Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'vấn đề hôm nay'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Hoặc Thủ tướng Phúc cố ý phớt lờ yêu sách đòi bồi thường thỏa đáng của ngư dân Miền Trung từ vụ Formosa, hoặc ông Phúc trong vị thế “tân thủ tướng” nhưng mệnh lệnh đã bị chính quyền 4 tỉnh Miền Trung coi thường. Sau ngày 15/9 là thời hạn mà Thủ tướng phúc yêu cầu chính quyền các tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải có báo cáo tổng hợp, xác định tổng mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn, vẫn chưa có bất cứ báo cáo nào được công bố. Cần nhắc lại, sau hơn hai tháng từ ngày “công bố nguyên nhân cá chết”, mãi đến cuối tháng 8/2016, Chính phủ mới bắt đầu “triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển do Formosa gây ra”. Tuy nhiên, hành động này chỉ mới thể hiện trên… giấy, qua một thông báo của Văn phòng Chính phủ truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, trong đó có một chi tiết đáng chú ý là “Phó Thủ tướng cũng đồng ý cho UBND 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế lùi thời hạn gửi các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính kết quả tổng hợp, xác định tổng mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn đến trước ngày 15/9/2016”. Việc Chính phủ “đồng ý cho UBND 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế lùi thời hạn gửi các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính kết quả tổng hợp, xác định tổng mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn đến trước ngày 15/9/2016” cũng là một bằng chứng không thể chối cãi về nạn hỗn quân hỗn quan trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện thời. Sau một thời gian đủ dài và không một quan chức nào – từ Võ Kim Cự xứ Hà Tĩnh đến Trần Hồng Hà xứ Tài nguyên môi trường… - “lũ chuột” đã bớt sợ sệt và lại quay về thói ăn bẩn cũ. Những chỉ đạo của Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi thế chỉ có ý nghĩa như “làm sao để cá có thể bơi trong nước thải”, lời tuyên bố của ông đối với dự án thép Cà Ná. Thái độ của chính quyền địa phương và cả chính phủ là sau 5 tháng từ lúc cá chết là cực kỳ vô trách nhiệm. Chính quyền 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vẫn chưa làm được một việc tối thiểu, là thống kê thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn từng tỉnh. Trong khi họ lại quá tập trung vào việc huy động các lực lượng từ cảnh sát cơ động, quân đội, kể cả mặt trận đoàn thể để khống chế và đàn áp các cuộc biểu tình chính đánh về bảo vệ môi trường của giáo dân, ngư dân. Cũng sau 5 tháng kể từ ngày cá chết hàng loạt, nhiều bằng chứng phũ phàng liên tiếp hiện hình. Thậm chí gạo hỗ trợ cho ngư dân, chỉ có 15 kg/người/tháng, còn bị mốc xanh. Nếu Quảng Trị là địa phương duy nhất trong 4 tỉnh bắt đầu tiến hành “hỗ trợ” ngư dân, thì mức hỗ trợ chỉ có 3 triệu đồng/người là quá ít, và chính quyền còn không thèm hỏi ý kiến của các nạn nhân bị thiệt hại từ vụ Formosa. Hiện tại, hoàn cảnh của ngư dân Miền Trung đang nhanh chóng thê thảm. Quá nhiều ngư dân không thể ra biển, có đánh bắt cá thì cũng chẳng ai mua, quá nhiều người phải tính đến chuyện di cư vào Nam hoặc ra Bắc để tìm đường sinh nhai… Từ tháng Tư đến nay, có quá nhiều bằng chứng về thái độ giả dối của giới quan chức từ trung ương đến địa phương về “sẽ làm sạch biển và ổn định đời sống cho ngư dân”. Trong khi Thủ tướng Phúc vẫn đang say sưa với dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Tôn Hoa Sen, không khí miền Trung đang giống như một núi lửa sắp phun trào mãnh liệt. Rất nhiều gia đình người Công giáo đã không chấp nhận cho con cái mình đến trường vào ngày khai giảng 5/9 như một cách để phản đối chính quyền. Lê Dung (SBTN)
  2. Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2016 | 16.9.16 Hình ảnh xác người gói chiếu chở trên xe gắn máy đã có những tác động chính trị và xã hội đã buộc các thành phần liên quan phải “vào cuộc”. Nội trong một ngày 15/9, hàng loạt thông tin, chứng cứ được trình bày nhằm giảm nhiệt những bức xúc của dư luận về hình ảnh không làm đẹp mặt cho một chế độ lúc nào cũng treo trên đầu người dân khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, độc lập - tự do - hạnh phúc.” Người qua đời là chị Lò Thị Phanh, 40 tuổi, người dân tộc Thái ở xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị Phanh mất vào ngày 12/09 và hình ảnh xác của chị bó chiếu, nằm vất vưởng trên xe gắn máy đã làm xã hội xúc động, đặt ra nhiều câu hỏi và lên án bệnh viện cũng như chế độ. Làn sóng phẫn nộ của dư luận làm cho nhà cầm quyền không thể không quan tâm. - Trước hết là từ giới chức cầm quyền địa phương. Vào ngày 15/09, Ông Lò Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Mường Sại cho biết giới cầm quyền địa phương biết rõ gia đình chị Lò Thị Phanh thuộc diện nghèo nhất xã và “sau đó, chính quyền cùng với nhân dân đã cùng giúp đỡ, chia sẻ với gia đình chị. Chính quyền hỗ trợ một phần kinh phí để gia đình mai táng cho chị Phanh. Ngoài ra, người dân thôn bản ở đây người thì mang gạo, người mang thức ăn đến để lo ma chay cho chị theo đúng hương ước làng bản.” “Nếu gia cảnh nhà chị Phanh có con cái còn đang đi học, chúng tôi sẽ cùng chung tay với các ban ngành, đoàn thể, nhà trường giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để các cháu học tập, không ảnh hưởng đến tương lai sau này.” (1) Ở địa phương, “mối quan tâm”của giới chức cầm quyền dành cho người chết đã được biểu hiện và gửi đến dư luận. - Từ Bộ Y Tế. Cùng ngày 15/09, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế là ông Lương Ngọc Khuê gửi văn bản yêu cầu Sở Y tế Sơn La xác minh vụ việc bệnh viện Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La để gia đình chở bệnh nhân nặng trên xe máy về nhà... xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm, báo về Bộ Y tế trước 23-9. (2) - Từ Sở Y tế tỉnh. Cũng trong ngày 15/09, Giám đốc Sở Y tế Sơn La là ông Lầu Sáy Chứ khẳng định với phóng viên báo chí rằng: “bệnh nhân không tử vong tại bệnh viện. Khi xuất viện, chị này sức khỏe yếu nhưng vẫn ổn định. Quãng đường từ Bệnh viện về nhà xa 60-70 km, có thể bệnh nhân đã tử vong dọc đường và được người nhà chở sau xe gắn máy như những bức hình mọi người nhìn thấy trên mạng.” (3) “Đồng hành với giới chức địa phương, Giám đốc Sở Y tế Sơn La cũng cho biết là trong ngày 15/9 đã cử ban giám đốc Bệnh viện lao và bệnh phổi Sơn La về tận nhà chị Phanh thăm hỏi động viên, vì hầu hết các bệnh nhân nghi nhiễm HIV-AIDS, lao phổi trên địa bàn tỉnh đều rất nghèo túng, khó khăn.” (4) - Từ bệnh viện. Từ Bộ xuống Sở, xuống đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La, bác sĩ Lương Văn Tuận, Giám đốc Bệnh viện cũng trong cùng ngày 15/9 cho biết: “Chị Phanh nhập viện vào ngày 28/8 trong tình trạng nguy kịch, cơ thể suy nhược, cao 1,6 m nhưng chỉ nặng 32 kg. Bệnh nhân được chẩn đoán suy kiệt trên bệnh cảnh nghi ngờ nhiễm HIV. Các bác sĩ đã tiến hành điều trị, hồi sức tích cực và lấy máu gửi đi xét nghiệm HIV song hiện chưa có kết quả.” (5) Hình ảnh người thân chở thi thể chị P. vì không có tiền thuê xe gây xôn xao. Ảnh Otofun Ở đây có 3 điểm cần được ghi nhận: - Thông tin trước đây chị Phanh bị chết vì bệnh lao nay được thông báo là “nghi ngờ nhiễm HIV”; - Cho đến nay chưa có kết quả để xác nhận chị Phanh bị HIV; - Bệnh viện đã cho phép người bị nghi ngờ là nhiễm HIV vốn lây lan nguy hiểm về nhà; - Đến người nhà của người quá cố: Và lúc này, một đơn xin rời bệnh viện được ký tên là Lò Văn Muôn, anh trai của người quá cố Lò Thị Phanh được gửi cho báo chí để đăng tải: “Kính gửi khoa lao HIV bệnh viện lao. Tên là Lò Văn Muôn, là anh trai Lò Thị Phanh. Hiện giờ bệnh của em tôi nặng lắm, là được bác sĩ giải thích nhưng vì điều kiện khó khăn nên gia đình tôi xin đưa em tôi về nhà. Trong quá trình về nhà nếu xảy ra vấn đề gì, nhà tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm, không kiện cáo gì khoa phòng bệnh viện”. Nội dung lá đơn không ghi ngày tháng này có 3 điểm chính muốn gửi đến dư luận: 1. Bác sĩ đã giải thích; 2. Gia đình xin đưa về nhà; 3. Gia đình hoàn toàn chịu trách nhiệm và không kiện cáo gì khoa phòng bệnh viện. Đồng thời, song song với nội dung này là trình bày của bác sĩ giám đốc bệnh viện gửi đến dư luận qua thông tin lề đảng: “Cách đây 3 ngày, người anh trai đã làm đơn gửi lên lãnh đạo bệnh viện xin cho đưa chị Phanh về nhà để tự điều trị. Các bác sĩ khuyên nên để bệnh nhân ở lại viện để điều trị, gia đình từ chối.” (6) Tại sao gia đình từ chối khi mà... Theo bác sĩ Lương Văn Tuận: “Quá trình điều trị thì các y, bác sĩ ở khoa đã rất cố gắng và khi giao ban, lãnh đạo viện cũng có lưu ý về trường hợp này. Sau vài ngày điều trị, bệnh nhân đã khỏe lên, đi lại, nói rất tốt...” "Tuy nhiên, trong quá trình điều trị dù bệnh viện hướng dẫn nhưng bệnh nhân đi ra ngoài tắm rửa, không giữ gìn nên quay về bị cảm và các y, bác sỹ lại tích cực điều trị...” “Bệnh viện có giải thích là do bệnh tình nặng và đang được điều trị đặc biệt nên bệnh nhân phải ở lại... Các y bác sĩ tiếp tục giải thích nhưng người nhà dứt khoát không hợp tác, đòi về. Khi gia đình kiên quyết như vậy thì Khoa yêu cầu phải làm đơn, chứ chúng tôi đã giải thích rõ là phải giữ bệnh nhân để điều trị.” “Ở đây, bệnh nhân đều là các gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa nên y, bác sĩ còn quyên góp bằng chính tiền của mình để tổ chức nồi cháo tình thương vào thứ 4 hàng tuần cho các bệnh nhân nghèo thì không hà cớ gì với trường hợp của bệnh nhân P., gia đình khó khăn như vậy mà chúng tôi không quan tâm.” “Bệnh nhân P. khi ra viện, các chỉ số sinh tồn còn rất tốt và khi bệnh viện giải thích thì ngay chính trong bệnh án còn lưu, gia đình cũng ghi rõ là không cần gì cả và tự đưa về.” “Khi bệnh nhân P. về thì theo quy định là được hưởng tất cả các chế độ ăn uống, đi lại và các y tá làm thủ tục thanh toán thì người nhà nói rằng không cần gì cả mà giờ “chỉ cần đưa em tôi về thôi”. (6) Tại sao bác sĩ bệnh viện tốt, chu đáo, nhiệt tình đến thế mà người thân nằng nặc đòi về, làm cả đơn xin xuất viện và “không cần gì cả”? “Đồng hành” với sự “quan tâm, hỗ trợ” của giới cầm quyền địa phương, Sở Y tế Sơn La, lá đơn làm sạch trách nhiệm của bệnh viện ký tên Lò Văn Muôn, cũng trong cùng một ngày 15/9, diễn biến dẫn đến hình ảnh “xác người gói chiếu” được báo chí lề đảng đăng lại qua lời kể của người anh trai Lò Văn Muôn: “Em tôi ban đầu rất tỉnh táo, sức khỏe ổn định, đến khi tôi đỗ xe để đổ xăng thì Phanh khó thở, lịm đi rồi mất”, anh Muôn thuật lại. Người anh trai cho biết đã nhờ người dân bên đường mua chiếu rồi quấn thi thể em gái lại rồi tiếp tục chở bằng xe máy về nhà để lo hậu sự. "Tôi cũng không còn cách nào khác, đành chở em về nhà như vậy”, người anh chia sẻ. (5) “Chiếc xe máy chở Phanh được người dân chụp lại được chúng tôi thuê của một người làm xe ôm ở cổng bệnh viện. Họ nhận chở với chi phí 400.000 đồng. Tôi ngồi sau đỡ, đi được 30 phút thì Phanh qua đời”. (7) Trong lời kể lại vào 3 ngày sau của anh Muôn: “Em tôi ban đầu rất tỉnh táo, sức khỏe ổn định...” phát biểu này cũng đồng hành cùng với phát biểu của giám đốc bệnh viện bác sĩ Lương Văn Tuận: “Trước khi xuất viện, bệnh nhân Phanh hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ kiểm tra cho thấy các chỉ số đều bình thường.” (5) “Khi bệnh nhân ra viện là vào khoảng 10h30 ngày 12/9 thì tình trạng mạch, huyết áp vẫn ổn định chứ không phải trong tình trạng cấp cứu và nặng như một số thông tin.” (6) Từ lời kể lại 3 ngày sau của người anh lẫn ông bác sĩ đều nói lên 1 điều: nạn nhân ra khỏi bệnh viện trong tình trạng sức khỏe ổn định chứ không có chuyện chết hay hấp hối gì cả. Tuy nhiên, chỉ 30' sau thì chị Phanh với tình trạng mạch, huyết áp, mọi chỉ số bình thường đã chết trên chiếc xe ôm. Toàn bộ mọi diễn tiến xảy ra trong 1 ngày 15/09 được đăng trên báo chí lề đảng, với sự tham gia trình bày phát biểu, chứng cứ của nhiều quan chức bật lên 3 điều chính: Quan tâm hàng đầu của Bộ Y tế là không thể có chuyện bệnh viện Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La để gia đình chở bệnh nhân đã chết hay trong tình trạng nguy kịch trên xe máy về nhà. Quan tâm này tức thì đã được giải quyết bằng: - Những phát biểu của Giám đốc sở Y Tế Sơn La và Giám đốc bệnh viện Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La về nỗ lực chữa trị chu đáo, quan tâm tối đa và không muốn cho bệnh nhân xuất viện. - Lá đơn xin xuất viện của người anh trong đó giành hết trách nhiệm thuộc về gia đình trong việc đòi đưa em về nhà và khẳng định bệnh viện không chịu trách nhiệm gì trong quyết định của gia đình. - Lời kể của Lò Văn Muôn về cái chết của em gái với phóng viên. - Tất cả được giải quyết êm thắm trong “tình người mênh mông” với sự có mặt và hỗ trợ nhiệt tình của quan chức địa phương và sở y tế Sơn La ngay tại nhà người chết. Xác người bó chiếu trên đường phố hoang mang. Dù dưới phiên bản nào để trình diễn sự việc thì vẫn luôn còn đó hình ảnh của sự thật không thể chối bỏ: sự tận cùng của người sống lẫn người chết trên đất nước được cho là “tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Vũ Đông Hà _______________________ (1) http://kenh14.vn/thi-the-cuon-chieu-tren-xe-may-dan-ban-gop-gao-do-an-lo-ma-chay-cho-nguoi-phu-nu-ngheo-20160915120541244.chn (2) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160915/bo-y-te-yeu-cau-xac-dinh-ro-trach-nhiem-benh-vien-son-la/1172115.html (3) http://thanhnien.vn/thoi-su/giam-doc-so-y-te-son-la-len-tieng-ve-vu-cho-xac-nguoi-tren-xe-may-744666.html (4) http://thanhnien.vn/thoi-su/giam-doc-so-y-te-son-la-len-tieng-ve-vu-cho-xac-nguoi-tren-xe-may-744666.html (5) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/em-gai-benh-mat-giua-duong-anh-trai-cho-thi-the-ve-nha-bang-xe-may-3468486.html (6) http://vntb.org/vu-cho-thi-the-bang-xe-may-la-don-dau-don-va-thong-tin-cua-giam-doc-benh-vien.html (7) http://m.phunuonline.com.vn/xa-hoi/xe-may-bo-xac-nguoi-di-120km-hai-dua-tre-co-nguy-co-that-hoc-83048/ (Dân Làm Báo)
  3. Hậu quả xấu xảy ra, sẽ rất nhiều người đóng bảo hiểm xã hội không nhận được đồng nào sau khi về hưu. Thậm chí cả nhiều cán bộ cách mạng lão thành một đời theo đảng cũng sẽ vô vọng khi bước chân vào văn phòng phát lương hưu trí… Trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt, một nguy cơ đang lớn dần và có thể biến thành thảm họa là Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính có thể “nhìm trộm” vào Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và Quỹ bảo hiểm y tế, như đã lăm le 500 tấn vàng cất giấu trong dân. Không giống như con số 500 tấn vàng quá khó để cắp về, hai thứ quỹ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế lại luôn chực chờ dưới bàn tay sẵn sàng tung hứng trò ảo thuật của nhà nước. Dù tỉ lệ đóng BHXH tại Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới: 32.5% mức tiền lương tháng, nhưng tuyệt đại đa số người đóng BHXH đến nay không được biết gì về việc quản lý và vận hành của nguồn quỹ BHXH. Việc sử dụng quỹ BHXH để đầu tư cụ thể ra sao không ai biết được, lãi hay lỗ, hiệu quả hay không chỉ duy mình cơ quan BHXH biết. Những tờ báo viết về công nhân như Người Lao Động phải kêu lên rằng điều này thật vô lý, đây là tiền của người dân đóng, họ có quyền được biết nó đang được sử dụng như thế nào, có an toàn hay không bởi nếu xảy ra rủi ro thì chính người dân nhận hậu quả chứ không phải những người đang quản lý nó. Nỗi lo của người đóng BHXH đã trở thành sự thật, khi cơ quan BHXH dùng tiền này đầu tư vào Công ty Cho thuê tài chính II, và đã mất trắng hơn 1,000 tỉ đồng! Càng bức xúc hơn là đến nay, câu hỏi ai chịu trách nhiệm đối với vụ việc trên vẫn rơi vào im lặng. Với những gì đang diễn ra, nỗi lo của người đóng BHXH không chỉ là chuyện vỡ quỹ như cơ quan BHXH luôn dọa dẫm mà chính là việc quản lý, vận hành nguồn quỹ này như thế nào, minh bạch ra sao và quyền lợi của họ được bảo đảm đến đâu? Tình trạng hoạt động và bưng bít thông tin của Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam lại khá tương đồng với Trung cộng. Ở Trung cộng, Quỹ Bảo hiểm xã hội nước này đã dùng tiền BHXH của người lao động để “chơi” chứng khoán. Trong đợt lao dốc thê thảm của thị trường chứng khoán Trung cộng vào năm 2015, mà đã khiến không biết bao nhiêu người dân phải tự tử, Quỹ Bảo hiểm xã hội đã bị thiệt hại rất lớn. Còn ở Việt Nam, vào năm 2015 Quỹ Bảo hiểm xã hội đã chi tổng cộng 435,129 tỷ đồng để đầu tư. Trong đó, cho ngân sách nhà nước vay 324,000 tỷ đồng, mua trái phiếu chính phủ 45,500 tỷ đồng, tổng cộng phần dính dáng đến ngân sách nhà nước lên đến 370,000 tỷ đồng. Nhưng ai sẽ bảo đảm là con số này sẽ trở về tay những người đóng bảo hiểm xã hội nếu ngân sách nhà nước bị phá sản? Bởi nếu hậu quả xấu xảy ra, sẽ rất nhiều người đóng bảo hiểm xã hội không nhận được đồng nào sau khi về hưu. Thậm chí cả nhiều cán bộ cách mạng lão thành một đời theo đảng cũng sẽ vô vọng khi bước chân vào văn phòng phát lương hưu trí… Nếu có một cuộc thanh tra hoặc điều tra Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chắc chắn rất nhiều lẩn khuất trong bóng tối và tệ tham nhũng sẽ bị lôi ra. Chắc chắn nhiều quan chức từ thấp lên cao của quỹ này sẽ phải ra tòa và đi tù. Đòi hỏi minh bạch Quỹ Bảo hiểm xã hội là tất yếu. Lê Dung (SBTN)
  4. Ông Thanh mất gì? Chẳng mất gì cả, mà ngược lại ông ấy bắt đầu một cuộc sống mới chẳng thiếu thứ gì với số tài sản kếch xù được dọn đường chuyển khỏi Việt Nam từ trước đó. Song ông Thanh nắm giữ trong tay rất nhiều bí mật các thương vụ mua quan bán chức mới là điều “bạn bè” ông quan tâm sâu sắc. Nói cách khác, ông Thanh đang nắm trong tay sinh mạng chính trị của không ít người từ trung ương đến địa phương có liên quan. Báo chí trong nước đang xoắn lên vụ “mất tích” đột ngột của ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, trước khi trung ương luân chuyển về Tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó Chủ Tịch nhiệm kỳ 2011 – 2016, ông Thanh là Vụ trưởng – Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương). Tên của ông Thanh được mọi người biết đến sau vụ “hoá kiếp” xe Lexus từ biển xanh (của công) thành biển trắng (của ông). Đây là nguyên nhân khởi đầu phanh phui hàng loạt sai phạm của ông này từ thời đương chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) với khoản thua lỗ 3.200 tỉ đồng. Chắc chắn một mình ông Thanh không thể “nuốt” trọn số tiền trên. Con đường quan lộ của vị đại biểu Quốc hội khoá XIV cũng nhờ đó mà có tỉ lệ số phiếu bầu cao nhất tỉnh trong kỳ bầu cử vừa rồi. Xin được mượn lời phát biểu của ông Ngô Văn Minh, ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật trước báo chí bên hành lang cuộc họp đại biểu quốc hội chuyên trách ngày 9/9/2016 về trường hợp này như sau: “Tôi cho rằng không phải một mình ông Trịnh Xuân Thanh làm được những việc tày trời như vậy”. Một mình ông Thanh sao có thể tự chọn chỗ cho mình. Ông Thanh luân chuyển đi làm phó chủ tịch một tỉnh phải có các bên liên quan, có cá nhân cụ thể tham gia vào cả quy trình cán bộ, chứ có phải ông ấy muốn đến Hậu Giang là được đâu”. Đúng vậy, ông Thanh có muốn cũng không được nếu như không có sự hỗ trợ từ những người có thẩm quyền khác. Vậy cái giá của đại biểu quốc hội là bao nhiêu? Giá của cái ghế Phó chủ tịch UBND tỉnh là bao nhiêu? Không nên lấy con số 1,5 triệu usd mà nguyên đại biểu quốc hội bà Châu Thị Thu Nga khai dùng để “chạy” vào để đánh đồng hết tất cả. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi ghế có chức năng khác nhau, không ai giống ai và vì thế số tiền đồng nghĩa có sự khác biệt. Quay trở lại sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh “dứt áo” ra đi mà không lời từ biệt. Có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Khen chê cũng vì thế mà có nhiều cung bậc hỉ nộ ái ố. Nhưng tất cả đều chung một câu hỏi: giờ này Thanh ở đâu? Việc sống hay chết của ông Thanh có thể với người này không là mối bận tâm. Ngược lại, một số kẻ (cùng hội cùng thuyền) lại tỏ ra lo lắng hơn cho số phận của bản thân mình chứ không phải lo cho cuộc sống ông Thanh. Lý do? Có nhiều lý do. Bởi leo lên đến cương vị tỉnh uỷ viên kiêm Phó chủ tịch Hậu Giang, cộng với nhiều năm làm Chánh văn phòng ban cán sự đảng tại Bộ Công Thương (hàm Vụ Trưởng) thì ông Thanh nắm giữ trong tay rất nhiều bí mật. Trong đó bí mật các thương vụ mua quan bán chức mới là điều “bạn bè” ông quan tâm sâu sắc. Nói cách khác, ông Thanh đang nắm trong tay sinh mạng chính trị của không ít người từ trung ương đến địa phương có liên quan. Vậy nên, việc Trịnh Xuân Thanh quyết định trốn ở lại nước ngoài xem ra là nước cờ hay đầy toan tính. Đảng CSVN khai trừ ông ta như một thứ thủ tục hành chính. Chính quyền cách hết chức vụ của người này như một dạng thanh lý hợp đồng vì lý do xung đột lợi ích nhóm mà việc này có thể dự tính được theo mỗi nhiệm kỳ lên xuống 5 năm. Ông Thanh mất gì? Chẳng mất gì cả, mà ngược lại ông ấy bắt đầu một cuộc sống mới chẳng thiếu thứ gì với số tài sản kếch xù được dọn đường chuyển khỏi Việt Nam từ trước đó. Việc bắt ông Thanh khi có các dấu hiệu sai phạm là nằm trong khả năng của cơ quan điều tra dù ông ta là người do trung ương quản lý. Nhưng bắt ông Thanh rồi, kết quả điều tra sẽ đi đến đâu? Và sẽ có thêm bao nhiêu trường hợp chết không rõ nguyên nhân từ lời khai của ông Thanh trong nhà giam tương tự như các vụ án trước. Do đó, “người ơi người ở đừng về” đang được rất nhiều kẻ khấn thầm trong miệng khi ám chỉ đến cái tên Trịnh Xuân Thanh. Việt Nam có bao nhiêu Trịnh Xuân Thanh? Đây có thể là chỉ dấu cho nhiều cuộc trốn chạy ngoạn mục khác. Thanh Huyền(Dân Luận)
  5. Trịnh Xuân Thanh vừa gửi hôm qua một lá đơn đến Bộ Chính Trị yêu cầu mở cuộc xét xử công bằng về tội của anh ta. Thanh sẵn sàng chịu xuất hiện khi có phiên toà xét xử anh ta vụ thất thoát 3000 tỷ, nhưng phải có những luật sư, nhà báo, đại diện nhân quyền quôc tế...anh ta sẽ về đứng trước phiên toà. Chúng ta hãy để ý đến những lời phát động của Nguyễn Phú Trọng - Chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Tham nhũng phải là những kẻ có cương vị phụ trách , quản lý trực tiếp vào dự án. Một dự án tất nhiên phải có bên A , bên B và B....cái A, B, C đó gọi là nhóm. Khi cả nhóm này cấu kết với nhau, nâng giá công trình thi công, hạ giá tài sản nhà nước để bán chác chia nhau...đó là tham nhũng và lợi ích nhóm. Nếu tính theo tiêu chí này, Nguyễn Phú Trọng là người '' trong sạch và liêm khiết''. Bởi ông ta không phụ trách, quản lý dự án nào cả. Vì thế ông ta manh mẽ hô hào đánh chống tham nhũng và lợi ích nhóm, muốn đưa ai ra thịt là thịt. Các quan chức cộng sản tham nhũng, lợi ích nhóm nhiều như nấm. Đụng đâu Trọng cũng có thằng để xơi. Nhưng dường như đã lâu rồi, chúng ta thấy thiếu đi một từ gì đó mà chúng ta không để ý, đó là biêú xén và hối lộ. Hai từ này không có trong công cuộc ầm ỹ kia của Nguyễn Phú Trọng. Trọng chỉ ít tiền hơn bọn tham nhũng, bởi trong khi bọn tham nhũng mải mê tham nhũng thì Trọng làm miếng to hơn là tham nhũng chính trị, vơ hết quyền về mình , còn đồng bọn bị phơi thây trước thiên hạ về tội thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Trọng chỉ nhận quà biêú, nhận những phong bì, va li tiền biếu gọi là quà tình cảm. Đó là vàng, usd, kim cương , biệt thự... Khi làm bí thư Hà Nội vào năm 2000, đến năm 2002 thì ở Hà Nội khởi công một khu đô thị tầm cỡ quốc tế, hàng tỷ usd được đổ vào đây, khu đô thị này có tên là Ciputra. Trong vụ này Trọng được biếu hai căn biệt thự, Trọng liền cho người nhà bán sang tay. Vì Trọng còn tính đường của mình sẽ đi hơn nữa vào chức chủ tịch quốc hội. Khi làm bí thư Hà Nội, Chủ tịch quốc hội, tổng bí thư Trọng cũng không hề dính tới tham nhũng. Trọng chỉ nhận quà biếu để làm ngơ cho các phe cánh khác tham nhũng, đánh quả. Chúng ta phải hình dung thế, phe cánh nào muốn làm dự án gì đó, phải đem quà đến biếu Trọng dù Trọng không phải là người quyết định dự án. Nhưng Trọng có thể là người ngăn cản dự án đấy nếu muốn. Tất cả những ai đi đút lót, chạy cửa đều hiểu các chạy phải có cả những khâu như Trọng. Bất kể các dự án, công trình hay tập doàn này nọ đều có quà cúng biếu cho Trọng hết, toàn những quà biêú giá trị cao. Ví dụ một dự án như Ecopak , Formosa, Boxit ...Trọng đều nhận những phần quà biêú rất nặng ký. Khi có việc vỡ lở, gây hại Trọng không hề liên quan, bởi giất trắng mực đen Trọng đâu có dính gì vào những dự án đó. Thế nên Trọng chỉ đánh tham nhũng, lợi ích nhóm chứ không bao giờ Trọng đụng vào xét chuyện quà biêú cả. Người mang quà biếu không phải kiểu hối lộ, anh ơi anh nhận chút này,giúp em ký dự án kia. Quà biêú là kiểu chúng em ở Ecopak, ở Ciputra....có chút quà tình cảm tặng bác, chỉ là chút quà bác đừng từ chối. Không có lời kèm theo xin giúp đỡ gì trong đó cả. Một kiểu không làm mà vẫn có ăn, hoặc thằng khác làm mình hưởng lây. Số tiền Trọng được biếu không nhiều bằng số tiền thằng khác đứng ra trực tiếp làm. Nhưng Trọng an toàn và sạch sẽ. Đến lúc thua lỗ, đổ bể thì thằng dó nhân tội, còn Trọng lại là ông quan toà phán xét. Bởi thế chống tham nhũng và chống lợi ích nhóm Trọng lại là người '' trong sạch'' Nếu nói chống nhận quà biêú, Trọng là người phải đưa lên xét xử đầu tiên. Võ Kim Cự dã cố vấn cho Formosa tặng cho Trọng bức tượng HCM bằng vàng. Tổng bí thư nỡ nào đi từ chối món quà là bước tượng HCM bên ngoài như bao bức tượng khác. Người ta tặng tượng lãnh tụ tối cao thần thánh của mình thì nhận là điều đương nhiên. Nhưng Formosa không phải là quan chức cộng sản dưới quyền, quan chức cộng sản dưới quyền biếu vàng, biệt thự, chứng khoán...xong có chuyện thì cũng chỉ trách số mình đen. Ngài Trọng liêm khiết có đánh khẽ là khẽ, đánh nặng là nặng. Vì quà mày biếu là quà biếu, không liên quan đến việc mày làm sai. Formosa tặng tươngj vàng cho Trọng những quá trình đúc tượng, đánh dấu để đâu rồi trao cho Trọng thế nào chúng nó ghi lại cả. Chúng nó người Tàu, dân kinh doanh. Chẳng phải quan chức Việt nên không việc gì sợ, chúng tóm được chứng cứ thằng lãnh đạo nào xơi tiền là nó giữ. Trọng từng ăn quà biếu ở Formosa thời còn làm chủ tịch quốc hội và tổng bí thư sau này. Trót dính rồi, nên Trọng đành chịu lờ đi không biết đến vụ cá chết và xui Phúc đứng ra dẹp chuyện. Đổi lại Trọng cho Phúc cơ hội được bước vào ứng cử viên TBT bằng cách cho Phúc đi sang Tàu trước Trần Đại Quang. Tàu hiểu ý Trọng đưa Phúc lên vị trí ứng cử viên, liền đón tiếp trọng vọng linh đình, bắn 19 phát đại bác, trải thảm đỏ đón như một ông vua. Ý đồ Trọng muốn xúi bẩy cuộc tranh giành chức TBT tương lai giữa Huynh , Quang , Phúc..ngày càng có chiều hướng Trọng đẩy Phúc và Huynh tiến xa hơn. Trong trung ương 3 Trọng định bày ra trò muốn làm tổng bí thư phải qua làm bí thư, phó bí thư tỉnh. Hòng ngăn cản luôn bước tiến của Quang, Huynh. Chỉ có Phúc từng là phó bi thư tỉnh Quảng Nam và Ngân là bí thư Hải Dươn . Nhưng trung ương 3 đã gạt đi. Mới đây Trọng ra tiếp việc rà soát tuổi đảng viên theo hồ sơ đảng, như thế việc khai gian tuổi của Quang bị lòi ra. Quang không thể nào còn cửa. Lệ thường mấy kỳ rồi là chức TBT phải từ tứ trụ đưa lên. Huynh là người có xuất thân tương tự như Trọng, đầy đủ điều kiện làm TBT như Trong. Nhưng lại xếp vào Ban Bí Thư thường trực, Huynh muốn lên phải đẩy được Ngân hay Quang thế chỗ rồi từ đó mới lên được. Mà không có gì nhanh bằng cách đẩy Quang. Bởi thế trong vụ án Dương Chí Dũng khai Quang nhận tiền, Huynh cho người tung lên mạng. Xét xử Dương Chí Dũng chỉ có công an và quân tuyên gió, báo chí vào. Công an là quân của Quang khi đó đương bộ trưởng,. Clip tung ra chỉ có quân của Huynh làm theo lời sếp, chứ ai vào phiên toà đó được mà ghi. Huynh phải qua tứ trụ rồi mới leo được lên TBT, chậm lại một nhịp. Quang vướng khai gian tuổi, Ngần là phụ nữ mà đảng CSVN chưa có tiền lệ nữ làm TBT. Chỉ còn lại Phúc, một người mà Trọng rất dể bảo. Bây giờ Trong đang reo ước mơ cho Phúc nối ngôi TBT. Phúc thì cũng háo chức quyền,típ mắt làm theo đàn anh , bảo gì nghe nấy răm rắp. Lẽ ra để Huynh làm TBT mới hay, hay ở chỗ chúng ta có một ông TBT người Bắc, có lý luận. Và ông TBT tương lai này từng quỳ mọp dưới chân Nguyễn Tấn Dũng, vái lạy bắt Tấn Dũng phải nhận làm đàn em mới đứng lên. Với tình hình bộ sậu ứng cử TBT như trên, giờ thì chả có chuyện hy vọng gì khiến Trọng về giữa nhiệm kỳ bàn giao cho Quang hay cho Huynh cả. Vì hai tên này sẽ phải đánh nhau và tên nào cũng có những điểm bất lợi. Phúc thì còn non, nên chắc cứ làm thủ tướng trọn nhiệm kỳ. Chức TBT của Trọng không ai chiếm được, Trọng không thất hứa làm 2 năm là về. Mà chỉ tại rối quá không ai kế nhiệm để đảm bảo ổn định, Trọng '' đành nhận 100% sự nhất trí '' rồi ngồi tiếp. Nếu như trong những năm nhiệm kỳ này, Trọng chinh phạt miền Nam đâu vào đấy, tàn quân của Ba Dũng không ngóc đầu lên được, Trọng đưa được Thưởng về làm bí thư, dưới dự hỗ trợ của Tư Sang. Cứ điểm cuối cùng ngoan cố trong trung ương đã được giải quyết. Đến nhiệm kỳ sau, Huynh ở chức Ban Bí Thư sẽ đưa Quang gian tuổi về hưu để thế chỗ. Phúc hói có thể may mắn lên làm TBT, nhưng cũng có thể bị Trọng gài cho phốt gì đó và yên vị tại chỗ chức thủ tướng. Trọng lại tiếp tục làm TBT, chả phải lúc Đỗ Mười lên làm TBT lúc tuổi 77 đó sao. Còn luật lệ nào nữa, Trọng đã phá luật để ở lại nhiệm kỳ này khi tuổi 72 thì có gì kỳ sau không phá nốt. Muốn thế Trọng phải đánh dẹp miền Nam cho hoàn tất những lá phiếu cho đại hội 13. Trịnh Xuân Thanh là màn mở đầu vừa đánh vào Hậu Giang, cứ điểm trung thành của Ba Dũng, Thanh cũng là đệ của Đinh La Thăng bí thư TPHCM. Nếu thành công từ Thanh đánh lên, Trọng sẽ hoàn tất cuộc chinh phục miền Nam. Trịnh Xuân Thanh vừa gửi hôm qua một lá đơn đến Bộ Chính Trị yêu cầu mở cuộc xét xử công bằng về tội của anh ta. Thanh sẵn sàng chịu xuất hiện khi có phiên toà xét xử anh ta vụ thất thoát 3000 tỷ, nhưng phải có những luật sư, nhà báo, đại diện nhân quyền quôc tế...anh ta sẽ về đứng trước phiên toà. Nhiều người sẽ nghĩ Thanh chỉ nói phét không dám làm. Tôi tin chắc Thanh là người dám , vì nếu tôi không có niềm tin ấy, tôi đã không nhận giúp anh ta. Một phiên toà như thế sẽ lôi nhiều uỷ viên BCT ra phơi bày, buộc một cuộc sống mái sẽ phải nổ ra. Chính thượng tướng công an Lê Quý Vương nhận vụ này theo chỉ đạo của Tổng Bí Thư, ông Vương đã nói có nhiều sức ép, có những quan hệ lớn, phải làm cẩn thận không thể tuỳ tiện bắt người, phải dựa trên suy luận vô tội. Phải có thời gian chứ không thể nhanh được. Ông Vương biết Trọng nóng ruột muốn san bằng miền Nam nên chỉ đạo làm gấp, ở cương vị chuyên môn ông hiểu vụ án này còn dây nhiều đến các lãnh đạo cao cấp hơn. Trả lời báo chí ông Vương nói rất thật hoàn cảnh của mình với vụ Trịnh Xuân Thanh. ''Thế còn đã điều tra thì phải chứng minh các dấu hiệu tội phạm, bây giờ tôi chưa nói rõ được. Đây là một tổng công ty lớn, có công ty mẹ và các công ty con. Có thể các sai phạm liên quan đến công ty con, nhưng có thể liên quan đến chỉ đạo, điều hành của công ty mẹ, cho nên cần có thời gian phân tích, điều tra. - Tổng bí thư nhấn mạnh yêu cầu làm nhanh, không nể nang bất cứ vấn đề gì, quan hệ, cá nhân nào như vụ việc này. Việc này được lãnh đạo Bộ quán triệt đến cơ quan điều tra thế nào? - Chúng tôi không nể nang gì cả. Nói vậy nhưng tất nhiên sức ép trong quá trình điều tra là có, khó khăn là có nhưng đã là công tác điều tra thì phải tuân thủ pháp luật. Lãnh đạo Bộ đã có chỉ đạo, quán triệt, sẽ có sử dụng bộ máy của kiểm tra, thanh tra để đảm bảo việc này. Chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng quy định của ngành. Thông tư quy định của Bộ thế nào thì phải thực hiện đúng như thế, làm thế nào phải nghiêm túc, đạt được yêu cầu công khai minh bạch." Tức ông Vương nhận thấy chuyện ép tiến độ khởi tố, bắt giam theo đòi hỏi của Trọng là vô lý, đầy toan tính cá nhân, muốn chà đạp lên luật pháp để đạt mục đích đen tối. Ở các vụ án các nhà bất đồng chính kiến còn làm thế được. Chứ như vụ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến nhiều cấp cao hơn, mà dấu hiệu tội phạm còn đang chưa chứng minh được. Hồ sơ thì nhiều .... Chưa có kết luận nào của cơ quan thẩm quyền nào khẳng định Trịnh Xuân Thanh tham nhũng, chỉ có những tờ báo và bọn tay sai cho Trọng đi tung tin như vậy. Còn về sai phạm, Bộ Công An cứ làm rõ. Khi có phiên toà công khai, có những điều kiện đảm bảo sự công bằng cho Trịnh Xuân Thanh như yêu cầu của anh ta. Đó là mời luật sư như anh ta chỉ định, người đưa tin như anh ta chỉ dinh và quan sát viên của quốc tế về nhân quyền. Anh ta sẽ có mặt. Anh ta nhắn với những người nói anh ta đừng hèn hạ, hãy xuất hiện chịu tội rằng. - Đừng mở những phiên toà hèn hạ, úp sọt như đã làm với những người đấu tranh dân chủ, anh ta sẽ ra toà. Nếu nói anh ta hèn, thì hãy nói những kẻ có trách nhiệm hay mở phiên toà dũng cảm, công khai mời những người như anh ta đề nghị cùng tham dự. Nếu không dũng cảm như thế, đừng mở miệng nói ai hèn. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  6. Thảm họa cá chết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Phần chìm của tảng băng tội ác này chính là hệ sinh thái trong lòng biển và rạng san hô dưới đáy biển mà Formosa vừa hủy diệt sẽ để lại hậu quả và di chứng trầm trọng kéo dài hàng chục năm (nhiều nhà khoa học còn nói là cả nửa thế kỷ) mới có thể hồi phục được! Formosa Hà Tĩnh: Không chỉ đơn thuần là thảm họa môi trường! Ảnh minh họa. Nguồn: vanews file Việc cho phép Formosa vào Việt Nam và giao cho nó 2 địa điểm tối quan trọng về an ninh-quốc phòng (Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương) ở Hà Tĩnh là một sự khờ dại rất khó hiểu của lãnh đạo nước ta – ở địa phương và cả ở Trung ương – vì nếu Trung Quốc động binh thì Vũng Áng, Sơn Dương sẽ là 2 “tử huyệt”chết người, nó sẽ ngay lập tức chia cắt và cô lập 2 miền Nam-Bắc, và quyền kiểm soát đất nước sẽ nhanh chóng rơi vào tay quân thù! Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, hiện là Phó Chủ tịch Quốc Hội, đã nhìn thấu vấn đề khi ông tuyên bố trước Ủy ban Thường vụ Quốc Hội hôm 11/7/2016: “Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Quốc phòng – An ninh!”. Bài viết này không đề cập đến chủ đề trên, và cũng không bàn về hậu quả kinh tế – xã hội, về di tác hại môi trường cũng như về đời sống khốn khó của ngư dân. Bài viết chỉ bàn đến việc làm sao tháo được ngòi nổ quả bom nhiệt hạch Formosa Hà Tĩnh (FHS) mà nó đang và trực chờ phát nổ bất cứ lúc nào! Trước hết, phải khẳng định việc cá chết hàng loạt suốt dọc 205km bờ biển 4 tỉnh miền Trung là “thảm họa môi trường”, chứ không phải là “sự cố môi trường” như FHS và Chính phủ đã dụng ý đặt tên cho nó, hơn nữa đây là việc xả thải cố ý nhằm thử nghiệm việc đầu độc con người và hủy diệt môi trường chứ không phải là sự cố vô tình do mất điện! Việc Chính phủ nhanh chóng nhận 500 triệu USD bồi thường của Formosa là chuyện đã rồi, nhưng xét cho cùng, đấy chỉ là sự dàn xếp và thỏa hiệp song phương giữa FHS Hà Tĩnh và Chính phủ, vì trong thảm họa này, chủ thể chính bị hại là hàng triệu ngư dân cùng hàng trăm doanh nghiệp của 4 tỉnh miền Trung – nạn nhân trực tiếp của thảm họa này – đều bị gạt ra ngoài, không một ai được tham vấn, tham khảo và cũng chẳng được tham dự! Do vậy cuộc khủng hoảng chưa thể nói là đã êm xuôi! Đã gần 2 tháng rưỡi sau cuộc họp báo Chính phủ (30/6/2016), tình hình có lắng xuống, song cuộc khủng hoảng chưa hề kết thúc, nó đang âm ỉ và sẽ bùng phát bất cứ lúc nào! Nếu Chính phủ KHÔNG xử lý hình sự và trừng phạt kẻ thủ ác, KHÔNG đóng cửa vĩnh viễn Formosa, KHÔNG buộc nó bồi thường thỏa đáng và trực tiếp cho ngư dân cùng các doanh nghiệp, thì quả bom nhiệt hạch FHS Hà Tĩnh chắc chắn sẽ phát nổ một ngày rất gần! Đây là thảm họa môi trường tồi tệ nhất chưa từng xảy ra trong lịch sử nước ta! Nếu lãnh đạo Đảng và Nhà nước cứ tư duy theo não trạng lâu nay, tức chỉ quan tâm bảo vệ lợi ích của Đảng, không trừng phạt bọn tòng phạm (số đảng viên biến chất và các nhóm lợi ích “bán nước, hại dân”), không lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của dân, không đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên và cứ định kiến cho rằng những đòi hỏi của người dân mà trái với ý muốn và chủ trương của Đảng thì chụp luôn cho cái mũ “Việt Tân và các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động!” v.v… thì tình hình sẽ không dừng lại ở đây, nó sẽ còn tồi tệ hơn! Hiện nó mới chỉ là khủng hoảng xã hội và pháp lý, nhưng nó đã có dấu hiệu của cuộc khủng hoảng xã hội – chính trị, và nếu không sớm tháo ngòi, nó sẽ trở thành cuộc khủng hoảng chính trị – xã hội, lúc đó sẽ nguy hiểm bội phần! Do vậy, FHS là quả bom nhiệt hạch nổ chậm, Chính phủ phải tự mình tháo ngòi nổ và vô hiệu hóa nó, nếu không, nó sẽ phát nổ và hủy diệt cả dân tộc này! Muốn vô hiệu và tháo ngòi nổ quả bom nhiệt hạch này chỉ bằng cách đóng cửa Formosa và tống xuất nó khỏi lãnh thổ Việt Nam, đồng thời quan tâm giải quyết quyền lợi và nguyện vọng của người dân, trước hết là của ngư dân miền Trung! Để chậm ngày nào, nguy hiểm cho xã hội và đất nước ta ngày đó! Hiện tượng cả ngàn học sinh Tiểu học, THCS và Mẫu giáo ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh (nơi đặt nhà máy Formosa) bước vào năm học 2016 – 2017 nhất loạt không đến trường là một sự kiện hy hữu, chưa từng xảy ra trong ngành giáo dục nước ta. Cuộc bãi khóa này là một hiện tượng xã hội đáng quan ngại sau thảm họa cá chết ở miền Trung. Cùng với hiện tượng nhiều biểu ngữ và khẩu hiệu như “Formosa cút khỏi Việt Nam!”, “Chọn nhân dân hay chọn Formosa?” .v.v… được đoàn tuần hành trẻ tuổi giương cao trong cuộc biểu tình ngày 1/9/2016 của trên 2.000 ngư dân và giáo dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho thấy một hiện tượng xã hội đầy bất ổn đang hình thành! Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tuyên bố nếu FHS tái phạm sẽ đóng cửa! Vậy xin hỏi cớ sao Chính phủ không đóng cửa FHS ngay lúc này và buộc nó khắc phục mọi hậu quả đã gây ra? Nếu đợi nó tái phạm, e rằng sẽ quá muộn và hối không kịp! Vì nếu nó tái phạm (đây là điều chắc chắn), hậu quả sẽ khôn lường, mức độ hủy diệt con người và môi trường sẽ gấp mười, gấp trăm lần, chứ không chỉ như cuộc thử nghiệm vừa qua đâu! Không được và không thể tin vào thiện chí của kẻ cướp, của kẻ luôn rắp tâm triệt hạ dân tộc ta! Lãnh đạo và bộ máy Tuyên giáo nước ta luôn nhắc đi nhắc lại câu “Ban lãnh đạo tập đoàn FHS đã phải cúi đầu xin lỗi vì đã gây ra sự cố môi trường!” như thể Formosa đã biết hối cải và hoàn lương. Nhưng đâu phải thế! Câu xin lỗi đó thốt ra chưa kịp ráo lời thì ngay sau đó chúng lại phạm tội ác kinh hoàng: Lén lút thuê và chỉ đạo bọn quan tham địa phương chôn trộm hàng ngàn tấn chất thải độc hại chưa qua xử lý ngay trên đất Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và ở nhiều nơi khác nữa! Liệu có nên tin vào bọn diệt chủng này không? Chỉ có kẻ mắc bệnh tâm thần hoang tưởng hoặc kẻ thần kinh bệnh hoạn mới đặt niềm tin vào chúng mà thôi! Do vậy, hơn lúc nào hết, đây là lúc rất cần một quyết định rứt khoát và dũng cảm của Bộ Chính trị và TBT: “Vĩnh viễn đóng cửa và tống xuất FHS khỏi đất nước Việt Nam!” Đây không chỉ là đòi hỏi của nhân dân 4 tỉnh miền Trung mà là của toàn thể nhân dân Việt Nam! Tôi tin nếu đưa vấn đề này ra “Trưng cầu Dân ý” với câu hỏi “Bạn có đồng ý đóng cửa vĩnh viễn và tống xuất Formosa khỏi lãnh thổ Việt Nam không?”, tôi dám chắc sẽ có ít nhất 99% số người tham gia “Trưng cầu Dân ý” sẽ trả lời “Đồng ý”cho câu hỏi này! Nhắc đến thảm họa vừa qua ở miền Trung, có 2 sự kiện liên quan logic với nhau: Đó là, ngày 22/4/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng vào thăm và kiểm tra tiến độ Dự án FHS Hà Tĩnh giữa lúc thảm họa cá chết đang ở đỉnh điểm, nhưng ngài Tổng Bí thư lại giữ im lặng một cách khác thường và khó hiểu: Không một lời thăm hỏi, cảm thông và an ủi bà con ngư dân Hà Tĩnh đồng thời cũng không đả động một câu đến “sự cố môi trường”, coi như nó chưa hề xảy ra! Rồi cũng trên chính mảnh đất Kỳ Anh này đúng 3 ngày sau đó, sự kiện thứ hai trình làng: Như được bật đèn xanh, trong buổi gặp gỡ báo chí hôm 25/4/2016, tập đoàn Formosa gửi đi một thông điệp rất rõ rệt đến người dân và Chính phủ Việt Nam thông qua lời tuyên bố xấc xược nhưng có phần thẳng thắn của Chu Xuân Phàm, phát ngôn viên đối ngoại FHS Hà Tĩnh: “Muốn nhà máy thép hay muốn có tôm, có cá? Cứ chọn đi, nhưng chỉ có thể chọn một mà thôi! Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không thể được!” Xâu chuỗi 2 sự kiện trên với quyết định mới đây của Chính phủ cho phép FHS Hà Tĩnh tiếp tục tồn tại và hoạt động cho đến hết thời hạn 70 năm, thì người dân có thể thấy rõ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta hình như đã quyết định chọn FHS HàTĩnh (Formosa) thay vì chọn Nhân dân thì phải! Nếu quả như vậy thì Nhà nước này, chính quyền này có là của dân, do dân và vì dân như xưa nay Đảng vẫn khẳng định không? Ai biết rõ, xin trả lời giúp cho! FHS Hà Tĩnh chưa chính thức đi vào hoạt động, chỉ mới vận hành thử nghiệm mà đã gây tội ác kinh hoàng! Tội ác này, sau 3 tháng cùng nhau im lặng, nhưng biết không thể bưng bít, che dấu được mãi, cuối cùng buộc chúng phải thừa nhận! Nhiều nhà quan sát khẳng định việc cá chết, biển chết ở 4 tỉnh miền Trung không phải là cái đích mà Formosa muốn nhắm đến, mà đấy chỉ là khúc nhạc dạo đầu của cuộc thử nghiệm cho một tội ác lớn hơn: Đó là tội ác khổng lồ nhằm đầu độc cả dân tộc và đất nước này! Hủy hoại môi trường là tội danh rất nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự của mọi quốc gia trên thế giới. Hủy hoại môi trường đến mức hủy diệt môi sinh và không gian sống của nhiều triệu con người suốt dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung, thì đó không chỉ là tội ác thông thường mà là tội diệt chủng, là tội ác chống loài người! Vì vậy nhân dân Việt Nam có quyền yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải mang bọn tội phạm này (gồm kẻ thủ ác và bọn tòng phạm) ra xét xử và trừng phạt nghiêm khắc trước công đường! Chúng ta đã có đầy đủ chứng cớ và căn cứ pháp lý để khởi tố hình sự FHS Hà Tĩnh về tội ác này! Nói chính xác hơn, đấy không chỉ là tội ác hủy hoại môi trường, mà là tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại! Thử đặt vấn đề, nếu không phải Formosa mà là một doanh nghiệp trong nước, nếu họ vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường và gây tác hại chỉ bằng 1/10 mức độ thảm họa mà FHS đã gây ra, chắc chắn doanh nghiệp đó đã bị Nhà nước khởi tố hình sự, chắc sẽ phải nộp phạt thật nặng và buộc phải đóng cửa vĩnh viễn rồi! Bởi vậy, đến nay Chính phủ chưa khởi tố hình sự FHS Hà Tĩnh là điều bất công và vô cùng khó hiểu?! Thảm họa cá chết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Phần chìm của tảng băng tội ác này chính là hệ sinh thái trong lòng biển và rạng san hô dưới đáy biển mà Formosa vừa hủy diệt sẽ để lại hậu quả và di chứng trầm trọng kéo dài hàng chục năm (nhiều nhà khoa học còn nói là cả nửa thế kỷ) mới có thể hồi phục được! Cá, tôm và các hải sản khác ở vùng biển miền Trung hiện chưa rõ khi nào đạt được độ an toàn để ngư dân có thể đánh bắt trở lại! Thảm họa mà Formosa vừa gây ra thực sự là tội ác “Trời không dung, Biển không tha!” Đây chính là quả bom nhiệt hạch đang treo lơ lửng trên đầu nhân dân 4 tỉnh miền Trung. Tháo ngòi quả bom nổ chậm này chỉ có thể là Chính phủ. Nhưng nếu Chính phủ vẫn tiếp tục ưu ái và bênh che Formosa thì hệ quả tất nhiên là quả bom nhiệt hạch trên sẽ phát nổ một ngày nào đó, và hậu quả của vụ nổ này sẽ khôn lường! Nguyễn Đăng Quang (Bauxite)
  7. Người Buôn Gió: Chiều nay, tôi nhận lại chứng minh thư và bằng lái xe của mình, kèm theo thẻ đảng viên của Trịnh Xuân Thanh và lá thư Thanh gửi Tỉnh uỷ Hậu Giang. Về lý do gửi thẻ đảng sẽ giải thích trong phần sau, phần này đăng tải lá thư của Trịnh Xuân Thanh. Kính thưa anh Bảy và các Anh/Chị, trước tiên em xin phép được xin lỗi các anh và bày tỏ lòng biết ơn của em với các Anh/Chị và bà con cô bác nhân dân tỉnh Hậu Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được làm việc và có cuộc sống tốt đẹp trong thời gian làm việc tại Tỉnh. Dù thời gian chỉ một năm nhưng với nhiều kỷ niệm trong công việc, những buổi họp giao ban bàn việc thu hút đầu tư cho Tỉnh, bàn về những kế sách chống xâm nhập mặn, cùng nhau thức khuya, dậy sớm, trăn trở băn khoăn lo cho bà con còn nghèo, cho các gia đình chính sách, liệt sĩ, thương bình, đi xin từng căn nhà tình nghĩa..v..v. Những chuyến đi về Ấp, Xã, Huyện.. nơi bà con nhân dân mình còn bao khổ đau nghèo túng, bao giờ các anh cũng cử người đi cùng, sợ em chưa quen đường, chưa biết nói với bà con thế nào, khi mà một anh (Bắc Kỳ) như em, văn hóa, tình cảm chưa hiểu hết ở đây. Em nhớ rất rõ những khi đi cùng anh Năm, anh Bảy Chung, Bảy Chắc.. về trường Trung học Vị Thanh huyện Phụng Hiệp để cho các cháu học sinh có phương tiện đi học. Thật vui khi nhìn gương mặt của các em rạng ngời và thật buồn vì bà con nhân dân của Tỉnh mình còn nghèo như vậy. Với hoài bão và ước muốn được cùng lãnh đạo của Tỉnh làm việc hết sức mình vì nhân dân Hậu Giang, những người dân nghèo khó, chân lấm tay bùn nhưng rộng lượng, phóng khoáng, chở che và thương yêu em. Kính thưa các Anh/Chị, những tưởng thời gian sẽ tiếp tục để em được cùng làm việc, cùng sống với các anh giúp đỡ Tỉnh cũng như bà con nhân dân tỉnh Hậu Giang với vai trò nhỏ bé của mình. Nhưng các anh cũng đã biết, tháng 6 Tổng Bí thư đã chỉ đạo UBKTTW bằng mọi cách phải kỷ luật em. Ngày 9/9/2016, TBT đã ép Ban Bí Thư bỏ phiếu khai trừ em ra khỏi Đảng (mặc dù em đã có Đơn xin ra khỏi Đảng từ trước đó). Trước đây, UBKTTW đã có rất nhiều buổi làm việc với Thường trực, Thường vụ, Tỉnh Ủy và các Anh/Chị cũng đã biết rõ nội dung. Em rất cám ơn các Anh/Chị đã khách quan, vô tư, thẳng thắn nhận xét các ưu khuyết điểm của em, không chịu sức ép của TBT chỉ đạo đã giúp đỡ em được tiếp tục làm việc và cống hiến. Nhưng Anh/Chị cũng biết rằng, TBT đã tiếp tục chỉ đạo UBKTTW, Ban Bí thư, báo chí áp đặt, bịa đặt, bôi nhọ em để kỷ luật. Kính thưa anh Bảy và các Anh/Chị trong Tỉnh, ông Trọng đã làm những điều mà ai cũng biết là sai trái, vô trách nhiệm, làm mất uy tín của UBKTTW, Ban Bí thư và của Đảng. Với kết luận như vậy của Ban Bí thư và UBKTTW thì các anh cũng biết, Bộ Công An cũng không còn con đường nào khác là ra một bản án sai lệch trái với pháp luật. Chính vì vậy thời gian vừa qua em đã không thể vào Tỉnh và phải tránh ra nước ngoài, nếu không có thể sẽ bị bắt và tạm giam bất cứ lúc nào với những lý do mà ông Trọng đã chỉ đạo, yêu cầu Ban Bí Thư và UBKT, báo chi đang làm. Kính thưa các Anh/Chị, những tổ chức cấp cao như Ban Bí thư và UBKTTW mà kết luận vội vàng, sai lệch, không có lập luận, chụp mũ, trái với pháp luật hiện hành thì liệu ông Trọng và họ có tồn tại được hay không? (Trong khi tại Tỉnh, các Anh/Chị đều đã biết các khuyết điểm của em là không đúng như vậy). Kính thưa anh Bảy và các Anh/Chị, một lần nữa em cám ơn các anh đã quan tâm và giúp đỡ em trong thời gian công tác tại Tỉnh. Em thấy tự hào về các anh và bản thân, trong một năm làm việc tại Tỉnh đã hết lòng, hết sức vì công việc và được nhân dân tin câỵ. Em xin lỗi vì đã không vào được trực tiếp để báo cáo các anh. Nếu em xuất hiện, ông Trọng sẽ chỉ đạo Bộ Công an bắt giam em không cần lý do. Kính thưa các Anh/Chị, trong thời gian tới em xin nghỉ làm việc và không tham gia bất kỳ công việc gì ở Tỉnh, vì như em đã báo cáo nếu em xuất hiện sẽ bị bắt ngay lập tức theo chỉ đạo. Em xin kính chúc sức khỏe các Anh/Chị trong Thường vụ, Tỉnh Ủy và Nhân dân Hậu Giang hạnh phúc. Chúc cho Tỉnh mình sẽ phát triển tốt đẹp. Trịnh Xuân Thanh (Blog Người Buôn Gió)
  8. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-09-07 Sơ đồ vị trí dự án khu liên hợp nhà máy thép Cà Ná tại Ninh Thuận. Courtesy photo Có phải thảm họa chưa chấm dứt? Trong khi thảm họa Formosa đang còn là vấn đề chưa có lời giải thì Tập đoàn Hoa Sen lại khuấy động dư luận về dự án khu liên hợp nhà máy thép Cà Ná. Có phải thảm họa chưa chịu chấm dứt trên các vùng biển Việt Nam? Đó là câu hỏi mà người dân và báo chí đưa ra khi đại gia Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Hoa Sen Group khẳng định với hội nghị cổ đông của Tập đoàn rằng sẽ tiến hành dự án nhà máy thép Cà Ná vì đây là dự án chắc chắn sẽ có lợi cho tập đoàn này. Ông Lê Phước Vũ cho biết dự án đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp giấy phép hoạt động, được miễn thuế trong 4 năm đầu và sẽ được cung cấp cơ sở hạ tầng mà không phải trả tiền đền bồi cho người dân. Nhà máy được cấp phép 70 năm và quan trọng hơn hết là đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chấp thuận về mặt chủ trương đầu tư vào ngày 27 tháng 8 tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận vừa qua. Căn cứ trên những tuyên bố của ông Lê Phước Vũ, thì mọi sự xem như đã an bài từ tỉnh tới trung ương, bất kể câu chuyện của Formosa vẫn còn nằm yên thử thách các chính sách hậu Formosa của nhà nước. Là người dân tộc Chăm tại tỉnh Ninh Thuận, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inra Sara cho biết sự quan ngại của ông khi nghe tin này: “Có thể nói đây là một chuyện khủng khiếp đối với tôi bởi vì Cà Ná nằm trên trục đường giữa Tuy Phong và Ninh Phước, Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Thuận và Ninh Phước thuộc tình Ninh Thuận hai vùng này là vùng văn hóa Chăm cổ truyền từ lâu đời. Vùng Ninh Thuận Cà Ná từ xưa giờ từ trước hay sau 75 cũng vậy điều bức thiết nhất của đồng bào là nhu cầu nước, nếu có nước thì người ta giải quyết được rất nhiều vấn đề ở đó như dân sinh, vấn đề kinh tế, văn hóa… Nếu chặn đường nước của người dân là tàn phá môi trường, mà đây là môi trường sống, môi trường xã hội, văn hóa làng của người Chăm thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa. Hai vùng văn hóa Chăm lâu đời mà nhà máy lại đặt ở giữa thì sự ảnh hưởng của nó cực kỳ nặng.” Trong hội nghị cổ đông của tập đoàn Hoa Sen ông Vũ khẳng định dự án hiện đã được tỉnh kéo đường nước xuống tận nơi và vì vậy vấn đề nước không còn là lớn nữa. Về mặt kinh tế và môi sinh cũng như nước sinh hoạt cho người dân TS Lê Đăng Doanh hiện là thành viên của UB chính sách phát triển LHQ, nguyên Giám đốc Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết những quan ngại của ông: Vị trí xây dựng dự án khu liên hợp nhà máy thép Cà Ná tại Ninh Thuận. Courtesy photo. “Cái dự án của Tôn Hoa Sen về làm thép thì hiện nay đang gây tranh cãi lớn, tôi chỉ có mấy ý kiến thế này. Một là cần phải giám định thật chặt chẽ bảo vệ môi trường và Ninh Thuận là tỉnh khô hạn rất nghiêm trọng, rất thiếu nước. Người dân hiện nay không có đủ nước để sinh hoạt bình thường và cây cỏ ở đấy không đủ nước để sống vậy một nhà máy thép lớn như vậy lấy nước ở đâu và giải quyết thế nào? Nghe nói là làm ngọt nước biển để sản xuất thép thì đó là một điều chưa hề có tiền lệ và nếu có thì giá thành có thể lên cao. Điểm thứ hai nữa là hiện nay Việt Nam đã hội nhập rất sâu và ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do và Trung Quốc hiện nay đang quá thừa thép. Công suất thép của họ là 1.200 triệu tấn/năm và họ có nhu cầu phải xuất khẩu một năm là 600 triệu tấn thép vậy thì thép của ông Tôn Hoa Sen này có cạnh tranh được với thép của Trung Quốc hay không và trong bối cảnh không cạnh tranh được thì viễn cảnh sẽ như thế nào?” Lấy nước ở đâu cho nhà máy thép? Với tình trạng thiếu nước trầm kha của tỉnh Ninh Thuận việc cung cấp nước từ một nhà máy nước cỡ nhỏ không thể thỏa mãn hết nhu cầu nước cho nhà máy thép này. Và câu hỏi đặt ra liệu ý tưởng lấy nước biển để làm có khả thi không và nếu không thì tại sao ông Lê Phước Vũ lại dám khẳng định một quy trình chưa từng xuất hiện trên thế giới như vậy, phải chăng còn điều gì phía sau? Trong một văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, Hoa Sen cho biết CISDI là đơn vị tư vấn thiết kế của Trung Quốc sẽ tư vấn thiết kế cho Tôn Hoa Sen tại Cá Ná. Danh sách những chuyên gia Trung quốc này có trong văn bản đính kèm. CISDI cũng chính là công ty tư vấn thiết kế cho nhà máy Formosa Vũng Áng và dĩ nhiên toàn bộ máy móc thiết bị mà công ty mang vào đều đã quá hạn và do Trung Quốc sản xuất. TS Lê Đăng Doanh cho biết sự lo ngại của ông về chi tiết này: “Hóa ra công ty tư vấn đã tư vấn xây dựng nhà máy thép Formosa lại tư vấn thiết kế cho Lê Phước Vũ và đấy là điều làm cho tôi rất lo ngại bởi vì công ty này đã xây dựng công nghệ làm lò cao ướt lẽ ra phải làm công nghệ khô để bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, thế bây giờ ông này làm như thế này, mới xảy ra chuyện Formosa vừa rồi lại vào đây lần nữa thì tôi rất tha thiết xã hội dân sự các chuyên gia và nhà nước phải giám sát chặt chẽ để tránh một tai họa mới cho đất nước.” Điểm mà báo chí quan tâm nhất chính là Hoa Sen không hề có điều khoản cam kết nào về môi trường và UBND tỉnh Ninh Thuận cũng không đề cập đến vấn đề này. Bài học Formosa đang làm chính phủ khó xử vì vậy khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao dự án này phải chăng còn có gì đó khuất tất qua tuyên bố của ông Lê Phước Vũ? Quan ngại về vấn đề này PGS-TS Hồ Uy Liêm Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết: “Nói quá sâu vào vấn đề công nghệ thì tôi không nói được nhưng nhìn chung nhiều chuyên gia đã nói môi trường chắc chắn là ảnh hưởng. Tuy nó không hại bằng anh Formosa nhưng nói chung nền công nghiệp nặng hiện nay trên thế giới người ta cứ đẩy máy móc phế thải cho các nước kém phát triển như Việt Nam. Chúng ta lại hứng lấy nền công nghiệp cần nhiều người, nhiều nguyên liệu và gây ô nhiễm. Từ trong thâm tâm tôi thấy không nên cấp phép cho Tôn Hoa Sen là dự án này. Cho đến nay tôi thấy hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn thì rất khó cạnh tranh với nước ngoài. Khi anh thép này ra thì cũng không cạnh tranh được mà không biết phải xử lý thế nào. Đó là chưa nói anh Tôn Hoa Sen này kiếm đâu ra số tiền như vậy, thế có cần phải bảo lãnh chính phủ hay không? Có rất nhiều câu hỏi đặt ra mà tôi nghĩ là không nên cho phép.” Về vấn đề tài chánh, siêu dự án thép Cà Ná có quy mô lên đến 10,6 tỉ USD hoặc hơn trong khi vốn tự có của Hoa Sen chỉ có 2.500 tỉ đồng chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư. Báo Gia đình và Pháp luật ngày 7 tháng 9 cho biết tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2016, tổng nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen là 5.834 tỷ đồng, trong đó tính riêng các khoản vay nợ tài chính lên tới 4.638 tỷ đồng, chiếm tới 80% tổng nợ vay và chiếm gần 50% nguồn vốn. Hàng chục ngân hàng nổi tiếng của Việt Nam đang là chủ nợ của Tôn Hoa Sen và mới đây nhất báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán thành phố HCM tiết lộ Tập đoàn Hoa Sen sẽ không phát hành cổ phiếu. Vậy tiền đầu tư vào dự án Cà Ná hoặc sẽ đến từ các ngân hàng trong nước hoặc từ đối tác Trung Quốc. Ngân hàng trong nước đang gặp khủng hoảng niềm tin từ Formosa liệu có đủ can đảm bỏ tiền cho Hoa Sen đánh bạc với dự án lỗ nhiều hơn hòa vốn này hay không? Người ta còn nhớ vụ người dân xuống đường do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc vận hành trước đây xả khói gây ô nhiễm và hàng ngàn người dân đã khóa quốc lộ 1 không thể lưu thông, nếu nhà máy Cà Ná lập lại thì hậu quả sẽ ra sao, nhà nghiên cứu Inra Sara cho biết: “Nhà máy điện Vĩnh Tân nó cũng nằm gần Cà Ná vừa rồi xảy ra vụ khói độc nó cũng gây tắt đường rất nghiêm trọng mà Vĩnh Tân so với nhà máy sắp tới nó chỉ là một dự án nhỏ thôi. Cà Ná là một vùng hiểm trở vừa nhỏ vừa hẹp mà nếu xảy ra sự cố thì nó càng tác động rất lớn nếu tắt đường thì không phải một hay hai ngày hay một hai tuần mà có thể cả tháng nếu xảy ra sự cố nhà máy như ở Formosa.” Dư luận vẫn theo dõi trong tâm trạng hết sức bâng khuâng, không những vì sự nguy hiểm mà người dân ba tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và Bình Thuận đang lo lắng mà còn nỗi lo rồi đây sẽ còn nhà máy nào nữa xuất hiện tại các vùng ven biển miền Nam?
  9. Thảm họa môi trường đã xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế do nhà máy thép Formosa xả thải chưa được giải quyết triệt để hậu quả. Mới đây, Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận với công suất 16 triệu tấn/năm đã chính thức được phê duyệt. Mặc dù ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã có nhiều “hứa hẹn”, “cam kết” khủng về mức độ an toàn của dự án nhưng có một điểm chung không thể phủ nhận là dự án thép Hoa Sen đã mời nhà thầu phụ là CISDI. Đây không chỉ là nhà thầu tại Formosa mà còn là công ty con của MCC (China Metallurgical Group Corporation (Công ty - Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc) - nhà thầu chính tại Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh. Bên lề Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận được tổ chức vào ngày 27/8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đến dự án luyện thép do Tập đoàn Hoa Sen làm chủ đầu tư: “Không được xả nước thải ra biển, phải sử dụng công nghệ mới và cá phải bơi được trong nước thải...” Khẳng định sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng về việc xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp ven biển, phải đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu, ông Lưu Xuân Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - phát biểu: “Tỉnh sẽ làm chặt chẽ từ thủ tục ban đầu với tinh thần rút kinh nghiệm từ Formosa.” (1) Kinh nghiệm nào sẽ được rút ra khi Formosa không hề nhận sai, họ đã từng công bố rằng sai sót gây ra thảm họa môi trường là do các nhà thầu phụ (2). Và những sai sót đó thực chất là gì thì đến nay vẫn không ai biết được ngọn ngành. Không biết thì lấy gì để rút kinh nghiệm!? Từ xưa đến nay, trước các dự án kinh tế đã được bôi trơn đủ cho khâu phê duyệt thì mọi bài toán về môi trường, kinh tế, an ninh... đều sẽ được lý giải là đúng chủ trương của đảng hết. Hãy nhìn lại từ dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án thép Formosa... đều có chung một bài "sẽ rút kinh nghiệm". Và hậu quả khắc nghiệt đều do nhân dân gánh lấy. Sau khi Bộ chính trị và lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận bật đèn xanh cho dự án thép, hãy nghe ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen cam kết: “Tập đoàn Hoa Sen cam kết kiểm soát chặt chẽ môi trường, hạn chế tối đa trong việc xả thải ra bên ngoài bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại và khép kín.” “Chúng tôi cam kết 100% nước thải nằm trong dự án, không để một giọt nước nào chảy ra biển”. UBND tỉnh Ninh Thuận cũng cho biết nếu triển khai dự án thép Cà Ná thì trong khuôn viên dự án có quỹ đất để làm khu xử lý nước thải tập trung chứ không thải ra biển (3). Đã có nhà báo thử làm phép tính với biện pháp dành 20ha xây hồ chứa nước thải của ông Lê Phước Vũ. Và kết quả là với lượng nước thải hơn 180.000m3/ngày thì cái hồ 20ha, tức 200.000 m2 nếu có độ sâu 4m thì cũng chỉ chứa được số nước thải trong 4 ngày. Mặc dù khi trả lời báo chí ông Lê Phước Vũ luôn né tránh câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc khảo sát dự án thép Hoa Sen được thực hiện bởi Tập đoàn CISDI Trung Quốc, là tập đoàn đã xây lò thép Formosa. Trên thực tế, ngày 15/6/2015, tập đoàn Hoa Sen đã có công văn số 36/CV/HSG/2015 gửi UBND và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Thuận để thông báo lịch trình khảo sát đầu tư cùng đơn vị tư vấn thiết kế (CISDI). Ảnh công văn. Nguồn: FB Mạnh Quân Hãy lắng nghe tuyên bố chấp nhận bị tịch thu tài sản của ông chủ tập đoàn Hoa Sen (4) và đặt câu hỏi xem nguồn vốn ở đâu ra để ông ta đầu tư cho dự án có giá trị đến 10 tỷ đô la này? Hãy xem công ty nào, từ quốc gia nào sẽ xây dựng những lò cao và hệ thống xả thải cho nhà máy thép Cà Ná? Làm sao tránh khỏi một Fomorsa phiên bản Cà Ná (Ninh Thuận) khi các cam kết bảo vệ môi trường đến nay chỉ toàn là lời hứa - theo kiểu "không để một giọt nước nào chảy ra biển" trong khi hồ chứa thải chỉ đủ để chứa được số nước thải trong 4 ngày? Câu trả lời phụ thuộc về sự lên tiếng và hành động của những công dân Việt Nam còn quan tâm đến vận mệnh của đất nước trong đó có vận mệnh của con cháu mình. Mẹ Nấm ______________ 1- http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160828/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-ca-phai-boi-duoc-trong-nuoc-thai/1162075.html 2- http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/313079/chu-tich-formosa-gui-thu-cho-toan-bo-nhan-vien.html 3- http://danviet.vn/kinh-te/lam-sao-tranh-mot-formosa-thu-hai-705710.html (4) http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ong-le-phuoc-vu-se-dong-cua-neu-nha-may-thep-10-ty-usd-gay-o-nhiem-3461881.html (Dân Làm Báo)
  10. Hiện tượng bỏ qua hàng loạt thủ tục giám định pháp y và khoa học hình sự trên càng cho thấy có thể tồn tại một bí mật rất lớn trong/hoặc sau vụ thảm sát Yên Bái. Có thể, bản chất vấn đề không đơn giản chỉ là mâu thuẫn lợi ích và quyền lực ở cấp địa phương để giới quan chức thanh toán nhau, mà còn có thể liên đới sự tranh giành quyền lực và lợi ích ở cấp trung ương. “Cả ba bị bắn”? Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 31/8/2016, thêm một mâu thuẫn bí ẩn nữa được phơi lộ: người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã cho biết “Hiện nay Bộ Công an đã khởi tố vụ án bắn hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Vụ việc vẫn đang được điều tra” và “Chưa tìm ra nguyên nhân vụ bắn chết hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái”. Như vậy, vụ việc bị nghi ngờ “quan chức bắn nhau” (hoặc ai đó bắn quan chức) ở Yên Bái đã chính thức được Bộ Công an, chứ không phải là Công an tỉnh Yên Bái tổ chức khởi tố vụ án. Trước đó vào đúng ngày xảy ra vụ thảm sát quan chức, giám đốc Công an Yên Bái đã cho báo chí biết là “không khởi tố vụ án”, nhưng ngay sau đó lại tuyên bố “sẽ khởi tố vụ án”. Tính bất nhất 180 độ này cho thấy rất nhiều khả năng Thường vụ đảng Yên Bái phải chịu một chỉ đạo dứt khoát nào đó từ cấp trên rất cao, không loại trừ qua vụ Yên Bái để “làm cỏ” nhân sự lãnh đạo địa phương này. Nay, việc Bộ Công an trực tiếp khởi tố vụ án càng cho thấy vụ thảm sát quan chức ở Yên Bái có “tầm quốc gia” và có thể liên quan đến những nhân vật cao hơn là dàn thường vụ Yên Bái. Nhưng mâu thuẫn lớn nhất đang thuộc về giới tuyên truyền của đảng khi tuyên bố “chưa tìm ra nguyên nhân vụ án”, trong khi trước đó đã vội vàng chôn cất quá nhanh cả ba người bị chết là ông Đỗ Cường Minh - người được báo chí nhà nước mô tả là “tự sát với viên đạn bắn từ gáy” - và bí thư cùng chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh. Hành động chôn cất cấp tốc này như một sự cố ý bỏ qua thủ tục giám định pháp y tử thi và bỏ quan luôn giám định khoa học hình sự về đường đạn gây án. Hiện tượng bỏ qua hàng loạt thủ tục giám định pháp y và khoa học hình sự trên càng cho thấy có thể tồn tại một bí mật rất lớn trong/hoặc sau vụ thảm sát Yên Bái. Có thể, bản chất vấn đề không đơn giản chỉ là mâu thuẫn lợi ích và quyền lực ở cấp địa phương để giới quan chức thanh toán nhau, mà còn có thể liên đới sự tranh giành quyền lực và lợi ích ở cấp trung ương. Thậm chí, không loại trừ một khả năng, dù vẫn mơ hồ, về mối liên quan giữa vụ thảm sát Yên Bái với cái chết gây nghi ngờ của Thiếu tướng Lê Xuân Duy – người mà cho đến sau khi chết vẫn bị đảng coi là “Phụ trách tư lệnh Quân khu 2” chứ không phải với chức danh Tư lệnh Quân khu 2. Về dư luận, vẫn đang ồn ào một luồng dư luận ở Hà Nội cho là “cả ba bị bắn”, tức cả ông Đỗ Cường Minh cũng chỉ là nạn nhân của một bàn tay sát thủ bí ẩn nào đó. Trong khi đó, khác hẳn với không khí bàn tán nhộn nhạo về tình hình nhân sự và cả về cuộc đấu đá nội bộ ngay trước đại hội 12, vào lần này bầu không khí trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan quân đội, công an và những cơ quan mang chức năng nội bộ đảng đã im ắng một cách rất bất thường. Rất ít người dám hé môi về chuyện Yên Bái, trong khi đa số im lặng, và còn tỏ vẻ không biết gì về vụ việc kinh động này. Tâm lý hoang mang và sợ sệt, rời rã và co thủ đang phủ trùm…. Lê Dung (SBTN)
  11. “Nhà nước ta bây giờ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định các nguyên tắc về việc bổ nhiệm, phân công, bố trí cán bộ… nhưng hình như không có mấy ai nhớ và nếu không thực hiện thì cũng chẳng sao! Nên chưa biết đời nào tiến bộ hơn! Ông cha ta nói ít mà làm nhiều và làm rất nghiêm túc. Còn thời nay con cháu các cụ thì nói rất hay, rất nhiều nhưng làm thì ngược lại”. Hình minh họa Mấy bữa nay đọc tin thấy có vụ thời sự là ông Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quy hoạch vợ lên làm Cục phó. Chuyện này ở VN thật ra không lạ! Bữa nay rình rang lên báo chí chắc chẳng qua cũng là do “đấu tranh nội bộ” nên mới xì ra mà thôi! Nhớ có một chuyện thế này ở CIS. Hồi mới thành lập trường, đối tác đầu tiên ở Canada lúc đó là Sở Giáo dục vùng Niagara (District School Board of Niagara) cử ra một Giám đốc dự án để lo việc tuyển dụng GV và chuẩn bị triển khai mọi hoạt động cho trường theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác đã ký. Gần tới ngày khai giảng năm học đầu tiên, cô Giám đốc dự án bày tỏ sự lo lắng khi vẫn chưa tuyển đủ một vài vị trí GV. Nhớ lại trước đây cô từng khoe rằng có một cậu con trai vừa tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục ở một trường ĐH tại Ontario, tôi hỏi cô sao không tuyển dụng cậu ấy ngay cho CIS? Cô lắc đầu bảo vì cô đang là người đi tuyển dụng và lại phụ trách dự án này nên không được phép tuyển dụng con trai vào làm việc ở đây. Sang năm thứ 2, đối tác thay đổi quy trình tuyển dụng. Tất cả việc phỏng vấn và quyết định tuyển GV Canada cho CIS ở VN sẽ được giao cho bộ phận Phát triển nhân lực của Sở đảm trách. Nhưng khi gặp lại cô Giám đốc dự án, hỏi thăm về cậu con trai thì cô cho biết cậu ấy vẫn đang phải đi tìm việc bên Canada và không hy vọng được tuyển sang dạy ở CIS bởi cô vẫn đang là Giám đốc dự án. Chỉ đến cuối năm thứ 2, khi cô này thôi giữ vị trí Giám đốc dự án tại VN và nhận nhiệm vụ mới ở Hàn Quốc thì cậu con trai mới chính thức được nộp đơn xin vào dạy tại CIS. Đó chỉ là một việc nhỏ, ở một Sở GD nhỏ của một vùng (region) tại đất nước họ. Ý thức về việc phòng tránh “mâu thuẫn lợi ích” trong bổ nhiệm và tuyển dụng ở các cơ quan dân cử cũng như ở bộ máy công quyền tại các quốc gia tiến bộ như thế dường như đã trở thành một thói quen văn hoá rất bình thường, để mọi công dân cùng tự giác thực hiện như một quy ước của xã hội. Thực ra, từ thời xưa, ông cha ta cũng đã văn minh và tiến bộ không thua kém gì các nước phương Tây. Từ thời vua Lê Thánh Tôn, đã có Luật Hồi tỵ được ban hành về việc bổ dụng đội ngũ quan lại phong kiến thời đó. Hồng Đức Thiện Chính Thư Nguồn: Sách xưa. Luật Hồi tỵ (theo nghĩa Hán cổ: “Hồi ” là trở về, “tỵ” là lách ra. Nghĩa chung là tránh đi hoặc né tránh) là luật quy định chung các trường hợp những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác. Luật Hồi tỵ cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý ở các cơ quan công quyền. Trong bộ Lê triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) cũng có quy định: “Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc”. Đến thời Minh Mạng, Luật Hồi tỵ còn triệt để hơn, được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới. Hãy xem thử một số điều quy định cụ thể dưới đây đối với bộ máy quan lại nhà Nguyễn : Quan lại ở các bộ, trong Kinh và ở các tỉnh, huyện hễ có bố, con, anh em ruột, chú bác, cô dì cùng làm một chỗ đều phải đổi đi chỗ khác. Đối với Viện Thái y là viện chuyên giữ việc thuốc men, chữa bệnh cần phải cha truyền con nối thì không phải áp dụng Luật Hồi tỵ. Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy. Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha môn khác làm việc. Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình, quê vợ mình, thậm chí cả nơi đi học lúc còn trẻ. Người có quan hệ thông gia với nhau, thầy trò cũng không được làm quan cùng một chỗ. Khi thanh tra, thụ lý án, nếu trong đó có tình tiết liên quan đến người thân thì phải bẩm báo để triều đình cử người khác thay thế. Quan lại không được coi thi, chấm thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân quen ứng thi. Nếu có thì phải tâu trình thay người khác. Nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng… trong địa hạt cai quản của mình. Nhà nước ta bây giờ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định các nguyên tắc về việc bổ nhiệm, phân công, bố trí cán bộ… nhưng hình như không có mấy ai nhớ và nếu không thực hiện thì cũng chẳng sao! Nên chưa biết đời nào tiến bộ hơn! Ông cha ta nói ít mà làm nhiều và làm rất nghiêm túc. Còn thời nay con cháu các cụ thì nói rất hay, rất nhiều nhưng làm thì ngược lại. Thiết nghĩ, nay chả cần phải đao to búa lớn gì, chỉ cần đem cái Luật Hồi tỵ của ông cha ra mà áp dụng được nghiêm như các cụ ngày xưa thì đã là phúc đức cho dân lắm rồi, nhỉ? Nguyễn Thị Oanh (FB. Nguyễn Thị Oanh)
  12. Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2016-09-02 Người dân Nhơn Lý đang dọn dẹp hàng rào xương rồng gai mà FLC dùng để ngăn đường ra biển. Hình do người dân cung cấp Từ thành phố Qui Nhơn đến bán đảo Nhơn Lý Tình trạng các công trình phục vụ du lịch của các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là FLC ngày càng lấn lướt đời sống người dân thành phố Qui Nhơn và bán đảo Nhơn Lý, Bình Định, đẩy người dân vào chỗ khó xử bởi kiểu mặc cho sức khỏe người dân, ém nhẹm quyền lợi của người dân ở Qui Nhơn hoặc rào chắn đường đi lối lại trên bán đảo Nhơn Lý. Và không ít đất đai của người dân Qui Nhơn hoặc Nhơn Lý, Nhơn Hội bị các tập đoàn lấn chiếm một cách bất minh bởi họ không liên lạc đền bù trực tiếp với người dân mà chỉ thông qua chính quyền địa phương. Những tiếng kêu, sự bất mãn của người dân Qui Nhơn và Nhơn Lý ngày càng nhiều. Thành phố Qui Nhơn và bán đảo Nhơn Lý vốn dĩ bình yên trên đất Bình Định giờ trở nên ồn ào và bất an! Không còn bình yên Một người dân thành phố Qui Nhơn tên Hải, chia sẻ: “Cái nhà máy xử lý nước thải ở đây được ngân hàng thế giới và nhà nước Việt Nam cam kết đền bù cho dân nhưng chính quyền Bình Định thì không đền bù. Đã hoạt động 3, 4 năm nay rồi, kinh tế làm không ra tiền, rồi sống trong môi trường ô nhiễm. Mấy năm nay dân vẫn phải ở đây, giờ dân đã nộp đơn lên bên môi trường và những cơ quan liên quan về việc lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân, nhưng không nghe phía trên nói gì, họ vẫn im hơi, không trả lời gì cả. Vừa rồi phó chủ tịch tỉnh đưa quyết định cưỡng chế, đó là lệnh trái pháp luật.” Ông Hải cho biết thêm, cách đây vài hôm, chính quyền và công an thành phố Quy Nhơn đã đến nhà ông Lê Văn Vui cha ruột của ông Hải gửi quyết định cưỡng chế. Trong khi đó, gia đình ông Hải có bốn gia đình nhỏ, và bốn gia đình này có đất trong diện di dời, thuộc nhóm 97 gia đình sắp bị nhà nước cưỡng chế lấy đất do nằm trong vùng đệm của dự án xây dựng nhà máy nước thải thuộc tiểu dự án CEPT của thành phố Quy Nhơn. Nói cách khác là 97 gia đình này thuộc diện di dời tái định cư. Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn thuộc nguồn vốn ODA vay không hoàn lại giữa Ngân Hàng Thế Giới ký Với chính phủ Việt Nam và giao cho tỉnh Bình Định thực hiện. Quá trình thực hiện dự án nghe ra đã có quá nhiều vấn đều khuất tất. Ông Hải tỏ ra bức xúc vì theo bản kế hoạch tái định cư và khung chính sách đền bù của ngân hàng thế giới và chính phủ Việt Nam đã ký kết được thực hiện vào tháng tư năm 2008, dựa trên cơ sở đất đổi đất và tiêu chí tất cả các gia đình bị ảnh hưởng đều được đền bù và hỗ trợ đời sống. Nhưng trên thực tế thì các gia đình bị cắt mất phần hỗ trợ, thậm chí không được đền bù cho diện tích đã mất. Và chính quyền đã lấy đất tái định cư để chia lô bán cho các doanh nghiệp và các tư nhân khác. Mặc dù 97 gia đình bị mất trắng đất tái định cư và tiền đền bù đã nhiều lần viết đơn khiếu kiện nhưng không được giải quyết. Mãi đến năm 2012, nhóm 97 gia đình viết đơn khiếu kiện vượt cấp ra tận trung ương Hà Nội với hi vọng được giải quyết nhưng vẫn không được giải quyết. Bây giờ thêm chuyện thông báo cưỡng chế từ ủy ban nhân dân thành phố Qui Nhơn, do Phó Chủ tịch thành phố này ký mặc dù mọi chuyện vẫn chưa được ngã ngũ. Cùng cảnh ngộ với 97 gia đình ở thành phố Qui Nhơn, các gia đình trên bán đảo Nhơn Lý cũng gặp rất nhiều khó khăn, chật vật bởi chính quyền đã ký quyết định giao vùng đất và vùng biển Nhơn Lý cho tập đoàn FLC xây dựng khai thác du lịch, dịch vụ… Người dân Nhơn Lý đang dọn dẹp hàng rào xương rồng gai mà FLC dùng để ngăn đường ra biển _ Hình do người dân cung cấp Và tập đoàn FLC đã ngang nhiên thiết lập rào chắn bằng kẽm gai từ bờ ra tới biển và một số con đường dân sinh. Cuộc sống ngư dân vốn khó khăn nơi đây càng thêm chật vật khi đường ra âu thuyền bị chắn ngang. Đường kiếm cơm của ngư dân Nhơn Lý hoàn toàn bị cắt đứt bằng kẽm gai và các bảo vệ FLC. Trong khi đó, người dân hoàn toàn bị bất ngờ bởi không có thông tin gì về rào chắn bãi biển từ phía chính quyền và cũng không có thông tin giao đất, giao biển từ đâu đến đâu. Đường đi lối lại trên bán đảo Nhơn Lý bỗng chốc trở thành một biệt khu mà trong đó kẽm gai và những đội bảo vệ của FLC phong tỏa kín mít chẳng khác nào giới nghiêm và khoanh vùng thời chiến tranh. Vị trí chiến lược đã không còn bí mật Ông Lũy, cư dân Nhơn Lý, là một cựu sĩ quan quân đội, chia sẻ: “Nói chung người dân rất bất xúc con đường, trước đây người dân rất vui khi tỉnh làm con đường này. Nhưng giờ FLC nó rào đường đi, nó cho một đường khác đi nhưng đường mới quá dốc và ôm cua nghẹt. Nó rào bờ biển lại, dân đã lên phản đối vào ngày khai trương, lãnh đạo địa phương cam kết là trong mười mấy ngày sẽ trả lại đường, nhưng thời gian qua rồi cũng chẳng gì. Nếu cứ tiếp tục thế này, hôm khánh thành dân sẽ bùng lên mạnh hơn nữa.” Ông Lũy cho biết thêm rằng ông đã từng theo dõi rất kĩ các hoạt động của tập đoàn FLC và kết quả theo dõi của ông thật đáng e ngại khi mà tập đoàn FLC đi đến đâu thì người dân nơi đó phải rên xiết, kêu than vì những quyền lợi tối thiểu bị cưỡng đoạt. Từ biển Sầm Sơn, Thanh Hóa đến biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, rồi giờ đến Nhơn Lý, Bình Định. Nơi nào có FLC, nơi đó có tiếng kêu ai oán của người dân. Và ông Lũy cũng đặt nghi vấn là tại sao FLC thường chọn những vùng biển chiến lược, vùng biển và đất có tính nhạy cảm viề mặt quân sự để xây dựng du lịch? Từ Sầm Sơn, Thanh Hóa cho đến Hải Ninh, Quảng Bình và Nhơn Lý, Bình Định đều là những vùng biển đóng vai trò chiến lược quan trọng trong vấn đề quân sự. Bởi với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu địa chính trị, làm chính trị viên cho quân đội Việt Nam, ông Lũy có điều kiện để kết luận những nơi FLC có dự án đều là vùng chiến lược quân sự. Đầm Thị Nại đóng ngay trước bán đảo Nhơn Lý từng là nơi xảy ra trận chiến ác liệt giữa Quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Trong thời chiến tranh trước 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa xếp eo biển Qui Nhơn, bán đảo Nhơn Lý và đầm Thị Nại vào vị trí tối yếu quân sự. Nếu mất những nơi này thì có thể mất cả khu vực Nam miền Trung Việt Nam. Ông Lũy cho biết thêm rằng:“Nói về làm biển thì hai năm nay mất mùa, công trình FLC đến làm thì người dân nơi đây rất lo sợ…” Một người dân khác ở Nhơn Lý, tên Viện, nói rằng hiện nay, bà con ngư dân trên bán đảo Nhơn Lý vẫn tiếp tục đấu tranh để chống với bất công, chống nhà cầm quyền đã thỏa hiệp với FLC phong tỏa đường đi ngõ lại của Nhơn Lý. Và đáng sợ nhất là người dân đã sống nhiều đời trên bán đảo này bỗng chốc trở thành những người khách nghèo nàn của bán đảo, đời sống bị chèn ép đủ điều bởi rào chắn và bảo vệ của kẻ khác. Thậm chí, ngay trên mảnh đất nhiều đời khai phá và xây dựng, làm tổ ấm của nhiều gia đình, dòng tộc, bỗng chốc người dân bị FLC xây dựng và xua đuổi điu nơi khác. Dường như tiếng kêu oan ức của người dân thành phố Qui Nhơn và người dân Nhơn Lý, Nhơn Hội vẫn lọt thỏm giữa sóng biển, bão bùng. Lòng người ngày càng trở nên khô khốc, trơ cạn bởi luôn phải đấu tranh và chịu đựng cay đắng, bất an, chịu sự vô cảm của nhà cầm quyền.
  13. 1. Thành ngữ “tình ngay lý gian” ý nói về thực chất thì đúng nhưng xét về pháp lý lại sai. Vì thế mới dẫn đến chuyện oan ức mà không làm gì được. Vậy, việc nhóm ông Nguyễn Thanh Tú đem tên Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng đăng ký thành công ty ở tiểu bang California trong khi Việt Tân chưa đăng ký tên này có đẩy Việt Tân vào tình cảnh “tình ngay lý gian” không? Ông Ngô Thanh Tú cũng không hề giấu giếm việc tiếm danh Việt Tân với mục đích làm cho tổ chức này không thể hoạt động dưới danh nghĩa quen thuộc được nữa. Ở đây tôi không nhận xét về Việt Tân hay nhóm ông Nguyễn Thanh Tú mà chỉ có vài lời về chuyện bên nào sẽ thắng trong cuộc chiến tiếm danh này. 2. Sau khi đăng ký với tiểu bang California, ông Nguyễn Thanh Tú lập tức ra thông báo: “kể từ ngày giờ của bản thông cáo này, tuyệt nhiên không được nhắc đến tên “Việt Tân” mà không được sự cho phép trước của chúng tôi”. “quý cơ quan truyền thông phải thu hồi mọi bài viết, phóng sự hay bản tin đã lỡ phổ biến kể từ ngày 9 tháng 8, 2016, nếu có nhắc đến tên Việt Tân, kèm lời đính chính: “Chúng tôi chính thức rút các bài có nhắc đến tên ‘Việt Tân’ và lấy làm tiếc rằng điều này đã không được sự cho phép trước của sở hữu chủ của công ty mang tên ấy.” Ông Nguyễn Thanh Tú cũng gửi tối hậu thư cho những lãnh đạo chủ chốt của Việt Tân là các ông Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng và Hoàng Tứ Duy: "Bắt đầu từ ngày hôm nay tuyệt đối không được dùng tên “Việt Tân” hay “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng” hay “Viet Nam Reform Party” trong bất kỳ trường hợp hay hoàn cảnh nào; Trong vòng 2 tuần lễ, kể từ ngày hôm nay phải gỡ bỏ trang mạng http://viettan.org và trang facebook.com/viettan; Phải xoá bỏ và ngưng sử dụng bất kỳ tài liệu nào mang các tên kể trên". Và ông Tú cảnh báo: “nếu không tuân thủ, chúng tôi sẽ lập tức đưa họ ra toà”, “chúng tôi đã có sẵn văn phòng luật sư để lo việc này”. Nhìn chung, nội dung thông báo của ông Nguyễn Thanh Tú thể hiện ông rất tự tin và đầy tính mệnh lệnh hành chính, răn đe, không những đối với Việt Tân mà còn gồm cả… giới truyền thông nữa. Theo đó, cánh ký giả dùng chữ Việt Tân để chỉ Đảng của ông Đỗ Hoàng Điềm trong bài viết cũng có nguy cơ… ra tòa. 3. Tôi không có cơ sở để cho rằng, ông Nguyễn Thanh Tú làm việc cho đảng CSVN hay chịu sự chi phối của họ, nhưng rõ ràng việc làm này phù hợp với lợi ích của Đảng CSVN. Sau khi thông báo 18 của ông Nguyễn Thanh Tú được đưa ra, trang Viêt nam Thời Báo (vntb.org) tỏ ra rất hả hê, rằng “Tổ chức khủng bố Việt Tân sẽ bị biến mất và đối diện với nhà tù của Hoa Kỳ!”, rằng “Cách làm của ông Nguyễn Thanh Tú rất bài bản, đã đánh vào tử huyệt của Việt Tân và toàn bộ hệ thống yểm trợ cho nó (không chừng sau đó là CIA, Chính phủ Mỹ) bằng chính pháp luật của nước Mỹ” v.v... Báo chí Viêt Nam (của Nhà nước) không thấy thông tin hay bình luận gì về việc này, nhưng trang vntb.org vừa nhắc tới là một trang bảo vệ Đảng CSVN, chuyên xuyên tạc những người hoạt động dân chủ và đánh phá phong trào dân chủ ở Việt Nam. Nói thế để biết "uy tín" của trang báo này tới đâu và việc tung hô ông Nguyễn Thanh Tú của trang báo này có trọng lượng đến đâu. Một bài viết của vntb.org đăng hình photoshop xuyên tạc về người đấu tranh dân chủ, một trong quá nhiều ví dụ về cấp độ hạ đẳng của trang báo này. 4. Trước sự việc này, Việt Tân cũng rất tự tin như ông Nguyễn Thanh Tú nhưng điềm tĩnh hơn. Họ ra một thông báo ngắn, khẳng định Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (Việt Tân) là danh xưng chính thức của tổ chức này. Đây là một thực thể có tư cách pháp nhân trong dạng unincorporated association, hoạt động hợp pháp tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới từ năm 2004. [Tại Hoa Kỳ, đăng ký thể nhân (incorporation) và tính cách hợp pháp (legality/lawfullness) là 2 điều không liên hệ đến nhau. Một tổ chức không nhất thiết phải đăng ký thể nhân mới trở thành hoạt động hợp pháp. Một hội đoàn không đăng ký thể nhân (unincorporated association) vẫn có hoạt động hợp pháp khi không làm những hành động bị ngăn cấm bởi luật. Ngược lại, một tổ chức có đăng ký thể nhân, nhưng có thể hoạt động bất hợp pháp khi làm những điều luật cấm...] Thông báo của Việt Tân cũng khẳng định Đảng Việt Tân được đồng bào trong và ngoài nước, chính giới và truyền thông quốc tế biết đến như một thực thể hoạt động cho mục tiêu đấu tranh cho dân chủ và canh tân đất nước Việt Nam từ nhiều năm nay. Việt Tân cho biết “sẽ tận dụng mọi biện pháp pháp lý tại Hoa Kỳ để chặn đứng những hành vi mạo nhận danh xưng đảng Việt Tân”. Thông báo cho rằng, hành vi của ông Nguyễn Thanh Tú là tiếp tay giúp giải tỏa áp lực cho chế độ cộng sản Việt Nam, làm tản lực đấu tranh chung của người Việt Nam. Chủ tịch Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm (thứ 2 từ phải qua) cùng một số nhà hoạt động bất đồng chính kiến Việt Nam trong cuộc gặp tổng thống George W. Bush và phó tổng thống Dick Cheney, năm 2007 ở Nhà Trắng. Ảnh: Wikipedia 5. Một tổ chức hoạt động nhiều năm nay, được nhiều người biết đến bị tiếm danh một cách dễ dàng, lại có nguy cơ “đối diện với nhà tù” như trang vntb.org nhận định - điều này liệu có xảy ra? Nếu “chơi nhau” đơn giản như thế thì thật khó tin, đặc biệt là một quốc gia trọng nhân quyền, dân chủ như Hoa Kỳ. Chẳng lẽ nền pháp luật Mỹ lại có kẽ hở lớn đến như thế? Nếu chuyện này có thể xảy ra thì Việt Tân sẽ lâm vào thế “tình ngay lý gian”. Tình ngay lý gian đẩy người ta vào nỗi oan ức. Khác với những nỗi oan ức của nhiều người do kẻ có quyền vô trách nhiệm hoặc cố tình gây nên oan khiên cho người khác, ở đây là nỗi oan ức biết rõ là oan nhưng quan tòa dù công tâm cũng không bảo vệ được (tôi đang nói tới một giả định) Tuy nhiên, ngay ở một đất nước mà nền tư pháp còn mông muội như ở Việt Nam thì điều này cũng rất khó có thể xảy ra. Bàn về chuyện này, Facebooker Chinh Minh nêu một giả thiết nếu ai đó ở Mỹ cũng làm như Nguyễn Thanh Tú, đăng ký một công ty mang tên Đảng cộng sản Việt Nam thì chẳng lẽ lãnh đạo cộng sản Việt Nam không thể nhân danh Đảng CSVN khi sang thăm Mỹ? Hay nếu ai đó sang Mỹ mà xưng là đảng viên Đảng CSVN cũng đều bị ra toà sao? Nói ngay tại Việt Nam. Khi Luật lập Hội ra đời, chẳng lẽ nhà cầm quyền cộng sản cho người nhanh chân đăng ký một loạt tổ chức, giống hệt tên các tổ chức XHDS độc lập đang hoạt động như Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Hội Tù nhân Lương tâm, Hội Bầu bí tương thân, Hội đồng Liên tôn… khoảng 30 hội nhóm, thì các tổ chức này cũng phải giải thể hoặc phải đổi tên chăng? Mặt khác, vì Đảng CSVN chưa đăng ký hoạt động, chẳng lẽ một cá nhân hay nhóm người nào đó có thể đứng ra thành lập một đảng gọi là Đảng CSVN rồi đăng ký hoạt động, viêc làm đơn giản này cũng có thể giải thể được Đảng CSVN sao? Chẳng lẽ, tiêu diệt một tổ chức, đảng phái dễ dàng đến như vậy? Liên hệ đến chuyện thương trường, một loạt sản phẩm của Việt Nam từng bị đánh cắp thương hiệu và đã có những trường hợp đòi lại thành công như kẹo dừa Bến Tre, nhãn hiệu trái cây sấy Đức Thành của Vinamit, võng xếp Duy Lợi, nước mắm Phú Quốc… Nhiều doanh nghiệp khác cũng đang đòi lại thương hiệu bị đánh cắp ở nước ngoài. 6. Có thể rồi dẫn đến chuyện Việt Tân và nhóm ông Nguyễn Thanh Tú đưa nhau ra tòa. Tôi tin rằng khác với Việt Nam, cơ quan tư pháp Mỹ sẽ không thiên vị bên nào. Tôi không hiểu mấy về luật pháp Hoa Kỳ, nhưng tin rằng luật pháp của một quốc gia như Hoa Kỳ khó có kẽ hở để có thể lợi dụng dẫn đến cơ quan tư pháp bất lực trong khi thực tế đã quá rõ ràng như trường hợp Đảng Việt Tân bị tiếm danh. Khó có khả năng nhìn thấy oan ức rõ ràng mà ngành tư pháp Mỹ lại bó tay chấp nhận vì lỗi từ cơ quan lập pháp gây nên, nghĩa là cơ hội lách luật là rất hiếm. 7. Có một điều chắc chắn rằng, bất chấp lời đe dọa của ông Nguyễn Thanh Tú, Đảng mà ông Đỗ Hoàng Điềm làm chủ tịch vẫn tiếp tục dùng danh xưng Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, các ký giả vẫn tiếp tục dùng tên Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng khi nhắc đến Đảng mà ông Đỗ Hoàng Điềm làm chủ tịch. Khi ấy, liệu ông Ngô Thanh Tú có đưa nổi lãnh đạo Việt Tân hay các ký giả vào tù không? Ông Nguyễn Thanh Tú thì tuyên bố như thế, còn khi tôi đặt câu hỏi với Tiến sĩ Đông Hà Xuyến, Ủy viên trung ương Đảng Việt Tân: "Liệu Việt Tân có lâm vào thế 'tình ngay lý gian'?", cô khẳng định luôn: "Tình cũng ngay mà lý cũng ngay". 8. Như đã nói, trong phạm vi bài viết, tôi không đánh giá bên nào tốt hay xấu, chính hay tà. Tôi cũng biết chuyện thân phụ ông Nguyễn Thanh Tú là ký giả Nguyễn Đạm Phong bị giết. Tôi cũng cảm thông với sự hận thù nếu có của ông Tú, tuy không khẳng định do bàn tay nào. Việc làm của ông Tú tuy có lợi cho Đảng CSVN, trong khi tôi là người đấu tranh đòi thay đổi thể chế ở Việt Nam nhưng điều này tôi không trách cứ ông Tú vì đó là quyền của ông. Tôi chỉ phân tích để đưa ra nhận định rằng, khả năng đạt được mục tiêu của ông Tú là rất thấp. Giống như trên thương trường, vốn nhiều thì lãi lớn, nhưng nếu kinh doanh không hiệu quả thì tổn thất cũng tỉ lệ thuận với vốn liếng bỏ ra. Hình như trong chuyện này, ông Tú đã đi quá xa. Mặc dù nói thế, nhưng ông Tú có thể đọc được ở đây một lời nhắn nhủ chân thành, dù có thể ông bỏ ngoài tai. Cũng có thể, nhận định của tôi không đúng, kiến thức của tôi có thể còn non kém nhưng nếu thế cũng là chuyện bình thường. Tôi cũng tính đến cả chuyện, nếu tôi sang Mỹ mà vẫn cứ gọi Đảng Viêt Tân là Việt Tân, có thể ông Tú phát đơn kiện, tống tôi vào nhà tù của Mỹ thì cũng phải chấp nhận chứ sao. Nguyễn Tường Thụy (Blog RFA)
  14. (Bình luận của tác giả gửi cho bài "Fubright VN, hãy nhận vinh dự làm người giải độc, thay vì bị yêu cầu làm người tẩy não") Lạm bàn về con đường đi tới của quốc sách tẩy não Những người trí thức bị tảy não quá nặng đến mức không thể giải độc được nữa thì có nhiều khả năng trở thành " trí thức lưu manh" . Theo Nguyễn Thế Duyên bàn về "Trí thức lưu manh" trên Việt Nam thư quán, thì đó là những nhà trí thức nói và làm những điều mà trong thâm tâm họ thừa biết là sai nhưng họ vẫn cứ nói, cứ làm. Tất nhiên, khi rao giảng những điều mà chính họ biết là sai thì không giống với những người vô học , họ tìm cách ngụy biện bằng những cụm từ thật kêu , thật triết lý, để hù dọa những người thiếu kiến thức, chẳng hạn họ nói " đó là biện chứng " hoặc " đó là tất yếu lịch sử ", thậm chí họ còn có thể xuyên tạc sự thật mà mọi người trong xã hội đều biết . Vụ khai thác bôxit ở Tây Nguyên , vụ Formosa Hà Tĩnh đã cho chúng ta khá nhiều dẫn chứng về loại người này . Thời Karl Marx viết bộ "Tư bản" ở thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển mạnh, ông có nói về tầng lớp " Vô sản lưu manh" nhưng không thấy ông nói đến tầng lớp "Trí thức lưu manh". Theo cách mô tả của Mác thì tầng lớp vô sản lưu manh là lớp người vô sản bị bần cùng hoá , vô học, không có nhân cách , đến mức họ luôn luôn tin rằng những lời nói và việc làm của họ là đúng , cho dù cả xã hội lên án những lời nói và việc làm của họ. So với vô sản lưu manh thì trí thức lưu manh khác nhau về điều kiện xuất thân. Vô sản lưu manh thì xuất hiện từ những người vô sản bị bần cùng hóa và vô học, còn trí thức lưu manh thì ngược lại, họ không phải là lớp người bị bần cùng hóa và họ có học, thậm chí học rất nhiều lên đến tiến sỹ, giáo sư. Cả hai giống nhau ở tính cách là nói và làm những điều mà xã hội đều lên án là sai và đều không có nhân cách hoặc không còn nhân cách. Tuy vậy về tính cách trí thức lưu manh có khác tính cách vô sản lưu manh ở một điều quan trọng là trí thức lưu manh biết lời nói và việc làm của mình là sai nhưng vẫn cứ nói sai và làm sai . Mác không nói đến thành phần " Trí thức lưu manh " có thể ở xã hội mà Mác sống, số người loại này không nhiều đến mức trở thành một thành phần xã hội , chỉ đến khi xuất hiện các quốc gia cộng sản dựa vào quốc sách tảy não để thống trị xã hội và tồn tại thì mới xuất hiện thành phần "Trí thức lưu manh ". Các nhà lãnh đạo ở các quốc gia cộng sản thường nói đến " Hiền tài là nguyên khí quốc gia " . Vậy Hiền tài ở đâu ra ? Chẳng phải Hiền tài từ tầng lớp trí thức mà ra hay sao ? Nhưng một khi tầng lớp trí thức đã bị tẩy não đến mức trở thành " trí thức lưu manh ", nói và làm những điều mà chính họ biết là sai thì khi họ được giao phó những chức vụ soạn thảo kế sách quốc gia, chúng ta liệu có thể tin tưởng vào những chính sách của quốc gia do họ thiết kế hay không ? Có lẽ đến nay các nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam đã thấm đòn về hậu quả này . Khi tầng lớp trí thức bị tảy não, bị lưu manh hóa thì có thể tìm " Nguyên khí quốc gia "ở đâu và đất nước sẽ đi về đâu trong thế kỷ 21 là thế kỷ kinh tế trí thức này ? Lưu Trọng Nghĩa (Dân Luận)
  15. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-08-31 Một người đàn ông vận chuyển các thanh thép tới một công trường xây dựng tại Hà Nội vào ngày 08 tháng 6 năm 2016. AFP photo Phản ứng trái chiều về siêu dự án thép Ninh Thuận Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây ra cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ chưa khắc phục đuợc, nhưng vào ngày 25/8/2016 vừa qua Bộ Công thương lại bổ sung một dự án thép công suất 16 triệu tấn năm ở ven biển tỉnh Ninh Thuận vào quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020 -2025. Xu hướng lỗi thời Dự án mang tên “Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận” do Tập đoàn Hoa Sen của doanh nhân Việt Nam làm chủ đầu tư đang chờ giấy phép. Với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ USD và sử dụng 1.500 héc-ta đất ven biển để sản xuất thép là một ý tưởng táo bạo, được cho là có phần không hợp thời vì bài học Formosa đã trả giá quá đắt. TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà Nội cho rằng, phát triển công nghiệp nặng bằng con đường sản xuất thép là lỗi thời. Theo xu hướng thời đại, làm một dự án thép lớn như thế là thất sách. Thép là ngành sử dụng nhiều nước, nhiều năng lượng, tốn nhiều nước, nhiều năng lượng là hủy hoại môi trường. Ngoài ra dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro, vốn đầu tư quá lớn chủ đầu tư sẽ phải sử dụng đòn bẩy để thu hút vốn… người ta bỏ ra một phần nhỏ nhưng xắn một miếng bánh rất lớn, cho nên mức độ mạo hiểm được khuyến khích rất cao, việc này tiềm ẩn rủi ro kinh tế rất cao. TS Nguyễn Quang A phân tích và nhấn mạnh: “Từ ba phương diện như thế tôi nghĩ rằng, nếu một nhà quản lý đất nước có đầu óc thì phải dẹp và cấm ngay những dự án như thế chứ không phải khuyến khích thế này thế kia...” Tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai dự án theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến 2031. Theo đó, phân kỳ 1 thuộc giai đoạn 1 được thực hiện từ 2017 - 2018 dự kiến sử dụng 240 ha đất, công suất 1,5 triệu tấn thép mỗi năm và chính thức sản xuất từ năm 2019. Cùng với khu liên hợp gang thép, Tập đoàn Hoa Sen đồng thời triển khai các dự án thành phần bao gồm: Dự án đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Hoa Sen Cà Ná; Dự án đầu tư Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná. Giới chuyên gia ngành thép nhận diện như thế nào về Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận. Trả lời Nam Nguyên vào tối 30/8/2016, ông Phạm Chí Cường chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật đúc - luyện kim Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam từ Hà Nội nhận định: Theo tôi trong giai đoạn hiện nay Nhà nước phải cân nhắc xem xét rất là kỹ, bởi vì xu thế ở trong nước thì đã thừa thép rồi. Xu thế chung của cả khu vực và thế giới thì thép cũng đang dư thừa và nhất là Việt Nam ở gần Trung Quốc là nước dư thừa thép rất lớn và họ đang tìm mọi cách để xuất khẩu lượng thép dư thừa của họ, làm cho toàn bộ việc cân đối mặt hàng thép ở Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn mà nhà nước đang phải bảo hộ. Cho nên tôi nghĩ là, khi nghiên cứu ý đồ của Hoa Sen thì nhà nước phải rất thận trọng...” Cạnh tranh với ai? Thủ tướng Australia John Howard (phải) thăm nhà máy thép BlueScope Steel Australia đầu tư tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Bà Rịa-Vũng Tàu, hôm 20 tháng 11 năm 2006. AFP Đáp câu hỏi về khả năng cạnh tranh của thép Việt Nam với sản phẩm rẻ nhất thế giới của Trung Quốc, đặc biệt khi Hoa Sen dự kiến mở dự án mới và cam kết xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tức là chi phí cao cho vấn đề xử lý nước thải. Ông Phạm Chí Cường nhận định: “Tôi hoàn toàn nghĩ là sự cạnh tranh của Việt Nam với thép dư thừa và giá rẻ của Trung Quốc là một thử thách rất là lớn. Bởi vì Việt Nam phát triển ngành thép trong điều kiện gọi là không có gì thuận lợi, do quặng không có cũng phải nhập, than mỡ để làm ra than cốc cung cấp cho lò cao cũng phải nhập. Cho nên không có ưu thế gì về mặt nguyên liệu để làm ngành thép. Nếu phải nhập tất cả mọi thứ như thế vào đầu tư ban đầu, trong khi Trung Quốc dư thừa công suất, họ đã có những liên hợp cực lớn rồi, đã sản xuất và khấu hao từ lâu rồi thì việc cạnh tranh của Việt Nam là điều hết sức khó khăn. Hiện tại nhà nước buộc phải ra những chính sách tự vệ và bảo hộ cho ngành thép trong nước, đánh thuế rất cao đối với những loại thép xây dựng, tôn mạ màu…Tôi cho rằng thể hiện sự cạnh tranh của mình là rất khó khăn.” Giả dụ Dự án được thực hiện và Hoa Sen đạt tới công suất 16 triệu tấn thép mỗi năm, thì vấn đề giá thành cạnh tranh với thép Trung Quốc là khó khả thi, nhất là khi Hoa Sen bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, hay nói cách khác chi phí cao cho vấn đề xử lý nước thải, chất thải kể cả khói thải. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận sáng 27/8 với sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Lê Phước Vũ Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cam kết không để một giọt nước thải nào chưa qua xử lý chảy ra biển. Rất hùng hồn, ông Vũ cố gắng thuyết phục là sẵn sàng ký kết với đại diện chính phủ về việc đóng cửa nhà máy và bàn giao toàn bộ tài sản cho nhà nước nếu vi phạm qui định bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 1 năm 2017-2018, Dự án thép Hoa Sen Ninh Thuận mới chỉ triển khai trên diện tích 240 ha, nhưng theo dự án đầy đủ Hoa Sen xin thuê tới 1.500 ha đất ven biển. Có ý kiến cho rằng, vấn đề quyền sử dụng đất ven biển chính là lời giải đáp cho dự án quá khổ của một tập đoàn tư nhân Việt Nam, nhất là hiện nay sản xuất thép và xi măng là những mặt hàng khó đem lại lợi nhuận. “Những doanh nghiệp mà phất lên ở Việt Nam đều là ăn vào chênh lệch của đất, tức là chiếm đất với một giá rất là rẻ, xong rồi đầu tư một chút, rồi biến nó thành đất công nghiệp, đất định cư và lúc ấy có thể là một vốn năm bảy chục lời…Tôi nghĩ là những dự án như thế chuyện tận dụng đất đai ở Việt Nam là hiển nhiên.” Ninh Thuận là một tỉnh nghèo, cho nên chính quyền địa phương làm mọi cách để mời gọi đầu tư hầu cải thiện tăng trưởng kinh tế. Một dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná cùng cảng nước sâu trên diện tích 1.500 ha, khiến liên tưởng tới Khu liên hợp gang thép Formosa và cảng nước sâu Sơn Dương trên diện tích đất và mặt nước tổng cộng 3.300 ha. TS Nguyễn Quang A nói rằng, chính quyền chỉ nghĩ đến tiền, nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi và nhà máy thép Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh đã thể hiện sự sai lầm vô cùng lớn. Nay lại đến Ninh Thuận cũng đang hồ hởi đi theo vết xe đổ, xúc tiến một dự án sai lầm không kém.
  16. “Chính phủ chỉ có quyền thương lượng, nhận bồi thường phần thiệt hại của nhà nước, còn phần thiệt hại của dân thì dân có quyền tự thương lượng hoặc yêu cầu tòa án giải quyết bằng tranh chấp dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” - LS. Nguyễn Duy Bình Chính phủ Việt Nam nói Formosa chịu trách nhiệm về diễn biến cá chết ở miền Trung. Luật sư trợ giúp pháp lý cho ngư dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết bình luận với BBC rằng công văn hướng dẫn của chính quyền “còn mập mờ” và "dân có quyền đòi bồi thường bằng tranh chấp dân sự". Hiện tại, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đang tổ chức cho người dân kê khai thiệt hại theo chỉ đạo của chính phủ và công văn hướng dẫn số 6851 của Bộ nông nghiệp. Một số luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý đang có mặt tại Hà Tĩnh để trợ giúp hàng ngàn hộ dân khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại do phía công ty Formosa gây ra. Hôm 30/8, trả lời BBC, luật sư Nguyễn Duy Bình, Văn phòng luật sư Duy -Trinh (TP Hồ Chí Minh), người tham gia liên danh này, nói: “Các luật sư đang tư vấn giúp người dân hoàn tất thủ tục khiếu kiện và nộp đơn tại Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh.” “Dân kiện ở tòa là đúng quy định, tuy nhiên để được tòa thụ lý là rất khó vì chính phủ đã thương lượng và nhận tiền bồi thường từ Formosa.” “Nhưng chúng tôi tin rằng tòa sẽ phải thụ lý vì pháp luật đã quy định, không ai có thể cướp mât quyền khiếu kiện của người dân.” ‘Chưa có tiếng nói chung’ Luật sư phân tích thêm: “Nội dung công văn còn mập mờ, chưa xác định rõ người dân sẽ được bồi thường hay trợ giúp trong khi tiền mà chính phủ nhận từ phía Formosa là tiền bồi thường.” Bốn tháng sau sự cố Formosa, ngư dân Hà Tĩnh vẫn chưa thể ra khơi “Trên nguyên tắc, chính phủ đã nhận tiền bồi thường từ phía gây thiệt hại thì sau đó phải chi trả bồi thường cho dân chứ không phải trợ giúp.” “Dựa vào các biểu mẫu kê khai xác định thiệt hại, tôi thấy chính quyền chỉ cho phép người dân kê khai tàu, thuyền và số nhân khẩu bị mất việc, mà không có phần kê khai thu nhập bị mất thì kê khai cái gì, chẳng lẽ phía chính quyền tự xác minh thiệt hại?” “Chính vì vậy, những ngày qua chính quyền và người dân vẫn chưa có tiếng nói chung trong việc kê khai và dân sẽ phải khiếu nại yêu cầu giải quyết những vấn đề bất hợp lý.” Ông Bình cũng cho hay, “theo công văn, mỗi người dân mất việc do ảnh hưởng của thảm họa chỉ được trợ giúp tạm thời 15kg gạo/tháng, trong thời gian 6 tháng; mỗi tàu thuyền được trợ giúp 3.500.000 đồng.” “Việc chính phủ tự đứng ra thương lượng, thỏa thuận tổng thể và nhận toàn bộ số tiền bồi thường từ phía Formosa là chưa đúng quy định.” “Chính phủ chỉ có quyền thương lượng, nhận bồi thường phần thiệt hại của nhà nước, còn phần thiệt hại của dân thì dân có quyền tự thương lượng hoặc yêu cầu tòa án giải quyết bằng tranh chấp dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, luật sư Bình nói với BBC. Hôm 29/8, Văn phòng Chính phủ Việt Nam thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp về tiến độ triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại cho ngư dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Thông báo cho biết bốn tỉnh này được lùi thời hạn trình kết quả xác định mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn đến trước ngày 15/9. Các bộ, ngành sẽ trình Thủ tướng phương án phân bổ kinh phí bồi thường, hỗ trợ trong tuần cuối tháng 9. (BBC)
  17. Dân Luận tổng hợp DL - Khi mà thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra còn chưa được chính phủ giải quyết triệt để, lại thêm một siêu dự án nhà máy luyện thép khác ở Ninh Thuận với tổng mứa đầu tư lên đến 10,6 tỷ đô đang “rục rịch” tiến hành có công suất dự tính 16.000.000 tấn mỗi năm. Khu vực cảng Thương Diêm (xã Phước Diêm, Thuận Nam, Ninh Thuận) sẽ nằm trong dự án của Tập đoàn Hoa Sen. Ảnh: Tuổi Trẻ Duyệt dự án vì thiếu hụt 15 triệu tấn thép mỗi năm? Dự thảo thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và UBND tỉnh Ninh Thuận dự kiến sẽ đầu tư dự án khu liên hiệp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận công suất 16.000.000 tấn mỗi năm với vốn đầu tư 10,6 tỷ USD (hơn 230,000 tỷ đồng), dự kiến triển khai trên 1,500 ha. Hiện đang làm thủ tục xin cấp phép đầu tư. Dự án dự kiến sẽ triển khai đầu năm 2017. Bộ Công Thương đã chấp nhận chủ trương đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép mà HSG đề xuất và đang tiến hành bổ sung dự án vào quy hoạch, dự kiến sẽ hoàn thiện trong tuần - Báo Tuổi trẻ đưa tin cho biết. Trả lời báo Tuổi trẻ, lãnh đạo vụ chuyên môn Bộ Công thương cho biết, dự báo ngay cả khi Formosa đi vào hoạt động giai đoạn 1, đến năm 2020 VN vẫn thiếu hụt 15 triệu tấn và năm 2025 thiếu hụt hơn 22 triệu tấn thép. Vị lãnh đạo này cho biết, dự án khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná dự tính được tiến hành trong nhiều giai đoạn, kéo dài đến năm 2025-2030. Dự kiến đến năm 2020, tổ hợp thép cán của Hoa Sen sẽ cung cấp khoảng 4,5 triệu tấn thép. Tổng số lò cao dự kiến của toàn dự án lên tới 10 lò. “Giao hết tài sản cho Nhà nước” nếu xảy ra sự cố môi trường Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) Lê Phước Vũ đã khẳng định khi trao đổi với Tuổi Trẻ “Nếu xảy ra sự cố môi trường, tôi giao hết tài sản cho Nhà nước”. “Dự án của HSG do đang xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, nên trước mắt chỉ có thể nói sẽ xử lý theo công nghệ hoàn toàn khác Formosa.” “Tuyệt đối không để một giọt nước chưa xử lý nào lọt ra biển.” – ông Vũ khẳng định thêm và cho biết, kinh phí đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường của ngành thép ước trên 20% tổng vốn đầu tư dự án. Ông Phạm Văn Hậu - phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định: quan điểm của tỉnh rất rõ ràng, môi trường là quan trọng hàng đầu. Để thực hiện, tỉnh sẽ giám sát công nghệ, xử lý môi trường theo quy định. Đồng thời, với dự án trên, HSG cần nộp hồ sơ và “đánh giá tác động môi trường thì làm song song”. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố cần thiết của dự án thép HSG, lãnh đạo cấp vụ của Bộ Công thương cho rằng tác động đến môi trường “là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường”. Vị này cũng cho biết, công nghệ lò cao “không có gì mới”, tương tự như 71% nhà sản xuất thep khác. Làm thép ở Ninh Thuận là nơi tốt nhất Đông Nam Á, và cả thế giới? Chủ tích HĐQT HSG Lê Phước Vũ cho biết, việc chọn vị trí ven biển, cụ thể là Ninh Thuận vì muốn giúp tỉnh có được ngành công nghiệp “đột phá”, với lí do không thể phát triển nông nghiệp ở Ninh Thuận. Các công ty tư vấn làm việc với phía HSG bảo với ông, Ninh Thuận không chỉ là điểm làm thép tốt nhất VN mà còn nhất Đông Nam Á, thậm chí cả thế giới, báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Phước Vũ cho biết. Ngoài dự án luyện thép, HSG dự tính đầu tư thêm bốn dự án: hạ tầng Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, nhà máy sản xuất ximăng; nhà máy nhiệt điện - năng lượng tái tạo cùng một nhóm dự án khai thác khoáng sản, vận chuyển, kho bãi, khách sạn du lịch... Cách đây chín năm, vào năm 2009, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Phạm Văn Chi đã từng kiên quyết phản đối dự án đầu tư thép tại vịnh Vân Phong - tổng mức đầu tư đến 11,5 tỉ USD, được xem là dự án lớn nhất Việt Nam về sản xuất thép thời điểm đó. Nguyên nhân đưa ra là với các nguy cơ môi trường có thể dẫn đến từ nó. “Lúc đó, toàn bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, hầu hết các bộ, ngành trung ương, trừ Bộ TN&MT đều thống nhất đề nghị cho xúc tiến triển khai dự án nhà máy thép của Posco. Chính vì thế, tháng 1-2008, Thủ tướng cũng đã đồng ý chủ trương cho lập dự án. Nhận thấy có quá nhiều hiểm họa đối với môi trường ở một dự án sản xuất thép lớn như thế, tôi kiên quyết đấu tranh, đề nghị không chấp nhận dự án này. Tôi nói Đầm Môn đẹp như thế mà cho san lấp, làm nhà máy thép thì còn gì môi trường. Thế nhưng trong các cuộc họp của tỉnh, tôi nói hầu như không ai nghe. Ngược lại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn ra chủ trương quán triệt đến cấp chi bộ là mọi đảng viên phải có trách nhiệm ủng hộ dự án đó. Tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ qua Hàn Quốc khảo sát, tham quan nhà máy thép của Posco, khi về ai cũng khen nức nở; riêng tôi dứt khoát không đi” – ông Chi nhớ lại. (Vietnamnet – Tháng 4/2016) Thảm họa môi trường dọc các tỉnh miền Trung hồi tháng 4, tới nay vẫn chưa có kết quả phân tích ô nhiễm môi trường một cách chi tiết – được gây ra bởi Khu liên hợp sản xuất gang thép của Formosa tại Hà Tĩnh. Hiện chưa có kết luận chính thức từ bộ Y tế về độ an toàn của cá. - Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160826/them-sieu-du-an-thep-ven-bien-10-ty-usd/1161019.html http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/301917/ong-chu-tich-tinh-tu-choi-du-an-thep-ty-do.html (Dân Luận)
  18. Tiếp theo kỳ 1: Cá chết và nỗi ám ảnh về tương lai Khoảng 7h sáng hôm sau (19/8), chúng tôi tới xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Cảnh tượng ngay lập tức đập vào mắt tất cả mọi người đến nơi đây, là khu kinh tế Vũng Áng rộng mênh mông chạy dọc chân trời, với những ống khói trắng-đỏ đang nhả khói vào mây. Đó là ban ngày, còn xế chiều, khi Vũng Áng lên đèn, bạn sẽ thấy hàng chuỗi hàng chuỗi đèn điện hồng xen lẫn với ráng hồng của bầu trời. Đến đêm tối thì Formosa thật sự trở thành một “vương quốc” sáng rực ánh điện, đèn lấp lánh, chi chít như sao sa, tương phản với bên kia đường là đồng cỏ và khu nhà dân tiêu điều, tối mò. Nếu bạn vào xóm Cũ, nơi 183 hộ dân vẫn cương quyết trụ lại, không chịu di dời, thì sẽ thấy cảnh tượng còn hoang tàn nữa, với những đống gạch vụn, những nhà cửa đã bị đập bỏ chỉ còn trơ cột kèo, khung sắt… Nói Formosa Vũng Áng đã trở thành một “vương quốc”, một xứ sở tự trị, cũng không sai. Dân địa phương phản ánh, kể từ tháng 5/2014 sau khi xảy ra bạo loạn Vũng Áng (mà cho đến giờ, thủ phạm thực sự – kẻ giật dây tất cả – là ai, vẫn là một bí mật), công nhân viên người Đài Loan, Trung Quốc không ra khỏi khuôn viên Formosa nữa. Họ ở luôn bên trong, nơi có đầy đủ siêu thị, trung tâm mua sắm, khu ăn uống, thể thao, giải trí… và nhà máy nhiệt điện riêng để cung cấp hệ thống điện riêng. Bao xung quanh, ngăn với bên ngoài là dãy tường dài hàng kilomet, trên có gắn mảnh chai, sành, và nhất là một hàng rào điện. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, người ra vào Formosa phải có thẻ quẹt, mà sau 15 ngày không tác động gì vào thẻ thì nó sẽ tự hủy. Nhân viên làm việc bên trong không được phép quay phim, chụp hình. Đó là lý do chúng tôi không có được bức ảnh nào về Formosa nhìn từ phía trong, dù đã gặp một số người từng làm nhân viên cho các nhà thầu của tập đoàn này. Tất nhiên, vẫn luôn tồn tại khả năng cho việc những nhân viên người Việt của Formosa bí mật tuồn dữ liệu ra bên ngoài, tuy rất nguy hiểm cho họ. Nguyên tắc “bảo vệ nguồn tin” cần được các blogger, các nhà báo công dân tuân thủ chặt chẽ. Trong khuôn viên Formosa, có hàng chục tòa nhà cao tầng, được cho là văn phòng cũng như nhà ở của nhân viên. Tại một tòa nhà như thế, nằm sát tường rào, gần mặt đường, người ta thấy cả dàn radar trên mái. Một chiến sĩ đóng quân trên địa bàn Kỳ Anh, với chuyên môn về tác chiến điện tử, nói với chúng tôi rằng tầm nhìn của radar này có thể vươn tới 80 hải lý (khoảng 145 km). Người lính này cũng bảo, ở trong tầm nhìn của radar, “mình làm bất cứ cái gì, Formosa cũng thấy hết”. Nhưng ngược lại, chẳng một ai biết họ đang làm gì trong cái vương quốc của họ. Hoàng Thành ngạc nhiên: “Thế là mình phải chịu thế à?”. Cậu lính trẻ đáp: “Thì phải chịu chứ sao. Không ai được vào trong đó hết. Chắc khi nào có chuyện gì cần giúp đỡ thì Formosa sẽ nhờ, nhưng cũng chỉ công an là được phép vào bên trong thôi, bộ đội thì không”. Mấy người dân địa phương nhiệt tình cho chúng tôi ngồi vào thuyền thúng, chèo ra nơi đậu ghe, rồi đưa ghe ra sát khu vực cảng Sơn Dương và kè đá chắn sóng của Formosa. Sơn Dương là cảng nước sâu, độ sâu 11m, nước một màu xanh thẫm, không thấy đáy. Chiếc ghe trở nên rất mỏng mảnh. Sóng to, dâng cao cả mét, bọt biển liên tục bắn vào ống kính. Đình Hà và Hoàng Thành cứ phải loay hoay đứa chụp ảnh, quay phim, đứa che chắn nước, và cố để không làm ghe mất thăng bằng. Vẫn theo “tiêu chuẩn Mỹ”, lẽ ra không ai được lên thuyền mà không có áo phao. Nhưng ở đây là Việt Nam; cả ba đứa chúng tôi đều im tiệt, coi như không có chuyện gì xảy ra. Đến chỗ này, vào thời điểm này mà còn hỏi ngư dân về áo phao và trang thiết bị an toàn lao động thì thật là lố bịch. Công trình cảng Sơn Dương vẫn đang được xây dựng giữa biển, gần đảo Sơn Dương. Còn trên bờ, bãi cát vắng hiu hắt, không một bóng người. Hàng chục con thuyền phủ vải nằm trơ. Cách đây mới nửa năm, nơi đây còn vui lắm. Mỗi chiều khi tàu cá về, bà con ào ra đón, hò nhau kéo ghe lên bờ cát, có trông thấy mới hiểu thế nào là niềm vui “cá bạc đầy khoang”. Trẻ con thì ríu rít chơi đùa, đá bóng. Bây giờ khác rồi. Xế chiều, khi ghe của chúng tôi trở về, một vài phụ nữ ở trong xóm trên bờ cũng chạy ra đón, giúp kéo ghe lên bãi. Nhưng trong khoang… trống huếch trống hoác. Không có gì cả. Và chúng tôi cảm thấy đắng ngắt: Vẫn tiếng hò ấy, vẫn những giọng nói chào đón ấy, vẫn những động tác quen thuộc ấy của dân biển ngàn đời nay, song có cái khác hoàn toàn, là không còn niềm vui “thuyền anh mãi về cho cá bạc đầy khoang” (*) nữa. Những nụ cười trở nên vô cùng gượng gạo. Sao biển buồn đến thế? Đến lúc này tôi mới phát hiện có một vết rách ở bàn chân phải, và nó đang rỉ máu, sưng lên. Vài tiếng sau thì nó nhiễm trùng, sưng húp, mỗi lần lỡ chạm phải quai dép đều đau điếng người. Không hiểu vì sao chỉ từ một chỗ trầy xước mà nó thành ra như vậy. Đình Hà kết luận chắc nịch: “Hoặc do nước cống Hà Nội, hoặc do nước biển nhiễm chì, bác chọn đi!”. Lại báo hại người dân địa phương chở tôi ra trạm xá, để y sĩ – soeur Vân – sát trùng và băng vết thương lại. Soeur nói nước biển ở đây rất bẩn, độc, nhiều người lặn về thấy khó thở, nhức đầu, ít nhất cũng thấy mệt mỏi. “Thôi thì chắc cũng như nước cống Hà Nội” – tôi nghĩ. Chúng tôi ăn chiều cùng bà con. Mâm cơm có trứng, rau, một đĩa tôm và một bát canh đầu cá. Ai cầm bát đũa lên cũng nói như phân trần: “Không phải tôm, cá Vũng Áng đâu nhé”, ý là bảo chúng tôi đừng lo phải ăn hải sản nhiễm độc. Nhưng làm gì còn tôm cá nào ở vùng này nữa mà lo. Cả hai thứ đều là đồ nhập khẩu. Chỉ biết thở dài khi ở giữa xứ làm nghề biển, ở ngay sát bờ biển, mà phải ăn hải sản nhập từ nước ngoài. Còn nữa (*) Lời bài hát nổi tiếng của dòng nhạc đỏ, “Tình ta biển bạc đồng xanh”, do nhạc sĩ Hoàng Sông Hương (bố đẻ ca sĩ Mỹ Lệ) sáng tác năm 1973. Phạm Đoan Trang (FB Phạm Đoan Trang)
  19. Bản tin quan trọng với nhiều chi tiết liên quan đến báo cáo kiểm tra Formosa của các cơ quan chức năng VN được báo chí trong nước dẫn lại cách đây 2 ngày (1). Thời điểm báo cáo này được đưa ra truyền thông vừa sát với các phát ngôn của Bộ trưởng Bộ TN&MT cùng với hình ảnh tắm biển của quan chức là một động tác lách dư luận rất khôn khéo. Trong khi dư luận đang tập trung vào phát ngôn và hình ảnh tắm biển thì nội dung báo cáo (đã được biên tập rất, rất kỹ) kia là vấn đề đáng chú ý. Tất cả thông tin về Formosa và thảm họa môi trường biển miền Trung cho đến thời điểm này vẫn chưa được minh bạch đầy đủ từ thông tin về dự án, nghiên cứu tác hại môi trường, nhất là thông tin điều tra về thảm họa môi trường trong tháng 4 vừa qua. Tất cả đều mập mờ và rơi vào tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. và mọi thông tin “đang được che giấu có mục đích” liên quan đến Formosa. Trong bản tin ngày 23/8 vừa qua có nội dụng, trích: "Công ty [Formosa] đang khởi động đánh giá kỹ thuật và tác nghiệp công trình xây dựng, dự kiến đến 3/2019, hệ thống dập cốc khô sẽ đi vào sử dụng”. Quay lại điểm công nghệ “dập cốc khô” được nhắc ở báo cáo vừa được công bố để thấy lý do tại sao nó được nhắc đến mà bỏ qua một điểm mấu chốt khác chính là Formosa đã “tự ý thay đổi” quy trình công nghệ luyện cốc (coke) so với thông tin ban đầu của dự án trình duyệt năm 2008 - hay có thể thông tin ban đầu trình duyệt dự án công nghệ luyện cốc này cũng mập mờ và đầy kẻ hở để nhà đầu tư mặc sức tự tung tự tác muốn thực hiện nó theo hướng có lợi nhất về tài chính cho họ thì họ sẽ chọn. Nói lại cho rõ, công đoạn luyện cốc mà báo cáo này nhắc đến “cốc khô” chính là công công đoạn dập [tắt lửa] cốc - hay dễ hiểu là làm mát / nguội cốc (coke quenching) - sau khi than mỡ đã được chưng cất bằng nhiệt độ cao để tạo ra than cốc (coke) từ lò. Công đoạn dập tắt lửa cốc này có thể thực hiện bằng hai cách “dập tắt lửa cốc ướt / coke wet quenching ” và “khô / coke dry quenching”. Trong dự án đã trình duyệt của Formosa (theo thông tin khó kiểm chứng lại của các quan chức Hà Nội) thì quy trình dập cốc này là quy trình xử lý khô. Nhưng khi triển khai xây dựng nhà máy và đưa vào vận hành thử, nghiệm thu vừa qua thì quy trình dập cốc của Formosa là dập cốc ướt. Và Hà Nội kết luận rằng Formosa đã “tự ý thay đổi công nghệ”. Điểm yếu và khó hiểu ở đây là từ dự án cho đến xây dựng không một cơ quan chức năng nào có thể giám sát để đến khi việc đã rồi - tức từ khô thành ướt - và có thảm họa môi trường xảy ra thì mới vỡ lỡ “à ra là thế?!” Thật ra đây chỉ là một công đoạn trong toàn bộ quy trình luyện gang thép của Formosa nên nếu gọi chung chung là “công nghệ” thì chưa chính xác. Tại sao lại có sự thay đổi từ “dập cốc khô” sang “dập cốc ướt” ở Formosa? Đơn giản là bởi vì đầu tư cho dập cốc ướt sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư rất nhiều. Tham khảo thêm: theo Hiệp hội thép Châu Âu để tạm so sánh thì mức đầu tư cho lò với dập cốc khô sẽ cao hơn 15 đến 20 lần so với lò với dập cốc ướt. Tuy nhiên so với hiệu quả đầu tư chi phí vận hành về sau thì dập cốc khô có hiểu quả kinh tế hơn, và có thể tái sử dụng nguồn năng lượng từ lò, tiết kiệm nước sử dụng rất lớn. Đáng kể hơn dập cốc khô có hiệu quả bảo vệ môi trường cao hơn nhiều lần. Ảnh minh hoạ: Bảng thông số so sánh tham khảo chất thải trong công đoạn luyện cốc với dập cốc khô (1) và dập cốc ướt (2). Bằng chứng về sự vi phạm một cách có chủ đích của chủ đầu tư ở dự án Formosa - xét trên thông tin chưa được minh bạch của các quan chức Việt Nam thông qua truyền thông bị kiềm soát - ở điểm nói trên đã là một việc không hề đơn giản. Nếu mọi việc chính xác thì chỉ một điểm này thôi cũng đã đủ căn cứ xử lý nghiêm theo luật bảo vệ môi trường, luật đầu tư... Nhưng dường như Hà Nội đang “để ngỏ cửa” để thương lượng và tiếp tục xử lý sai phạm phía sau phòng họp kín. Vấn đề nguyên liệu đầu vào của Formosa để luyện cốc là một vấn đề khác cũng đáng chú ý. Thông thường các nhà máy luyện gang sử dụng nguyên liệu là than mỡ để tạo cốc. Nhưng theo số liệu được Formosa nhập về thì họ chỉ nhập loại than bitim (bituminous coal hay black coal) về để luyện cốc. Số liệu nhập black coal từ Canada và Indonesia của Formosa là trên 1 triệu tấn trong năm 2014. Lý do: tất cả là do bài toán kinh tế vì black coal rẻ hơn nhiều so với than mỡ (black coal chưa đến 45% giá của than mỡ). Và sự khác biệt giữa hai loại thanh này sau khi luyện là gì? Than mỡ sau khi luyện cốc sẽ thải ra môi trường lượng chất thải cực độc là Chlorine, Phosporous, Arsenic (tỉ lệ tạm tính là 0,04%). Với công suất thiết kế của Formosa là 3,65 triệu tấn than mỡ / năm thì công đoạn luyện cốc đã thải ra khoảng 1.400 tấn (một ngàn bốn trăm tấn) các hoá chất cực độc nói trên. Đó là chưa tính đến các thành phần phối trộn của công đoạn luyện cốc, cần có thêm dolomit, đá vôi, than cám và dầu rửa lò. Từ than mỡ chuyển sang black coal là một sự “gia tăng” đáng kể các thành phần chất thải cực độc nói trên. Như vậy, không nói ra thì không ai biết cái “lợi của giảm chi phí đầu tư (cốc khô sang cốc ướt) và giảm chi phí nguyên liện (than mỡ sang black coal) ai sẽ được lợi và ai sẽ hứng hết tác hại. Với những vi phạm có chủ đích và đáng sợ nói trên cho thấy Formosa đã và đang thực hiện chính sách đầu tư “lâu dài' của họ như thế nào ở Hà Tĩnh, Việt Nam. Và các động thái của Hà Nội trong thời gian qua cho thấy họ có thể đã nắm hết mọi thông tin từ lúc hình thành dự án cho đến khi xảy ra thảm họa môi trường nhưng do chính sách thu hút đầu tư mà họ nhắm mắt làm ngơ hay nhắm mắt xuôi tay để cho qua. Cho đến lúc xảy ra sự cố “ngoài dự kiến” thì họ phải cùng phối hợp hành động với Formosa để “giải quyết hậu quả” trong phòng họp kín với kết quả 500 triệu Mỹ kim?! Liệu cái giá đó có đủ để khắc phục hậu quả (đã biết trước) của thảm họa môi trường và nhất là liệu cái giá đó có đủ để họ vực dậy lòng tin của người dân vùng thảm họa nói riêng và cả nước nói chung? 26.08.2016 Bảo Thiên __________ (1) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/322833/yeu-cau-formosa-dung-ngay-hoat-dong-26-hang-muc-con-thieu.html (Dân Làm Báo)
  20. Tàu cá ngư dân bốn tỉnh miền Trung neo đậu chưa thể ra khơi. Photo courtesy of hoptacquocte.com Điều quan trọng đối với công chúng, với ngư dân và người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế là bao giờ cá biển an toàn để ăn. Báo chí Việt Nam những ngày qua đã có nhiều tin bài, mà nội dung của nó khiến cho kết quả điều tra về ô nhiễm biển của Bộ Tài Nguyên và Môi trường mang dáng vẻ khôi hài đen. Hôm 22/8/2016 vừa qua Bộ TN&MT đã đơn phương công bố điều gọi là nước biển 4 tỉnh ven biển miền Trung sau thảm họa môi trường, nay đã đạt chuẩn để tắm biển, hoạt động thể thao dưới nước và nuôi trồng thủy sản. Báo chí xoáy vào sự kiện Bộ TN&MT không thể trả lời những câu hỏi mà công chúng cần biết, như bao giờ biển trở lại bình thường, bao giờ cá biển ăn được, tức là hải sản có thể trở lại thị trường tiêu thụ, ngư dân ra biển trở lại. Cánh nhà báo cho là Bộ TN&MT nên phối hợp với Bộ Y tế và Nông nghiệp Phát triển Nông thôn để cùng lúc công bố và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Trả lời Nam Nguyên vào tối 25/8/2016, ông Nguyễn Tử Cương chuyên gia Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đánh giá tình hình chung như sau: “Từ Hà Tĩnh cho tới Bắc Thừa Thiên – Huế hiện nay dân không đi đánh cá, có đi đánh thì cũng không có cá đâu. Bởi vì hiện nay kiểm tra trầm tích biển chưa được an toàn, ở bốn tỉnh này thì người dân ăn gì thì ăn chứ không ăn cá biển nữa…” Hai ngày sau thông tin biển sạch của Bộ TN&MT, hôm 24/8 báo Người Lao Động đưa tin vẫn phát hiện chất kịch độc xy-a-nua (cyanide) trong nhiều mẫu cá lấy từ vùng biển Kỳ Anh Hà Tĩnh. Ngày 25/8 thêm nhiều tờ báo làm rõ thông tin này. Theo VnExpress và Dân Trí Online, kết quả kiểm nghiệm 9 mẫu cá và ghẹ lấy ngày 5/8 tại Hà Tĩnh của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho thấy, 5 mẫu nhiễm xy-a-nua, 3 mẫu nhiểm phenol và một mẫu có hàm lượng cadimi vượt ngưỡng cho phép. Theo đó 5 mẫu nhiễm xy-a-nua gồm cá mỏ neo hàm lượng 3,9mg/kg; cá man hàm lượng 0,5 mg/kg. 3 mẫu phát hiện có phenol là cá đuối hàm lượng 14mg/kg , cá man 8,3 mg/kg, ghẹ 10mg/kg. Ma trận thông tin VnExpress bản tin trên mạng ngày 25/8 dẫn lời giới chức lãnh đạo Bộ Y tế nói rằng, biển đạt chuẩn để tắm chưa chắc cá đã an toàn để ăn. Theo tin này, ông Nguyễn Thanh Phong Cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế khuyến cáo là với các vùng biển gặp sự cố nhiễm độc, không nên sử dụng thủy hải sản cho tới khi có kết quả xét nghiệm rõ ràng. Ngay cả khi môi trường đã được khôi phục, nước biển đạt quy chuẩn để tắm thì cũng chưa chắc thủy hải sản đã an toàn để ăn. Trên Dân Trí Online và VnExpress, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nói rằng, việc phát hiện phenol và xy-a-nua (cyanide) trong nhiều mẫu cá lấy ngày 5/8 ở Hà Tĩnh là nhằm đánh giá môi trường biển, chứ hai chất này không phải là chỉ số đánh giá về an toàn thực phẩm. Theo ông Phong Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Lương nông Quốc tế FAO đều khẳng định thế giới không quy định phenol liên quan tới an toàn thực phẩm. Dù Cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế xác định như vừa nêu, nhưng ông Nguyễn Tử Cương, chuyên gia Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn khi trả lời chúng tôi nói rằng, nếu thủy hải sản nhiễm một hàm lượng nhất định chất phenol hay xy-a-nua thì sẽ không xuất khẩu được. “ …Vượt quá 0,2 mg/kg thì nước nào nghiêm khắc sẽ tiêu hủy ngay lô hàng, hoặc là cảnh báo và trả lô hàng về… nếu bình thường thì ở môi trường không có phenol và xy-a-nua hoặc nếu có thì rất thấp…trước đây ở biển Việt Nam kể cả vùng nước ngọt chúng tôi thỉnh thoảng có kiểm tra nhưng không bao giờ phát hiện, hoặc nếu có thì cũng dưới giới hạn quy định của CODEX, cái này kiểm tra mang tính giám sát thôi chứ không thường xuyên.” Như thế tất các mẫu hải sản lấy ngày 5/8 ở vùng biển Kỳ Anh Hà Tĩnh đều có hàm lượng phenol và xy-a-nua cao hơn mức mà các thị trường nhập khẩu chấp nhận. Chúng tôi muốn nêu lên vấn đề này như một khía cạnh về an toàn thực phẩm thủy hải sản, dù 4 tỉnh ven biển miền Trung có thể không có thế mạnh về xuất khẩu thủy hải sản. Một ngư dân Việt Nam ngồi trên tàu đánh cá của họ. AFP photo Công bố ngày 22/8 của Bộ Tài nguyên Môi trường là nước biển 4 tỉnh ven biền miền Trung đã đạt chuẩn cho tắm biển, hoạt động thể thao dưới nước và nuôi thủy sản theo quy chuẩn Việt Nam. Chúng tôi nêu câu hỏi với ông Nguyễn Tử Cương là người dân ai dám nuôi thủy sản, khi mà hải sản chưa an toàn để ăn và tiêu thụ. Vị chuyên gia của Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, đáp lời: “Điều quan trọng chúng tôi cần số liệu công bố về phenol và cyanur ở trầm tích đáy biển, tức là bùn ngay cửa các ống xả. Xy-a-nua thì có thể bị hòa tan hoặc phân hủy, nhưng phenol không phải như vậy. Nếu chúng ta vào trang web của Ủy ban CODEX, người ta công bố đánh giá nguy cơ của xy-a-nua thì thấy rất rõ, nó có vỏ bọc và kết tủa xuống dưới đáy biển, báo cáo cua Bộ TN&MT cũng có nói điều này. Cho nên, theo chúng tôi có lẽ phải chờ đầu tháng 9 khi có kết quả phân tích chính thức của Bộ Y tế đối với cá biển từng loại. Và ở đây người ta không cần phân tích thủy ngân, cadimi làm gì, bởi vì bình thường biển Việt Nam cái đó an toàn rồi và sự cố môi trường vừa rồi đã xác định được hai chất rất cụ thể rồi, đó là phenol và xy-a-nua. Vậy hãy phân tích phenol và xy-a-nua, đối tượng phân tích ở đây là trầm tích đáy biển. Thứ hai những loài cá sống định cư đáy biển, chứ còn cá biển ở tầng mặt thì không cần phân tích nữa.” Đối với vấn đề Phenol và xy-a-nua độc hại ra sao, VnExpress bản tin trên mạng ngày 5/7/2016 dẫn Bảng dữ liệu an toàn của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP.HCM xác định, chất phenol rất độc hại cho da, đường hô hấp, hệ tiêu hóa và mắt. Đặc biệt nguy hiểm nếu nuốt, hít hoặc tiếp xúc qua da. Chất này gây đột biến tế bào soma ở động vật có vú. Liều lượng 630mg/kg gây chết 50% động vật khi tiếp xúc qua da. Con người nhiễm độc phenol có thể bị ảnh hưởng mạn tính dẫn đến ung thư, hư hại các cơ quan như thận, hệ thần kinh trung ương, gan. Vẫn theo VnExpress, TS Phan Thế Đồng, giảng viên khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Hoa Sen TP.HCM, khẳng định phenol là chất dùng trong công nghiệp, có nhiều độc tính nguy hại đến sức khỏe con người nên không được phép hiện diện trong thực phẩm. Do vậy hoàn toàn không có tiêu chuẩn qui định mức độ hay hàm lượng phenol trong thực phẩm. VnExpress cũng dẫn sách Dược Lực Học do Đại học Y dược TP.HCM phát hành, theo đó xy-a-nua (cyanide) là hóa chất cực độc, chỉ cần một lượng nhỏ 0,15g đến 0,2g có thể gây chết người. Trong lúc Bộ TN&MT, Bô Y tế được cho là sa vào ma trận chữ nghĩa khi một bên nói biển sạch với qui chuẩn môi trường Việt Nam, một bên chưa thể bảo đảm hải sản ở 4 tỉnh ven biển miền Trung đã an toàn, thì người dân đặc biệt là ngư dân và gia đình của họ vẫn bế tắc vì bị tước đoạt nghề đánh cá. Điều thiết thực nhất hiện này là làm thế nào để cứu trợ ngư dân 4 tỉnh ven biển, khi mà ngư dân không muốn chuyển nghề. Ông Nguyễn Tử Cương, chuyên gia Hội Nghề cá Việt Nam nhận định: “Chính phủ vừa thành lập một Ban ở Trung ương và 4 Ban ở dưới tỉnh tìm giải pháp đền bù và trợ giúp hiệu quả cho người dân. Hội Nghề cá đã kiến nghị Chính phủ, trong các Ban này cần đặc biệt có vai trò của người dân, bởi chỉ người dân mới biết họ có khả năng gì và chuyển thì chuyển như thế nào. Có lẽ là hơi chậm, bên ngoài cũng sốt ruột chứ chính người dân 4 tỉnh còn sốt ruột hơn…Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết càng sớm càng tốt, ngư dân quen đánh cá biển, quen nuôi trồng, chuyển nghề thì sẽ có một phần chuyển, nhưng mà không phải chúng ta nói, chúng ta mang đến cho họ mà chính họ cùng với chúng ta suy nghĩ chọn giải pháp gần gũi nhất, phù hợp nhất và điều quan trọng là nếu chuyển nghề thì sản phẩm do nghề mới phải là hàng hóa và kết quả cuối cùng là có lời.” Biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên –uế HHuế Huế trông chờ sự đánh giá chính xác về mức độ nhiễm độc sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Câu hỏi mà công chúng muốn biết vẫn là bao giờ biển trở về như xưa, bao giờ biển có cá, cá hết độc có thể ăn được và ngư dân lại có thể ra khơi. *Ghi chú: CODEX Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. Nam Nguyên (RFA)
  21. “Tâm lý của tôi và tâm lý của nhân vật chi cục kiểm lâm kia có một điểm chung, đó là bị dồn nén tới bước đường cùng. Người ta làm chính trị mà, có thể được thì được cả, còn mất thì mất tất thì người ta xử sự tới mức độ cực đoan nên người ta tự tước đoạt tính mạng của chính bản thân họ”. - Ông Đoàn Văn Vươn Một nông dân Việt, từng nổ súng làm nhân viên công lực bị thương, nhận định rằng nghi can trong vụ bắn giết quan chức ở Yên Bái “có thể bị dồn nén”. Hai lãnh đạo cấp cao, bí thư và chủ tịch, của tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam này đã bị bắn chết ngay trong phòng làm việc hôm 18/8. Truyền thông trong nước sau đó đưa tin về nghi can là một người phụ trách kiểm lâm của Yên Bái. Ông Đoàn Văn Vươn, người từng dùng súng bắn vào lực lượng thi hành công lực năm 2012, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông “theo dõi kỹ” thông tin về vụ việc. Người nông dân ở thành phố Hải Phòng này nhận xét rằng dù bản chất hai vụ việc khác nhau, chúng có điểm giống nhau. Ông Vươn nói thêm: “Tâm lý của tôi và tâm lý của nhân vật chi cục kiểm lâm kia có một điểm chung, đó là bị dồn nén tới bước đường cùng. Nhưng mà việc của tôi, mục đích là phải giữ được tài sản, và phải tính toán mức độ hạn chế ít nhất xảy ra thương vong và để tồn tại. Nhưng đối với nhân vật kia thì người ta nghĩ rằng không còn một con đường. Người ta làm chính trị mà, có thể được thì được cả, còn mất thì mất tất thì người ta xử sự tới mức độ cực đoan nên người ta tự tước đoạt tính mạng của chính bản thân họ”. Vụ cả gia đình ông Vươn đứng lên “nổi dậy”, chống lực lượng thu hồi đất 4 năm trước, làm một số nhân viên công lực bị thương, từng gây chấn động dư luận. Ông Vươn sau đó bị kết án 5 năm tù giam vì tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”, nhưng sau đó đã được ân xá, cho ra tù trước thời hạn. Về vụ Yên Bái, trong khi chính quyền vẫn tiếp tục điều tra, hiện có nhiều đồn đoán trên mạng xã hội về động cơ cũng như về nghi can. Trong khi đó, tờ Công an Nhân dân hôm 23/8 đưa tin rằng vụ này đã “được đề cập đến trong phiên họp của Ủy ban Quốc phòng và An ninh” của quốc hội. Cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam dẫn lời một quan chức nói rằng vụ nổ súng đó cho thấy “lỗ hổng trong việc mang và sử dụng vũ khí”. Nhận xét về vụ Yên Bái cũng như nhiều thông tin giết chóc bằng súng thời gian qua, luật sư Võ An Đôn nói với VOA tiếng Việt: “Qua báo chí, thông tin đại chúng, tôi thấy tình trạng sử dụng súng ở Việt Nam hiện nay rất là nhiều, bắn chết người rất là nhiều. Riêng vụ Yên Bái liên quan tới quan chức nhà nước thì không nói, nhưng mà ở ngoài xã hội đen, dân chúng sử dụng súng thường xuyên luôn, vì tôi thấy báo chí đăng tin về việc đó rất là nhiều. Tình trạng đó rất là bất an cho người dân. Nó gây hỗn loạn cho xã hội. Bản thân tôi là luật sư, tôi thấy rất là bất an”. Hiện chưa rõ thống kê số người thiệt mạng vì súng ở Việt Nam trong năm 2015. Tuy nhiên, báo chí Việt Nam thời gian qua đăng tải nhiều bài viết về tình trạng này với những tựa đề như “Cảnh sát ở Sài Gòn nổ súng bắt tên trộm” (Báo điện tử Zing ngày 17/8), “Nổ súng giữa ban ngày rúng động Thanh Hóa” (Báo Giao Thông ngày 20/8), “Trưởng công an xã tới nhà bắn dân” (Báo Tuổi Trẻ ngày 23/8) hay “Y án tử hình 'trùm' giang hồ nổ súng bắn chết 2 người ở Phú Quốc” (Báo An ninh Thủ đô ngày 23/8) và Thượng úy công an bắn 3 phát súng, đồng nghiệp tử vong (trang Pháp luật số ngày 24/8). Còn một luật sư khác, ông Trần Vũ Hải, người từng bào chữa cho ông Vươn, cho VOA Việt Ngữ biết thêm về tình trạng bạo lực do súng ống gây ra ở Việt Nam: “Mình biết qua báo chí, ví dụ vừa rồi có cán bộ trại giam bắn chết, rồi cán bộ trong ngành cảnh sát giao thông cũng bắn chết, hoặc các sĩ quan bắn nhau. Đấy là những vụ liên quan tới các nhân viên công lực. Thế nhưng ngoài xã hội, còn có những người khác cũng dùng súng. Họ có thể mua súng từ đâu đó. Tôi thì nghĩ rằng là việc quản lý súng ở Việt Nam cũng không đến nỗi lỏng lẻo như nhiều người nói đâu. Tôi thì tôi cảm nhận như vậy, bởi vì mình cũng thấy ít người có súng, và dùng súng. Nếu mà so với nước Mỹ thì chắc bằng một phần vạn [nghìn] thôi”. Theo trang web phi lợi nhuận có tên gọi tiếng Việt là Hồ sơ Bạo lực Súng ống ở Mỹ, năm 2015, có hơn 50 nghìn vụ bạo lực liên quan tới súng ở Hoa Kỳ, và ít nhất 12 nghìn người thiệt mạng. Báo điện tử VnExpress đưa tin, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hôm 25/8 phát hiện trong lô hàng nhập khẩu từ Mỹ về có “súng hơi, 2.000 viên đạn, 24 bình nén khí chuyên dụng và các tuýp dầu bôi trơn cho súng được giấu trong 6 kiện hàng”. Chia sẻ suy nghĩ về các vụ giết người bằng súng thời gian qua ở Việt Nam, nông dân Vươn nói thêm với VOA Việt Ngữ rằng ông cảm thấy “rất buồn”. Ông nói tiếp: “Tôi tin rằng rất nhiều người rất buồn. Trong một xã hội mà đạo đức xuống thấp, và cuối cùng người ta không có niềm tin. Mâu thuẫn trở thành con đường luẩn quẩn, dẫn tới cực đoan. Đây là điều tôi và nhiều người dân Việt Nam rất là buồn. Bây giờ nguy cơ nó đang xảy ra, diễn ra hàng ngày”. Tờ Người Lao Động mới đây dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn nói rằng “quy định về trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm được quy định và thực hiện rất chặt chẽ theo đúng các quy định của pháp luật”. Tờ báo nằm dưới sự quản lý của nhà nước này trích dẫn quan chức này nói thêm rằng “vụ án mạng nghiêm trọng ở Yên Bái là trường hợp rất đặc biệt và cá biệt, khi người đứng đầu cố ý làm sai. Nó như câu chuyện thủ quỹ quản lý tiền tự ý lấy tiền trong két do mình được giao nhiệm vụ giữ”. (VOA)
  22. Người ta có thể sực nhớ hình ảnh của anh Nguyễn Viết Xuân với câu nói nổi tiếng: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể hình dung, ở công dân Đặng Ngọc Viết, ở đảng viên kiểm lâm Đỗ Cường Minh giống nhau: mắt nhìn thẳng vào đối phương, bình thản, và bấm cò. Bấm cò chính xác vào đối tượng. Như chuyện đã loan ai cũng biết, chỉ là tám phát đạn, bốn dành riêng cho ông Bí thư tỉnh trong một căn phòng riêng cách âm, ba dành cho ông Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, và một dành riêng cho mình, cùng trong một căn phòng khác. Tiếng súng K59 không lớn lắm và diễn ra trong mấy phút, nhưng âm vang của nó đã vang xa cả nước, kéo dài cả tuần nay chưa dứt, và hứa hẹn là chưa thể chấm dứt, với tin tức đã tràn ngập trên mạng, lề trái và lề phải... Tên xạ thủ Đỗ Cường Minh – trưởng Chi cục Kiểm lâm – hẳn phải ghi đậm nét, dù màu đen hay màu đỏ, trong trang sử của Đảng Cộng sản Việt Nam ở giai đoạn đặc biệt này. Người ta lập tức nhớ lại câu chuyện của anh Đặng Ngọc Viết, năm 2013, với sáu phát súng colt. Vì có một sự tương đồng. Cái tương đồng là ở phong cách hành xử của xạ thủ, tuy có khác phần nào về ý nghĩa, vốn là động cơ đưa đến hành động. Người ta có thể sực nhớ hình ảnh của anh Nguyễn Viết Xuân với câu nói nổi tiếng: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể hình dung, ở công dân Đặng Ngọc Viết, ở đảng viên kiểm lâm Đỗ Cường Minh giống nhau: mắt nhìn thẳng vào đối phương, bình thản, và bấm cò. Bấm cò chính xác vào đối tượng. Với Đặng Ngọc Viết, đối tượng của anh không nhất thiết là Giám đốc Tư, nếu được thì càng tốt, mà bất cứ ai trong nhóm của Giám đốc Tư, đều có thể tượng trưng cho một chính sách mà anh thẳng thắn lên án, không cần đến “tòa án”, cái tổ chức mà anh không tin tưởng, và các phát súng của anh còn chưa hoàn hảo 100% (Có người chỉ bị thương và sống sót). Đó là một chút khác biệt về kỹ năng, bởi anh chỉ là người lao động, không chuyên nghiệp về bắn súng. Với Đỗ Cường Minh, mọi khía cạnh diễn ra có thể nói triệt để hơn. Cẩn thận và chắc ăn đến bốn phát liền vào đầu, vào ngực, đối tượng bị dứt điểm ngay tức thời, tại chỗ, rất chắc chắn. Đối tượng thứ hai, ba phát liền cũng vào đầu, vào ngực và cũng có một kết quả hoàn hảo. Cái hoàn hảo cuối cùng, ông ấy dành cho mình. Bà Chủ tịch UBND tỉnh nói rằng tánh ông hiền lành, hòa nhã…; mà nhìn mặt ông, người ta cũng thấy thế. Nhưng việc sử dụng súng của ông là chuyên nghiệp với cái chức năng không hề dễ chịu chút nào. Hẳn là ông từng đối đầu với những tình huống gay cấn với lâm tặc, và nhất là với các loại “lâm tặc” của lâm tặc và trên cả lâm tặc. Ở đó, nó đòi hỏi không những kỹ năng về sử dụng súng, mà cả về trí tuệ, nhất là một trái tim biết dứt khoát. Cả anh Viết, và ông Minh đều đã lượng định được tình hình với toàn cảnh của nó, để biết và chọn cách “dứt khoát” – dứt khoát của kịch bản chính là phát súng cuối cùng cho mình. Cả hai người đã soạn kịch bản đều mang tính dứt khoát. Tạm gác qua lý lẽ đạo đức đời thường, hai kịch bản đều hoàn hảo. So sánh hai trường hợp, có thể thấy có sự: “hoàn hảo công khai” và sự “hoàn hảo bí mật” Hoàn hảo công khai Anh Đặng Ngọc Viết hỏi: “Văn phòng của Trung tâm phát triển Quỹ Đất ở đâu?”. Được chỉ và anh tìm vào. Ba phát dành cho ba người có mặt, một cách dứt khoát. Anh bước ra cửa và gặp hai người xuất hiện từ phòng bên cạnh (cũng thuộc đơn vị), chia ngay cho mỗi người một phát. Quỹ đạn của anh có phần eo hẹp, không nhiều như lũ “quỷ đất”. Tất cả, anh chỉ có sáu. Anh phải dành dụm riêng cho mình có một. Anh cầm cây colt trên tay với viên cuối cùng còn lại, bước vội qua sân, lấy xe, cưỡi về nhà, tắm rửa rồi thả bộ đến ngôi chùa làng. Anh xin một tô cơm ăn. Xong, anh bước ra quanh tượng Phật, chiêm nghiệm điều gì, rồi thân ái tặng cái viên cuối cùng cho mình. Kịch bản của anh kết thúc hoàn hảo và minh bạch. Khó mà nói anh đã vì xúc cảm nhất thời hay thiếu bình tỉnh. Anh đã vào Sài Gòn chơi mấy tuần lễ, và để tìm súng, cơ mà. Người ta hiểu, vì sao anh đã hành động. Cảm xúc của người dân dành cho anh – là một nỗi đau sâu thẳm, nghẹn ngào và rất minh bạch, về một giá trị đã chuyển hóa từ vật chất lên tinh thần. Anh bất bình vì quyền lợi vật chất của anh bị tước đoạt, nhưng sự bất bình vượt lên đỉnh cao khi giá trị tinh thần của anh bị xâm phạm, lời nhắn thách đố trong điện thoại của bọn quỷ đất gởi anh: “Mày làm gì được nào, có giỏi thì về đây!”. “Quỹ đạn” hiếm hoi của anh đã dành sém đủ cho năm “quỷ đất”. Hoàn hảo bí mật Sau hoạt cảnh thứ nhất rất hoàn hảo tại văn phòng ông Bí thư, ông Minh di chuyển “bình thường và vui vẻ” trên đoạn đường dài 150m giữa chốn đông người, về phòng ông Chủ tịch HĐND tỉnh để thực hiện cảnh 2, và, kết quả cũng không hề kém. Không một ai phát hiện điều gì khác, hoặc ít nhất, ai là người đầu tiên – hoặc thậm chí nhóm người đầu tiên – bước vào các phòng ấy để “nhìn thấy” sự việc? Không nghe đề cập đến! Chỉ biết kết quả: ông Minh và vị Chủ tịch Hội Đồng, kiêm Trưởng ban Tổ chức (nhân vật quyền lực thứ nhì trong tỉnh) đã nằm trên đống máu với những vết đạn vào đầu, vào ngực. Oái ăm, sau đó mới phát hiện ông Bí thư ở bên tòa nhà kia, cách 150 m, cũng đã đột ngột “chuyển sang” từ trần, trước ông Chủ tịch mấy phút (không rõ là mấy phút). Người ta còn nói, lần phát ngôn đầu tiên của Bác sĩ Giám đốc bệnh viện tỉnh, rằng ông Minh đã bị một phát đạn từ phía sau gáy, và lời phát ngôn này đã bị xóa ngay sau đó trên các bản tin. Đến hôm nay, chúng ta có thể cho rằng, cuộc thảm sát này là hoàn hảo về phía sát thủ, cuộc điều tra và đưa tin càng làm cho nó hoàn hảo hơn, nhưng là một hoàn hảo còn trong bí mật với nhiều giả thiết đặt ra. Việc chôn xác ba người được tiến hành nhanh chóng, không nghe lời tuyên bố nào của ngành Pháp y. Về dư luận Ông Minh được cho là một cán bộ có nhân thân tốt: hòa nhã, vui vẻ, hiền lành, có tinh thần trách nhiệm cao, v.v... và v.v... Lại có vợ, đương nhiên là phẩm chất tốt không kém, là Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Phụ nữ, và bố vợ là cựu Bí thư tỉnh nhà. Bây giờ trở thành một sát thủ và tự sát luôn. Tại sao thế? Tôi không so sánh ông Minh với anh Viết. Chuyện anh Viết thì ai ai cũng rõ, với nỗi cảm xúc minh bạch, không hề gây một lợn cợn nào. Về vụ ông Minh thì dư luận lạnh lùng, chán cả đám, ngầm ý cho rằng, sát thủ và nạn nhân của sát thủ đều là sát thủ, cũng đều là nạn nhân của nhau. Có người, có thể là dư luận viên, viết bài chỉ trích và mạt sát chống lại dư luận, và bênh vực ai thì không được rõ. Nhân danh đạo đức chung chung, bênh vực chung cả cuộc thảm sát này sao? Rất kẹt! Thế thì luật pháp của đất nước này ở đâu, và đạo đức của đất nước này là gì? Cái lẽ gây nên sự nghẹn ngào là vì hai bên đều là của Đảng ta cả, đều có phẩm chất tốt, nhân thân tốt cả. Vậy cái xấu dành cho ai bây giờ? Bênh con trị cháu, hay bênh cháu trị con đây? Lại xuất hiện cụm từ “lợi ích nhóm”, nó dẹp cái “con, cháu” sang một bên chăng? Dư luận thì có thể khen chê, hướng dẫn hay điều khiển, nhưng dư luận có vai trò khách quan của nó, là yếu tố quan trọng cho những nhà nghiên cứu xã hội, là thước đo lòng dân, vô cùng cần thiết cho kẻ cầm quyền. Vì sao dư luận không đau nhức, mà bộc lộ sự hả hê một cách công khai? Lẽ nào nhân dân này vô đạo đến thế, thấy chết chóc mà không khóc lóc sao? Phải bi ai, phải buồn thảm, phải có những vòng hoa kính viếng, phải gào to lên như dân Bắc Triều Tiên khi lãnh tụ của mình mất, và “với sự mất mát to lớn” của Đảng? Dân Việt Nam, vốn giàu tình cảm, nhưng dù sao cũng chưa thể, và không bao giờ có thể giả bộ được. Ông Trọng, ông Quang, bà Ngân... còn giữ kín miệng chưa lên tiếng nữa là, chỉ thấy ông Phúc bay nhanh như vì sao xẹt, nhưng khó hiểu là ông ta đang thực sự làm gì! Nhưng tôi thử bênh vực ông Minh. Giả định rằng ông Minh sắp mất chức Trưởng Chi cục Kiểm lâm, và rằng ông Bí thư tỉnh đã làm công tác tư tưởng cho ông, như bà Chủ tịch UBND tỉnh đã nói, thì sao nào? Ông Minh với tháng năm làm chức vụ ấy, chắc là không nghèo lắm. Với cái rừng đại ngàn đầy gỗ quý ấy, chẳng lẽ ông không được mét khối nào, khi mà gỗ đang di chuyển có cái búa kiểm lâm đóng vào, và cái gỗ nhập kho có búa đóng có tỉ lệ sai lệch rất lớn về số lượng như báo đã đăng? Cho dù ông không có khối nào, thì bà vợ với chức Tỉnh ủy viên – Chủ tịch Hội Phụ nữ, đâu phải là chức nhỏ? Lại có thế lực của ông bố cựu Bí thư tỉnh đâu phải đã mai một hết? Mất chức, về nghỉ cho khỏe, cần gì nữa! Trường hợp người ta bứng ông đi, rồi lột vỏ bắp dần dần, kéo đổ cả gia thế, thì chuyện này thật khó xảy ra. Ông Trọng rất sợ vỡ bình quý, nên đánh chuột bằng tiếng ho lớn lớn thôi, đừng sợ! Con đường tình nghĩa vẫn là thỏa thuận, nương nhau mà sống ổn, dài lâu. Việc gì ông Minh phải liều thân như thế, và bỏ lại tất cả? Cái gỗ quý, nếu có, cũng thành vô nghĩa. Con đã lớn, có của thì không lo rồi, nhưng bà ấy thì đẹp người, còn đầy nhựa sống, sao không tiếc, để cho ai? Nhưng cái phẩm giá, cái danh dự con người có khi nó vượt lên trên tất cả. Nó bất chấp, bất cần. Như trường hợp Đặng Ngọc Viết không thể chê vào đâu được, chỉ còn ngưỡng mộ mà thôi. Còn ông Minh? Có ai khiêu khích, làm nhục nào không? Có khi, cái khí phách “ai thắng ai” trong cuộc chơi cũng có một tầm cao giá trị. Còn như ông Bí thư Cường, ông Chủ tịch Tuấn thì thôi, không biết, không nói. Chỉ đoán là các ông ấy đã ra đi đột ngột trong một giấc mơ, chắc chắn là huy hoàng một màu đỏ. Cuộc thảm sát này, đang và sẽ qua nhanh, biến nhanh, như ý Đảng muốn. Nhưng tiếng vọng của nó thì đang xoáy sâu nhiều chiều vào tâm tư của mọi người, cả Đảng và cả dân. Nhân danh đạo đức truyền thống người Việt, tôi từ xa hẻo lánh xin gởi lời kính viếng ba ông, mong linh hồn của ba ông gỡ bỏ oán thù, mau siêu thoát, và quay về giúp đỡ gia đình, con cháu, từ bỏ nhanh nhanh cái “ý thức hệ” – nếu có – để thêm điều kiện sống làm người tử tế! ./. Hạ Đình Nguyên (Bauxite)
  23. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-08-23 Du khách tại Ghềnh Đá Dĩa, một địa điểm du lịch phổ biến tại Tuy An, tỉnh Phú Yên hôm 1/8/2016. AFP photo Biển đã sạch. Thật không? Ngày 22 tháng 8 năm 2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Kết quả mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra ngay lập tức gặp phản ứng gần như tiêu cực của người dân lẫn mạng xã hội và báo chí cả nước. Biển đã sạch, thật không? Đó là câu hỏi của rất nhiều người trên mạng xã hội cũng như trong dân chúng tại các vùng biển gặp thảm họa cho thấy mức độ tin tưởng vào kết quả mà Bộ Tài nguyên Môi trường vừa công bố chưa cao so với sự chờ đợi của người dân. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà phát biểu trước hội nghị rằng diễn biến nước biển đang tốt dần lên, khả năng tự làm sạch đáng mừng của môi trường biển… và bộ trưởng Hà khẳng định, môi trường biển miền Trung có thể tự làm sạch. Ý kiến trước kết quả này nhiều trí thức, nhà khoa học độc lập đều cho rằng quá sớm để đưa ra kết luận như thế, một trong những người có phản biện là TS Nguyễn Xuân Diện, từ Hà Nội ông cho biết: “Trước hết đánh giá là Bộ Tài nguyên môi trường đã thực hiện đúng lời hứa là giữa tháng 8 sẽ công bố điều này. Hai nữa hôm nay sau khi đọc và theo dõi các tường thuật thì thấy rằng một số quan chức địa phương của biển miền Trung và một số anh em nhà báo đã hỏi những câu hỏi rất là thẳng thắn. Nói chung để cho người dân có thể tin được những gì mà Bộ TNMT nói thì nó là một quá trình, cứ vòng vo tam quốc rồi cứ lừa dân mãi thì đến bây giờ có công bố như thế thì dân cũng khó tin được.” Người ta còn nhớ vài tuần sau khi thảm họa diễn ra chính phủ Việt Nam đã nhận được rất nhiều đề nghị giúp đỡ kỹ thuật cũng như phương tiện để khắc phục từ Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Đức cũng như Nhật Bản tuy nhiên hầu như tất cả các đề nghị ấy đều bị từ chối mà không đưa ra lý do nào cả. Trong khi kỹ thuật phân tích của Việt Nam rất yếu và thiếu, từ chối những để nghị này là tiền đề làm cho người dân nghi ngờ thiện chí của chính phủ và nhất là Bộ Tài nguyên Môi trường, nơi trực tiếp chịu trách nhiệm trước và sau khi thảm họa xảy ra. Theo PGS-TS Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam thì theo thời gian biển có thể tự làm sạch, tuy nhiên vì kim loại nặng không thể tự phân hủy nên khi chưa làm sạch kim loại nặng thì nguy cơ nhiễm độc vẫn còn. Người ta còn nhớ ngày 26 tháng 4 sở Tài nguyên Môi trường của tỉnh Thừa Thiên Thiên Huế cho biết kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lăng Cô và cửa biển Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhiều lần. Kim loại nặng lắng sâu dưới lớp trầm tích và muốn làm sạch nó phải tốn kém thời gian lẫn tiền bạc. Với 209 cây số bờ biển bị nhiễm độc cần phải hút hàng ngàn tấn trầm tích. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu dùng phương án này thì sẽ phải huy động các tàu hút để thực hiện. Sau đó sẽ phải tạo ra các hố rất to và sâu để chôn trầm tích, đồng thời sẽ tiến hành các công đoạn xử lý, chôn lấp an toàn. Có làm như thế thì mới trả lại sự trong sạch cho biển. Chính phủ chưa có bất cứ một động thái nào để nghiên cứu sâu về kim loại nặng, mà đây mới là nguy cơ tiểm ẩn cho sinh thái biển Việt Nam. Kim loại nặng không thể tự chúng phân hủy và cho tới khi nào vấn đề này chưa giải quyết thì chưa thể nói biển đã sạch như Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định. Thêm vào đó, hiện nay cá vẫn chết mặc dù mức độ ít hơn. Có hai cách giải thích tại sao tới nay vẫn còn tình trạng cá chết, thứ nhất môi trường biển bị nhiễm độc quá nặng sau gần 5 tháng cá vẫn tiếp tục bị tác động của các độc chất, thải ra từ Formosa trước đây. Thứ hai hiện nay cá tiếp tục chết do nhà máy Formosa vẫn được phép hoạt động và xả thải tuy ít hơn trước nhiều lần nhưng tác hại môi sinh vẫn tiếp tục tiêu diệt cá với mức độ nhẹ hơn. Cuộc chiến còn dài Là chứng nhân của các vụ cá vẫn chết hiện nay, ông Đặng Việt Hoa một ngư dân sống tại Đông Yên cho biết: “Theo tôi thì cái đó chưa có xác quyết nào cả. Bộ Môi trường nói vậy nhưng hiện bây giờ một số cá vẫn tiếp tục chết. Đặc biệt là vào ngày 17 thấy cá ở biển gần sát với Formosa đấy, chỗ tôi ở đấy có một số cá đang bơi bị sần sùi lở loét, rồi sáng ngày 18 thì tôm và các loại khác chết tấp vào bờ rất nhiều thành ra Bộ Môi trường thông báo thì đó là việc của họ còn theo người dân chúng tôi không thể xác quyết được. Cái đặc biệt nữa là nghề nghiệp bây giờ trong bà con làm nghề chài lưới ngay vùng biển ấy bây giờ không có gì bảo đảm, chỉ có cá nổi thôi còn cá ở tầng đáy ở tất cả các khu vực ấy thì không có nữa. Chúng tôi là những ngư dân sống ngay đó và chuyên sống với biển thì nhận định rằng chưa thể khẳng định môi trường trrong sạch để hành nghề được. Hôm qua chính một cán bộ tỉnh họ chuyên ngành về vụ này thì họ cũng nói đây là một cuộc chiến còn rất lâu dài.” Cá ở tầng đáy mà ông Đặng Việt Hoa nhắc tới không còn nữa vì lý do kim loại nặng đã tiêu diệt chúng. TS Nguyễn Xuân Diện cũng quan tâm về vấn đề này trên các thông tin mà báo chí có được trong cuộc họp báo, ông cho biết: “Hôm nay thì có một câu chốt cuối cùng mà báo Dân Trí và Lao Động có đưa ra đó là chưa biết cá biển đánh lên thì đã ăn được chưa, đấy là câu chốt. Tức là hiện nay cá biển vẫn chưa có thể ăn được, và chưa ăn được thì ngư dân chưa ra khơi vì ra khơi đánh cá mà cá không ăn được thì đánh cá làm gì? Vì vậy nói tóm lại phải khởi tố Formosa." Ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban phát triển thủy sản thuộc hội Nghề cá Việt Nam nhận định sau khi nghe tin này: “Cho đến thời điểm ngày hôm nay thì những người làm nghề cá và những người làm nghề phục vụ cho những người đánh cá cũng chưa phục hồi được tình trạng sản xuất. Chúng tôi rất quan tâm về thông báo này nhưng chúng tôi sẽ lấy toàn bộ văn bản để nghiên cứu rồi sau đó Hội nghề cá mới chính thức có ý kiến trong một vài ngày tới.” Trong hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Miền Trung sẽ có cả thép, cả cá, và cả môi trường biển xanh, sạch, đẹp, an toàn. Để chứng minh lời nói của mình, sau buổi họp báo Bộ trưởng đã cùng với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị xuống tắm ở bãi biển Cửa Việt thuộc huyện Gio Linh, Quảng Trị. Nhận định về động thái này TS Nguyễn Xuân Diện nhận xét: “Cái chuyện nhảy xuống tắm biển hôm nay cũng chỉ là một trò diễn thôi vì trước đó các ông ấy cũng tắm mà có ai tin đâu. Lần trước các ông cũng tắm và biển vẫn độc đấy chứ?” Bên cạnh khủng hoảng môi trường là khủng hoảng truyền thông của chính phủ do đưa ra những nhận định thiếu nhất quán và khoa học đã làm cho người dân không còn tin tưởng vào các phát ngôn của nhà nước. Trước đây mặc dù báo chí đã dẫn ra các thông số về phenol có trong cá tại miền Trung nhưng các nhà khoa học của chính phủ lại xác định phenol không gây nguy hại cho sức khỏe nếu liều lượng thấp. Trong vụ Formosa cũng vậy, không truyền đi thông tin đầy đủ và minh bạch về nhà máy này cũng làm cho người dân mất phương hướng dẫn đến mất tin tưởng vào chính sách đối với Formosa và từ đó mọi chứng minh, kết quả hay lời hứa nào của chính phủ cũng đều bị trí thức và dân chúng lẫn báo chí đặt câu hỏi. Hôm nay, câu hỏi “biển miền Trung đã thật sự sạch hay chưa?” vẫn quanh quẩn trong mọi câu chuyện thường ngày khi nhắc lại chữ Formosa hay “thảm họa” do nó gây ra.
  24. Một giáo sư trong nhóm đánh giá môi trường biển tại miền Trung Việt Nam nói vẫn “chưa nên ăn cá” tại khu vực xảy ra thảm họa cá chết, sau khi có kết quả nghiên cứu. Thảm họa cá chết hàng loạt đã khiến xảy ra một số vụ biểu tình Sáng 22/8 ở Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã thông báo về kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra tại bốn tỉnh ven biển miền Trung. Trả lời BBC Tiếng Việt sau hội nghị, Giáo sư Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận, nói: “Hàm lượng Phenol trong các màng bám trong trầm tích ở rạn san hô, đá ngầm, so giữa tháng Tư và tháng Bảy đã giảm 90%. Hàm lượng xyanua và sắt đều giảm, nhưng hàm lượng sắt giảm chậm hơn.” Giáo sư Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội, có mặt ở cuộc họp, đại diện nhóm tác giả nghiên cứu kết quả hiện trạng môi trường biển tại bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Ông nói: “Hàm lượng xyanua và sắt trong nước nhìn chung là có xu hướng giảm. Ví dụ xyanua giảm liên tục tháng Năm, Sáu, Bảy. Còn phenol từ tháng Tư đến tháng Sáu lại tăng lên và sau đó đến tháng Tám lại giảm xuống. Các hợp phần kim loại khác biến động không rõ và không nhiều lắm.” BBC hỏi ông vì sao hàm lượng phenol đột ngột tăng lên trong tháng 6/2016, giáo sư Nhuận cho biết: “Tháng 6 phenol tăng đột ngột vì liên quan đến lượng phenol trong trầm tích nó giảm, gọi là nhả hấp thụ. Phenol lưu ở trên trầm tích, do quá trình Formosa thải vào. Theo thời gian thì nó nhả hấp thụ, nhả vào môi trường nước và gây tăng.” Giáo sư - tiến sỹ Mai Trọng Nhuận là người đại diện nhóm nghiên cứu công bố kết quả tại Quảng Trị sáng 22/8 “Khi lượng phenol giảm đến 90% rồi thì lượng phenol sẽ giảm đi. Và trong tháng Tám chúng tôi dự báo theo thời gian nó sẽ tiếp tục giảm đi. Lượng phenol không được thêm vào nữa do giám sát tương đối chặt chẽ với nguồn chính là từ Formosa đã được kiểm soát.” Các đơn vị nghiên cứu này lấy mẫu nước biển từ ngoài khơi 1,5km trở vào đất liền. Chưa có cá lớn Tại hội nghị sáng 22/8 được truyền hình trực tiếp qua nhiều kênh, một số nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về việc mới chỉ có cá con xuất hiện trở lại, chưa có cá kinh tế. Giáo sư Mai Trọng Nhuận nói: “Trong thời gian thảm họa xảy ra thì không một con cá nào sống, không một con cá bé nào đến. Nhưng đến cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy, thì cá bé, nhỏ lắm, chỉ vài cm đã quay trở về, nhưng chưa phát hiện được cá lớn." “Bởi vì cá lớn trong vùng bị hủy diệt hết rồi. Thứ nữa, cá con mới bắt đầu xuất hiện. Phải đủ lượng cá con và môi trường tầng đáy tương đối an toàn thì cá lớn mới trở về. Ở thời điểm này, theo chúng tôi hiểu là mồi chưa đủ, thực ra mới hồi phục. Thực ra chưa hồi phục hoàn toàn đâu. Ảnh chụp vẫn thấy các cái màng keo tụ, sắt với phenol vẫn còn. Cá nhạy cảm vẫn chưa về đâu. Hi vọng thời gian sắp tới nó sẽ giải hấp hết phenol thì cá mới quay trở về.” Thời điểm thực hiện lấy mẫu thí nghiệm là từ giữa tháng 4/2016, và đến tháng 5/2016, 6/2016. Việc lấy mẫu nước ven bờ do các tỉnh địa phương thực hiện. Còn các nhà nghiên cứu từ trung ương khảo sát ở độ sâu, cách bờ 1,5km, Giáo sư Nhuận cho biết. Công ty Formosa xin lỗi trong cuộc họp ngày 30/6 tại Việt Nam Bên cạnh đó, BBC cũng phỏng vấn một chuyên gia người Đức, tiến sỹ Friedhelm Schroeder thuộc trung tâm khoa học Helmholtz Geestacht (Đức), người cũng tham gia khảo sát thảm họa môi trường này tại Việt Nam. Ông cho biết ông không thể lấy mẫu và đưa về phân tích vì ông cần đến những thiết bị tinh vi mà ông không thể tiếp cận. Tuy nhiên, vị tiến sỹ này nói với BBC ông “tin tưởng” kết quả. Chưa đủ căn cứ ‘ăn cá’? Ông Mai Trọng Nhuận mô tả các kết luận: “Theo các tiêu chuẩn của môi trường Việt Nam, các thông số đó đều thấp hơn chuẩn cho phép và đạt quy chuẩn cho bãi tắm, thể thao dưới nước, an toàn.” Sự cố môi trường cá chết xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam BBC hỏi về độ an toàn khi ăn cá, giáo sư Nhuận trả lời: “Do rạn san hô mới bắt đầu hồi phục, cá con mới bắt đầu trở về, ở khía cạnh bảo tồn không nên đánh bắt cá con, để nó hồi phục hệ sinh thái.” “Thứ hai là chưa có đủ căn cứ nói cá ấy có ăn được không. Cho nên khuyến cáo là không nên đánh bắt cá con trong phạm vi 15km trở về. Nếu có đánh tốt nhất là đánh vùng ngoài khơi vừa ít bị tác động, vừa đảm bảo đa dạng sinh học được bảo tồn. Đấy là khuyến cáo người dân.” Tiến sĩ Friedhelm Schroeder cũng nhận định: “Về những loại cá tự nhiên bắt được sẽ cần phải có kiểm tra lượng phenol trước khi ra chợ. Tuy nhiên, khả năng cao là chúng sẽ ổn trong vài tháng tới.” Vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam từ tháng 4-6/2016, dẫn đến một số cuộc biểu tình tại các nơi này và hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Cuối tháng 6/2016, chính phủ Việt Nam kết luận Formosa là công ty xả thải ra biển gây thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung. Nhiều ngư dân bốn tỉnh miền Trung không thể đánh bắt cá, hoặc phải bán cá với giá rẻ khi lên bờ do người mua lo ngại cá nhiễm độc. Tóm tắt kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ngày 22/8: "1. Quan trắc đánh giá hiện trạng, diễn biến và mức độ ô nhiễm của môi trường biển và các hệ sinh thái biển và ven biển bốn tỉnh miền Trung đã áp dụng các quy trình, phương pháp trên cơ sở khoa học, đúng theo quy định của Việt Nam và phù hợp quốc tế. 2. Về chất lượng môi trường và hệ sinh thái: a) Chất lượng môi trường nước biển và trầm tích biển tại các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. b) Tại các khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương - Hà Tĩnh (diện tích khoảng 300 km2), cửa Nhật Lệ - Quảng Bình (diện tích khoảng 330 km2), hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế (diện tích khoảng 160 km2), do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn so với các khu vực khác, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cần tiếp tục được quan trắc và giám sát chặt chẽ, thường xuyên. c) Với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm theo thời gian. d) Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường bị suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh học và quy mô, nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực. 3. Về chất lượng hải sản đánh bắt: Theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, từ 28/4/2016 đến 8/8/2016, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy: hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian. Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát hải sản đánh bắt tại các vùng biển an toàn đã được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường biển, đặc biệt giám sát chặt chẽ nguồn phát thải từ Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, kết nối dữ liệu, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng công nghệ hiện đại trong giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường biển." (BBC)
  25. Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn: “Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu…”. Đứa trẻ vừa lọt lòng cũng phải đóng đủ các loại quỹ. Không nộp thì... bị lùng sục, biên phạt, tịch thu... như trấn lột. Mẹ con chị Toàn phải làm thêm mới có tiền sống, tiền làm ruộng chỉ đủ để đóng góp cho xã (Ảnh Soha) Cách đây 31 năm, tôi có đọc phóng sự “Cái đêm hôm ấy... đêm gì?” của nhà văn Phùng Gia Lộc trên báo Văn Nghệ về chuyện bắt nợ - thu sản ở Thanh Hóa chẳng khác gì nạn thu tô bắt thuế thời thực dân đế quốc. Tiếng kẻng liên hồi giục giã, tiếng loa phóng thanh hết cỡ, rồi: “Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹc như bị chọc tiết ở các nhà gần quanh...”. Xe đạp, phích, xô, lợn gà, bàn tủ, chum vại... bắt hết. Đến cả lúa giấu trong áo quan “các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!” và lúc “bà con thương mà chạy đến để ăn lưng cơm sốt”, cán bộ xã cũng không tha. Lương tâm nhà văn lên tiếng, đòi hỏi, Phùng Gia Lộc đã “không còn có thể che giấu nỗi đau của nhân dân bất hạnh”. Xót xa và phẫn nộ, nhiều người tỏ thái độ muốn băm vằm đám cường hào mới xuất hiện ở nông thôn. Xã hội càng phát triển, văn minh, chuyện bất công ngang trái làm sao qua mắt được thế giới truyền thông, thì chuyện đóng góp phí, quỹ vô lý, lạm thu, tận thu bất công với cả “mùa sưu thuế kinh hoàng” từ hơn 30 năm trước tưởng rằng đã tiệt nọc và chỉ còn là nỗi buồn trôi về dĩ vãng, thì chuyện tương tự ở nông thôn Thanh Hóa vẫn cứ ngang nhiên xảy ra ngay đầu thế kỷ 21 này. Trong danh sách này có cả khoản thu đóng góp nghĩa địa của một đứa trẻ Thì đây, ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa: “Thông báo của thôn Thái Hòa, xã Hưng Lộc, gửi cho chủ hộ Đ.T.S, thôn đã liệt ra tất thảy 20 khoản thu mà gia đình phải đóng. Gia đình bà S. có 6 khẩu, lần thu này bà phải nộp hơn 2,8 triệu đồng”. Có những gia đình nộp đến 4 - 5 triệu đồng quỹ, phí. Nông dân nghèo nuôi con ăn học, lấy đâu tiền đóng các loại “sưu thuế hãi hùng” ấy? Không đóng thì bắt nợ, tịch thu đồ đạc, đưa lên loa truyền thanh bêu riếu tên tuổi. Tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, ngay cả gia đình liệt sỹ do khó khăn, không đủ tiền đóng góp nên bị xã cắt hộ nghèo. Gia đình liệt sỹ thuộc diện chính sách, lẽ ra phải được ưu tiên, được quan tâm chăm sóc. Song họ nhẫn tâm lạnh lùng với cả gia đình có người đổ xương máu cho độc lập tự do của Tổ quốc. Tôi đồ rằng trong chiến tranh, cái đám lý trưởng mới này không trốn lính thì cũng đào ngũ. Đúng là trẻ không tha già không thương, đường đường là gia đình liệt sỹ cũng chẳng được nể nang, sẵn sàng biên phạt! Còn chị Toàn ở làng Thành Liên, xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa trồng lúa cả năm trên 2 sào ruộng, nếu nhịn ăn, bán sạch thóc cũng chỉ được 3 triệu đồng, nhưng đóng góp cho thôn xã 2 triệu đồng, số còn lại chi tiêu cho giống má, phân gio liệu có đủ? Bày ra các loại phí, quỹ rồi lùng sục, tịch thu tất, nếu như không nộp đủ: “Đoàn công tác đã quyết định "xuống tay". Mấy người chạy bổ vào nhà sục sạo, tuy nhiên, chẳng có vật dụng gì đáng tịch thu”. Chị Toàn trên chiếc giường đã từng bị tịch thu do chị không nộp đủ các loại tiền đóng góp (Ảnh Soha) Nếu anh Dậu giữa mùa sưu thuế nhảy ra khỏi những trang tiểu thuyết Tắt Đèn cũng phải ngạc nhiên vì lại bắt gặp trương tuần, lý trưởng ở ngoài đời. “Không tìm được cái gì đáng giá, mấy người ấy chực quay ra thì ông trưởng thôn lại lao vào. Ông ấy tháo chiếc giường mà vợ chồng cùng hai con của tôi đang nằm”. Cái giường cũ duy nhất của vợ chồng chị Toàn bị cánh tuần đinh mới tịch thu nên vợ chồng con cái chỉ còn cách trải chiếu nằm đất. Mùa hè còn chịu được, chứ mùa đông bị nhiễm lạnh không viêm phổi thì cũng chết vì giá rét. Nếu trong nhà không có vật dụng quý nhất là cái giường, thì vợ chồng người nông dân đáng thương này có bị đám tuần đinh mới xông vào trói gô cổ như anh Dậu không? Ở Hải Lộc, Hậu Lộc “có gia đình còn bị "tổ công tác đặc biệt” bốc mất mấy tấm ván canh”. Tấm ván canh là gỗ mua sẵn dành cho người già chết thì đóng quan tài. Cái thời 31 năm về trước trương tuần của “Cái đêm hôm ấy... hôm gì?” chỉ trấn lột thóc, để lại cái áo quan cho mẹ nhà văn Phùng Gia Lộc, xem ra vẫn còn nhân đạo hơn bọn cường hào mới bây giờ lấy cả tấm ván canh lo hậu sự của người già. Ông Lê Văn Cuông - cựu đại biểu Quốc Hội cũng xót xa: “... Mùa sưu thuế hãi hùng ở Hậu Lộc cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của bộ phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn minh”. Ông Cuông kể một câu chuyện người dân khốn khổ: “... do không đóng đủ tiền giao thông nông thôn, một chị nông dân đã bị chính quyền thôn, xã đến cưỡng bức bắt con bò mới mua để cày ruộng, sau đó bán cho người khác. Con chị đó đến ngăn thì bị họ đánh, phải đi bệnh viện”.Chuyện khó tin mà đã là sự thật ở làng quê Việt Nam. Ở đây chính quyền thôn xã có hai cái sai: Một là, áp đặt ra quá nhiều khoản thu quỹ, phí nặng nề, vô lý. Người nông dân è cổ còng lưng gánh các loại phí thực ra là bị bóc lột một cách ngọt ngào, tinh vi mà không biết. Chúng ta đang phấn đấu đến một xã hội sống và làm việc theo pháp luật tiến bộ. Chắc hẳn những người lãnh đạo ở thôn xã phải hiểu luật hơn người dân bình thường. Bà Thi, một người nông dân cho biết mình cũng phải đóng góp nhiều khoản vô lý Hiểu luật mà làm trái luật sẽ sinh ra nhũng nhiễu, phiền hà, hành xử tùy tiện. Hai là, áp đặt lạm thu, tận thu không đạt được kết quả thì cưỡng chế, ép buộc bằng các biện pháp mạnh chả khác gì trấn lột. Người dân nghèo, chân yếu tay mềm, không có khả nặng tự vệ bị “đè đầu cưỡi cổ”, kêu trời trời chẳng thấu, kêu đất đất chẳng hay. “Họ đến đông lắm, cả trưởng làng, phó làng cùng các cán bộ ở làng. Có cả các anh công an xã nữa", chị Toàn kể lại. Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13 đau xót kêu lên: “... có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như lý trưởng, chánh tổng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào mới thì mới o ép dân đến như thế". Nhà triết học khai sáng của nước Pháp Rousseau nói rằng: “Trong mọi trường hợp, sự trừng phạt thường xuyên là dấu hiệu yếu ớt và chểnh mảng của chính quyền”. Xã hội thối nát thì nhà tù nhiều hơn trường học, bạo lực cũng đồng nghĩa với... bất lực. Xã hội đại đồng là thôn cùng xóm vắng cũng vang tiếng hát cười, chứ không phải tiếng khóc than. Cái cách tận thu, lạm thu và trấn lột, trừng phạt của chính quyền xóm xã một số nơi ở Thanh Hóa là một minh chứng cho sự yếu ớt và bất lực. “Chiến thắng” nhân dân bằng bắt bớ, thu phạt vô lý chỉ làm cho nỗi bất bình, mâu thuẫn làng quê tăng cao. Bần cùng hóa cũng bắt đầu từ sự bóc lột tinh vi này. Lạm thu, tận thu, bày đặt ra nhiều loại phí nhưng ai biết hiệu quả sử dụng sẽ ra sao? Hay chỉ là trấn lột rồi chia chác? Sự việc nghiêm trọng đến mức ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã yêu cầu Bí thư huyện ủy Hậu Lộc kiểm tra ngay và báo cáo. Ông Chiến khẳng định: "Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là phải bãi bỏ ngay những khoản thu không đúng các quy định của Nhà nước. Đối với các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện có vi phạm trong việc này thì sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật". Trống pháp đình đã điểm rồi. Tiếng trống ấy có vang đến tai đám cường hào mới ở nông thôn Thanh Hóa hay không? Có cất lên cùng lúc với lưỡi dao cẩu đầu trảm hay chỉ là đánh trống bỏ dùi thì vẫn còn phải chờ đợi. Chờ đợi và hy vọng! Nhà văn Sương Nguyệt Minh (Tuổi Trẻ Đời Sống)

×
×
  • Create New...