Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    38905
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Hình mục sư Thomas Gresham (1519-1579) Vùng Oanh Kích Tự Do:Nguyễn-Xuân Nghĩa (Tuần báo Sống 150727) Kinh tế chính trị học của thông tinĐể khỏi bị lầm người vì trùng tên, người viết tầm thường này được bằng hữu ban cho hỗn danh là “chuyên gia kinh tế”. Lâu dần thì mình lại tưởng thật! Nên rất hỗn mà đề nghị một quy luật xuất phát từ bộ môn kinh tế.Trong kinh tế học, người ta có “Định luật Gresham”, từ tên một nhân vật lịch sử của Anh là Thomas Gresham (1519-1579). Một nền kinh tế có thể dùng hai đơn vị tiền tệ song hành, và định luật này xảy ra khi một đồng được nống giá nên có giá ảo và đồng kia bị ghìm giá. Gặp trường hợp đó thì “đồng bạc xấu đuổi đồng bạc tốt”. Người có tiền thì chỉ xài ra đồng bạc ảo và giữ lại đồng bạc kia cho nên thị trường sau đó chỉ có toàn là bạc giả.Vi chẳng ai đọc cột báo này để chơi stock nên nhà kinh tế của quý độc giả bèn xoay về chuyện nhà… nó.Chuyện Việt Nam.Ứng dụng vào thị trường tin tức của Việt Nam, “Định luật Gresham” có thể được Việt hóa như sau: “Trong một xã hội mà nhà nước kiểm soát tin tức thì tin đồn đẩy tin chính thức xuống rãnh!” Nôm na là dân ta chỉ tin vào tin đồn.Nhìn từ giác độ của nhà nước thủ vai nhà cái thì định luật ấy có nghĩa là «tin xấu đuổi tin tốt!»Khách có kẻ mừng quá.«Giờ này mới thấy nhà bác nói đến tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh! Tin này tưng bừng xuất hiện từ cả tháng rồi, khi ông Đại tướng bụng phệ má xệ như heo nái bệ vệ công du bên Pháp thăm Tổng trưởng Quốc phòng của Tây ngày 19 Tháng Sáu."Sau đó, cu cậu lại ôm một bình ga lặn rất sâu, lẫy lừng vắng mặt trong nhiều buổi họp quan trọng khi có tin là bị ám sát hay mưu sát ngay tại Paris. Sau đó mấy tuần mới có tin chính thức gần xa rằng ông ta từ Việt Nam qua Pháp chữa bệnh vào ngày 24 Tháng Sáu. Sau ngày 19 thì về hồi nào mà rồi ngày 24 lại qua Pháp? Bây giờ sống chết ra sao thì ai cũng bàn mà nhà nước chưa chứng minh được thực hư…»Khách gặng hỏi, phải chăng định luật Gresham của người viết này có nghĩa là «dân chúng tin vào lời đồn đại hơn là vào tin chính thức của nhà nước?»- Hiển nhiên đi chứ. Mà lỗi không tại dân, đấy là tội của đảng và nhà nước.Từ khi đảng cộng sản xuất hiện 85 năm trước và cầm quyền trên cả nước từ 40 năm trước, những gì gọi là chính thức đều là một chuỗi dối trá. Tên, tuổi, danh tánh, ngày sinh ngày chết hay thành tích của các lãnh tụ đều được nống giá trên thị trường, hay chiến trường, hay chính trường. Nếu kể ra cái chuỗi dài toàn những dối trá ấy thì phải có tờ báo dày bằng cuốn niên giám điện thoại. Vì vậy, xã hội mới tìm ra nguồn tin điền thế, là tin đồn.Và tin đồn mới đuổi tin thật ra ngoài vòng quan tâm của người dân.Thấy khách có vẻ tâm đắc với định luật vừa khám phá, người viết bèn thừa thắng xông lên.Trên thị trường đầu tư tài chánh, có loại công ty đầu tư gọi là «đối xung» như hedge fund. Họ đánh chốt cả hai cửa để chẵn lẽ gì thì cũng hốt bạc. Người viết này áp dụng quy tắc đóng chốt mà đưa ra một định luật thứ hai trên thị trường tin tức của các chế độ độc tài gian trá:«Sự thật là những gì mà nhà nước phủ nhận!»Theo định luật này thì khi nhà nước nói rằng không hề có điều gì đó thì ta biết ngay điều ấy mới là thật. Nhà nước kinh tế mà nói là không phá giá thì ba ngày sau sẽ có phá giá. Nhà nước lịch sử mà nói rằng không hề có vụ cải cách ruột đất hay nạn tắm máu trong vụ Mậu Thân 68 tại Huế thì ta biết rằng đã có cảnh máu đổ thịt rơi - và con người bị chôn sống. Khi nhà nước chính trị xưng danh ái quốc thì đã có chuyện bán nước ngay từ đầu nguồn. Vân vân, nhiều lắm.Lại cần một cuốn niên giám điện thoại khác mới đủ trang trình bày những sự thật đã bị phủ nhận, những tội ác đã được che giấu….Đấy là những chuyện còn sâu xa lâu dài hơn vụ Thanh này bị đầu độc hay Thanh kia bị mưu sát với hình ảnh nhà nước lập đật ôm thúng úp voi để sự thật khỏi vọt ra ngoài.Sẵn đà kinh tế, người viết này xin đi xa hơn vậy. Mà thị trường là cái quái gì vậy? Khỏi cần là giáo sư tiến sĩ «Made in Vietnam» thì ai cũng biết thị trường là cái chợ, là nơi người mua kẻ bán gặp nhau.Điều ít ai biết là chính người Việt Nam mình mới rất sớm phát minh ra thị trường!Khách ngồi bên lại nhảy nhỏm: «Nữa, nhà bác lại mắc tật nói xạo của người Hà Nội! Cái gì hay nhất thì cũng đòi là của mình!»Nói có sách, dù là nói phiếm cho khách ngồi im, huống hồ nói cái chuyện ai mà cũng ớn là kinh tế?Trên thế giới, Việt Nam là nơi mà người dân gọi quốc gia là «nước» - à sông nước và biển cả chính là đời sống và lẽ chết. Và kinh đô Thăng Long của cái xứ yêu nước này từng được dân ta gọi là «Kẻ Chợ», trước khi có Tây qua dạy ta về văn minh văn hóa. Cái tên thông dụng đến độ họ phiên âm thành «Kecho», hay «Cachao» - xin typo đừng xếp chữ sai thành Cà Cháo, đứa em song sinh của Cà Chớn.Thật ra, trước khi thiên hạ khám phá ra môn kinh tế và phát minh ra chữ kinh tế học, quy luật kinh tế ngàn đời và mọi nơi là con người ta rất sớm có nhu cầu trao đổi. Trao vật này mình có để đổi lấy vật mình chưa có thì đó là kinh tế. Khi phương tiện giao thông còn giới hạn, người ta nương vào thiên nhiên là sông ngòi để di chuyển và vận chuyển, rồi cứ theo mùa mà tìm nơi tụ tập để trao đổi.Dân ta gọi những dịp đó là «phiên chợ», trước khi có ông da trắng nào đến dạy về kinh tế thị trường. Những người khôn ngoan tháo vát nhất là thành phần sớm hiểu ra cách kiếm lời ở nơi gọi là «chợ búa».Phải cả trăm năm thì «Kẻ Chợ» mới hình thành như vậy, từ các phiên chợ miền quê ngày càng xầm uất, và là nơi dân ta mặc cả, ngã giá và thuận mua vừa bán cho tới phiên chợ sau….Đấy cũng là lúc nhà nước xuất hiện… với cái búa. Vì vậy mới có chữ «chợ búa»?Không, vì vậy mới có chữ «hóc búa» là khi nhà nước đòi trưng thu và bóc lột. Khi trưng thu sự thật và bóc lột quyền tự do thông tin thì nhà nước Hà Nội mới bị hóc vì cái búa của mình! Đấy là ngụ ngôn của kinh tế chính trị học trên thị trường tin tức.Đừng lom khom làm «Người Bắc Kinh» Homo erectus pekinensis cho khổ. Hãy xả ra đi con. theo dainamaxforum
  2. Ghi Chú: bài này đúng ra phải đăng cách đây hai tuần rồi cho đúng kỷ niệm 5 năm, nhưng vì tính quan trọng của câu chuyện bầu chủ tịch hạ viện và vụ tài liệu mật nhà Biden, nên kẻ này đã không có thời giờ viết, phải dời lại tuần này. Đây là bài viết thứ 3 của năm mới 2023. Năm mới cũng là dịp nhìn lại chuyện cũ, xem mình đã làm được những gì. Tuần qua đánh dấu đúng 5 năm + 2 tuần Diễn Đàn Trái Chiều (DĐTC) ra mắt quý đồng hương qua số đầu tiên ngày 30 tháng 12 năm 2017. Do đó, tuần này xin phép quý độc giả viết vài dòng về câu chuyện DĐTC. Coi như thay đổi không khí, không cãi nhau chuyện chính trị, cho vui vẻ cả nhà nhân dịp Tết. Phải nói ngay những con số thống kê bàn dưới đây hoàn toàn do Disqus là trang mạng điều hành diễn đàn này tổng kết. Nhìn lại những thống kê của Disqus, kẻ này thấy số lượng độc giả đã lên tới hơn 9,96 triệu, tính đến trưa ngày 19/1/2023. Cũng phải nói ngay, đây là số lượt coi, không phải số người coi, khác nhau ở điểm một người có thể có nhiều lượt coi. Nguồn: Disqus 19/1/2023 - 12g trưa, giờ Houston Có nghĩa là trong 265 tuần qua, hay qua 265 bài nhận định đã viết, số lượt đọc DĐTC đã lên tới mức xấp xỉ gần 10.000.000, hay trung bình hơn 2 triệu một năm. Hay chia cho 265 tuần, thành trung bình gần 38.000 lượt coi mỗi tuần, hay đâu 5.500 một ngày. 265 bài trong suốt hơn 5 năm qua, có nghĩa là DĐTC đã có bài mỗi tuần, không gián đoạn tuần nào, cho dù kẻ này đi làm xa, đi du lịch hay bị đau bệnh, hay khi đang trốn cô Vi Vũ Hán trong nhà. Không có nghỉ hè 'vây-cây-sần' gì ráo, cũng chẳng nghỉ lễ nào, dù là Tết tây hay Tết ta. Dĩ nhiên, cũng phải nói rõ con số 38.000 là số trung bình mỗi tuần tính cho cả thời gian 5 năm qua, con số thực sự của mỗi tuần khác nhau nhiều. Chẳng hạn trung bình của năm đầu tiên 2018, thấp hơn nhiều so với trung bình của năm 2022. Hay con số lượt đọc khá cao trong những mùa bầu cử hào hứng như bầu tổng thống tháng 10 năm 2020 (kỷ lục 310.000 lượt coi trong một tháng hay gần 80.000 lượt coi mỗi tuần) để rồi sau bầu cử, yếu tố hồi hộp hào hứng mất đi, số lượt coi giảm mạnh. Điểm đáng nói là DĐTC 'lên khuôn' mỗi tuần sau 12g đêm thứ sáu, giờ Houston, khi đó mới 10g tối bên Cali. Qua sáng thứ bẩy, kẻ này ngủ dậy, vào coi khi Cali còn ngáy pho pho, thì đã có cả ngàn người vào đọc từ bờ biển đông Mỹ, bên Âu Châu và cả VN. Thống kê cho thấy bài viết 265 ra 10g tối Thứ Sáu, tới 12g trưa Chủ Nhật (giờ Los Angeles), đã có trên 13.500 lượt coi trong một ngày rưỡi. Đây chỉ là số lượt đọc trực tiếp DĐTC qua trang mạng của Disqus, không kể những lượt đọc hay nghe gián tiếp qua các báo, diễn đàn, emails riêng, hay YouTube, chương trình radio, TV,... phổ biến lại, mà kẻ này không có cách gì biết được số lượng là bao nhiêu. Dĩ nhiên, VL này chẳng biết mà cũng chẳng thắc mắc các báo, các diễn đàn khác, các YouTube,... có bao nhiêu lượt theo dõi, ít hay nhiều hơn DĐTC này bao nhiêu. Vì chuyện đó chẳng là yếu tố liên quan đến diễn đàn này. DĐTC không cạnh tranh với ai hết. Thành thật mà nói, nói không cần biết bao nhiêu người đọc không đúng sự thật. DĐTC ra mắt với mục đích trình bày cái khía cạnh của tin tức thời sự mà đám loa phường che giấu, xuyên tạc hay bóp méo, do đó, rất cần càng nhiều đọc càng tốt. Nhưng DĐTC cần người đọc không phải để thỏa mãn tự ái cá nhân, càng không phải để kiếm tiền sống qua ngày. Chỉ biết những con số trên của DĐTC lớn hơn xa sự hy vọng hay tưởng tượng của kẻ này khi mới bắt đầu ra diễn đàn. Còn nhớ lại trước đó, khi còn viết bài mỗi tuần cho Việt Báo, khi nào thấy có chừng 4-5.000 lượt đọc trong một tuần là đã thấy mình thành công lớn, có nhiều người đọc đến vậy, đi khui Heineken ăn mừng ngay. Trong tương lai, tiếp tục viết hay ngừng cũng vậy, chẳng liên quan gì đến số lượt đọc nhiều hay ít, mà chỉ tùy cây đèn dầu cháy gần 80 năm qua còn dầu hay hết. Năm năm sau ngày ra mắt, diễn đàn này vẫn chưa phải... 'âm thầm đóng cửa' vì ... vẫn còn dầu! Thế là vui rồi. Disqus cũng cho biết nhiều thống kê khác, khá lý thú. Dĩ nhiên là số lượt đọc cao nhất là ở Mỹ. Nhưng lạ lùng thay, số lượt đọc cao thứ nhì sau Mỹ lại chính là Việt Nam. Trong 5 năm qua, đã có tới gần 1,5 triệu lượt đọc tại VN, tức là tính trung bình cũng đã có tới gần 6.000 lượt đọc DĐTC tại VN mỗi tuần. Chứng tỏ ngay tại VN, cũng đã có rất nhiều người muốn tìm hiểu về chính trị Mỹ và đọc DĐTC mặc dù diễn đàn này tuyệt đối không bàn về chuyện VN. Sau VN là các cộng đồng Việt tại Canada và Úc, rồi tới các quốc gia Tây Âu như Đức, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Anh Quốc,... Disqus cũng cho thấy nhiều con số lạ, chứng tỏ dân Việt ngày nay đã có mặt đông đảo trên khắp thế giới. Như diễn đàn này đã có cả chục ngàn lượt coi tại những xứ lạ như Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Thụy Điển, Na Uy, cả Nga luôn. Ngoài ra cũng đã có tới gần 400.000 lượt coi rải rác trên mấy chục quốc gia khác, đặc biệt là tại đông nam Á (Thái, Indonesia, Singapore,...) và các nước đông Âu cũ. Về chuyện tiền bạc, cũng phải xin thưa Disqus đã từng đề nghị với kẻ này, cho họ quảng cáo trên diễn đàn và kẻ này sẽ được chia tiền huê hồng; còn không cho họ quảng cáo thì sẽ phải đóng 'hụi chết' mỗi tháng cho họ. Huê hồng chẳng biết bao nhiêu, có đủ ăn một tô phở 'hallal' của Việt Thảo hay không, nhưng kẻ này không thể đồng ý cho quảng cáo, vì không thể tưởng tượng nổi cảnh độc giả đang đọc tin thời sự chính trị nghiêm chỉnh, bất thình lình thấy quảng cáo ... quần áo lót phụ nữ thì sẽ ... tiêu tùng. Đành phải hy sinh tô phở để có tiền mỗi tháng đóng hụi chết cho Disqus đi ăn phở giùm mình. Thật ra, cái áo giáp bảo vệ kẻ này hữu hiệu nhất chính là việc không lệ thuộc tiền bạc, chẳng ai có thể mua chuộc hay áp lực gì được. Chẳng phải sợ ai hết. Chẳng cần bẻ cong ngòi bút để lấy lòng ai. Đến ngưỡng cửa tám bó, chuyện vui là còn đầy đủ... 'tứ khoái': ăn, ngủ, đọc và viết. Thế là đủ! Kẻ này xin gửi lời tạ ơn chân thành nhất đến quý đồng hương đã chiếu cố, chịu khó đọc bình luận luôn luôn... quá dài của DĐTC. Wá dzài, wá dzai, tuy chắc không đến nỗi wá dzở! Nói đến chuyện cám ơn, tất nhiên kẻ này không thể quên các độc giả đã góp ý đủ kiểu, đủ loại, hết sức hữu ích để mọi người hiểu rõ hơn, có cái nhìn đa dạng hơn nữa. Một số không nhỏ các độc giả thích đọc DĐTC chính vì muốn đọc những góp ý đa dạng mà nghiêm chỉnh đó. Cái thú của những góp ý đó là đã không có những sỉ vả, phỉ báng cá nhân của đám đá cá lăn dưa, hay những câu chửi bới thô tục tiếng 'Đan Mạch' làm bẩn mắt người đọc (thành thật xin tạ lỗi dân Đan Mạch, ý tôi dĩ nhiên không dám nhắm dân Đan Mạch thật!). Tất cả các diễn đàn của cộng đồng tị nạn ta đều công bố những nội quy khá gắt gao trong mục đích bảo vệ giá trị của diễn đàn, nhưng thực tế thì rất ít diễn đàn đã chấp hành những nội quy nghiêm chỉnh đó. Một số khá lớn các diễn đàn đã hiểu sai vấn đề 'tự do ngôn luận', ngần ngại không muốn 'kiểm duyệt' các góp ý, để nhiều người thiếu tư cách, lạm dụng, nhẩy vào chửi bới lung tung, nhiều khi thô tục bẩn thỉu đến mức khó tưởng tượng nổi, may mà dân Mỹ không đọc được tiếng Việt chứ không thì ê mặt cả cộng đồng, cả mấy ngàn năm văn hóa của dân ta. Về chuyện góp ý, DĐTC có lúc đã nhận được tới đâu 7-800 góp ý trong một tuần (thời gian trước bầu cử tổng thống năm 2020), nghĩa là trên 100 góp ý mỗi ngày, với nhiều góp ý dài lê thê lướt thướt toàn chuyện cà kê dê ngỗng. Vì nhu cầu kiểm duyệt, kẻ này hiển nhiên không có cách nào có đủ thời giờ đọc hết trong khi còn phải dành thời giờ đọc tin tức, viết bài và lo chuyện riêng tư, gia đình, nhà cửa, ăn ngủ, đi bác sĩ, đi mua thuốc, rồi uống thuốc đúng giờ,... Do đó, đã yêu cầu quý độc giả tự chế, góp ý ít hơn, ngắn hơn, và nhất là góp ý trực tiếp liên quan đến chủ đề của bài bình luận, tránh dành giựt nhẩy vào loan tin sốt dẻo mới nhất vì diễn đàn này không phải là báo tin tức, tránh chuyện cà kê dê ngỗng, hi hello bạn bè (có vài anh chị còn dùng góp ý của DĐTC để ... 'tán tỉnh' nhau, hẹn hò nhau đi ăn, đi nhẩy đầm,... !!!). Hầu hết các độc giả thông cảm ngay và tiếp tay với kẻ này, giảm bớt hay rút ngắn các góp ý. Nhưng cũng có vài người bất cần, tiếp tục viết lang bang, tràng giang đại hải. Hình như coi DĐTC là 'của mình', coi mình có toàn quyền tự do ngôn luận, muốn viết gì thì viết và bổn phận của Vũ Linh chỉ là post lên thôi. Post chậm một vài tiếng đồng hồ là bị chất vấn ngay "góp ý của tôi đâu?". Cho đến khi bị DĐTC không đăng vì không có thời giờ đọc hết, thì họ nổi cơn tam bành lục tặc vì chạm tự ái, trở mặt, quay qua sỉ vả VL này và lại còn hô hào bạn bè tẩy chay DĐTC luôn. Ăn không được thì muốn đạp đổ. Rất tiếc, họ đã bị cấm cửa cùng lúc với một số người khác chỉ muốn vào diễn đàn để quậy phá. Vắng mợ chợ vẫn đông, chẳng ai buồn tiếc gì. Nói đi cũng phải nói lại, được nhiều góp ý không phải là chuyện không tốt, trái lại, kẻ này đã học hỏi được rất nhiều qua các góp ý đa dạng đó, kể cả học thêm được tiếng Việt! Diễn Đàn cũng không thể quên ơn nhiều độc giả đã đóng góp bài vở qua Bài Khách, với nhiều tin tức, dữ kiện và bình luận thực sự hết sức giá trị, có nghiên cứu và phân tách công phu và nghiêm chỉnh qua việc tham khảo nhiều tài liệu, làm tăng hẳn giá trị của diễn đàn này. DĐTC cũng xin cám ơn các cơ quan ngôn luận khác, từ các báo đến radio, YouTube, các diễn đàn và cá nhân đã giúp phổ biến lại các bài vở của DĐTC, cũng như nhiều độc giả đã chuyển gửi bài của DĐTC qua emails riêng. Tuy nhiên, ở đây cũng phải nói ngay, nhiều người tuy giúp phổ biến bài của DĐTC, nhưng cũng tự ý thêm mắm muối, tương chao xì dầu vào, hay tự ý kèm thêm hình ảnh hay lời bàn Mao Tôn Cương của họ vào. DĐTC trân trọng cám ơn quý vị đã phổ biến bài nhưng làm ơn, xin đừng kèm theo những cái 'đóng góp tự nguyện' đó. Nhất là khi DĐTC tuyệt đối KHÔNG bao giờ viết bài bình luận có kèm theo những hình ảnh hay phụ chú sỉ vả, bôi lọ bất cứ cá nhân nào, kể cả những người 'đánh' VL mạnh nhất. Ở đây, xin phép được nhắc lại một lần nữa: DĐTC là diễn đàn gọi là 'mở', có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể vào DĐTC bất cứ lúc nào để đọc bài mà không cần ghi danh, làm thành viên, trả tiền lệ phí gì. Chỉ cần 'click' vào trang của diễn đàn: https://diendantraichieu.blogspot.com/ Về bài mới, bình thường thì cứ mỗi sáng thứ bẩy là có. Quý độc giả cũng có thể đọc, sao chép, đăng lại, chuyển các bài trên DĐTC cho bất cứ ai, bằng bất cứ phương tiện nào mà không cần 'xin phép' DĐTC gì hết, chỉ xin vui lòng ghi nguồn Diễn Đàn Trái Chiều và tác giả Vũ Linh thôi. Cũng xin đừng quá sáng tạo, sửa đổi hay thêm bớt gì. DĐTC không thể không nhắc tới 3 vị ân nhân của diễn đàn, 3 người mà VL này tuyệt đối chẳng hề quen biết, cũng chẳng biết tên tuổi trước khi ra diễn đàn. - Vị thứ nhất là một người VL mới được gặp và cùng đi ăn trưa cả hai năm sau khi DĐTC đã ra mắt. Đây là 'cố vấn kỹ thuật', chuyên gia về IT, người đã kiên nhẫn chỉ dạy VL cách điều hành diễn đàn, cũng là 'chuyên gia' sửa chữa những trục trặc kỹ thuật cho DĐTC. - Vị thứ nhì là người đã vẽ ra 'logo' của DĐTC, một logo không thể nào ý nghĩa hơn: một mũi tên màu xanh -màu xanh dương đậm cũng là màu biểu tượng của đảng DC Mỹ- to tướng chạy về phía 'tả', tượng trưng cho truyền thông cấp tiến loa phường Mỹ, trong đó có một mũi tên nhỏ màu trắng, không đỏ cũng chẳng xanh, chạy 'trái chiều' về phiá 'hữu', tượng trưng cho tiếng nói lí nhí của DĐTC; nhìn chung, đó là một ngòi bút tượng trưng cho ngành thông tin văn hóa. Cho đến giờ, tôi vẫn chẳng biết vị ân nhân này là ai, ở đâu, làm gì, đẹp gái hay xấu trai,... - Và vị thứ ba là anh 'Thinh Pham', mà cho đến nay tôi cũng vẫn chẳng biết là ai, là người đã chịu khó bỏ rất nhiều công ghi lại link của gần 500 bài kẻ này viết cho Việt Báo, vì sợ sau khi VL ngưng hợp tác với VB, những bài này sẽ biến mất. Công trình của anh Thinh Pham, quý độc giả có thể thấy ngay trong trang Lưu Trữ. Click vào đó, sẽ đọc được những bài VL viết từ 2007 với Việt Báo. Một lần nữa, xin đa tạ sự giúp sức của những vị này. Đều là những người đã chia sẻ quan điểm của VL về vai trò của cá nhân, chẳng có gì quan trọng nên chẳng cần khoe tên tuổi, mặt mũi. Mới đây, trên hệ thống emails của cộng đồng, một độc giả thân hữu (LV) đã viết, nguyên văn "Blogger Vũ Linh, theo tôi, cũng là một sự vĩ-đại khác của nước Mỹ trong cộng đồng tị-nạn người Việt Nam ở hải-ngoại; một mình chống chọi và thách đố tất cả sự dối trá, gian xảo của truyền-thông và trí-thức Việt hải ngoại...với kiến-thức dồi dào và lý luận sắc bén của mình, có căn cứ, để mang lại tính trung thực của tin tức và cảnh tỉnh mọi giới đồng bào". Thật ra, không phải là VL này "một mình" làm gì đâu, mà còn có cả mấy chục ngàn độc giả cùng 'chiến tuyến', có cả trăm độc giả cùng góp sức qua các góp ý, cũng như không biết bao nhiêu người khác giúp phổ biến bài của DĐTC. Tất cả mỗi tuần đều cố hóa giải những bóp méo, xuyên tạc thô bạo của đám truyền thông loa phường Mỹ được một đám vẹt tị nạn nhai đi nhai lại, khiến cộng đồng rối trí trong hỏa mù phe đảng. Nói cho trọn, số lượt coi khá lớn, một phần cũng nhờ có nhiều độc giả thù ghét DĐTC, cố đón đọc mà lại đọc rất kỹ, tìm từng typo sai, chi tiết trật, tìm kẽ hở nhỏ nhất để công kích và sỉ vả. Cũng tốt thôi. Các cụ ta đã dạy, người chỉ trích ta, nếu chỉ trích đúng, có thể là thầy của ta. Đáng tiếc là cho tới nay, trong số những người hay tung emails sỉ vả DĐTC và cá nhân VL, kẻ này vẫn chưa thấy ai đáng mặt thầy, không kể một số người thuộc loại 'thầy' về khả năng tìm lỗi typo. Hầu hết chỉ là những loại chửi hạ cấp, vô học, rẻ tiền, hay thô tục, chỉ phơi bày trình độ và tư cách người chửi cho thiên hạ thấy rõ thôi. Không kể những sỉ vả tục tĩu, những công kích khác cũng không khá hơn bao nhiêu, nhiều khi thấy thật khôi hài, đáng buồn cho trình độ của những người công kích hơn là đáng giận. Họ công kích VL này là "cây viết mướn của VC", là "loa phóng thanh của CH", là "phân tích kiểu làm cha người Mỹ", "tự cho mình giỏi hơn triệu triệu dân Mỹ", "vua fake news", là "dốt tiếng Anh", là "giỏi tiếng Anh mà láo xạo khai dốt tiếng Anh",... mà tuyệt đối chưa một lần nào đưa ra được một bằng chứng cụ thể nào, chỉ toàn là chửi đổng khơi khơi để tự sướng. Công kích là quyền của họ, nhưng chửi đổng vô bằng chứng chỉ là hành động vô trách nhiệm vớ vẩn, coi thường thiên hạ, không đáng mất thời giờ để ý. Sự thật là cho tới nay, chưa có một người nào có khả năng chỉ trích hay phản bác một cách nghiêm chỉnh và thuyết phục, đáng đọc và suy nghĩ. Một con vẹt ra cái điều hiểu biết hơn người, tự cho mình biết rõ lý lịch VL, chê VL này tuy có bằng cao nhưng bất tài, không nghề ngỗng, phải đi viết nhảm kiếm tiền sống qua ngày. Vậy sao? DĐTC đọc miễn phí, VL chẳng có ông chủ nào trả lương hay tiền nhuận bút, không nhận huê hồng của Disqus, không có quảng cáo gì trên DĐTC, chẳng ai trả tiền theo số người 'subscribe' hay 'like', cũng chẳng nhận tiền của đảng CSVN hay đảng CH Mỹ, hay đảng CIA hay đảng MAGA nào, kiếm tiền sống qua ngày bằng cách nào? Chửi bới tố cáo vô tội vạ lăng nhăng bất cần bằng chứng dường như là sở trường của đám vẹt tị nạn, vì không còn 'tài' nào khác. Đáng buồn! Nói cho ngay, kẻ này khuyến khích những con vẹt không thích VL nên phản bác quan điểm của VL để giúp cộng đồng có cái nhìn bao quát hơn, đa dạng hơn, nhưng làm ơn, nên cố gắng nhiều hơn, phản bác cho ra phản bác, nghiêm chỉnh, cho đáng đọc, không làm nổi thì pha bình trà, uống cho trôi cục tức, rồi 'làm thinh' đi, đừng làm phiền thiên hạ với những chửi bới hạ cấp vớ vẩn nữa. Phải nói kẻ này coi như đã thành công, được nhiều người đọc. Nhưng chuyện thật sự đáng mừng hơn cả là nhiều người đọc, đó là bằng chứng rõ ràng nhất là trong cộng đồng đã có rất nhiều người muốn mở rộng cái nhìn, không nhắm mắt đọc hay nghe tin một chiều, bất kể chiều nào, mà cũng muốn tìm hiểu những vấn đề thời sự Mỹ dưới nhiều cách nhìn khác biệt. Thời đại của quần chúng nhắm mắt nghe, đọc và tin theo truyền thông một chiều đã thật sự cáo chung. Dân Việt ta trong cũng như ngoài nước, bây giờ sáng suốt hơn vậy nhiều. Quý vị làm thông tin trong cộng đồng không nên coi thường thiên hạ quá đáng, không nên nghĩ mình có cái micro muốn nói gì cũng được, hay có cây bút, muốn viết gì cũng xong. Thiên hạ không lên tiếng than phiền không có nghĩa là họ đồng tình hết. Họ ở Mỹ, đọc báo Việt, coi TV Việt vì không có lựa chọn nào khác khi Anh ngữ chưa hoàn hảo, nhưng đọc và nghe truyền thông vẹt không có nghĩa là họ đã tin và nể trọng. Giúp cho quý độc giả thấy được một cách nhìn khác, đó chính là mục đích, là lý do tại sao DĐTC ra đời. Nhiều độc giả phe đảng, tố cáo diễn đàn này và VL nói riêng thuộc loại cuồng mê Trump. Sự thật không hẳn như vậy. Kẻ này không chối cãi chuyện ai cũng biết, là VL có quan điểm bảo thủ, ủng hộ đảng CH và TT Trump, không sai tuy kẻ này không cảm thấy mình cuồng ai hết, do đó thường có quan điểm trái với cái mà kẻ này gọi là truyền thông loa phường mà dân sống trong các chế độ CS rất quen thuộc: suốt ngày bị cái loa đầu phố lải nhải tin chính thức lúc nào cũng là tin tốt nhất cho đảng và Nhà Nước, không còn gì khác. Kẻ này có quan điểm 'trái chiều' với loa phường, nhưng đó là chuyện cá nhân nhỏ. Chuyện quan trọng hơn là nhu cầu của thiên hạ, của cộng đồng là phải làm sao nghe được, đọc được những tin tức mà cái loa phường đó giấu nhẹm; làm sao nghe được, đọc được những diễn giải, bình luận khác với giọng điệu, quan điểm một chiều, hay tệ hơn nữa, những tin láo, tin xuyên tạc và tin phịa của những người vì tính phe đảng, đang cố nhồi vào đầu thiên hạ, mà một đám tị nạn tự xưng là nhà báo cung cúc nhai lại, nhưng sự thật chỉ là một đám vẹt mà khả năng chỉ đạt tới mức dịch báo và đài Mỹ theo Gú Gồ, hay bắt bẻ lỗi typo thôi. Người ta nói hiểu biết là sức mạnh nội tại vô địch. Có hiểu biết mới nhận định được chuyện gì đúng, chuyện gì sai, mới biết trong cái xứ dân chủ tự do này, đi bỏ phiếu cho chuyện gì, cho ai, cho đảng nào. DĐTC cung cấp cho cộng đồng sự hiểu biết đầy đủ đó khi đưa ra những tin bị giấu nhẹm, những quan điểm bị xuyên tạc, bóp méo. Để quý độc giả thấy được cả hai mặt của vấn đề, cái mặt mà loa phường nhai lại từ Nhà Nước DC, từ đảng DC, và cái mặt mà loa phường và Nhà Nước đó giấu nhẹm. Trong chính trị, không có quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai. Nhưng hành động chính trị thì đương nhiên có đúng, có sai. Nói cách khác, ủng hộ cấp tiến chống bảo thủ, ủng hộ Biden chống Trump, hay ngược lại, ủng hộ bảo thủ chống cấp tiến, ủng hộ Trump chống Biden, tự nó, không có gì sai hay đúng. Quyền lựa chọn của mỗi người. Nhưng ủng hộ Biden và chống Trump bằng cách tố cáo Trump có lợi tức bạc tỷ mà gian trá chỉ đóng có 750 đô thuế là sai, hay tố cáo Trump xúi dân uống thuốc rửa cầu tiêu để chống COVID là sai. Hay ủng hộ Biden rồi nói Biden hoan nghênh dân tị nạn Việt vào Mỹ là sai. Sai vì đó là xuyên tạc láo, không lương thiện, lừa người thiếu hiểu biết, khinh thường họ Một điểm nhiều độc giả đã nêu lên, thắc mắc tại sao Vũ Linh này không chường mặt ra cho thiên hạ biết mình là ai? Thật ra, kẻ này vẫn giữ quan điểm cố hữu, cá nhân chẳng là gì hết, chẳng ai có nhu cầu phải biết VL là ai, mặt mũi như thế nào, già trẻ cao lùn mập ốm ra sao, địa chỉ ở đâu, trình độ học thức cỡ bác sĩ hay tiểu học Cầu Kho, gia cảnh ra sao, con cháu ba đời của cụ nghè nào, sanh ra ở làng nào, thích rau muống luộc hay giá sống. Quý độc giả sẽ không bao giờ thấy những đấm ngực tiếu lâm kiểu như bài viết nào cũng phải ký tên 'tiến sĩ luật VL', hay 'bác sĩ cảm cúm VL', hay 'kỹ sư quét chợ VL',... Cũng sẽ không bao giờ thấy 'VL, Đại Học Harvard', hay 'VL, Tiểu Học Bà Chiểu' hết. Tôi không mang cái mặc cảm tự ti hay tự tôn đến độ phải khoe bằng cấp hay khoe trường học mỗi lần viết bài gì. Mà cái bằng bác sĩ cảm cúm liên quan gì đến bình luận thời sự Mỹ? Ngay cả chuyện DĐTC phản bác một vài bài viết của người khác, cũng chỉ là phản bác quan điểm nêu lên trong những bài đó, chứ không bao giờ là công kích cá nhân những người đó. DĐTC không bao giờ 'tấn công' cá nhân các tác giả đó, không bao giờ biết hay muốn biết, hay đề cập đến gia cảnh, bố mẹ, vợ con, chú bác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, tuổi tác của những người đó. Chỉ vì theo ý kẻ này, điểm quan trọng không phải 'tác giả là ai' mà là 'tác giả viết cái gì, có đáng đọc hay không', thế thôi. Về cá nhân VL, có thể một ngày nào đó, nếu có nhiều độc giả DĐTC thật sự muốn biết, kẻ này cũng phải có trách nhiệm tinh thần 'khai báo lý lịch' với họ để khỏi phụ lòng tin của họ. Dù sao, cũng chỉ là chuyện nhỏ. Nhìn lại tất cả những sỉ vả, bôi bác, chửi rủa, cho dù rẻ tiền vớ vẩn, không đáng quan tâm, nhưng nghĩ lại, cũng chẳng hiểu tại sao mình lại muốn ... 'rước họa vào thân' như vậy. Đứng trước ngưỡng cửa tám bó, sao lại vẫn còn thích xiá vào chuyện thị phi để bị đánh? Đã đến lúc nghĩ lại, nên đi mua cần câu chưa nhỉ? theo diendantraichieu
  3. Mười Năm Tình Củ Tác Giả: Trần Quảng Nam Trình Bày: Xứ Việt
  4. Thơ Tình Thu Thảo Trải qua bao kiếp luân hồi Giờ đây mới được làm người trần gian Lúc nghèo khó khi gian nan Chứ đâu có được vẹn toàn như mơ Cái thời thuở bé ấu thơ Thời gian sức khỏe bao giờ thiếu đâu Thế nhưng mà thiếu chữ giầu Vô thân tứ cố chẳng đâu có tiền Đến khi cái tuổi trung niên Tiền với sức khỏe có liền với nhau Nhưng thời gian chẳng có đâu Đầu tắt mặt tối bù đầu ai ơi Đến khi đã về già rồi Tiền thì không thiếu với thời gian dư Nhưng mà sức khỏe cứ như Cây cối gặp bão nát nhừ còn chi Cho nên đời chẳng có gì Là được trọn vẹn như khi mơ mà Vậy nên tất cả chúng ta Hài lòng mà sống cùng là cười vui Trời cho ta có thế thôi Biết vừa biết đủ cuộc đời lên tiên !!! LL.05/01/22. Ảnh mạng. Nhu Le
  5. Binh Vuong Tết sắp về căn nhà trống mong manh Hoa nhú nở nơi đầu cành kẽ lá Rét cuối năm thêm từng cơn gió lạ Cuối năm về ta mong ước gì đây Nhớ ngày xưa ước vọng mới tràn đầy Đã rơi rớt sau từng ngày nắng chát Nỗi buồn cũng trôi chiều mưa nặng hạt Để cuối cùng chỉ còn lại số không Mơ gì đây??? Khi con nước Hòn chồng Đã theo sóng trôi theo về với biển Để ngày mới quên nỗi buồn tan biến Ta hỏi mình giờ mình hỏi lại ta Xuân đã về khoe sắc vạn loài hoa Chỉ duy nhất hoa Sống đời không nở Ai ngoài kia khéo đã đem tình lỡ Phủ lên xuân khi chưa nở hoa đời Đây vẫn còn một khát vọng xa xôi Mong bình yên với quãng đời còn lại Xin nhé mùa Xuân hãy tươi thắm mãi Khi con tim bị cào cước vẫn còn 5/1 #BV
  6. Nguyen Sơn Em về miệt thứ có buồn không Để lại dòng sông nắng vẫn hồng Để đêm anh nhớ ngày anh đợi Một mảnh trăng côi với bến sông Hôm ấy mưa xuân lất phất bay Nhớ em anh đếm đợi từng ngày Sao em quên bến sông năm cũ Lặng lẽ dòng trôi chẳng tỏa bày Đò chiều bến hạ nước sông trôi Vọng cổ sáu câu những bồi hồi Nhớ hôm xưa ấy em sang bến Tan nát tình anh trong đơn côi Anh vẫn nhớ em em biết không Bao nhiêu cỏ Nội với hương đồng Gió trăng trăng gió xuân xanh ấy Những buổi đợi em trên bến sông Yêu em không giám nói thành lời Năm qua tháng lại ngại ngùng ơi Để đêm xuân đến anh thương nhớ Mang nặng tình em cả cuộc đời. ẢNH MINH HỌA. đêm. 3/1/2023.
  7. Thơ Tình Thu Thảo Nguyen Sơn ẢNH MINH HỌA. hôm ấy mưa đông lất phất bay Gió mùa man mác lạnh vơi đầy Gió đông se thắt hồn cô quạnh Tan nát tình anh trong đắng cay Hôm ấy em đi chẳng trở về Pháo hồng áo cưới rợp bờ đê Bến sông hôm nọ anh trông đợi Con đò sang bến một chiều quê Em phụ tình anh phụ sao đành Chuyến đò rẽ lối bến sông xanh Thuyền hoa sang bến ai hôm ấy Theo người xứ lạ phụ tình anh Bỏ lại bến sông bỏ trăng thanh Bỏ những đêm thu gió trong lành Bỏ đò bỏ bến sông xanh lại Cả những tình anh lỡ sao đành Hôm ấy mưa đông lất phất bay Gió đông se lạnh suốt đêm ngày Bến sông quê ấy anh mong đợi Tan nát tình anh đếm từng ngày Đêm nay lất phất hạt mưa đông Nhớ lại người xưa má ửng hồng Đò chiều hôm ấy em sang bến Bỏ lại... mình anh... với bến sông.
  8. (Nguyễn-Xuân Nghĩa) Ước Mơ và Ác Mộng của Lãnh đạo Trung Cộng Nếu có phải viết về những mơ ước đầu năm, có lẽ mình nên nói về chuyện mộng mị - của Trung Cộng – như sau: Với các nước trên thế giới, không ai có thể nói về tương lai mà lại bỏ qua Trung Cộng, quốc gia có nền kinh tế đứng hạng nhì địa cầu nhờ có một phần tư dân số của nhân loại và đang mơ giấc siêu cường. Vì vậy, nhân buổi đầu năm mà nhìn vào tương lai, nhất là từ giác độ Việt Nam, xin hãy ngó vào Trung Cộng.... Mộng nhiều hơn mị. Trung Quốc đã qua ba chục năm cải cách kinh tế với tốc độ được đánh giá là ngoạn mục mà vẫn không giải quyết được bài toán nằm trong gia phả là địa dư hình thể của lãnh thổ. Mà nay, tốc độ ngoạn mục đó đã thành dĩ vãng. Bài toán địa dư hình thể là xứ này chỉ là một ốc đảo trù phú gồm có một phần ba lãnh thổ nằm bên vùng duyên hải. Ốc đảo vì ngoài biển Đông, khu vực này bị sa mạc, núi rừng và thảo nguyên bao vây ở ba góc còn lại. Miền Bắc là sa mạc Tây Bá Lợi Á và thảo nguyên Mông Cổ. Hướng Tây Nam là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Phía Nam là núi đèo rừng rú chia cách với Miến Điện, Lào và Việt Nam. Trung Quốc chỉ có hai hướng để thoát ra ngoài, hoặc tràn ra ngoài với binh đội, mà đều là những hướng vất vả: con đường tơ lụa qua ngả Tân Cương và… biên giới với Bắc Việt. Đa số người dân Trung Quốc sống trong ốc đảo miền Đông, khu vực còn lại là một sự trống trải hoang vu của các vùng chưa khai phá. Sau 30 năm tập trung lãnh đạo theo kiểu Mao Trạch Đông và bị khủng hoảng, từ 1949 đến 1978, 30 năm còn lại là từ 1979 đến 2008 vẫn chưa thể hội nhập các khu vực quá khác biệt này. Lý do chính khiến bốn kế hoạch phát triển các vùng nội địa được ban hành từ hơn 10 năm qua đều thất bại nằm trong hệ thống chính trị của Trung Cộng: nền độc tài đảng trị không chấp nhận dân chủ mà cũng chẳng muốn áp dụng thể chế liên bang như các nước có lãnh thổ quá rộng với quá nhiều dị biệt phải dung hòa với nhau. Bài toán của Trung Cộng nằm bên trong vì quá nhiều mâu thuẫn nội bộ. Nhưng ác mộng của lãnh đạo xứ này là xứ sở lại bị các nước sâu xé, hoặc bị dị tộc cai trị như đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Vì vậy, họ mắc bệnh "tự kỷ" (autism) trong hệ thần kinh là chỉ suy luận về thiên hạ sự từ góc độ của mình và khó hòa nhập với thế giới bên ngoài. Cụ thể là lối suy luận rằng nếu đảng độc tài có thể đem lại cơm áo cho người dân thì sẽ muôn năm trường trị và nhất thống giang hồ mà khỏi bị thiên hạ sâu xé. Không quốc gia nào trên thế giới ngày nay lại có âm mưu sâu xé ấy, kể cả đệ nhất siêu cường mắc nợ hiện tại là Hoa Kỳ, hoặc ba cường quốc lân bang là Ấn Độ, Liên bang Nga hay Nhật Bản. Nhưng người tự kỷ lại chẳng nghĩ như vậy nên vẫn sợ bóng sợ gió. Ngày nay, kết quả xảy ra hoàn toàn trái ngược: Trung Cộng không thể trở thành siêu cường toàn cầu vì có quá nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị ở bên trong. Nhưng vẫn gây ra mối nguy, hoặc ấn tượng về một mối nguy, cho thế giới khiến các quốc gia khác phải dè chừng. Trong khi về thực chất, hải quân Trung Quốc còn mất cả chục năm mới bảo vệ được vùng biển cận duyên và nhiều thế hệ mới kiểm soát được vùng biển viễn duyên để khống chế thiên hạ. Chưa có miếng mà đã sớm mang tiếng là một điều tai hại đã được nhắc đến trong... Binh thư Tôn Tử! Rồi cũng vì sự dè chừng của các nước, lãnh đạo Trung Cộng càng nghĩ rằng mộng mị của mình về chuyện bị liệt cường sâu xé là đúng, nên càng phải diễu võ dương oai. Chuyện lưỡi bò, Hạm đội Nam hải hay Hộ chiếu đặc biệt trên vùng chiếm đóng của nước khác là biểu hiện của tình trạng ám thị vì tự kỷ. "Thiểm quốc là cọp thật, chứ không phải cọp giấy đâu nhé!" Đâm ra sự hãi sợ của mình dẫn đến nỗi lo ngại của người và cứ thế nuôi nhau trong nghịch lý. *** Trong khi ấy, nền kinh tế như cái xe đạp của Trung Quốc - không lăn bánh thì đổ - đã chậm lại mà những dị biệt giữa các địa phương và thành phần dân chúng thì tiếp tục mở rộng. Mâu thuẫn giữa địa dư hình thể và hệ thống chính trị cùng chiến lược phát triển của ba chục năm qua đã dẫn tới một mâu thuẫn đặc thù Trung Cộng: càng tăng trưởng cao thì nội bộ lại càng phân hóa. Khu vực duyên hải cùng các thành phố lớn do Trung ương trực tiếp quản lý đã phát triển rất nhanh theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hóa – với màu sắc Tây phương, tức là ngoại lai, nhìn từ quan điểm văn hoá Trung Quốc. Các khu vực khiếm khai còn lại thì lẹt đẹt theo sau và đòi trung ương tái phân lợi tức, theo lý tưởng đại đồng cộng sản, nhưng “với màu sắc Trung Hoa”. Trung ương khó dung hòa các mâu thuẫn đó và tìm sự đồng thuận giữa các địa phương và phe phái bằng mẫu số chung nhỏ nhất cho nên không giải quyết được vấn đề, và phải trùm lên tất cả một tấm màn nhung của chủ nghĩa dân tộc. Đảng khôi phục lại danh dự và tự ái của Hán tộc đa số, và hội nhập toàn dân trong sự hài hòa, trước ý đồ đen tối của ngoại bang. Vì vậy, mâu thuẫn bên trong được khoả lấp bằng khẩu hiệu bài ngoại, tức là dẫn đến nghịch lý về đối sách của các nước. Dù chẳng muốn sâu xé Trung Quốc, các nước cũng không yên tâm về sức bành trướng kinh tế, ngoại giao và quân sự nên đều chuẩn bị cho kịch bản đen tối nhất, là có xung đột. Không quốc gia nào trên địa cầu lại vĩnh viễn duy trì được tốc độ tăng trưởng 9-10% một năm. Mà sự tăng trưởng của Trung Cộng lại chỉ có lượng chứ không có phẩm, vì bất công, không cân đối, thiếu phối hợp nên chẳng bền vững (bốn vấn đề xương tủy đó là do thế hệ lãnh đạo thứ tư nêu ra - là Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào). Khi cỗ xe đạp hết lăn bánh như xưa, là điều bắt đầu xảy ra, trung ương lâm thế kẹt. Đà tăng trưởng thiếu phẩm chất đã tích lũy nhiều vấn đề, như bất công xã hội, ô nhiễm môi sinh, bong bóng đầu cơ và núi nợ của khu vực công quyền, kể cả các ngân hàng của nhà nước. Khi lãnh đạo Trung Quốc muốn cải sửa thì kinh tế toàn cầu lại bị tổng suy trầm từ 2008 làm số cầu về nhập cảng giảm sút. Họ lại phải tống ga thúc đà tăng trưởng cho cỗ xe khỏi đổ. Mà càng bơm tiền thổi lên bong bóng và chất thêm nợ khó đòi và sẽ mất và càng khiến 15 tỉnh thành ở miền Đông chạy theo thế giới và bỏ mặc khu vực nội địa bên trong. *** Thế hệ lãnh đạo vừa được đưa lên thay thế có thể làm những gì? Một giải pháp cổ điển là lại bơm thuốc cường dương và, như con thiêu thân đi tìm ánh lửa, sẽ lao vào khủng hoảng. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương phải nói đến việc cải cách vì phẩm hơn lượng, và tương lai không còn thấy đà tăng trưởng của quá khứ, nên động loạn xã hội sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Giải pháp thứ hai là tập trung lại quyền lực vào tay trung ương để có những điều hợp một cách hợp lý hơn. Dù được thấy từ năm 2003, sau Đại hội 16, việc tập trung quyền lực cũng là điều bất khả vì ngày nay, chất keo sơn gắn bó mọi chuyện không phải là ý thức hệ hay lý tưởng cộng sản mà là tiền - và chỉ là tiền. Sức mạnh của các phe phái đang tranh giành ảnh hưởng bên trong có thể được đếm bằng tiền, là từ các cơ sở hái ra tiền, được phân bố cho tay chân và thân nhân các lãnh tụ ở trên. Có nằm mơ, tư bản chủ nghĩa hoang dại của Tây phương cũng không thể ngờ đến một thiên đường như vậy! Vì thế, Trung ương ở trên cùng chỉ là một tập hợp của nhiều phe nhóm và vây cánh nên không thể lấy loại quyết định xâm phạm quyền lợi phe nhóm mà chỉ có thể thỏa hiệp bằng sự bất động, nghĩa là duy trì nguyên trạng. Mà nếu như có thành, thì tập trung để đi về đâu? Để cải cách kinh tế và chính trị theo kịp thế giới văn minh hay để xoay vào trong theo tinh thần ái quốc kiểu Mao Trạch Đông? Hai hướng này đều được thử nghiệm - như Quảng Đông dưới quyền Bí thư Uông Dương hoặc Trùng Khánh dưới sự lãnh đạo của Bí thư Bạc Hy Lai - mà không thành. Giải pháp hay giả thuyết sau cùng thì nằm trong gia phả: hiện tượng hợp tan tụ tán trong mấy ngàn năm lịch sử của Trung Quốc sẽ lại tái diễn. Những vết nứt tự nhiên của địa dư hình thể đã mở rộng vì các thế lực tiền tài ở bên trong và sẽ dẫn tới cảnh tam phân, lục quốc như trong quá khứ. Ở trên cùng, Trung ương như một đấng Thiên tử tập trung mọi quyền hạn vào tay một cá nhân sẽ gào thét về tính ưu việt của Hán tộc và về các ý đồ mờ ám của thiên hạ mà chẳng thể cải cách được gì. Trong khi các thế lực tài phiệt đỏ đã xây dựng quan hệ với bên ngoài, khi hữu sự thì họ có bãi đáp kinh doanh ở ngoại quốc. Nhìn xem "Thái tử đảng" - đám con cháu của các đại công thần cách mạng - ngày nay giàu có đến mức nào, trải thảm an toàn ở nơi nao, thì ta đoán ra sự thể của năm bảy năm tới.... Vì vậy, lưỡi bò hay hộ chiếu có phải là chuyện mộng mị không nào? Lời chúc đầu năm ở đây: "lãnh đạo Hà Nội sớm thấy ra sự mộng mị của Trung Quốc mà tìm ra hướng khác." Lời chúc ấy cũng lại là một chuyện mộng mị! __ (Bài viết trên Việt Báo từ… cuối năm 2012, sau Đại hội 18, trước khi Tập Cận Bình chính thức xuất hiện như Thiên tử) theo dainamaxforum
  9. Nhạc và lời: Trúc Hồ Trình bày: Xứ Việt
  10. Hình bên: hàng binh Cờ Đen theo quân Pháp - sau này lại phản! VIỆT-HOA LÝ SỰ: Nguyễn-Xuân Nghĩa (Việt Báo Xuân Tân Mão 2011) Quý vị thích nhắc tới lịch sử, bèn xin nói về chuyện giặc: Từ thế kỷ 21 mà nhìn lại Trung Quốc, ta nên nhớ đến hai chứ không phải một biến cố Tân Hợi! Mà cả hai biến cố đều có ảnh hưởng đến Việt Nam.! Nhưng thế nào là lý sự? Về lý và sự, thì sau khi nhắp chén tra xuân, xin hãy nói về sự việc trước, đến lý luận sau.... Đúng 160 năm trước, ngày 11 Tháng Giêng năm 1851, Hồng Tú Toàn nổi dậy tại Quảng Đông và mở ra phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Phong trào mang hình thức tôn giáo (chỉ hình thức thôi) vì Hồng Tú Toàn là thầy đồ theo Công giáo, và áp dụng 10 điều răn của đạo Ky Tô trong chương trình cách mạng "Phản Thanh, Phục Minh và Diệt Tham Ô". Do sự bất mãn của người dân, phong trào lập tức lan rộng như vệt thuốc súng. Trong sáu tháng đã làm chủ 16 tỉnh và hơn 600 thị trấn ở miền Nam Trung Quốc và lấy Nam Kinh làm thủ đô. Thực chất thì đây là nội chiến khiến nhà Mãn Thanh kiệt quệ, từ 20 đến 50 triệu người bị giết, một trong nhiều kỷ lục lịch sử báo hiệu những tổn thất sinh linh sau này, của thời Mao. Nhưng yếu tố tôn giáo của vụ này khiến chúng ta hiểu vì sao mà ngày nay lãnh đạo Bắc Kinh lại sợ giáo phái Pháp Luân Công như... sợ tà! Thời ấy, nếu tiếp tục đánh thì Hồng Tú Toàn đã có thể làm chủ cả Trung Nguyên. Nhưng, đạo binh chân đất của ông lại dừng chân xây dựng "chính quyền cách mạng" trong vùng "giải phóng". Và mâu thuẫn nội bộ - vụ thanh trừng và tàn sát tại "Thiên Kinh" năm 1856 - đi cùng chất hoang tưởng của cuộc cách mạng nửa đạo nửa đời khiến Thái Bình Thiên Quốc tàn lụi dần sau gần 15 năm tồn tại. Rồi bị nhà Mãn Thanh tiêu diệt. Hồng Tú Toàn tự tử năm 1864, đư đảng tan rã và chạy dạt về Quảng Tây và Vân Nam.... Đã bị suy yếu bởi Chiến tranh Nha phiến năm 1840-1842, nhà Đại Thanh lụn bại dần và không đương cự nổi với áp lực của "Liệt cường".... Nhưng bên trong xã hội, tinh thần bình đẳng và sự kiện đám dân khởi nghĩa dám thách đố chính quyền trung ương trong hơn chục năm có đưa tới những suy nghĩ mới trong tâm tư dân chúng. Yếu tố tâm lý ấy góp phần dẫn đến biến cố Tân Hợi kia: tia lửa bật lên từ một đoạn đường xe lửa do Thanh triều giao cho ngoại quốc khai thác đã dẫn tới vụ khởi nghĩa Vũ Xương rồi cuộc Cách mạng năm 1911. Cách mạng lật đổ nhà Mãn Thanh, xoá bỏ chế độ quân chủ mấy ngàn năm và lập ra nền Cộng Hoà. Đó là Trung Hoa Dân Quốc. Cuộc Cách Mạng Tân Hợi ảnh hưởng đến các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, từ Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu năm 1912 với chủ trương "Khôi phục Việt Nam và kiến lập Việt Nam Cộng hòa Dân quốc" cho đến Việt Nam Quốc Dân Đảng sau này... Chuyện ấy, chúng ta đều biết. Nhưng lại ít chú ý đến biến cố Tân Hợi kia của Hồng Tú Toàn. Riêng có việc dư đảng Thái Bình Thiên Quốc đã có mặt và tham gia vào nỗ lực chống Pháp trong hoàn cảnh kỳ lạ của nước ta là điều đáng nhắc lại. Đấy là lúc mình nhớ tới Lưu Vĩnh Phúc. *** (Hình trong Việt Báo Xuân: Lưu Vĩnh Phúc, tự Uyên Đình - với mũ mão Mãn Thanh. Sinh năm 1837 tại vùng đất hoang vu miền Nam mà các Nho thần Mãn Thanh cho là khu vực ma quỷ và man di, mọi rợ, Lưu tòng quân với tàn dư của Thái Bình Thiên Quốc rồi cầm đầu đám Giặc Cờ Đen, trở thành lãnh chúa vùng Lào Cai của Việt Nam trước khi tham gia chiến cuộc giữa quan Pháp và Mãn Thanh trên đất Việt. Sau này, Lưu Vĩnh Phúc là Tổng binh tại Quảng Đông rồi Tổng thống của Đài Loan trước khi tạ thế vào năm 1917.) Như Tôn Dật Tiên sau này - hay Hồng Tú Toàn trước đó - Lưu Vĩnh Phúc là người gốc Hẹ (Hakka hay "Khách Gia"), cũng sinh tại Quảng Đông và là tay chọc trời khuấy nước. Sinh năm 1837 trong một gia đình nghèo khốn, Lưu Vĩnh Phúc có lúc làm... quyền Tổng thống Đài Loan Dân Chủ Quốc, là Cộng Hoà Đài Loan dân chủ vào năm 1895 khi đất này bị nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản và nổi lên đòi độc lập. Ngày nay, trên đường phố Đài Bắc vẫn còn con đường và trường học mang tên Vĩnh Phúc và cả di tượng của ông ta! Từ xuất xứ bần hàn - mù chữ và đói ăn, rời Quảng Đông dạt qua Quảng Tây làm thuê rồi làm giặc - đến thời lẫy lừng làm Tổng binh rồi Tổng trưởng Dân đoàn Quảng Đông và Tổng thống Đài Loan, Lưu Vĩnh Phúc đã thành danh tại Việt Nam dưới lá cờ đen. Thủ lãnh của đám thổ phỉ ta gọi là Giặc Cờ Đen, Lưu Vĩnh Phúc là tay đánh mướn đã "hoạt động" tại Việt Nam từ 1865 đến 1885. Và lập thành tích là trong 10 năm hai lần giết chết hai tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Hà Nội: Đại úy Francis Garnier năm 1873 và Hải quân Đại tá Henri Rivière năm 1883. (Hình trên Xuân Việt Báo: Cầu Giấy của Hà Nội - nơi Francis Garnier bị phục kích và giết chết ngày 21 tháng 12 năm 1873 rồi Henri Rivière vào ngày 19 tháng 5 năm 1883. Triều Tự Đức sợ Pháp trả thù bèn xưng thần và... cầu cứu Mãn Thanh!) Sinh tại Khâm châu của Quảng Đông - nay thuộc Quảng Tây - Lưu Vĩnh Phúc xiêu tán trong đói rách và làm thuộc hạ Ngô Lăng Vân, một bại tướng của Thái Bình Thiên Quốc tại miền Nam nước Tầu. Sau khi Lăng Vân bị giết, Lưu đi ăn cướp và quay lại đầu thú con của Lăng Vân là Ngô Côn rồi bắt đầu sự nghiệp Việt Nam - khi đó còn có tên là Đại Nam. Sự nghiệp ấy là làm thổ phỉ dưới lá cờ đen. Vừa để kiếm ăn vừa tránh sự truy nã của Thanh triều. Trong khi kiếm ăn thì lực lượng chỉ có 500 mạng của Lưu Vĩnh Phúc đã tranh hùng với các tộc trưởng người Hmong - mà ta ưa gọi là Mèo - trên vùng thượng du và trung du miền Bắc. Thế rồi, vì một thủ lĩnh người Hmong lại đòi chống quân binh Đại Nam, triều Nguyễn bèn chính thức ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức "Cửu phẩm Bách hộ". Và cho bình định khu vực nhiễu nhương này! Nhờ cái thế đó, Lưu Vĩnh Phúc đòi chiếm luôn thị trấn Lào Cai để khai thác, thu thuế và kết nạp tàn dư của Thái Bình Thiên Quốc bị nhà Thanh rượt qua từ bên kia biên giới. Có lạ không nào? Chúng ta có một khu vực hiểm trở, là nơi sinh sống của các sắc dân thiểu số, nơi tung hoành của nhiều đám ăn cướp có võ trang và là nơi tảo thanh của hai triều đình đều cùng suy yếu là nhà Thanh, nhà Nguyễn! Và triều Nguyễn của ta phong chức cho một đám thổ phỉ Tầu để an dân... Trong khu vực đó đã có lúc nổi lên ba lá cờ, nào cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, cờ vàng của Hoàng Sùng Anh (cháu của Ngô Lăng Vân, thủ lãnh cũ của Lưu Vĩnh Phúc) và cờ trắng của Bàn Văn Nhị... Nhưng chưa hết lạ! Sau khi diệt được quân Cờ Vàng, Lưu Vĩnh Phúc được nhà Thanh bảo trợ, phong tước, nên vui vẻ gióc tóc theo kiểu Mãn dù đa số quân Cờ Đen là người Tráng, người Chuang! Nghĩa là trong khu vực bất trị ấy, thủ lãnh Cờ Đen được cả hai triều Thanh và Nguyễn phong tước! Năm 1873, Phò mã Hoàng Tá Viêm của ta còn đề nghị cho y lên chức Phòng ngự sứ - may mà triều Tự Đức không cho! (Cờ đen của "Hắc kỳ quân" thật ra là màu đỏ viền đen - Hình chiến lợi phẩm tịch thu năm 1885, hiện trưng bày trong viện Bảo Tàng Quân Đội Pháp tại khu Invalides ở Paris. Ở giữa là chữ "lệnh". Lưu Vĩnh Phúc nằm mơ thấy mình là "Hắc hổ Tướng quân" tái sinh nên chọn cờ hiệu màu đen!) Năm 1873 đó cũng là lúc Pháp tấn công thành Hà Nội. Chuyện ấy khiến ta cần lùi về nhìn lại... Đọc cho vui, thì năm 1873, nhà văn Pháp Jules Vernes xuất bản cuốn "Vòng Quanh Thế Giới trong 80 Ngày". Cuốn truyện được đăng từng kỳ từ năm trước và dựng ra hai nhân vật "chủ-tớ": nhà quý tộc Anh Phileas Fogg và người làm Jean Passepartout người Pháp. Cốt truyện là đọc nhật trình thấy tin Ấn Độ vừa có thêm một đoạn xe lửa, ông Fogg đánh cược với bằng hữu trong Câu lạc bộ Cải Cách một số tiền trị giá 20.000 Anh kim - nay tương đương hơn hai triệu Mỹ kim. Rằng ông có thể đi vòng quanh thế giới nội trong 80 ngày.... Truyện này, ai mà không biết? Nhưng chi tiết phù du ấy lại tiêu biểu cho hai chuyện: Đế quốc Anh đã mạnh rồi mà nước Pháp thì còn lẹt đẹt trên đường chinh phục thiên hạ. Quả thật như vậy ở ngoài đời - và trong lịch sử! Trong lịch sử, Trung Quốc bị liệt cường Âu Châu tấn công lần đầu là từ nước Nga vào cuối đời Minh đầu nhà Thanh. Sau đó trên cao điểm của cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, Đế quốc Anh nhiều lần gõ cửa đòi giao thương - thiết lập bang giao và thương mại - từ 1793 tới 1816 mà không toại nguyện. Từ đấy Anh mới có hai mũi giáp công, tôn giáo và thuốc phiện, kết thúc với cuộc Chiến tranh Nha phiến và Hiệp ước Nam Kinh năm 1842. Sau khi chiếm Ấn Độ năm 1856, Anh đẩy tiếp đà bành trướng cùng các "liệt cường khác".... Trong các liệt cường Âu Châu, Pháp chậm chân hơn cả dù đã đầu tư rất nhiều vào Nguyễn Ánh thời nội chiến với Tây Sơn. Chuyện đầu tư không thành, Thái tử Cảnh không thọ và sự vụng về của Pháp trong vụ nổi loạn của Lê Văn Khôi tại Gia Định dưới thời Minh Mạng còn dẫn tới phản ứng cấm đạo của triều đình. Sau đó nội tình Pháp cũng hỗn loạn trong nhiều thập niên cho tới Đệ nhị Đế chế của Napoléon Đệ Tam năm 1851. Khi tranh đoạt quyền bính, ông Hoàng đế này mắc nợ Giáo hội Công giáo, lại có bà vợ rất sùng đạo. Vì vậy, thương nhân, các tay phiêu lưu cùng các nhà truyền giáo cố lôi kéo chính quyền vào Đông Dương. Lần đầu Pháp gõ cửa là bằng đại bác bắn vào Đà Nẵng (1858), và các nhà truyền giáo thì khuyên Hải quân Pháp tiến thẳng ra Bắc khai thác sự bất mãn của dư thần nhà Lê chống lại triều Nguyễn tại Huế. Thật ra, sĩ quan Hải quân Pháp chẳng mấy ưa lời khuyên của các vị thừa sai. Họ muốn chuyện thiết thực hơn: chiếm các vựa lúa miền Nam để uy hiếp triều đình Huế. Lại còn nghe các thương nhân chỉ cho một ngả tắt đi vào Trung Quốc, bằng sông Mekong, hầu bắt kịp sự chậm lụt của Pháp trước đà bành trướng của Anh! Lầm lẫn về địa dư khiến Pháp đánh Nam kỳ Lục tỉnh rồi mới thấy việc thông thương với Trung Hoa chỉ có thể thực hiện qua sông Hồng, chứ không phải sông Mekong! Vì vậy, sau khi uy hiếp miền Nam, chiếm ba tỉnh miền Đông rồi miền Tây, Pháp mới nhìn lên miền Bắc. Một tay tứ chiếng là Jean Dupuis còn cho biết rằng Vân Nam có nhiều kim loại khoáng sản quý, có thể khai thác và chuyển về Hà Nội, đưa xuống Hải Phòng, v.v... Từ 1872, Pháp chuẩn bị tấn công miền Bắc. Mục tiêu là vào tới Vân Nam. Không ngoa ngụy chút nào vì đường xe lửa đầu tiên của Pháp, thiết lập năm 1910, chính là để nối liền Hà Nội với... Vân Nam Phủ! Nó là cụ cố nội của đường xe lửa cao tốc ngày nay của Hà Nội. Mà chẳng ngẫu nhiên chút nào khi Bắc Kinh đã có sẵn các dự án xây dựng khu kinh tế biên vực với Việt Nam, ở Vân Nam hay Quảng Tây. Khi ấy, Vân Nam và Quảng Tây còn là vùng đất hoang, nơi tung hoành của mọi lực lượng võ trang! Và khi ấy, nước Nam ta đã có... ba đầu. Lực lượng viễn chinh Pháp làm chủ Nam kỳ, triều đình Huế chỉ cầm cự được ở Trung kỳ và Bắc kỳ thực tế vượt khỏi tầm kiểm soát của triều Nguyễn. Chiến sự miền Bắc được quyết định bởi quân Pháp ở Sàigòn, bởi triều Nguyễn ở tại Huế, và một đám thổ phỉ dưới sự theo dõi của triều đình Mãn Thanh! *** Tức là việc tranh hùng giữa Đế quốc Pháp và nhà Đại Thanh thực tế diễn ra trên lãnh thổ Đại Nam và qua 10 năm giằng xé thì thu gọn vào chiến trường Bắc kỳ. Đấy là lúc tướng quân hai mũ Lưu Vĩnh Phúc - tay thổ phỉ được cả triều Thanh và Nguyễn sử dụng - trở thành hào kiệt! Quân Cờ Đen có lúc là lực lượng... cứu quốc! Nhớ chuyện xưa - nghe cứ như trong một bài điếu văn: khi triều Tự Đức nghĩ đến cách nương vào Trung Quốc, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh gửi mật sớ lên Thanh triều: "Nước Nam và nước ta tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy mấy tỉnh ở về phía bắc Hồng Hà". Bởi vậy nhà Thanh mới sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây, sau lại sai quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân qua tiếp ứng! Đó là lý do khiến ngoài đám giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, Bắc Kinh phái thêm bốn vạn quân của hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây qua đánh Pháp! Rốt cuộc thì lãnh thổ Đại Nam thành địa bàn giao tranh giữa quân Thanh và quân Pháp trước sự lúng túng của triều đình. Vì nội loạn và kiệt quệ, nhà Mãn Thanh đành ký hòa ước Thiên Tân với Pháp vào năm 1883 để thừa nhận là nhường chủ quyền trên đất nước ta cho thực dân Pháp. Tang chứng rành rành, rằng ta là một thuộc quốc của Tầu! Thời ấy, một bậc văn võ toàn tài, có nhiều công lao chống giặc và trừ loạn của nước Nam là Ông Ích Khiêm đã than phiền việc tướng tá của ta không ngăn được giặc Pháp mà phải thuê giặc Tầu: Áo chúa cơm vua đã bấy lâu Ðến khi có giặc phải thuê Tàu! Từng phen võng giá mau chân nhẩy Ðến bước chông gai thấy mặt đâu? Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu. Ai ôi hãy chống trời Nam lại Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu! Chuyện bi thảm trong ngàn điều bi thảm: Ông Ích Khiêm về sau bị tù và chết trong ngục Bình Thuận, có khi vì độc dược. Lý do: chống hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Thời điểm: 1884, khi Pháp nuốt hết Việt Nam với "Hòa ước" Giáp Thân! Sau đấy, nghĩa là sau này, ta lại tái diễn sai lầm cũ khi Cộng sản Việt Nam mượn quân Tầu đánh Tây đánh Mỹ và lần này thì chưa biết là làm sao thoát vì đảng Cộng sản Việt Nam tự nhận là phụ dung của đảng Cộng sản Trung Quốc. Mà Trung Quốc thời nay lại không mục nát rệu rã như nhà Mãn Thanh thời xưa. Chuyện trăm năm trước chính là chuyện ngày nay!... Khác với ngày xưa có giặc Cờ Đen, nay ta có giặc cờ đỏ nằm ngay trong triều đình Hà Nội! *** Nhưng đầu Xuân sao nói chuyện buồn? - Đành xin tạ tội bằng một bài thơ vui. Số là sau khi Francis Garnier bị giết năm 1873, Tổng đốc Hà Nội là Trần Đình Túc phải vâng mệnh triều đình hoà hoãn với Pháp và tổ chức lễ truy điệu. Cụ Tam nguyên Yên Đổ, là bậc đại khoa Nguyễn Khuyến, được cử ra viết bài văn tế, sau này được Lãng Nhân Phùng Tất Đắc ghi lại trong cuốn Giai thoại Làng nho: Than ôi! Một phút sa cơ, ra người thiên cổ Nhớ ông xưa: Cái mắt ông xanh, cái da ông đỏ Cái tóc ông quăn, cái mũi ông lõ Đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó Ông đeo súng lục-liên, ông đi giày có mỏ Ông ở bên Tây, ông sang bảo-hộ Ông dẹp Cờ Đen, để yên con đỏ Nào ngờ: Nó bắt được ông, nó chặt mất sỏ Cái đầu ông kia, cái mình ông đó Khốn-khổ thân ông, đ... mẹ cha nó!... Nay tôi: Vâng lệnh quan trên, cúng ông một cỗ Này chuối một buồng, này rượu một hũ Này xôi một mâm, này trứng một rổ Ông có linh-thiêng, mời ông xơi hộ Ăn uống no say, nằm cho yên chỗ Ới ông Ngạc Nhi ơi! Nói càng thêm khổ! Ngày xưa, các cụ phiên âm tên của Garnier ra Ngạc Nhi, ta nên nhắc lại cho đời sau khỏi quên. Cũng cần nói lại là sau vụ phiêu lưu và làm ẩu của Francis Garnier tại miền Bắc năm 1872, ông bị chính phủ Pháp quy cho là có trách nhiệm chính. Nhưng sau này, đầu năm 1983, thi thể của Garnier được khai quật, được hỏa táng. Lọ tro cốt được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp tại Sàigòn ngày hai tháng Ba năm 1983 và được chuyển về Pháp sau đó để chôn cất tại quận sáu của Paris trước một đài kỷ niệm ở công trường Camille Julian. Ngày nay, tên Francis Garnier còn được dùng cho một chiến hạm vận tải nhẹ của Hải quân Pháp. Sau khi cho Lý Thái Tổ đội mũ bình thiên của Trung Quốc, bao giờ Hà Nội sẽ ra lệnh cho dân ta làm giỗ... Lưu Vĩnh Phúc? theo dainamaxforum
  11. Chia Xa Tác Giả: Trần Công Hoan Trình bày: Xứ Việt
  12. Bình Minh Sẽ Mang Em Đi Nhạc ngoại quốc lời Việt: Đàm Vĩnh Hưng Trình bày: Xứ Việt
  13. Nguyễn-Xuân Nghĩa (Việt Báo Xuân Giáp Ngọ 2014) ĐIỂM LẬT NĂM NGỌ: Nguyễn Hoàng Mở Nước Lịch sử thổi cánh buồm ký ức vào tương lai. Nhưng còn tùy vào người lèo lái! Sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc kỳ tài về văn học với khối lượng trứ tác rất lớn. Truyền thuyết về ông, kể ra rất nhiều, từ sấm ký đến những lời khuyên chiến lược. Ông nhìn xa hơn thời đương đại của mình khi có lời khuyên "Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân". Bậc đại trí có thể đã chỉ nhiều việc cho nhiều người, nhưng phải là bậc kỳ tài thì mới từ lời khuyên làm thành chuyện lớn. Lời khuyên của Nguyễn Bình Khiêm được một bậc kỳ tài hiểu ra và khai triển thành bước ngoặt cho lịch sử nước Nam. Bậc kỳ tài đó là Nguyễn Hoàng, bước ngoặt đó là vào năm Mậu Ngọ, 1558, một điểm lật ta đáng ghi nhớ lại trong một năm Ngọ. Nguyễn Hoàng không chỉ đi lánh nạn Trịnh Kiểm, ông anh rể đã từng khuông phò thân phụ mình là Nguyễn Kim, rồi lại giết anh mình là Nguyễn Uông. Vượt rặng Hoành Sơn, ông mở ra thời đại mới cho nước Nam, nơi mà kẻ đội mũ nho quan, các nho thần, hết còn là trí tuệ duy nhất. Sinh năm 1525, Nguyễn Hoàng là viên tướng tài, sợ bị Trịnh Kiểm nghi ngờ và sát hại nên sau lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhờ người chị là Ngọc Bảo xin họ Trịnh cho mình vào trấn nhậm Thuận Hoá từ năm 1558. Từ Nguyễn Hoàng trở về sau, Đại Việt đã mở mang lãnh thổ, Nam tiến rồi Tây tiến, vào đến tận Hà Tiên, Cà Mau để tạo ra hình thể Việt Nam ngày nay. Ta nhớ lại: Đàng Ngoài của Vua Lê Chúa Trịnh vào quãng 1640-1650, vẫn còn đất của họ Mạc, họ Vũ (Chúa Bầu). Đàng Trong thì mới có Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Còn lại là đất của dân Chàm ở phía Nam, các sắc dân Thượng ở phía Tây, vây quanh là Đế quốc Chân Lạp (Khmer). Trong 210 năm Trịnh-Nguyên phân tranh, từ 1558 cho đến khi họ Trịnh tiêu vong tại Bắc Hà vào năm 1786, trọng lực của nước Nam hết xuất phát từ miền Bắc như từ mấy ngàn năm trước. Đàng Trong thành cường quốc Đông Nam Á, buôn bán với Trung Hoa, Nhật Bản, giao tiếp với thương nhân Âu Châu và hội nhập nhiều sắc dân của vùng đất mới vào thế giới của người Việt. Có thể kể ra nhiều lý do thành công của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và nhiều đời Chúa về sau. Nào là địa dư hình thể, sự phì nhiêu của đất đai từ Quảng Nam xuống tới lưu vực Cửu Long, nào là sức chiến đấu của những người theo chân các chúa đầu tiên, họ giỏi thủy chiến và tượng binh, lại sớm dùng pháo binh với võ khí tiếp nhận được từ Bồ Đào Nha, v.v..... Nhưng thật ra, yếu tố chính của sự thành công vẫn là tinh thần của lãnh đạo. Vùng đất mới của các Chúa không là đất hoang mà đã có người ở, là lãnh thổ của Chiêm Thành, của các sắc dân miền Thượng và của Đế quốc Chân Lạp. Đấy cũng là nơi mà cư dân đã có tín ngưỡng và tập tục riêng, có khác với nếp sống Bắc Hà. Dụng võ thôi vẫn chưa đủ. Các Chúa không mở đất mà mở nước. Các đời Chúa đem theo Phật giáo – Nho thần chưa đủ đông để lập đền thờ Khổng tử! – có tinh thần dung dị hơn. Vì vậy, đất thiêng của các Chúa là nơi có mật độ chùa chiền cao nhất, khởi đầu là Chùa Thiên Mụ do Nguyễn Hoàng dựng lên từ năm 1601. Ngôi chùa cũng là một tiêu biểu của tinh thần ở Đàng Trong: hòa chung với văn hóa bản địa của dân Chàm thành nét tín ngưỡng riêng. Đó là về phần hồn. Về ngôn ngữ, chúng ta bị đứt đoạn khá lâu nên không hiểu vì sao chữ Nôm đã xuất hiện đầu tiên vào đời Trần (giữa thế kỷ 13) mà qua thời Nguyễn Trãi thế kỷ 15, Nguyễn Bỉnh Khiêm thế kỷ 16, như đi vào giấc Đông miên khá dài Rồi bung lên với những văn tài của thế kỷ 18 và 19. Trong mấy thế kỷ, thứ tiếng bị khinh là nôm na thông tục có thể là phương tiện truyền đạt phổ biến nhất tại Đàng Trong: không thể phát triển nếu không có ngôn ngữ hợp nhất, khi Hán văn của phần tử ưu tú chưa lên ngôi thống trị. Chúng ta thiếu hẳn một cuốn văn học sử của Đàng Trong. Sau đấy, các ông vua đời Nguyễn tôn sùng chữ Hán đã khép hai thế kỷ phân ly như ngoặc đơn để chứng tỏ nhà Nguyễn là một nối tiếp hợp lý và không hề đứt đoạn của nhà Lê. Như Nguyễn Huệ sau này cũng là nhân vật tiêu biểu của Đàng Trong, trước khi bị đời Nguyễn chụp mũ Ngụy Tây và sử gia Cộng sản tôn là anh hùng của giai cấp nông dân! (Khi đó, “ý thức giai cấp” theo định nghĩa của Marx chưa hề xuất hiện). Nói chung, cả hai triều đại này đều đánh giá sai công trình của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Một nhắc nhở bất ngờ là từ nhà bác học Lê Quý Đôn của Đàng Ngoài. Cuối thế kỷ 18, sau khi Chúa Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc tấn công và chiếm đất Thuận Hóa của Đàng Trong, năm 1776, Lê Quý Đôn được bổ vào đó làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ. Ông có dịp ghi lại nhiều chi tiết nhất về vùng đất bị Bắc Hà cho là thiếu văn minh. Trong Phủ Biên Tạp Lục, ông ca ngợi như sau: "Họ Nguyễn trước kia chuyên giữ một phương, chỉ mở thi hương, chuyên dùng lại tư, không chuộng văn học, ít thu lượm được người tuấn dị... Thế mà văn mạch ở đất này lại dằng dằng không dứt, thật đáng khen." Văn mạch đó là gì? Các Chúa Nguyễn đào tạo người "tuấn dị" để trị nước ra sao, chúng ta biết quá ít! Sang tới kinh tế và địa dư chính trị thì vì hình thể, vùng đất này là nơi có truyền thống hàng hải, đã buôn bán và tiếp xúc với đủ loại người. Trên dải đất hẹp của miền Trung, các Chúa buôn bán với nước ngoài để tạo thêm sức mạnh kinh tế. Vào đến Châu thổ Cửu Long thì từ Hà Tiên lại thêm ngả giao thương qua Vịnh Xiêm La. Không thiếu gì thương nhân hay sứ thần Nhật Bản đã là phò mã của các Chúa. Nhưng kinh tế hay thương mại không thể giải thích tất cả. Các chúa mở nước chứ không làm con buôn, và có tinh thần "dung hợp", sau này là bản sắc Đàng Trong. Không kỳ thị mà sống chung với mọi người. Tinh thần dung hợp khiến Đàng Trong là đất dung thân cho nhiều người tài như Đào Duy Từ bị Bắc Hà kỳ thị vì là con nhà phường chèo và phạm luật Hồng Đức của triều Lê. Tinh thần đó cũng thuần hóa mọi thành phần tứ chiếng và Đàng Trong là nơi tiếp nhận các "thuyền nhân" - người tầu - đầu tiên của Đông Nam Á: nạn dân hay cựu thần nhà Minh qua lánh nạn ở nước ta được quyền sống bình đẳng, để cùng dân ta góp phần khai phá lãnh thổ. Từ điểm lật năm Ngọ 1558, chân trời Đại Việt hết là không gian hai chiều Nam Bắc mà mở rộng đến Nhật Bản, Đông Nam Á và tiếp cận với dân Âu Châu. Từ ngàn năm Bắc thuộc qua 600 năm độc lập, đến các Chúa thì giới lãnh đạo nước ta hết coi Trung Hoa là mẫu mực, Khổng Nho hết là khuôn phép dạy dân và trị nước có giá trị nhất. Thật ra, có người đã không hài lòng với khuôn mẫu Khổng Nho. Chính Nguyễn Bỉnh Khiêm như ông viết trong bài Ngụ Hứng: "Nho quan tự tín đa thân ngộ" – đội mũ nho, thân đã lầm nhiều! Sau Trạng Trình 200 năm, Lê Quý Đôn cũng có nêu ý cải sửa. Nhưng người lèo lái con thuyền vẫn chửa nhìn ra: họ chỉ nhìn vào chính mình. Lịch sử lại tái diễn, sau khi thống nhất đất nước từ năm 1802, vua Gia Long trở về khuôn mẫu cũ mà đội mũ nhà nho cho cả nước, còn khắt khe hơn thời Lê, vốn đã tự Hán hóa quá mạnh so với các đời Lý, Trần. Chưa đầy 60 năm sau là nước Việt không đương cự nổi với Âu Châu, và nước ta mất độc lập. Lần này, điểm lật cũng là Mậu Ngọ. Năm 1858, thời Tự Đức, quân Pháp và Tây Ban Nha bắn vào Đà Nẵng, làm hệ thống cũ rụm rã từng mảng và 25 năm sau dân ta bị Pháp đô hộ!. Chúa hùng mà vua hèn là vậy. ___ (Bài viết cho Việt Báo Xuân Giáp Ngọ 2014) Hình minh diễn: Bản đồ Việt Nam quãng 1760 qua ghi nhận của Âu Châu. theo dainamaxforum
  14. BBC News Tiếng Việt (December 09, 2019) Một nghiên cứu hiếm có về ‘quân Trung Quốc tại Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ’ sắp được nhà xuất bản đại học Oxford ấn hành đầu năm 2020. Sách The Dragon in the Jungle: The Chinese Army in the Vietnam War của giáo sư Xiaobing Li, đại học Central Oklahoma, Mỹ, sử dụng nguồn tài liệu từ phía Trung Quốc. Tác giả từng phục vụ trong Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Một số chi tiết được ‘bật mí’ từ cuốn sách sắp ra mắt: Ngày 9/6/1965, những người lính Trung Quốc đầu tiên sang Bắc Việt. Từ 1965 tới 1970, Trung Quốc đưa 320.000 lính sang Việt Nam để giúp đỡ Bắc Việt. Thời gian phục vụ của những người lính Trung Quốc khác nhau. Ví dụ, có đơn vị phòng không thì chỉ ở lại một năm, còn các kỹ sư làm đường quốc lộ, đường sắt có thể ở lại từ ba tới năm năm. Từ 1968, Trung Quốc cũng cử 110.000 lính sang Lào. Những người lính Trung Quốc, khi quay về nước, không có cuộc sống hạnh phúc vì không được kể về thời gian ở Việt Nam, không có lương hưu. Tháng 8/1973, người lính Trung Quốc cuối cùng về nước. 1.715 lính Trung Quốc đã thiệt mạng, 6.400 bị thương ở Việt Nam. Còn tại Lào, 269 lính Trung Quốc thiệt mạng. Từ 1964 tới 1973, Trung Quốc cung cấp 60 tỉ nhân dân tệ viện trợ quân sự cho Việt Nam. Từ khi Liên Xô cung cấp khí tài cho Việt Nam, ảnh hưởng của Trung Quốc bắt đầu bị giảm dần, vì Bắc Kinh không thể cạnh tranh với vũ khí tối tân hơn của Moscow. Việc bộ đội Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam như thế nào, rất khó tìm được các bài nghiên cứu của Việt Nam. Năm 2014, có bài Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ứng xử ngoại giao mẫu mực của ông Nguyễn Khắc Huỳnh, đăng ở báo Thế giới & Việt Nam, có đoạn hiếm hoi: "Sau khi thành công trong việc đề nghị Liên Xô giúp đỡ về vũ khí phòng không, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục trực tiếp sang Trung Quốc. Người và Ban lãnh đạo cùng tính toán: Việt Nam không đề nghị Liên Xô gửi bộ đội phòng không, bộ đội tên lửa và quân tình nguyện vào giúp, nhưng với Trung Quốc thì khác. Ta cần bộ đội phòng không, công binh làm đường... vào giúp vì khu vực cần bảo vệ chống máy bay Mỹ khá rộng, khối lượng đường sá cho mấy tỉnh miền Bắc rất lớn." "Chủ tịch Hồ Chí Minh sang gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông ở thành phố Trường Sa - tỉnh Hồ Nam (ngày 16-5-1965). Người nêu đề nghị về lực lượng phòng không và làm đường. Mao Chủ tịch trả lời ngay: “Các việc đó theo lệnh của đồng chí Chủ tịch, chúng tôi xin bao"." Cuốn sách của Xiaobing Li, của NXB uy tín hàng đầu là NXB Đại học Oxford, hứa hẹn sẽ là tài liệu rất quan trọng để tìm hiểu về một khía cạnh trong Cuộc chiến Việt Nam. theo dainamaxforum
  15. Lịch sử ghi là từ năm Mậu Thân 1788, Càn Long đã sai Tổng đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị cùng kiện tướng Mãn Thanh lấy lý cớ phò Lê cho ba quân đưa Lê Chiêu Thống qua chiếm Thăng Long. Tháng 11 năm đó, từ Phú Xuân Nguyễn Huệ bèn lên ngôi là Quang Trung Hoàng Đế, và Bắc tiến để phản công với chiến thắng Đống Đa mùa Xuân Kỷ Dậu 1789. Nhớ chiến công lịch sử này, xin không đợi Tết mà cùng đọc lại “Bài Ca Bình Bắc” của Vũ Hoàng Chương, trong tập Hoa Đăng, xuất bản 1959 tại Sàigòn: BÀI CA BÌNH BẮC Kể từ đấy Mặt trời mọc ở phương Ðông, ngùn ngụt lửa Mặt trời lặn ở phương Ðoài, máu chứa chan Đã sáu mươi ngàn lần … Và từ đấy cũng sáu mươi ngàn lần Trăng tỏ bóng nơi rừng cây đất Bắc Trăng mờ gương nơi đồng lúa miền Nam Ruộng dâu kia bao độ sóng dâng tràn Hãy dừng lại thời gian Trả lời ta - Có phải? Dưới vầng nguyệt lạnh lùng quan ải Dưới vầng dương thiêu đốt quan san Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại Mà chí lớn dọc ngang Mà nghiệp lớn huy hoàng Vẫn ngàn thu còn mãi Vẫn ngàn thu người áo vải đất Quy Nhơn Ôi người xưa Bắc Bình Vương Ðống Ða một trận năm đường giáp công Ðạn vèo năm cửa Thăng Long Trắng gò xương chất, đỏ sông máu màng Chừ đây lại đã xuân sang Giữa cố quận một mùa xuân nghịch lữ Ai kia lòng có mang mang Ðầy vơi sầu xứ - Hãy cùng ta Ngẩng đầu lên, hướng về đây tâm sự Nghe từng trang lịch sử thét từng trang Một phút oai thần dậy sấm Tan vía cường bang Cho bóng kẻ ngồi trên lưng bạch tượng Cao chót vót năm mầu mây chiêm ngưỡng Dài mênh mông vượt khỏi lũy Nam Quan Và khoảng khắc Ðổ xuôi chiều vươn ngược hướng Bao trùm lên đầu cuối thời gian Bóng ấy đã ghi sâu vào tâm tưởng Khắc sâu vào trí nhớ dân gian Một bành voi che lấp mấy ngai vàng Ôi Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải Muôn chiến công, một chiến công dồn lại Một tấm lòng, muôn vạn tấm lòng mang Ngọn cờ vung, bao tính mệnh sẵn sàng Người cất bước, cả non sông một dải Vươn mình theo – dãy Hoành Sơn mê mải Chạy dọc lên thông cảm ý ngang tàng Cùng chồm dậy đáp lời hô vĩ đại Chín con rồng bơi ngược Cửu Long Giang Người ra Bắc, oai thanh mờ nhật nguyệt Khí thế kia làm rung động càn khôn Lệnh ban xuống, lời lời tâm huyết Nẻo trường chinh ai dám bước chân chồn Gươm thiêng cựa vỏ Giặc không mồ chôn Voi thiêng chuyển vó Nát lũy tan đồn Ôi một hành ca hề, gào mây thét gió Mà ý tướng, lòng quân hề, bền sắt tươi son Hưởng ứng sông hồ giục núi non “Thắt vòng vây lại” tiếng hô giòn Tơi bời máu giặc, trăng liềm múa Tan tác xương thù, ngựa đá bon Sim rừng, lúa ruộng, tre thôn Lòng say phá địch, khúc dồn tiến quân Vinh quang hẹn với phong trần Ðống Ða gò ấy mùa xuân năm nào Nhớ trận Ðống Ða hề thương mùa xuân tới Sầu xuân vời vợi Xuân tứ nao nao Nghe đêm trừ tịch hề, máu nở hoa đào Ngập giấc xuân tiêu hề, lửa trùm quan tái Trời đất vô cùng hề, một khúc hát ngao Chí khí cũ gầm trong da thịt mới Vẳng đáy sâu tiềm thức, tiếng mài dao Ðèo Tam Ðiệp hề, lệnh truyền vang dội Sóng sông Mã hề ngựa hí xôn xao Mặt nước Lô Giang hề, là trầm biếc khói Mây núi Tản Viên hề, lọng tía giương cao Rằng: “Ðây bóng kẻ anh hào Ðã về ngự trên ngã ba thời đại” Gấm vóc giang sơn hề, còn đây một dải Thì nghiệp lớn vẻ vang Thì mộng lớn huy hoàng Vẫn ngàn thu còn mãi Ôi ngàn thu người áo vải đất Quy Nhơn Nay cuộc thế sao nhòa, bụi vẩn Lũ chúng ta trên ngã ba đường Ghi ngày giỗ trận Mơ Bắc Bình Vương Lòng đấy thôn trang hề, lòng đây thị trấn Mười ngã tâm tư hề, một nén tâm hương Ðồng thanh rằng: “Quyết noi gương” Ðể một mai bông thắm cỏ xanh rờn Ca trống trận thôi lay bóng nguyệt Mừng trời đất gió bụi tan cơn Chúng ta sẽ không hổ với người xưa Một trận Ðống Ða nghìn thu oanh liệt Vì ta sau trước lòng kiên quyết Vàng chẳng hề phai, đá chẳng sờn. theo dainamaxforum
  16. Sống 150103; Vùng Oanh Kích Tự Do Nguyễn-Xuân Nghĩa Xuân Từ Trong Ấy Mới Ban Ra Cầm tờ lịch như nghịch ngợm với quyền lực.... Khi bóc lịch, chúng ta tưởng là đếm thời gian mà chẳng hiểu gì cả.... Năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XIII cho ban hành tấm lịch mới để thay Lịch Julian của Hoàng đế Julius Ceasar đã có từ thời Đế quốc La Mã, 1627 năm về trước (năm 45 trước Công nguyên). Từ đó, tấm lịch thịnh hành nhất thế giới hiện nay mới có tên là Lịch Gregorian, mà ta vẫn gọi là Dương lịch. Trong khi lịch Julian lại có ảnh hưởng rất lớn của vầng nguyệt nên cũng có thể gọi là Âm lịch. Mà vẫn khác... lịch Ta. Về thời khoảng thì lịch mới khác lịch cũ ở một khoảnh khắc trung bình chỉ là 0,002% của một năm: một năm thông thường từ 365 ngày và sáu tiếng thì chỉ còn 365 ngày, năm tiếng, 49 phút và 12 giây - vỏn vẹn có 10 phút 48 giây. Khác có vậy thôi mà sao cũng đổi để phiền lòng thần dân bá tánh? Thật ra, khác biệt lớn nhất là cách phân bố khoảng thời gian ấy qua 12 tháng với mục đích ban đầu là tính ra lễ Phục Sinh cho sát ngày Xuân phân.... Xin hãy gọi mục tiêu đó thuộc về lễ nghi của tín ngưỡng, nhưng vẫn duy trì những quy ước sinh hoạt căn bản về canh tác mùa màng theo sự xoay vần của địa cầu chung quanh hai vầng nhật nguyệt. Phải 170 năm sau, năm 1752, Đế quốc Anh lần đầu tiên dùng Lịch Gregorian. Khi ấy, một trong mấy nhân vật thông thái nhất thời đại là Benjamin Franklin ở Hoa Kỳ dí dỏm nói đến điều mà chúng ta ở bên Mỹ có gặp một năm hai lần vì chuyện đổi giờ. Năm 1752 đó, Benjamin Franklin mới có 47 tuổi, còn trẻ lắm vì sẽ sống thêm 38 năm, mà đã tự coi là ông già... quậy. Có lẽ vì sự già dặn của tâm trí trong một tâm hồn rất thanh xuân. Bậc Quốc phụ trung niên đó của Hoa Kỳ bình như sau về chuyện Mẫu quốc đổi lịch: "Quả là rất vui cho một ông già vì có thể đi ngủ vào ngày hai Tháng Chín, rồi đến ngày 14 Tháng Chín mới phải thức giấc." Lý do là hệ thống lịch mới đã phóng 11 ngày vào không gian vô tận: có 11 ngày bị thủ tiêu cho tiện việc sổ sách! Thời đó, anh chị nào mà khai rằng em sinh vào ngày 10 Tháng Chín năm 1752 thì chắc chắn là man khai lý lịch. Trước đấy, Lịch Gregorian (hay Gregorius) cũng đã thủ tiêu 10 ngày.... Cũng do chuyện đổi thay ấy mà Tổ phụ của nước Mỹ là Georges Washington mới có hai lần sinh nhật: vào ngày sinh thật là 11 Tháng Hai năm 1731, rồi được toàn dân ăn mừng vào ngày 22 Tháng Hai.... *** Đầu năm tây, khi bóc tờ lịch mới, ta bâng khuâng nghĩ đến những đổi thay, và cách đánh dấu sự đổi thay. Ai đánh dấu?... Mà tại sao Tú Xương lại viết "Xuân từ trong ấy mới ban ra"? "Trong ấy" là trong kinh đô của nước An Nam tại Huế, và tấm lịch là do vua ban ra cho toàn dân theo đó mà sống. Nhưng khi ấy, nhà vua không có quyền và dân ta đã phải sống theo... lịch Tây. Khổ thật, mà hình như cũng tiện thật. Hình như thôi. Cầm tấm lịch mới, người viết này không muốn làm độc giả mệt trí mà luận về lịch pháp là các phương pháp làm lịch. Nhưng cố tình làm độc giả khổ tâm khi nói về pháp lệnh! Ngẫm lại thì từ khi nhân loại biết đếm, con người đã muốn đếm thời gian. Nếu suy cho đúng thì trước khi biết viết - để có ngôn ngữ - loài người đã phải biết đếm. Đếm con, đếm vợ, đếm gia súc và đấu gạo sau khi đã đếm con mồi từ buổi săn đầu ngày trong cõi hồng hoang. Những hệ thống đo đếm thời gian, kể cả thủ tiêu tháng ngày bất tiện như chúng ta vừa nhắc lại, thường có tính chất chủ quan độc đoán, và gây nhiều xáo trộn nếu áp dụng phương pháp thiếu khoa học. Không chỉ gây xáo trộn, người ta còn áp đặt một trật tự mới cho những người luyến tiếc chế độ cũ. Lịch sử môn lịch pháp hay lịch số của nhân loại ở phương Tây thường xuất phát từ óc tự mãn của các Hoàng đế. Chẳng vậy mà Augustus Ceasar bị châm biếm là quy định Tháng Tám (tháng Sextilis trong lịch Julian của tiên đế Julius Ceaser) cũng phải có 31 ngày. Vì thế mà hai tháng July và August đều có 31 ngày! Đấy chỉ là lời chọc cho vui của Johannes de Sacrobosco. Ông là một nhà tu, nhà thiên văn học và vị bác học của thế kỷ 14, đã góp phần sửa sai lịch Julian. Chứ thật ra tháng Sextilis cũng có 31 ngày. Sau các Hoàng đế mới là những tính toán hơn thiệt về tiện dụng của các Giáo hội, các Giáo hoàng hay Trưởng lão. Nhưng trước sau thì họ vẫn phải dựa vào sự hiểu biết của giới thiên văn học và toán pháp, vì thành phần khoa học này mới biết nhìn lên các tinh tú và cúi xuống tính nhẩm để nhân loại có thể sống hài hòa với thiên nhiên. Thế rồi, vì tầm nhìn ngắn ngủi của con người ở từng nơi, trước vũ trụ mênh mông bí hiểm bao trùm lên vạn vật, ta thấy loại lịch nào cũng có những bất cập và sai trệch, cho nên mới phải bày ra tháng đủ tháng thiếu hay năm nhuận tháng nhuận khá nhức đầu. Nói đến lịch vua ban cho nhà thơ Tú Xương và tấm lịch Tây mà ta bắt đầu phảỉ dùng, người viết này thấy ra một quy luật: dựa trên địa dư của từng khu vực, lịch pháp cũng là áp đặt chính trị. *** Lịch Ai Cập dựa trên mùa nước của sông Nile. Lịch Gregorian dựa trên sự đổi thay về khí hậu do ảnh hưởng của vầng dương trên Bắc Bán cầu. Chứ xuống Nam Bán cầu thì mùa Hè ấm áp của Tây lại là mùa Đông lạnh lẽo của Úc. Như Nam Mỹ ngày xưa thì xài lịch của dân Maya. Người Hy Lạp, người Tầu, người Ta và nhiều dân khác cũng có lịch riêng của mình.... Thế rồi khi lịch Gregorian được nước Anh áp dụng và truyền bá ra Âu Châu thì cũng là lúc người dân của lục địa này khống chế cả thế giới qua các thuyền buôn đi cùng pháo hạm. Tiến trình "toàn cầu hóa" như ta nói thời nay khởi sự từ thế kỷ 18, từ vai trò lấn át của Đế quốc Anh rồi các nước Âu châu cho đến Hoa Kỳ ngày nay. Toàn cầu hóa vì toàn cầu lần lượt cùng đếm ngày như nhau và loại bỏ dần tấm lịch cũ của mình... Chủ yếu là để làm ăn nói năng với nhau cho đúng hẹn đúng ngày. Như mãi đến năm 1923, Hy Lạp mới theo trào lưu tân tiến ấy. Còn Liên bang Xô viết thì chỉ dùng lịch Gregorian từ năm 1918, cho nên "Cách mạng Tháng 10" vào năm 1917 của Lenin mới là Tháng 11 dương lịch. Trước đấy, nếu các nước theo Công giáo như Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha vui vẻ dùng lịch Gregorian thì các nước theo Thanh giáo, Tin lành như Anh và Đức, hoặc theo Chính thống giáo tại phương Đông của Âu châu (Eastern Orthodox) như Nga thì ngần ngại vì coi đó là một âm mưu áp đảo của Giáo hội La Mã. Ngày nay, Chính thống giáo tại Nga vẫn còn dùng lịch Julian là vì lẽ đó. Thấy người viết này lóc cóc gõ bài cho đầu năm, khách có kẻ cắc cớ mới hỏi. Thế còn lịch Ta và lịch Tầu? Mẹ kiếp! *** Nỗi khổ cho các sử gia cùa Đông phương nằm dưới bóng rợp Trung Hoa là ta đếm thời gian theo... hình tròn. Cứ 60 lại xoay về vòng hoa giáp cũ. Ở trên cùng của cái ống tròn tròn đó, vẫn có vị Hoàng đế đã định ra mốc thời gian rất riêng tây của mình mà gọi là niên hiệu. Vì vậy, nếu thấy sử viết rằng năm Ất Mùi có biến cố gì xảy ra thì ta phải đếm lại, đó là năm Ất Mùi nào? Nghĩa là vuốt thời gian cho phẳng thì mới thấy được trước sau, cũ mới. Khốn khổ hơn nữa là khi thấy viết về chuyện xảy ra năm Vĩnh Lạc thứ sáu của Tầu hay Hồng Đức thứ tám của Ta! Vì còn phải xem Chu Lệ Vương bên Tầu lên ngôi là Minh Thành Tổ và lấy niên hiệu Vĩnh Lạc từ năm nào. Còn Bình Nguyên Vương Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế là Lê Thánh Tông đã lấy niên hiệu Hồng Đức từ năm nào? Ông vua được coi là anh minh này lấy hai niên hiệu, trước là sáu năm Quang Thuận (1460-1469) sau mới là 27 năm Hồng Đức, từ 1470 đến 1497. Mà những tên gọi như Minh Thành Tổ hay Lê Thánh Tông đều là miếu hiệu, tên để thờ sau khi mấy ngài mãn kiếp ta bà. Như vậy quả là sử gia rất khổ vì phải đếm lịch. Sau đó, cả nước còn khổ vì nạn kỵ húy, phải tránh dùng những tên mà người trên đã lấy. Tức là người trên cho ta cái quy ước sinh hoạt với nhau, mà lâu lâu lấy lại vài chữ. Cho nên ta mới phát minh thêm cái chữ điền thế, như Nhậm thành Nhiệm, Hoa thành Bông, Hoàng thành Huỳnh, rồi Võ Vũ linh tinh lẫn lộn.... Càng thêm phong phú vì chú tân binh ra võ trường tập bắn khi vị sĩ quan vào vũ trường lả lướt với đào! Trong cả ngàn năm, chúng ta đã sống tựa con sâu cái kiến như vậy và cả nước có đo đếm hoặc thiểu số có đi thi thì phải nằm lòng những quy ước loại trời giáng đó để khỏi lọt trường thi. Qua đến thế kỷ 20 thì cõi Đông phương màu hồng này còn tiếp nhận thêm một chân lý trời hành khác. Nó không là tấm lịch Gregorian mà là lý luận của Lenin. Khai triển triết lý tào lao của Karl Marx rằng hạ tầng cơ sở vật chất mới chi phối thượng tầng ý thức là chính trị, Lenin đảo ngược học thuyết của Fredrick Engels trong cuốn "Chống Duhring" bằng lập luận quái đản: phải có ý thức tâm linh đúng đắn trên thượng tầng. Vì lý luận sai về tư tưởng là chệch hướng về chính trị, là đi ngược quy luật tiến hóa, là xét lại và phản đảng. Các Hoàng đế ngày xưa chỉ ban tấm lịch từ Khâm thiên giám rồi ngồi khoanh tay mơ chuyện "vô vi nhi trị". Cóc làm gì hết mà cũng mưa thuận gió hoà. Cộng sản ngày nay thì mơ chuyện toàn trị - và kiểm soát từ cái đầu trở xuống! Từ đấy ta mới thấy Stalin, Mao Trạch Đông hay Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn hoặc Lê Đức Thọ thi thố cái tài áp đặt tư tưởng. Không chỉ đếm đúng ngày mà còn phải dùng đúng chữ và nói về chân lý bất di bất dịch từ trên ban xuống! Sau đó, nếu có đổi chữ, đổi lịch hay đổi tiền thì cũng chỉ là tất yếu, thường tình. Hèn gì, dưới các chế độ ấy, người ta dùng tiền như vàng mã trong ngày Thanh Minh! Đốt thả cửa cho một đám cô hồn. ----- Đăng lại một bài cũ trên báo SỐNG cho vui cửa vui nhà, như một lời chúc! theo dainamaxforum

×
×
  • Create New...