùm Wagner là Prigozhin ngồi với Thứ trưởng Quốc phòng Yunus-Bek Yevkurov và Cục phó Quân báo GRU là Vladimir Alekseyev. Điều kỳ lạ là tướng Alekseyev gật gù đồng ý với đánh giá của Prigozhin: có vấn đề trong hệ thống tướng lãnh Nga. Khi Prigozhin nói bạo hơn, rằng y muốn nhúp Tổng trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội, kiêm Tư lệnh lực lượng viễn chinh Nga tại Ukraine, thì Alekseyev bật cười trả lời: “Có thể bắt được!” Mấy lời trao đổi đó có được truyền lên làn sóng phát thanh nên ở ngoài mới biết. Biết rồi, người ta hiểu vấn đề cho Putin không phải là vụ nổi loạn của Yevgeny Prigozhin mà là phản ứng của bộ máy an ninh và quân sự Nga trước vụ nổi loạn. Putin phải xử lý ra sao về sự bất tài và toa rập của an ninh và quân sự mà khỏi gây thêm vấn đề cho chính bản thân? Khác với các thách đố trước, lần này y thiếu bộ phận an ninh để ổn định nền móng chính trị! Và dù đã thảm bại sau 16 tháng manh động, vấn đề không là bài toán quân sự tại Ukraine, mà là chính trị tại Nga - ngay tại Moscow. Yếu tố Wagner không là then chốt. Vụ Prigozhin vừa khoe “đại thắng” hồi Tháng Năm tại Bakhmut cũng thế. Khi quân lực Ukraine mở chiến dịch tổng phản công từ mấy tuần qua, còn ai nhắc đến Bakhmut? Không ai nhắc nữa, trừ Prigozhin huênh hoang ồn ào. Chuyện đáng ngại – cũng bất ngờ - là Ukraine chiến đấu dữ dội, dai dẳng, lại được các nước yểm trợ về cả kinh tế lẫn võ trang. Tương quan lực lượng đó thực tế làm lu mờ khả năng thật của lực lượng Wagner đánh thuê. Riêng đối với nỗi lo của Vladimir Putin về an ninh, vai trò của Wagner tại Syria hay Phi Châu cũng không còn đáng kể. Là người biết quan sát, Putin suy ngẫm về việc hệ thống quân sự và an ninh Nga lại rung chuyển và thay đổi khi tưởng ăn sống Ukraine mà không xong sau 16 tháng bị choáng váng từng đợt. Khởi đầu, vào Tháng Hai 2022, là tinh thần lạc quan hồ hởi khi ra quân và đã chiếm bán đảo Crimea. Rồi các tướng tá giật mình lúng túng vì thất bại về tiếp vận và phối hợp. Qua mùa Hè thì lại thấy tự tin hơn chút đỉnh nhờ thành quả miền Đông của Ukraine. Nhưng quân lực của Kyiv không thối chí mà tổng phản công làm quân Nga mất luôn Kherson. Thế rồi, quân Nga tái phối trí và háo hức trông đợi một cuộc tấn công vào mùa Đông, nào ngờ các tướng tá lại thất vọng nữa vì chẳng thấy có tiến bộ. Tiếp theo là chiến thắng cực nhọc tại Bakhmut, trước viễn ảnh bị các đơn vị Ukraine tổng phản công, với đợt võ khí mới… Putin phải lên đài phát biểu để trấn an và hăm dọa, chứ bên trong hay bên dưới thì đã thấy tâm trí rung rinh và đầu gối lập cập. Việc Prigozhin sống chết hay lây lất ở đâu, và đang làm gì không làm Putin quan tâm bằng sự phê phán hết là thầm kín của bộ máy an ninh. Kế đó sẽ là việc các tướng lãnh gặp nhau… Lý do là tại Rostov-on-Don, khi Yevgeny Prigozhin gặp Thứ trưởng Quốc phòng Yevkunov và tướng Alekseyev của Quân báo GRU, hai người này hành xử gần như là con tin, trong khi các xạ thủ của FSB thì cố thủ trong căn cứ chứ không dám ra! Và khi quân Wagner bắn hạ các phi cơ Nga rồi đưa quân lên Moscow, các nhân vật then chốt về an ninh lại nín thinh. Vắng mặt. Tinh thần quân đội có sa sút không làm Putin lo ngại bằng sự bất trắc - không đáng tin - của hệ thống an ninh. Vì vậy, người ta chưa thấy y có biện pháp gì với những kẻ đang cầm đầu cơ quan mật vụ FSB hay lực lượng Vệ binh Quốc gia. Ta không quên chính Putin đã đưa Nikolai Patrushev lên cầm đầu FSB từ 1999, nay Patrushev giữ vị trí then chốt nhất trong Hội đồng An ninh Quốc gia (cao cấp hơn Thủ tướng Mikhail Mishustin). Và thay Patrushev để điều khiển FSB từ 2008 là Alexander Bortnikov. Trong những ngày tới ta nên chú ý đến số phận và phản ứng của Patrushev, Bortnikov và Viktor Zolotov, người chỉ huy Vệ binh Quốc gia… Chúng ta còn khá nhiều câu hỏi chưa thể có giải đáp. Nhưng qua hơn 20 năm cầm quyền, Putin thấy kinh nghiệm khi phục vụ KGB đến chức Trung tá lại vô ích! Thời đó, ngày 19 Tháng Tám 1991, lãnh tụ KGB tạm giam Mikhail Gorbachev trong nhà nghỉ mát tại… Crimea, để cướp chính quyền nhằm cứu vãn chế độ Xô Viết. “Cách mạng Tháng Tám” không thành vì mấy vạn dân xuống đường biểu tình, không để bênh Gorbachev hay các chánh sách “perestroika” và “glastnost” của ông, mà để bảo vệ quyền tự do. Khi đó, các cán bộ KGB bất động, nín thinh, ngồi ở nhà! Năm 2004 cũng có một vụ khủng hoảng khi quân khủng bố bắt cả ngàn học sinh làm con tin tại Beslan (Bắc Ossetia), các tướng lãnh cao cấp nhất của Nga đều lạnh người mà không làm gì. Cầm đầu FSB là Nikolai Patrushev theo Tổng trưởng Nội vụ là Rashid Nurgaliyev cùng bay tới phi cảng Beslan, thầm thì bàn tính, rồi lật đật bay về thủ đô Moscow. Tức là? Các nhân vật chóp bu về quân sự và an ninh đều mất vía hết hồn. Họ thả nổi cho cán bộ FSB tại địa phương lo lấy một gánh nặng quá sức. Kết cục thì 300 người thiệt mạng, kể cả trẻ em. Nhưng Putin không hề có một biện pháp trừng phạt. Và ngày nay, cả Patrushev lẫn Nurgaliev đều ở trong Hội đồng An ninh Quốc gia! Chúng ta tạm kết luận như thế nào? Các cán bộ về an ninh đều có nhiệm vụ số một bảo vệ Vladimir Putin. Sau đó mới là bảo vệ tài sản và quyền lợi của họ cùng gia đình. Những thay đổi dồn dập vừa qua cho ta thấy một chân lý mới: NGƯỜI KHÔNG TIN VÀO KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐÓ CHÍNH LÀ VLADIMIR VLADIMIROVICH PUTIN! theo dainamaxforum
  7. Lạc mất Sài Gòn Sài Gòn ơi cư xá Lữ Gia Buỗi trưa hè nắng qua kẽ lá Đường đất đỏ mịt mờ bụi khói Buỗi chiều đi qua ngỏ vắng xa Bờ dậu leo kín cỗng cao tường Ngôi biệt thự ẫn mình trong gió Đêm về bình an trong tiếc nhớ Tôi tìm lại Sài Gòn xưa xa Tuỗi thơ đánh mất nơi sân ga Con thuyền định mệnh theo sóng biễn Giửa đêm lạnh sóng gào thét dử Tôi xa mãi những nhọc nhằn qua Sài Gòn ơi bốn mươi năm qua Nơi xứ người tôi nhớ thiết tha Sài Gòn dịu dàng thướt tha quá Tôi hẹn Sài Gòn ngày không xa . Perth Đông Chí Freezing winter XV

×
×
  • Create New...