Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'âm nhạc cuối tuần'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 5 results

  1. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-08-14 Nhạc sĩ Trúc Hồ trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do. RFA Khi người nhạc sĩ sáng tác, nhạc phẩm của họ ảnh hưởng rất nhiều từ chính thời đại họ sống. Chính vì vậy, âm nhạc Việt Nam đã có những ca khúc tiền chiến bất hủ về một xã hội qua nhiều biến động của thời cuộc, những bản nhạc tình thơ mộng, lãng mạn gắn liền với những cách trở vì cuộc chiến. Rồi mấy mươi năm sau, cũng chính những nhạc sĩ ấy, ở một nơi rất xa quê hương, họ tiếp tục sáng tác, nhưng đó là những sáng tác trăn trở về một Việt Nam đang có nhiều câu hỏi. Từ một bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi... Đất nước mình lạ quá phải không anh Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...” Trần Duy Đức, người chuyên chắp cánh cho những tứ thơ của Mai Thảo, Du Tử Lê, Ngô Tịnh Yên nay lại trăn trở khi tình cờ “nghe” cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh đặt ra một câu hỏi trong câu trả lời, “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” “Tôi nhận được bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh hơi muộn (01/05/2016) từ email của 1 người bạn gửi cho, và phổ nhạc trong thời gian ngồi chờ hẹn Trần Thái Hoà ghé thăm để cùng nhau đi ăn tối. Sau khi phổ nhạc xong, mới hay trên YouTube có hàng chục nhạc sĩ đã phổ nhạc. Nhưng "lỡ" phổ nhạc bài thơ này rồi, thì thôi, cũng gọi là chút lòng ngậm ngùi nghĩ về đất nước mình… Tuy nhiên, tự an ủi mình 1 điều: Đã giữ được trọn vẹn nguyên bản của bài thơ, chỉ thêm thắt vài chữ "vô thưởng vô phạt": Ôi, và, thì, mà… như chút gia vị cho món ăn thêm mặn mà…” Trần Duy Đức đã từng dạo lên tiếng cổ cầm Koto trong Khúc mưa sầu, từng viết lên những ca khúc mang dáng dấp nhân sinh, đã nhìn thấy tiếng khóc của đứa bé 4 ngàn năm chưa chịu lớn qua lời trần tình của cô giáo Trần Thị Lam. Hơn thế nữa, ông còn nghe thấy tiếng kêu gào của những ngư dân Việt Nam đang bị tước mất đi nguồn sống. Từ đó, ông nghe thấy tiếng vọng từ một người trai trẻ trong mình đang cất lên tiếng nói của thế hệ thanh niên Việt Nam (VN). “Khi làm công việc chuyển nhạc vào bài thơ này, điều đầu tiên tôi ghi nhận: "Hào khí" của tuổi trẻ VN, can đảm viết lên những lời thơ mang tính "tự trào", thách thức với chế độ bạo quyền Cộng sản Việt Nam; ẩn chứa sự "khích tướng" đối với người dân trong nước: "…Trước những bất công mà không dám kêu đòi!" (Ôi tôi yêu biết bao và kỳ vọng biết mấy những người tuổi trẻ VN trong nước…) Từ nỗi niềm ấy, Trần Duy Đức Nên đã cố gắng dẫn dắt dòng nhạc của mình kết hợp với 3 niềm cảm xúc: Hùng, Bi, Hài, chuyển sang những chuỗi âm thanh kết nối, phù hợp với từng ý nghĩa, tâm tình của từng chữ, từng câu, từng vần của bài thơ vào ca khúc, như lời thúc dục tuổi trẻ VN đứng lên, dấn thân cho Tổ Quốc… Tiếng hát Trần Thái Hoà đã cùng với Trần Duy Đức gửi đến tuổi trẻ Việt Nam tiếng gọi ấy. “Tôi cảm kích, trân quý ở Trần Thái Hòa một tấm lòng của người tuổi trẻ VN hải ngoại, ước muốn "tiếp lửa" với những người tuổi trẻ trong nước.” Cho đến Biển Đông Có lẽ những người nghe nhạc Việt Nam không ai không biết đến nhạc sĩ Song Ngọc, tác giả của ca khúc Tiễn đưa nổi tiếng. Ông còn được biết đến với tên Hàn Sinh của ca khúc “Xin gọi nhau là cố nhân”, Hoàng Ngọc Ân của ca khúc Định mệnh. Bản phổ nhạc của nhạc sĩ Trần Duy Đức từ bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh của cô giáo Trần Thị Lam. Courtesy of phonuipleiku.org Những bản tình ca diễm lệ, những cuộc tình ‘Định mệnh’, những ước mơ về chuyến bay đêm thời trai trẻ của Song Ngọc được nhường chỗ cho nhịp điệu oai hùng, tiếng nói của dân tộc Việt Nam con Rồng cháu Tiên, về một Trường Sa, Hoàng Sa của “tổ tiên bao ngàn năm gầy dựng cơ đồ”. “Biển Đông dậy sóng Tàu giặc xâm lấn Muôn triệu người Việt Nam yêu nước Quyết một lòng bảo vệ non sông Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa của tổ tiên ta Bao ngàn năm gầy dựng cơ đồ Con cháu thề cùng chống xâm lăng…” (Biển Đông dậy sóng) Sau hơn 40 năm rời quê hương và hơn nửa đời người dành cho sáng tác, một ngày nọ, nét đẹp hào phóng, lãng mạn trong các ca khúc của ông hoá thành tiếng gọi hào hùng của biển Đông đang dậy sóng. “Tôi viết Biển Đông dậy sóng trong tâm trạng của một người đang nhìn về quê hương mình và bất lực…” Và ‘Con đường Việt Nam’ Song Ngọc, Trần Duy Đức là nhạc sĩ của những bản tình ca lãng mạn, ru lòng người bằng những câu chuyện nhẹ nhàng, bay bổng. Thế nhưng, sau mấy mươi năm, cũng chính bằng âm nhạc, họ nói lên tiếng nói của một dân tộc. Họ trăn trở nhìn về Biển Đông, họ ưu tư trước câu hỏi về một đất nước bốn ngàn năm chưa chịu lớn. Vì sao? Vì bên trong đất nước ấy, có những người đang bị lao tù vì quê hương, vì đồng bào “Trong bóng tối trại giam, nơi cầm tù những người có tội. Nhưng trớ trêu tình đời – có những người đi tù vì quê hương. Bao người vì yêu nước vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đầy, dẫu chông gai để còn có ngày mai, vẫn hiên ngang bước đường dài miệt mài. Đi lao tù vì đồng bào, vì quê hương…” (Con đường Việt Nam) Con đường Việt Nam là tác phẩm do một tù nhân lương tâm trong nước sáng tác và chính nhạc sĩ Trúc Hồ hoà âm, dành tặng riêng cho người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Và người thể hiện ca khúc này, ca sĩ Thế Sơn đã thật sự chạm vào tận sâu trái tim của người Việt. Rất nhiều những sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ đã vượt đại dương để về có mặt bên cạnh người trong nước, những người đấu tranh cho một Con đường Việt Nam. Những ca khúc ấy như ngọn lửa truyền cho mọi người sức mạnh, cho mọi người biết rằng “Đã đến lúc”. “Không phải người dân trong nước mà tất cả người Việt Nam trên toàn thế giới đều nhìn về Việt Nam với một nỗi buồn đau lo lắng không biết Việt Nam mình sẽ thế nào. Khi ngồi máy bay đi công tác sang Úc, có một bức hình chụp biểu tình ở Sài Gòn, nhiều người giương cao biểu ngữ, rồi nghe được bài giảng của Đức giáo hoàng trong đó có câu ‘bước vào nấm mồ của dối trá, của hận thù, bất công’. Từ đó, anh có cảm xúc và viết xong ca khúc ‘Đã đến lúc’ vào ngày 5 tháng 5 vừa qua.” (Trích: Phóng sự đặc biệt của SBTN) “Đã đến lúc đứng lên công bằng Người VIệt Namsuốt đời cùng nhịp chân tiến lên Vì quê hương vì Tổ quốc Việt Nam.”
  2. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-08-07 Nữ ca sĩ Thái Thanh. Courtesy of nhaccuatui.com Một đêm mùa đông cách đây gần 40 năm, những người từng hoạt động trong phong trào thanh niên sinh viên tại Sài Gòn trước năm 1975 gặp nhau tại tư gia của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích ở Virginia, Hoa Kỳ. Cố nhạc sĩ Phạm Duy, người hiện diện trong đêm hôm ấy chợt thốt lên: “Bây giờ mà nghe tiếng hát Thái Thanh thì sướng bỏ một đời.” “Đêm về trên bánh xe lăn. Tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng. Tìm tôi đèn thắp hai hàng. Lạc nhau cuối phố, sương quàng cổ cây. Ngỡ hồn tu xứ mưa bay. Tôi chiêng trống gọi, mỗi ngày mỗi xa…” (Đêm nhớ trăng Sài Gòn) Lúc ấy, nữ danh ca Thái Thanh vẫn còn ở Việt Nam. Nhà văn Phạm Xuân Đài nhớ lại: “Sau 1975, theo tôi được biết thì bà Thái Thanh ở lại trong nước, bà từ chối không hát gì hết. Bà giữ im lặng, không xuất hiện trước công chúng. Tôi có một câu chuyện là khi Thanh Tâm Tuyền ở tù về, Thái Thanh có đến thăm và hát cho Thanh Tâm Tuyền nghe một số bài hát phổ nhạc từ thơ của Thanh Tâm Tuyền, trong tình cảm bạn bè với nhau chứ không xuất hiện trước công chúng.” (nhà văn Phạm Xuân Đài) Rất nhiều danh xưng được đặt ra dành tặng riêng cho bà, nữ danh ca của Việt Nam từ những năm 50. Người miền Nam thời bấy giờ gọi bà là “đệ nhất danh ca”. Nhà văn Mai Thảo cuối thập niên 60 tặng cho bà cái tên “Tiếng hát vượt thời gian”. Người nghe nhạc Phạm Duy gọi bà bằng hình ảnh của “Tiếng khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”. Tiếng hát cho quê hương, cho tình Mẹ “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi Mẹ hiền ru những câu xa vời À à ơi ! Tiếng ru muôn đời…” (Tình ca) “Nghe Thái Thanh hát mới thấy thấm thía thế nào là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi nghe Thái Thanh hát bài Tình ca của Phạm Duy. Mỗi chữ Thái Thanh hát ra như một giọt nước mắt của người Việt Nam sống xa quê hương.” Đó là tâm trạng của nhà thơ Trần Mộng Tú khi bà nghe tiếng hát Thái Thanh cất lên ở một nơi không phải là Việt Nam. Phải nói ngay rằng, tiếng hát của Thái Thanh, không phải là tiếng hát của u buồn, không sầu bi nức nở. Đó là tiếng hát của sự hoan lạc. Trong tiếng hát ấy chứa đựng cái réo rắt của tiếng suối, pha lẫn sự lan tỏa của ánh sáng, và toát lên cái hạnh phúc của một tình yêu, tình yêu quê hương, tình Mẹ. “Rất nhiều lần tôi đã tự hỏi tại sao Thái Thanh lại có một giọng hát như thế? Cái gì trong giọng hát Thái Thanh đã tác động vào làm cho mình cảm động, rung động như thế khi hát về quê hương đất nước, Tình hoài hương, Tình ca, Bà mẹ Gio Linh chẳng hạn.” Tiếng hát ấy, theo lời nhà văn Phạm Xuân Đài, là cả một thế giới đặc biệt, làm cho người ta rung động một cách kỳ diệu. Và từ sự rung động ấy, mà mỗi một người, trong một hoàn cảnh và thân phận của chính họ, sẽ nhận thấy những cung bậc tình cảm khác nhau dành riêng cho mình. Tiếng hát ấy, hơn nửa thế kỷ, kể từ khi bà bắt đầu đi hát 1951 đã trở thành tiếng hát tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam với dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình. Bìa CD Hội Trùng Dương của ca sĩ Thái Thanh. Courtesy of baomoi.com “Em tan trường về Đường mưa nho nhỏ Em tan trường về Đường mưa nho nhỏ Ôm nghiêng tập vở Tóc dài tà áo vờn bay…” (Ngày xưa Hoàng Thị) Nhắm mắt lại và nghe tiếng hát Thái Thanh, người ta sẽ không chỉ nghĩ đến tình yêu lứa đôi thôi, mà người ta sẽ cảm nhận được tình yêu to lớn hơn, thiêng liêng hơn, vĩ đại hơn, đó là tình yêu đất nước. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, phu quân của cố ca sĩ Quỳnh Giao, một người bạn tri âm của bà cảm nhận rằng: “Khi nghe tiếng hát của Thái Thanh, thì chúng ta có thể nghĩ đến lời ru của Mẹ. Khi mình không còn ở tuổi yêu đương nữa mà mình nghe mình vẫn còn thấy nức nở thì đó không phải chỉ vì tình yêu không thôi, mà nó còn có tình yêu con người và tình yêu của người Mẹ.” (Nguyễn Xuân Nghĩa) “Mẹ già cuốc đất trồng khoai Nuôi con đánh giặc đêm ngày Cho dù áo rách sờn vai Cơm ăn bát vơi bát đầy Hò ơi ơi ới hò! Hò ơi ơi ới hò!...” (Bà mẹ Gio Linh) “Thái Thanh với tâm hồn của người Việt Nam trong một giai đoạn nhiễu nhương nhất của thế kỷ 20. Từ một thiếu nữ hát những bản tình ca gây xúc động sang giai đoạn đi hát cũng là giai đoạn có cuộc chiến lầm than nhất của đất nước. Những ca khúc Thái Thanh hát về chiến tranh cho thấy điều quan trọng hơn là quê hương và người Mẹ trong chiến tranh.” (Nguyễn Xuân Nghĩa) Hạnh phúc, lầm than của dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn nhiễu nhương của lịch sử được tái hiện trọn vẹn qua tiếng hát Thái Thanh. Bà hát với tất cả tâm hồn, trái tim của người Việt Nam. Những âm thanh của quá khứ, của dân tộc trong các bài dân ca, chầu văn, hát chèo đều được bà bộc tả bằng những cảm xúc tự nhiên nhất. Nhà văn Phạm Xuân Đài cho rằng những yếu tố văn hoá dân tộc, âm thanh của dân tộc ấy có sẵn trong con người của Thái Thanh. Khi cần, những yếu tố ấy được bà diễn tả ra một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên làm cho người nghe dù chợt thoáng qua cũng rung động ngay. ‘Tiếng hát thông minh’ “Khi mà tôi nghe tiếng hát của Thái Thanh, từ hồi còn trẻ, rồi qua thời gian lớn lên, rồi lúc mình chín chắn hơn…kết luận riêng của tôi, tiếng hát của Thái Thanh là một tiếng hát thông minh. Thái Thanh là một người rất thông minh. Vì khi mình nghe bà diễn tả thì hầu như bài hát nào cũng rung động đến tận tâm can. Hình như mọi ý tình của nhạc sĩ sáng tác thì bà Thái Thanh đã chuyển trọn vẹn đến người nghe qua giọng hát của bà. Phải là người thông minh lắm, hiểu hết sắc thái của người nhạc sĩ, và hiểu âm nhạc, hiểu âm thanh thì mới có khả năng diễn đạt hết tất cả những tinh tế đó.” (Phạm Xuân Đài) Chính nhà văn Phạm Xuân Đài đã nhiều lần tự hỏi tại sao Thái Thanh lại có một giọng hát như thế? Cái gì trong giọng hát của bà đã tác động vào làm cho người nghe cảm động, rung động nhu thế khi hát về quê hương đất nước, Tình hoài hương, tình ca, Bà mẹ Gio Linh…? “Thứ nhất Thái Thanh là người nắm vững nhạc lý. Thái Thanh đàn piano rất hay. Thứ nhì, Thái Thanh có giọng hát thiên phú thì đã đành rồi nhưng có một biệt tài là phát âm rất rõ những lời ca. Nhờ vậy mà cho đến sau này, nếu người ta nghe lại người ta mới biết người Việt lúc đó đã yêu thương, than khóc hay khóc cười theo mệnh nước nổi trôi như thế nào.” (Nguyễn Xuân Nghĩa) “Có được tiếng hát như vậy thì cũng phải có một đời sống bên trong rất phong phú thì mới có thể diễn tả được, ngoài chuyện có được tiếng hát thiên phú trời cho. Mà tồn tại được mãi như vậy thì phải có một kỷ luật trong đời sống.” (Nguyễn Xuân Nghĩa) Một đời nghệ thuật Thái Thanh đối diện với tác phẩm nghệ thuật như là người sắp diễn tả nó chứ không mang sẵn tâm trạng của mình. Bà không để cảm xúc riêng của mình, tình cảm riêng của mình trong một tình cảnh nào đó của đời mình vào trong bài hát. Bà chỉ sống trọn vẹn với bài hát ấy mà thôi. “Thái Thanh khi hát chỉ đối diện vời bản nhạc đó thôi, không để cảm xúc riêng của mình trong đó. Đối với Thái Thanh, nghệ thuật là trên hết khi diễn đạt. Khi nhìn vào một bản nhạc thì biết ngay tác giả muốn nói cái gì, mình đối diện với cái gì, mình sẽ diễn đạt cái gì chứ không phải mình nói tâm trạng của mình. Thái Thanh rất khách quan trong việc trình bày một nhạc phẩm.” (Phạm Xuân Đài) “Khi hát Dòng sông xanh, Mối tình xa xưa, hay Serande thì Thái Thanh hát trong tâm cảm của một người ở phương trời Tây, của nhạc Tây phương.” Hơn nửa thế kỷ tiếng hát trôi qua, tiếng hát của bà đã đi cùng lịch sử văn hoá, âm nhạc Việt Nam với những cung bậc thâm trầm khác nhau. Không biết là giờ đây bà có còn khóc cười theo vận nước nổi trôi nữa hay không, nhưng chắc chắn rằng, tiếng hát của bà sẽ mãi mãi vượt thời gian, không gian để trở thành một di sản của nền âm nhạc Việt. “Một yêu câu hát Truyện Kiều Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư diều) làng ta Và yêu cô gái bên nhà Miệng xinh ăn nói thật thà (à à) có duyên Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình Nhìn trùng dương hát câu no lành…”
  3. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-07-10 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Ca sĩ Vũ Khanh trong một chương trình ca nhạc. Youtube screenshot 00:00/00:00 Một người ca sĩ có tiếng nói trầm ấm, làn hơi mạnh mang đậm màu sắc và tình cảm của người Hà Nội đã không hề bị phai nhạt đi cho dù đã hơn 40 năm xa quê. Đó là tiếng hát Vũ Khanh. Từ một duyên may… “Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu…” (Nỗi lòng người đi) Vũ Khanh là con út trong một gia đình có 11 người anh em và là người duy nhất theo nghiệp đàn ca. Anh nói vui rằng chưa có ông thầy tướng số nào ‘chấm’ cho anh cái mệnh ca sĩ trong lá số tử vi, mà tất cả là: “Tất cả chỉ là một cái duyên may mắn thôi chứ tôi không phải là một con gà nòi, không phải như là Ý Lan, bố mẹ là nghệ sĩ rồi mình bước vào sự nghiệp ca hát ca tự nhiên như vậy. Tất cả là tình cờ thôi. Hồi đó tại Mỹ này thì anh em nghệ sĩ chưa nhiều, mình chỉ là một nhóm anh em sinh viên đi học rồi ngao nghêu những buổi văn nghệ bỏ túi. Quay qua quay lại ở bên này đã 40 năm rồi, và tôi đóng góp cũng trên 30 năm trong lĩnh vực ca nhạc này.” “Bản nhạc đầu tiên mà tôi bước lên sân khấu là bản nhạc Cô hàng nước của anh Vũ Huyến.” “Anh còn còn có mỗi mỗi cây đàn Anh đem là đem anh bán nốt Anh theo, theo cô hàng, hàng chè xanh Tình tính tang, tang tính tình Cô hàng rằng, cô hàng ơi Rằng có nhớ, nhớ hay chăng…” (Cô hàng nước) Với ca khúc Cô hàng nước, chàng thanh niên Vũ Công Khanh đã chinh phục hơn 5000 khán giả của đêm đại nhạc hội ở San Diego năm đó, năm 1978. Và cũng chính Cô hàng nước là nốt nhạc đầu tiên mở đầu cho bản tình ca hơn 30 năm về cuộc đời nghệ sĩ của Vũ Khanh. Để rồi từ đó, anh chính thức bước vào trái tim của khán giả khắp nơi với hình ảnh lãng tử rất riêng của mình và giọng hát trầm ấm thấm sâu vào lòng người. Khi kể lại kỷ niệm của đêm khởi đầu ấy, Vũ Khanh không nghĩ rằng chỉ “từ việc cầm đàn, hát những bản nhạc như một thói quen, rồi đón nhận những lời khen. Từ những lời khen đó, mình bắt đầu gia nhập vào những sinh hoạt văn nghệ, rồi trở thành ca sĩ của hải ngoại từ lúc nào tôi cũng không biết nữa.” “Hôm xưa tôi đến nhà em Ra về mới nhớ rằng quên, quên cây đàn…” (Cây đàn bỏ quên) Theo như lời kể lại, ca khúc Cây đàn bỏ quên chính là nấc thang đưa tiếng hát Vũ Khanh tới ngôi vị cao của nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại. Rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng chỉ sau một lần nghe tiếng hát của Vũ Khanh đã gửi gắm cho anh niềm tin đối với những tác phẩm đầu tiên của mình. Đó là những nhạc phẩm chưa được giới thiệu với người nghe. Người nhạc sĩ lúc ấy vẫn tìm cho mình một tiếng hát để chuyển tải hết tất cả những điều họ muốn nói bằng lời ca, bằng âm nhạc. Ca khúc “Lời tiền thân của cát” của cố nhạc sĩ họ Trầm, Trầm Tử Thiêng, là một trong những bản nhạc được viết ra để chờ một ngày, ông gặp được Vũ Khanh. Anh ngồi mãi đó, một chấm nhân sinh Có hay không có trong cõi vô tình Anh ngồi mãi đó, Anh ngồi mãi đó, một chấm nhân sinh! Anh lại trở về bên bờ sông đó Còn nỗi thương quê mất tròn tuổi nhỏ Có phải mưa nguồn xóa phăng bờ cát. Cơn lũ nào tuôn, triền dâu xơ xác. Tuôn về biển mẹ sâu rộng muôn trùng. Sông thì nhỏ bé, máu góp sao cùng. Sông thì nhỏ bé, máu góp sao cùng... (Lời tiền thân của cat) Có lẽ khi Trầm Tử Thiêng chọn Vũ Khanh để thực hiện ca khúc này, ông đã biết rằng tiếng hát trầm và rõ trong từng âm vực, sắc nét trong những nốt cao lẫn thấp của người ca sĩ này sẽ cùng ông nói lên một triết lý nhân sinh, nhỏ như dấu chấm trong cõi vô tình. Ca sĩ Vũ Khanh với giọng hát trầm ấm thấm sâu vào lòng người. “Nó khởi nguồn từ khi tôi gặp anh Trầm Tử Thiêng, ngồi chung máy bay khi đi qua trại Parawang ở Philippines để thăm các đồng bào tỵ nạn bên đó. Khi gặp anh, qua ca khúc ‘Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng’, anh rất quí tôi, anh bảo rằng kỳ này về anh sẽ đưa cho em một số tác phẩm của anh. Khi tôi thực hiện thì anh lại ra đi, người tác giả không ở bên cạnh mình để nói cho mình biết hết tất cả chi tiết của bản nhạc đó. Thế là mình chỉ hát qua những cảm xúc của những âm thanh, melody thôi.” Chính vì điều này mà sau khi đưa ca khúc “Lời tiền thân của cát” đến với khán thính giả, mặc dù rất nhiều người cho rằng ca khúc này như mặc định dành cho tiếng hát Vũ Khanh, nhưng anh chưa bao giờ hài lòng với lần thu âm ca khúc đó và cả những lần mình trình diễn. “Có nhiều người khen tôi hát bản đó nhưng thú thật tôi cảm thấy thẹn thùng lắm. Thứ nhất là khó hát. Điểm thứ hai nữa là mình chưa đủ để chuyển tải. Mỗi lần tôi nghe thấy bản đó tôi ấy náy lắm. Nếu có dịp tôi sẽ thâu lại cho thật trọn vẹn hơn. Tôi chưa cho tôi được điểm tốt về bản nhạc đó. Mình cần phải hát hay hơn nữa. 10 phần thì tôi chỉ mới có chuyển tải được mới có 6 thôi. Tôi tiếc là không có anh ấy ở bên cạnh.” Tiếng hát từ tình yêu Mỗi một người nghệ sĩ thường hay chọn một dòng nhạc của một nhạc sĩ phù hợp với phong cách và giọng hát của mình. Vũ Khanh tự nhận mình không có cái may mắn ấy. “Mỗi một ca sĩ đàn anh đàn chị bước lên thì thường có một nhạc sĩ sau lưng. Nhưng khi mình qua bên này, mình không có được may mắn đó, mình tự chọn bản nhạc. Ví dụ như tôi hát nhạc của Trịnh Công Sơn thì làm sao bằng Khánh Ly được nhưng có một bản nhạc mà tôi rất yêu, và có lẽ tôi tự chấm cho tôi, tôi tự khen tôi là tôi chuyển tải đầy đủ, đó là bài ‘Sóng về đâu’ của Trịnh Công Sơn.” “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi Đừng xô tôi ngã dưới chân người Biển sóng biển sóng đừng xô nhau Ta xô biển lại sóng về đâu…”(Sóng về đâu) Hơn 30 năm đi hát, là hơn 30 năm Vũ Khanh gắn liền với những tình khúc bất tử của nhiều nhạc sĩ. Anh là người thể hiện rất thành công các ca khúc nổi tiếng của nhiều người như Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Song Ngọc… Người ta có thể nghe một Vũ Khanh “rất Hà Nội” với Hà Nội ngày tháng cũ của Song Ngọc thì cũng có thể nhìn thấy một Vũ Khanh rất hào hoa, lãng mạn với Áo lụa Hà Đông. “Tôi thích những bản nhạc thơ mộng hơn. Một bản nhạc như ‘Ta đưa em vào cõi chết’ và một bản là ‘Áo lụa Hà Đông’ sẽ khác nhau nhiều lắm. Nếu có chọn lựa thì tôi sẽ chọn Áo lụa Hà Đông vì nó thơ mộng, nó lãng mạn. Những hình ảnh nó tác dụng đến đời sống của mình.” Nếu có người đã từng ví von rằng “nửa đêm nghe Sỹ Phú hát như đắp chăn bông vào người” thì tiếng hát của Vũ Khanh làm cho người ta cảm thấy như từng nốt nhạc đang chạy thẳng vào huyết mạch của họ, như họ đang được kể cho nghe một câu chuyện vừa mới ngày hôm qua, trên trần thế, nơi phố núi đầy sương. “Phố núi cao phố núi đầy sương. Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn. Anh khách lạ đi lên đi xuống. May mà có em đời còn dễ thương. Em Pleiku má đỏ môi hồng đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt và mắt em ướt...” (Còn chút gì để nhớ) Rồi cũng có những khi, tiếng hát trầm ấm của Vũ Khanh như chia sẻ cùng người nghe những hương vị đắng, cay, ngọt, mặn, khi cao vút, khi thủ thỉ nhẹ nhàng sâu tận trong tim. “Khi em về chừng như sang đông Trời tháng năm mà nghe lành lạnh Khi em về ngồi nghe biển hát Chiều qua nhanh như em xa anh…” (Tiễn đưa) Và niềm tin, độ lượng Khi Vũ Khanh hát một ca khúc, người nghe có thể cảm nhận như anh đang ôm trọn cả bản nhạc ấy vào trong từng câu từng chữ. Lúc đó, mỗi một nốt nhạc anh hát lên, tình tứ, nhẹ nhàng, có cả vị tha và độ lượng. “Ta cho em tất cả. Hỡi nụ hôn tình đầu! Bây giờ tình tan vỡ, ta còn lại thương đau Ta yêu em lầm lỡ. Ôm vòng tay dại khờ. Em là loài hoang thú. Ta vất vả tinh khôn. Loài cổ hoang (ngu si) mắt mờ. Bạc vàng phấn son mơ. Nơi mộ hoang lạc thú. Em bướm hồng lửng lơ Ôi! Chông gai đầy lối. Cất bước đi về đâu Một lần ta lầm lỡ, Trăm đường còn sầu đau!” (Ta yêu em lầm lỡ) Ta yêu em lầm lỡ là một ca khúc của cố nhạc sĩ Phạm Duy. Ai đã từng nghe Vũ Khanh thể hiện ca khúc này chắc chắn sẽ giật mình ngoảnh lại vì “bản nhạc này tôi hát cách đây cũng khoảng 25 năm rồi.” Tất cả những tác phẩm của người nghệ sĩ khi được tạo ra từ trái tim thì chắc chắn sẽ đi đến hàng triệu trái tim khác. Vũ Khanh hát bằng chính những thăng trầm của cuộc đời mình, cộng với niềm tin tôn giáo mà anh có được đã góp phần làm cho tiếng hát của anh độ lượng càng thêm độ lượng. “Chuyện người đàn bà 2000 năm trước Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài. Chuyện người đàn bà nơi thành cổ đó Dấu tích hành thân. Vì đâu? Vì đâu? Vì đâu, Nên tội tình mang nhục hình. Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu…” (Chuyện người đàn bà 2000 năm trước) “Tôi hiểu về kinh thánh, và tôi biết được câu chuyện kinh điển về người đàn bà bị phạm tội và bị ném đá. Bản nhạc này được thể hiện cái kinh điển của kinh thánh, vừa nói được cuộc đời vừa nói trong lĩnh vực về tâm linh nữa. Hai mặt của cuộc đời, nên nó có một ý nghĩa đối với tôi. Nếu kết tội một người khác thì mình nhìn mình xem mình có tội hay không. Mình chưa phạm tội thì đó là một cái may mắn của mình. Biết đâu ngày hôm nay mình phạm tội thì sao. Tôi bám vào triết lý sống đó mà tôi răn dạy tôi.” Vũ Khanh đến với âm nhạc với tình yêu trân trọng như niềm tin anh dành cho Đức Chúa trời của mình. Chính vì thế mà những ca khúc nói về triết lý nhân sinh hay những tình yêu có màu sắc của thánh đường được anh diễn tả rất trọn vẹn và sâu lắng. “Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn Áo nhuộm hoàng hôn Áo nhuộm hoàng hôn Bóng ai cắp rổ cắp rổ lên cồn Lên cồn hái dâu hái dâu…” (Gọi em là đoá hoa sầu) “Gọi em là đoá hoa sầu là cảm xúc của một tu sĩ khi ông gục đầu trên bàn và ông ấy mơ. Mơ về những hình ảnh đẹp.” Không phải là tu sĩ, không phải là người rao giảng kinh thánh, cũng không phải người sinh ra trong gia đình nghệ thuật, nhưng bằng tình yêu và niềm tin của mình, tiếng hát trầm ấm như ru hồn người của người đàn ông lãng tử đã mang đến cho cuộc đời những khúc tình ca đẹp và trong như ngôi giáo đường. Tuổi trẻ rồi sẽ qua. Người rồi sẽ xa. Tác phẩm và tiếng hát sẽ còn mãi. Những gì Vũ Khanh muốn gửi lại cho một “chấm nhân sinh” trong cuộc đời này là sự bình lặng và sự cân bằng trong một kiếp. “Anh ngồi mãi đó, một chấm nhân sinh Có hay không có trong cõi vô tình Xin làm hạt cát quay bến sông này. Xin làm kiếp khác thay kiếp bèo mây...”
  4. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-07-03 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Hình ảnh minh họa Courtesy photo 00:00/00:00 Trong suốt mấy tháng qua, chúng ta nghe/đọc/nói rất nhiều về một từ, đó là “Biển”. Một từ rất đơn giản, quen thuộc với tất cả mọi người từ lúc mới bắt đầu “học ăn, học nói” và cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhưng lại có thật nhiều ý nghĩa. Biển mang một ý nghĩa và màu sắc riêng đối với từng giai đoạn, và từng hoàn cảnh. Mời quí vị cùng Cát Linh điểm những bản tình ca tiêu biểu dành riêng cho biển, được sáng tác trong những giai đoạn khác nhau trong gần 40 năm qua. Trong bài viết, xin trích dẫn những bài thơ về biển như Biển Cạn của Nguyễn Trung Nghĩa, Biển Bờ của Đinh Thu Hiền và Sóng của Xuân Quỳnh, qua sự thể hiện của Chân Như và Hoà Ái đài Á Châu Tự do. “Ngày mai em đi Biển nhớ tên em gọi về Gọi hồn liễu rũ lê thê Gọi bờ cát trắng đêm khuya Ngày mai em đi Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ Sỏi đá trông em từng giờ Nghe buồn nhịp chân bơ vơ…” (Biển nhớ) Từ muôn đời nay, chỉ một từ đơn giản thôi, “biển”, nhưng đã và sẽ là đề tài muôn thưở cho biết bao thi nhân văn nghệ sĩ. Tiếng gọi nhẹ nhàng, trầm thấp, và chắc chắn không ai có thể cao giọng khi muốn gọi “biển” làm cho người ta luôn thấy lòng mình lắng đọng hẳn. Biển là bạn, là người tình Để rồi người ta phải luôn muốn tìm đến với biển như tìm đến một người bạn tri âm tri kỷ. Biển vui khi người vui. Biển buồn khi người buồn. Biển hiểu thấu tâm tư của con người như máu chảy trong tim. Hình ảnh minh họa Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã từng tìm đến với biển trong những phút giây mà tâm tư của ông chất đầy nỗi nhớ. Và biển, cũng đã mang nỗi nhớ cùng với ông. Hơn nửa thế kỷ qua, Biển nhớ, ra đời năm 1962 vẫn là một bản tình ca đầy hoài niệm cho tất cả những tâm hồn yêu biển và những ai đang yêu nhau. Câu chuyện lưu truyền rằng Trịnh Công Sơn viết ca khúc trữ tình này sau nhiều đêm ngồi trên bãi biển Quy Nhơn để nhớ đến một người con gái tên gọi Bích Khê, người mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ông đưa cả tên mình và tên của người con gái ấy vào trong ca khúc, nói rằng chính trời xanh kia đã “níu bước Sơn Khê”. Nếu biển của Trịnh Công Sơn sẽ dậy sóng, sẽ phủ rêu phong trên những tảng đá, sẽ bâng khuâng gọi thầm nếu ngày mai người con gái ấy ra đi, thì biển của Phú Quang sẽ dài rộng hơn nữa nếu “em xa anh” “Em xa anh, trăng cũng chợt lẻ loi thẫn thờ Biển vẫn thấy mình dài rông thế Xa cánh buồm, một chút đã cô đơn Gió âm thầm không nói Mà sao núi phải mòn…” (Biển, nỗi nhớ và em) Người nhớ biển. Biển nhớ thuyền. Thuyền nhớ sóng. Thật tự nhiên như tạo hoá đã định. Con sóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ. Dẫu xa tít ngoài đại dương, sóng vẫn vượt bao cách trở để tìm đến bờ. Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa (Sóng – Xuân Quỳnh) “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi Đừng cho tôi thấy hết tim người Biển sóng biển sóng đừng xô nhau Ta xô biển lại sóng về đâu ? Giấc ngủ nào giường chiếu quạnh hiu Trăng mờ quê cũ Người đứng chờ gió đồng vi vu Vạt nắng vàng nhắc lời thiên thu Nhớ ngàn năm trôi qua Biển sóng biển sóng đừng trôi xa Bao năm chờ đợi sóng gần ta Biển sóng biển sóng đừng âm u Đừng nuôi trong ấy trái tim thù Biển sóng … biển sóng … đừng xô nhau” (Sóng về đâu) Thế nhưng… Nào phải lúc nào biển cũng nhẹ nhàng dịu êm với mây trời lãng đãng. Biển về đêm huyền bí. Biển mạnh mẽ trong những ngày giông tố. Với rất nhiều người, biển là nơi bắt đầu và cũng là nơi kết thúc. Với rất nhiều người, biển mãi mãi là nhân chứng của một ký ức chứa đầy hy vọng lẫn sợ hãi, của những tháng ngày đầy hiểm nguy và trắc trở. “Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương Anh chôn, chôn mối tình chúng mình Gửi lại em trăm nhớ ngàn thương Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non. Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương Ra đi trên chiếc thuyền Hy vọng vượt trùng dương Em đâu đâu có ngờ đêm buồn Bỏ lại em cay đắng thật thương Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non…” (Đêm chôn dầu vượt biển) Khi vượt qua tất cả, nơi đầu tiên họ tìm về, chính là biển. Đứng trước trời đất và biển rộng bao la, cảm nhận cái vị mằn mặn muôn đời của biển, để thấy rằng mình và biển thân thiết biết bao nhiêu. Có một lần tôi lại về nơi ấy Nơi có biển và nơi có tình em Một mình tôi giữa hoang lạnh biểm đêm Mới nhận thấy cuộc đời này trống vắng Chuyện ngày xưa giờ đã thành giọt đắng Khiển biển đời đã ngăn cách đôi ta Khi song gào cuốn tôi xa mãi xa Những dĩ vãng yêu thương xưa cũ (Biển cạn – Nguyễn Trung Nghĩa) “Cao ngất trường Sơn, ôm ắp tình thương nước ra sông nguồn, tìm về biển Đông, tình yêu thành sông Thái Bình Dương...” (Biển mặn) Ngày nay, Biển mặn của Nhật Trường – Trần Thiện Thanh vẫn được người ta thầm hát với nỗi tiếc nhớ về một vùng biển nào đó, giờ đã xa. “Không có nghĩa mỗi lần sóng vỗ Là nồng nàn hôn cát đâu anh! Vâng em hiểu ngoài khơi vừa ngập gió Đưa sóng vào rồi đẩy sóng xa thêm… Không có nghĩa những con tàu đêm đêm Chưa ngủ bởi hải đăng còn thao thức Thăm thẳm giữa đại dương màu mực Biết về đâu nếu chỉ một thân tàu?” (Biển bờ - Đinh Thu Hiền) “Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu …” (Thuyền và biển) Biển với con người là tri âm tri kỷ đâu phải chỉ vì biển bao dung và hiểu thấu tình của con người, mà biển còn là cuộc đời, là nguồn sống của nhân loại và là một phần của vũ trụ. Những con thuyền lớn, bé có thể tồn tại và hãnh diện vì sự hữu ích của mình chính là những tháng ngày thuyền lênh đênh trên biển khơi. Ngày xưa, thuyền và biển mang con người đến bến bờ tự do. Ngày nay, biển đã cùng với thuyền làm nên sự sống cho loài người từ những nguồn tài nguyên vô tận trong lòng đại dương xanh thẳm. Nếu một ngày thuyền không còn được nhìn thấy biển xanh đầy hy vọng và khát khao của một ngày mới, thì ngày ấy, như mối tình của đôi trai gái, ngày quay về người xưa đã không còn.. Tôi giờ như đá núi buồn ủ rủ Mong em quay về trên đôi cánh hải âu Để đá núi - tôi - khỏi nhìn biển phai mau Chợt hoảng sợ khi nhận ra biển cạn Tôi men theo chút lẻ loi ánh sang Cố tìm ra những dấu vết ngày xưa Cố mang về hang triệu triệu cơn mưa Cố đong đầy biển tình em đã hết (Biển Cạn – Nguyễn Trung Nghĩa) “Có người từ lâu nhớ thương biển Ngày xưa biển xanh không như bây giờ biển là hoang vắng Cùng tôi biển chết Cùng em biển tan…” (Biển Cạn) Cứ như thế cuộc đời ngàn năm sóng vỗ. Cũng như biển muôn đời là bạn tâm giao của con người. Biển là tình yêu. Biển là sự sống. Tất cả quay đều và hiện hữu trong vũ trụ này, tự nhiên và thơ mộng. Như Xuân Quỳnh ngày xưa đã thốt lên rằng Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng dẫu đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa.
  5. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-06-26 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Ca sĩ Thanh Lan trong đại nhạc hội tại trường Talbert năm 1972. Courtesy FB Nghệ sĩ Thanh Lan 00:00/00:00 Có một người nghệ sĩ mà nếu gọi cô là ca sĩ, hay tài tử điện ảnh đều đúng, vì với vai trò nào cô cũng toả sáng. Với dòng nhạc nào, Việt, Pháp, Mỹ thì cô cũng để lại trong lòng người hâm mộ những ca khúc gắn với tên mình như Bang Bang, Triệu đoá hoa hồng, Apres Toi, Trưng Vương khung cửa mùa thu, Trăm nhớ ngàn thương... Đó chính là ca sĩ, tài tử điện ảnh, “Tiếng hát học trò” Thanh Lan. “Trả lại em yêu khung trời đại học Con đường Duy Tân cây dài bóng mát Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát Bước chân trên đường vẫn chưa phai nhạt…” (Trả lại em yêu) “Đó là một quãng đời rất đáng nhớ của Thanh Lan. Trường đại học văn khoa nằm kế bên đài truyền hình. Nên đôi khi mình đi qua trường, nghe thầy giảng xong, lại ‘tà tà’ đi xuống lầu, bước qua ngay bên cạnh, đi vào những căn phòng mát mẻ của đài truyền hình, thay một chiếc áo dài hoa khác, thâu một bài hát tình cảm mà mình yêu thích. Cuộc sống của Thanh Lan lúc đó đẹp như mơ vậy đó.” Người em văn khoa Thanh Lan đến với âm nhạc rất sớm. Lúc 9 tuổi cô đã làm quen với phím đàn piano trong trường tiểu học Saint Paul, một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái của những gia đình trưởng giả. Kiến thức nhạc lý vững vàng cộng với niềm đam mê ca hát, mà cô gọi là “một hobby của lúc nhỏ”, đã đưa đến tiếng hát của cô bé Thanh Lan đến với thính giả đài phát thanh lúc cô 12 tuổi. “12 tuổi thì Thanh Lan được ông thầy piano giới thiệu với nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban thiếu nhi Nguyễn Đức của đài phát thanh Sài Gòn. Mỗi chủ nhật Thanh Lan lên đó thâu trong đài phát thanh với các bạn. Đi hát không có nghĩa là bỏ học. Hát đối với Thanh Lan hồi nhỏ như là một hobby cuối tuần mình làm cho vui vậy.” Cái thời người ta chưa quen với hai từ truyền hình, mà thay vào đó là “lên tivi” thì cô nữ sinh trung học Marie Curie, Thanh Lan đã “lên tivi” xuất hiện trước khán thính giả năm 16 tuổi. “Vì Thanh Lan ở trong chương trình của sinh viên học sinh, sau đó, những người trưởng ban nhạc của chương trình khác thấy đâu ra một người cũng xinh xinh, hát cũng được nên họ mời tham gia. Hồi đó đối với Thanh Lan đi thâu tivi là một niềm vui. Cái vui đầu tiên là tự mình xem mình được. Cái thời đó tivi đen trắng thôi, nhưng thích lắm.” Thế rồi, Thanh Lan được biết đến vào những năm sau đó như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Khi nhắc đến Thanh Lan, người ta lại nghĩ ngay đến những ca khúc tình yêu thơ mộng, nhẹ nhàng, in đậm hình ảnh của những tà áo dài mỗi chiều đi về ngang qua con đường Duy Tân, nghĩ đến ngôi trường văn khoa với những đôi mắt ngà. Được biết đến với hình ảnh của một ca sĩ thành công với những tình khúc Pháp lãng mạn, trữ tình, thế nhưng chính những ca khúc nhạc Việt và dân ca ba miền đã được cô chọn để trình diễn khi xuất hiện trên truyền hình trong giai đoạn đầu đi hát. “Con đường nào ta đi Với bàn chân nhỏ bé Con đường chiều thủ đô Con đường bụi mờ…” (Con đường tình ta đi) Thanh Lan trong vai cô hàng hoa trong phim hài Xóm Tôi (1974). Courtesy FB Nghệ sĩ Thanh Lan “Những bài Thanh Lan thích hồi thời đó là Con đường tình ta đi, trong bài ấy có câu ‘Hỡi người tình văn khoa’; dĩ nhiên có Trăm nhớ ngàn thương; Ô kìa đời bỗng dưng vui của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ; bài Đố ai; hát dân ca ba miền…Tên tuổi của Thanh Lan đến với khán giả nhiều nhất là thời điểm đó.” Thanh Lan cũng chính là ca sĩ đầu tiên trình bày ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương. “Mất em rồi, xa em rồi Hoa đã tàn, nhụy đã phai Chiều hôm nay trời thanh vắng anh đi về, về với ai Một người đi, một người sầu Nhìn hoa úa buồn về mau Đôi chân mòn tìm dư âm hè phố vắng Lòng còn thương, tình còn nồng Mà đêm nhớ, ngày chờ mong Bao thu rồi nhìn lá chết rơi ngoài song…” (Trăm nhớ ngàn thương) “Một người nghệ sĩ trước khi ra mắt khán giả thì phải bỏ hết tâm tư như thế nào để mà chuyển tải đến khán thính giả tâm sự của người nhạc sĩ. Tuy nhiên khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là tâm sự của người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát đó. Do vậy khi mà khán thính giả xem thì sẽ để ý tuy là cùng một bài hát nhưng mỗi một ca sĩ hát khác nhau đúng không?” Đúng là như thế. Nếu ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương sẽ kiêu kỳ, đài các với tiếng hát Ý Lan, thì Trăm nhớ ngàn thương qua tiếng hát của Thanh Lan trở nên ngọt ngào, tự nhiên, tràn đầy sức sống ẩn chứa trong câu chuyện tình buồn của bài hát. Những ca khúc trữ tình của Phạm Duy, Đỗ Lễ, Nguyên Sa…qua tiếng hát ngọt ngào, trong vắt như màu sương sớm của cô làm cho người nghe có cảm giác như được lạc vào một thế giới tràn ngập ánh sáng của tình nhân loại. “Không có quãng đời nào đẹp như thời gian còn đi học. Mặc dù lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là tâm tư của một nữ sinh viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm sống. Sự nổi tiếng đến với mình tình cờ chứ không phải là cố gắng tìm nó.” ‘Hát nhạc Pháp vì ít người hát’ Cô sinh viên trường văn khoa sau đó gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ban nhạc đầu tiên chọn phong cách Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên, cách phát âm tròn, rõ cộng với khả năng Pháp ngữ của cô thiếu nữ học trường Tây đã giúp cho Thanh Lan nổi tiếng với những ca khúc Pháp hoặc nhạc Pháp lời Việt. “Tu t’en vas L’amour a pour toi Le sourire d’une autre, je voudrais mais ne peux t’en vouloir…” (Apres Toi – Vắng bóng người yêu) Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Những năm 67, 68, Thanh Lan không phải là ca sĩ duy nhất hát nhạc Pháp. Nhưng cô được khán giả thời ấy, và có thể nói là cho đến tận bây giờ, biết đến cô là một ca sĩ hát nhiều nhạc Pháp nhất. “Thanh Lan học trường Pháp đến 15 năm. Cho nên phải nói là sự suy nghĩ và kiến thức văn hoá hoàn toàn theo Pháp. Với lại mình nên làm những gì người ta ít làm. Nhạc Mỹ thì nhiều người hát quá rồi, thôi mình hát nhạc Pháp đi.” Một ca khúc Pháp khác mà khi nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiếng hát trong trẻo, vui tươi của ca sĩ Thanh Lan. “Khi xưa đôi ta bé ta chơi Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi Chơi công an đi bắt quân gian Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang…” (Bang bang) Như đã nói, Thanh Lan toả sáng không chỉ trong sự nghiệp ca hát, mà người ta còn biết đến Thanh Lan là một nữ tài tử điện ảnh. Vào năm 1970, sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha. Với vai diễn đầu tay này, cô đã đoạt giải nữ diễn viên triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971. “Đã làm gì thì mình phải làm cho hết lòng hết sức. Hai là trong trường có môn học về văn chương, văn chương Pháp. Rồi sau khi lên đại học thì học văn chương Anh, văn chương Mỹ. Trong văn chương có thơ, có kịch. Khi mình học thơ, học kịch thì trong những vở kịch nổi tiếng của thế giới thì mình biết rằng mình phải phân tích tâm lý nhân vật. Thanh Lan cũng áp dụng điều đó trong bài hát. Khi mình hát, mình cũng phải phân tích tâm lý nhân vật trong bài hát. Hát bài đó họ muốn nói gì và trong câu đó họ muốn nhắn nhủ gì, chứ không phải hát một kiểu từ đầu đến cuối bài.” Với rất nhiều người thuộc thế hệ của con đường Duy Tân, của trường Văn khoa, trường Luật ở Sài Gòn ngày cũ, tiếng hát Thanh Lan mãi mãi được nhắc nhớ như kỷ niệm của một thời mộng mơ, của tài năng và tình yêu cuộc sống.

×
×
  • Create New...