Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'vấn đề hôm nay'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Thông thường, những ai viết báo nói sự thật trái với ý tuyên giáo đều cho là phản động cho dù những thông tin trong các bài viết dựa vào các báo trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân Trí, Vietnamnet. Hôm nay, không ai có thể gán danh xưng phản động cho bài viết này vì hoàn toàn dựa vào thông tin chính thức của báo Nhân Dân tiếng nói chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trở lại sự kiện xãy ra trong cuộc họp báo của nhà nước csvn ngày 30/6/2016. Trong cuộc họp báo này nhà nước xác nhận Formosa là thủ phạm gây ra vụ cá chết Miền Trung và chấp nhận lời hứa bồi thường 500 triệu USD sau đó phổ biến một video quay sẳn ban lảnh đạo Formasa cúi đầu xin lỗi như một hình thức nhận tội. Qua sự việc này có nhiều câu hỏi đặt ra cần được sáng tỏ như sau: 1)- Việc xin lổi của tập đoàn Formosa có thành tâm hay không khi thực hiện video ở phòng kín rồi giao cho nhà nước phổ biến mà không công khai xin lổi trực tiếp trong cuộc họp báo, trước quốc hội đại diện cho người dân? Trong khi ngay buổi sáng ngày 30/6 Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành phổ biến văn bản có nội dung: Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam. 2)- Bản chất sự kiện: Formosa là thủ phạm gây ra vụ cá chết miền Trung là một vi phạm hành chánh hay vi phạm luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế? a/- Nếu đây là một vi phạm hành chánh, nhà nước Việt Nam chưa trưng ra biên bản vi phạm của công ty Formosa để tuyên phạt Formosa 500 triêu USD. Và nếu đây là tiền phạt vì vi phạm hành chánh thì số tiền này phải sung công quỷ tại sao lại tuyên bố đây là tiền bồi thường cho sự thiệt hại của người dân? b/- Nếu đây là một sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam thì thẩm quyền xét xử phải là tòa án và vụ việc phải được khởi tố theo trình tự của luật tố tụng hình sự kể cả dân sự . Vụ việc chưa được khởi tố nhà nước Việt Nam với tư cách gì đứng ra nhận lời hứa bồi thường 500 triệu USD của Formosa? Người dân trong bốn tỉnh miền Trung là đối tượng bị thiệt hại trực tiếp chưa hề được hỏi ý kiến. Trên cơ sở luật pháp nào mà nhà nước là cơ quan hành pháp cấp phép hoạt động cho Formosa, lại tước đoạt quyền tài phán của tòa án không khởi tố vụ kiện Formosa , ngoài ra còn tước đoạt quyền khiếu kiện người dân để đứng ra nhận lời hứa bồi thường của Formosa? 3)- Trên cơ sở nào để nhà nước chấp thuận lời hứa của Formosa bồi thường 500 triệu USD trong khi chưa có biên bản kết luận điều tra thiệt hại của người dân bốn tỉnh miền Trung trong hiện tại và lâu dài khi biển chết. Chưa có đánh giá thiệt hại của các ngành nghề liên quan như du lịch, kinh tế, y tế, xã hội, kể cả uy tín của Việt Nam trên thương trường quốc tế ? Theo báo Nhân Dân điện tử ngày 3/7/2016 có bài viết: Mất bao lâu thì biển miền trung sẽ phục hồi? TS Vũ Đức Lợi là một trong các nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ Việt nam nhận định chính thức rằng: “Phải mất ít nhất 50 năm sau, hệ sinh thái biển ở bốn tỉnh này mới phục hồi lại như hiện trạng ban đầu” http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/moi-truong/item/30038902-mat-bao-lau-thi-bien-mien-trung-se-phuc-hoi.html Sự đánh giá này dựa trên cơ sở vật chất hiện hữu và hiện tại Formasa chưa đi vào hoạt động. Nếu trong thời gian tới Formosa được đi vào hoạt động chính thức và xã thải hằng ngày với công suất cao thì mức độ thiệt hại lại gia tăng thêm theo cường độ xã thải và theo thời gian kéo dài 70 năm thì Việt Nam phải mất bao nhiêu thế kỷ để hệ sinh thái biển mới phục hồi lại như hiện trạng ban đầu? Nhà nước Việt nam nhận lời hứa đền bồi 500 triệu đô la của Formosa để cho qua vụ kiện và tiếp tục để cho Formosa hoạt động. Thế nhưng theo luật pháp Việt Nam và Quốc tế những người bị thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp về vụ cá chết trong hiện tại và trong suốt thời gian dài 70 năm vẫn có quyền khởi tố Formasa ra tòa án Việt nam hay quốc tế. Sự việc này sẽ xãy ra và chắc chằn sẽ xãy ra (với áp lực của quốc nội và quốc ngoại) thì hóa ra nhà nước Việt Nam chính là kẽ lừa đảo Formosa với số tiền 500 triệu đô la với cam kết cho chìm xuồng vụ cá chết mà không hoàn thành. Tóm lại qua trình bày trên cho thấy nhà nước Việt nam dưới sự lảnh đạo trực tiếp của đảng Cọng sản Việt Nam đã bất chấp sự phân quyền của hiến pháp, đứng trên luật pháp, ngang nhiên tước bỏ quyền lợi của dân tộc Việt nam trong hiện tại và tương lai để chấp thuận cho Formosa được hoạt động trong bất cứ tình huống nào chỉ với cái giá 500 triệu đô la. Đây là kết luận chính thức của đảng csvn sau khi Nguyễn Phú Trọng tham quan Formosa trong thời điểm cá chết, sau ba tháng im hơi lặng tiếng. Rồi đây dân chúng sẽ phải nổi lên phản ứng trước sự thiệt hại của cá chết với sự ngang nhiên xã độc của Formosa . Phải chăng đảng csvn đang đem chính sinh mệnh chính trị của mình thách thức với toàn dân tộc Việt Nam với giá 500 triệu đô la? Một bài toán đầy ngu xuẩn. Đốc Nguyễn (Việt Báo)
  2. Anh Vũ, thông tín viên RFA 2016-07-03 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội. Courtesy baogiaothong.vn 00:00/00:00 Đánh giá về kết quả cuộc họp báo của Chính phủ công bố nguyên nhân sự cố môi trường ở miền Trung với đánh giá khác nhau và chưa thuyết phục được dư luận xã hội. Dư luận nói gì về vấn đề này? Chưa thuyết phục? Kết thúc buổi họp báo công bố nguyên nhân về thảm họa ô nhiễm biển ở 4 tỉnh Miền Trung của Chính phủ Việt Nam, dư luận xã hội đã đặt nhiều câu hỏi về kết quả của cuộc họp báo và nhận xét rằng đó là sự thỏa thuận thiếu tính thuyết phục của cả 2 bên Việt Nam và Formosa Hà tĩnh. Nhận xét về kết quả của cuộc họp báo Chính phủ ngày 30/6/2016, TS. Nguyễn Xuân Diện đánh giá: “Theo các nhà quan sát họ cho rằng, một vụ việc lớn như thế này thì không thể công nhận chỉ bằng một cuộc họp báo như vậy. Việc đền bù thế nào thì cần phải dựa trên cơ sở pháp lý và vào các báo cáo đánh giá khoa học về những thiệt hại, bằng các con số cụ thể chứ không thể dựa vào sự cảm tính. Và người dân cũng không thể chấp nhận số tiền đề bù 500 triệu USD, đó chỉ là muối bỏ bể. Chính phủ Việt Nam cũng như các quan chức các bộ ngành đang hả hê và cho rằng đây là một thắng lợi lớn của Chính phủ. Song tôi nghĩ rằng thật ra đây không phải là một thắng lợi lớn, mà đây chỉ là một sự thỏa hiệp trên tinh thần sự cảm tính.” Từ Sài gòn, Nhà báo Nguyễn An Dân thấy rằng, trong phát biểu của đại diện của Formosa có nói "Chúng tôi tôn trọng cuộc điều tra của nhà chức trách Việt Nam", theo ông đây là một sự nhận lỗi hoàn toàn miễn cưỡng, khó có thể nói là một sự đồng thuận. Ông giải thích: “Điều đó cho thấy họ đã phải miễn cưỡng nhận tội, chứ không phải họ thấy sai mà họ nhận tội, có nghĩa là vì phía chúng ta kết luận như thế nên họ phải chịu như vậy. Cái đó nó hoàn toàn khác với sự tự nguyện nhận lỗi, chừng nào họ nói rằng: Bất kể góc nhìn của pháp luật Việt Nam như thế nào, nhưng Formosa cũng tự thấy mình có trách nhiệm trong vấn đề này, thì cái đó mới là thật tâm. Kể cả việc, cho dù lỗi thuộc về nhà thầu phụ nhưng anh là chủ đầu tư thì anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật của nước sở tại.” Từ Hà nội, Nhà văn Phạm Viết Đào giải thích về lý do dư luận xã hội và người dân không tin. Ông nhận định: " Tôi nghĩ rằng việc dư luận trong nước cho rằng các nhà đầu tư Đài Loan tuy cúi đầu nhận lỗi nhưng không tâm phục, khẩu phục là vì việc xử lý vấn đề này không theo luật và cơ sở luật pháp. Tôi không hiểu Chính phủ căn cứ vào đâu để bắt họ bồi thường khoản tiền ấy, dù nó không nhỏ? Chính vì họ không sử dụng luật pháp một cách minh bạch nên Formosa họ không chịu do bị bắt buộc, vì thế nên mới có dư luận này kia”. Đánh giá về phát biểu của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khi cho rằng, hy vọng nhân dân Việt Nam sẽ có thái độ khoan hồng, độ lượng, thể hiện sự cao thượng đối với Formosa. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội. TS. Nguyễn Xuân Diện nói: “Việc ông Bộ trưởng Chủ nhiệm VP Chính phủ Mai Tiến Dũng nói rằng cần phải khoan hồng cho Formosa, thì tôi nghĩ rằng, ở đây không có chuyện khoan hồng, vì làm ăn kinh tế thì chỉ có luật thôi. Và các tổn thất rất lớn của các ngư dân không thể nào mà nói xuê xoa bằng mấy câu mang tính chất ma mị như thế được. Vì thế tôi nghĩ rằng, nhân dân VN sẽ không đồng ý với sự khoan hồng này!” Nhà văn Phạm Viết Đào bình luận: "Tôi nghĩ đây là Việt Nam đang mở cửa, kêu gọi đầu tư thì cũng phải có luật pháp, chứ không phải anh cứ dựa vào quan hệ rồi các anh ấn định bắt họ trả, không trả không được. Người ta cho rằng phát biểu này là không đúng, mà phải căn cứ vào luật pháp. Có như thế thì thủ phạm mới tâm phục khẩu phục, đồng thời mới yên dân được.” Không kết thúc đơn giản? Tuy vậy, Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng đây là một kết luận khôn khéo của Chính phủ Việt Nam. Ông theo ông vụ việc bê bối này của Formosa sẽ không kết thúc đơn giản như nhiều người nghĩ. Ông giải thích: “Chính phủ Việt Nam vì để giữ quan hệ ngoại giao, nên họ không thể tuyên bố là tôi tha bổng hay kết tội anh được, vì trên nguyên tắc nêu không phải là Tòa án thì anh không được phép nói điều đó. Có nghĩa là phía Việt Nam đã chừa đường lùi cho Formosa, để cho họ tỏ thiện chí hơn nữa trong vấn đề khắc phục sai phạm mà không đẩy các bên đi đến căng thẳng. Cũng như Chính phủ Việt Nam để bỏ ngỏ điều Chính phủ không hoàn toàn loại trừ việc khởi tố để trấn an dân chúng. Ở đây vấn đề dư địa vấn đề xử lý hậu Formosa hoàn toàn còn có đường lùi cho các bên. Do vậy đây là vấn đề khởi đầu, chứ chưa phải là kết thúc cho Formosa, mà 2 bên vẫn còn đất diễn.” Nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng cần phải xử lý thật nghiêm tất cả các đối tượng có liên quan đến sự cố môi trường này, kể các các quan chức có các phát biểu vô trách nhiệm đối với dân chúng. Ông khẳng định: "Trong vụ này cần phải xử nghiêm, theo tôi lãnh đạo Bộ trưởng Bộ TN&MT phải chịu trách nhiệm, vì họ là tác giả của luật thì tại sao họ không hiểu luật và đưa luật vào? Kể cả các việc các ông ấy kêu gọi dân đi tắm biển, ăn cá như thế là vô luật pháp, một sự quá quắt như thế có nghĩa là sao?” Nói về các hành động cần thiết của các giới trong xã hội, cũng như người dân 4 ở tỉnh miền Trung, nếu như nhà nước không chịu đáp ứng cũng như giải quyết sự cố môi trường lần này cụ thể, hiệu quả và minh bạch. TS. Nguyễn Xuân Diện bày tỏ: “Nếu chỉ đề bù có 500 triệu USD thì là quá nhỏ bé, thứ 2 đó chưa phải là cơ sở pháp lý. Vì thế tôi và một số nhân sĩ trí thức đã kêu gọi các luật sư cùng với các nhà quan sát, các nhà phản biện yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải khởi tố hình sự vụ án Formosa này. Thứ 2 là phải tìm cách giúp đỡ cho trên dưới một triệu ngư dân và những người chịu ảnh hưởng trực tiếp thuộc 4 tỉnh miền Trung khởi kiện ra Tòa Án Quốc tế, vì chúng tôi không còn tin các Tòa Án ở Việt Nam nữa. Thứ 3 là, vì đây là vấn đề lớn nên tôi yêu cầu phải quốc tế hóa vấn đề thảm họa môi trường này để tranh thủ dư luận quốc tế.” Trong bài viết "Quê hương này không để bán", NS Tuấn Khanh đã viết rằng "Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam, giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa. Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha thứ…”và tác giả đã đặt câu hỏi “… những nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD ấy?”
  3. FORMOSA Vụ ô nhiễm và cá chết hàng loạt ven biển miền Trung như làm cho cái nóng đầu mùa hè năm nay thêm dữ dội. Lòng người dân nóng bỏng khi thấy các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương vào cuộc chậm chạp và các thông tin về nguyên nhân sự cố thì cứ úp mở trì hoãn chậm công bố. Cái gì phải đến đã đến, Chính phủ đã tổ chức họp báo chiều ngày 30/6 công bố nguyên nhân và thủ phạm gây nên thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung vừa qua là công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (FHS). Để cập nhật thông tin, sáng ngày 2/7, tôi đã đi khảo sát thực tế ở FHS và lắng nghe ý kiến của người dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nhà máy đã cho công nhân nghỉ làm việc 1 tuần, không tiếp khách, ngoài cổng chính rất nhiều công an và cảnh sát cơ động, đề phòng bạo loạn như đã từng xảy ra năm 2014. Người bạn, cán bộ địa phương đưa tôi đến cổng nhà máy FHS. Nhờ đã hẹn trước, chúng tôi ngồi trên ô tô của đại úy cảnh sát trực tiếp lái đi vòng quanh khu vực nhà máy. Trên đường đi, phải qua nhiều cổng gác, kiểm soát rất nghiêm ngặt. Cơ sở hạ tầng ở đây đang được xây dựng ngoài nhà máy, là bệnh viện, trường học, đường xe lửa, cầu cảng rất bề thế. Có thể nói chính quyền địa phương đã có bài học kinh nghiệm nên chủ động có các giải pháp ứng phó thích hợp, làm tốt công tác dân vận, và nhờ ý thức của người dân nên tình hình trong và ngoài khu vực của nhà máy vẫn ổn định. Ngẫm suy, đối với thảm họa khủng khiếp về cá chết ở miền Trung, cái khôn khéo của chính trị là phải ở chỗ nắm được ý nguyện của dân và dương cao ngọn cờ "sự thật". Việc tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây cá chết ở miền Trung là FHS giải tỏa nhiều “ẩn khúc” gần 03 tháng qua. Từ chỗ bị động, lúng túng, phát ngôn không nhất quán đến lặng lẽ, chủ động phối hợp với các ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường để truy tìm nguyên nhân và thủ phạm là điều đáng được ghi nhận. Ảnh chụp tại cổng vào khu vực nhà máy FHS sáng ngày 2/7 Về phía FHS, trong phần trình bầy nguyên nhân lẽ ra phải nêu đủ cả khách quan, chủ quan thì FHS chỉ nêu các nguyên nhân khách quan như do mất điện, rất lãng xẹt và buồn cười, không thuyết phục được các nhà khoa học. Theo tôi hiểu, khi thiết kế hệ thống điện cho một nhà máy có tầm quan trọng như FHS thì luôn phải dự trù một hệ thống dự phòng khi có sự cố mất điện. Hệ thống này, thường là dàn máy diesel. Có nhiều cách để vận hành tùy theo nhu cầu như theo kiểu "tiết kiệm" bằng cách chờ bị mất điện rồi mới cho chạy hệ thống diesel để sản xuất điện thay cho hệ thống chính cung cấp thường xuyên. Như vậy, khi có sự cố thì sẽ phải chịu bị mất điện trong khoảng thời gian rất ngắn, để mở mạch chính và đóng mạch phụ nối với hệ thống dự phòng. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu, có thể thiết kế hai đường giây sẽ được dẫn đến để cung cấp điện song song cho nhà máy, nếu một đường bị sự cố thì có hệ thống tự động mở mạch này còn mạch kia thì vẫn tiếp tục cung cấp điện cho cả nhà máy. FHS của Đài Loan còn cho rằng nguyên nhân sự cố do nhà thầu phụ sai lầm khi vận hành thử. Nguyên nhân này có thể đúng. Cần ‘vạch mặt chỉ tên” nhà thầu phụ là Trung Quốc với tác phong làm việc và tâm địa của họ, cũng có thể Formosa bị “qua mặt” thông qua các nhà thầu phụ này, và họ đã gây ra tai họa cho VN. Cần xem xét, đánh giá cụ thể, để nếu cần thiết có biện pháp cấm cửa nhà thầu phụ không cho đến Việt Nam. Khu vực nhà máy FHS (Ảnh chụp sáng ngày 2/7) Vấn đề được các nhà khoa học quan tâm là nguồn gốc tạo ra các độc tố trong chất thải của FHS. Ngoài ra, cần nói rõ hơn, mặc dù FHS đã thừa nhận là thủ phạm và những độc tố gây chết cá phenol và xyanua hấp phụ trên hệ keo sắt chứ không phải tạo phức với hydroxyt sắt như giải thích trong buổi họp báo của Chính phủ chiều ngày 30/6. Do tính chất hấp phụ thuận nghịch nên phenol và xyanua được giải phóng dần và gây độc tính làm chết cá trên đường di chuyển vv... Chính quyền Hà Tĩnh đã tiến hành phát phiếu lấy ý kiến nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng với các câu hỏi cụ thể như kê khai tự đánh giá mức độ bị thiệt hại và nguyện vọng, kiến nghị đối với chính quyền? Tiếp xúc trực tiếp với một số người dân ở các phường Kỳ Long, Kỳ Liên, xã Kỳ Nam vv…người dân cho rằng, xưa kia Kỳ Anh là vùng đất rất nghèo khó, đất cát quanh năm chỉ làm 1 vụ lúa, và đánh bắt thủy hải sản gần bờ. Nhờ có phát triển công nghiệp, đời sống người dân địa phương thay đổi rõ rệt, đặc biệt là dịch vụ phụ trợ. Dân chúng mong muốn trước mắt là được hỗ trợ, và đền bù giúp dân có cuộc sống thực sự ổn định, có giải pháp kiểm tra nghiêm ngặt về chất thải ra môi trường của FHS để không tái diễn thảm họa như vừa qua. Người dân hiểu rằng cá tôm không chỉ đành đợi thời gian để “Mẹ thiên nhiên” tự chữa mà chính quyền và những người có trách nhiệm cần khẩn trương có các giải pháp làm sạch môi trường biển, chỉ rõ những vùng an toàn để dân được yên tâm ra khơi. Tô Văn Trường (Dân Quyền)
  4. (Mặc dù UDN là một trong những trang báo lớn của Đài Loan, nhưng không thể loại trừ khả năng việc báo chí Đài Loan bị thao túng (tương tự như việc của VTV, kênh truyền thông chính thống lớn nhất Việt Nam). Thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Nếu sự thật đúng là như vậy thì chính phủ Việt Nam sẽ có phản ứng gì?) Ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cúi đầu xin lỗi. (Ảnh: Võ Thành) Nhật báo lớn thứ 3 Đài Loan đưa tin Việt Nam cấm sếp Tổng của công ty mẹ Formosa xuất cảnh để ép nhận tội Vào tuần trước Tổng giám đốc Formosa là Vương Văn Uyên và Phó Giám đốc Vương Thuỵ Hoa bay tới Việt Nam để giải quyết đám cháy đã âm ỉ bấy lâu nay của nhà máy thép Formosa ở đây, mặc dù trước khi khởi hành đã dự liệu rằng đây là một hành trình khó khăn, nhưng họ lại không thể ngờ được rằng chính quyền Việt Nam lại cấm họ xuất cảnh khỏi đất nước này, nhằm gây áp lực buộc phía tập đoàn Formosa phải chịu trách nhiệm cho sự kiện cá chết dọc bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam vào tháng 4 vừa rồi, thay vì tập trung điều tra phân tích tư liệu để chứng minh sự liên quan giữa vụ việc cá chết và nhà máy thép Formosa. Để việc khởi hành nhà máy thép có vốn đầu tư 10 tỉ USD thuận lợi, tập đoàn Formosa và nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh bị phía chính quyền ép buộc phải chấp nhận kết quả điều tra do chính quyền đưa ra. Đối với Vương Văn Uyên, Vương Thụy Hoa và tập đoàn formosa mà nói, đây là một ngày nhục nhã. Thứ bảy tuần trước đáng lí ra là ngày mà tập đoàn Formosa tổ chức lễ lạt ăn mừng, theo kế hoạch thì đây là ngày mà lò cao thứ nhất của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đi vào vận hành, thực hiện thành công giấc mơ xây dựng một nhà máy thép của người sáng lập tập đoàn Formosa Vương Vĩnh Khánh. Tuy nhiên đoạn đường cuối cùng này lại không hề dễ đi, Vào đầu tháng 4 năm nay, sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam làm kế hoạch đi vào vận hành bị chậm lại. Đầu tiên thì chính quyền Việt Nam khi đưa tin ra công chúng thì nói rằng sự kiện cá chết này không liên quan tới Formosa Hà Tĩnh, tuy nhiên sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam càng ngày càng lên cao, dẫn tới thái độ của chính quyền Việt Nam cũng dần thay đổi, đầu tiên là yêu cầu Formosa Hà Tĩnh nộp bù 70 triệu USD tiền thuế, sau đó là dùng lí do điều tra, không cho phép Formosa vận hành lò cao đầu tiên. Các nhà đầu tư Đài Loan ở Việt Nam chỉ ra rằng, nếu chính phủ Việt Nam đưa ra được chứng cớ chính đáng, chứng minh được rằng chính nước xả thải của xưởng luyện thép Formosa là nguyên nhân gây ra sự kiện cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung Việt Nam thì việc Formosa Hà Tĩnh nộp phạt cũng là việc đương nhiên phải làm; tuy nhiên gần đây chính quyền Việt Nam công bố kết quả điều tra, cho rằng nhà máy thép Formosa trong giai đoạn chạy thử dây chuyền sản xuất, do "nhà thầu phụ thất trách" dẫn tới cá chết hàng loạt, mà lại không nói rằng nhà thầu phụ đó là ai, cũng không nói rõ "thất trách" là thất trách cái gì, chính quyền điều tra phá án như thế nào, vừa có nhiều lỗ hổng vừa thiếu hẳn sự công chính để cho dư luận tin tưởng kết quả điều tra. Ngày hôm qua tập đoàn Formosa khi đối mặt với truyền thông hỏi về những nghi ngờ đối với kết quả điều tra của chính quyền Việt Nam, đã một mực thốt ra 6 chữ rằng " tôn trọng kết quả điều tra" để tránh né. Tập đoàn Formosa đã đổ vào dự án xưởng luyện thép ở Việt Nam tới cả hàng tỉ USD, cách thời điểm đi vào sản xuất chỉ còn một bước ngắn ngủi, ở thời điểm này nếu như dự án đầu tư ở Việt Nam rơi vào tình huống giằng co, thì sẽ tạo thành một thiệt hại mà tập đoàn Formosa sẽ khó mà chấp nhận được, việc nhẫn nhục để dự án nhà máy luyện thép đi vào hoạt động đã trở thành lựa chọn duy nhất của tập đoàn Formosa lúc này. Sự kiện nhà máy thép Formosa ở Việt Nam đã phản ánh thực tế khi các doanh nghiệp Đài Loan ở các ngành sản xuất truyền thống khi mà họ chuyển hướng đầu tư về Đông Nam Á. Quá trình chuẩn bị đầy đủ hay không của các doanh nghiệp Đài Loan đối với sự thông thuộc về chính sách bảo vệ môi trường, về luật pháp ở các quốc gia sở tại, cũng như các chính sách của chính phủ Đài Loan đối với chính sách chuyển hướng đầu tư về hướng Nam, còn có những phương án bảo hộ của chính phủ Đài Loan có hay không đủ sức bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp này. Số tiền bồi thường của tập đoàn Formosa trong vụ án ở Việt Nam cao tới 500 triệu USD, chính là khoản học phí đầu tiên trả cho chính sách chuyển hướng đầu tư về phía Nam của Đài Loan. Vương Mậu Trăn Hồ Như Ý, dịch từ: http://udn.com/news/story/7238/1799... (FB Cứu Biển Cứu Dân)
  5. Chủ tịch Chen Yuan-cheng của Formosa Hà Tĩnh xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam trong buổi họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết hôm 30/6/2016. Sau gần 3 tháng nỗ lực vào cuộc điều tra, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan, nghi án thảm họa môi trường Vũng Áng đã được kết luận chính thức: Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Formosa) chính là thủ phạm, đúng như phán đoán của ngư dân miền Trung và đội ngũ báo chí trong và ngoài nước. Hẳn người ta chưa thể quên lời biện hộ của ông Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại Formosa khi trả lời báo chí, một câu lời chẳng khác gì lời “tự thú” : “Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này”. Câu nói của ông làm dư luận cả nước hết sức phẫn nộ. Lãnh đạo Formosa đứng ra xin lỗi và giải thích đó là ý kiến cá nhân của ông Chu Xuân Phàm, sau đó đã sa thải ông ta. Phạm vi vùng biển cá chết ngày càng lan rộng đến 200 km, từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đến Lăng Cô (Huế). Mặc dù ngư dân Hà Tĩnh đã cung cấp thông tin đường ống xả thải ngầm chưa qua xử lý của Formosa ra biển, lãnh đạo công ty này vẫn một mực phủ nhận, đòi phải có “bằng chứng khoa học” về nguyên nhân cá chết. Khi đoàn điều tra đưa ra bằng chứng, ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa chống chế quanh co rằng do “chập điện” nên có một số ngày không thể vận hành khu xử lý nước thải. Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà chia sẻ với báo Lao Động như sau : “Hơn 50% mẫu cá chết thu được có chứa phenol, xyanua. Thứ hai, trong vùng chỉ có nhà máy luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh thải ra phenol, xyanua. Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành.” Lãnh đạo Formosa đòi “bằng chứng khoa học”. Và đến nay khoa học đã lên tiếng! Hết đường chối cãi, chiều ngày 30/6/2016, lãnh đạo Formosa đã xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Họ “tha thiết mong muốn người dân Việt Nam rộng lượng tha thứ” vì đã “gây ra sự cố môi trường trong thời gian qua làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, việc làm của người dân và môi trường biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam”. Trong lời xin lỗi, ông Trần Nguyên Thành, có dùng cụm từ “sự chân thành từ trái tim” (“Chúng tôi mong rằng bằng sự chân thành từ trái tim, sự nỗ lực tối đa trong việc giải quyết sự cố này, chúng tôi sẽ nhận được sự cảm thông của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”). Sự thành thật của ông chắc không ai nghi ngờ, nhưng có điều trong thư ông gửi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty Formosa vào sáng ngày 30/6/2016 có sự “tiền hậu bất nhất” (Nội dung lá thư này đã được nhiều báo chính thống đăng tải liền sau đó). Cuối bức thư này có đoạn: “Tôi mong toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đoàn kết nhất trí, hiệp lực cùng công ty vượt qua khó khăn này và tiếp tục cùng công ty hoàn thành sứ mệnh xây dựng nhà máy, đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu làm tốt công tác sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam, đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất tại Việt Nam”. Thế nhưng trước đó một đoạn, ông Trần Nguyên Thành lại viết:“Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam”. Không ai cố ý tìm cớ bắt bẻ, suy diễn lời ông Thành làm gì, nhưng rõ ràng hai đoạn văn trên hoàn toàn mâu thuẫn. Khi thì ông nói “đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu”, khi thì lại nói “đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu”, thật khó hiểu. Và đây là một đoạn khác trong bức thư : “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ”. Một từ “thử”, một từ “phụ”, đặc biệt là từ “tôn trọng” sao mà hững hờ! Lẽ ra phải nói là:“Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng đó là sự thật”, nói như vậy mới là thành tâm, hối cãi. Đằng này ông nói có vẻ như ám chỉ kết quả điều tra áp đặt từ một phía. Chẳng lẽ kết quả điều tra của các cơ quan liên ngành Việt Nam chưa thuyết phục ông? Vậy ông đừng nên ký vào biên bản kiểm tra, đừng xin lỗi nhân dân Việt Nam, mà nên mời các nhà khoa học nước ngoài điều tra độc lập. Đành rằng bức thư của ông Thành chỉ ban hành trong nội bộ công ty Formosa, nhưng phải cần sự thành thật, rõ ràng khi nhận trách nhiệm. Nhân viên công ty Formosa cũng có nhiều người Việt Nam là con em của Hà Tĩnh và nhiều vùng trên cả nước, họ chọn tôm cá trước khi chọn thép. Người đứng đầu Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, chấp nhận bồi thường 500 triệu USD (tương đương 11.500 tỷ đồng). Số tiền đó không thể bù đắp được hết những tổn thất về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của miền Trung. Hệ lụy “thảm họa môi trường” do Formosa gây ra sẽ rất lâu dài, không dễ chấm dứt trong 5, 7 năm. Hàng trăm tấn cá chết không thể sống lại, trong số đó biết đâu có loài đã tuyệt chủng ? Gần 300 tấn chất độc thải ra biển vẫn còn đó, tan loãng, phát tán ra biển đông, làm sao “phục hồi” như ông Thành nói được ? Không chỉ môi trường sinh thái mà môi trường du lịch, môi trường kinh doanh... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là chưa kể những chấn động tâm lý, thương tổn niềm tin của nhân dân trước sự cố môi sinh, môi trường chưa từng thấy. Trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết vừa qua, phóng viên hãng tin AP (Hoa Kỳ) đã đặt câu hỏi : “Với vụ việc này có khởi tố vụ án để điều tra hình sự không?”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời: “Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Chính phủ Việt Nam luôn có thái độ rõ ràng về xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách khoan hồng, độ lượng để các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm mà nhận lỗi thì được xem xét”. Có thể như thế, nhưng lẽ ra ông Dũng không nên vội vàng khẳng định, hãy để Quốc hội phán quyết hoặc nhân dân quyết định hình thức xử phạt đối với những người đứng đầu Formosa qua hình thức trưng cầu ý dân. Hoặc ít ra, chính phủ cần thăm dò ý kiến nhân dân có nên đình chỉ vĩnh viễn nhà máy thép Vũng Áng hay không, vì người ta hoàn toàn có lỗi. Đối ngoại là chuyện khác. Và không thể nói vì môi trường đầu tư hay cái gì khác, không thể đánh đổi môi trường đất nước vì bất cứ lý do gì. Thảm họa môi trường do Formosa gây ra là quá nghiêm trọng, không thể chấp nhận và không có cơ sở để tin rằng Formosa sẽ khắc phục môi trường và không để xảy ra sự cố tương tự trong tương lai. Sau xử phạt Formosa, các cơ quan pháp luật cần phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân rước nhà đầu tư vốn có “tiền án, tiền sự” về môi trường đến Hà Tĩnh, thẩm định dự án, kiểm tra môi trường, giám sát việc xả thải của nhà máy thép này. Cái cần nhất của ngư dân miền Trung là nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và thương hiệu thủy hải sản. Formosa bồi thường 500 triệu USD hay bao nhiêu thì phải ra tòa, pháp luật sẽ phân xử. Pháp luật sẽ phán xét tội danh và hình phạt đối với tập thể lãnh đạo Formosa. Đừng biện hộ lếu láo do quá trình “thử nghiệm” nhà máy, “nhà thầu phụ” hay sự cố “chập điện” gì cả. Đây là vụ án có tính chất hình sự, hãy xử lý theo pháp luật. Lê Xuân Chiến * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  6. Nội dung bài viết đăng tải trên báo chí Đài Loan ngày 30/06 cho thấy, Tập đoàn Formosa (công ty mẹ của Công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh FHS) đã phủi bỏ hoàn toàn trách nhiệm trong vụ thảm họa gây chết cá ở các tỉnh miền Trung, đồng thời xuyên tạc chính sách đối đãi doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Trong khi Chính phủ Việt Nam chuẩn bị công bố nguyên nhân cá chết, thì Tập đoàn Formosa lại thông báo rằng Formosa Hà Tĩnh “chỉ” bị Chính phủ Việt Nam phạt vì lỗi “sơ suất của nhà thầu” , rằng công ty sẽ “sớm hoạt động trở lại, dự kiến nhanh nhất là quý 3/2016” và “tình hình trước mắt rất có lợi cho Formosa Hà Tĩnh” . Tập đoàn Formosa Đài Loan đã trắng trợn xuyên tạc chính sách đối đãi doanh nghiệp và bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trên báo chí Đài Loan Trước đó ngày 29/06, Tập đoàn Formosa cho biết “sẽ không bình luận về kết quả điều tra môi trường tại nhà máy Formosa, tôn trọng điều tra của chính phủ Việt Nam” . Tuy nhiên trong lý giải của mình, Tập đoàn này đã đẩy hết trách nhiệm gây ra thảm họa cá chết cho các nhà thầu con và Formosa Hà Tĩnh chỉ là một “nạn nhân” . Đáng nói hơn, không những chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm, Tập đoàn này còn lớn tiếng xuyên tạc chính sách đối đãi doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế thông qua lời lẽ “ngầm” dẫn dắt dư luận thế giới nghĩ rằng: Formosa đang bị chèn ép, trở thành “nơi trút giận” của Chính phủ và người dân địa phương. Theo đó, Tập đoàn Formosa trắng trợn nói dối rằng, trước khi kết quả điều tra được công bố, Chính phủ Việt Nam đối đãi “không công bằng”, “dùng mọi cách để ép buộc” Formosa Hà Tĩnh ngưng hoạt động; qua đó lớn tiếng yêu cầu Chính phủ đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp Đài Loan khi đầu tư tại Việt Nam. Formosa đổ lỗi nguyên nhân thảm họa do sai phạm của các nhà thầu phụ. Vậy FHS giải thích sao về việc cố ý lắp đường ống xả thải ngầm đổ thẳng ra biển? Che giấu các cơ quan chức năng Việt Nam cùng hàng trăm tấn hóa chất cực độc “âm thầm” được công ty nhập về thời gian qua? Trong thông báo của mình, Tập đoàn Formosa còn “gián tiếp đe dọa” Chính phủ Việt Nam rằng, nếu công bố kết quả điều tra (gây bất lợi cho doanh nghiệp này) sẽ dẫn đến “kích động người dân” và doanh nghiệp này đã dự tính “phương án dự phòng ” riêng, trong trường hợp xấu. Không rõ liệu Formosa Hà Tĩnh đã tính toán và dự phòng điều gì, nhưng nếu doanh nghiệp tự tin là vô tội, rằng “tình hình trước mắt có lợi cho doanh nghiệp” thì tại sao lại cần đến phương án dự phòng? Rõ ràng Tập đoàn Formosa ở Đài Loan đang cố tình lấp liếm, xuyên tạc kết quả điều tra của Chính phủ Việt Nam nhưng lại vô tình “lạy ông tôi ở bụi này”. Cận cảnh khu xử lý nước thải của Formosa. Đây là lỗi của nhà thầu? Trước đó, ngày 29/06 Phó Giám đốc điều hành Tổng công ty thép Trung Quốc Vương Tích Khâm còn nói, “Trường hợp này ảnh hưởng rất lớn, nhất định phải thận trọng đáp ứng, nhưng đáp ứng không được có thể tạo nên những hành vi phi lý mới” . Vẫn chưa rõ “hành vi phi lý mới” ở đây là gì? Nếu Formosa tuân thủ đầy đủ các yêu cầu bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả sau thảm họa môi trường gây ra cho Việt Nam thì làm sao nảy sinh “hành vi phi lý mới” như ông Vương Tích Khâm đề cập? Hay, công ty đã chuẩn bị sẵn phương án chạy tội khác? Kết quả như thế nào, người dân cả nước sẽ được thông báo rõ ràng, minh bạch chỉ trong vài giờ đồng hồ tới. Thế nhưng, với những lời lẽ đầy xuyên tạc và lấp liếm từ Tập đoàn mẹ Formosa ở Đài Loan và Tổng Công ty thép Trung Quốc, đáp án thế nào chắc hẳn nhiều người đã đoán được. nguyên văn bài viết “chạy tội” của Tập đoàn Formosa trên báo Đài Loan Formosa Hà Tĩnh báo tin vui, có thể đi vào sản suất vào quý 03/2016 Trang mạng tài chính Đài Loan ngày 30/06 trích dẫn nguồn tin địa phương cùng ngày tiết lộ, Formosa Hà Tĩnh sẽ bị chính phủ Việt Nam phạt vì “sơ suất của nhà thầu”, nhưng Formosa Hà Tĩnh có khả năng sẽ hoạt động trở lại, dự kiến nhanh nhất là quý 3 sẽ đưa vào sản xuất, tình hình trước mắt rất có lợi cho Formosa Hà Tĩnh. Formosa Hà Tĩnh do Tập đoàn Formosa Đài Loan, Tổng Công ty thép Trung Quốc và Tập đoàn JFE Nhật Bản cùng đầu tư. Tập đoàn Formosa ngày 29/06 cho biết, sẽ không bình luận về kết quả điều tra môi trường tại nhà máy Formosa và tôn trọng điều tra của chính phủ Việt Nam. Theo lý giải, Formosa Hà Tĩnh lo ngại sau khi công bố kết quả điều tra sẽ kích động người dân Việt Nam. Với mong muốn giảm đến mức thấp nhất các trường hợp xấu, công ty đã dự tính những phương án dự phòng. Theo Phó Giám đốc điều hành Tổng công ty thép Trung Quốc Vương Tích Khâm ngày 29/06, trường hợp này ảnh hưởng rất lớn, nhất định phải thận trọng đáp ứng, nhưng đáp ứng không được có thể tạo nên những hành vi phi lý mới. “Đáng lẽ hôm nay tôi đến Trung Quốc công tác, đặc biệt là bị giữ chân lại để đối phó với chuyện này” – ông Vương nói thêm. Một doanh nhân Đài Loan quen biết các lãnh đạo Hà Tĩnh ngày 29/06 cho biết, kết quả điều tra là do sự cẩu thả của một số nhà thầu của Formosa và sẽ căn cứ vào đó để phạt Formosa. Về phía Tập đoàn Formosa Đài Loan thì nói rằng không hề biết gì về chuyện này. Sự việc cá chết ven biển miền Trung Việt Nam hồi tháng 04/2016, khiến người dân địa phương bức xúc, chính phủ Việt Nam phải chịu áp lực rất lớn. Không ít doanh nhân Đài Loan cho rằng Formosa Hà Tĩnh đã trở thành “nơi trút giận” của người dân địa phương. Trước khi kết quả điều tra được công bố, Việt Nam đã dùng mọi cách để ép buộc Formosa Hà Tĩnh ngưng hoạt động, điều này không công bằng với Formosa Hà Tĩnh và yêu cầu chính phủ Việt Nam đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp Đài Loan khi đầu tư tại Việt Nam. Minh Anh (Myweb.pro.vn)
  7. Nguyễn Anh Tuấn 2016-07-01 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nhà máy thép Formosa tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chụp hôm 4/12/2015. AFP photo Bạn có biết, ban đầu FORMOSA định đặt nhà máy thép ở Vân Lâm (Yunlin), Đài Loan (năm 2007) nhưng làn sóng phản đối của báo giới, xã hội dân sự và một số người có trách nhiệm trong các cơ quan môi trường của Đài Loan đã chặn đứng thành công dự án này. Năm 2008, FORMOSA chuyển dự án sang một nước khác, nghèo hơn, nơi họ có thể cắt giảm được các chi phí về môi trường. Dự án ngay lập tức được Chính phủ nước đó chấp nhận, trong một tiến trình xét duyệt hồ sơ dự án nhanh bất thường. Bạn có biết đó là nước nào không? Chính là Việt Nam. Khoảnh khắc tôi nhớ nhất khi ở cùng đoàn làm phim Taiwan PTS ở Hà Tĩnh là khi một thành viên trong đoàn hỏi tôi: 'Dân Đài Loan chúng tôi đã phản đối quyết liệt để dừng dự án nhà máy thép của FORMOSA vì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của nó. Sao các bạn lại còn rước nó về?’ Lúc ấy, và ngay cả lúc này, chưa bao giờ tôi thấy mình có lỗi đến thế với mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên. Giá mà ngay khi FORMOSA dự định đầu tư vào Việt Nam, tôi và nhiều người nữa tìm hiểu thật kĩ thông tin về tập đoàn này, và làm hết sức mình, dành hết tâm trí của mình đấu tranh quyết liệt với các cấu kết quyền-tiền để ngăn chặn dự án như những người bạn Đài Loan đã làm, thì dẫu có thành công hay không, tôi cũng không phải chịu cảm giác có lỗi này. Tôi thành thật cảm thấy phần lỗi của mình trong thảm họa này. Có lỗi với mảnh đất này, với các thế hệ tương lai sau này. Nhưng dẫu vậy tôi vẫn phải khẳng định rằng: Ai, tổ chức nào rước FORMOSA về, cấp phép nhanh kinh ngạc, ký hợp đồng giao đất 70 năm cho nó mới là kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với nhân dân, với quê hương xứ sở. 70 năm tới, hàng chục triệu người sẽ phải sống trong nơm nớp lo sợ, không biết thảm họa lúc nào sẽ tái diễn. 70 năm tới, cư dân địa phương sẽ chết dần chết mòn vì ô nhiễm nước, không khí - như những gì đã và đang xảy ra với người dân sống xung quanh nhà máy FORMOSA Đài Loan ở hai huyện Vân Lâm và Chương Hóa. Cư dân địa phương nơi đây đang tiến hành thủ tục kiện FORMOSA đòi đền bù chi phí chữa trị ung thư và mai táng cho người thân của họ đã chết vì những bệnh được cho là có liên quan tới khí thải của tập đoàn này. [2] 70 năm tới, đất nước sẽ phải song hành với một trong những tập đoàn tai tiếng nhất thế giới về gây ô nhiễm môi trường, đã từng bị trao giải Hành Tinh Đen 2009, và đã từng chấp nhận việc vi phạm, nộp phạt để tiếp tục vận hành vì số tiền phạt quá nhỏ so với khoản lợi nhuận khổng lồ thu được từ việc vi phạm. 'Sao lại rước FORMOSA về?' - Câu hỏi cứ văng vẳng bên tai tôi. [1]http://boxitvn.blogspot.com/2016/05/nhung-bat-cap-trong-trien-khai-du.html [2]http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2015/08/15/2003625417
  8. Ông Chu Xuân Phàm Dân chúng có hài lòng với kết quả điều tra thảm họa cá chết công bố hôm qua? Không ai có thể trả lời được câu hỏi này. VN đang thiếu một tổ chức độc lập điều tra xã hội học để biết mức độ hài lòng của công chúng trước những quyết định của các cơ quan lãnh đạo quốc gia.Lâu nay, các ban tuyên giáo vẫn nắm “dư luận quần chúng” thông qua bộ máy của họ từ trên xuống dưới. “Quần chúng” của ban tuyên giáo thường chủ yếu là cán bộ hưu trí.Chúng ta chỉ có thể cảm nhận về một luồng “dư luận quần chúng” khác thông qua FB.Cho dù cách đây ít hôm, nhiều facebookers vẫn nghi ngờ khả năng Chính phủ công bố được nguyên nhân cá chết trong tháng Sáu như đã hứa. Và, cho dù hôm qua, vào ngày cuối cùng của tháng Sáu, Chính phủ không những đã tìm được nguyên nhân, tóm đúng thủ phạm (là Formosa như quân chúng facebookers mong muốn) và có được cam kết bồi thường. Nhưng, nếu căn cứ vào những gì được viết trên FB thì câu trả lời có thể nói là “KHÔNG” (hài lòng).Chính trị là như vậy.Bỏ qua yếu tố rất nhiều Facebookers hôm nay chỉ trích những người vừa tóm được Formosa mới cách đây ít lâu đã tung hô kẻ đã “rước Formosa” vô. Việc công chúng đòi hỏi Chính phủ phải làm nhiều hơn cho thấy mức độ trưởng thành nhất định về dân trí.Các ngư dân ở bốn tỉnh miền Trung có thể đang hy vọng vào khoản 500 triệu USD tiền bồi thường (chưa rõ khi đi qua các cấp trung gian họ còn nhận được bao nhiêu). Chính phủ có thể quan tâm tới những tác động vào môi trường đầu tư. Trong khi, đa phần dân chúng cảm thấy bế tắc khi không đủ lòng tin tội ác môi trường này sẽ được ngăn chặn một khi những thủ phạm như Formosa được “phạt cho tồn tại”.Không ai có thể đánh giá hết tổn thất khi hậu Formosa rất khó vãn hồi niềm tin vào biển xanh và hải sản sạch.Có cả thảy 17 khu kinh tế dọc bờ biển VN với rất nhiều kiểu Formosa. Đấy là sự trả giá của thời kỳ “bung ra” của một nền kinh tế bị giam hãm quá lâu trong một chế độ toàn trị bị thao túng bởi những tên tham nhũng.Khi xử lý vấn đề Formosa, đương nhiên Chính phủ phải cân nhắc đến môi trường đầu tư. Cách xử lý nào cũng đều có những tác động. Vấn đề là Chính phủ muốn gửi tới nhân dân và các nhà đầu tư thông điệp nào. CÁ hay THÉP.(Cám ơn ông Chu Xuân Phàm và người đã công bố câu nói bất hủ này trên truyền thông đại chúng, nhà báo Bùi Lan Anh ).Huy Đức(FB Trương Huy San)
  9. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tại cuộc họp báo – Ảnh: Ngọc Thắng Chiều ngày 30/6/2016, nếu đúng như lời ông Trương Minh Tuấn hứa hẹn, chính quyền Việt Nam sẽ chính thức công bố nguyên nhân và thủ phạm đã gây ra thảm họa cá chết ở Miền Trung. Kết quả điều tra của gần 90 ngày “khẩn trương và quyết liệt” sẽ ra sao? Chúng ta thử đưa ra một vài phỏng đoán. Nhiều người đã nêu lên ngay từ đầu là Formosa chính là thủ phạm. Xác suất lớn là chính quyền Việt Nam cũng đưa ra kết luận tương tự. Mấy ngày qua, báo chí lề đảng được bật xanh để nói về một phim phóng sự ở Đài Loan mà nội dung chỉ đích danh Formosa là thủ phạm. Trước đó không lâu, báo chí cũng loan tin Formosa phải đình hoãn ngày khánh thành do áp lực từ phía Việt Nam. Tất cả không phải là tình cờ. Đây là sự dọn đường của ban tuyên giáo trung ương nhằm chuẩn bị dư luận cho việc chính thức hóa Formosa là nguyên nhân và thủ phạm vụ cá chết. Nếu kết quả của gần 3 tháng điều tra đơn giản như vậy, tại sao nhà cầm quyền không công bố sớm, vì từ ngày 20/4 đã có kết luận này, theo lời của TS Nguyễn Tác An? Có một số lý do buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trì hoãn công bố. Lý do thứ nhất là tiền bạc. Lý do thứ hai là tiền bạc và lý do thứ ba cũng là tiền bạc! Formosa Vũng Áng là một dự án kéo dài gần 10 năm, từ 10 tỷ tăng lên 27 tỷ đô la, sự ăn chia tiền bạc chắc chắn dính líu tới rất nhiều quan chức cao cấp trong guồng máy của đảng CSVN. Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều ủy viên trung ương nhiều nhất, 16 người, trong đó có bộ trưởng Tài Nguyên & Môi Trường Trần Hồng Hà và bộ trưởng Kế Hoạch & Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng. Formosa đã bỏ ra bao nhiêu tiền để “mua” các ủy viên trung ương Hà Tĩnh? Bao nhiêu tiền cho các quan chức hai bộ Tài Nguyên & Môi Trường và Kế Hoạch & Đầu Tư? Những ngày đầu xảy ra vụ cá chết, các tuyên bố của quan chức Hà Tĩnh và của hai bộ này rõ rệt là nhằm chạy tội cho Formosa. Vì mức độ hủ hóa lan rất rộng và ăn rất sâu trong guồng máy, đặt giới lãnh đạo đảng CSVN vào thế tấn thoái lưỡng nan. Đập chuột lại sợ vỡ bình! Ai sẽ bị hy sinh, ai sẽ được bao che ? Giải quyết những vấn đề này, đảng CSVN cần thời giờ, mà thời giờ là tiền bạc! Tiền bạc còn là vấn đề phải điều đình giữa Formosa và nhà cầm quyền Việt Nam. Cho đến nay, hình như vẫn chưa có một cơ quan độc lập nào ước tính những thiệt hại của thảm họa ô nhiễm biển Miền Trung. Cuối năm 1999, tàu dầu Erika bị chìm ở ngoài khơi vùng Bretagne của Pháp. Mặc dù hầu hết 30 ngàn tấn dầu đã được nhanh chóng thu hồi, nhưng ước tính thiệt hại cho môi trường khoảng 500 triệu đô la, chưa kể những khoản phải bồi thường cho ngư dân và khắc phục hậu quả dài hạn. Tổng cộng chủ nhân của Erika là hãng dầu Total phải chịu hơn 1 tỷ đô la cho vụ chìm tàu này. Trong khi đó, vụ ô nhiễm biển miền Trung đã kéo dài gần 90 ngày, nguyên nhân không được xác định và nhà cầm quyền cũng không có một biện pháp nào để ngăn chận, sự thiệt hại vô cùng to lớn. Trong vụ này, Formosa chắc chắn không chịu gánh hết trách nhiệm và nhiều xác suất họ nắm trong tay những bằng chứng về sự bao che, đồng lõa và trách nhiệm của chính quyền Việt Nam. Đây là lý do mà sự công bố đã phải trì hoãn, khi sự điều đình giữa Formosa và nhà cầm quyền chưa ngã ngũ. Tóm lại, tiền bạc vẫn là nguyên nhân cốt lõi đã khiến cho vụ cá chết kéo dài. Chỉ tội cho hàng trăm ngàn gia đình ngư dân đã bị cắt đứt nguồn sống trong nhiều tháng và không có gì bảo đảm là họ sẽ được bồi thường thiệt hại, ngay cả sau khi thủ phạm đã được xác định. Nguyễn Ngọc Đức (FB Nguyễn Ngọc Đức)
  10. Formosa sẽ bồi thường cho ngư dân 11.000 tỷ đồng? Con số 11.000 tỷ đồng nếu là thực thì như muối bỏ biển nhưng chúng ta không cần nói kĩ về một con số được đưa ra bởi tin đồn. Đọc lướt trên mạng thì một số bạn bảo con số ấy khá lớn nhưng các bạn sẽ thấy con số này không là gì cả khi chia cho những hộ gia đình sống bằng nghề đánh cá. Điều này chúng ta sẽ có dịp kiểm chứng dễ dàng. Nhưng khi đọc về con số này tôi vẫn có cảm giác lo lắng bởi biết đâu tin đồn này là thật. Theo ý kiến của một nhà khoa học thì tác hại của thảm hoạ này như một quả bom nguyên tử dưới biển, di chứng của nó trong thiên nhiên còn kéo dài tới gần một trăm năm sau. Theo Dân Trí: “Hiện nay, tại tỉnh Quảng Trị có đến 70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Thời gian qua, do ảnh hưởng cá chết, hầu hết ngư dân phải ngừng đánh bắt, làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Một số bà con chuyển sang làm trang trại chăn nuôi bước đầu ổn định cuộc sống.” Qua đây chúng ta thấy tác hại là kinh khủng đến đâu. Tôi đưa thêm thông tin này để các bạn thấy con số ấy là bèo bọt đến đâu. Hiện nay đang có một vụ kiện hãng Volkswagen ở Mỹ. Hãng này sẽ phải đền số tiền chừng 10 tỷ đô la Mỹ cho 475,000 người chủ của xe này về việc dùng một phần mềm lừa hệ thống kiểm định khí thải, 2,7 tỷ đô la cho đền bù môi trường và 2 tỷ đô la nữa cho nghiên cứu dòng xe bảo vệ môi trường tốt hơn trong tương lai. So với thiệt hại ở Mỹ thì thảm họ môi trường của Việt Nam chắc hẳn phải lớn hơn nhiều. Nếu quả thực con số này là thật thì đây là một trò đùa thô bỉ của cả chính quyền và Formosa. Có thể chính quyền tưởng con số này là lớn, bởi họ không có chuyên gia kinh tế tính toán giỏi và họ không quan tâm tới những vụ bồi thường tương tự trên thế giới. Nếu thế thì đây lại là một sai lầm vô cùng đáng tiếc của chính quyền. Tôi xin lỗi đã sa đà vào một chủ đề tôi không dự định đi sâu khi con số chưa chính thức nhưng lòng tôi như lửa đốt vì sợ con số này là thật nên không đừng được. Ở đây có mấy điểm chính tôi muốn nói là: 1- Khi một thảm hoạ này nảy xảy ra thì nhất định phải có quan chức chịu trách nhiệm, họ phải từ chức, phải bị truy cứu trách nhiệm tại sao để thảm hoạ xảy ra. Hãy bỏ đi cái kiểu xử lý chung chung không ai chịu trách nhiệm. Quá trình này đòi hỏi một sự đấu tranh quyết liệt ngay trong nội bộ chính quyền. Nhưng đây là một việc làm cần thiết để lấy lại được lòng tin của dân chúng. 2- Khi có tiền đền bù, cũng giống như tiền phân bổ ngân sách về các tỉnh, sự thất thoát là rất lớn. Cần phải có một uỷ ban kiểm soát sự minh bạch trong việc phân bổ, chi tiêu. Đây cũng là một hành động cần thiết để lấy lòng tin của dân chúng. 3- Cần huy động lực lượng báo chí trong việc kiểm soát này. Bởi báo chí vẫn có một sự độc lập nhất định đối với những cơ quan thực hiện việc đền bù cho người dân. 4- Không phải chỉ đền bù cho người dân mà còn cần một khoản tiền để thực hiện một công việc vô cùng khó khăn và tốn kém là hút chất độc từ đáy biển lên. Việc này cần thiết để trả lại môi trường trong lành của biển. Và đây cũng là việc làm cần thiết để lấy lại lòng tin người tiêu dùng vào hải sản và cũng là củng cố niềm tin của dân chúng vào chính quyền. Tuy nhiên, ở đây có hai loại chất độc, phản ứng nhanh và chậm. Phản ứng nhanh thì đã một phần vào cá. Phản ứng chậm như thuỷ ngân thì tác hại của nó sẽ thể hiện trong nhiều năm nữa. Do vậy, có được thành phần hoá học của chất xả thải là rất quan trọng. 5- Formosa phải mang ống thải nên mặt đất và có phương án xử lý chất thải trên bờ. 6- Bất luận điều gì sẽ được công bố sau cuộc họp báo thì người dân cũng không nên có hành động dại dột trong phản ứng với Formosa. Dân ta nông nổi, rất dễ manh động, nhất là sau thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng tồi tệ đến chính cuộc sống hàng ngày thì điều này rất dễ xảy ra. Khi xảy ra hỗn loạn như năm 2014 thì lại phải tốn tiền đền bù. 29-6-2016 Doãn Châu (FB Chau Doan) FORMOSA BỒI THƯỜNG NGƯ DÂN (?) Nếu ngư dân miền Trung được Formosa tạm bồi thường khoảng 500 triệu USD trước mắt, tương đương 11.000 tỷ đồng, thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề đời sống của hàng vạn triệu dân sinh đang từng ngày mòn mỏi chờ đợi. Tuy nhiên, con số cụ thể về toàn bộ thiệt hại, bao gồm thiệt hại trực tiếp và cả những hậu quả để lại phải khắc phục lâu dài về môi trường biển, cộng thêm việc phải xử lý hệ thống xả thải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, con số sẽ còn lớn hơn rất nhiều, lên đến hàng tỷ đô la. Formosa, sẽ phải chịu trách nhiệm về thảm hoạ này, nó là kết quả phần lớn của việc đấu tranh ròng rã không biết mệt mỏi từ những người dân trong nước, sự lên tiếng của quốc tế và cả chính nghị sỹ của đất nước Đài Loan về vấn đề vô cùng nghiêm trọng này. Tuy nhiên, phải đặc biệt xem xét đến thời gian, đối tượng và cách thức đền bù cho người dân, tránh trường hợp bị ăn chặn, ăn bớt từ những kẻ quan tham, vô lương như đã xảy ra với việc cứu trợ gạo và tiền cho ngư dân thời gian qua. Và phải cách chức, kỷ luật ông Võ Tuấn Nhân vì đã công bố rằng Formosa không có liên quan gì đến thảm hoạ này, đồng thời cũng phải xử lý các báo cố tình đưa tin đánh lừa dư luận về thảm hoạ cá chết là do thuỷ triều đỏ. Vì nếu theo chiều hướng đó thì đời sống hàng vạn triệu ngư dân và kéo theo cả nhiều triệu người dân khác trên cả nước không biết sẽ khốn đốn và nguy cấp tới mức nào. LS. Lê Văn Luân (FB Luân Lê) TTHN Tổng hợp
  11. Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-06-28 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Người Việt tại Đài Loan biểu tình ở Đài Bắc vào ngày 18 tháng 6 năm 2016 phản đối công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường biển Việt Nam. AFP photo 00:00/00:00 Thông tin mới nhất là vào ngày mai, 30/6, chính phủ Việt Nam sẽ công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Người dân Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì về thông tin này? Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói rằng ông hy vọng sẽ biết một điều gì đó về thảm họa môi trường xảy ra tại Vũng Áng vừa qua: “Khi mà ở Đài Loan người ta đã đưa lên TV câu chuyện cá chết với một tình cảm bức xúc mạnh mẽ đến như thế, và tất cả các câu hỏi đều chĩa mũi dùi vào Formosa, thì tôi nghĩ rằng dù muốn giấu diếm cũng không được nữa. Cho nên tôi hy vọng là sự công bố sẽ đi gần đến với thực chất của việc cá chết, mà lâu nay người dân vẫn mong đợi một sự minh bạch của nhà nước.” Anh Lê Khôi, một công nhân Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan thì không có hy vọng như giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Anh Khôi có nói rằng một trong những nguyên nhân khiến Quốc Hội và Chính Phủ Đài Loan đưa vấn đề cá chết ra công luận là phản ứng của những người Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan: “Những tổ chức phi chính phủ của Đài Loan, đã đứng ra làm một chương trình về cá chết ở Việt Nam, trong đó có một số anh em lao động Việt Nam đứng lên đi biểu tình. Khi đó chính phủ Đài Loan có xuống, người ta không trả lời cụ thể, nhưng người ta có nói với chính phủ Việt Nam là nếu đồng ý thì người ta sẽ điều tra. Nhưng chính phủ Việt Nam có cho ai vào đâu, mà nói là chính phủ Việt Nam đủ sức lực để làm.” Việc chính phủ Việt Nam không chấp nhận sự giúp đỡ bên ngoài, mà mới đây nhất là tiết lộ của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân làm nhiều người nghi ngờ sự không thành thực của chính phủ Việt Nam trong chuyện tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt. Một trong những người đó là ông Huỳnh Công Thuận, một người hoạt động dân sự tại Sài Gòn. Ông Thuận nói tiếp là ông không hy vọng gì ở kết quả mà chính phủ Việt Nam sẽ công bố: “Điều đó thì nói thật là không phải chỉ cá nhân tôi, mà mình sống mấy chục năm ở đây mình biết quá rồi, mấy ổng chỉ lươn lẹo lòn lách, lừa dối thôi. Đã công bố được thì công bố từ lâu rồi, tại sao lại phải đợi đến giờ? Ba tháng rồi. Mấy ổng biết được rồi chứ không phải không biết đâu. Mà do có lý do gì bên trong nên mấy ổng không công bố thôi. Lỡ ép buộc quá thì ổng công bố, mà họ đâu có sợ cái gì đâu. Thành ra tôi thấy cứ chờ đợi mà chờ đợi hão huyền quá.” Một giáo viên ở Tuy Hòa cũng đồng ý với ông Thuận: “Họ nói như vậy nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thu được một thông tin gì hữu ích, từ cái điều mà họ công bố vào ngày mai. Nói chung là không có mong đợi gì mấy. Không có hy vọng, không có mong đợi gì, bởi vì tôi thấy rằng là có rất nhiều sự kiện diễn ra cho đến bây giờ cho thấy là như vậy.” Nhiều điều khuất tất Từ Đức, ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió nói rằng việc công bố, điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt là nằm trong sự tính toán của đảng cộng sản Việt Nam: “Tôi nghĩ rằng chẳng trông đợi được cái gì cả, vì đây là một sự dàn xếp, che chắn rất kín, làm sao có lợi nhất cho nhà nước thì mới công bố, nếu như mà công bố trên một sự tính toán như thế thì không có gì mình hy vọng cả. Nếu mà khách quan thì vài ba ngày sau vụ việc người ta đã công bố ngay rồi, đằng này người ta ém lại một thời gian dài, tính toán làm sao có lợi cho nhà nước, cho đảng nhất. Nếu họ tính toán như thế rồi mới công bố thì đương nhiên mình nghĩ rằng chẳng có lợi gì cho người dân cả.” Tại thị trường lớn nhất nước là thành phố Hồ Chí Minh, một nữ doanh nhân xin được giấu tên nói rằng các nhà hàng không bán được các món ăn chế biến từ hải sản, các hộ gia đình cũng không dám mua hải sản cho các bữa ăn hàng ngày nữa. Nữ doanh nhân này nói tiếp bà mong đợi gì ở lời hứa công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt của chính phủ Việt Nam: “Nếu nói một cách thẳng thắn thì tôi chỉ nói rằng tôi muốn biết sự thật. Muốn có một sự an toàn về môi trường cho tương lai, cho đất nước, cho con trẻ. Hỏi ai thì người ta cũng sẽ nói giống nhau như vậy thôi. Còn mức độ tin cậy tới đâu thì khó trả lời lắm, vì thông tin rất lộn xộn, không biết cái nào đúng cái nào sai.” Từ khi xảy ra thảm họa môi trường Vũng Áng đến nay, mọi nghi ngờ đổ dồn về việc xả chất thải rất độc của nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ ra biển, mặc cho những tuyên bố trên báo chí chính thức là thảm họa này có thể có những nguyên nhân khác. Tất cả những người mà chúng tôi tiếp xúc khi được vặn hỏi rằng liệu có quá nghi ngờ cho chính phủ Việt Nam hay không, vì chuyện cá chết hàng loạt cũng xảy ra nhiều nơi trên thế giới, và không phải lúc nào cũng tìm được nguyên nhân. Câu trả lời nhận được là người ta không tin điều đó vì cái cách mà nhà cầm quyền đưa thông tin cho đến nay cho thấy có nhiều điều khuất tất. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng sự lãng tránh các câu hỏi của dân chúng khiến cho lòng tin vào chính quyền ngày càng giảm sút, và đó là điều rất đáng lo.
  12. Ngày 28/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, vào ngày 30/6 sẽ có cuộc họp báo để công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra tình trạng cá chết ở miền Trung, chứ không phải ngày 29/6/2016 như công bố của Bộ trước đó. Cuộc họp báo sẽ do cơ quan Bộ chủ trì chứ không có mặt thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đáng ra phải có mặt. Câu hỏi là tại sao gần 3 tháng trời sau vụ cá chết, và gần 3 tuần lễ sau khi có bản báo cáo kết luận cuối cùng rồi thì bây giờ mới đưa được ra trước dư luận. Và tài liệu này sẽ là cái gì, và sẽ gây họa ra sao mà chính quyền cùng bộ máy công quyền các cấp lại sợ nó đến như thế, và hành tung đưa ra thì bí hiểm như thế ? Điều khẳng định đầu tiên, là sẽ không có gì bất ngờ trong bản báo cáo nguyên nhân cá chết của chính quyền cả. Không có gì giật gân, và không có cái gì mới lạ, bởi nếu có những cái đó thì người ta đã nhanh chóng thủ tiêu chứng cứ, hoặc làm giảm tầm quan trọng của nó trước đó rồi, nếu những điều trên bất lợi cho họ hay nhóm lợi ích của họ. Chẳng hạn chúng ta sẽ không có những thông tin kiểu như :”Chính công ty Fomosa đã thải nước nhiễm độc ra biển miền Trung gây triệu chứng cá chết hàng loạt”. Sẽ không có tin kiểu như thế vì nếu có thì chính quyền cũng đã sửa để chạy tội cho Formosa, và sẽ tìm đâu đó ven biển một công ty của Việt Nam để làm hình nhân thế mạng cho Formosa rồi. Điều nữa là thông tin về nguyên nhân vụ cá chết miền Trung sẽ không được đưa ra vào hôm nay, 29/6 như dự kiến mà sẽ được đưa ra vào ngày mai, 30/6/2016. Tại sao cứ thì thà thì thụt như buôn bạc giả vậy. Người dân đã thấy có vấn đề gì đó trong vụ cá chết này, và cho dù chính quyền kéo thời hạn công bố vào ngày mai, ngày mốt, hay sang năm thì cũng chẳng mấy ai còn ngạc nhiên nữa. Chính quyền từ xưa đến giờ vẫn hành xử trên đất nước này giống như bọn lục lâm thảo khấu vào thành vậy. Luôn khiến cho người dân khiếp sợ, và luôn khiến cho người dân nghi ngờ.... Chính quyền với bộ máy công quyền hoành tráng, với lực lượng CA, AN, QĐ...đông đảo, với các cơ quan khoa học, với các Viện, Vụ nghề nghiệp khét tiếng làm sao mà cứ phải úp mở hay che giấu câu chuyện cá chết như mèo giấu cứt vậy. Thật khôi hài khi bản báo cáo kết luận về nguyên nhân cá chết được hoàn thành lại không được đưa ra cho công chúng vào thời điểm đó, vì lý do đang còn có sự phản biện, trong khi người dân cả nước đang mong chờ những tin tức ấy như nắng hạn mong mưa rào. Không biết cá nhân hay cơ quan nào tham gia phản biện mà đến 3 tuần lễ mới xong, và các ông phản biện cái gì trong đó. Khi người dân miền Trung phập phù chờ đợi từng giờ từng phút kết luận cuối cùng của chính quyền về nguyên nhân cá chết, để họ còn lên thuyền đi đánh cá mưu sinh, và người dân cả nước mới quyết định có để trên mâm cơm của mình những con cá biển miền Trung hay không, thì những người có trách nhiệm lại mất đến 3 tuần lễ để “phản biện” bản báo cáo, và mất đến 3 tháng kể từ khi bắt đầu khủng hoảng cá bùng nổ để chập chờn, để loạng quạng như những kẻ amateur khi ngồi vào ghế lãnh đạo cao nhất.. Và chắc chắn những điều được công bố sẽ phần lớn sẽ được cắt ngắn, được diễn giải, được đánh tháo theo ý của những người công bố. Sẽ là những ngôn từ, những tài liệu giả dối hay những kẻ giơ đầu chịu báng giả tạo xuất hiện, không phải 100% thì cũng là 50% giả dối ở trong đó. Nên chẳng mấy ai tin vào cả báo cáo lẫn kết luận được chính quyền đưa ra. Bởi sự thiếu minh bạch, thiếu thành thật và khó hiểu luôn hiện hữu trong mọi bản báo cáo mà chính quyền đưa ra cho người dân. Ví dụ khôi hài là giống như một chị gái già đi khách lại còn ngúng nguẩy, giằng co chuyện lột đồ ra với khách làng chơi. Bị lột mất cái váy thì vẫn e thẹn không chịu lột cái quần đùi. Mất cái quần đùi thì vẫn sống chết tử thủ cái sì lốc. Chính quyền Việt Nam cũng vậy, với bản chất lì lợm và coi thường người dân của mình như cỏ rác, chính quyến sẽ che dấu đến cùng những gì có hại cho Đảng, cho mình. Nhưng rồi cũng như ả gái già đi khách vẫn bị lột sạch sành sanh, đế lộ ra trước ánh sáng mặt trời một thân hình đã bèo nhèo, tàn tạ thì cuối cùng chính quyền cũng phải bạch hóa thông tin và cung cấp cho người dân của mình mọi điều họ cần biết. Trước vòng quay của bánh xe lịch sử thì cuối cùng tất cả mọi sự xấu xa che dấu được cũng hiện ra trước ánh sáng mặt trời… Mai Tú Ân (FB Mai Tú Ân)
  13. Mảnh vỡ của máy bay tuần thám CASA-8983 gặp nạn khi tìm kiếm phi công máy bay chiến đấu SU-30 MK2 mất tích tại Việt Nam, ngày 17 tháng 6 năm 2016. Tuần qua, dư luận cả nước phản đối mạnh mẽ ý kiến của cô giáo Trần Thị Mỹ Hà, trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) khi bình luận về sự việc “Vợ phi công Trần Quang Khải được đặc cách tuyển dụng vào ngành giáo dục” rằng : “Giống cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học. Ku Tây không thích điều này:)”. (Ku Tây: cách xưng tên của cô Hà). Ý kiến trái chiều của cô Hà bị mọi người phản ứng gay gắt là lẽ đương nhiên. Ở góc độ đạo đức, ý kiến này đáng phê phán bởi nó đụng chạm đến sự thiêng liêng cao quý của hương hồn phi công Trần Quang Khải, người vì đất nước mà hy sinh. Ý kiến đó như một gáo nước lạnh giội vào tình cảm đau đớn, tiếc thương, cảm phục của thân nhân, đồng đội và người dân đối với người chiến sỹ vừa tử nạn trong khi làm nhiệm vụ. Số đông thường là số đúng, chứ không luôn luôn đúng. Nhưng trong trường hợp trên, số đông đã đúng. Sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận đã thôi thúc lãnh đạo trường THPT Trần Nhân Tông ra quyết định kỷ luật đối với cô giáo Hà một cách chóng vánh. Sức “nóng” của dư luận làm cho chi bộ nhà trường có phần nóng vội, cảm tính khi kỷ luật một đảng viên. Khi kỷ luật một người, phải căn cứ vào pháp luật, quy chế, điều lệ ... xem người đó có sai phạm hay không, sai phạm ở mức độ nào. Như trên đã nói, mặt tư tưởng, quan điểm của cô Hà là chưa vững, thiếu cảm thông với thân nhân người đã hy sinh. Phát ngôn của cô lạc lõng giữa dòng tình cảm của cộng đồng. Nhưng về mặt luật pháp, cô không hề vi phạm. Phạm trù đạo đức không hoàn toàn trùng hợp với phạm trù pháp luật. Chuyện “thích” hay “không thích” không phải là cái tội. Thích hay không thích là một trạng thái của cảm xúc của cá nhân, điều đó cần được tôn trọng. Không ai có quyền buộc người khác thích hay không thích cái gì. Luật pháp chỉ quy định người ta phải làm như thế này, không được làm như thế kia, chứ không quy định người ta thích hay không thích, và không vì “không thích” mà xử phạt công dân. Mà giả sử có muốn phạt cũng không thể được, vì đâu có công bằng. Ví dụ một người không thích nhưng giấu kín trong lòng, không nói ra, làm sao người khác biết mà kỷ luật họ ? Dòng bình luận của cô Hà đăng trên facebook tuy có thái độ lạnh lùng đối với thân nhân người hy sinh vì Tổ quốc, nhưng về mặt pháp lý, nó không xúc phạm đến ai; không nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc sự thật. Cô ấy chỉ bày tỏ ý kiến không đồng tình với quyết định “đặc cách viên chức” của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Nói đến đây tôi nhớ năm ngoái, vụ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang xử phạt 5 triệu đồng và kỷ luật cảnh cáo đối với bà Phan Thị Kim Nga vì nói ông chủ tịch tỉnh “kênh kiệu” trên facebook. Do sức ép của dư luận, sự lên tiếng của báo chí, cuối cùng lãnh đạo UBND tỉnh này phải ra quyết định đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông rút quyết định kỷ luật đối với bà Nga. Đối chiếu với trường hợp trên, lời bình luận của cô giáo Hà rất ôn hòa, chưa đến mức để nói rằng “xúc phạm”, “nói xấu lãnh đạo” như của bà Nga. Cô Hà bộc lộ chính kiến, quan điểm của mình thẳng thắn, dù chưa phù hợp, thiếu chuẩn mực với tư cách một nhà giáo, một đảng viên, nhưng đó là quyền tự do ngôn luận của một công dân trong mức cho phép. Hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô Hà của chi bộ trường THPT Trần Nhân Tông là quá nặng, thể hiện sự thiếu thấu đáo, rất chủ quan, cảm tính, vội vàng. Nên thay vào đó bằng sự góp ý chân thành, tìm hiểu nguyên nhân lý lẽ của cô giáo để tranh luận, thuyết phục cô phát ngôn thận trọng, “có lý có tình”, tránh tổn thương cho thân nhân người chiến sỹ đã hy sinh. Quyết định của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đặc cách vợ của phi công Trần Quang Khải vào biên chế là quyết định có lý, có tình, phù hợp với chính sách hậu phương quân đội. Nhưng cô giáo Hà có thể chưa hiểu thấu đáo nên có ý kiến trái chiều là chuyện bình thường. Ý kiến của cô Hà chắc chắn là không đúng rồi. Nhưng ở nhiều trường hợp khác, ý kiến trái chiều chưa hẳn là ý kiến sai hay mang tư tưởng chống đối. Người lãnh đạo cần xem xét, ghi nhận có chọn lọc ý kiến đa dạng của công dân và tôn trọng quyền tự do ngôn luận của họ được pháp luật thừa nhận. Ý kiến đăng trên facebook cá nhân là phát biểu không chính thức, riêng tư. Ý kiến đó facebook gọi là status, tức trạng thái, tâm trạng. Mà trạng thái, tâm trạng thì rất không ổn định, lúc buồn, lúc vui, lúc chán, lúc giận, “nay thế này, mai thế khác” ... Người dùng facebook ghi lại tâm trạng, cảm xúc của mình, khi thì chia sẻ với mọi người, bạn bè, khi thì chỉ chia sẻ với một vài người, hoặc không chia sẻ với ai. Nhiều người lên facebook chỉ để tán ngẫu, trêu chọc người khác - một cách giao tiếp trong thời kỹ thuật số. Vậy xin đừng dựa vào đó mà quy chụp, nâng quan điểm để phê phán, kỷ luật ai. Tất nhiên, không thể chấp nhận những người lợi dụng mạng xã hội để làm việc trái pháp luật, bôi nhọ, nói xấu, vu khống người khác, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Được biết, lãnh đạo thành ủy TP Hà Nội đã chỉ đạo rút lại quyết đinh kỷ luật đối với cô giáo Trần Thị Mỹ Hà, đó là việc cần thiết, trả lại sự công bằng cho một đảng viên, một viên chức, một công dân. Chỉ tiếc rằng bài học “kỷ luật” rồi lại “rút” quyết định kỷ luật ở nước ta không phải diễn ra lần đầu. Và cũng tiếc rằng, do phát ngôn thiếu thận trọng, thái độ thiếu chuẩn mực khi bình luận trên facebook mà “người trong cuộc” nói trên bị cộng đồng mạng “ném đá” tơi bời, bị tổ chức “bồi” thêm cho một cú nữa. Có lẽ “án” đó sẽ được xóa nhưng vết thương đâu dễ chóng lành! Ở Việt Nam, trong khi tiền lệ “đúng quy trình” diễn ra chưa hồi kết, thì nay tiền lệ “vội vàng kỷ luật - vội vàng xóa án” lại xảy ra. Đáng ngại thay! Lê Xuân Chiến * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  14. Vào tháng 6/2016, một hiện tượng có vẻ “lạ” là Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, trên cơ sở phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB), đã công bố một bản khảo sát về tình trạng không có hộ khẩu của nhiều người dân. Cùng lúc, một số tờ báo nhà nước cũng đề cập đến tình trạng này theo quan điểm có vẻ đồng thuận với khuyến nghị của WB về sự cần thiết phải bỏ chế độ hộ khẩu ở Việt Nam. Hình luatminhgia.com.vn Vì sao lại xuất hiện hiện tượng đặc biệt trên, trong khi hộ khẩu được coi là một công cụ hành chính không chỉ quản lý xã hội mà còn quản lý chính trị của chế độ Việt Nam? Về mặt xã hội, báo cáo của WB cho biết có khoảng 5.6 triệu người dân không có hộ khẩu mà do đó đã phải chịu tình cảnh bất tương xứng trong việc tiếp cận các dịch vụ công như trường học, bệnh viện, đăng lý xe… Đây cũng là những vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đã thừa nhận từ lâu nay, tuy chưa chịu tiến hành các biện pháp để cải thiện. Tuy nhiên nhìn từ góc độc chính trị, chế độ hộ khẩu ở Việt Nam rất gần gũi với “người anh em” Trung cộng. Trong lịch sử phương Bắc từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, chế độ “Ngũ gia liên bảo” đã bắt vạ những nhà còn lại trong tổ 5 nhà, nếu có một nhà làm phản triều đình. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam cũng khá tương đồng với cơ chế “Propiska” về quản lý nhân khẩu của Liên Xô trước đây. Nhìn chung, đây là một thói quen và cũng là một não trạng rất khó bỏ của các chính quyền quen độc trị. Riêng ở Việt Nam, chế độ hộ khẩu đã tồn tại đến nửa thế kỷ qua. Có lẽ chỉ từ năm 2013, việc bỏ chế độ hộ khẩu mới lần đầu tiên được đặt ra một cách rõ nét hơn. Khuyến nghị này đến từ WB và một số tổ chức nhân quyền quốc tế. Tuy vậy, quyền hành xử và quyết định về hộ khẩu lại thuộc Bộ Công an – một cơ quan bị coi là cực kỳ bảo thủ và rất thường bị thế giới lên án về đàn áp nhân quyền trong nước. Vào đầu năm 2014, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, trong cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Geneve đã xuất hiện khuyến nghị bỏ cơ chế hộ khẩu đối với Việt Nam. Khi đó, chính thể Hà Nội không trả lời. Cho đến cuối năm 2015, WB mới bắt đầu tỏ rõ uy lực của mình trong các khuyến nghị về nhân quyền. Tháng 12/2015, bà Victoria Kwa Kwa – giám đốc WB tại Việt Nam đã trao cho chính phủ nước này một bản khuyến nghị 7 điểm, với khuyến nghị đầ tiên là đặc biệt chưa từng có: Việt Nam cần sớm ban hành Luật Lập hội. Có thể hiểu với khuyến nghị trên, WB đã chính thức tham dự vào mặt trận nhân quyền cho người dân Việt Nam. Để nửa năm sau đó, có hy vọng khuyến nghị của WB về bỏ chế độ hộ khẩu sẽ được chính quyền Việt Nam “xem xét”. Trong thực tế, WB cùng với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và chính phủ Nhật Bản là ba chủ nợ lớn nhất của chính thể Việt Nam. Nhưng từ năm 2015, WB và IMF đã tuyên bố chấm dứt các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi, tức đến giữa năm 2017, Việt Nam sẽ phải vay với lãi suất thị trường. Bối cảnh cực kỳ khó khăn của ngân sách Việt Nam đang khiến chế độ này “bơi” và có nguy “chìm” nếu không vay mượn được tín dụng quốc tế. Cũng bởi thế, đây là cơ hội để những khuyến nghị về nhân quyền của các tổ chức quốc tế có điều kiện “đưa ánh sáng nghị quyết vào thực tiễn” nhiều hơn. Lê Dung (SBTN)
  15. Nghe giang hồ đồn thổi là 29/6 này chính quyền sẽ công bố nguyên nhân cá chết. Có lẽ đây chính là lý do mà báo chí Việt Nam mới dám bắt đầu nói về cái phóng sự về thảm họa cá chết của đài truyền hình Taiwan PTS. Tuy nhiên, nội dung những cuộc biểu tình bị đàn áp ở Việt Nam thì không được nhắc đến. Qua đây chúng ta thấy hạn chế của báo chí Việt Nam đến đâu. Tôi hay được bạn bè báo chí nước ngoài hỏi ý kiến trước khi làm chương trình ở Việt Nam. Dẫu biết Việt Nam là nước cộng sản nhưng họ vẫn luôn ngạc nhiên trước việc kiểm soát thông tin quá ngặt của chính quyền. Nếu các vị lãnh đạo ở Việt Nam thực sự muốn đất nước phát triển thì nên cho báo chí tự do. Khi có tự do báo chí, thông tin được sáng tỏ thì giống như ánh sáng được soi rọi vào những vùng bệnh tật, và kháng sinh mới biết chỗ mà tấn công ổ vi trùng. Khi chính quyền chọn giải pháp bưng bít thông tin, ấy là hạ sách, thể hiện sự yếu kém về năng lực quản lý, điều hành đất nước. Việc bắt dân chúng phải im lặng, báo chí phải nói theo ý của mình đòi hỏi một lực lượng và đấy chính là một sự lãng phí nhân lực không cần thiết. Thay vì kiềm chế tới mức vô lý thì chính quyền nên tự nâng cao năng lực để thích nghi với sự phát triển của xã hội. Để làm được điều này, thay vì vơ đũa cả nắm tất cả những người cất tiếng phản đối, họ nên dùng nghiệp vụ phân tách ra những đối tượng chống đối vì mục đích chính trị và để người dân nói lên tiếng nói, tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình. Tư duy phản biện là điều cần thiết để thế hệ trẻ phát triển tư duy, có ý thức làm chủ xã hội, như vậy năng lực điều hành đất nước của thế hệ lãnh đạo tương lai mới tốt lên được. Tôi cảm thấy rõ sự loay hoay của chính quyền Việt Nam. Một vấn đề như thảm hoạ cá chết thì trước sau gì cũng phải nói ra thông tin vậy tại sao không thể hành xử, ứng phó, xử lý khủng hoảng sao cho đẹp lòng dân? Các vị cứ phí năng lượng vào việc bưng bít thông tin. Điều này lộ rõ sự kì cục khi báo chí nước ngoài làm phóng sự. Khi tự đi lấy thông tin ở Quảng Bình, Hà Tĩnh tôi như một kẻ ăn trộm, hỏi chuyện người dân mà nơm nớp mắt trước mắt sau xem có ánh mắt nào đang soi mình không. Toàn phải kéo người dân vào trong ô tô, hay đi vào trong nhà phỏng vấn cho an toàn. Ấy thế mà vẫn bị túm ngồi mấy tiếng trong đồn biên phòng, lực lượng công an xã, huyện cũng kéo tới hạch sách. Sau thì họ bảo có "người dân" gọi điện bảo phóng viên đang phỏng vấn về cá chết nên họ mới biết mà kéo tới. Thú thực là trong lòng cũng lo lắng vì nghĩ tới 2 bạn đi lấy tin bị bắt giữ 6 ngày, bị VTV đưa tin là đi tuyên truyền nọ kia. Tôi phải nói dối là mình đi chơi, nhân tiện thì hỏi thăm bà con về cá thôi. Trong một xã hội, người đi lấy tin mà thấp thỏm như tội phạm như vậy thì xã hội ấy không thể phát triển lành mạnh được. Chẳng hay ho gì điều này đâu thưa các vị. Doãn Châu (FB Chau Doan)
  16. Ông Bob Kerrey Los Angeles – Cho đến ngày hôm nay, người Mỹ vẫn còn tranh cãi nhau về cuộc chiến tranh Việt Nam : hồi đó đã làm gì, đã mắc những sai lầm nào, tác động lâu dài của cuộc chiến đối với quyền lực của nước Mỹ ra sao. Lịch sử buồn thảm ấy lại tái hiện khi Bob Kerrey được chỉ định làm chủ tịch Hội đồng tín thác Trường đại học Fulbright Việt Nam, trường đại học tư đầu tiên mở ra ở Việt Nam với sự tài trợ của Hoa Kỳ. Việc bổ nhiệm này đã gây ra tranh luận ở Việt Nam trên vấn đề những cựu thù có thể tha thứ và hoà giải với nhau như thế nào. Điều không có gì để tranh cãi là năm 1969 một toán biệt động SEAL của Hải quân Mỹ, dưới quyền chỉ huy của viên trung uý trẻ Kerrey đã giết hại 20 thường dân Việt Nam không vũ trang, trong đó có phụ nữ và trẻ em, tại làng Thạnh Phong. Ô. Kerrey, sau này trở thành thượng nghị sĩ, thống đốc tiểu bang, ứng viên tranh cử tổng thống và hiệu trưởng đại học, đã thừa nhận vai trò cá nhân của cá nhân ông ta trong cuộc thảm sát (hồi ký “Khi tôi là thanh niên” năm 2002). Ở Hoa Kỳ, những người tán thành việc bổ nhiệm ông Kerrey coi đó là một cử chỉ hoà giải : ông đã thú nhận và đáng được tha thứ vì đã có những nỗ lực giúp đỡ Việt Nam, câu chuyện khủng khiếp có một không hai của ông đã biến ông trở thành một biểu tượng mạnh mẽ cho việc hai nước có thể vượt qua cuộc chiến tranh của họ như thế nào. Tôi không đồng ý. Bổ nhiệm Kerrey vào chức vụ ấy là không đúng người đúng việc. Và lấy Kerrey làm một biểu tượng hoà bình là thiếu vắng trí tưởng tượng về mặt đạo lý. Đúng là người Mỹ đã thẳng thắn thừa nhận một số tội ác của họ hơn bất cứ người nào trong chính quyền và Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng đúng là người Mỹ có xu hướng nghĩ tới cuộc chiến tranh như là một bị kịch của nước Mỹ, như tôi nhận thấy rất rõ khi xem « Platoon », « Apocalypse Now » hay những cuốn phim khác hồi tôi còn nhỏ ở California. Tôi đã sống trong giới người Việt tị nạn, đối với họ cuộc chiến tranh là một thảm kịch của Việt Nam. Bài diễn văn của Tổng thống Obama năm 2012, kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh, nhấn mạnh cái chết của hơn 58 000 binh sĩ Mỹ ; tôi đã tự hỏi tại sao ông không đá động tới cái chết của hơn 200 000 chiến sĩ Nam Việt Nam và hơn một triệu chiến sĩ Bắc Việt Nam và Việt Cộng, đó là không kể tới không biết bao nhiểu ngàn thường dân đã bỏ mạng. Với chức vị mới của ông Kerrey, chúng ta lại trở về với câu chuyện quen thuộc về sự sám hối của người lính Mỹ. Nhiều người Việt Nam cũng chú ý tới chuyện đó, dù nó được đề cập mà quên đi những thương đau của người Việt Nam. Một vài cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Việt Nam tán thành việc bổ nhiệm ông Kerrey, và có những cựu chiến binh Bắc Việt, như nhà văn Bảo Ninh nổi tiếng, đã lên tiếng ủng hộ. Ở Mỹ có người nói rằng ông Kerrey cũng là một nạn nhân – nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi nghĩa và của một giới lãnh đạo thảm hại – nhưng nói như vậy có vẻ như mỉa mai, nếu không nói là hết sức lố bịch, khi so sánh hào quang của ông Kerrey và cuộc sống âm thầm hiện nay của những người sống sót sau cuộc tấn công do ông chỉ huy và của thân nhân những người đã chết. Cuộc đời và hoạn lộ của ông Kerrey không gặp một chướng ngại nào, ngoại trừ sự hối tiếc cá nhân. Thật vậy, trước đây ông Kerrey đặt chân tới Việt Nam như là một biểu hiện của sức mạnh Hoa Kỳ, thì nay ông sang Việt Nam trong bộ áo mới, nhưng vẫn là biểu tượng của ảnh hưởng phương Tây, nhà lãnh đạo một trường đại học. Nhiều người Việt Nam hy vọng trường Fulbright sẽ mang đến những những giá trị của thị trường tự do cho một đất nước còn mang danh Cộng sản đang mong muốn tiếp tục phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Niềm hi vọng ấy cần được tương đối hoá vì phải hiểu rằng các trường đại học theo kiểu Tây phương cũng có mặt này mặt khác khi nói đến bình đẳng hoá. Khả năng tốt nhất là chúng đào tạo tư duy nhân bản. Khả năng xấu nhất, là chúng thực hiện và cổ vũ cho sự bất bình đẳng kinh tế, phục vụ cho lợi ích của 1 phần trăm : bóc lột những người phụ giảng lương thấp ; gia tăng một cách kinh khủng khoản vay nợ của sinh viên ; nặng về đào tạo người lao động hơn là đào tạo người học hỏi. Trường Fulbright sẽ đóng vai trò nào ? Câu hỏi ấy sẽ cho ta thấy bằng cách nào sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của những định chế như Fulbright, sẽ bỏ lại phía sau những thành phần yếu đuối nhất của xã hội. Nếu ông Kerrey tiếp tục làm chủ tịch, thì người Mỹ và người Việt Nam phải cùng nhau đòi hỏi những biện pháp tượng trưng và thực chất để đền bù những nạn nhân và điều chỉnh quá khứ của ông. Trước tiên, ông phải đến thăm làng Thạnh Phong để xin lỗi những người sống sót và thân nhân những người đã chết. Sự hoà giải giữa hai nước không thể chỉ khuôn lại trong thảm kịch của một cá nhân cựu chiến binh Mỹ mà phải bao quát thảm kịch của hai mươi dân làng đã chết. Thứ nhì, khuôn viên trường Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh phải dựng lên một đài tưởng niệm những người tử vong của làng Thạnh Phong. Khắp nơi trên đất nước Việt Nam đã có những « nghĩa trang liệt sĩ » tưởng niệm hơn một triệu binh sĩ đã hy sinh cho cuộc cách mạng Cộng Sản. Ít có đài tưởng niệm những thường dân đã chết mà con số còn lớn hơn một triệu, có thể vì gợi lại cái chết của họ sẽ dẫn tới những câu hỏi nhạy cảm : ai đã giết họ. Thứ ba, Fulbright phải mở ra những chương trình giáo dục cho giới trẻ ở Thạnh Phong, mở đường cho họ được học bổng theo học trường Fulbright. Người dân Thạnh Phong, và nhiều người khác trên khắp đất nước Việt Nam cùng một hoàn cảnh, phải được hưởng lợi từ trường đại học cũng như ông Kerrey được hưởng từ danh nghĩa chủ tịch. Thứ tư, trong thành phần lãnh đạo của Trường đại học, phải có những nhà lãnh đạo tinh thần, những nhà hoạt động vì hoà bình và những nhà giáo có tầm nhìn nhân văn về giáo dục, chứ không chỉ tầm nhìn của một công ti kinh doanh. Những người đã ngã xuống ở Thạnh Phong, và tất cả những thường dân đã tử vong đòi hỏi một đáp án thích đáng cho câu hỏi này: liệu một nước Việt Nam thịnh vương hơn có nhớ tới họ không, làm sao để tỏ sự thương nhớ, liệu sự phát triển kinh tế theo kiểu Mỹ có mang lại phúc lợi cho mọi người công dân Việt Nam không, hay là những người nghèo hèn nhất sẽ lại là nạn nhân một lần nữa ? Nguyễn Thanh Việt Nguyên tác: Bob Kerrey and the ‘American Tragedy’ of Vietnam (New York Times 20-6-16)Bản dịch tiếng Việt của Đỗ Trần Nguyễn.(Viet - Studies)
  17. Là một sĩ quan bộ binh tác chiến của Quân Đội Miền Nam cách nay gần 50 năm, và cũng đã từng làm công tác tham mưu ở Trung Tâm Hành Quân (TOC: Tactical Operations Center) của Sư Đoàn Việt Nam lẫn Sư Đoàn Hoa Kỳ (sĩ quan liên lạc hành quân (liaison officer) tại Sư Đoàn 5 Cơ Giới Hoa Kỳ - 5th Mechanized Infantry Division) tôi xin có nhận xét về một số vấn đề thiếu sót của Không Quân Việt Nam hiện nay qua việc tìm kiếm và tiếp cứu hai phi cơ mất tích trong 2 ngày 14 và 16 tháng 6, 2016 hầu mong góp ý để Không Quân Việt Nam cải thiện tăng cường khả năng chiến đấu để bảo vệ hữu hiệu vùng biển và vùng trời của tổ quốc. Khu vực tìm thấy thiếu tá Cường cách khoảng 28 hải lý về phía Đông Bắc đảo Mắt. Phi công chiến đấu của bất cứ quân đội nước nào khi kéo ghế thoát hiểm thì sẽ được kèm theo "túi mưu sinh thoát hiểm", thường được gắn dưới ghế thoát hiểm; trong đó đựng những thứ tối cần thiết để người phi công có thể hoặc tự tìm đường về phòng tuyến bạn, hoặc liên lạc với đơn vị bạn để được cấp cứu. Trung tướng anh hùng Phạm Tuân của không quân Bắc Việt cũng xác định như vậy. Toàn thể phi công chiến đấu của Không Quân Miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ trước 1975 cũng được trang bị như vậy. Và vì thế, mỗi khi bị trúng đạn phòng không, hoặc khi bị trục trặc kỹ thuật, người phi công khi đáp xuống đất trong vùng quân bạn, sẽ được cấp cứu gần như ngay tức khắc. Được như vậy là vì, ngoài những khí tài khác, người phi công lâm nạn được trang bị máy vô tuyến và súng phóng trái sáng (flare); và đơn vị cấp cứu có máy xác định tọa độ; đó là ba điều kiện cơ bản để cấp cứu một phi công lâm nạn. Một khi sóng liên lạc được kết nối, đơn vị cấp cứu có thể xác định tọa độ của phi công lâm nạn ngay tức khắc. Đó là nói về thời điểm cách nay trên dưới 50 năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chứ đừng nói là thời bây giờ với máy định vị tọa độ (GPS) cầm tay được phổ biến tới cả dân thường. Vả lại, thời nay ai cũng biết, một khi mình dùng điện thoại di động thì ngay lập tức, nếu cần, cơ quan điều tra có thể biết ngay vị trí của người xử dụng chiếc điện thoại đó. Do đó những tay trùm tội phạm hay khủng bố như Bin Laden đã tuyệt đối không dùng điện thoại di động để tránh bị phát hiện. Một điều thông thường của mọi cuộc hành quân là ngay khi bắt đầu hành quân (hành quân thật hay thực tập) thì đơn vị cấp cứu đã phải được hình thành và ở tình trạng chờ đợi thi hành nhiệm vụ (stand by). Và ngay sau khi xác định được vị trí của phi công lâm nạn thì đơn vị cấp cứu được trực thăng vận tới địa điểm, lâu hay mau tùy khoảng cách. Nhưng một khi đơn vị cấp cứu đã tới bãi đáp, và với tất cả cản trở và nguy hiểm trong lòng địch thì cuộc cấp cứu cũng sẽ hoàn tất trong không tới 7 phút. Đó là cuộc cấp cứu đại úy phi công chiến đấu Hoa Kỳ bị bắn hạ ngày 2 tháng 6, 1995, tức cách nay đã 21 năm. Viên phi công này phải nhẩy dù rơi ở hậu phương địch trong cuộc chiến tại Bosnia. Ngay khi chạm đất, anh ta lập tức kéo theo túi cấp cứu dưới gầm ghế thoát hiểm và chạy trốn. Trong 4 ngày đầu tiên anh ta giữ "im lặng vô tuyến" vì bài học mưu sinh thoát hiểm dạy rằng hầu hết các phi công lâm nạn sau phòng tuyến địch bị bắt là vì liên lạc quá sớm với đơn vị hành quân. Vì thế mãi 4 ngày sau anh ta mới mở máy phát sóng để báo cho biết vị trí của anh ta. Để hạn chế pin, anh ta chỉ phát sóng từng quãng thời gian ngắn một. Các phi công bay hành quân trên vùng này đều bắt được làn sóng mà họ nghĩ là có thể của đại úy O'Grady. Mãi 2 ngày sau, sau khi thấy địa điểm đủ an toàn để kêu cấp cứu, anh ta mới nói chuyện với phi công bạn. Lúc đó là sau nửa đêm mùng 8 tháng 6, tức 6 ngày sau khi lâm nạn, đại úy O'Grady mới dám nói chuyện với một phi công chiến đấu lái F - 16 khác bay ngang vùng trời. Sau khi xác nhận chắc chắn đó là đại úy phi công lâm nạn trước đó 6 ngày, bộ tư lệnh hành quân quyết định thi hành kế hoạch cấp cứu ngay tức khắc. Khởi đầu vào lúc 4: 40 sáng, tướng tư lệnh lực lượng hành quân triệu tập đơn vị thủy quân lục chiến đi cấp cứu. 51 thủy quân lục chiến được chở trên hai trực thăng vũ trang đổ bộ. Hai trực thăng này được hộ tống bởi hai trực thăng vũ trang chiến đấu (không phải loại đổ quân) và hai phản lực chiến đấu cơ. Cả sáu chiếc phi cơ đi cấp cứu này được hỗ trợ bởi hàng chục phi cơ trang bị đủ loại khí tài trong đó có các phi cơ trang bị máy móc tác chiến điện tử và phi cơ trang bị radar (electronic warfare planes & a NATO AWACS radar plane. ) Ngoài ra còn có cả trực thăng vũ trang đổ bộ chuẩn bị thay thế 2 trực thăng vũ trang chở đơn vị đổ bộ cấp cứu trong trường hợp hai trực thăng này trúng đạn không hoàn thành được nhiệm vụ. Chưa đầy 2 tiếng sau (lúc 6: 35 sáng), theo các tín hiệu cấp báo (signal beacon) của đại úy O'Grady, các trực thăng cấp cứu đã tới hiện trường. Phi công trực thăng cấp cứu nhìn thấy khói sáng vàng tỏa lên từ chùm cây gần một cánh đồng cỏ lởm chởm đá (a rocky pasture) nơi đại úy O'Grady đã bắn trái sáng. Chiếc trực thăng cấp cứu thứ nhất hạ cánh và 20 thủy quân lục chiến nhẩy ra tạo vòng vây an toàn (a defensive perimeter). Khi chiếc trực thăng thứ nhì vừa hạ cánh thì một bóng người cầm súng lục chạy tới, đó là đại úy O'Grady trước đó bị mất tích. Khi cánh cửa hông của trực thăng vừa mở, đại úy O'Grady đã được kéo lên trước khi toán 20 thủy quân lục chiến trên chiếc trực thăng này mặc dù đã chuẩn bị rời phi cơ nhưng chưa kịp hành động. Họ được lệnh trở lại chỗ ngồi. Và số thủy quân lục chiến đang làm hàng rào phòng thủ dưới đất cũng được lệnh trở lại trực thăng của họ. Sau khi lẹ làng đếm đủ quân số, hai chiếc trực thăng cấp cứu cất cánh. Tổng cộng họ chỉ ở dưới đất không quá 7 phút. Có hỏa lực của đối phương bắn theo trực thăng nhưng không ai bị thương. Vào lúc 7: 15 sáng giờ địa phương, tức là chỉ 30 phút sau khi bốc được phi công lâm nạn, toán cấp cứu báo cáo đã bay ra tới biển an toàn để trở về hạm đội đang chờ ngoài khơi (1). Từ một cuộc cấp cứu phi công tác chiến Hoa Kỳ bị rớt máy bay vào năm 1995, cách nay 21 năm, chúng ta quay trở lại cuộc cấp cứu hai phi công phản lực của chúng ta bị rới máy bay trong thời bình, trên lãnh thổ của mình, và không xa bộ tư lệnh hành quân (37 km). Cuộc cấp cứu diễn ra trong hơn 30 tiếng đồng hồ, từ 7 giờ 13 phút sáng ngày 14 tháng 6 là lúc máy bay mất liên lạc, đến 13 giờ 30 trưa ngày hôm sau là lúc mang được thiếu tá phi công Cường sống sót về lại đất liền. Được biết máy bay Sukhoi Su - 30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su - 30 do Nga sản xuất. Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa năng Su - 30 MK2, với số lượng 32 chiếc. Theo giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia Úc nghiên cứu về quốc phòng thì nhìn chung công nghệ máy bay của Nga được cho là tốt cũng tương tự như máy bay F16 của Mỹ. Với một phản lực cơ chiến đấu tối tân như thế người phi công cũng phải được trang bị những khí tài tối tân tương tự. Nhưng tại sao thiếu tá Cường không được trang bị máy vô tuyến cá nhân? Vì thế trong suốt thời gian bị rơi, thiếu tá Cường không liên lạc được với bộ chỉ huy hành quân. Không một ai từng là quân nhân có thể hiểu được điều này. Một buồn cười nữa là ngay sau khi được thuyền ngư dân cứu sống, thiếu tá Cường liền mượn điện thoại di động của ngư dân để liên lạc về gia đình. Báo chí thuật lời của ngư dân Lệ, người cứu phi công Cường, như sau "Lên được thuyền, anh ấy nói cảm ơn tôi rồi nói "tôi sống rồi". Tôi lấy quần áo mới cho anh rồi đưa sữa, sâm để anh ấy ăn nhưng anh liền mượn điện thoại tôi để gọi về cho vợ con, về gia đình báo tin mình còn sống. " Và một buồn cười kế tiếp là bộ chỉ huy hành quân chỉ được biết tin thiếu tá Cường đã được ngư dân cứu sống nhờ gia đình thiếu tá Cường thông báo. Có một bộ chỉ huy hành quân nào hoạt động như vậy không? Rồi điều buồn cười nữa là sau khi biết tin ngư dân đã cứu sống thiếu tá Cường thì đơn vị hành quân vẫn không liên lạc được với ngư dân để tìm vị trí con thuyền! Khi liên lạc điện thoại được với thuyền ngư dân rồi, đơn vị cấp cứu vẫn không xác định được vị trí con thuyền mà phải nhờ ngư dân trên thuyền cho biết vị trí con con thuyền. Báo chí thuật, "Ngư dân Dậu cho báo chí biết, "Chia sẻ về những khó khăn trong công việc liên lạc, xác định vị trí của thuyền cứu được anh Cường cho các lực lượng chức năng trên bờ biết, ông Dậu cho biết: “Lúc đó đang ở giữa biển, sóng liên lạc chập chờn, đặc biệt máy điện thoại của ai cũng hết pin nên công tác liên lạc gặp rất nhiều khó khăn. Rất may, sau một thời gian cố gắng liên lạc qua bộ đàm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tiếp cận được thuyền và đưa chúng tôi lên bờ an toàn”. " Trời đất ơi, để xác định vị trí của người sử dụng điện thoại di động thì phải có máy móc rất phổ biến trong kỹ nghệ công nghệ cao hiện nay chứ sao lại bảo người bị nạn xác định vị trí? Cuối cùng, đơn vị tiếp cứu bảo ngư dân neo thuyền tại chỗ chờ tầu của đơn vị tiếp cứu. Một chuyện khác có thể gọi là "tiếu lâm" hết chỗ nói khi thiếu tá Cường thấy được thuyền đánh cá, đã dùng một "que diêm" để bật sáng cầu cứu. Báo chí thuật lời ngư dân, "Nhìn ra xa, ông Lệ thấy một bóng đen, sau đó là những tiếng gọi "thuyền ơi, thuyền ơi, cứu với". "Tôi lấy đèn pin ra soi, thấy ánh sáng như lửa của que diêm phát ra từ phía bóng đen. " Dĩ nhiên từ "que diêm" là do ngư dân mô tả, nhưng quân đội cho biết thiếu tá Cường được cấp phát 10 trái sáng và đã bắn 9 trái bị hỏng, trái cuối cùng thì cũng không khá gì, chỉ lóe sáng bằng một que diêm. Làm sao mà phi công của một phi cơ chiến đấu tối tân loại hạng nhất thế giới mà lại được trang bị loại trái sáng cấp cứu yếu kém như vậy? Lại chuyện buồn cười nữa, như tôi đã viết, thông thường trước khi hành quân phải có sẵn đơn vị cấp cứu, trong đó có trực thăng cấp cứu để khi phát hiện quân nhân lâm nạn thì phái trực thăng tới bốc về chứ sao lại không có trực thăng mà phải dùng tầu ra đón thiếu tá Cường, khiến cho việc mang thiếu tá Cường vào bờ, thay vì chỉ mất không quá nửa tiếng với tốc độ của trực thăng so với khoảng cách vớt được phi công Cường là không quá 60 km, lại phải mất tới 9 tiếng rưỡi sau khi thiếu tá Cường được ngư dân cứu (4 giờ sáng thiếu tá Cường được ngư dân cứu vớt nhưng mãi tới 13 giờ 30 mới được tầu cấp cứu đưa vào đất liền). May là thiếu tá Cường chỉ bị xây xước nhẹ. Nếu bị thương nặng e thiếu tá Cường không qua khỏi với cung cách cấp cứu hành quân kiểu này. Một câu hỏi khác cũng cần đặt ra là với lộ trình bay huấn luyện đã biết, thời gian bay đã biết, và vùng hoạt động của phi cơ quá nhỏ (bề dài không tới 60 km từ bờ), tại sao ngay lúc đầu đơn vị không dùng phi cơ quan sát ra tìm kiếm mà lại dùng tầu có tầm nhìn rất hạn chế so với tầm nhìn từ trên không của phi cơ quan sát và tốc độ cũng quá chậm so với phi cơ? Phi cơ quan sát là loại phi cơ nhỏ thông dụng gồm chỉ một phi công và một quan sát viên ngồi phía sau dùng ống nhòm quan sát phía dưới. Trong chiến tranh Việt Nam, phi cơ này luôn luôn được dùng (hàng ngày) để quan sát viên quan sát mục tiêu dưới đất chỉ điểm cho phi cơ chiến đấu oanh tạc hay pháo binh bắn vào mục tiêu đối phương. Nếu dùng phi cơ quan sát ngay từ đầu thì nhiều phần trăm chắc chắn sẽ tìm thấy phi công lâm nạn chỉ sau vài tiếng đồng hồ chứ không mất gần 24 tiếng như thực tế. Một câu hỏi khác cũng cần nêu lên là tại sao ngay sau khi tai nạn xảy ra, tòa đại sứ Hoa Kỳ đã đề nghị giúp tìm kiếm mà Việt Nam không chấp nhận? Việc tìm kiếm này hoàn toàn là vấn đề nhân đạo, không có tích cách bí mật quốc phòng gì cả. Ai cũng biết, với phương tiện kỹ thuật hiện đại, nếu Hoa kỳ giúp sức thì việc tìm kiếm phi công mất tích sẽ mau chóng hơn nhiều. Ít ra là người dân thường cũng biết rằng Hoa Kỳ mà tìm kiếm thì họ sẽ dùng không ảnh chụp từ vệ tinh, chưa kể nhiều máy móc tối tân khác mà chúng ta không biết. Nhưng trong khi từ chối sự giúp sức của Hoa Kỳ thì Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh lại yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ. Hành động này càng khiến người dân thắc mắc. Một câu hỏi khác là tại sao Không Quân Việt Nam lại đưa chiếc Casa - 212 bay đi tìm kiếm hai phi cơ mất tích trong khi phi cơ này chỉ là phi cơ vận tải loại nhỏ, không phải là loại phi cơ tìm kiếm hay cấp cứu người bị nạn (CASA Cargolifters: xin xem đường link kèm phía dưới) (2). Và câu hỏi cuối cùng là tại sao bay đi tìm kiếm hai chiếc máy bay mất tích lại phải cử phi hành đoàn có tới 9 người? Ngoài phi công và quan sát viên thì 7 người còn lại trong phi hành đoàn làm công tác gì? Rõ ràng người dân có quyền nghi ngờ là 7 người còn lại tham gia đoàn cấp cứu chỉ vì tò mò đi chơi vì họ không có nhiệm vụ gì cả. Nếu như vậy thì là một hành động hết sức vô nguyên tắc trong quân đội và sự mất mát của họ là một thiệt hại vô ích cho quân đội và cho cá nhân họ. Liệu sự thiệt mạng của 7 người ngày có được coi là một sự hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ hay không? Những vấn đề nêu trên thuộc 4 loại vấn đề, trong nhiều loại vấn đề khác, của tiêu lệnh hành quân là 1 - chỉ huy & tham mưu 2 - Trang bị & tiếp liệu 3 - Thông tin & liên lạc và 4 - Tìm kiếm & cấp cứu & tản thương. Tôi biết chắc chắn quân đội miền Bắc đã thực hiện tốt 4 loại vấn đề này trong mọi cuộc hành quân trước kia. Không hiểu tại sao Không Quân Việt Nam ngày nay lại có những thiếu sót trầm trong như vậy. Nếu không sớm cải tiến thì không thể đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm đang nhòm ngó đất nước ta. Nguyễn Tường TâmTác giả gửi tới Dân Luận --------------- Tham khảo (1) Scott O'Grady: https://en.wikipedia.org/wiki/Scott_O'Grady (2) CASA Cargolifters: C - 212, CN - 235, & C - 295 http://www.airvectors.net/avc212.html (Dân luận)
  18. Có thể nói sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu), trong đó sông Hậu chảy qua tỉnh Hậu Giang là một trong những nguồn nước quan trọng nhất nuôi sống cộng đồng cư dân Việt " từ thuở mang gươm đi mở cõi" và biến đồng bằng Nam bộ thành vựa lúa lớn nhất đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hoang mang, lo ngại đã gửi văn bản cầu cứu Quốc hội và Chính phủ về Dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong). Nhà máy giấyLee & Man Hậu Giang Phạm luật và nguy cơ gây ô nhiễm đã được cảnh báo Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không có quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020 cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL. Dự án Lee & Man Việt nam bao gồm 2 hạng mục chính: nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng công suất 330.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp công suất 420.000 tấn/năm, đặt tại ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tổng lượng nước thải của nhà máy bột giấy là 143,478 m3/ngày đêm, nhà máy giấy bao bì là 79.130 m3/ngày đêm. Nhà máy phải cần NaOH trong qui trình xử lý nước thải, ít ra cũng gần 30 tấn/ngày. Để sản xuất ra 330 ngàn tấn bột giấy năm thì phải trồng rừng, qui mô cũng phải trên 600 ha. Năm 2007 dự án đã lập bản cam kết bảo vệ môi trường (BVMT) và được UBND huyện Châu Thành cấp Giấy xác nhận đăng ký cam kết BVMT cho cả 2 hạng mục (theo quy định của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT 2005). Các nhà máy sản xuất giấy, hóa chất, thép vv…được xếp vào loại báo động vì chất xả thải độc hại ra môi trường. Công nghiệp giấy được xếp vào loại gây ô nhiễm còn hơn cả công nghiệp khai khoáng, bởi vì phải khai thác các nguồn selulo tự nhiên (rừng), sử dụng nhiều chất tẩy (độc hại) trong quá trình sản xuất ("xeo") và đặc biệt việc tái chế giấy càng thải ra nhiều chất độc hại và nguy hiểm. Theo tôi hiểu nhà máy giấy thì tùy theo loại hình sản xuất. Nếu nhà máy có hệ thống nấu sản xuất bột giấy thì ô nhiễm môi trường lớn nhất là dung dịch đen (Black liquor) thải ra môi trường dưới dạng nước thải. Dịch đen chứa nhiều hóa chất độc hại tuy nhiên thường các nhà máy lớn phải có lò hơi đốt dịch đen để thu hồi hóa chất. Cái này, cũng cần kiểm soát kỹ vì nhiều trường hợp nồi hơi trục trặc là nhà máy thải ngay dịch đen ra môi trường vì không có chỗ chứa. Dịch đen có mùi hôi đặc trưng gây ô nhiễm mùi cho môi trường xung quanh còn nếu thải ra nguồn nước thì gây ô nhiễm nước tổn hại đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Còn quá trình sản xuất giấy thì công đoạn tẩy trắng cũng dùng nhiều hóa chất độc hại cần xử lý trước khi thải ra môi trường nước. Ngoài ra, còn phải kiểm soát thêm môi trường khí thải của lò hơi. Nhà máy lớn thì lò hơi lớn nên ô nhiễm môi trường cũng phải kiểm soát chặt chẽ vv... Trớ trêu là ngay từ khi thành lập dự án nhà máy giấy Lee & Man đã không làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mà chỉ làm bản cam kết bảo vệ môi trường! Năm 2008, tuân thủ quy định của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP dự án nhà máy giấy Lee & Man phải làm báo cáo ĐTM. Bài học kinh nghiệm Nhà máy giấy An Hòa ở Tuyên Quang của ông Vũ Văn Tiền (mệnh danh ông Nhiều Tiền), tập đoàn Geleximco, công suất 130.000 đến 140.000 tấn/năm, đầu tư 250 triệu US$, thiết bị sản xuất chủ yếu từ Thụy Điển và Phần Lan. Nhưng từ khi đi vào sản xuất đến nay luôn bị ‘thổi còi” vì xả trộm nước thải, và nguồn nước thải không đạt tiêu chuẩn mặc dù có hệ thống xử lý, mùi hôi thối bay xa tới hơn cây số vẫn ngửi thấy mùi. Bộ TN-MT đã xử phát nhiều lần, nhưng nhà máy giấy cứ tiếp tục xả. Người ta còn nói ông Tiền ‘bức tử sông Lô’ với mức xả 7.500 m3/ngày, nước mầu đỏ sậm. Còn nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu Giang chắc chắn là công nghệ, thiết bị và quản lý của Trung Quốc lạc hậu, kém xa Thụy Điển và Phần Lan. Với những nhà máy giấy, hoá chất, đáng lo ngại nhất là phát thải dioxin và các chất giống dioxin. Quản lý dioxin và các chất giống dioxin ở VN còn rất yếu kém. Báo cáo ĐTM của những nhà mày này cần phải làm rất cẩn thận. Trong Luật BVMT 2014 đã có những quy định mới về trách nhiệm của Hội đồng thẩm định và người ký duyệt ĐTM. Giải pháp Nhà đầu tư Trung Quốc về nhà máy giấy Lee & Man phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đã được duyệt trước khi vận hành và bắt đầu vận hành. Theo luật BVMT nhà máy đã dừng hoạt động sau 2 năm thì phải làm lại báo cáo ĐTM nhưng đến nay vẫn chưa cập nhật bổ sung ĐTM cho nên Chính phủ có đủ lý do chính đáng để “thồi còi” cho dừng lại dự án “nhậy cảm” này để kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải, và cơ chế giám sát môi trường vv... Thay cho lời kết Người dân có quyền đặt câu hỏi với những gì đã được cảnh báo, với những gì đang diễn ra, có cần phải chờ hậu qủa xảy ra rồi mới tiến hành hậu kiểm, như nguời ta đã làm với rất nhiều công trình, dự án làm nghèo đất nước hay không?" TS. Tô Văn Trường (Blog Bùi Văn Bồng)

×
×
  • Create New...