Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'brexit'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 3 results

  1. Thanh HàĐăng ngày 05-11-2016 Sửa đổi ngày 05-11-2016 13:49 Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố "giữ nguyên" lịch trình về thủ tục ra khỏi EU. Ảnh minh họa, chụp ngày 02/11/2016 bên lề cuộc gặp với tổng thống Colombia Juan Manuel Santos.REUTERS/Kirsty Wigglesworth/pool Luân Đôn vẫn khởi động thủ tục Brexit trễ nhất là vào cuối tháng 03/2017 như dự kiến. Thủ tướng Anh, Theresa May, đã khẳng định như trên vào ngày 04/11/2016, trong một loạt các cuộc điện đàm với các đối tác châu Âu. Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau sau phán quyết của Tòa Án Cấp Cao Luân Đôn buộc chính phủ phải tham khảo ý kiến của Nghị Viện trước khi tiến hành thủ tục chia tay với Liên Hiệp Châu Âu. Ngày 03/11, Tòa Án Cấp Cao Luân Đôn quyết định, việc khởi động thủ tục ly dị với Bruxelles phải được đem ra biểu quyết tại Nghị Viện. Nhưng nội các của bà Theresa May đã lập tức phản công, đòi chống lại phán quyết nói trên và đòi đưa vụ việc ra trước Tối Cao Pháp Viện. Trên nguyên tắc, vào đầu tháng 12/2016, Tòa Án Tối Cao của Anh bắt đầu xem xét hồ sơ này và sẽ đưa ra quyết định sau cùng vào tháng Giêng 2017. Nếu như Tối Cao Pháp Viện đồng ý với phán quyết của Tòa Án Cấp Cao Luân Đôn, thủ tục chia tay với Liên Hiệp Châu Âu sẽ được đem ra thảo luận tại Nghị Viện. Điều đó có nghĩa là tiến trình Brexit sẽ kéo dài, bởi lý do đơn giản là cả Nghị Viện lẫn Viện Quý Tộc (House of Lords) đều muốn nước Anh ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu. Đây cũng chính là lý do vì sao bà May không muốn thủ tục "Brexit" phải có được đồng thuận của Nghị Viện Anh. Dù sao, trước mắt, phán quyết của Tòa Án Cấp Cao Luân Đôn cách nay hai ngày cũng cho thấy, ngay trong nội bộ đảng Bảo Thủ, nữ thủ tướng Theresa May đang bị cô lập hơn bao giờ hết. (RFI)
  2. Tác giả: Emel Akan, Epoch Times | Dịch giả: Hannah 10 Tháng Bảy , 2016 Biến động tiếp tục diễn ra trong ngày 06 tháng 7 do hệ quả từ cuộc bỏ phiếu Brexit của Vương quốc Anh. Bảng Anh đã chạm mức 1,28 USD, một mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1985. Lợi tức trái phiếu của một vương quốc đẳng cấp hàng đầu tiếp tục giảm mà khó có khả năng thay đổi, theo các chuyên gia. Lợi tức trên trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ loại 10 năm di chuyển ngược chiều về mức giá gốc, chạm mức thấp kỷ lục là 1,318 phần trăm vào ngày 6 tháng 7. Lãi suất này đã giảm hơn 35 điểm cơ sở kể từ khi Vương quốc Anh bỏ phiếu sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu, điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư đang nhận những rủi ro của tình cảnh này. Một số chuyên gia tin rằng cú sốc Brexit có thể ép mức lợi tức kho bạc Hoa Kỳ xuống dưới mốc 1 phần trăm. Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ loại 10 năm đạt mức kỷ lục 1,318 phần trăm vào ngày 6. (Bloomberg) “Chúng tôi không còn kiểm soát được đường cong lợi tức của mình nữa. Đường cong lợi tức của chúng tôi đã bị châu Âu đoạt lấy”, Cố vấn kinh tế trưởng của Allianz , ông Mohamed El-Erian nói với Mạng truyền hình CNBC. Quảng cáo “Chúng tôi có sự phân cách rất lớn giữa những điều kiện kinh tế trong nước với một đường cong lợi tức vốn định giá cho rất nhiều những thứ khác trong nền kinh tế và sự phân cách đó là điều mà chúng tôi không hoàn toàn hiểu rõ, nhưng nó rất có thể sẽ dẫn đến sự phân cách lớn hơn nữa giữa kinh tế và tài chính”. Vàng, một tài sản an toàn nữa giống như trái phiếu, đã tăng lên hơn 1.370 USD mỗi ounce, một mức cao mới trong năm nay. Lợi tức trái phiếu 50 năm của Thụy Sĩ đã lần đầu tiên giảm xuống dưới zero, trong khi lợi tức trên tín phiếu do chính phủ Anh phát hành hạn 10 năm bị rớt ở mức thấp kỷ lục 0,723 phần trăm. Lợi suất trái phiếu 10 năm của chính phủ Nhật Bản là -0,27 phần trăm và trái phiếu 10 năm của Đức đã ở mức -0,18 phần trăm vào ngày 06 tháng 7. Sự trượt dốc của đồng bảng Anh vào ngày 6 tháng Bảy xuống còn 1,28 USD. (Bloomberg) Sự trượt giá quá nhanh của đồng bảng từ 1,50 USD vào tháng xuống còn 1,28 USD cho thấy tín hiệu các nhà đầu tư lo lắng như thế nào về việc sở hữu tài sản của Vương quốc Anh. Mức sụt giảm mới nhất của đồng bảng Anh đã được thúc đẩy bởi một số nhà quản lý quỹ lớn ở Vương quốc Anh đang do dự về các số tiền chuộc lại (cầm thế) để ngăn chặn các nhà đầu tư không rút tiền ra khỏi quỹ bất động sản. Thêm ba nhà quản lý quỹ đã công bố vào 06 tháng 7 họ sẽ đóng băng giao dịch một số quỹ tài sản của họ, sau khi có thông báo của Standard Life, Aviva và M & G trong tuần này. Các nhà đầu tư công ty đầu tư quốc tế Henderson, Dịch vụ đầu tư Threadneedle Columbia và Canada Life tạm ngừng giao dịch ít nhất là 5,7 tỷ bảng Anh (7,4 tỉ USD) các quỹ tài sản, theo CNBC. Tổng giá trị của các tài sản bất động sản đóng băng bởi các nhà quản lý quỹ ở Vương quốc Anh đã chạm mức 14,8 tỷ bảng Anh (19,2 tỷ USD). Khoảng 24,5 tỷ bảng (31,8 tỷ USD) được phân bổ cho các quỹ bất động sản của Vương quốc Anh, theo Hiệp hội Đầu tư. Một số chuyên gia lo ngại về sự điều chỉnh ban đầu nghiêm trọng trong thị trường bất động sản ở Vương quốc Anh. Do đó, các nhà xây dựng nhà ở Vương quốc Anh và các công ty bất động sản bị cắm rễ sâu trong nền kinh tế Anh đã bị tác động mạnh do cuộc bỏ phiếu chọn Brexit. Bốn nhà xây dựng nhà ở lớn của đất nước này, Taylor Wimpey, Persimmon, Barratt, và Berkeley, đã mất gần 40 phần trăm giá trị kể từ cuộc trưng cầu Brexit này vào ngày 23 Tháng Sáu. Tiếp sau cuộc trưng cầu Brexit, công ty nghiên cứu Preqin đã khảo sát hơn 140 nhà quản lý quỹ đầu tư thay thế và hơn 50 nhà đầu tư tổ chức để tìm hiểu quan điểm của họ về tác động của Brexit. Theo khảo sát, 7 phần trăm các nhà quản lý quỹ thay thế ở có cơ sở ở Vương quốc Anh hiện đang xem xét di chuyển các hoạt động của họ ra ngoài Vương quốc Anh và 17 phần trăm không chắc chắn ở giai đoạn này. (vietdaikynguyen)
  3. Tác giả: Matei Dobrovie | Dịch giả: Kim Xuân 9 Tháng Bảy , 2016 Thủ tướng Anh David Cameron đã thắng cử với lời hứa một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng ông đã thất bại với chính điều này. Brexit sẽ dẫn đến một sự biến đổi triệt để của EU, khi phải đối mặt nhiều hơn với tình trạng tiến thoái lưỡng nan của hội nhập toàn diện hoặc giải thể. Thủ tướng Anh David Cameron. (Ảnh chụp màn hình) Chiến thắng rõ ràng của phe Ra đi (Leave) cho thấy nhà lãnh đạo Đảng Bảo thủ đã thắng một bàn khi tái đắc cử, nhưng đã thất bại trong cuộc chiến lớn nhất. Hiện tại những người Hoài nghi châu Âu (Eurosceptics) chiến thắng, không chỉ là Nigel Farage, lãnh đạo UKIP, mà còn là Marine Le Pen và các nhà lãnh đạo khác từ các nước thành viên khác, những người đang vội vã lướt lên theo làn sóng phun trào mới này của EU. Một khi “chiếc hộp Pandora” đã được mở, Thủ tướng Anh đã không thể quay trở lại và ông đã thực hiện chuyến công du ngoại giao qua các nước châu Âu cho cái gọi là kế hoạch cải cách EU của mình, với kế hoạch này ông muốn thuyết phục đồng bào của ông không đưa đất nước rời khỏi Liên minh. Lãnh đạo các nước châu Âu đã chấp nhận một quy chế đặc biệt cho Vương quốc Anh và một cải cách nhẹ của EU, có nghĩa là họ đã chấp nhận một sự hăm dọa để ngăn chặn bằng mọi giá Brexit. Cameron trở về nhà và bắt đầu chiến dịch Ở lại (Remain), nhưng không thuyết phục được cử tri rằng ông đã thu được những nhượng bộ lớn và bây giờ hăm dọa này đã quay lại chống nước Anh. Áp lực của UKIP, của các đồng nghiệp của ông, của những đảng viên bảo thủ hoài nghị đã buộc Thủ tướng Anh phải sử dụng trưng cầu dân ý như một nỗ lực để kiềm chế những người này. Trước cuộc bầu cử quốc hội, những người Đảng Bảo thủ đã trình bày điều duy nhất để người dân Anh có tiếng nói về tương lai của nước Anh trong EU là trưng cầu dân ý. Vào tháng 1 năm 2013, Cameron đã đưa ra một hứa hẹn chết người rằng nếu Đảng Bảo thủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015, ông sẽ tổ chức trưng cầu dân ý. Nhưng tính toán của ông đã sai bởi vì ông đã đánh giá thấp những cảm xúc chống châu Âu của người dân và đã tổ chức trưng cầu dân ý quá sớm với ý tưởng loại bỏ chủ đề này ra khỏi chương trình nghị sự chính trị, mặc dù lúc ban đầu ông nói về một khoảng thời gian cho đến cuối năm 2017. Quảng cáo Bây giờ chính phủ và Quốc hội Anh không thể bỏ qua nguyện vọng của người dân, còn kết quả là một thông điệp rất rõ ràng: đa số người Anh phản đối cung cách hoạt động và lãnh đạo hiện tại của Liên minh châu Âu và họ muốn chia tay với nó. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, một Vương quốc Anh bị chia rẽ sâu sắc giữa Anh và xứ Wales nơi hầu hết đã bầu chọn cho Brexit, và Scotland và Bắc Ireland nơi chủ yếu bầu chọn choỞ lại, và bây giờ thậm chí đang đặt ra vấn đề chia tách khỏi Vương quốc Anh. Nhưng quyết định này là không thể đảo ngược – như Cameron đã khẳng định đây là “một quyết định được đưa ra một lần trong một thế hệ, một lần trong đời”. Tương tự như vậy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, nói rõ rằng “ra có nghĩa là ra” và EU sẽ không nhượng bộ hơn nữa đối với Vương quốc Anh. Tuy nhiên với kết quả bỏ phiếu này, thì thỏa thuận của Cameron với EU nhằm ngăn chặn Brexit là vô hiệu. Nên nhớ rằng trong những thứ mà thỏa thuận này đề cập, có thực tế là Vương quốc Anh không muốn ở trong khu vực châu Âu và phải tuân theo quy định của khối, nhưng nước Anh lại muốn có thể ảnh hưởng đến các quyết định của liên minh tiền tệ những thứ có thể tác động đến nền kinh tế Anh. Động lực chính của người Anh là để có được một miễn trừ trong quy chế tài chính và bảo vệ thành phố London như một trung tâm tài chính hàng đầu. Một điểm khác gây tranh cãi của thỏa thuận đó là cơ chế tự vệ, được gọi là “phanh khẩn cấp”, trong đó cho phép London hủy bỏ trong thời gian 4 năm phúc lợi xã hội cho người lao động nhập cư từ các nước châu Âu khác, điều này có nghĩa là một sự phân biệt đối xử đối với người lao động, mà đúng ra, dựa trên nguyên tắc tự do đi lại, họ có quyền hưởng sự đối xử bình đẳng với người bản xứ. Hăm dọa này đã không có hiệu quả. Những tác động của Brexit đối với EU dù nghiêm trọng như thế nào, một sự Ở lại được quyết định bằng hăm dọa và vi phạm nguyên tắc căn bản của tự do đi lại của mọi người, đều không hợp lý. Tương tự như vậy, việc cho phép Vương quốc Anh chi trả trợ cấp cho con cái của người lao động trong EU (nhưng không sống ở EU) bằng với mức trả ở các nước xuất xứ là quá phân biệt đối xử và không công bằng. Bạn không thể giữ một quốc gia với bất kỳ giá nào. Vương quốc Anh, với 8 lần đe dọa ra đi, đã có được một quy chế đặc quyền chỉ tham gia vào những gì phù hợp với họ, nhưng đồng thời lại cố gắng ảnh hưởng đến các khu vực mà họ không đóng góp. Những ảnh hưởng của cuộc trưng cầu dân ý Ngoài thực tế rằng Thủ tướng Cameron đã tự làm mình mất ghế, câu hỏi đặt ra là hậu quả của cuộc bỏ phiếu này đối với Liên minh châu Âu là gì. Đây có phải là bước đầu tiên hướng tới sự tan rã hoặc một cơ hội? Điều chắc chắn duy nhất là mọi thứ không có thể hoạt động như từ trước tới nay và cái gì đó cần phải thay đổi ở cấp độ EU. Có hai con đường mà châu Âu có thể chọn, hai luồng: những người coi việc tăng tốc hội nhập chính trị của châu Âu theo hướng giống như Mỹ là giải pháp duy nhất để quản lý tốt hơn các cuộc khủng hoảng và những người ủng hộ cho tái quốc gia hóa. Những người nghiêng về hội nhập sâu hơn cho rằng EU là không đủ hiệu quả trong việc tìm kiếm câu trả lời thích hợp cho các cuộc khủng hoảng lớn như cuộc khủng hoảng đồng euro hay cuộc khủng hoảng người tị nạn, và điều này chỉ có thể được sửa chữa bằng từ bỏ nhiều hơn sức mạnh và chủ quyền từ phía các quốc gia thành viên. Xu hướng này dựa trên ý tưởng rằng một khi nước Anh ra đi, sẽ tạo ra cơ hội để xây dựng một nhà nước hạt nhân cứng rắn để tạo ra một liên minh chính trị sâu rộng hơn. Vấn đề là trong phương trình này, các quốc gia Đông Âu sẽ nhập vào mô hình của châu Âu với hai tốc độ và ngoại vi mà không thể theo kịp với lõi. Lúc này, các nhà lãnh đạo quan trọng của EU cho thấy họ chưa thể trả lời đối với cuộc bỏ phiếu đáng chê trách của người Anh đối với EU. “Đơn giản, chúng tôi không thể yêu cầu hội nhập nhiều hơn như câu trả lời tới Brexit”, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble nói với tờ báoSpiegel. Còn Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, tuyên bố trước cuộc trưng cầu dân ý, rằng trong trường hợp Brexit “là không thực tế để giữ anh tham gia sâu vào khu vực đồng euro”. Tuy nhiên, có rất ít sự lựa chọn khác. Đúng là Liên minh nên giao tiếp với công dân của các nước thành viên, thay đổi nhận thức quan liêu xa rời từ Brussels, để ý tới tiếng nói của nhân dân, nhưng lựa chọn tới hội nhập nhiều hơn nữa đã sụp đổ và tan rã. Bây giờ, Marine Le Pen, Geert Wilders và Nigel Farage đang ăn mừng một tiền lệ nguy hiểm mà họ sẽ tận dụng, còn làn sóng dân túy, cực đoan và hoài nghi châu Âu sẽ tiếp tục mở rộng trong Liên minh châu Âu chừng nào mà vẫn còn các nhà lãnh đạo thiếu tầm nhìn và không có uy tín dẫn dắt một bộ máy quan liêu, ngày càng xa rời công chúng. Tuyên truyền của Nga và các nhân viên được Điện Kremlin trả tiền sẽ tiếp tục nuôi dưỡng các lực lượng ly tâm này nhằm phát nổ EU từ bên trong. Trong bối cảnh này, việc công bố từ chức của ông David Cameron không thể nào loại bỏ được một xu hướng nguy hiểm về sự tan rã trong EU. Thay vì thoát khỏi những người hoài nghi châu Âu trong nước và để dập tắt đám cháy, bằng cuộc trưng cầu dân ý, ông đã làm lan rộng đám cháy khắp châu Âu, còn làn sóng dân túy và hoài nghi châu Âu được cổ vũ trên khắp lục địa, với các hiệu ứng boomerang (gậy ông đập lưng ông). Sự đặt cược của nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ đã thất bại thảm hại và bây giờ toàn Liên minh đang nghiêng ngả. vietdaikynguyen

×
×
  • Create New...