Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'vấn đề hôm nay'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Đêm qua, 22.3, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1 đã dừng chân trước rạp Công Nhân (Nhà hát kịch thành phố) nằm trên đường Trần Hưng Đạo (thuộc phường Nguyễn Cư Trinh), ra lệnh phá dỡ toàn bộ 5 bậc thềm có chiều ngang hơn 20 mét vì lấn chiếm vỉa hè. Ít ai biết rạp hát có tuổi đời gần 1 thế kỷ này từng là tài sản của một vị đại gia lẫy lừng Sài Gòn. Quang cảnh tháo dỡ các bậc thềm lấn chiếm vỉa hè trước rạp Công Nhân Ông Lê Quan Ba, một nhân viên kỳ cựu của Nhà hát kịch thành phố nói trong tiếng ồn của máy khoan: "Tôi năm nay đã được 83 tuổi thì 5 bậc thềm lên xuống rạp này đã có khoảng 80 năm". Ông Ba cho biết khi nghe tin lực lượng chức năng tháo dỡ bậc thềm, ông chạy từ trên lầu nhà hát xuống để nhìn nó lần cuối, vì bậc thềm này gắn bó nhiều kỷ niệm với ông từ khi còn nhỏ. Trong khi bậc thềm lần lượt bị phá dỡ thành đống gạch vụn thì ông Ba ngồi trên ghế nhìn chăm chú. Ông Ba cũng giới thiệu mình chính là cháu ruột của thương gia giàu có số 1 Sài Gòn thời xưa Nguyễn Văn Hảo (xem tiểu sử ông Nguyễn Văn Hảo ở cuối bài). Ông Hảo là người đã mua đất, bỏ tiền xây rạp hát này chỉ để phục vụ nhu cầu đam mê cải lương của mình. Ông Ba rất buồn khi thấy các bậc thềm bị tháo dỡ. Theo lời ông Ba kể, thời thơ ấu ông từng nghịch ngợm tại bậc thềm này cùng bạn bè, từng nhìn thấy những nghệ sĩ tài danh như Phùng Há, Năm Phỉ... bước lên những bậc thềm này để vào trong nhà hát biểu diễn. Tấm ảnh nghệ sĩ treo trước rạp để quảng cáo cho vở diễn mới cũng được nhân viên mang vào trong. Một người đàn ông khác cũng là nhân viên bán vé của nhà hát, nói: "Cũng may là hôm nay không có suất diễn. Rạp đang ế mà bị dọn dẹp như vầy là chết luôn". Đứng dưới tấm biển quảng cáo bán vé vở hài kịch vui nhộn nhưng nhân viên rạp hát không thể cười nổi Trước đây, rạp Công Nhân có tên là rạp Nguyễn Văn Hảo, được đại gia Nguyễn Văn Hảo xây dựng vào năm 1940. Thời đó đây là rạp hát hiện đại nhất Sài Gòn, được mệnh danh là "thiên đường cải lương" và được ví như "hàng không mẫu hạm" vì mức độ đồ sộ. 5 bậc thềm đi vào rạp cũng được xây dựng cùng lúc đó, có nghĩa là có tuổi đời đã 77 năm. Dù cho các bậc thềm có lịch sử gần 1 thế kỷ, chứng kiến bao nhiêu sự đổi thay, phát triển của thành phố nhưng vì nếp sống văn minh đô thị, ông Đoàn Ngọc Hải phải ra lệnh tháo dỡ, trả lại vỉa hè cho quận trung tâm thành phố. Theo Một thế giới Lời bình của nhà báo Huy Đức: QUYỀN CỦA DÂN VỀ TÀI SẢN Không phải tự nhiên, quyền lực công (cho dù hành chính hay tư pháp) đều phải được tiến hành theo đúng tố tụng. Một bản án, một phán quyết hành chánh mà vi phạm thủ tục tố tụng là có thể bị hủy ngay cho dù nó có đúng về nội dung. Cái bậc thềm này là tài sản của dân (có thể bây giờ nó thuộc về một pháp nhân, Nhà hát Kịch TP). Vỉa hè giờ đây có thể đã được mở rộng ra nhiều so với cách đây 80 năm khi rạp được xây. Nhưng, không vì thế mà có thể coi những bậc tam cấp đó đã lấn chiếm vỉa hè thay vì phải thừa nhận là nó đã "bị vỉa hè lấn chiếm". Để phục vụ "lợi ích của 90 triệu người"(như ông Hải hay ngoa ngôn) Nhà nước chỉ có thể trưng mua phần bậc tam cấp đó để mở rộng vỉa hè chứ không thể mang búa tới đập như cách làm của ông Hải. Mời xem Video: Thế lực nào trong Đảng đứng sau Đơn yêu cầu khởi tố & bắt giam Tổng BT Nguyễn Phú Trọng vào lúc này? Tôi chưa đọc hồ sơ của rạp Công Nhân để biết tình trạng sở hữu hiện nay ra sao. Nhưng, nếu đúng như những thông tin trong bài báo này thì tôi rất ngỡ ngàng. Không lẽ một người đã làm đến phó chủ tịch quận như ông Hải mà không biết những kiến thức sơ đẳng nhất về giới hạn của quyền lực công và quyền bất khả xâm phạm của dân về tài sản. Nếu nhà nước chưa trưng mua các bậc thềm này của rạp Công Nhân thì hành vi của ông Hải và "đồng bọn" đã vi phạm Điều 178 Bộ luật hình sự, "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác". Nếu ông được UBND quận I cử đi làm điều đó thì UBND quận I phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu ông tự ý làm thì ông phải chịu trách nhiệm cá nhân. Ngoài ra ông có thể bị truy cứu thêm tội "Lạm quyền khi thi hành công vụ"(Điều 282, BLHS). (Vấn Đề)
  2. Gần đây báo chí liên tục đưa tin về những công trình xây dựng không phép mọc lên như nấm ngay trung tâm thành phố ở Đà Nẵng. Điều đáng nói là những công trình này thi công rầm rộ trong một thời gian dài, nhưng chính quyền nơi đây không hề hay biết cho đến khi sự việc được phanh phui. Mà nghịch lý thay, khi bị phát hiện, những công trình này không hề bị xử lý mà còn được chính quyền hối thúc bổ sung hợp thức hóa giấy phép. Liệu chính quyền Đà Nẵng có dung túng cho những dự án này để thu lợi bất chính? Phải chăng chính vì những dự án “tiền trảm hậu tấu” như thế này, mà gần đây dư luận xôn xao xung quanh khối tài sản của Chủ tịch và Bí thư Đà Nẵng? Tất cả các công trình xây dựng trái phép này, đều được các cơ quan chức năng phát hiện sau khi xây dựng một thời gian dài. Có lẽ đây là nguyên nhân khiến nhiều chủ đầu tư tại thành phố này, liên tiếp xảy ra những sai phạm trong xây dựng. Điển hình là, dự án Khu phức hợp Trung tâm Thương mại và căn hộ cao cấp tại đường Như Nguyệt (Thuận Phước – quận Hải Châu – TP Đà Nẵng), do Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long làm Chủ đầu tư. Công trình không phép này được xây dựng rầm rộ trong nhiều tháng liên tục, chỉ cách trụ sở UBND TP Đà Nẵng khoảng 1km nhưng họ không hề hay biết. Khi phát hiện, thì công trình được xây đến tầng 3, tuy nhiên thay vì đưa ra các biện pháp xử lý triệt để, thì chính quyền Đà Nẵng chỉ đình chỉ thi công và cho phép chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục. Chủ tịch tỉnh Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ nói: “có một số dự án xin phép Thủ tướng chính phủ cho phép vừa làm thủ tục đầu tư, vừa vỡ móng xây dựng”. Khu phức hợp Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp bị ngừng thi công vì vi phạm. Font Size: | Một minh chứng khác là Dự án tổ hợp Căn hộ và khách sạn Central Coast, tại khu vực ven biển Đà Nẵng (lô 29 và 30 Khu B khu biệt thự cao cấp Redstar, đường Võ Nguyên Giáp – Trần Hữu Tước – Đỗ Thế Chấp thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) do Công ty TNHH dịch vụ du lịch và thương mại Minh Đông (trụ sở tại phường Phước Mỹ, Sơn Trà) làm chủ đầu tư. Dự án không phép này nằm ngay trong lòng TP, mặc dù bị đình chỉ thi công nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên xây dựng công trình lên đến tầng thứ 10, thách thức cách xử lý của chính quyền. Không dừng lại ở đó, công ty này còn tự ý mở văn phòng để giao dịch mua bán căn hộ của dự án. Hiện dự án chờ bổ sung hồ sơ pháp lý liên quan. Tương tự công trình “phố Trung Quốc” cũng được xây dựng không phép trên diện tích 1.500 m2, tại khu vực giao nhau giữa đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành, thuộc khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ – Hòa Xuân – quận Cẩm Lệ – Đà Nẵng, phía sau công ty VietMay Home – tổng kho miền Trung thuộc phần đất của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Dự án nằm ngay trong lòng thành phố, do nhiều người Trung Quốc có hộ chiếu in hình đường lưỡi bò chỉ đạo và quan sát thi công. Nhưng các cơ quan chức năng không hề hay biết, mãi đến khi chủ đầu tư đập bức tường bao bọc bên ngoài (ở số 3 đường Phạm Hùng) xây lại, báo chí vào cuộc cơ quan chức năng mới phát hiện. Kỳ lạ một điều là, khi phát hiện công trình thi công không phép, cơ quan chức năng không cưỡng chế tháo dỡ, mà tạm đình chỉ. Khu “phố Trung Quốc” được xây dựng trên phần đất của Hoàng Anh Gia Lai Mới đây nhất là Dự án Khu du lịch Sinh thái Biển Tiên Sa của Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), tàn phá hàng trăm ha rừng để xây biệt thự nghỉ dưỡng. Đặc biệt công trình này không hề có giấy phép xây dựng, khi phát hiện thì đã hoàn thiện phần móng của hơn 40 biệt thự. Được biết, đơn vị thi công là Công ty TNHH một thành viên 319 Miền Trung, thuộc Công ty 319 của Bộ Quốc phòng. Sự việc chỉ được phát hiện, khi một người dân phản ánh trên trang Facebook quản lý đô thị Đà Nẵng. Phải chăng thế lực chống lưng cho dự án này là em vợ của chủ tịch Đà Nẵng như người ta đồn đoán, nên khi bán đảo Sơn Trà bị băm nát mà cơ quan chức năng không hề biết? Như ta đã biết, bán đảo Sơn Trà có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng được các nhà quân sự ví như “mắt thần Đông Dương” và đây cũng là nơi được cho là có nhiều loại động thực vật quý hiếm sinh sống như voọc chà vá chân nâu, nằm trong danh sách đỏ cần được bảo vệ. Bán đảo Sơn Trà bị băm nát, nhưng chính quyền không hề hay biết Liệu khi bán đảo Sơn Trà bị băm nát, có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và vị trí quân sự chiến lược? Những đàn Voọc chà vá Sơn Trà rồi sẽ đi về đâu, khi sắp tới đây, người ta chọn chúng là hình ảnh nhận diện của thành phố Đà Nẵng tại APEC 2017? Lá phổi xanh Đà Nẵng rồi sẽ ra sao? Xin mời quý vị xem Video : Quân ủy TW nói gì về tin Thiếu tướng Trương Giang Long bị Tổng cục 2 triệu tập? Một dự án không phép, hủy hoại môi trường đến thế, mà chính quyền Đà Nẵng chỉ xử phạt 40 triệu đồng và chờ bổ sung giấy tờ, hợp thức hóa sai phạm. Dư luận đã không khỏi ngạc nhiên với mức phạt này, vì chưa bằng mức phạt của một lỗi vi phạm về an toàn giao thông. Điều này cho thấy sự bao che, dung túng cho những sai phạm của chính quyền địa phương, bởi nếu không có sự làm ngơ thì ngay cả một căn nhà cấp 4 cũng không dễ dàng mọc lên nổi, nói chi là 40 móng biệt thự. Xung quanh vấn đề này, kiến trúc sư Hồ Duy Diệm – nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch T.P Đà Nẵng cho rằng: “đây là sự buông lỏng kỷ cương của chính quyền”. Câu hỏi đặt ra là, liệu chính quyền có còn năng lực quản lý hay không, hay do thế lực chống lưng cho các doanh nghiệp này quá lớn? Việc xử lý các công trình xây dựng trái phép như thế chẳng khác nào hợp thức hóa thủ tục xây dựng. Đề nghị chính phủ và các Sở ban ngành vào cuộc làm rõ vấn đề này, và có hướng xử lý với những cán bộ tự cho mình cái quyền dung túng những dự án không phép, xem thường chỉ đạo của Thủ tướng: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”. Thế Duy (FB Nhận diện Nhóm lợi ích)
  3. Tại sao dọc đường Quang Trung cách sân bay Tân Sơn Nhất 1-2km thì công trình dân dụng chỉ được xây cao tối đa 10m, còn sát đường băng cất/hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất, người ta lại được cấp phép xây dựng 8 tòa chung cư cao cấp lên đến 12 tầng với hàng ngàn căn hộ, tương đương độ cao 50m, bất chấp những cảnh báo an toàn bay của các chuyên gia hàng không? Phải chăng các đại gia quân đội đang cố chứng minh cái gọi là “quyền lực ngầm”, đứng trên luật pháp Việt Nam khi xây dựng các công trình “có một không hai” trên thế giới như thế? Lại nói về dự án sân golf trong sân bay của đại gia Dương Công Minh, Tập đoàn Him Lam và nhóm lợi ích quân đội đứng sau lưng ông. Nhiều năm nay, người ta đã quá chán nản khi ông Minh cùng bộ sậu tướng tá quân đội của ông hết lần này đến lần khác hứa hẹn, chống chế, thậm chí là “bơ” đi dư luận nhằm xây bằng được cái sân golf nằm trong lòng sân bay “độc nhất” thế giới. Ông Dương Công Minh cùng vị trí Airport Tower trong lòng sân bay Tân Sơn Nhất Cách đây hai năm, Nguyễn Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh còn đứng ra khẳng định: “Đây là các khu đất lưu không, đất khung sườn, không dùng vào việc xây dựng hạ tầng được”, rằng “các doanh nghiệp quân đội đầu tư ở khu vực này và đầu tư sân golf ở đây chỉ là tận dụng đất. Còn khi nào Nhà nước cần thu hồi đất thì không có đền bù”. Thế nhưng, thực tế ra sao? Để biện minh cho “kế hoạch cướp đất” của nhóm lợi ích quân đội mà ắt hẳn không loại trừ bản thân ông, Nguyên Bộ trưởng không ngần ngại “đẻ” ra một thuật ngữ mới chưa có trong từ điển: “đất lưu không, khung sườn” để định nghĩa khu đất trong sân bay không dùng vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới. Theo đó, khu đất này nếu không dùng làm gì thì hàng năm cũng phải chi vào số tiền khá lớn để cắt cỏ, rồi côn trùng làm tổ rất nhiều, chim cò rất nhiều, nếu bay lên mà không quản lý tốt thì nó còn đe dọa, uy hiếp an toàn bay, nó chui vào động cơ thì có khi làm cháy máy bay… Do đó, ông Thanh cho rằng chỉ có làm sân golf mới giải quyết được tình trạng trên, vừa có chỗ hoạt động thể thao, thu hút du lịch có tiền. Khi nào nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho quốc phòng, an ninh cần phải thu hồi thì thu hồi không có đền bù. “Đây là điều đã được ghi trong hợp đồng rồi. Đầu tư ở đây vẫn là các doanh nghiệp quân đội. Cho nên đầu tư sân golf ở đây là chỉ tận dụng đất thôi” – ông Thanh khẳng định. Người ta xây gì trong sân bay? Trong thương vụ này, để bảo vệ bằng được dự án và lợi ích của bản thân và nhóm lợi ích của mình, nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng thậm chí còn không ngần ngại “vứt bỏ” cái gọi là đạo nhà binh, tuyệt đối trung thành với nhân dân, với đất nước. Ông Thanh đã cố tình lờ đi việc bên trong dự án sân golf “tận dụng đất” này, ngay sát vòng lượn của máy bay, Chủ đầu tư Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh sẽ “dựng lên” khu chung cư cao tầng với hàng ngàn căn hộ, trung tâm thương mại và khách sạn chuẩn 5 sao, cũng như khu biệt thự sang trọng với khoảng 54 căn. Chưa kể cụm trường mẫu giáo, cấp 1, 2 nhằm đáp ứng chỗ học cho các hộ dân trong dự án và khu vực. Nếu như có ý định trả lại đất, người ta đã không xây căn hộ chung cư cao cấp ngay trong lòng sân golf thế này Nếu như chỉ là “tận dụng đất” như ông Phùng Quang Thanh dõng dạc tuyên bố thì tại sao lại có hẳn 8 lô chung cư với 1.000 căn hộ, 54 căn biệt thự cao cấp, khách sạn 5 sao? Nếu như đây là “đất lưu không, loại đất khung sườn” như ông định nghĩa trước Quốc hội thì những tiện ích đi kèm sân bay sẽ được giải thích thế nào? Đáng nói hơn, ai đã cấp phép thông qua dự án này? Khi mà hiện nay, các chướng ngại vật của sân bay TSN đều phân bố cách tâm sân bay từ 3 – 10 km (như Nhà thờ Đức Bà cao 46m cách gần 5km), vậy mà khu dịch vụ sân golf với các tòa nhà cao 50m nói trên lại nằm cách đường băng có vài trăm mét. Không chỉ độc quyền làm chủ đầu tư và xây dựng các dự án sân golf trong sân bay, sử dụng đất nhà nước mà quân đội đang tạm thời quản lý để dần biến thành “của riêng” bằng hàng loạt công trình giải trí cao cấp, bất chấp đe dọa an toàn bay, tính mạng của hàng triệu người dân và hành khách bay. Nguyên Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cùng nhóm lợi ích quân đội đứng sau ông còn “đạo diễn” vở kịch chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, từng bước từng bước biến đất công thành đất tư, biến sân bay sầm uất nhất Việt Nam thành đất kinh doanh các công trình phục vụ giải trí, du lịch và đời sống do các ông đầu tư và bán với giá cắt cổ. (Tham khảo bài viết SỐC: Dương Công Minh cấu kết tướng tá quân đội “cướp” toàn bộ 800 hecta đất sân bay Tân Sơn Nhất) Với 54 biệt thự, 1 khách sạn 5 sao cho thuê, riêng cụm 8 tòa chung cư Airport Tower view cao 12 tầng với hàng ngàn căn hộ cao cấp, nằm trong sân golf Tân Sơn Nhất, thuộc phần đất quốc phòng (công thổ quốc gia), cách đường băng sân bay vài trăm mét đã được mời chào công khai qua hợp đồng “mua đứt bán đoạn” trên mạng truyền thông như sau: Bán căn hộ Airport Tower view sân golf 36 lỗ, sân bay Tân Sơn Nhất Căn hộ Airport Tower view – Nằm trong khu sân bay Tân Sơn Nhất, sân Golf 36 lỗ và toàn cảnh sân bay. Diện tích từ 59m2 -> 69.9m2 thiết kế 2PN, 1PK, bếp và toilet… Giá bán: 12.6 tr/m2 -> 14.5 tr/m2, giá bán chỉ từ 750 tr/căn. Số lượng thương mại chỉ 40%, diện tích nhỏ phù hợp nhu cầu của mọi gia đình, giá bán tốt nhất khu vực Quy mô dự án: Chủ đầu tư: Bộ Quốc Phòng . Tổng diện tích đất: 8122m2 Mật độ xây dựng: 40%, còn lại tiện ích và công viên cây xanh Số tầng căn hộ : 10 tầng Số tầng hầm: 2 hầm thông nhau, nhà trẻ, trung tâm thương mại… ———————— Hay căn hộ Golf View Tower cũng được giới thiệu là dự án duy nhất được phép xây dựng trong khu quy hoạch của Sân bay TSN, Sân golf 36 lỗ của Tập đoàn Him Lam. Liền kề khu biệt thự triệu đô Residentinal Area, khu căn hộ Apartment Area, khách sạn 5 sao, nhà hàng… Đến đây, người ta có thể khẳng định sự dối trá, lừa dân gạt Quốc hội của nhóm lợi ích quân đội đứng sau Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh. Những lời hứa để dự án được thông qua nghe rất “bùi tai”, câu hứa “Khi nào nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho quốc phòng, an ninh cần phải thu hồi thì thu hồi không có đền bù” sẽ mãi không thực hiện được. Bởi lẽ với nhưng căn biệt thự triệu đô, khách sạn 5 sao hoành tráng, hàng nghìn căn hộ cắm sâu vào đất đã bán làm tài sản của người mua thì làm sao “nhổ bỏ” được đây? Tiền đã vào túi các đại gia và nhóm lợi ích thì “nhả ra” là một yêu cầu bất khả thi. Vị trí vàng của căn hộ Golf View Tower được rao bán từ vài năm trước Ngoài ra, người ta còn cố tình che giấu một sự thật, đó là để tạo ra những thảm cỏ xanh mướt ở Tân Sơn Nhất cần phải dùng gần 200 tấn chất độc đổ xuống sân golf TSN mỗi năm. Ông Phùng Quang Thanh đã tính toán khá đầy đủ cái gọi là lợi ích kinh tế, nhưng sẽ ra sao nếu lượng thuốc trừ sâu này ngấm xuống đất, xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước thành phố, nguy hại nhất trước hết là dân chúng sống xung quanh sân golf TSN. Lợi ích kinh tế của ông đưa ra có đủ bù đắp? Như một ảo thuật gia thứ thiệt, bao nhiêu năm qua, ông Phùng Quang Thanh cùng Tập đoàn Him Lam của Dương Công Minh và nhóm lợi ích quân đội khổng lồ đứng sau đã không ngừng viện dẫn cái hợp đồng chỉ có giá trị với sân cỏ đánh golf để qua mặt người dân, dư luận và che mắt Quốc Hội, nhằm mục đích che giấu hàng loạt công trình biệt thự khách sạn chung cư cao tầng xây dựng kinh doanh bất hợp pháp trên đất “công thổ quốc gia”. Ý đồ của nhóm lợi ích đã lộ rõ, liệu khi ông Thanh đã yên lành “hạ cánh”, thế lực nhóm lợi ích khổng lồ của ông có mảy may sứt mẻ? Người dân sẽ đòi lại được toàn bộ diện tích sân bay hay sẽ tiếp tục chứng kiến từng bước, từng bước thâu tóm sân bay của Dương Công Minh và các tướng tá quân đội? Vụ việc gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, an toàn của người dân nhưng đang có dấu hiệu “chìm xuồng” giống như bao điều bất công, “chướng tai gai mắt” đang diễn ra hàng ngày trên đất nước này. Sức mạnh dư luận, sự phẫn nộ của người dân đến thời điểm này vẫn lọt thỏm giữa không trung, không thể lay chuyển được cái sân golf “chết tiệt” kia. Khu sân golf vẫn nằm đó thách thức dư luận, sự sống còn của các hãng hàng không và đang ngày càng hoàn thiện về mặt dáng dấp. LS Trần Vũ Hải: Nguyên tắc, đất dự trữ quốc phòng nhằm duy nhất chỉ phục vụ cho quốc phòng và công trình quốc gia, trong thời gian chưa sử dụng có thể tận dụng nhưng chỉ hợp đồng cho thuê ngắn hạn từng năm một– lấy đất quốc phòng liền kề sân bay Tân Sơn Nhất xây dựng kiên cố biệt thự và chung cư cao tầng rồi rao bán là điều chưa từng thấy, trong trường hợp này diện tích đất quá lớn và nhạy cảm như sân golf TSN thì không thể nào ký giấy chuyển mục đích đất quốc phòng sang đất dân dụng cá nhân mà không thông qua Quốc Hội được? Xin mời quý vị xem Video : Quân ủy TW nói gì về tin Thiếu tướng Trương Giang Long bị Tổng cục 2 triệu tập? KTS Nguyễn Ngọc Dũng hội KTS- TP.HCM: Tôi rất ngạc nhiên khi một công trình nằm sát đường băng cất và hạ cánh của SB/TSN lại được cấp phép xây dựng các tòa nhà cao đến 50m!? Trong khi dọc đường Quang Trung cách đó 1-2km thì công trình dân dụng chỉ được xây cao tối đa 10m!?. Nếu trong sân bay chỉ trồng duy nhất cỏ để đánh golf thì không có gì để nói, việc đáng nói là hiện nay, các chướng ngại vật của sân bay TSN đều nằm cách tâm sân bay từ 3 – 10 km (như thờ Đức Bà Quận 1 cao 46m cách gần 5km), trong khi khu dịch vụ sân golf với các tòa nhà cao 50m nói trên lại nằm cách đường băng có vài trăm mét, cụ thể là chưa đầy 1 km. Liên quan việc xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất ĐBQH TPHCM Võ Thị Dung cho rằng: “Dự án “làm mất lòng tin” của người dân khi Chính phủ lập luận là không thể mở rộng Tân Sơn Nhất.” Bỏ qua lý giải về việc khu đất hơn 160ha trong khuôn viên sân bay này đang được dùng làm sân golf khó chuyển sang làm đường băng được vì nó có hình tam giác, vị đại biểu lý luận, các chuyên gia hàng không mà đoàn ĐBQH đoàn TP.HCM đã tiếp xúc đều khẳng định có thể làm được. Nghi Sơn (FB Nhận diện Nhóm lợi ích)
  4. Đó là tiếng la hét phẫn nộ của hơn 20 chủ cơ sở đông lạnh ở Lộc Hà (Hà Tĩnh), mỗi lần họ kéo đến Ủy ban Nhân dân tỉnh hay nhà riêng của Chủ tịch tỉnh Đặng Quốc Khánh để đòi tiền bồi thường liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Ít ai biết chuyện những cơ sở đông lạnh hải sản đang khẳng định mình là nạn nhân không chỉ của Formosa mà còn của những lừa mị từ phía nhà nước. Động viên doanh nghiệp mua hải sản giúp dân Hai xã Thạch Kim và Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh kho đông, kho lạnh. Hàng năm, những cơ sở này thu mua một lượng hải sản rất lớn từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Chính vì thế, khi thảm họa môi trường bắt đầu ở miền Trung vào đầu tháng 4 năm ngoái, ít nhất bốn tỉnh đã chịu thiệt hại nặng nề, và các cơ sở đông lạnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề theo. Điều đáng nói là chuyện xảy ra khi chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Trước tình hình đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh (gồm Chủ tịch Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Đặng Ngọc Sơn) và UBND huyện Lộc Hà đã trực tiếp đến hiện trường – cảng cá Thạch Kim – để vận động doanh nghiệp trên địa bàn thu mua hải sản giúp dân nhằm đảm bảo an ninh trật tự trước cuộc bầu cử. Theo phản ánh, lãnh đạo đã kêu gọi, kèm với lời hứa hẹn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kể từ khi các cơ sở đông lạnh bỏ tiền tỷ để mua hải sản cho đến nay, họ không nhận được một đồng nào từ các cấp chính quyền. Trước thời điểm xảy ra thảm họa, các kho đông lạnh đang còn tồn đọng hơn 1.131 tấn cá, mực với tổng giá trị gần 70 tỷ đồng. Số hải sản này còn chưa tiêu thụ, họ đã mua thêm hàng trăm tấn nữa, theo lời kêu gọi của lãnh đạo tỉnh và huyện. …Rồi lờ chuyện hỗ trợ Lá đơn kiến nghị đầu tiên của 21 cơ sở đông lạnh, đề ngày 23/8/2016, nêu rõ: “Chúng tôi đã tin tưởng vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như tin tưởng vào con người và lời nói của các lãnh đạo tỉnh và huyện (bồi thường 100% giá trị hàng hóa thu mua được nếu bị tiêu hủy, bồi thường 30% giá trị hàng hóa mua được do chênh lệch giá), chúng tôi đã chấp hành, chung tay thu mua hầu hết các sản phẩm của các tàu thuyền đánh bắt được nên đã góp phần rất lớn làm ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn cũng như tạo điều kiện cho bà con ngư dân yên tâm tiếp tục ra khơi bám biển…”. “Các sản phẩm thủy sản được thu mua trước và sau khi xảy ra sự cố môi trường biển ở 20 kho đông lạnh đến nay không tiêu thụ được, gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở đông lạnh như: kinh phí chi trả tiền điện, lãi suất vay vốn lưu động quay vòng, lãi suất hàng tháng ngân hàng, các khoản vay vốn ngân hàng đến hạn không thể trả được…”. Ông Lê Viết Huy, chủ cơ sở Huy Lộc, bên những thùng sứa đang phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Ông Nguyễn Viết Long, chủ cơ sở đông lạnh Long Huệ (xã Thạch Bằng), là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nề nhất. Ông kể lể: “Riêng cái kho này tôi đầu tư 9 tỷ 700 triệu, còn tiền hàng là 11 tỷ 600 triệu. Mỗi tháng tôi trả cho công nhân trung bình 5 triệu đồng/người – bây giờ thì chẳng còn tiền mà trả họ nữa nên vợ chồng phải tự thay nhau làm. Ngoài ra, còn tiền điện, tiền nước, máy móc thiết bị… cũng phải trên 150 triệu đồng một tháng. Mà doanh nghiệp thì đang tê liệt. Hiện tôi vẫn còn nợ ngân hàng. Trong khi tiền Formosa bồi thường thông qua nhà nước thì chúng tôi không nhận được một xu. Thế thì lấy đâu ra mà trả ngân hàng được, phá sản là chắc rồi”. Hộ ông Long chỉ là một trong gần 50 cơ sở đông lạnh ở huyện Lộc Hà đang phá sản. 21 cơ sở trong số này đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp, gồm Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thủy sản. Bốn đơn kiến nghị tập thể đã được gửi trong tháng 8, tháng 9, tháng 10/2016 và tháng 1/2017 (về sau, số cơ sở tham gia khiếu nại có lúc tăng lên tới 36). Ngoài ra, họ còn hàng chục lần đến UBND huyện, UBND tỉnh, nhà riêng lãnh đạo tỉnh, rồi “lên Trung ương”, nhưng không có kết quả. Cán bộ các nơi đều chỉ hứa hẹn “sẽ xem xét giải quyết cho bà con” nhưng là hứa miệng, không thể hiện bằng văn bản, cũng không nói là bao giờ sẽ làm. Ông Nguyễn Viết Long ôm đầu: “Thật sự là chúng tôi không biết phải làm thế nào. Nói về hướng xử lý thì cơ quan chức năng chưa cho hướng nào cả. Từ sau Quyết định 1880 của Thủ tướng, hết Bộ Công Thương rồi lại Bộ Nông nghiệp hẹn tháng 11, rồi tháng 12 sẽ đền bù, nhưng bây giờ tháng 3 rồi mà trong tay dân vẫn không có đồng nào. Chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần, nhiều nơi. Thanh tra Chính phủ gọi về yêu cầu UBND tỉnh giải quyết, tỉnh lại bảo ‘sẽ xem xét’. Cứ đá qua đá lại như vậy, chúng tôi biết trông cậy vào đâu?”. Cá đã ngả vàng, bốc mùi. Doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép Khi được hỏi, lãnh đạo tỉnh có cam kết bằng văn bản khi kêu gọi doanh nghiệp thu mua hải sản giúp dân không, ông Nguyễn Hồng Phượng, chủ cơ sở đông lạnh Hải Phượng, bực bội: “Đó, bây giờ hắn cũng hỏi y hệt vậy. Hồi đó chính quyền kêu gọi bằng miệng chứ đâu có văn bản, mà là Chủ tịch tỉnh với Phó chủ tịch tỉnh đứng ra vận động, dân chẳng lẽ không tin? Họ nói bà con cố gắng mua hải sản cho ngư dân để giúp đảm bảo an ninh, hứa là sẽ bù lại, dân chẳng nhẽ không tin? Họ cứ nói thế, không văn bản, không giấy tờ gì. Bà con ở đây thì tin tưởng lắm, cứ ngỡ chủ tịch tỉnh nói thì chắc chắn đúng. Cuối cùng, không hỗ trợ gì mà trái lại, còn làm chúng tôi phá sản”. Hiện tại, các cơ sở đông lạnh vẫn đang ăn vào vốn, và vẫn phải tiếp tục duy trì hệ thống kho đông kho lạnh. Một phần lý do, như ông Nguyễn Viết Long nói, là “phải bảo quản để giữ hiện trạng, chứ không thì cơ quan chức năng lại hỏi ‘cá đâu rồi’, ‘có đúng mua rồi không’, thế này thế khác”. Lý do thứ hai, đáng lo ngại hơn, là thực ra cũng không có phương án tiêu hủy. Một số loài cá như cá nục gai, nục sô, bạc má, chỉ cần tiếp xúc với không khí bên ngoài 1-2 tiếng là phân hủy, bốc mùi hôi thối, cho nên phải duy trì bảo quản đông lạnh liên tục. Nhà ông Lê Viết Huy, chủ cơ sở Huy Lộc, còn giữ tới hàng chục thùng gỗ, chứa hơn 42 tấn sứa từ đầu hè năm ngoái đến nay, không vứt đi đâu được. Sứa đã phân hủy, bốc mùi rất nặng sang cả nhà hàng xóm. Mời xem Video: Có hay không việc Tổng BT Trọng và hàng loạt quan chức sẽ bị điều tra việc làm nội gián cho TQ? Phẫn uất và tuyệt vọng, các chủ cơ sở đông lạnh đã vài lần mặc áo tang, kéo đến nhà riêng Chủ tịch tỉnh đòi chất vấn, nhưng không được tiếp. Thậm chí, họ tố cáo công an mặc thường phục xua đuổi họ và khiêng một số người, kể cả phụ nữ, lên ô-tô chở đi nơi khác. Có thể nói toàn bộ câu chuyện này xuất phát từ việc thiếu một sự tham vấn đầy đủ, ngay từ đầu, của chính quyền đối với người dân. Không lắng nghe, không tham vấn thì chẳng nhà nước nào có thể tính toán được hết những thiệt thòi mà người dân phải gánh chịu. Cũng chưa có dấu hiệu gì cho thấy chính quyền có giải pháp nào cho vấn đề hiện nay của các chủ cơ sở đông lạnh – một trong những đối tượng bị thiệt hại trực tiếp trong thảm họa môi trường biển. Phạm Đoan Trang (FB. Phạm Đoan Trang)
  5. Hệ thống cầu vượt ngã ba Huế hoàn tất từ Tháng Ba năm 2015 nhưng đến Tháng Ba năm nay, nhà đầu tư kiêm nhà thầu vẫn chưa nhận được đồng nào. (Hình: Báo Quảng Nam) Công ty Trung Nam – nhà đầu tư kiêm nhà thầu hệ thống cầu vượt ngã ba Huế vừa gửi “tối hậu thư” cho chính quyền Ðà Nẵng đòi phải sớm có quyết định chính thức về việc trả nợ. Năm 2013, công ty Trung Nam được chọn để đầu tư-xây dựng hệ thống cầu vượt ngã ba Huế – một trong những nơi có mật độ xe cộ lớn nhất ở Ðà Nẵng. Công ty Trung Nam đã vay Ngân Hàng Thương Mại Sài Gòn-Hà Nội (SHB) 2,050 tỉ đồng để thực hiện hệ thống cầu vượt ngã ba Huế. Tuy công trình đã hoàn tất từ Tháng Ba năm 2015 nhưng đến nay công ty Trung Nam chưa được thanh toán đồng nào. Cuối tháng này là thời điểm công ty Trung Nam phải hoàn trả cho SHB 2,050 tỉ đã vay và 600 tỉ tiền lãi. Trong “tối hậu thư” gửi chính quyền Ðà Nẵng, công ty Trung Nam yêu cầu chính quyền thành phố này chọn một trong hai: Hoặc thanh toán sớm khoản nợ 2,050 tỉ đồng. Hoặc để công ty này tự tổ chức thu hồi vốn đầu tư bằng cách cấm xe ở một số tuyến đường, lập trạm thu phí ở tất cả các lối dẫn vào hệ thống cầu vượt ngã ba Huế. Khi được hỏi về hoàn cảnh, đại diện công ty Trung Nam phân trần với báo giới Việt Nam rằng, họ không muốn tổ chức thu phí giao thông đối với phương tiên qua lại hệ thống cầu vượt ngã ba Huế nhưng họ đang trong tình trạng chẳng đặng đừng. Tới hạn mà không trả được cả nợ gốc lẫn lãi cho SHB thì hết đường làm ăn. Chưa thấy SHB nói gì trước viễn cảnh có thêm 2,050 tỉ dồng nợ xấu (nợ không có hoặc chưa thấy khả năng thu hồi). Ðáng nói là theo tờ Tuổi Trẻ thì lúc này, cả chính quyền thành phố Ðà Nẵng lẫn Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đều chưa biết đào đâu ra tiền để trả cho công ty Trung Nam. Sở dĩ hệ thống cầu vượt ngã ba Huế dính dáng tới Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam vì chính quyền Ðà Nẵng đã “xin” và thủ tướng Việt Nam đã đồng ý giao cho Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đứng ra “thu xếp vốn.” Thời gian “thu xếp vốn” để thanh toán là từ nay đến năm… 2020! Chuyện chính quyền thành phố Ðà Nẵng nợ công ty Trung Nam 2,050 tỉ giờ mới “lòi” ra nhưng lý do chuyện này làm thiên hạ chưng hửng không phải vì khoản nợ khổng lồ đó mà vì đang nợ như thế, chưa biết làm sao trả nợ thì Tháng Tám năm ngoái, chính quyền thành phố Ðà Nẵng công bố ý tưởng bỏ trung tâm hành chính hiện tại để xây một trung tâm hành chính mới. Cần nhắc lại rằng, trung tâm hành chính hiện tại chỉ mới hoàn tất cách nay hai năm và ngốn tới 2,000 tỉ. Lý do dẫn tới ý tưởng bỏ cũ xây mới là vì trung tâm hành chính hiện tại không… thoáng khí. Dư luận xoay quanh chuyện bỏ trung tâm hành chính hiện tại vừa lắng xuống thì Tháng Mười Hai năm ngoái, Thành Ủy Ðà Nẵng thông qua một… nghị quyết, khẳng định sẽ làm đường hầm băng ngang sông Hàn. Lý do Thành Ủy Ðà Nẵng phải soạn riêng một… nghị quyết cho kế hoạch xây dựng đường hầm băng ngang sông Hàn vì có nhiều người, nhiều giới ngăn cản. Theo nhiều chuyên gia thì mật độ công trình vượt sông Hàn vốn đã rất dày. Trong phạm vi 12 cây số đã có tới 11 cầu và bên kia sông Hàn chỉ có 150,000 gia đình. Mặt khác, Ðà Nẵng chỉ có 1.1 triệu dân với 60,000 xe hơi, chưa tới 800,000 xe hai bánh gắn máy, xây thêm một công trình nữa để vượt sông Hàn là quá thừa. Những chuyên gia này gợi ý, nếu chính quyền thành phố Ðà Nẵng khăng khăng phải có thêm công trình vượt sông Hàn thì nên làm cầu, chi phí sẽ chỉ gần một nửa chi phí làm đường hầm song bí thư Thành Ủy Ðà Nẵng tuyên bố, không làm được đường hầm qua sông Hàn sẽ… từ chức. Có lẽ sợ mất một… nhân tài nên Thành Ủy Ðà Nẵng “nhất trí” thực hiện ý kiến bí thư! Ðường hầm băng ngang sông Hàn – nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà, dự trù khởi công vào năm 2018, hoàn tất vào năm 2021 và sẽ ngốn… 4,700 tỉ đồng! Tỉnh, thành phố nào ở Việt Nam cũng như Ðà Nẵng. Hồi cuối năm 2013, bộ trưởng Kế Hoạch-Ðầu Tư của chính phủ Việt Nam lúc đó là ông Bùi Quang Vinh từng cảnh báo: “Kinh tế Việt Nam sắp tới giai đoạn đào củ mài để ăn.” Xin mời quý vị xem Video : Gay cấn trước HNTW5: Tổng BT Trọng và hàng loạt quan chức sẽ bị điều tra việc làm nội gián cho TQ? Theo lời ông Vinh: “Ðất nước này vỡ nợ là do xây dựng cơ bản tràn lan.” Lãnh đạo chính quyền các địa phương mạnh tay phê duyệt các dự án hạ tầng, khuyến dụ các doanh nghiệp bỏ vốn, mượn vốn để thực hiện những dự án đó, cuối cùng chính quyền trung ương không có khả năng hoàn trả. Hàng loạt doanh nghiệp là chủ đầu tư, hàng loạt ngân hàng cho vay rơi vào tình trạng phá sản, chính quyền vừa không thu được thuế, vừa “giật gấu vá vai” để trả nợ. Hơn ba năm sau, dẫu nợ nần càng ngày càng cao, xây dựng cơ bản kiểu như trung tâm hành chính mới, đường hầm vượt sông Hàn,… vẫn tràn lan. Có thể vì các viên chức Việt Nam hâm mộ viễn cảnh chết chùm. (Người Việt)
  6. Phùng Văn Cưng sinh năm 1965 tại Tân Trà, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Bố và mẹ y đều là liệt sĩ. Từ nhỏ y đã là kẻ ngỗ ngược, năm 17 tuổi Cưng bỏ học và đi làm dân quân xã Hoà Hải để thoả mãn tính hung hãn của mình. Giai đoạn từ năm này Phùng Văng Cưng là hung thần của những người dân vượt biên ở đây. Mỗi khi bắt được người vượt biên, y dùng nhục hình tra tấn và hành hạ họ dã man, sau khi đã khám xét và cướp lấy vàng bạc của họ. Đến năm 1985 Cưng được chuyển sang làm công an xã, khoác được áo công an trên người. Phùng Văn Cưng càng thể hiện sự hung hãn, bạo tàn. Vào công an xã chưa đầy một năm, quen thói côn đồ nay lại có thêm quyền lực. Phùng Văn Cưng đã ép một cô gái mới lên tên là Lê Thị Gái ( cũng con liệt sĩ ) trú tại Đông Trà, Hoà Hải vào đình vắng cưỡng dâm. Cô gái báo cáo lên xã, xã nói thôi cùng cảnh con cái nhà liệt sĩ ở địa phương, tố cáo nhau làm gì. Sau vụ cưỡng dâm này, cô gái mang bầu, ngày ấy việc phá thai ở làng quê là không tưởng, cô gái đã phải bi đi xứ khác làm thuê, làm mướn kiếm ăn và sinh một đứa con trai từ hậu quả vụ cưỡng dâm ấy. Năm 1988 có hai ông già hay uống rượu say, bị Cưng bắt vào trụ sở công an xã. Tại đây Cưng bắt hai ông già cởi quần để y vặt lông dái. Mặc kệ cho hai ông la hét, van xin. Cưng vẫn điềm nhiên, khoái trí vặt lông dái của hai ông già khiến vùng kín của họ bật máu. Cưng cho rằng đấy là biện pháp giáo dục nhẹ nhất của y. Hai ông già khi được tha về, căm phẫn vì hành vi thú tính của Cưng, đã làm đơn kiện vụ việc tai tiếng ầm ỹ lúc bấy giờ ở địa phương. Công an huyện đã bắt giam Cưng. Nhưng xét thấy gia đình y có công với cách mạng, nên đã chiếu cố ngừng vụ án và thả Cưng về. Nhưng không cho tiếp tục làm việc. Không hiểu sao, 2 năm sau Cưng lại được trở vào làm công an. Một tối trên đường y gặp người đi đánh cá bên sông về, y đòi khám xét vì lý do nghi vấn. Mặc dù biết rõ người ấy là Huỳnh Phước Ôn, con ông Huỳnh Phước Toàn cựu bí thư xã, Cưng vẫn làm ngơ khám xét và lấy chỗ cá mang đi, bị Huỳnh Phước Ôn giằng lại. Cưng đạp đánh Ôn tàn nhẫn vì tội chống người thi hành công vụ, rồi đạp Ôn xuống bùn để thể hiện uy quyền của mình. Vụ việc đưa ra, chỉ có hai người với nhau. Cưng nói y nghi vấn giỏ cá của anh Ôn có hàng cấm kiểm tra, anh Ôn đã chống cự lại người thi hành công vụ, dẫn đến hai bên xô xát. Không có người làm chứng , cũng không biết ai sai, chẳng đủ căn cứ để khởi tố Cưng tôi cướp tài sản và hành hung người khác , cũng chẳng khởi tố anh Ôn vì tội chống hành công vụ. Việc này xử hoà. Trở lại ngành công an với việc thi uy đầy ấn tượng như thế, Phùng Văn Cưng trở thành một cường hào, ác bá thời đại mới ở địa phương. Y thực sự là hung thần đối với bà con nhân dân. Năm 1992 khi làm trưởng công an xã, y ép cô Nguyễn Thị Liên, con gái nhà điêu khắc Nguyễn Cảnh ở đường Huyền Trần Công Chúa , gia đình nhà cô Liên biết Cưng hung hãn và được bao che nên nuốt hận không dám tố cáo y. Cưng lông hành là nỗi khiếp sợ của những cơ sở điêu khắc đá trong vùng, y buộc họ phải nộp tiền bảo kê. Nếu ai không nộp hoặc có ý chần chừ, Cưng đến đập phá các tác phẩm của họ trưng bày bên lề đường vì lý do cản trở giao thông, lấn chiếm đất công. Xe chở hàng đến, hàng đi đều bị bắt phạt và cấm đỗ, cấm dừng. Đến năm 1997 Hoà Hải lên thành phố, e sợ để y làm công an tiếp tục gây nhiều tội ác. Để hạn chế người ta đưa y lên quận làn nhân viên văn phòng quận. Nhưng rồi Huỳnh Đức Thơ lên làm chủ tịch quận ở đây, nhận thấy cần phải có một tay đàn em khát máu thông thuộc địa bàn để đe doạ, trấn áp người khác trong chuyện làm ăn. Thơ nhận Cưng làm đệ tử ruột của mình, cặp đôi này đã chiếm đoạt nhiều mảnh đất đẹp ở Ngũ Hành Sơn, từ đó chúng có số vốn để đi tiếp. Những năm tháng mà cặp đôi này làm chúa tể , đất ở đây được bán cho người Trung Quốc nhiều nhất. Không hẳn là chúng có mưu đồ chính trị với Trung Quốc, khoác chúng tội đó là không chính xác vào thời điểm ấy. Đơn giản là vì lúc đó chỉ có khách hàng Trung Quốc là máu mua đất Ngũ Hành Sơn nhất và chung chi, hợp tác lách luật nhất. Nhưng cũng phải nói từ sự vô tình do lòng tham này đã dẫn Thơ đến những mối quan hệ sâu hơn và cao hơn với người Trung Quốc ở những dự án lớn về sau, và mối quan hệ lớn đó ngoài kinh tế ra còn có những âm mưu chính trị. Từng làm công an, côn đồ nên Cưng rất thành thạo việc trấn áp, đe doạ những người dân khiếu nại việc thầy trò y cướp đất công bán. Cuộc cướp bóc đất đai ở Ngũ Hành Sơn đã tạo được cho Thơ và Cưng một số vốn, thấy cần phải đi cao hơn. Thơ đã đưa Cưng đi đăng ký học lý luận chính trị cao cấp. Thực chất là học dăm bữa cho người ta nhìn thấy , còn đâu đợi đến ngày lấy chứng chỉ. Cưng leo nhanh lên trưởng ban tổ chức quận uỷ, rồi phó bí thư quận uỷ. Khi những người bạn của tôi từ địa phương khác, đóng giả vai những nhà đầu tư đi tìm đất đến khu vực quanh nhà Cưng ở. Giả vờ hỏi nhà ông Cưng ở đâu. Người dân đã hỏi ngay. - Các anh tìm mua đất à, ông Cưng có nhiều mảnh đẹp lắm, nhà ông ấy ở đằng kia. Đấy là nhà ông ấy ở che mắt thôi. Chứ đất ông ấy nhiều vô cùng ở đây. Phùng Văn Cưng, đệ tử của Huỳnh Đức Thơ cậy quyền thế chiếm đoạt đất đai công, ức hiếp người dân làm ăn chân chính, tra tấn những người vượt biển vì cuộc sống khó khăn phải đi. Độc ác hơn nữa y luôn dùng chức vụ , quyền lực để thoả mãn thú tính dâm dục. Ngoài hai cô gái nêu trên, còn bao nhiêu cô gái, phụ nữ đã phải cắn răng âm thầm chịu đựng y để được yên ổn công tác. Chẳng những Huỳnh Đức Thơ không biết điều ấy, mà y còn cho rằng Cưng sành sỏi việc chơi gái sẽ tìm giúp cho Thơ gái mỗi khi Thơ cần giải khuây. Chuyện Phùng Văn Cưng từ tên côn đồ, khát máu được Thơ nhào nặn qua cái chứng chỉ lý luận chính trị trở thành phó bi thư quận Ngũ Hành Sơn là tiêu đề châm biếm cho các cụ hưu trí. Họ nói cỡ thằng Cưng làm phó bí thư quận thì tao phải làm phó tổng bí thư cả nước. Một vị cựu chủ tịch xã nói . - Cỡ Cưng làm làm phó bí thư, thì tôi phải làm giám đốc học viện Hồ Chí Minh. Còn Thơ nghe tin ấy, chỉ cười khẩy đáp/ - Loại như Xuân Anh, mẹ buôn lậu cả nước biết, nó còn làm bí thư thành uỷ nữa là tao. Bảo chúng nó thắc mắc thì có gan hỏi bí thư ấy. Ngũ Hành Sơn là căn cứ địa , nơi bàn đạp của Huỳnh Đức Thơ. Đây cũng là nơi vợ bé của Thơ là Lê Thị Mỹ Hạnh đang hùng cứ nắm giữ nhiều bất động sản. Bởi thế Cưng như một vị quan giữ hậu phương cùng với Lê Thị Mỹ Hạnh cho Thơ. Tại đây cặp Thơ, Cưng , Hạnh đã làm mưa gió trên hàng vô số dự án đất đai, đầu tư nước ngoài đổ về Ngũ Hành Sơn như Sủngopup, FBT, Cocobay..và bao nhiêu khách sạn, khu nghỉ dưỡng tư nhân mọc như nấm, đem lại nguồn thu khổng lồ cho chúng. Khi Thơ lên làm sở kế hoạch đầu tư, Lê Hoàng Đức được điều về làm chủ tịch quận. Đây là năm tháng bọn Cưng , Hạnh phải nghiến răng chịu nhịn. Lê Thị Mỹ Hạnh phải dạt sang vùng khác kiếm ăn. Đến khi Huỳnh Đức Thơ lên làm chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, mấy tháng sau khi nhận chức chủ tịch, Thơ đã chỉ đạo hội đồng nhân dân quận Ngũ Hành Sơn phế truất Lê Hoàng Đức ở độ tuổi 55. Bản tin từ VOV cho biết vụ việc này. Tuy nhiên, sau khi bỏ phiếu, ông Lê Hoàng Đức (Phó Bí thư đồng thời là Chủ tịch quận) đã không đủ số phiếu bầu vào BCH Đảng bộ quận này. Ông Lê Hoàng Đức là người giữ chức vụ Phó Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn nhiều năm nay. Ông Đức năm nay 55 tuổi, có trình độ thạc sĩ kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, chính trị cao cấp. Tại Đại hội này, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, thành tích mà Đảng bộ các cấp của quận đã đạt được trong 5 năm qua. Ông Thơ bày tỏ: “Đại hội lần này sẽ là bước ngoặt mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, xây dựng một đội ngũ mới gánh vác nhiệm vụ to lớn là thúc đẩy, lãnh đạo, chỉ đạo quận phát triển với tốc độ nhanh nhất, ổn định, bền vững hơn và đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân”./. http://vov.vn/chinh-tri/da-nang-chu-tich-quan-khong-trung-cu-bch-dang-bo-nhiem-ky-moi-409740.vov Đây là đòn thù của Thơ khi y lên chức chủ tịch Đà Nẵng. Lê Hoàng Đức là một cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm và trình độ không đương là phó bí thư, chủ tịch quận mà không được bầu vào ban chấp hành đảng bộ. Tất cả là do bàn tay Thơ và Cưng đạo diễn lên, trước đó Cưng đã mua chuộc và kích động Trần Thị Lợi, Phạm Văn Hạ người cùng làng ở Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn tố cáo Lê Hoàng Đức sai phạm nóng vội thu hồi đất mà không chờ đủ thời gian thông báo. Mời xem Video: Chấn động: Tổng Cục 2 tiết lộ KH Tướng lĩnh sẽ đưa Nguyễn Tấn Dũng trở lại chính trường tại HNTW 5? Hại một cán bộ có trình độ thực sự, dùng một tên tay sai hung hãn như Phùng Văn Cưng. Sự độc ác và nham hiểm của Huỳnh Đức Thơ không chỉ lộ rõ qua hành động, mà còn trên gương mặt đầy sát khí, hung bạo của y. Bây giờ y phải trả lời sao việc sử dụng Phùng Văn Cưng và hạ bệ Lê Hoàng Đức. Bây giờ y, Huỳnh Đức Thơ sẽ phải trả lời sao về việc trong vòng 9 tháng y được nhảy 4 cấp. Quy trình bổ nhiệm cán bộ nào của đảng CS này, nhà nước này được thực hiện như vậy. Nếu y là đúng thì chẳng nhẽ những vụ việc bổ nhiệm người khác như Vũ Minh Hoàng ở Tây Nam Bộ, Vũ Quang Hải ở Bộ Công Thương là sai hay sao.? Bây giờ y phải trả lời về khối tài sản mà y đầu tư vào tận những 5 công ty hoạt động trên địa bàn y quản lý và lô đất dài miên man y lấy được của bà Loan Mén, mẹ Cường Đô La ở đường 2/9. Bây giờ y cũng phải trả lời sao quan hệ với Lê Thị Mỹ Hạnh và Lê Đức Duy, cũng như khối tài sản Hạnh đang nắm giữ. Y chẳng phải trả lời gì cả, đơn giản y có rất nhiều tiền, y là cán bộ của đảng. Y được cả hai thứ. Một khi cán bộ đảng mà có tiền nhiều như Huỳnh Đức Thơ, y chẳng có gì là sai phạm cả. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  7. Không phải tự nhiên mà người Việt có câu “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Đa số người Việt chúng ta đang rơi vào cảnh khốn khó; một thiểu số rất nhỏ thuộc các nhóm lợi ích thì đang lợi dụng đất nước để vơ vét và ăn trên đầu trên cổ chúng ta. Nhưng sẽ không quá 3 đời – tức 3 thế hệ – đâu, mà từ năm 1975 đến nay cũng gần 2 thế hệ rồi đó! Không lối thoát. Ảnh: internet Buổi sáng đầu tiên rảnh rỗi trong hơn tuần lễ nay, “ở nhà một mình” khi mọi người đi học, đi làm, mới có thời gian đọc kỹ tin tức về VN trên fb. Thì vẫn vậy thôi. Môi trường bị tàn phá đến không ai còn có thể nhận ra một đất nước vốn có thiên nhiên đẹp xinh lộng lẫy hiếm có dường ấy. Luật pháp bị chà đạp ngay bởi những người cầm quyền, và bị/được lách bởi bất cứ ai có khả năng lách. Giáo dục kém chất lượng, giả dối lan tràn, đạo đức bị xói mòn đến tận gốc. An toàn, an ninh hoàn toàn không được bảo đảm cho mỗi cá nhân.Cuộc sống bất an, lòng người ly tán. Có còn gì không, Việt Nam – đất nước con người? Buồn thật là buồn. Nhưng chỉ buồn thì cũng chẳng thay đổi được gì. Rồi thì tôi và mọi người vẫn cứ sống trên mảnh đất đau thương ấy – cho đến khi có cách nào để thoát ra. Mà chắc chắn là đối với tuyệt đại đa số người Việt thì việc thoát ra khỏi VN là một điều không tưởng – có nghĩa là chúng ta cứ phải mãi sống chết với quê hương khốn khó này, dù muốn dù không. Vậy phải làm sao đây? Chỉ còn một cách duy nhất: hãy cố gắng đến hết mức để cải thiện cuộc sống của chính mình và những người xung quanh – gần nhất là người thân trong gia đình, và những người đang cùng sinh sống, làm việc với mình tại cơ quan và tại địa phương. Thực ra, lời khuyên này có vẻ vô duyên vì chắc chắn là ai cũng đang làm điều đó mà không cần có ai khuyên nhủ. Nhưng điều quan trọng là: hãy làm điều đó một cách lương thiện nhất, hãy cố gắng sống đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản của một con người, hoặc đạo đức của một tín đồ của bất kỳ đạo nào mà bạn đang theo (Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo vv). Miễn đó là sống THẬT, sống đầy đủ và chấp nhận hy sinh ít nhiều để bảo vệ niềm tin của mình, chứ không phải là nhân danh, giả trá để được những cái lợi nhỏ cho chính mình mà không nghĩ đến cái giá phải trả lâu dài cho con cháu, cho cộng đồng, cho dân tộc. Còn nữa. Sẽ có người bảo, vì sao những kẻ đang làm ác để trục lợi cho cá nhân và để lại cái hại cho muôn người và muôn đời sau thì vẫn phây phây; vậy bây giờ chúng ta lại vẫn nai lưng ra làm để cải thiện cuộc sống trên đất nước này, tức là tiếp tục làm cho chúng hưởng đó sao? Well, điều ấy có thể đúng vào ngay lúc này, nhưng tôi tin, như mọi người dân Việt từ lâu vẫn tin, rằng “ông trời có mắt”. Rằng quả báo có thể đến rất gần chứ không phải đợi đến một vài thế hệ. Mà nếu không đến ngay thì cũng sẽ đến chẳng chóng thì chày. Không phải tự nhiên mà người Việt có câu “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Đa số người Việt chúng ta đang rơi vào cảnh khốn khó; một thiểu số rất nhỏ thuộc các nhóm lợi ích thì đang lợi dụng đất nước để vơ vét và ăn trên đầu trên cổ chúng ta. Nhưng sẽ không quá 3 đời – tức 3 thế hệ – đâu, mà từ năm 1975 đến nay cũng gần 2 thế hệ rồi đó! Mời xem Video: Khẩn: Từ Nguyễn Bá Thanh đến BT Truyền thông Trương Minh Tuấn mắc bệnh ung thư: Sự thật hay tin đồn? Buồn lắm, nhưng mà … có cách nào khác ngoài việc cắn răng chịu đựng, cắm đầu xuống để cày, nhưng sống lương thiện để ngẩng cao đầu nhìn cuộc đời ngạo nghễ, và tin vào một tương lai tốt đẹp hơn sẽ phải đến cho tất cả chúng ta, có phải không? Just my two-cents worth rambling … Vũ Thị Phương Anh —– PS: Tôi không ủng hộ bất kỳ một cách làm bạo động nào để đổi thay đất nước. Lấy oán báo oán, oán còn mãi…. Hơn ai hết, tôi tin rằng người Việt đã có quá đủ chiến tranh, và cũng quá đủ kinh nghiệm để cảnh giác với mọi cuộc cách mạng mang tính bạo động rồi. (FB Vũ Thị Phương Anh)
  8. Mặc dù sở hữu khối tài sản gần 2 tỷ USD trên sàn chứng khoán, nhưng tên ông Trịnh Văn Quyết vẫn không xuất hiện trong danh sách người giàu trên thế giới theo thống kê của Forbes đến hiện tại. Dư luận đặc ra câu hỏi, liệu có phải vì ông Quyết kinh doanh trên mồ hôi nước mắt, cướp đoạt ruộng đất của dân nghèo, đẩy người dân vào con đường túng quẫn nên mới không được công nhận? Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết có những dự án bất động sản trải dài khắp cả nước, những dự án của FLC đi đến đâu thì gieo rắc cho người dân bao đau thương mất mát đến đấy. Vì thế mà người ta ví von ông Quyết như một mafia làm kinh tế. Nhờ sử dụng thủ đoạn cực kỳ gian xảo mà ông Quyết có khối tài sản kếch xù khổng lồ. Khối tài sản ‘kỳ lạ’ của người nhiều tiền nhất sàn chứng khoán Việt – ông Trịnh Văn Quyết Theo thống kê tài sản trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay, người nhiều tiền nhất lại chính là ông Trịnh Văn Quyết–Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC với 44.000 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD. Nhưng trong danh sách tỷ phú USD vừa công bố, thì chỉ ghi nhận Việt Nam chỉ có 2 tỷ phú USD thế giới, là ông Phạm Nhật Vượng-Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, với khối tài sản ròng đạt 2,4 tỷ USD và bà Nguyễn Thị Phương Thảo-Tổng giám đốc Vietjet Air với 1,2 tỷ USD. Forbes lý giải vì sao Trịnh Văn Quyết không được xếp hạng tỷ phú USD, là do khối tài sản khổng lồ này của ông chủ FLC biến động rất thất thường, bởi hơn 98% khối tài sản này phụ thuộc vào biến động của thị giá cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán. Trước đó, CTCP Xây dựng Faros nắm giữ cổ phiếu ROS “lá bùa” giúp FLC tăng hàng nghìn tỷ đồng, chỉ là công ty cho thuê đồ thể thao, vui chơi giải trí, bán đồ ăn uống…nhưng bất ngờ 430 triệu cổ phiếu ROS được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Từ một doanh nghiệp “siêu nhỏ”, nhưng bỗng “lột xác” thành nhà thầu xây dựng, đảm nhận nhiều dự án nghìn tỷ của FLC. Đáng chú ý, phần lớn cổ phiếu ROS đều nằm trong tay của các thành viên HĐQT công ty mẹ FLC. Điển hình là ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch FLC là cổ đông lớn nhất của Faros, sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, chiếm 41,79% vốn điều lệ (tính đến 6/7/2016). Như vậy giá ROS tăng cao chủ yếu là do nhóm cổ đông FLC đã “phù phép” bằng cách sử dụng dòng tiền “ảo diệu”. Ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo được vinh danh là tỷ phú đô la của Việt Nam Theo TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính và đầu tư thuộc Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng, cách tính người giàu ở Việt Nam hiện nay đơn giản là lấy niêm yết nhân với số lượt cổ phiếu để ra giá trị tiền. Trong khi những tổ chức quốc tế như Forbes, việc đánh giá tài sản dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó tiêu chí cuối cùng là chuyển hết tài sản người sở hữu có được (trừ căn nhà ở) thành USD để đưa vào mức tỷ phú hay triệu phú. Đặc biệt, các tổ chức quốc tế xem xét rất thận trọng tiểu sử của cổ phiếu đó, chẳng hạn như: cổ phiếu niêm yết bao nhiêu lâu, giá cổ phiếu đó có an toàn không? Xin mời quý vị xem Video : Tổng Biểu tình tại Sài Gòn bùng phát mọi lúc mọi nơi: Sư thật hay tin đồn? “Ai cũng biết 1 giá cổ phiếu khi giao dịch mà khối lượng lớn liên tục thì mới thành giá. Còn nếu có 5 triệu cổ phiếu mà chỉ giao dịch 3.000-5.000 cổ phiếu thì giá đó người ta chưa công nhận. Thứ hai là một cổ phiếu phải có lịch sử ít nhất là 2-3 năm niêm yết thì tài sản đó người ta mới công nhận. Đấy là tôi chỉ nói 2 tiêu chí đó, còn nhiều tiêu chí khác nữa”, TS Hiển khẳng định Còn nhớ trước đó, tờ Wall Street Journal dẫn lời lãnh đạo HOSE yêu cầu Faros giải trình giá cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết. Vì họ nghi ngờ kết quả kinh doanh của công ty này không tương xứng với mức tăng giá hiện tại của cổ phiếu. Nhưng đến nay câu trả lời vẫn còn đang bỏ ngỏ. Hoàng Phúc (Blue)
  9. Lan Hương, phóng viên RFA 2017-03-21 Căn biệt thự được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, tại Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa. Courtesy of vietbao Những khối tài sản kếch xù: “Có dấu hiệu bao che!” Tin tức về tài sản khủng của một số quan chức được truyền thông loan tải và cử tri lên tiếng yêu cầu Nhà nước làm rõ. Liệu sự can thiệp của cơ quan chức năng liệu có thực sự hữu hiệu? Tài sản hàng chục tỷ đồng Ngày 6/3 vừa qua trên báo Thanh Niên có đăng tải một bài viết với tựa đề “Quan lộ thần tốc của hotgirl xứ Thanh”, nói về con đường thăng quan tiến chức nhanh chóng của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, sinh năm 1986 tại phường Phú Sơn, Thành phố Thanh Hóa. Từ năm 2008 – 2015 bà Quỳnh Anh liên tục được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng tại tỉnh Thanh Hóa. Đầu tiên bà này làm hợp đồng tại Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa, sau đó được nhận vào làm tại Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa mà không cần phải thi tuyển. Một năm sau, năm 2012, bà Quỳnh Anh được đưa về Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của sở này. Sau 6 tháng nghỉ sinh, bà Quỳnh Anh quay trở lại công tác một thời gian ngắn và được được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, và chỉ 6 tháng sau được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Ngoài ra bà này cũng được cho là sở hữu khối tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng, có một căn biệt thự 3 mặt tiền ở Thành phố Thanh Hóa và đi chiếc xe sang trọng Cadillac Escalade trị giá nhiều tỷ đồng và có biển số độc, trùng với ngày tháng năm sinh của bà này. Giới báo chí và người dân liên lạc với cơ quan quản lý và phụ trách của bà Quỳnh Anh cho biết tất cả đều có thái độ né tránh hoặc im lặng. Đến ngày 1/3 vừa qua, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa mới có quyết định thanh tra quy trình bổ nhiệm của bà này, nhưng lại giao việc này cho Ban thanh tra của tỉnh. Quyết định này gây ra các ý kiến trái chiều trong dư luận vì nhiều người dân e rằng nếu tin đồn bà Quỳnh Anh là bồ nhí của một lãnh đạo tỉnh, thì việc giao cho Thanh tra tỉnh điều tra là thiếu khách quan, công bằng. Vụ việc này chưa được sáng tỏ thì mấy ngày nay thông tin ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch Thành phố Đà Nẵng sở hữu khối tài sản khủng lại tràn ngập trên các mặt báo. Tin cho biết hiện ông Thơ sở hữu căn nhà có diện tích xây dựng 300 m2 cùng 4 mảnh đất tại nhiều vị trí đẹp ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Ngoài ra, ông Thơ còn góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm, góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2,5 tỷ đồng. Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng cũng mua cổ phiếu công ty Dana - Ý trị giá 500 triệu đồng. Dấu hiệu bao che Đáp lại yêu cầu minh bạch tài sản của dư luận, ngày 15/3 Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng ra thông báo cho biết ông Thơ đã thực hiện kê khai tài sản trước đó theo đúng nguyên tắc. Thông báo này cũng chỉ nói rằng việc thẩm tra, xác minh kê khai (nếu có), sẽ do cơ quan trung ương chỉ đạo thực hiện. Trước cách xử lý của cơ quan chức năng trong 2 vụ việc vừa trình bày, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo công dân, nhà phân tích độc lập từ Sài Gòn cho chúng tôi biết nhận xét của cá nhân ông: Cách hành xử của chính quyền địa phương trong 2 vụ việc này cũng tương tự như nhau và cũng gần tương tự với cách hành xử của một số bộ ngành, chính quyền trung ương ở một số vụ trước đây chẳng hạn như vụ Trịnh Xuân Thanh, Lê Trung Dũng, Vũ Huy Hoàng, Vũ Quang Hải,… Hầu hết đều có dấu hiệu bao che, che chắn. Cho tới bây giờ, gần như chưa có bất kỳ vụ nào được lôi ra ánh sáng và xử lý một cách nghiêm minh, cho dù dư luận đã đặt ra vấn đề rất nhiều. Cái việc đóng cửa bảo nhau, giao cho một cơ quan lại thuộc thẩm quyền của nhân vật đương sự như vậy thanh tra thì sẽ không dẫn tới đâu cả. Căn biệt thự hoành tráng gây chú ý dư luận của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền tại Bến Tre. Courtesy of vietbao Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết đánh giá cách hành xử của ban lãnh đạo là kết quả của việc hành pháp lỏng lẻo, tùy tiện: Bây giờ phải đặt lại vấn đề như thế này, Nhà nước này có tính pháp quyền hay không. Bởi vì luật lệ, hiến pháp của nước này người ta tùy tiện lắm. Thích thì áp dụng không thích thì thôi. Nếu nhà nước này có tính chất pháp quyền rõ ràng, rành mạch, tôn trọng 3 quyền: xử phân lập, lập pháp, tư pháp độc lập, hành pháp rõ ràng thì mới điều tra được. Công an bây giờ điều tra dưới sự lãnh đạo của Đảng thì làm sao điều tra tử tế được. Vì thế cho nên nó bùng nhùng, chả đâu vào đâu hết cả. Trước đó trả lời báo chí, ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định những tài sản ông có đều được kê khai minh bạch từ nhiều năm trước, và nhấn mạnh rằng ông "không có gì phải áy náy. Người tốt thì có bỏ cối giã cũng tốt". Ông Thơ cũng giải thích rằng những lô đất ông sở hữu toàn nằm ở vùng sâu vùng xa, còn cổ phần ở công ty là của vợ ông. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhận xét về chính sách kê khai tài sản hiện nay: Kê khai tài sản hiện nay là trò hề, không giải quyết được gì hết! Lâu nay có những tài sản khổng lồ, mờ ám nhưng có ai làm cái gì. Anh Thơ ở trong Đà Nẵng tôi thấy kinh khủng quá. Tại sao lại có một khối tài sản khủng khiếp như vậy. Tôi là người lăn lộn, tù đày, bao nhiêu năm tích cực tham gia, lao động mà 100 triệu tôi không có nổi chứ đừng nói là bạc tỷ như vậy. Chuyện hết sức phi lý như vậy thì phải làm rõ thì dân người ta mới tin, chứ không người ta sao tin được. Chỉ là mị dân! Chỉ nội trong mấy năm gần đây, hàng loạt các vụ tham nhũng, bất minh bạch trong bổ nhiệm bị phanh phui. Tuy nhiên từ khi truyền thông lên tiếng đến khi các vụ án này được giải quyết là cả một chặng đường dài và đôi khi không được giải quyết thỏa đáng; thậm chí bị tảng lờ lắng dần vào quên lãng. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó: Tất nhiên chúng ta đấu tranh chống tham nhũng thì cần phải quyết liệt và cứ chống tham nhũng là hoan nghênh. Nhưng cũng cần phân biệt rạch ròi rằng có những hành động chống tham nhũng là thực chất, nhưng số đó rất hiếm ở Việt Nam; còn đa số còn lại là chống tham nhũng một cách giả tạo, thậm chí là mị dân, dối trá chỉ phục vụ cho quyền lực và lợi ích nhóm mà thôi. Những vụ dậy sóng như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng báo chí, dân chúng lôi ra đấu tố đến như vậy mà cho tới giờ cũng chưa đâu vào đâu cả thì làm sao người dân có một niềm tin dù là hết sức nhỏ nhoi vào chế độ cầm quyền? Hôm 7/3 vừa qua Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) ra thông báo cho thấy tỷ lệ tham nhũng ở Việt Nam là 65%. Cuối năm ngoái, các quan chức Việt Nam cũng đưa ra số liệu tiết lộ trong 10 năm qua các vụ tham nhũng đã làm thiệt hại gần 60 ngàn tỉ đồng của Nhà nước.
  10. Những ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về “phố Trung Quốc” được xây dựng bí mật phía sau công ty VietMay Home thuộc phần đất của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Đà Nẵng. Vụ việc này khiến dư luận hoài nghi rằng khu “tự trị” của người Trung Quốc sắp mọc lên ở thành phố trọng điểm miền Trung? Người ta cũng không ngừng đặt ra câu hỏi, liệu Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có tiếp tay cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ “Trung Quốc hóa” Việt Nam trước khi xâm chiếm? Ông Đoàn Nguyên Đức – ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Khu phố tàu được ngụy trang bên ngoài bằng bức tường rào bê tông kiên cố, cao hơn 10m dài khoảng 1km. Nó được xây dựng tại khu vực giao nhau giữa đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành, thuộc khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, thuộc phần đất của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Bên trong có hơn 10 căn nhà kiên cố đã được xây lên, hình dáng và kiểu cách đặc trưng văn hóa Trung Quốc bao gồm phố đi bộ, những ghế đá, cột đèn kiểu Thượng Hải. Khi tiếp cận hiện trường, ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư phường Hòa Xuân phát hiện: “có nhiều người Trung Quốc mang hộ chiếu in hình lưỡi bò chỉ đạo, theo dõi xây dựng”. Điều đáng nói ở đây là, những tấm hộ chiếu này từng bị Hải quan Việt Nam gạch bỏ khi bị phát hiện tại các cửa khẩu. Nhưng không hiểu tại sao những người này lại có mặt tại Đà Nẵng sinh sống và làm việc? Đây có phải là nguyên nhân, mà càng ngày có nhiều người TQ sang làm ăn và sinh sống, họ thành lập những khu phố cấm người Việt và sử dụng đồng nhân dân tệ? Đến nổi người dân phải thốt lên: “Đà Nẵng ngày càng đầy ắp người TQ”. Sự việc diễn ra ngay trong lòng thành phố, nhưng không biết chính quyền Đà Nẵng đang ở đâu mà không xử lý? Để rồi một công trình có tầm cỡ xây dựng không phép giữa lòng thành phố Đà Nẵng mà không có cơ quan chức năng nào hay biết. Trong khi đó, dân xây cái chuồng gà còn bắt xin phép xây dựng. Có người xây cái chòi trông vịt bị khởi tố để cố bắt đi tù. Có lẻ chính vì những dự án “tiền trảm hậu tấu” như thế này, mà gần đây dư luận xôn xao xung quanh khối tài sản của Chủ tịch và Bí thư Đà Nẵng? Khi ra đi Ông Nguyễn Bá Thanh để lại cho Đà Nẵng biết bao điều tốt đẹp, nay đã bị hủy hoại dưới tay của chính quyền Đà Nẵng. Bí thư Xuân Anh khẳng định: “Nếu ai phát hiện tôi có một lô đất nào ngoài căn nhà đang ở, tôi sẽ từ chức Bí thư Thành ủy” Nói về HAGL, tình hình tài chính nhiều năm trở lại đây của tập đoàn không mấy khả quan, với số nợ khổng lồ gần 35 nghìn tỷ đồng, mỗi ngày HAGL phải trả lãi trên chục tỷ đồng. Cổ phiếu HAGL lừng lẫy một thời, nhưng giờ liên tục rớt giá thảm hại, HAGL đang đứng trước nguy cơ trên bờ vực phá sản. Trước tình trạng “nghìn cân treo sợi tóc”, HAGL dự định bán 20.000 ha cao su tại Lào cho TQ để giải quyết nợ nần. Nhưng vấp phải ý kiến phản đối, vì đây là vì vị trí chiến lược của vùng đất ở đây sát với biên giới Việt Nam, nếu nơi đây rơi vào tay của TQ, sẽ đe dọa an ninh biên giới. Vì thế kế hoạch này bị tạm hoãn. Nay HAGL cho người TQ xây dựng lãnh địa riêng ở ngay bên trong công ty mình, dung túng cho bọn người TQ định cư trái phép. Liệu có phải để bù đắp những khoản thua lỗ mà HAGL tiếp tay cho TQ thực hiện mưu đồ xâm chiếm Việt Nam. Việc làm này tưởng chừng đơn giản chỉ là hợp tác kinh doanh, nhưng nếu chúng ta nghĩ sâu xa hơn một chút sẽ thấy. Đà Nẵng là khúc ruột miền Trung có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng về mặt quân sự, và cũng là nơi trước đây Pháp chọn mục tiêu tấn công khi xâm lược Việc Nam. Nay TQ lại chọn Đà Nẵng để tấn công bằng chính sách đồng hóa người Việt Nam. Hơn 1000 năm Bắc thuộc đã tồn tại trong lịch sử, liệu nay có tái diễn? Lẻ nào HAGL đang tâm bán rẻ quốc gia dân tộc? Không chỉ ở Đà Nẵng, mà TQ còn cho người dân sang cấm chốt tại Hà Tĩnh một vị trí chiến lược khác của miền Trung. Thông qua Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh – Hà Tĩnh), Fomosa xây dựng những khu nhà ở liền kề và khu chung cư cao tầng dành cho người TQ, trên phần đất thuê 70 năm không thuế. Liệu đây có phải là khu dân cư người TQ được xây dựng hợp pháp cho lao động bất hợp pháp của TQ làm ăn và sinh sống tại Việt Nam không? Phối cảnh Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thuê của Cty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Không phải ngẫu nhiên mà TQ chọn Hà Tĩnh, Đà Nẵng…mà đó là một sự toan tính. Đây là chiến thuật “cắt lát salami” của người Trung Quốc, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại Việt Nam. Khi người TQ đủ để thay thế người Việt ở những vị trí trọng yếu, khi có chiến tranh thì TQ không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ và chia cắt Việt Nam thành hai miền. Xin mời quý vị xem vídeo : NÓNG: Tổng BT Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ủy ban Kiểm tra TW xử lý Bộ CA và Tướng Trương Giang Long? Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở thành tay sai cho TQ, trước đó là công ty Sen Hoàng Giang tiếp tay cho TQ hủy diệt vựa lúa miền Nam. Nay đến tập đoàn HAGL, giúp TQ thực hiện chiến thuật “cắt lát salami” trước khi xâm lược. Liệu mai đây, còn có những tập đoàn nào đi theo bước chân của họ nữa? Qua những vụ việc trên, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, các công ty tập đoàn kinh tế Việt Nam làm ăn trên xương máu, cướp bóc đất đai của người dân, nay lại bán rẻ quốc gia dân tộc để đổi lấy lợi ích cho riêng mình. HAGL rước voi về giày xéo quê hương, đất nước đầu độc đồng bào của mình. Đề nghị cơ quan chức năng Đà Nẵng nên cưỡng chế, đập bỏ khu phố này để làm gương vì doanh nghiệp xây dựng trái phép, xem thường pháp luật, và có cơ chế xử lý HAGL thỏa đáng. Minh Tâm (Blue)
  11. Một thực tế không thể phủ nhận rằng hiện nay Tập đoàn Sun Group đang phát triển lớn mạnh trên khắp cả nước với các dự án du lịch khổng lồ bất chấp những tai tiếng về hủy hoại môi trường, tuy nhiên hoạt động sôi nổi và mạnh mẽ nhất vẫn là tại Đà Nẵng. Có thể nói Đà Nẵng chính là “địa bàn hoạt động” giúp Sun Group ngang nhiên vẫy vùng san đất, lấp biển, đẩy người dân vào bế tắc cùng cực vì bị cướp đất, đe dọa miếng cơm manh áo. Trái ngược với sự nghèo đi của người dân và môi trường nơi đây, là sự giàu lên của hai vị lãnh đạo cấp cao nhất của thành phố. Liệu những lùm xùm về vấn đề tài sản của hai vị lãnh đạo thời quan gần đây có liên quan gì đến đặc quyền được khai thác môi trường vô tội vạ của Sun Group? Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ trao cúp và bằng khen cho Tập đoàn Sun Group, một trong 20 DN được tôn vinh là “DN Đà Nẵng tiêu biểu” Tập đoàn Sun Group được thành lập vào năm 2007 bởi doanh nhân kín tiếng tên Lê Viết Lâm. Sun Group được biết đến khi thành công với dự án Bà Nà Hill được triển khai từ năm 2007. Tuy nhiên, mãi tới thời gian gần đây, tập đoàn này mới thực “trở mình” với nhiều dự án khủng được triển khai vào năm 2015 phát triển từ Bà Nà Hill như: Công viên Fantasy, Công viên Asia Park, tổ hợp nghỉ dưỡng Làng Pháp và dự án khu du lịch sinh thái Nam Hòa An đang trong quá trình thực hiện,… Thật trùng hợp, thời gian phát triển như vũ bão của Sun Group cũng là khi ông Huỳnh Đức Thơ chính thức được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, tháng 01/2015. Phải chăng năm 2015 là năm khởi đầu cho mối quan hệ mờ ám giữa Huỳnh Đức Thơ và Lê Viết Lâm, cũng là khoảng thời gian mà người dân Đà Nẵng lâm vào cảnh cùng quẫn vì bị cướp đất, nơi an sinh lạc nghiệp, miếng cơm manh áo cũng như môi trường sống tự nhiên? Thực vậy, môi trường sống của Đà Nẵng hiện nay đang bị bào mòn bởi chính những công trình được quảng cáo mang phong cách Châu Âu của Sun Group, đầu tư nhắm vào các khách du lịch lắm của nhiều tiền, được đánh giá triển vọng thu hồi lợi nhuận cao ngất ngưởng. Thế nhưng thực tế số tiền đền bù cho nông dân để san lấp đất, sông, chùa, nhà ở để xây dựng các công trình này chỉ có giá vài chục ngàn VNĐ/m2. Trong khi đó, đất tại các khu du lịch sinh thái được tập đoàn này phân lô rao giá lên tới 20 triệu/m2. Tự hỏi liệu có phải chính nguồn siêu lợi nhuận thu được từ việc cưỡng chế thu hồi đất cho các dự án này, đã tạo “động lực” để Huỳnh Đức Thơ dễ dàng dung túng, Bí thư thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh phớt lờ, cho phép Tập đoàn Sun Group ngang nhiên san đất, lấp sông xây công trình rầm rộ trên khắp Đà Nẵng? Núi Sơn Trà bị đào phá nham nhở để xây dựng khu nghỉ mát khách sạn Không thể phủ nhận năng lực “nhìn xa trông rộng” của ông Thơ khi chấp bút cấp phép cho Lê Viết Lâm phát triển du lịch tại Đà Nẵng. Các ưu đãi dành cho Sun Group mang lại cho ông nhiều danh tiếng lẫy lừng hào nhoáng như lãnh đạo của thành phố với “Khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu châu Á”, “Khu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam, “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”… Đổi lại, người dân lại chính là người gánh chịu những hệ quả từ việc tàn phá tài nguyên môi trường do Sun Group gây ra: Dự án Cáp treo Bà Nà phá hoại núi rừng, cảnh quan di sản thiên nhiên, gây nguy hiểm các các loài chim thú quý hiếm; việc san lấp hàng trăm ha tại bán đảo Sơn Trà đang tàn phá nghiêm trọng quần thể san hô đang cần được bảo vệ, khiến hàng trăm hộ ngư dân đang thường xuyên trú ngụ, cập bến tại bán đảo đối mặt với nguy cơ thất nghiệp;… Các dự án này đã nâng tầm Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu, nhưng lại biến những người dân bản địa trở thành “ăn mày” đúng nghĩa trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của họ. Khách Trung Quốc dùng hộ chiếu in “hình lưỡi bò” để quảng cáo sai về chủ quyền lãnh thổ Đáng lưu ý, việc ông Huỳnh Đức Thơ hậu đãi Sun Group xà xẻo vùng đất Đà Nẵng cho hoạt động du lịch dưới sự chỉ đạo của Bí thư thành phố Nguyễn Xuân Anh, cùng với chính sách khuyến khích khách du lịch Trung Quốc vì “đóng góp lớn cho ngân sách thành phố” do các ông đề ra, đang bức tử Đà Nẵng vì sự ngột ngạt do lượng khách khổng lồ từ Trung Quốc đổ về. Hệ quả là kéo theo hàng loạt vấn nạn tiêu cực không thể giải quyết đang diễn ra tại thành phố này: người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch “chui” xuyên tạc lịch sử Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc bắt nạt người dân buôn bán Việt Nam, khách Trung Quốc dùng hộ chiếu in “hình lưỡi bò” để quảng cáo sai về chủ quyền lãnh thổ, khách Trung Quốc qua du lịch và định cư tại các khu vực nhạy cảm về an ninh, chính trị, quốc phòng của Việt Nam. Xin mời quý vị xem Video : Chấn động: Công bố Giải pháp "Chiếm Trung tâm" để Biểu tình quy mô lớn giải thể ngay độc tài CS? Được bầu chức vụ cấp cao của thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ chắc chắn không thể không lường trước được những hệ quả từ việc cấp phép cho Sun Group đầu tư du lịch vô tội vạ. Trong khi người dân Đà Nẵng đang phải gồng mình hứng chịu những hệ quả từ chính sách của ông: “Đà Nẵng: Dân đội mưa phản đối 2 nhà máy thép gây ô nhiễm”, “Người dân phản đối, Đà Nẵng quyết phá khuôn viên”, “Tiếp tục phản đối xây hầm chui sông Hàn, Đà Nẵng”, “Người dân phản đối thi công cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi gây ngập úng”,… không biết ông Huỳnh Đức Thơ đang làm gì? Phải chăng ông đang mải tính toán nguồn lợi mà mình thu được từ việc dung túng cho Sun Group hủy hoại môi trường, cũng như xem xét lượng khách du lịch Trung Quốc ồ ạt kéo vào Đà Nẵng đã đem lại nguồn ngân sách lớn đến như nào cho thành phố và cả cho túi riêng của bản thân? Chắc tới đây, những thắc mắc về số tài sản khổng lồ mà ông Huỳnh Đức Thơ sở hữu, những chiếc ô tô tiền tỷ mà ông Nguyễn Xuân Anh đang chạy; vì sao lái xe cũ nhà Bí thư lương tháng chỉ 4 triệu, lại sở hữu 12 lô đất vàng ven biển, liền kề sân bay Nước Mặn đã được giải đáp. Tự hỏi, lòng tham của các mafia doanh nghiệp và mafia chính trị này có “đáy” hay không, hay lớp dân oan phía sau bị bức tử cho tới chết? Du Miên (FB Sự Thật Việt Nam)
  12. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”Và đây là cách người ta hưởng ứng ông ấy ở Đà Nẵng: Băm nát một góc Khu bảo tồn thiên nhiên đổi lấy 100 biệt thự nghỉ dưỡng và phòng khách sạn.Cũng cần nói thêm để thấy trong việc này lỗi trực tiếp là công ty Biển Tiên Sa (chủ đầu tư dự án) song trách nhiệm sâu xa thuộc về UBND Đà Nẵng và cả Thủ tướng đương nhiệm.Cụ thể, từ năm 1977, với Quyết định 41-TTg của Thủ tướng thời đó là Phạm Văn Đồng, Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm với các quy định rất nghiêm ngặt áp dụng cho “toàn bộ bán đảo và vùng xunh quanh chân núi kéo dài ra 500m”, tổng là 4439ha.Bẵng hơn 30 năm, đến 2008, UBND Đà Nẵng, dựa trên Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004 đã ra Quyết định 6758 Phê duyệt Quy hoạch rừng ở Đà Nẵng, cắt bớt diện tích được coi là rừng đặc dụng (hay rừng cấm) của Sơn Trà xuống còn chỉ hơn một nửa là 2.591,1 ha.Đây chính là quyết định mở đường để các công trình nghỉ dưỡng kiểu như InterContinental của SunGroup triển khai ở Sơn Trà và nhiều dự án khác được cấp phép. Tuy nhiên, đáng chú ý là Quyết định 6758 này của Đà Nẵng vi phạm nguyên tắc của chính Luật Bảo vệ Phát triển Rừng 2004 là chỉ Thủ tướng mới được chuyển mục đích sử dụng khu rừng mà Thủ tướng đã xác lập trong quá khứ, chứ UBND không có thẩm quyền đó. Có lẽ ý thức được sự vi phạm thẩm quyền này, cách đây vài năm UBND Đà Nẵng đã đề nghị được xây dựng Quy hoạch mới cho bán đảo Sơn Trà để Thủ tướng thông qua. Đây là lý do ra đời của Quyết định 2163 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 11 năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch Sơn Trà trở thành Khu Du lịch Quốc gia, theo đó 1/4 bán đảo (1056ha trong tổng số 4439ha) được sử dụng để phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia với các công trình nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa-tâm linh…với mục đích thu hút hàng triệu du khách.Nghĩa là, Công ty Biển Tiên sa có thể làm hơi quá tay, nhưng mở đường cho nó chính là Quyết định 6758 sai luật cách đây gần 10 năm của UBND Đà Nẵng và việc hợp thức nó gần đây bằng Quy hoạch trên của Thủ tướng.Xin mời quý vị xem Video : Khai tử BT Trịnh Văn Chiến Nguyễn Phú Trọng sẽ xóa sổ Thế lực Chính trị Thanh Hóa của Lê Khả Phiêu? Trong một câu chuyện khác, nhiều người hẳn còn nhớ Sơn Trà cũng là nơi cư trú của Voọc Chà vá Chân nâu – được mệnh danh là ‘nữ hoàng linh trưởng’, có tên trong sách đỏ và vừa được chọn làm biểu tượng của Đà Nẵng trong APEC 2017. Với gần 1/4 diện tích bán đảo tới đây được tập trung phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia môi trường sống của loài động vật quý hiếm này và toàn bộ hệ sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Dường như có một câu hỏi khác đang đặt ra với mô-típ tương tự Formosa:“Chọn Voọc chà vá chân nâu hay khách sạn?”Chỉ khác là lần này nó đến từ người Việt. Nhưng chúng ta vẫn phải là người trả lời.Nguyễn Anh Tuấn(Fb Nguyễn Anh Tuấn)
  13. Bán đảo Sơn Trà đã bị đào xới. Ảnh: Lê Đình Dũng/ báo MTG Chính quyền Thành phố Đà Nẵng vừa làm cuộc kiểm tra xây dựng trái phép trên núi Sơn Trà do Công ty CP biển Tiên Sa đã xây dựng mà thời gian qua gây nên phản ứng bất bình của người dân cả nước! Qua kiểm tra cho thấy, đã có hơn 30 móng bê tông các nhà biệt thự đã được hoàn thành. Cả dự án chưa được cấp phép đầu tư, chưa có hồ sơ xác định tác động, ảnh hưởng môi trường, chưa được chấp nhận quy hoạch toàn dự án, chưa có giấy phép xây dựng công trình… quan trọng hơn hết là chưa được cấp đất để thực hiện dự án. Mà cần phải biết là dự án nằm trong khu vực rừng cấm Sơn Trà! Đây là loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được kiểm đếm và Thủ tướng chính phủ đã có quyết định quy hoạch tổng thể kế hoạch đến năm 2025 sẽ trở thành công viên quốc gia. Điều này có nghĩa là ai động đến Sơn Trà phải xin phép Chính phủ, được Thủ tướng cấp phép, chứ Chính quyền Đà nẵng không được cấp phép, quy hoạch bất kỳ khu du lịch, khách sạn nào nếu không được Thủ tướng chính phủ đồng ý. Vậy mà con lạc đà đã qua được lỗ trôn kim. Không một giấy tờ gì cho phép, Công ty Tiên Sa vẫn ngang nhiên phá rừng ở quy mô lớn, để xây nên hơn 30 móng bê tông hoàn chỉnh cho một khu du lịch ngay trên núi Sơn Trà ở điểm nhìn ra Vịnh biển Tiên Sa, có thể nói là khu vực đẹp nhất nhì của cả bán đảo này! Câu rất dễ hỏi (và biết) ngày nay là ai đã chống lưng cho Cty này làm một cách vô pháp, vô thiên như vậy? Cũng cần nói là khu vực này nếu sau khi Cảng sâu Đà Nẵng được dời ra Liên Chiểu theo quy hoạch (và đã bắt đầu khởi động) thì nơi đây sẽ trở nên vô giá. Vô giá về du lịch khi cảng này biến thành cảng cho tàu khách du lịch cập vào. Khu xây trái phép này nhìn thẳng ra cảng và cảng du lịch này sẽ là sân trước của khu khách sạn này! Và ghê gớm hơn là “tầm nhìn” về đất. Khi cảng hàng hoá dời đi thì ai cũng hiểu, đất đai mênh mông của các kho hàng bến bãi… sẽ là miếng ăn ngon mà thế lực nào cũng phải thèm thuồng! Vậy thì khách sạn mà không chỉ, hay không phải khách sạn, mà là đất vàng của vịnh Tiên Sa này sắp biến thành tiền bạc cho ai có thẩm quyền (thống nhất quản lý). Vậy thì ai chống lưng cho Cty này là bừa, làm không phép, chắc chắn là không đơn giản! Chính quyền Đà Nẵng đã ra lệnh ngừng xây dựng công trình này. Nhưng dừng để chờ cấp phép hay phải dừng để đập bỏ như khu biệt phủ ở chân đèo Hải Vân (Liên Chiểu) của một tướng Công An? Không được nghe thông tin về việc xử lý xây dựng trái phép này như thế nào nhưng có các vấn đề cần được đặt ra: 1/. Ai cũng biết đợt phá rừng Sơn Trà đưa máy cưa xẻ vào năm 2016 đã bị khởi tố (nhưng đến nay vẫn chưa biết xử thế nào) và có 5 kiểm lâm bị kỷ luật. Vậy nay không chỉ phá rừng mà còn bạt đồi, xẻ núi làm nhà, biệt thự thì có khởi tố hay không? Và có ông bà chính quyền nào (thống nhất quản lý) phải xem xét trách nhiệm hay không? 2/. Tạm dừng để cấp phép cho tồn tại hay bắt buộc phá dỡ như đã làm ở biệt phủ Hải Vân. 3/. Cần truy cứu ai, thế lực nào đã bảo kê cho một Cty nhỏ, mới toe thành lập để làm cái việc phá rừng, xây dựng không phép… Mà Cty này đã có lễ khởi công khá hoành tráng lúc bắt đầu làm công trình này chứ chẳng dấm dúi, núp lén gì cả. Xin mời quý vị xem video : Kẻ có công cứu Trịnh Xuân Thanh không bị dẫn độ về Việt Nam vào phút cuối là ai? Chính quyền địa phương đã để đến tình trạng như hiện tại mà cho rằng họ không cho vào, nên không kiểm tra được thì quả đã bất lực, vô hiệu để quản lý, có nên tiếp tục làm nhà nước thống nhất quản lý không? Dầu trễ vẫn hơn, đình chỉ việc làm phá hoại Sơn Trà này, chính quyền Đà nẵng đã làm rất đúng, nhưng chỉ dừng đã đủ, đã đúng chưa? Những biện pháp nửa vời không đủ sức răn đe ai và càng chứng tỏ sự nể vì, sợ hãi thế lực nào đó có thể chi phối việc quản lý của chính quyền. Thời gian qua, Đà Nẵng đã nổi lên khá nhiều chuyện chưa có lời đáp, với chuyện xây dựng tại Sơn Trà, thêm một chuyện để làm người dân có dịp so sánh hình ảnh của anh Bá Thanh với sự phát triển của Đà Nẵng. Nguyễn Trung Dân (FB Nguyễn Trung Dân)
  14. Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và ông Huỳnh Đức Thơ (phải), Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Hữu Khá/ TT Lãnh đạo có tài sản “khủng” không quan trọng bằng thái độ của người dân về chuyện ấy. Tâm lý cho phép “ăn được làm được” thật ra đáng ngại hơn nhiều việc ngân sách quốc gia bị thất thoát, nó “hợp pháp hoá” hành vi tham nhũng của chính trị gia, một dạng tâm lý kiểu “hội chứng Stockholm”, nơi nạn nhân thông cảm và ngưỡng mộ ngay chính những thủ phạm gây ra thiệt hại cho mình. Xây cầu hay mở vài con đường là công việc chứ không phải công lao, chưa kể nếu xã hội minh bạch, cây cầu và con đường ấy nhiều khả năng sẽ được xây dựng to đẹp và đưa vào phục vụ những người đóng thuế hiệu quả hơn.Giữa những cuộc “luận kiếm” của lãnh đạo ĐN gần đây, nhiều người hồi tưởng về thời kỳ hoàng kim nhất của thành phố mà không biết rằng nó là hệ quả từ những “di sản” mà những người tiền nhiệm để lại.Năm 2014, Quy hoạch bán đảo Sơn Trà do Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM), tập đoàn kiến trúc hàng đầu thế giới thực hiện đã nhận được Giải thưởng xuất sắc của Hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ. Trong bản quy hoạch này, một loạt đề xuất chiến lược nhằm tạo ra một công viên quốc gia mới cho Việt Nam, một điểm đến cho du lịch sinh thái đồng thời bảo vệ những tài sản thiên nhiên độc đáo ở nơi đây. Bản quy hoạch tạo ra vùng cấm xây dựng nghiêm ngặt đối với khu vực có độ cao trên 100m đồng thời để đảm bảo rằng khung cảnh thiên nhiên vẫn là hình ảnh chủ đạo khi quan sát từ xa, vị trí xây dựng các dự án trong tương lai được giảm thiểu bằng cách bố trí trong thung lũng hoặc xung quanh các vịnh nhỏ, nơi mà công trình có thể được “dấu” vào trong các tầng lá xanh ngắt. Ngoài ra, bản thiết kế cũng đề xuất các hoạt động đi bộ, đạp xe hay leo núi với việc bổ sung thêm hệ thống đường mòn nhỏ nhằm giảm thiểu tác động của phương tiện giao thông.Một đồ án tôn trọng thiên nhiên tuyệt vời như vậy mà sau khi nghe SOM báo cáo, cố bí thư Nguyễn Bá Thanh phát biểu: “đề bài” đặt ra là phải “biến” bán đảo Sơn Trà thành thành phố sinh thái kết hợp giữa các khu vực ở, công trình du lịch, vui chơi giải trí, tham quan, chữa bệnh… Độ cao nghiên cứu không chỉ dừng ở 100m (từ mặt biển trở lên) mà có thể lên 200m – 300m, thậm chí lên đến các đỉnh 600 – 700m.Và thực tế đã đặt ra câu hỏi, ai đứng đằng sau việc can thiệp thô bạo vào công tác quy hoạch bán đảo Sơn Trà?Sun Group đã “may mắn” nắm được hầu hết những vị trí kim cương của Đà Nẵng, từ Bà Nà huyền ảo đến Sơn Trà hoang sơ, từ làng biệt thự lấn sông Euro Village đến khu đô thị sinh thái ở Hoà Xuân, tất cả đều có “dấu giày” của Sun Group. Nhưng nếu trách nhà đầu tư một thì phải trách chính quyền hai vì nhà đầu tư thì chỉ nghĩ đến lợi nhuận còn chính quyền phải là nơi đại diện người dân giám sát việc triển khai dự án theo quy định pháp luật. Đành rằng nhà đầu tư có thể “chạy chính sách” từ Trung ương nhưng nếu địa phương có trách nhiệm và bản lĩnh vẫn có thể “câu giờ” hay kéo dài thời gian cấp phép những dự án thiếu bền vững với tương lai.Xin mời quý vị xem Video : Ông Nguyễn Phú Trọng và những sai phạm nghiêm trọng không thể tha thứ trong vai trò Tổng Bí thư? Những gì diễn ra ở ĐN gần đây cho thấy sự buông lỏng quản lý của chính quyền đã đành mà trách nhiệm công dân cũng mờ nhạt ko kém. Chỉ khi nào người dân nhận thức đúng quyền lực của mình, liên tục nghi ngờ, đặt câu hỏi và thường xuyên gây áp lực lên các cơ quan công quyền, nơi mọi hoạt động đều sử dụng ngân sách từ chính tiền thuế của dân, thì khi ấy quyền lợi của mình mới may ra được lắng nghe và đảm bảo.Lê Trọng Vũ(FB Lê Trọng Vũ)
  15. Những lo ngại về hậu quả của dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên không còn là lời cảnh báo mà nó đã và đang dần trở thành hiện thực. Những tính toán ban đầu đầy lạc quan (thu ngân sách 850 tỷ đồng/ năm, tạo công ăn việc làm cho 3.000 lao động, phát triển công nghiệp nhôm, phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…) không thể che lấp sự thật, hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh đang “lỗ nặng” – lỗ vượt dự kiến. Có lẽ “trái đắng” của dự án đã đến lúc hái. Ngoài khai thác bauxite, những năm qua, TKV cũng dồn sức thực hiện dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ. Báo Dân trí, ngày 13/3/2017 đưa tin "Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỷ đồng". Cụ thể, Tổ hợp Bauxite -Nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016). Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá). Điều đáng nói, TKV tính toán, dự báo thế nào mà dự án bôxit Tân Ra, dự kiến lỗ trong 3 năm khoảng 860 tỷ nhưng đã vượt kế hoạch gần 3.700 tỷ? Lý giải nguyên nhân “lỗ”, Ông Nguyễn Văn Biên, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) nói, lỗi là do "chênh lệch tỷ giá", do “cơ chế chính sách thay đổi”, do thuế tài nguyên tăng” do "nhiều yếu tố khách quan" do “thị trường biến động”... Và hứa hẹn năm nay dự án sẽ bắt đầu có lãi. Dự kiến mức lãi năm 2017 sẽ khoảng 100 tỉ đồng. Các năm sau mức lãi sẽ tăng. Thời gian thu hồi vốn dự tính từ 10-12 năm - tính từ khi dự án đi vào sản xuất năm 2013 (Theo Tuổi trẻ, 15/3/2017). Làm phép tính đơn giản, nếu lãi một năm trung bình 100 tỷ đồng thì cần 37 năm mới bù được khoản lỗ của 3 năm 2013-2016. Vậy với số tiền 32.000 tỷ đồng đầu tư vào dư án khi nào mới lấy lại được vốn? Một câu hỏi mà không vị lãnh đạo nào có thể cho câu trả lời chính xác. Ông Nguyễn Văn Biên nói thêm: "Thực tế là sau 3 năm vận hành, đến nay đã làm chủ được công nghệ". Nhân loại khai thác nhôm đã hàng trăm năm nay, công nghệ hiện đại từ Mỹ, Châu Âu, Nhật thì không sử dụng, lại dùng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc để rồi vừa học vừa làm, vậy còn lấy tự hào, đúng là chẳng giống ai. Việc này giống như chuyện mua 164 tàu cũ của Trung Quốc (sản xuất cách đây 20 năm) giá mua 210 – 315 triệu/toa, để những toa tàu này lăn bánh được giá thành lên đến 870 triệu/toa. Trong khi đóng mới trong nước giá chỉ có 800tr/ toa. Xin chịu thua cách làm ăn, tính toán của quan chức nước mình, toàn đi ngược lại sự phát triển nhân loại. Đọc những thông tin trên chỉ biết kêu trời, chẳng có thời nào làm ăn lại bết bát đến vậy. Chỉ việc đào tài nguyên đem bán cũng lỗ thì trách gì việc đâu tư vào đóng tàu, sản xuất ô tô, lọc dầu... không thất bại. Những quả đấm thép của nền kinh tế giờ đây trở thành gánh nặng nợ nần đè lên vai người dân. Ấy vậy khi nó được triển khai bao giờ cũng là chủ trương lớn của đảng, nhà nước. Ruốt cục, khi thất bại bao giờ cũng được giải thích rằng, chủ trương không sai, chỉ có cách thực hiện sai. Tổ chức không sai, chỉ có cá nhân sai. Nói đến dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên không ai không biết, các bài viết phân tích, đánh giá cũng như các ý kiến phản biện về nó đã có quá nhiều, nghĩ rằng không cần phải nói thêm ở đây. Những ai muốn tìm hiểu, chỉ cần tìm kiếm trên Google từ khóa “Dự án Buaxite Tây Nguyên” sẽ cho ra gần 250 ngàn kết quả trong một giây. Trước nay không có dự án nào ngay từ khi bắt đầu triển khai đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, báo chí và cả Quốc hội như dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Quan điểm ủng thì hộ ít, ý kiến phản đối thì nhiều. Và không chỉ người dân, tầng lớp trí thức, nhà khoa học, nhà báo mà ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao cũng có người lên tiếng phản đối như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (có hơn 2000 các cựu lãnh đạo và trí thức ký vào đơn thỉnh nguyện dừng dự án). Nhưng mọi ý kiến, kiến nghị , phản đối điều bị gạt bỏ và không ít người đã bị bắt bớ, tù đày. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó đã khẳng định: “khai thác quặng bô xít là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội X. Bộ Chính trị cũng đã 3 lần nghe chiến lược về phát triển bô xít. Chính phủ đã phê duyệt qui hoạch phát triển bô xít Tây Nguyên với tinh thần đảm bảo hiệu quả, bền vững” (Dân trí 05/2/2009). Ngày 23/6/2014 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 775/NQ-UBTVQH13, đánh giá việc triển khai thí điểm 2 dự án là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương có tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực địa bàn chiến lược Tây Nguyên (http://www.moit.gov.vn 30/03/2015). Dự án không chứng minh được hiệu quả kinh tế, không đánh giá tác động đến môi trường nhưng vẫn được triển khai. Bài toán nào cho dự án khi công nghệ lạc hậu, đội vốn, sự cố, các khoản lỗ và thị trường thế giới đầy rủi do. Với tình hình hiện nay càng khai thác nhiều càng lỗ nhiều. Năm 2014, theo tính toán mỗi tấn alumin xuất khẩu của Tân Rai đang “ âm” hơn tới 49-59 USD/tấn so với mức giá dự báo trong bài toán đầu tư. Thời điểm hiện tại giá alumin đang ở mức thấp, giá cả trong tương lai cũng chỉ là dự báo, không có gì chắc chắn. Mà vấn đề giá bán alumin là yếu tố quyết định hiệu quả của dự án. Theo thời gian những rủi ro từ dự án khai thác bauxite ngày cành lớn. Số tiền 32.000 tỷ đồng có nguy cơ bốc hơi theo mây khói. Dân Việt Nam lại gánh thêm một khoản nợ - theo tính toán mỗi người dân gánh 10 USD nợ cho nhà máy alumin. Xin mời quý vị xem Video :Ông Nguyễn Phú Trọng và những sai phạm nghiêm trọng không thể tha thứ trong vai trò Tổng Bí thư? Nhưng có lẽ giờ đây lỗ, lãi từ dự án không còn quan trọng mà là vấn đề môi trường. Hiện nay chưa có công nghệ nào xử lý được bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ bauxite, nếu nó xảy ra sự cố thì sự hủy diệt hết sức khủng khiếp. Theo quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản:“Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường…tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”. Và đã có sự cố xảy ra: Vỡ đê hồ thải quặng ngày 8/10/2014 khiến 5 ngàn mét khối nước và bùn đỏ đã tràn ra ngoài. Vỡ đường ống dẫn nước có chứa chất xút độc hại từ hồ bùn đỏ của Nhà máy alumin Tân Rai ngày 13/12/2016. Khẳng định rằng, chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một quyết định rất sai lầm, mà cái giá phải trả là rất đắt. Hậu quả của nó chắc chắn người dân phải gánh chịu. Còn những người đưa ra chủ trương, những người lãnh đạo doanh doanh nghiệp họ không những không bị truy cứu trách nhiệm mà còn được thăng quan tiến chức. Vậy có công bằng? Thiên Luân (Dân Luận)
  16. Trụ sở của Tập Đoàn Dấu Khí Việt Nam (PVN). (Hình: Getty Images) Có thể xem loạt bài “Tài chính dầu khí và ‘vũng lầy’ PVN” đăng vào giữa Tháng Ba, 2017, là sự khởi đầu cho chiến dịch tổng công kích của truyền thông nhà nước dành cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN). Để sau đó hẳn phải là “cả hệ thống chính trị quyết tâm vào cuộc” với căn cứ là “báo nói như vậy…” Đây mới chỉ là vài bài đầu tiên của Thanh Niên, sau đó sẽ “còn tiếp.” Và những bài đầu tiên mới chỉ đề cập một vụ việc khá “nhẹ nhàng”: Những sai phạm ở Tổng Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dầu Khí (PVFC) đã tạo thêm một “vũng lầy” cho PVN có phần nghiêm trọng hơn cả khoản thua lỗ của Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) và khoản góp vốn mất trắng theo OceanBank. Phần thiệt hại của PVFC là trên 500 tỷ đồng. 500 tỷ đồng tất nhiên vẫn chưa bằng với số mất trắng 800 tỷ đồng mà PVN đã góp vào OceanBank, và còn thua xa con số thất thoát 9,000 tỷ đồng tại các Ngân Hàng Xây Dựng trong vụ đại án Phạm Công Danh. Nhưng xin nhắc lại, PVFC mời chỉ là đối tượng đầu tiên bị “đánh.” Nếu không có gì thay đổi, chính trường được hứa hẹn sẽ diễn biến những cú đánh tiếp theo, dành cho những “cá mập” trong ngành dầu khí còn lớn hơn hẳn PVFC. Cũng cần nhắc lại, tín hiệu PVN bị “đánh” đã xuất hiện ngay trước Hội nghị trung ương 4 về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” vào Tháng Mười, 2016, nhưng sau đó bất chợt “chìm” đi, cùng lúc chẳng nghe tin tức khai báo gì của Vũ Đức Thuận trong trại giam Bộ Công An. Nhưng sau Tết Nguyên Đán 2017, lại xuất hiện tín hiệu PVN sắp bị “mổ.” Có thông tin cho rằng chính Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương là cơ quan “nắm rất chắc vụ PVN.” Khác hẳn Ban Nội Chính Trung Ương của Cựu Ủy Viên Trung Ương Kiêm Trưởng Ban Nguyễn Bá Thanh, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương lại được chủ nhiệm bởi một ủy viên Bộ Chính Trị là ông Trần Quốc Vượng – người trước đây là chánh văn phòng trung ương đảng và được xem là “cánh thân hữu” với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Từ sau Đại Hội 12 và kể cả từ sau mệnh lệnh “việc cần làm ngay” của ông Trọng phát ra từ Tháng Sáu, 2016, câu chuyện cần mô tả là cho đến giờ Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương vẫn chưa có nổi một thành tích đáng kể nào, ngoài việc kiểm tra xe hơi của Trịnh Xuân Thanh và một số công việc mang tính hành chính khác. Do vậy, vụ PVN có thể là một cơ hội để ông Trần Quốc Vượng “lấy điểm” trước Tổng Bí Thư Trọng, nhất là trong quan điểm của ông Trọng vẫn ngầm mang hơi hướng so sánh giữa Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương của đảng Cộng Sản Việt Nam với Ủy Ban Kỷ Luật Trung Ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Làm thế nào để Trần Quốc Vượng có thể trở nên Vương Kỳ Sơn? Và làm thế nào Việt Nam tạo dựng được một chiến dịch “Săn Cáo” khá thành công như Tập Cận Bình đã làm từ năm 2013 cho đến nay? Đó hẳn là ấp ủ tràn đầy của ông Nguyễn Phú Trọng mà các đối thủ chính trị của ông, dù đương chức hay đã về hưu, phải luôn dè chừng. Cho tới nay, dù chưa có gì thật sự nổi trội trong Thường Vụ Đảng Ủy Công An Trung Ương, nhưng Tổng Bí Thư Trọng vẫn cơ bản “nắm” được hệ thống truyền thông báo nhà nước thông qua Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Tuyên Giáo Trung Ương Kiêm Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn. Thanh Niên hẳn là một tờ báo không chỉ về truyền thống là “cánh tay phải của đảng,” mà còn phải làm sao để đảng phục hồi độ tin cậy, nhất là sau vụ tung tóe của tờ báo này khi nhận tiền quảng cáo của đại gia để đánh nước mắm truyền thống và khiến người sản xuất điêu đứng mà đảng vẫn để yên cho tổng biên tập tờ báo này. Xin mời quý vị xem Video :Vì sao Tướng Trương Giang Long được nâng mức bảo vệ nghiêm ngặt ngay sau clip chống TQ "rò rỉ"? Sau loạt bài mở màn trận công kích đối với Bí Thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, báo Thanh Niên tiếp tục chinh phục lãnh địa của PVN tập đoàn được xem là giàu nhất Việt Nam với gần $35 tỷ tài sản và 166 ngàn tỷ đồng tiền mặt gửi ngân hàng lấy lãi. Bàn cờ chính trị đang biến thế từng tuần và có thể đảo lộn lớn trong thời gian tới. Cho dù PVN bị xem là “vũng lầy,” hẳn không ít thế lực chính trị vẫn muốn cơi nới nhà cao tầng ngay trên vũng lầy đó. (Ngyời Việt)
  17. Ảnh: Facebook Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế” Và đây là cách người ta hưởng ứng ông ấy ở Đà Nẵng: Băm nát một góc Khu bảo tồn thiên nhiên đổi lấy 100 biệt thự nghỉ dưỡng và phòng khách sạn. Cũng cần nói thêm để thấy trong việc này lỗi trực tiếp là công ty Biển Tiên Sa (chủ đầu tư dự án) song trách nhiệm sâu xa thuộc về UBND Đà Nẵng và cả Thủ tướng đương nhiệm. Cụ thể, từ năm 1977, với Quyết định 41-TTg của Thủ tướng thời đó là Phạm Văn Đồng, Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm với các quy định rất nghiêm ngặt áp dụng cho “toàn bộ bán đảo và vùng xunh quanh chân núi kéo dài ra 500m”, tổng là 4439ha. Bẵng hơn 30 năm, đến 2008, UBND Đà Nẵng, dựa trên Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004 đã ra Quyết định 6758 Phê duyệt Quy hoạch rừng ở Đà Nẵng, cắt bớt diện tích được coi là rừng đặc dụng (hay rừng cấm) của Sơn Trà xuống còn chỉ hơn một nửa là 2.591,1 ha. Đây chính là quyết định mở đường để các công trình nghỉ dưỡng kiểu như InterContinental của SunGroup triển khai ở Sơn Trà và nhiều dự án khác được cấp phép. Tuy nhiên, đáng chú ý là Quyết định 6758 này của Đà Nẵng vi phạm nguyên tắc của chính Luật Bảo vệ Phát triển Rừng 2004 là chỉ Thủ tướng mới được chuyển mục đích sử dụng khu rừng mà Thủ tướng đã xác lập trong quá khứ, chứ UBND không có thẩm quyền đó. Có lẽ ý thức được sự vi phạm thẩm quyền này, cách đây vài năm UBND Đà Nẵng đã đề nghị được xây dựng Quy hoạch mới cho bán đảo Sơn Trà để Thủ tướng thông qua. Đây là lý do ra đời của Quyết định 2163 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 11 năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch Sơn Trà trở thành Khu Du lịch Quốc gia, theo đó 1/4 bán đảo (1056ha trong tổng số 4439ha) được sử dụng để phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia với các công trình nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa-tâm linh…với mục đích thu hút hàng triệu du khách. Xin mời quý vị xem Video : Cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói gì về những người vợ của ông Hồ Chí Minh? Nghĩa là, Công ty Biển Tiên sa có thể làm hơi quá tay, nhưng mở đường cho nó chính là Quyết định 6758 sai luật cách đây gần 10 năm của UBND Đà Nẵng và việc hợp thức nó gần đây bằng Quy hoạch trên của Thủ tướng. Trong một câu chuyện khác, nhiều người hẳn còn nhớ Sơn Trà cũng là nơi cư trú của Voọc Chà vá Chân nâu – được mệnh danh là ‘nữ hoàng linh trưởng’, có tên trong sách đỏ và vừa được chọn làm biểu tượng của Đà Nẵng trong APEC 2017. Với gần 1/4 diện tích bán đảo tới đây được tập trung phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia môi trường sống của loài động vật quý hiếm này và toàn bộ hệ sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dường như có một câu hỏi khác đang đặt ra với mô-típ tương tự Formosa: “Chọn Voọc chà vá chân nâu hay khách sạn?” Chỉ khác là lần này nó đến từ người Việt. Nhưng chúng ta vẫn phải là người trả lời. Tham khảo Quyết định 41-TTg về các Khu rừng cấm: https://goo.gl/qzcH2w Luật Bảo vệ rừng 2004: https://goo.gl/qK0pAf Quyết định 6758 của UBND Đà Nẵng: https://goo.gl/EB1pv6 Quyết định 2163 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Khu Du lịch https://goo.gl/3edZFm Nguyễn Anh Tuấn (FB Nguyễn Anh Tuấn)
  18. Một thành phố từng được mệnh danh là nơi đáng sống nhất Việt Nam, một thành phố không có trộm cắp, không có xì ke ma túy, không có cướp giật, không có người ăn xin, lang thang cơ nhỡ… và ông Nguyễn Bá Thanh, lúc sinh thời còn lạc quan tin rằng Đà Nẵng là thành phố có bờ biển đẹp nhất hành tinh. Sông Hàn, Đà Nẵng.AFP photo Nhưng câu chuyện lạc quan ấy có vẻ như đã hoàn toàn khép lại kể từ khi ông Thanh nhắm mắt xuôi tay. Hiện tại, Đà Nẵng có tất cả mọi thứ mà thời ông Thanh không có như trộm cướp, xì ke ma túy, giết người, bờ biển lở lói, và đặc biệt, người Trung Quốc đầy rẫy trên thành phố đáng sống này. Một người dân Đà Nẵng tên Vỹ, chia sẻ: “Giờ chừ mà Trung Quốc xây dựng trên quê hương của Nguyễn Bá Thanh thì quá vô lý đi. Nếu ông Thanh còn sống thì không có chuyện này đâu. Bởi thế với những công trình xây dựng của Trung Quốc thì cứ đập, đập càng sớm càng tốt chứ bây giờ mọi nơi trên đất nước này đều có Trung Quốc sang xâm lấn thì… Tui thấy tình hình bất ổn quá đi! Ý kiến của tôi là đập hết, còn quý vị cho ý kiến chứ tôi thì tôi đập hết.” Với thâm niên hơn sáu chục năm sống và làm việc tại Đà Nẵng, chứng kiến những đổi thay của thành phố, bà Vỹ cho rằng giá như ông Thanh giữ lại điều ông muốn nói và kín tiếng về cái thành phố đáng sống này, chỉ để trong di chúc thì Đà Nẵng không đến nỗi xuống cấp như hiện tại. Cái lỗi của ông Thanh là ông đã nỗ lực cả một đời để xây dựng Đà Nẵng và tuyên bố nó đáng sống. Và ông không lường trước được là dòng chảy người Trung Quốc tị nạn môi trường tại Việt Nam ngày càng nhiều. Mà một khi người tị nạn nắm thế thượng phong, chính quyền của họ nắm chóp bu chính quyền nước cho tị nạn thì họ sẽ nhảy tót lên ghế làm ông chủ. Bà Vỹ nói rằng bà không ngoa một chút nào khi nói người Trung Quốc đã nhảy tót lên ghế làm chủ. Vì hầu hết, họ có nhà cửa, cơ sở trên đất Việt Nam mà không phải tốn kém nhiều, họ chỉ cần nắm lấy cái thóp ham tiền của một bộ phận người Việt, sau đó ném cho nhóm người này một cục tiền để biến họ thành tay sai và tha hồ sai khiến họ đi tìm đất, mua đất, đứng tên chủ đất để phục vụ cho họ, xây nhà cửa cho họ. Bà Vỹ nói thêm là sở dĩ người Trung Quốc sẵn sàng ném tiền cho dân Việt Nam đứng tên mua nhà là vì họ không những nắm cái thóp ham tiền, hèn nhát của một bộ phận người dân mà nắm luôn cái thóp mê tiền, mê quyền lực của giới quan chức. Một khi lấy cái vũ khí quan hệ với đám quan chức ra hù dọa, dân sẽ sợ họ và không dám lừa gạt, mà cũng chẳng có đứa nào gạt được họ một khi họ đã có thế lực, có tay trong tay ngoài, đám dân đứng làm lá chắn đạn, làm chủ danh nghĩa các lô đất của họ chẳng qua là những con tép riu, chẳng thể làm gì được họ. Phố đáng sống của ai? Bên ngoài khu nhà được cho là của người Trung Quốc xây dựng ở đường Phạm Hùng, Đà Nẵng. RFA photo Một nhà thơ sống tại Đà Nẵng, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Chuyện xây dựng trái phép ở Đà Nẵng là một thực trạng. Người ta xây dựng trước rồi hợp thức hóa sau, không chỉ ở Đà Nẵng mà nhiều nơi khác ở Việt Nam nữa. Nếu mình theo dõi người xây dựng, họ nói là họ cải tạo thôi! Nhưng người ta tính con đường này rồi, chấp nhận xây rồi chấp nhận bị phạt để đi vào hoạt động.” Anh này ví von Đà Nẵng là một bài thơ. Mà đã là thơ thì đương nhiên nó khác văn xuôi và khác báo chí, nó phải du dương, để hút hồn người ta. Và đã là thơ thì có lúc người ta viết bằng chữ quốc ngữ, có lúc viết bằng tiếng Tây, có lúc viết bằng tiếng Tàu, tùy vào khả năng ngôn ngữ và nhu cầu về nhuận bút tức thời của nhà thơ. Có vẻ như hiện tại, bài thơ Đà Nẵng là bài thơ theo thể Đường Luật và viết để ngâm ngợi chứ không phải để suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cái thời mà bài thơ Đà Nẵng hiện đại, đậm chất lửa thi ca có vẻ như đã qua rồi, và hiện tại, một Đà Nẵng với rác ngập các con kênh đen, với bờ biển lở lói, với nạn xì ke ma túy, cướp giật, và trên hết là đi đâu cũng gặp người Trung Quốc. Ông bạn nhà thơ này nói thêm là ông không hề phản đối sự có mặt của người Trung Quốc hay bất cứ người nào trong thành phố của ông, bởi thời đại thế giới phẵng, người ta có thể đi du lịch khắp mặt đất, thậm chí có thể ra khỏi hành tinh để du lịch. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ để người dân của một quốc gia đang xâm lăng biển đảo và biên giới đi sâu vào nội điạ du lịch mà không thể đoán được đâu là người du lịch thuần túy, đâu là gián điệp thì mối nguy không hề nhỏ một chút nào. Nhà thơ này đưa ra quan điểm rằng ông không hề sợ nếu như thực sự khu nhà xây theo kiến trúc Trung Quốc là do người Trung Quốc xây dựng. Mà ông rất là sợ nếu như khu nhà kia do người Việt Nam xây dựng theo chỉ định, theo sự giật dây của các ông chủ Trung Quốc và khi nó hoạt động vẫn núp bóng người Việt nhưng lại mang linh hồn Trung Hoa. Đều đó thật đáng sợ bởi không riêng gì số ít đã ngã sang làm Việt Gian mà ngay cả những người dân lương thiện vì đói nghèo, vì thiếu thốn và mặc cảm bởi cái nghèo đã tự bán mình cho quỉ sứ. Và có vẻ như hiện nay, với hàng ngàn ngôi nhà và lô đất do các ông chủ người Việt Nam đứng tên nhưng chẳng bao giờ đến ở và bản thân họ nếu xét về khả năng kinh tế thì có tưởng tượng cỡ nào cũng không chạm đến được những lô đất vàng mà họ đang đứng tên. Như vậy chắc chắn phải có một sự bất minh nào đó trong vấn đề nhà cửa tại Đà Nẵng. Xin mời quý vị xem Video : Nhục chưa - Người Hoa chửi "tứ trụ" VN: Sao người Việt không được đối xử bằng người Việt gốc Hoa? Một nữ bác sĩ làm việc tại một bệnh viện tư ở Đà Nẵng, cho biết,số lượng người Trung Quốc chữa bệnh ở các bệnh viện tại Đà nẵng ngày càng đông. Như vậy chứng tỏ họ không đơn thuần đi du lịch mà họ phải lưu trú lâu dài. Bởi hiếm có trường hợp nào khách du lịch lại quyết định chữa những căn bệnh không có tính cấp thời như mổ ruột thừa, chữa nhiễm trùng đường ruột hay ngộ độc thực phẩm… mà họ chữa các căn bệnh đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài và chưa đến nỗi phải chữa liền như thấp khớp, viêm xoang, chữa nha khoa, chữa mắt, đau lưng… Trong khi đó, các căn bệnh này chữa ở Trung Quốc lại tốt hơn. Có thể nói rằng hiện tại, không riêng gì Đà Nẵng mà hầu hết các tỉnh thành Việt Nam, trận lốc Trung Quốc đã cuốn phăng mọi giá trị mang Việt tính, trong đó lòng yêu nước và tính tự trọng cũng bị cuốn đi quá nhiều. Nhóm Tường Trình Từ Việt Nam (RFA)
  19. Chiều qua, Trịnh Xuân Thanh vừa bị khởi tố thêm tội Tham ô Tài sản – một tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: FB Điều này có nghĩa là nếu Trịnh Xuân Thanh đang trốn tại Đức hoặc Canada (như chính Bộ Công an dự đoán), Thanh sẽ không thể bị dẫn độ về Việt Nam vì cả hai nước này đều nghiêm cấm việc dẫn độ một người mà người đó có thể đối mặt với án tử hình khi bị đưa về quốc gia yêu cầu dẫn độ. Trên thực tế, Đức và Canada đều đã từng từ chối yêu cầu dẫn độ từ nhiều nước, ngay cả một nước lớn và đã ký hiệp ước dẫn độ với họ là Hoa Kỳ, vì lý do tương tự. Lệnh khởi tố chiều qua theo cách đó đã trở thành ‘kim bài miễn tội’ cho Trịnh Xuân Thanh, giúp cựu quan chức này này tới đây có thể kê cao gối mà ngủ. ‘Đánh chuột không để vỡ bình’ chính là đây – vừa tỏ vẻ chống tham nhũng quyết liệt, vừa để quan chức tham nhũng thoát ra ngoài rồi sau đó khéo léo tự dẹp bỏ khả năng dẫn độ họ trở về chịu án. Đại biểu Ngô Văn Minh trong phiên họp Quốc Hội tháng 10 năm ngoái đã rất bất bình đặt nghi vấn vì sao lực lượng công an tinh nhuệ, xuất chúng như thế mà vẫn để Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài thành công. Tiếc là ông đã qua đời 2 tháng sau đó vì bạo bệnh, không thì giờ đây không biết ông sẽ nghĩ gì và chất vấn gì khi biết lệnh khởi tố hôm qua đã chấm dứt cơ hội dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước. Phương châm ‘đánh chuột không vỡ bình’ trên thực ra phản ánh tình thế lưỡng nan mà giới chóp bu cầm quyền đang gặp phải. Một mặt để bảo vệ tính chính danh cầm quyền, họ không thể không hô hào chống tham nhũng. Nhưng cùng lúc đó, hơn ai hết họ hiểu rằng chính họ và phe cánh của họ cùng những nhóm lợi ích thân hữu vây quanh là những kẻ tham nhũng nhất, nên cái gọi là công cuộc chống tham nhũng mà họ phát động nếu không phải là vở hài kịch tự diễn tự cười của họ thì cũng chỉ là công cụ để họ đấu đá giành quyền lợi với các đồng chí khác – vốn cũng đang sở hữu những đường dây tham nhũng tương tự. Xin mời xem Video : Tổng Biểu tình lần 3 ngày 19/3: LM Nguyễn Văn Lý đề xuất giải pháp mới để giải thể độc tài CS ‘Đánh chuột không vỡ bình’ sẽ còn định hướng câu chuyện chống tham nhũng ở Việt Nam trong những năm tới đây, dù người kể chuyện, nhân vật và kịch bản có thể thay đổi theo thời gian. Nghĩa là trong thời gian đó Việt Nam vẫn sẽ là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới với đầy đủ hậu quả của nó: phân hóa giàu nghèo gia tăng, kinh tế trì trệ, xã hội lạc hậu so với khu vực và thế giới. Cứ thế cho đến khi có đủ người Việt dám đứng lên đặt ra luật chơi mới cho xã hội: cạnh tranh chính trị, tam quyền phân lập, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin – những công cụ được chứng tỏ đủ sức ngăn chặn được tham nhũng một cách bền vững. Tham Khảo Đức nói sẽ không trục xuất bất kỳ ai đối mặt án tử hình (Germany says will not extradite anyone facing death penalty): http://www.reuters.com/article/us-germany-aljazeera-egypt-penalty-idUSKBN0P210720150622 Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố tại toà về tội “Tham ô tài sản”: http://dantri.com.vn/phap-luat/trinh-xuan-thanh-bi-khoi-to-tai-toa-ve-toi-tham-o-tai-san-20170315180249436.htm Nguyễn Anh Tuấn (FB Nguyễn Anh Tuấn)
  20. Sun Group đang gấp rút san lấp, bức tử sông Cái. (Ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh) Ngày 6/3/2017, trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã đăng bài “Ai cho phép Sun Group lấp sông?” Theo tác giả, Đà Nẵng giải tỏa hai xã Hòa Xuân và Hòa Quý để giao cho tập đoàn Sun Group làm khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, khu du lịch sinh thái đâu chẳng thấy mà chỉ thấy một khu đô thị sinh thái đang hình thành. Hàng ngàn ngôi nhà dân kể cả đình, chùa, nhà thờ họ tộc bị cày trắng, hàng trăm ha ruộng là phương tiện sinh nhai của nông dân bao đời nay bị san lấp để phân lô. Giá đền bù cho nông dân vỏn vẹn vài chục ngàn VNĐ/m2, để rồi sau đó được rao bán tới hai mươi triệu VNĐ/m2. Mặc dù vậy, chừng đó vẫn chưa thỏa lòng tham của nhà đầu tư này. Sun Group còn san lấp lấn chiếm hàng chục mét ra dòng sông Cái, đoạn ngã ba giáp với sông Cẩm Lệ chảy ra sông Hàn, và công khai cho hàng chục xe tải đổ đất san lấp ngày đêm. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đặt câu hỏi về hành vi bức tử sông Cái của Sun Group: “Không biết ông Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ biết chuyện nầy hay không? Hay là hai ông đang loay hoay với grab, với việc trả lại xe biếu, với hầm chui qua sông bằng mọi giá nên không còn biết gì hết. Liệu các chuyện đó có liên quan gì đến việc lấp sông nầy không???” Hỏi tức là đã trả lời. Một dự án lớn và được triển khai rầm rộ như thế thì lẽ dĩ nhiên lãnh đạo thành phố Đà Nẵng không thể không biết mà phải biết rất rõ. Đây không phải là dự án tai tiếng đầu tiên của Sun Group. Tập đoàn này còn là chủ đầu tư dự án “Quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan Sa Pa”, được khởi công xây dựng từ tháng 11/2013. Cùng với hệ thống cáp treo, dự án bao gồm khu nghỉ dưỡng cao cấp gồm hệ thống khách sạn 4-5 sao, khu vui chơi giải trí, ẩm thực, một khu down-town Sa Pa, một sân golf 18 lỗ, và một khu du lịch tâm linh gồm hệ thống đền chùa trên đỉnh Fansipan. Việc thực hiện dự án đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả môi trường sinh thái lẫn cảnh quan của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng nhất Việt Nam, với tổng diện tích vùng lõi gần 30 ngàn ha và vùng đệm gần 39 ngàn ha. (Bên cạnh quần thể thực vật rất phong phú, với 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, là một hệ động vật đa dạng, với 66 loài thú, 347 loài chim, 41 loài lưỡng cư và 61 loài bò sát.) Tuy nhiên, chứng kiến sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cùng cả dàn lãnh đạo địa phương từ Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trở xuống trong lễ động thổ xây dựng chùa Bảo An – một trong những ngôi chùa nằm trong quần thể tâm linh do Sun Group xây dựng trên Fansipan – vào ngày 20/9/2014 thì hẳn ai cũng hiểu mọi sự phản đối đều chẳng khác gì “đá ném ao bèo”. Tháng 9/2014, Sun Group khởi công xây dựng dự án Sun World Ha Long Park tại thành phố Hạ Long, địa danh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Để thực hiện dự án này, hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vốn bị cấm xâm phạm theo hồ sơ di sản cũng như quy định của UNESCO, đã bị san lấp một cách vô tội vạ, bất chấp sự phản đối của dư luận. Sun Group ồ ạt san lấp biển ở vịnh Hạ Long, xâm phạm nghiêm trọng vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới. (Ảnh: Lê Anh Hùng) Chưa hết, Sun Group lại sắp thực hiện dự án Công viên Đại Dương Sơn Trà (Sơn Trà Ocean Park) tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đe dọa tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nơi đây. Việc Sun Group san lấp 100ha mặt biển sẽ xâm hại quần thể san hô vốn cần được bảo vệ nghiêm ngặt của bán đảo Sơn Trà. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ bến du thuyền lên đỉnh Đá Bàn sẽ đe dọa môi trường sống của loại voọc chà vá chân nâu đặc hữu của Sơn Trà. Ngoài ra, vị trí dự án là nơi trú ngụ, neo đậu của hàng trăm tàu thuyền của ngư dân trải qua bao thế hệ. Vì vậy, việc xây dựng công viên khiến hàng trăm hộ ngư dân phải đối diện với nguy cơ thất nghiệp. Xin mời quý vị xem Video : Sự thăng tiến của CT Huỳnh Đức Thơ và cái chết của Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh? Không còn nghi ngờ gì, đằng sau những tập đoàn mafia kinh tế như Sun Group là những ông trùm mafia chính trị. Những dự án như khu đô thị sinh thái ở Hoà Xuân hay công viên đại dương ở Sơn Trà, v.v. không chỉ là nơi ra đời của những tỷ phú dollar Việt Nam mà cả lớp lớp dân oan, những người bị tước mất quyền con người thiêng liêng nhất – quyền được sống. Và mới đây Lê Viết Lam – ông chủ bí hiểm của Sun Group – là một trong những cái tên đầu tiên mà BPSOS thông báo tìm kiếm thông tin cá nhân vì những thành tích nhân quyền bất hảo. Lê Anh Hùng * Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  21. Doanh nghiệp sân sau của Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến tự ý xây công trình nhà máy nước hồ Quế Sơn tại xã Mai Lâm, Tĩnh Gia (Thanh Hoá) cho KKT Nghi Sơn không phép, bức tử một doanh nghiệp khác rơi vào tình trạng sống dở chết dở. Đáng nói hơn, dự án được xây khi chưa được chính phủ thông qua, vậy mà công trình đã xây dựng dở dang và sẽ sớm đi vào hoạt động. Quả là coi thường luật pháp! Bí thư Trịnh Văn Chiến tiếp tục dung túng cho doanh nghiệp sân sau “làm bậy”? Phê duyệt siêu tốc, thi công không đợi Chính phủ thông qua Chưa trình chính phủ xem xét, ngày 10/6/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tự ý ra quyết định cho Liên danh Công ty Anh Phát – Sông Chu (doanh nghiệp sân sau của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa) đầu tư xây dựng nhà máy nước 60.000m3/ngày đêm tại Hồ Quế Sơn, vi phạm quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lạ lùng hơn, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt một cách “siêu tốc” chưa từng có, chỉ 4 ngày sau khi nhà đầu tư có đơn đề nghị. Dự án được Liên danh Công ty Anh Phát – Sông Chu nhanh chóng khởi công, bất chấp đến ngày 20/12/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mới có công văn số 11044/VPCP-CN đồng ý về nguyên tắc cho bổ sung Dự án Nhà máy nước sạch tại hồ Quế Sơn, xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia vào Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng phải thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính phủ mới đồng ý về nguyên tắc. Như vậy, với những nội dung chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thì Dự án nước tại hồ Quế Sơn mới chỉ được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho bổ sung vào Dự án điều chỉnh quy hoạch chung của Khu kinh tế Nghi Sơn và đồ án điều chỉnh quy hoạch phải được Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mới có giá trị pháp lý. Cũng trên cơ sở đó thì hồ sơ Dự án nhà máy nước hồ Quế Sơn mới được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, trước khi được Chính phủ “đồng ý về nguyên tắc”, chủ đầu tư đã ngang nhiên xây dựng các công trình không phép. Hơn nữa, việc lãnh đạo Thanh Hóa đồng ý một cách “thần tốc” trong vòng 4 ngày cho liên doanh Anh Phát – Sông Chu đầu tư Dự án Nhà máy nước hồ Quế Sơn gây ra nhiều ý kiến trái chiều, dư luận bức xúc, nghi ngờ về sự không minh bạch, có hay không “lợi ích nhóm” tại dự án này? Bức tử doanh nghiệp rơi vào tình trạng sống dở chết dở Năm 2007, khi Khu kinh tế Nghi Sơn được xây dựng, nhu cầu nước dự báo sẽ gia tăng. Có nước thì nhà đầu tư mới vào nhưng khổ nỗi đầu tư nước ngốn nguồn vốn rất lớn, các doanh nghiệp cả trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa không ai dám vào đầu tư. Theo lời đề nghị của lãnh đạo tỉnh, ông Tào Quốc Tuấn đầu tư, rót tiền qua nhiều năm lên tới cả nghìn tỷ đồng làm nhà máy nước 90.000m3/ngày đêm tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia. Đến năm 2010, nhà máy hoàn thành giai đoạn 1 với 30.000 m3/ngày đêm, phục vụ cho khu kinh tế Nghi Sơn và dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Từ tháng 2/2016 đến nay, Công ty Bình Minh khẩn trương đầu tư xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy. Ròng rã 10 năm trồng cây đến ngày hái quả, nhà máy vừa vận hành, ông rơi vào cảnh sống dở chết dở. Doanh nhân Tào Quốc Tuấn và nhà máy nước sạch Nghi Sơn được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng suốt 10 năm đến ngày hái quả thì có nguy cơ bị “bức tử” Theo quy hoạch Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Nhà máy nước sạch Nghi Sơn sẽ bảo đảm cấp nước cho khu vực Đông Nam khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2025. Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đường ống nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa đủ nước cho nhà máy hoạt động. Ngày 28-2-2013, Nhà máy nước Nghi Sơn đã ký hợp đồng cung cấp nước cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và từ đó đến nay đã cung cấp nước rất tốt cho nhà máy lọc hóa dầu. Thế nhưng, sự việc oái oăm bất ngờ xảy ra khi ngày 10/6/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định cho Liên danh Công ty Anh Phát – Sông Chu đầu tư xây dựng thêm nhà máy nước 60.000m3/ngày đêm tại Hồ Quế Sơn, vi phạm quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ông Tào Quốc Tuấn chua xót cho biết: “Họ đặt nhà máy nằm ở vị trí yết hầu, bóp nghẹt luôn nhà máy chúng tôi đã đầu tư. Nguy hiểm hơn, với nhà máy mới này thì nguồn cung nước cho khu vực bị thừa, Công ty chúng tôi sẽ phải san sẻ việc phân phối nước cho dự án lọc hóa dầu. Họ lại ở vị trí án ngữ nguồn nước thô. Nên với sự ra đời của nhà máy đó, gần như nhà máy chúng tôi đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sẽ bị “bức tử”. Theo ông Tuấn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo không trung thực với Chính phủ và các bộ ngành, lập lờ đưa việc mở rộng khu kinh tế Nghi Sơn với nhu cầu nước nói chung để xóa nhòa thực tế khu vực Đông Nam khu kinh tế đã có nhà máy nước sạch Nghi Sơn. Từ đó, tỉnh Thanh Hóa có văn bản đề nghị điều chỉnh lại quy hoạch hệ thống cung cấp nước, bổ sung thêm một nhà máy nước tại khu vực Hồ Quế Sơn. Dung túng cho doanh nghiệp sân sau “làm bậy” Theo Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, Dự án Nhà máy nước hồ Quế Sơn đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh hồ sơ và cũng chưa được cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, dự án này hiện tại đã thi công được hơn 60% tiến độ mà không hề thấy cơ quan chức năng nào của tỉnh Thanh Hóa đến ngăn chặn, xử lý. Thậm chí, trước khi khởi công xây dựng công trình Nhà máy nước hồ Quế Sơn, chủ đầu tư và liên doanh Anh Phát – Sông Chu còn đưa ra cam kết là trong vòng 6 tháng sẽ xây dựng xong nhà máy, đáp ứng nguồn nước dự phòng cho dự án Lọc hóa dầu hoạt động. Nhưng sau 10 tháng thi công, cho đến nay nhà máy vẫn đang chỉ là một công trường ngổn ngang. Dự án Nhà máy nước hồ Quế Sơn đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh hồ sơ và cũng chưa được cấp phép xây dựng nhưng ồ ạt thi công như muốn đặt tỉnh vào tình thế “sự đã rồi” Điều đáng lo ngại là hiện nay, dự án đường ống nước thô 90.000m3/ngày đêm dẫn từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa và hồ Quế Sơn cũng do liên doanh Anh Phát – Sông Chu làm chủ đầu tư đang “chậm tiến độ” nghiêm trọng. Dự án qua nhiều tháng thi công nhưng mới chỉ hoàn thành trên 50%, nhiều khu vực chưa thể giải phóng được mặt bằng. Đặc biệt, hệ thống đường ống nước làm bằng chất liệu gang do Trung Quốc sản xuất nên gây ra nhiều lo ngại về chất lượng không thể đảm bảo trên nền địa chất rất phức tạp. Nhiều chỗ xình lầy, sông, núi chạy trên toàn tuyến gần 20km từ hồ yên Mỹ về Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia. Xin mời quý vị xem Video : Sự thăng tiến của CT Huỳnh Đức Thơ và cái chết của Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh? Câu hỏi đặt ra là, ai đã cho tỉnh Thanh Hóa quyền “vượt mặt” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong việc điều chỉnh quy hoạch nhà máy nước? Một nhà máy nước chỉ vừa được đồng ý về mặt nguyên tắc nhưng đã thi công rầm rộ từ trước đó hàng tháng trời, bất kể hồ sơ chưa hoàn thiện và không được chính phủ thông qua? Phải chăng chính vì công ty Anh Phát là sân sau của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nên có quyền làm mưa làm gió, bức tử doanh nghiệp trong địa phương và coi thường quy hoạch chung của tỉnh? Cần lắm một câu trả lời công bằng cho ông Tào Quốc Tuấn và công ty Bình Minh, cũng như truy cứu trách nhiệm triệt để đối với công ty Anh Phát và các quan chức dung túng cho doanh nghiệp, coi thường luật pháp. Đây là một điển hình cho thấy sự coi thường kỷ cương, phép nước khi một siêu dự án chưa đủ điều kiện lại ngang nhiên xây dựng “chui” mà không cơ quan nào xử lý. Cơ quan chủ quản về lĩnh vực xây dựng là Bộ Xây dựng cũng không có ý kiến gì, trong khi chỉ một công trình Bệnh viện của Công ty Hợp Lực ở TP Thanh Hóa có sai sót về xây dựng trước đó không lâu thì Thanh tra Bộ Xây dựng về tận nơi làm việc, kiến nghị xử phạt hàng tỷ đồng. Công lý ở đâu? Minh Duy (Blue)
  22. Cả hai đều tên Hương. Bà Nguyễn Thị Hương, công dân Úc, năm ngoái bị một tòa án tại Việt Nam tuyên án tử hình. Trong hành lí chuẩn bị bay về Úc của bà có 36 bánh Shinzui Skin Lightening Soap nhân bạch phiến, tổng cộng 1,6 kg. Bà cụ 73 tuổi này một mực khai rằng mình có biết ma túy gì đâu, tưởng là xà bông, người ta tặng thì đem về dùng. Bà Nguyễn Thị Hương. Ảnh: internet Cô Đoàn Thị Hương, công dân Việt Nam, năm nay sắp phải ra tòa đại hình ở Malaysia. Chính khách Bắc Triều Tiên Kim Chính Nam bỗng chết khi cô và một cô khác ra tay ngọt. Cô gái 28 tuổi này một mực khai rằng mình có biết mưu sát gì đâu, tưởng là một trò đùa, người ta bày thì chơi. Cô Đoàn Thị Hương. Ảnh: AP Dư luận không quan tâm đến Hương thứ nhất. Việt kiều đoạt giải là chuyện sôi nổi vì hiếm hoi. Việt kiều buôn lậu, lừa đảo và dính ma túy – nhất là Việt kiều Úc – thì chẳng ai để ý vì quá nhàm. Không ai đặt câu hỏi, nhà nước Úc có tận tình can thiệp cho bà? Các luật sư và tổ chức nhân quyền Úc có sốt sắng sang Việt Nam hỗ trợ? Truyền thông Úc có ồn ào trách móc chính phủ Úc không bảo vệ nổi công dân nước mình? Điều gì khiến tấm hộ chiếu Úc của bà ở Việt Nam cũng như của khá nhiều công dân Úc gốc Việt đã bị án tử ở quê hương khác tấm hộ chiếu Úc của Nguyễn Tường Vân ở Singapore? Với Hương thứ hai, dư luận đi theo một hướng khá bất ngờ. Không có gì chung với hình ảnh thường được quảng bá về người phụ nữ Việt Nam dịu dàng đảm đang, dâng hiến cả trái tim và màng trinh của mình cho gia đình và Tổ quốc, cô gái này có vẻ khớp với hình dung phổ biến của xã hội về những thiếu nữ kiếm sống trong ngành “dịch vụ giải trí” thời toàn cầu hóa, tên dân dã huỵch toẹt là “cave xuyên quốc gia”. Song trước tòa, với gương mặt nhầu và thân hình mảnh mai dưới lớp áo giáp chống đạn, trên nền một vụ bê bối chính trị tầm quốc tế thêu dệt bởi những tình tiết đầy uẩn khúc, cộng thêm sự bất mãn thường trực của nhiều người Việt với chính quyền nước mình, cô bỗng trở thành một khắc họa ấn tượng về thân phận cá nhân giữa dòng thời cuộc. Chưa đến mức thống thiết như “Giải cứu binh nhì Ryan”, song làn sóng cảm thông với cô từ mạng xã hội đã nhanh chóng tràn vào truyền thông chính thống và cuốn cả chính quyền vào cuộc, một chính quyền chưa bao giờ phải nghĩ đến chuyện chăm sóc thể diện của mình trước quốc dân, bởi luôn cầm chắc 99,99 % phiếu bầu. Ở một xã hội vừa giáo điều và bảo thủ song cũng vừa khinh suất và mất phương hướng trong ứng xử với những hành vi nguy hiểm cho cộng đồng, phong trào “Giải cứu Đoàn Thị Hương” là một hiện tượng đáng suy nghĩ. Hiện diện khác nhau như vậy trong dư luận, song họ không chỉ chung nhau một cái tên. Hương thứ nhất rõ ràng không phải là một bà trùm ma túy, bà cụ này chắc không phân biệt được bột giặt và heroin. Hương thứ hai không phải là một nàng Mata Hari dự thi Vietnam Idol. Cô gái này chắc không rõ vì sao Triều Tiên lắm tên thế, lúc thì Hàn Quốc, lúc thì Bắc Hàn, lúc thì Nam Hàn. Họ là những vật thí điển hình của tội phạm. Ngoài sự nhẹ dạ không thể tin nổi của kiếp người và những động cơ quá tầm thường cho một hành vi quá bất thường, họ, những tấm bia đỡ đạn cho kẻ khác, đều vô tình hay cố tình đứng sau một lá chắn khác: lá chắn của vô tri và ngu muội. Hải quan Đức tịch thu thuốc lá lậu tại Hamburg, Đức, năm 2014. – nguồn vosizneias.com “Tôi có biết gì đâu”, câu cửa miệng ấy tôi đã nghe không đếm xuể trong hơn hai mươi năm qua ở Đức và lần nào cũng vậy, tôi bối rối khó tả. Đằng sau câu thần chú đó có thể là tất cả. Một tài nguyên mênh mông cho sự vô lương khai thác. Sự cọ sát đầy kịch tính của hai hệ tư duy và thực tiễn luật pháp khác nhau, với những độ chênh đáng kể trong quan niệm về công lý. Sự thách thức vô hạn những giới hạn ràng buộc của một nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat). Hay đơn giản và trên hết: một con người với một thân phận không lặp lại. Hãy lấy ngành hoạt động bất hợp pháp lâu đời, kinh điển và nổi tiếng nhất của người Việt ở Đức làm ví dụ: ngành buôn bán thuốc lá lậu. Từ lúc lọt qua biên giới Đức chủ yếu qua ngả Ba Lan và Tiệp đến lúc gắn trên môi những người Đức hoặc thất nghiệp hoặc có thu nhập thấp chủ yếu ở các bang thuộc Đông Đức cũ, đặc biệt ở Đông Berlin, những điếu thuốc đểu, còn gọi là thuốc chuột vì chất lượng khủng khiếp, dán nhãn những thương hiệu nổi tiếng, sản xuất trong những công xưởng mờ ám ở Trung Quốc, Nga và Đông Âu, nằm trọn trong vòng kiểm soát của người Việt. Không có mạng lưới hậu cần và bán lẻ, thuần túy vận hành theo các nguyên tắc du kích của chợ đen song vô cùng hữu hiệu của người Việt, thị trường thuốc lá lậu ở Đức sẽ tức khắc sụp đổ. Về nhân sự, nó bao trùm từ những người bán thuê – phần lớn do các đường dây đưa chui vào Đức, thời giá hiện tại tùy tiện nghi và gói bảo đảm có thể đến 20 ngàn dollar – đến chủ thuốc và chủ các điểm bán – phần nhiều đã kịp mua giấy tờ lưu trú và trở thành những ông bà chủ kinh doanh nhỏ – lên đến hàng ngàn người. Về lao động, nó không cần một hãng môi giới việc làm nào để tổ chức uyển chuyển hàng loạt phân khúc tỉ mỉ: người bán dặm, người bán chọc, người bán thuê theo ngày, người bán thuê theo tuần, người bán thuê theo tháng, người đứng bán, người tiếp thuốc, người ra thuốc, người cõng đồ, người đổ hàng, người giao phỏm, người làm kho, người làm cầu, người đi cướp “khau”, người đi dựng “khau”, người đi thu, người chạy mối,… chưa kể hệ thống vệ tinh cung cấp các dịch vụ chui, từ nhà ở, chăm sóc sức khỏe đến đầu tư, tiếp nhận và rửa nguồn tiền đều đặn sinh ra từ đó. Để hình dung: năm 2016, nhà nước Đức thiệt hại khoảng 1,5 tỉ dollar tiền thuế thất thoát từ thị trường thuốc lá lậu. Mời xem Video: Kẻ tiếp tay cho Tổng BT Nguyễn Phú Trọng "đánh" Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến là ai? Song mỗi con người nhỏ bé trong guồng máy tội phạm quy mô ấy, cũng thường mang gương mặt nhầu nhĩ tuy không phải mặc áo chống đạn trước tòa, dường như đều có cái lý của mình khi niệm chú “Tôi có biết gì đâu”. Tôi có biết gì đâu, thấy họ thế thì mình thế. Tôi có biết gì đâu, thấy họ mua thì mình bán. Tôi có biết gì đâu, thấy họ bảo ra đứng thì mình đứng. Tôi có biết gì đâu, thấy họ bảo đi cõng thì mình cõng. Tôi có biết gì đâu, thấy họ đưa thì mình cầm. Tôi có biết gì đâu, thấy họ đào hầm thì mình đào hầm. Tôi có biết gì đâu, thấy họ chạy chó thì mình chạy chó. Chó, là biệt hiệu dành cho cảnh sát. Có lần tôi van vỉ một cậu bé mặt mũi sáng sủa: Thôi đi cháu ơi, thấy họ bảo ăn cứt thì mình cũng ăn à! Cậu bé tỉnh khô: Ăn chứ cô! Ăn cứt mà ẻ ra tiền cháu ăn liền. Tất nhiên không có bộ luật nào phạt tội ăn cứt, song khả năng bước qua những làn ranh tệ nhất của con người quả là vô cùng. Một Hương tiếp tay gieo cái chết trắng. Một Hương tiếp tay cho cái chết độc dược đen sì. Những Hương Việt không biết gì, ngây thơ như sự vô tri và ngu muội. Họ có biết gì đâu, khi bước qua những làn ranh tệ nhất. Phạm Thị Hoài (Báo Trẻ Online)
  23. Đất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia. Nó cũng là “quả bơm nợ” của nền kinh tế, vì tình trạng cho vay bất động sản quá nhiều làm cho các ngân hàng phải ôm những khoản nợ xấu lớn. Và “giới siêu giàu ngày càng đông – nợ công Việt Nam ngày càng lớn” đó là khẳng định của nhà nghiên cứu cao cấp tại Bộ Công Thương ông Phạm Tất Thắng. Đất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia. Tỷ phú Việt Nam & Tỷ phú thế giới: “Hai thái cực” làm giàu Người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới. Đất nước Israel tuy nhỏ, nhưng lại là cái nôi của vô số những công nghệ, phát minh mới nhất với chất lượng vô cùng vượt trội. Các tỷ phú thế giới hầu như là người Do Thái, riêng tại Mỹ tỷ phú là người Do Thái chiếm 48% trong tổng số các tỷ phú. Những vị tỷ phú này có những phát minh sáng chế phục vụ không chỉ cho quốc gia của họ mà còn phục vụ cho cả thế giới. Điển hình như tỷ phú Bill Gates, có bản quyền có sáng chế và phần mềm Microsoft là một đóng góp rất quan trọng cho tiến bộ của xã hội. Còn Elon Musk, với ô tô Tesla và với nhiều dự án khác như SolarCity cũng có những đóng góp rất là quan trọng. Một nhân vật không thể không nhắc đến đó là tỷ phú Mark Zuckerberg với phát minh Facebook, với đóng góp này đã giúp cho hàng tỷ người trên thế giới chia sẽ thông tin, gởi gắm thông điệp cho nhau 1 cách nhanh nhất. Đây là một sự đóng góp sáng tạo và có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. Tỷ phú Bill Gates, có bản quyền có sáng chế và phần mềm Microsoft Năm 2016 được đánh giá là xuất hiện nhiều tỷ phú nhất. Trong danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, mới được công bố có đến một nữa là tỷ phú bất động sản. Những vị tỷ phú này đã không làm giàu nhờ sản xuất và kinh doanh hợp pháp, mà dựa trên tham nhũng, trốn thuế và những hoạt động bất hợp pháp. Họ không đóng góp nhiều cho nền kinh tế, họ cũng không có đóng góp gì vào công nghệ, “họ không có bằng sáng chế, phát minh”, và năng lực cạnh tranh quốc tế của họ “rất hạn chế, thậm chí có thể gây bất ổn về lâu dài. Nếu như những tỷ phú Việt làm giàu theo cách thức của người Do Thái thì nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt xa Mỹ. Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cũng cho rằng: “họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghĩa tư bản hoang dã”, khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk. Mừng hay lo về việc xuất hiện nhiều tỷ phú bất động sản Việt Nam Theo báo cáo của Wealth Report 2016 của Night Frank hiện Việt Nam có hơn 12.000 tỷ phú đô la tăng hơn 350% trong 1 thập kỷ qua. Riêng trong năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu có tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Giới siêu giàu ở Việt Nam được dự báo là sẽ tăng 140%, lên tới hơn 400 người trong thập niên tới. Tuy nhiên, nhiều đại gia trong số này đã không làm giàu nhờ sản xuất và kinh doanh hợp pháp, mà dựa trên việc mua chính sách, quan hệ thân hữu, trốn thuế và những hoạt động bất hợp pháp. Điển hình như những đại gia: Trịnh Văn Quyết, Lê Phước Vũ, Dương Công Minh, Phạm Nhật Vượng, Vũ Văn Tiền, Vũ Quang Hội hay Lương Trí Thìn… Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng nhận định tin về các tỷ phú chưa hẳn tin tốt lành cho nền kinh tế: “Điều đáng ngại nhất là họ ăn chênh lệch giá, họ giàu lên một cách rất nhanh chóng mà họ không có sáng kiến, phát minh, không có đóng góp gì cho sự phát triển của lực lượng sản xuất cả.” Chuyên gia kinh tế – Lê Đăng Doanh Lách thuế cực kỳ gian xảo Dự án Thép Cà Ná của ông chủ tập đoàn Hoa Sen đại gia Lê Phước Vũ đã minh chứng cho điều này. Ngành luyện Gang Thép là một ngành công nghiệp gây ô nhiễm, tổn hại nhiều tới hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Với một Formosa chưa tiên liệu được hậu quả môi trường khiến cả Miền Trung và nhân dân cả nước gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. Nay đến dự án thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, mặc dù vấp phỉ sự phản đối quyết liệt của dư luận trong cả nước nhưng chính quyền nơi đây vẫn thông qua dự án và ưu ái rất nhiều. Ông Lê Phước Vũ từng lớn tiếng khẳng định: “Nếu dự án thép Hoa Sen Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, sẽ đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước; không xả thải một giọt nào ra biển”. Không hiểu ông Vũ căn cứ vào đâu mà tuyên bố mạnh miệng như thế? Trong khi máy móc ông sử dụng là của Trung Quốc, công nghệ làm thép thì lạc hậu không thua gì Formosa đang sử dụng. Mới đây, tại dự án này ông Vũ đã tách biệt thành 3 công ty, với 3 pháp nhân khác nhau. Chỉ động thái nhỏ này thì ông Vũ thu về khoản tiền “khủng” từ việc cho thuê đất trong 70 năm của dự án lẽ ra phải đóng vào ngân sách nhà nước. Chưa gì ông Vũ đã “lồi đuôi cáo” liệu lời hứa của ông về việc bảo vệ môi trường có giá trị hay không? Kinh doanh thiếu đạo đức như thế, nếu xảy ra sự cố thì ông có khắc phục hậu quả hay không? Hay lại xin đi nước ngoài chữa bệnh? Nghịch lý thay, ông chủ Hoa Sen thì ngày càng giàu sụ nhờ “chiêu trò” lách tiền thuê đất, người dân nơi đây phải đối mặt thảm họa môi trường của Fomosa thứ 2 đang sắp xảy ra. Ông chủ Hoa Sen thì ngày càng giàu sụ nhờ chiêu trò lách tiền thuê đất, người dân nơi đây phải đối mặt thảm họa môi trường của Fomosa thứ 2 Tham nhũng “chính sách” Không những thế, những tỷ phú BĐS tạo mối quan hệ với giới quyền lực bằng cách chia sẻ địa tô như: chênh lệch giá đất, khai thác khoán sản, phá rừng. Họ và nhóm lợi ích xem hệ thống chính quyền như “công cụ” làm lợi cho họ, điều đó gây thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia. Điển hình vụ cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ của các tập đoàn: Vingroup, T&T, và Tân Hoàng Minh. Được xem là ví dụ cho trường họp “tham nhũng chính sách”. Trong khi báo chí trong nước gần như “lãng quên” vụ này thì Facebooker là Nguyễn Anh Tuấn nhà hoạt động xã hội Đà Nẵng đã đi tìm hiểu thông tin. Việc thâu tóm khu đất vàng với giá rẻ của các tập đoàn này là sự mất mát không gian công cộng mà còn làm thiệt hại cho nền kinh tế. Ban đầu khu đất vàng 50 Giảng Võ được quy hoạch làm triển lãm, không thu hút nhà đầu tư. Các tập đoàn Vingroup, T&T, và Tân Hoàng Minh mua với giá chỉ 21,5 triệu đồng/m2. Sau một thời gian chính quyền Hà Nội có chính sách quy hoạch xây chung cư cao cấp, và giá thị trường lúc này là khoản 200–300 triệu đồng/m2. Như vậy để giành lấy khu đất này, họ đã tung tin giả, làm lũng đoạn thị trường, mua được chính sách làm lợi cho mình. Trong khi người dân phải bỏ ra chi phí rất cao để sở hữu nhà ở khu này. Ông Đỗ Anh Dũng Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn Tân Hoàng Minh một trong chủ sở hữu đất vàng 50 Giảng Võ Quan hệ thân hữu Những doanh nghiệp bình thường khó mà có thể tiếp cận được chính sách quy hoạch đất đai. Mà chỉ những DN BĐS lớn có “quan hệ thân hữu” mới tiếp cận được. Họ khai thác triệt để mối quan hệ này bằng cách: Họ nhờ giới quan chức thu hồi đất giá thấp, rồi bán lại cho khách hàng giá cao gấp mấy trăm lần, nhờ vậy mà họ trở thành những triệu phú, tỷ phú rất nhanh trong lĩnh vực này. Vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất của đại gia Dương Công Minh là minh chứng khác. Sân golf này chỉ phục vụ giải trí không đóng góp gì vào sản xuất, cũng như công nghệ, mà gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế. Mặt cho máy bay không có chỗ đỗ, sân bay ùn tắc vì quá tải, sân golf của đại gia này vẫn nằm hiên ngang uy hiếp an toàn bay và tính mạng người dân thành phố. Bất chấp lời kêu gọi giao lại đất mở rộng sân bay của cử tri va người dân thành phố, nhưng sân golf của ông vẩn thản nhiên nằm đấy như đang thách thức dư luận và chính quyền sở tại. Trên thế giới xưa nay chưa có tiền lệ như thế này. Sân golf Tân Sơn Nhất: Đại gia Dương Công Minh đang bán rẻ tính mạng hàng triệu người dân Sở dĩ, ông Minh bất chấp dư luận phản đối, bất tuân quy định pháp luật là do có sự hậu thuẫn từ phía quân đội. Nhóm lợi ích thật khổng lồ, nếu đất nước tồn tại những nhóm lợi ích như thế này, liệu nên kinh tế có phát triển hay không? Gây bất ổn cho xã hội Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên môi trường năm 2014 có tới 3.300 đơn thư tố cáo khiếu nại, tranh chấp đất đai chiếm hơn 97% trong tổng số đơn tố cáo. Năm 2015 có tới 64% khiếu nại tố cáo. Việc khiếu nại tranh chấp đất đai, chiếm tỷ lệ cao và có chiều hướng phức tạp, gây mất trật tự an toàn xã hội tạo ra dư luận tiêu cực trong xã hội và nhân dân. Điều này gây tốn kém tiền bạc, thời gian khi người dân phải khiếu kiện đòi quyền lợi chính đáng. Cụ thể vụ dân khiếu nại tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn tại thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa của tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết đền bù giá đất không thỏa đáng, giá đất rẻ như “mớ rau, con cá”. 28 hộ dân sẽ phải dời đi, dành 20ha đất cho FLC thực hiện dự án này tiền đền bù GPMB 1,2 triệu đồng/m2, mua đất làm nhà mới 2,5 triệu đồng/m2. Không chỉ tàn phá rừng phòng hộ, FLC còn cướp đất dân, ngang nhiên ngăn đường, cấm biển không cho người dân đi lại và đánh bắt cá, đẩy người dân vào bước đường cùng. Quá bức xúc, Ông Ngô Hữu Dương (thôn Hồng Thắng, Quảng Cư) nói: “Chúng tôi đã chấp nhận nhường cho FLC rất nhiều, từ đồng ruộng, bãi tôm, bãi biển, rừng phòng hộ, nay chỉ còn cái nhà để ở FLC cũng muốn lấy nốt làm biệt thự. Sao chính quyền lại có thể đứng ra lấy đất của dân với giá rẻ mạt giao cho doanh nghiệp thế được?”. Ngư dân Sầm Sơn tập trung tại bến thuyền phản đối quyết định thu hồi đất giao cho FLC. Theo các thông báo của UBND thị xã Sầm Sơn, hộ gia đình ở vị trí 1 đường Thanh Niên sẽ được đền bù với giá 2,5 triệu đồng/m2; vị trí 2, 3 chỉ có từ 1,2-1,4 triệu đồng/m2. Thực tế, giá thị trường đang giao dịch ở khu vực này, vị trí 1 có giá từ 40 -50 triệu đồng/m2. FLC không thể hung hăng ngang ngược nếu không có sự hậu thuẫn của chính quyền Thanh Hóa. Nghe đâu giữa Trịnh Văn Quyết và Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến có mối “giao tình” thâm sâu, đến nỗi ông này còn chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chi tiền ngân sách thu hồi đất cho FLC của Quyết nhanh chóng lấy được đất. Lẽ ra việc đền bù GPMB là của doanh nghiệp và người dân, nhưng ông Chiến đã dùng quyền lực của mình để đẩy nhanh tiến độ. Liệu chăng đây là điển hình cho mối quan hệ thân hữu của giới kinh doanh? Có hay không những phong bì “lót tay” không hề nhỏ để ông Quyết sai khiến cả chính quyền Thanh Hóa? Trong khi người dân nghèo Thanh Hóa đang rơi nước mắt thì ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tươi cười sau mỗi dự án được thi công. Bị ép giá đền bù, người dân phải chịu cảnh mất nhà mất đất, vào khu tái định cư thì phải mua đất với giá cao. Phải chăng số tiền chêch lệch đó di vào túi của ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết và nhóm lợi ích? Người dân tụ tập phản đối các dự án máu lạnh của Tập đoàn FLC Để khép lại bài viết, xin trích dẫn khẳng định của ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn Cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương): “Sự tăng vọt về số người siêu giàu của Việt Nam lại tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng GDP của đất nước. Nhiều tỷ phú USD nhưng lại không có nhiều người giàu lên nhờ sản xuất hàng hóa có phẩm chất cao, tạo thêm việc làm đóng góp vào GDP hoặc tham gia vào phát triển bền vững. Chính điều này làm cho nợ công tăng cao”. Giới siêu giàu ngày càng đông, nợ công Việt Nam ngày càng lớn. “Điều này chứng tỏ sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.” – ông Thắng kết luận. Tường Vân (Blue)
  24. Kim An Tác giả gửi tới Dân Luận Ngày 01/01/2017 sắp tới đây theo nghị định 171 của Bộ Công an, mỗi một phương tiện xe máy, xe moto không chính chủ sẽ bị CSGT xử phạt hành chính từ 200 nghìn đồng-400 nghìn đồng. Theo đó tất cả các phương tiện sau khi thực hiện giao dịch dân sự (mua bán, cho, tặng...) phải tiến hành làm đăng ký chuyển quyền sở hữu trong 30 ngày. Dù vấp phải sử phản đối quyết liệt từ người dân trong những lần "thí nghiệm" xử phạt trước đó Bộ Công an vẫn quyết định ban hành và áp dụng nghị định này tại Việt Nam vào năm 2017. Nghị định này đã hành chính hóa mối quan hệ dân sự xã hội, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân mà Hiến pháp đã công nhận. Cũng giống như quy định buộc người dân phải đội mũ bảo hiểm, nghị định này khiến người dân nghĩ đến việc Bộ Công an đang cố tình tạo điều kiện cho các đồng chí của họ kiếm "bánh mỳ". Nếu thực sự vì quyền lợi của người dân thì lẽ ra họ cần tạo điều kiện, khuyến khích người dân tự thực hiện vì lợi ích của bản thân thay vì ép buộc, xử phạt hành chính, bỏ qua những vướng mắc người dân gặp phải. Với một người dân lao động nghèo khổ, chiếc xe là một tài sản lớn. Đa phần thì phương tiện của họ đều là được mua cũ, không đứng tên chính chủ và được dùng để nuôi sống gia đình mình. Người mua thì khó khăn mới có thể mua được một chiếc xe cho mình. Người bán, bán một chiếc xe có giá trị vài triệu đồng mà phải chịu đóng thuế phí sang tên sau khi đã đóng phí trước bạ lúc mua xe. Được lợi ở đây là ngân sách tận thu của Bộ công an. Mật độ phương tiện giao thông tăng cao và mất kiểm soát trong những năm qua. Đa phần phương tiện được trao tay mua bán, việc ban hành và ép buộc Nghị định 171 sẽ đem lại một khoản thu không nhỏ cho ngành công an cả chính thức trong ngân sách lẫn lạm dụng xử phạt để tham nhũng ngành. Đưa ra lý do tránh rắc rối khi tai nạn xảy ra cho chủ xe là không hợp lý vì BLDS 2005 đã có những quy định về trách nhiệm dân sự liên đới của chủ xe. Bộ Công an hoàn toàn có thể dựa vào điều luật dân sự này, điều chỉnh và thông cáo để khuyến khích người bán xe đi sang tên đổi chủ cho khách mua xe chứ không thể tự ý đưa ra một quy định vượt quyền hạn như vậy. Dưới góc độ hành chính, nếu muốn xử phạt người dân vì lý do chưa sang tên đổi chủ thì CSGT phải có nghĩa vụ chứng minh xe không thuộc sở hữu của người điều khiển. Nghĩa là người dân không cần phải chứng minh chiếc xe mình đi là mua hay mượn với CSGT. Tự CSGT sẽ phải xác định chủ phương tiện bằng nghiệp vụ của mình trong hàng triệu phương tiện Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta, công việc, nhiệm vụ của CSGT là đảm bảo, trật tự an toàn giao thông hay cố gắng tìm ra lý do để xử phạt hành chính người dân? Những thủ tục trong việc sang tên đổi chủ phương tiện cũng còn vô số những rắc rối mà chúng ta cần nghĩ tới. Như chủ xe đăng ký xe khác tỉnh với người mua, cách nhau có khi cả ngàn cây số, đòi rút hồ sơ đăng ký gốc mới cho làm đăng ký mới gây ra khó khăn không nhỏ cho người dân. Bỏ qua tất cả những bất cập, sự bức xúc của người dân, Bộ Công an vẫn quyết định thực thi bằng được Nghị định 171, một nghị định vượt quyền, vi Hiến để nhằm tận thu nguồn lợi chứ không phải vì lợi ích của nhân dân. (Dân Luận)
  25. Sau nhiều tai tiếng “bố bổ nhiệm con”, Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco, hãng bia rượu quốc doanh lớn nhất nước. Sau nhiều tai tiếng “bố bổ nhiệm con”, Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco. (Hình: VNExpress) Các báo tại Việt Nam đưa tin này hôm Chủ Nhật 25/12/2016 nói rằng ông Vũ Quang Hải, đã xác nhận với báo giới cái tin ông ta “sẽ sớm rút khỏi Hội đồng quản trị hãng bia rượu và nước giải khát quốc doanh Sabeco. Đồng thời ông ta cho biết đã nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 21.12.2016. Bộ Công Thương cũng đã xác nhận thông tin này. Vụ “bố bở nhiệm con” vào một chức vụ béo bở tại công ty bia rượu nước giải khát Sabeco (tiền thân là công ty BGI ở Sài Gòn) gây nhiều chú ý tại Việt Nam mấy tháng qua khi một tổ chức có tên là Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) tố cáo cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nhiều tội, trong đó có tội bổ nhiệm cậu con trai nhiều thành tích xấu vào làm thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Giám đốc Sabeco. Từ vụ bới móc của VAFI và các cuộc điều tra tiếp theo, người ta được biết ông Vũ Huy Hoàng đã là một trong những người đóng vai trò chủ chốt đưa Trịnh Xuân Thanh chạy lòng vòng trên một số chức vụ thuộc Bộ Công Thương rồi tới tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch tỉnh, “cơ cấu” làm đại biểu quốc hội dù từng bị nghi ngờ làm “thất thoát” hơn 3,200 tỉ đồng ở Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC). Hiện ông này đã trốn ra nước ngoài, có vẻ như đang ở đâu đó bên Châu Âu mà chế độ đe dọa sẽ bắt về trị tội. Tuy nhiều bài báo trong nước thuật lời các chức sắc cao cấp của chế độ xác định ông Vũ Huy Hoàng đã vi phạm cả ‘điều lệ đảng’ cũng như vi phạm pháp luật. Nhưng cho tới nay, sau mấy tháng bàn cãi quanh co, ông ta mới chỉ bị “cảnh cáo” về mặt đảng, và lột mất cái chức “bí thư ban cán sự đảng tại Bộ Công thương”, một cái chức ông ta không còn giữ, như kiểu giơ tay tát vào cái bóng ông ta trên vách tường. Còn cái quốc hội của chế độ thì vuốt đuôi theo với trò “phê phán nghiêm khắc trước toàn dân”, cũng lại chỉ vào cái bóng ông ta mà gào thét. Vụ việc trở nên ồn ào của ông Vũ Huy Hoàng được phơi bày sau khi đã nghỉ hưu, cả ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Chủ tịch Sabeco Phan Đăng Tuất và con trai ông là Vũ Quang Hải đều từng cả quyết việc bổ nhiệm hoàn toàn “đúng quy trình” và không có chuyện “bố bổ nhiệm con”. Theo cáo buộc của PVFI, năm 2011, ông Vũ Quang Hải (mới 25 tuổi) từng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc PVFI, công ty có vốn điều lệ hơn 300 tỷ đồng và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. Công ty PVFI dưới sự “chèo lái” của ông “thần đồng kinh doanh” Vũ Quang Hải, năm 2011 đã lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng, qua 2 năm PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty này là 300 tỷ đồng. Sau đó, ông Vũ Quang Hải được điều động về Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và thời điểm này theo cáo buộc của tổ chức VAFI, công ty PVFI đã “gần như tê liệt hoạt động và đã ở tình trạng phá sản”, dù là công ty đại chúng nhưng mọi thông tin về PVFI đều bị “bưng bít” khi ông Vũ Quang Hải nắm quyền. Tổ chức VAFI đả kích rằng, “Chỉ sau một năm làm việc với chức danh Phó Giám đốc trung tâm hỗ trợ xuất khẩu tại Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), người hùng PVFI xuất hiện tại Sabeco như “thần đồng về quản trị doanh nghiệp”. Tổ chức VAFI đặt nhiều câu hỏi, gián tiếp quy tội cho ông Vũ Huy Hoàng, như “việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai, ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4,700 cổ đông?”. VAFI cũng đặt câu hỏi rằng cơ sở pháp lý nào để (Bộ Công thương mà ông Vũ Huy Hoàng là bộ trưởng) bổ nhiệm con ông là Vũ Quang Hải lên chức danh Phó vụ trưởng, người mới chỉ làm công chức được 1 năm, không biết hoạch định chính sách lại đang chịu án kỷ luật tại PVFI (theo quy định Tổng giám đốc làm thua lỗ 2 năm sẽ bị cách chức) thì lại được đề bạt. Chưa hết , tổ chức, VAFI cũng hỏi rằng, dựa trên cơ sở pháp lý nào để cài cắm Vũ Quang Hải vào làm thành viên HĐTQ và Phó tổng giám đốc của Sabeco. Đại diện VAFI cũng đòi trả lời cho nghi vấn việc cổ phần hoá Sabeco, Habeco lại chậm trễ dù đã 8 năm cổ phần hoá nhưng không được chuyển giao về công ty mua bán nợ và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ Chính trị bất ngờ cử ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng An Ninh thay TBT Trọng “Nếu như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chuyển giao Sabeco về cho SCIC theo đúng quy định của nhà nước thì sẽ không có chuyện bổ nhiệm con ruột của mình, thư ký riêng của mình vào các vị trí quyền lực nhất tại Sabeco? Đó là một trong những lý do vì sao nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chậm bàn giao vốn về SCIC, ngăn cản việc niêm yết của Sabeco”, VAFI tố cáo trong văn bản. Có lẽ thấy ngồi lỳ cũng khó trước nhiều điều tiếng và sức ép nên ông Vũ Quang Hải đành phải “bỏ của chạy lấy người”. Tuy Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng đã cho rằng ông nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng “thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai giữ các chức vụ chủ chốt tại các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ”, ông ta có bị lôi ra tòa hay vụ việc chỉ tới đây là dừng lại, giống như “ném đá ao bèo?” (Người Việt)

×
×
  • Create New...