Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'xã hội'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 13 results

  1. Thêm hai câu nói đáng ghi vào sử sách muôn đời của ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Các bác thấy vấn đề Biển Đông chúng ta giải quyết như thế có đúng không? Chuyện Biển Đông, càng ngày càng thấy tính đúng đắn của hướng giải quyết, vẫn đảm bảo được môi trường ổn định, hoà bình để phát triển. Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?... (“Tổng Bí thư: "Nếu đụng độ trên biển ta có ngồi đây được không?", SohaNews) Và: "....sự cố hải sản chết bất thường ở một số tỉnh ven biển miền Trung; sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch... đã gây không ít khó khăn cho công tác bầu cử". (“Tổng Bí thư: Sự cố cá chết gây khó khăn công tác bầu cử”, Người Lao Động) Có nghĩa là biển Đông đang ngày càng căng thẳng thế nào, Trung Cộng đang cấp tập quân sự hóa một số đảo ra sao, lãnh hải càng ngày càng co hẹp lại, ngư dân cứ ra khơi là bị Tàu Cộng tấn công, cướp bóc, đâm chìm tàu, đánh đập, hay VN có khả năng mất thêm một số đảo là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra…chẳng ai thấy ngài Tổng có bất cứ phản ứng gì. Ngược lại ngài cứ bình chân như vại, miễn là Trung Cộng còn để cho đảng cộng sản VN vẫn ngồi đó mà tổ chức đại hội. Sự cố biển chết, cá bị nhiễm độc, kinh tế biển một số tỉnh miển Trung bị thiệt hại nặng nề, đời sống của hàng chục vạn hộ ngư dân lao đao, cả nước đối mặt với thảm họa môi trường lâu dài…chưa ai thấy ngài Tổng có bất cứ lời nói, hành động nào để xử lý vụ việc, hay thậm chí chỉ để chia sẻ với người dân. Bởi với ngài Tổng thì điều đáng nói nhất là “Sự cố cá chết gây khó khăn công tác bầu cử” http://nld.com.vn/…/tong-bi-thu-su-co-ca-chet-gay-kho-khan-… http://soha.vn/…/tong-bi-thu-neu-dung-do-tren-bien-ta-co-ng… Song Chi (FB Song Chi) ............... Tổng Bí thư: Sự cố cá chết gây khó khăn công tác bầu cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cuộc bầu cử diễn ra có nhiều thuận lợi song sự cố cá chết bất thường ở miền Trung, sự chống phá của các lực lượng thù địch... đã gây không ít khó khăn cho công tác bầu cử. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cuộc bầu cử diễn ra trong không khí dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn Sáng nay 18-7, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu nêu rõ sau hơn 4 tháng chuẩn bị khẩn trương và tích cực, cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên toàn quốc vào ngày 22-5-2016 thành công tốt đẹp. Với tỉ lệ trên 99% số cử tri đi bầu, cả nước bầu được 494 ĐBQH, 3.907 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 25.180 đại biểu HĐND huyện, 292.305 HĐND cấp xã. Cơ cấu thành phần đại biểu cơ bản phản ánh được tính đại diện rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; chất lượng đại biểu được nâng lên, tỉ lệ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc dân tộc thiểu số, tuổi trẻ, trình độ đại học đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước. "Cuộc bầu cử diễn ra trong không khí dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, thực sự là ngày hội của cả nước, là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn đảng, toàn dân. Thành công một lần nữa khẳng định ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước của nhân dân ta, thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và tinh thần đoàn kết dân tộc"- Tổng Bí thư nhấn mạnh. Điều đáng lưu ý, theo Tổng Bí thư, là cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh đất nước ta có nhiều thời cơ, thuận lợi, đồng thời có không ít khó khăn, thách thức. Đại hội XII của Đảng vừa kết thúc thành công tốt đẹp, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định, phát triển. Nhiều quy định mới của Hiến pháp và các luật liên quan mới được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng, thuận lợi cho cuộc bầu cử. Tuy nhiên, Tổng Bí thư cho biết: "Tình hình hạn hán nghiêm trọng ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL; sự cố hải sản chết bất thường ở một số tỉnh ven biển miền Trung; sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch... đã gây không ít khó khăn cho công tác bầu cử". Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của trung ương, sự vào cuộc tích cực của Hội đồng bầu cử quốc gia (HĐBCQG); sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể nhân dân; sự chủ động tích cực, trách nhiệm của các tổ chức phụ trách bầu cử; tinh thần làm chủ và sự ủng hộ của nhân dân, cùng với việc thực hiện công khai, minh bạch trong từng bước tiến hành theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử. Đặc biệt, chúng ta đã làm tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ, cơ bản đã giới thiệu được những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp theo thành công rực rỡ của Đại hội lần thứ XII của Đảng, thành công tốt đẹp của cuộc bầu cử có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần củng cố và tăng thêm lòng tin của nhân dân với Đảng, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo tiền đề cho việc triển khai thực hiện triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, xây dựng các cơ quan đại diện có đủ năng lực hoạt động với chất lượng, hiệu quả cho chính quyền các cấp trong nhiệm kỳ tới. Chính quyền do nhân dân bầu ra sẽ gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Hội nghị tổng kết công tác bầu cử - Ảnh chụp qua màn hình Nhân dịp này, thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và cảm ơn toàn thể cử tri, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội đã cùng với HĐBCQG và các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, Tổng Bí thư cho rằng còn một số vấn đề cần được đánh giá kỹ để rút kinh nghiệm. Tại hội nghị, đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá bổ sung thêm để bảo đảm tổng kết đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về quá trình chuẩn bị, tổ chức tiến hành cuộc bầu cử; làm rõ nguyên nhân của những kết qủa đạt được, phân tích sâu hơn những hạn chế, bất cập và có những đề xuất, kiến nghị cụ thể để các cơ quan có thẩm quyền đề ra các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo và hoàn thiện pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, tiến hành bầu cử trong nhiệm kỳ tiếp theo. "Chúng ta vui mừng với kết quả bầu cử, đồng thời cũng nhận rõ nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi Quốc hội và HĐND các cấp phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động. Mỗi ĐBQH và HĐND các cấp cần nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, góp phần vào thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với niềm tin và sự mong đợi của nhân dân và cử tri cả nước"- Tổng Bí thư nhấn mạnh. Theo Tổng Bí thư, trước mắt, cần chuẩn bị tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất, QH khoá XIV - một kỳ họp hết sức quan trọng với nhiệm vụ trọng tâm là xem xét, quyết định công tác nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021; đồng thời cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016 và một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cũng nhìn nhận sự cố hải sản chết bất thường và Formosa có ảnh hưởng nhất định đến công tác bầu cử. Song công tác tổ chức và kết quả bầu cử đã thành công, không phải bầu lại. Thị xã Kỳ Anh có 12 xã phường, có 8 xã phường khó khăn song đã có 33% số xã phường đi bầu cử 100% số cử tri. Bảo Trân (Người Lao Động)
  2. Thụy MyĐăng ngày 10-07-2016 Sửa đổi ngày 10-07-2016 19:07 Biểu tình phản đối nạn bạo hành của cảnh sát đối với người da đen tại Mỹ. Ảnh chụp tại Dallas - Mỹ ngày 07/07/2016.Laura Buckman / AFP Các sự kiện xảy ra trong tuần qua tại Louisiana, Minnesota và Texas chứng tỏ sự căng thẳng giữa các chủng tộc tiếp tục hiện hữu tại Hoa Kỳ. Tuy nhìn nhận điều này nhưng tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng đã có được những tiến bộ, và ông bác bỏ mọi so sánh với nạn bạo động trong thập niên 60 và 70. Từ Washington, thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet gửi về bài tường trình : « Khi bầu lên tổng thống da đen đầu tiên, người dân Mỹ hy vọng đưa đất nước mình vào kỷ nguyên hậu kỳ thị chủng tộc. Trong lúc ông Barack Obama chuẩn bị rời Nhà Trắng, niềm hy vọng này đã tiêu tan. Đó chỉ là ảo ảnh. Tâm trạng thất vọng bao trùm, một số người còn cho rằng tình hình đang trầm trọng thêm. Không đồng tình với nhận định này, ông Obama nói : « Đã không xảy ra những vụ nổi dậy, không có việc cảnh sát tấn công những người biểu tình ôn hòa. Chúng ta phải đảm bảo rằng mình không thường xuyên nghĩ về điều tệ hại nhất thay vì điều tốt đẹp nhất, và nếu như thế, tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những tiến bộ ». Ông Barack Obama cố gắng giữ một vị trí quân bình không làm hài lòng một ai. Người da đen muốn ông lên án cảnh sát một cách nặng nề nhất, trong khi người da trắng cáo buộc ông không bảo vệ họ đúng mức. Tổng thống quay về Washington sớm 24 tiếng đồng hồ để triệu tập một hội nghị đặc biệt tại Nhà Trắng, trước khi đến Dallas. Ông khẳng định rằng đất nước không bị chia rẽ như người ta nói. Nhưng người Mỹ thì không xác tín như vậy. » (RFI)
  3. Lao động là chân chính – điều này không bao giờ cũ. Vì vậy, nghề thu phân người khổ sở nhưng lương thiện bao giờ cũng đáng tôn vinh hơn những việc bất lương ác đức… Trước đây tôi cũng mục sở thị nhiều người dân Cổ Nhuế lấy phân ở nhà xí công cộng nội thành cũng như dẻo dai gánh những gánh nặng ” sản phẩm ” trên đường. Tôi, được cái biết nghĩ, và lúc còn thiếu niên nhi đồng cũng từng nhặt phân trâu làm phân chuồng bón ruộng, nên chưa bao giờ dám coi khinh những người làm việc này mà chỉ thấy ghê ghê kinh kinh cái ” món” hàng kia. Và cũng có lúc nghĩ: làm phim đề tài này nhỉ, tại sao không? Nhưng rồi tự trả lời: ai duyệt cho, ngay đề cương đã không thể thông qua, và giả sử nếu cho làm thì ngôn ngữ phim chưa biểu đạt được phần mùi vị, sẽ làm hỏng 1 đề tài hay. Thanh niên Cổ Nhuế xin thề/ Chưa đầy 2 sọt chưa về quê hương LÀNG CỔ NHUẾ Lúc tôi còn nhỏ mẹ tôi thường đe tôi: “Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ”. Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rũ được ai. Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng tiến sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa Học của tôi nằm cạnh làng Cổ Nhuế, tôi có đủ sở cú để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hót cứt, có đền thờ Thành Hoàng hẳn hòi. Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hót cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay … Người làng Cổ Nhuế đã đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho thủ đô Hà Nội. Vua Lê Thánh Tông từng ban cho làng này câu đối : “Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian”. Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phương Lưu ; cạnh trường đại học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hót cứt (lao động là vinh quang). Hơn nữa làng Phương Lưu của anh tuy hót cứt nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được ‘’tôn chỉ mục đích’’ như dân Cổ Nhuế. Thanh niên Cổ Nhuế ta thề Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương Nhưng không phải dân làng Cổ Nhuế lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kể từ những năm hợp tác hóa ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hót cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hót cứt, coi như họ là những người trốn lao động, bỏ việc đồng áng để đi ‘’buôn’’ cứt. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng pháp luật đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi…… đơn côi không người chăm sóc. Chỉ mãi tới cuối năm 1986, sau đổi mới, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người Cổ Nhuế ơn Đảng mới lại được phép đi…. hót cứt và buôn… cứt. Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão nông chi điền dạy thế ! Phân hóa học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi nhưng nhạt thếch. Ðổi mới và cởi trói do mẫu công khai (Glasnost) có cái mặt trái của nó. Trước đây ai muốn đi hót cứt thì hót. Nhưng từ ngày người người đi hót, nhà nhà đi hót thì theo qui luật. ‘’Người khôn, của hiếm’’, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường để dành lấy địa vị đầu ngành…. cứt Việt Nam. Không biết đại tướng đồng hương, ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo qui định của UBND thành phố HàNội dân ngoại thành không được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa. Trước đây ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà bất cứ ai cũng có thể hót. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà xí hai ngăn ở các thành phố để để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tùy thuộc chất lượng (nói sau). Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải để họ tự bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết định. Chống lại ư ?? Mất việc ngay. Ðội hậu bị, hàng ngàn người xung phong thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi ít lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ sinh để lấy cứt ở các hố xí, như đã nói trên). Ði kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Có lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế : – Giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm. Anh đáp : – Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được hai sọt thì cũng ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gi !?! Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất sét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ thân chối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả lẫn vào phân thật. Ðó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn cho chợ phân khiên thanh niên Cổ Nhuế phải cử ra một bộ phận ‘’kiểm tra chất lượng’’ trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép. Tại chợ cứt được chia làm bốn loại: – Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Ðình… nơi có nhiều gia đình quan chức nên cứt được coi là ‘’nạc’’(tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao) (!). – Hạng 2, Từ khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn. – Hạng 3. Từ khu Hai Bà Trưng và Ðống Ða, nơi đa số dân cư là ngưòi lao động, xài nhiều rau nên ‘’mờ’’ (nhiều nước lỏng bõng) – Hạng 4. Từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì ‘’nguồn nguyên liệu thuần túy là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn. Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ : ‘’Phân ngoại 100 phần trăm’’. Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan, dám nhập cảng ‘’phân ngoại’’ về xài. Về sau chủ nhân sọt phân giải thích : Phân lấy từ bể ‘’phốt’’ (fosse septique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì ? Ðây là những điều tai nghe mắt thấy, tôi ghi lại gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi… Cho biết quê hương ta có những thứ…. mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thật ‘’chăm phần chăm’’. Chuyện có thật . Hàn Sĩ – Tiến sĩ Vật Lý, Hà Nội (troinam.net)
  4. Người dân biểu tình đòi minh bạch thông tin vụ cá chết ở miền trung Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016. Xem bình luận Vậy là cuối cùng chính phủ Việt Nam cũng chính thức công bố kết quả điều tra về chuyện cá chết tại 4 tỉnh miền Trung hồi hơn tháng trước. Đây có thể được xem là vụ cá chết mang tính kỷ lục và lịch sử của Việt Nam, gây tranh cãi nhiều nhất trong suốt những năm qua. Tôi đánh giá cao những kết luận của chính phủ Việt Nam. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, để tìm nguyên nhân sự cố môi trường khiến cá chết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan, huy động trên 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu, có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế. Đó là một nỗ lực cần thiết và có tính trách nhiệm rất đáng ghi nhận. Những kết quả mà chính phủ đã loan báo theo tôi là rõ ràng, minh bạch và cần thiết, giải tỏa nỗi uất ức của người dân trong nhiều ngày tháng vừa qua. Phải chi phía nhà chức trách có những giải đáp, hoặc ít nhất có những thông tin cần thiết, không gây bức xúc dư luận như trước đây để dân có thể kiên nhẫn chờ đợi, thì có phải mọi thứ về mặt trật tự xã hội đã phải không trải qua nhiều sóng gió như vậy. Đó là một bài học đắc giá về quản lý thông tin. Nhưng mọi thứ cũng đã qua, giờ là lúc chúng ta nhìn về thủ phạm và bản án dành cho thủ phạm đó. Theo thông tin của chính phủ, các nhà khoa học xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như phenol, xyanua, kết hợp với hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Hỗn hợp này là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy. Từ những căn cứ điều tra, ông Dũng kết luận với báo chí rằng những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong tháng 4 vừa qua. Thật ra không phải đến lúc chính phủ ra thông báo chính thức thì thủ phạm mới lộ diện. Câu phát biểu lỡ miệng của người đại diện Formosa trước đây cũng phần nào nói nói lên sự thật. Điều khiến tôi không hiểu được là tại sao cho đến lúc chính phủ công bố nguyên nhân thì phía công ty Formosa mới lên tiếng nhận trách nhiệm. Ngay trước giờ G, hàng triệu người trong nước và lẫn quốc tế đang chờ đợi kẻ làm chết hàng trăm tấn cá biển của Việt Nam lộ mặt, thì Formosa mới có văn bản nhận tội trạng này. Đây là một chi tiết nhỏ, nhưng nó cần được làm rõ để tăng nặng bản án đối với Formosa. Với nội hành vi của mình, Formosa bị yêu cầu làm năm chuyện. Thứ nhất, công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng. Thứ hai, thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD). Thứ ba, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra. Thứ tư, phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế. Thứ năm, thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi có thắc mắc và nghĩ cần phải bàn thêm về nội dung thứ hai, số tiền bồi thường 500 tỷ USD. Giống như rất nhiều câu hỏi trên mạng xã hội hiện nay, tôi cũng thắc mắc tại sao lại có con số 500 triệu USD do phía Formosa đưa ra. Con số này từ phía Formosa tự nguyện đưa ra, dựa trên căn cứ của họ hay là do phía Việt Nam đề xuất? Nếu Việt Nam xem và chấp thuận thì dựa trên căn cứ nào? Tại sao vẫn chưa thấy một báo cáo tổng quát nào về mức độ thiệt hại của vụ này? Nếu vẫn đang làm thì phải chăng cần công bố thời hạn sẽ ra báo cáo, căn cứ trên đó mới có thể đưa ra mức xử phạt, Formosa không có quyền ấn định số tiền bị phạt, mọi thứ phải dựa trên đánh giá theo quy trình và quy định của pháp luật Việt Nam. Thậm chí tôi cũng đồng tình với quan điểm rằng nếu cần thiết phải để người bị thiệt hại khởi kiện để họ nhận lại đúng phần tiền mà họ chịu thiệt hại. Làm như vậy vừa giúp người dân thể hiện dân chủ, vừa giúp người dân đòi được đúng số tiền mà họ bị thiệt hại, vừa giảm gánh nặng giải trình về việc chia tiền cho nhân dân của chính phủ. Thế nên nhà nước cần lưu ý để có những động thái tích cực tiếp theo. Quan trọng không kém, báo cáo đánh giá thiệt hại phải dựa trên sự khảo sát toàn diện. Nói như một Facebooker rằng, “không chỉ ngư dân đánh bắt xa bờ mà còn gần bờ, người làm dịch vụ nghề cá (khuân vác, bốc xếp, xăng dầu...), người buôn bán cá, người nuôi trồng thủy sản, người làm muối, người kinh doanh du lịch biển (nhà hàng, quán ăn, khách sạn...)”... Thậm chí cần phải có “đánh giá điều tra nào liên quan tới người dân đã ăn cá bị ô nhiễm hay không, có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe? còn vấn đề lớn hơn chính là ô nhiễm mỗi trường biển lâu dài, các loài cá chết sao khắc phục đựơc, các loài sinh vật đáy bị hủy hoại... vấn đề này là bồi thường quốc gia, Luật Môi trường Việt nam chưa có quy định, đó chính là lổ hổng chết người của chúng ta và Formosa chính là kẻ đâm nhát dao chí mạng ấy”. Tôi thấy ở Mỹ và các nước châu Âu hay các nước phát triển ở châu Á, họ có quy trình xử rất rõ ràng. Một là nhà nước phân xử theo luật môi trường, xử phạt riêng để nộp tiền về ngân sách nhà nước và những công tác cứu trợ khẩn cấp. Thứ hai, người dân có quyền khởi kiện độc lập để đòi quyền lợi của họ. Thế nên dù mọi thứ đã rõ ràng thì nhà nước cũng phải làm thêm bước xử lý hậu khủng hoảng thật tốt. * Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Cao Huy Huân Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
  5. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-07-02 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. AFP 00:00/00:00 Những cam kết bồi thường của Tập đoàn Formosa được chính phủ Việt Nam chấp thuận trong cuộc họp báo chính thức công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ngày 30 tháng 6 vừa qua. Sự đền bù này có đáp ứng được so với những gì đã xảy ra và hậu quả những gì mà người dân và kinh tế của 4 tỉnh miền Trung đang gánh chịu hay không? Quan trọng nhất là họ có xây dựng lại hệ thống xả thải đủ công suất để bảo đảm trong tương lai không xảy ra thảm hoạ môi trường nữa không ? Dư luận lên tiếng cho rằng sự đền bù này không thoả đáng và có những vấn đề vẫn chưa được giải quyết minh bạch. Không bất ngờ Nguyên nhân cá chết hàng loạt được công bố chính thức bởi văn phòng chính phủ ngày 30 tháng Sáu vừa qua có vẻ như không gây bất ngờ cho những ai quan tâm đến vấn đề Formosa trong mấy tháng qua. Trên truyền thông mạng, ngay từ khi những con cá chết hàng loạt trôi dạt vào bãi biển Hà Tĩnh được phát hiện, và sau đó là một thợ lặn vùng này nhìn thấy một ống xả thải khổng lồ đặt dưới đáy biển, gần khu công nghiệp Formosa thải ra một loại nước có màu vàng đục, thì tất cả ngư dân Kỳ Anh, Nghệ An, Hà Tĩnh và những nhà quan sát, nhất là những người đấu tranh cho môi trường biển đều khẳng định nguyên nhân là do công ty nhà máy thép Formosa. Ngay sau khi chính phủ chính thức công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt, Đài Á Châu Tự do hỏi chuyện những ngư dân miền Trung, thì câu trả lời đều là “Chúng tôi đã biết và khẳng định là Formosa.” Từ Việt Nam, những bạn trẻ trong nhóm Con đường Việt Nam đã trực tiếp đến Hà Tĩnh và hỏi chuyện một người dân địa phương, câu trả lời của họ là: “Người dân chúng tôi ở đây quả quyết rằng do tập đoàn Formosa xả thải ra làm cá chết. Chúng tôi đi biển từ thời ông cha đến giờ chưa có tình trạng cá biển chết hàng loạt thế này. Bây giờ có tập đoàn Formosa hoạt động ở đây, thì cá chết, chúng tôi khẳng định là tập đoàn Formosa xả thải chứ không phải đến bây giờ chính phủ mới công bố.” ‘Chẳng thấm vào đâu’ Cách đây hơn hai tháng, chính Tập đoàn Formosa cũng đã cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam vì câu phát biểu của ông Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại Formosa Vũng Áng trả lời truyền thông trong nước, ‘Chọn cá hay chọn thép”. Lần này thì tập đoàn Formosa một lần nữa cuối người xin lỗi trong cuộc họp báo được truyền đi cả nước. Cùng với lời xin lỗi đó là số tiền đền bù 500 triệu USD: Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội. “Việc đền bù đó, không phải lấy để bù lại những mất mát của người dân chúng tôi, đặc biệt sức khoẻ người dân chúng tôi đang rất yếu, ăn cá thì bị nhiễm chất độc. Chúng tôi yêu cầu làm sạch biển của chúng tôi, để chúng tôi trở lại ngư trường đánh bắt thuỷ hải sản. Chứ việc đền bù 500 triệu USD đối với ngư dân bốn tỉnh chúng tôi thì ăn thua gì. Mà nếu như có thì mỗi người chúng tôi cũng chẳng có bao nhiêu cả.” Người ngư dân này còn nói thêm rằng, có thể Tập đoàn Formosa nghĩ rằng 500 triệu USD là nhiều, nhưng với tất cả những người lấy biển làm nhà, lấy lưới mưu sinh như họ thì nếu số tiền ấy có đến được từng hộ gia đình họ, cũng chẳng là bao nhiêu so những thiệt hại mà họ đã phải chịu. Một ngư dân khác, ngồi bên cạnh những con tàu đánh cá vẫn còn đang phải neo trên cạn cho biết số đền bù đó: “Chẳng thấm vào đâu.” “Việc đền bù đó chiếu theo thiệt hại về mọi mặt thì chẳng thấm vào đâu cả. vì riêng về dân 4 tỉnh, trong suốt 3 tháng, nguồn thu hoạch không có. Rồi thảm hoạ về môi trường, chất độc nhập sâu vào lòng đất, làm cho cá chết trôi dạt vào bờ. Sau khi trời chiếu rọi xuống, bốc mùi hôi thúi lên thì bay vào không khí. Cuối cùng người kề cận, đặc biệt là dân bốn tỉnh miền Trung thì phải chịu những thiệt hại đó.” Những người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã từng được chính quyền địa phương hứa hỗ trợ 5 triệu đồng cho một hộ gia đình có ghe tàu phải nằm bờ. Tuy nhiên, cho đến nay, theo Nguyễn Anh Tuấn, nhà hoạt động trẻ đã có thực hiện nhiều hoạt động giúp đở cho người dân Hà Tĩnh trong mấy tháng qua cho biết, họ vẫn chưa nhận được số tiền đó. Trách nhiệm và truy cứu hình sự? Sau tất cả những diễn biến của ngày 30 Tháng Sáu vừa qua, chính quyền Việt Nam đã xác nhận thảm hoạ môi trường vừa qua là do con người gây ra. Do đó, một câu hỏi được dư luận truyên đi trên truyền thông mạng là liệu có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhà máy Formosa? Điều này được luật sư Trần Thu Nam cho biết, căn cứ vào mức độ lỗi và các hành vi đó, theo ông nhà máy Formosa hoàn toàn có biểu hiện cố ý xả thải: “Theo quan điểm của tôi thì nên khởi tố vụ án. Sau khi khởi tố rồi thì xem xét trách nhiệm cá nhân, xem ai là người chịu trách nhiệm trong thảm hoạ môi trường lần này.” Cùng với cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, nhà máy Formosa còn nói rằng sẽ khắc phục các hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật đúc, luyện kim cho biết, nhìn chung, chi phí xử lý chất thải chiếm đến 20-30% tổng vốn đầu tư của nhà máy thép. Như vậy, dự án Khu liên hợp gang thép của Formosa giai đoạn 1 có vốn đầu tư 10,5 tỷ USD thì phải chi khoảng 2-3 tỷ USD cho xử lý chất thải. Thế nhưng, hệ thống xả thải hiện nay của Formosa trị giá 45 triệu USD. Đây chính là vấn đề mà những người hiểu luật, làm luật và cả những người dân trong nước quan tâm đến. Luật sư Trần Vũ Hải, thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cho biết: “Giấy phép xả thải Formosa là do ông Thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường ký tháng 12 năm 2015, mấy tuần trước khi ông ấy nghỉ hưu. Hiện nay đang là một chủ đề mọi người bàn tán để xem có truy cứu trách nhiệm của ông ấy hay không.” Cũng theo luật sư Trần Vũ Hải, sau các nghiên cứu và tiếp xúc các ngư dân ở Kỳ Anh, nhóm luật sư được họ cho biết không có ai tham khảo với họ về việc cấp giấy phép và khi giấy phép được thực hiện. Ông khẳng định: “Cho nên tôi cho rằng việc cấp giấy phép nước thải này là một quy trình trái pháp luật. Vì theo luật Việt Nam, theo điều 201 của Luật tài nguyên nước thì khẳng định thì đối với trường hợp cấp phép xả nước thải từ 10.000m3 trở lên thì phải xin tham vấn cộng đồng, những người bị ảnh hưởng từ sản xuất hoặc kinh doanh.” Những gì mà ngư dân miền Trung hiện tại mong muốn là “Chính quyền phải trục xuất Formosa rời khỏi Việt Nam. Nếu đang hoạt động thì vẫn còn xả thải chứ không có cách nào khác.” Có nhiều người quan tâm vụ việc này đã có ý kiến so sánh Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh là một “BP - Vụ án tràn dầu trên diện rộng ở vùng vịnh Mexico năm 2010.” Con số ước tính mà tập đoàn dầu khí nổi tiếng BP phải bồi thường và chi trả cho vụ việc này lên đến hàng chục tỷ USD. Chính vì thế, những người mà ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự do chúng tôi có dịp tiếp xúc đều có chung một trăn trở, trăn trở đó là: một lời xin lỗi của Formosa, lời hứa bồi thường 500 triệu USD và thảm hoạ môi trường sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ sắp đến tại Việt Nam, liệu đó có phải là một cuộc trao đổi cân xứng hay không? Không ít người nói với chúng tôi rằng, trong cuộc trao đổi đó, họ chưa nhìn thấy giải pháp cho việc khôi phục lại nước biển sạch cho Việt Nam, giải pháp khôi phục lại kinh tế biển và giải pháp khôi phục lại đời sống của ngư dân.
  6. ÐÀ NẴNG (NV) - Nhập cảnh bằng đường du lịch để làm hướng dẫn viên lậu, thế mà những người Trung Quốc này còn xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi thuyết minh với các đoàn du khách đồng hương. Xác nhận với báo điện tử VNExpress, ngày 28 tháng 6, ông Trần Chí Cường, phó giám đốc Sở Du Lịch Ðà Nẵng, cho biết, sở đã nhận được tài liệu gồm hình ảnh, video về việc nhiều người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch lậu tại Việt Nam. Ông Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. (Hình: VNExpress) Trong số những tài liệu này, ngoài việc hướng dẫn viên người Trung Quốc xài tiền nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa, dẫn khách trên xe hay các điểm du lịch còn có đoạn video ghi cảnh hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam. Cụ thể, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng, bán đảo Sơn Trà, ông Xue Chun Zhe, một hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc lậu nói: “14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc.” Chưa hết, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn qua biển Mỹ Khê cũng ngang nhiên giới thiệu biển Ðà Nẵng là biển của Trung Quốc. “Hướng dẫn viên Trung Quốc nói với khách của họ rằng, người Việt Nam rất ghét Trung Quốc nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói. Nhiều khi có hướng dẫn viên người Việt đi cùng, họ không nói tiếng phổ thông mà nói tiếng địa phương ở Hàng Châu, Thành Ðô, Quảng Ðông, Nam Ninh... nên dù biết tiếng Trung chúng tôi không hiểu họ nói gì,” anh Tuấn, một hướng dẫn viên du lịch cho hay. Theo các hướng dẫn viên người Việt chuyên hướng dẫn khách Trung Quốc, khoảng 60 người Trung Quốc đang hoạt động du lịch chui ở Ðà Nẵng. Hầu hết công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý, còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng phía sau. Ông Huỳnh Ðức Thơ, chủ tịch Ðà Nẵng, thừa nhận, cùng với việc trốn tránh sự kiểm soát, trốn thuế, hiện tượng hoạt động du lịch chui còn gây phản cảm về văn hóa và làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Ðà Nẵng. (Người Việt)
  7. Hòa Ái, phóng viên RFA 2016-06-29 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Sổ hộ khẩu Việt Nam. Courtesy of luatvietphong.vn 00:00/00:00 Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới - World Bank công bố tại Hà Nội hồi trung tuần tháng Sáu thì hiện có ít nhất gần 6 triệu người dân Việt Nam (VN) không có hộ khẩu và hệ thống hộ khẩu không còn phù hợp với xã hội hiện đại vì gây bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội cho nhiều người dân. Câu hỏi đặt ra liệu rằng đã đến lúc VN bỏ chính sách quản lý hộ khẩu hay không? Ảnh hưởng của hộ khẩu “Từ hồi giải phóng tới giờ không có nhà ở, toàn là ở trọ nên không được cấp hộ khẩu, không được cấp giấy chứng minh nhân dân (CMND). Hoàn toàn không có gì hết ráo.” Lời chia sẻ vỏn vẹn vừa rồi của cụ già 83 tuổi Phan Văn Thất, ở Long An, khiến cho những ai nghe được không chỉ hình dung cảnh đời vô cùng khốn khó của một người ở tuổi gần đất xa trời mà còn liên tưởng đến số phận của hàng triệu người dân không có hộ khẩu ở VN vì nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên đời sống thường nhật của họ. Hộ khẩu được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc áp dụng sau Hiệp định Geneva hồi thập niên 1950 và trên toàn cõi VN sau khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975. Chính sách quản lý hộ khẩu ở VN của nhà nước được coi là một biện pháp đảm bảo an ninh trật tự xã hội, kế hoạch hóa kinh tế và quản lý di cư. Tuy nhiên, về phía người dân, hộ khẩu có thể xem như ‘lá bùa hộ mạng” vì không có hộ khẩu thì không làm được gì hết; chẳng hạn từ việc làm giấy khai sinh, đến trường đi học, công ăn việc làm, mua bảo hiểm y tế và còn rất nhiều các dịch vụ khác đều liên quan đến hộ khẩu. Anh Thiên Ân, một người dân ở Đồng Nai, kể với Đài RFA về thủ tục đăng ký nhập khẩu tại địa phương nơi mình sinh sống: “Vấn đề hộ khẩu trở ngại rất nhiều. Các thủ tục lên xã đăng ký hộ khẩu thì họ hẹn ngày này qua ngày kia, rồi họ yêu cầu phải có xác minh của địa phương mình ở lúc chưa nhập khẩu. Phải do xã và ấp ký xác nhận thì mình mới được đăng ký nhập khẩu. Chuyện này làm rất lâu và đi tới đi lui rất mệt.” Khi đã được xác minh, hoàn tất các thủ tục đăng ký nhập khẩu và có tên trong hộ khẩu thì mọi sinh hoạt hàng ngày đều dính chặt vào sổ hộ khẩu này, một loại giấy phép cơ bản trong mọi thủ tục hành chính. Anh Thiên Ân kể tiếp: “Vô lý là mình đi làm việc hay đi đâu, đi đăng ký giấy tờ hay đi làm một tờ giấy khác, mình cũng phải xuất trình hộ khẩu. Phải có hộ khẩu và bản sao công chứng, làm rất rườm rà.” Đồng quan điểm với anh Thiên Ân, rất nhiều người dân khi nói đến hộ khẩu thì họ cho là “hậu khổ” hay thậm chí có người gọi là “thẻ tù khu vực” vì theo nhu cầu phát triển xã hội mà cách quản lý công dân theo chính sách hộ khẩu đã quá lạc hậu gây phiền toái một cách phi lý trong đời sống của dân chúng, chưa nói đến đây là công cụ của nạn nhũng nhiễu, tham quan. Hệ thống hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng cho người Việt? Hồi trung tuần tháng 6, tại Hà Nội, trong buổi hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu hệ thống đăng ký hộ khẩu ở VN do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Thế giới thực hiện cho thấy hệ thống hộ hộ khẩu không còn phù hợp với xã hội tiện tại của quốc gia này. Ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN khẳng định hệ thống hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng cho người dân VN. Sổ Hộ khẩu và sổ Tạm trú. Đồng thời, chuyên gia kinh tế của World Bank, TS. Gabriel Demonbynes cho rằng cần có cải cách hơn nữa để đảm bảo sự bình đẳng cơ hội cho tất cả người dân, trước hết là khả năng tiếp cận các dịch vụ. Nhận xét về báo cáo vừa nêu, TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình cho biết nhận định của các nhân viên thuộc Ngân hàng Thế giới là khách quan và phù hợp với tình hình thực tiễn tại VN: “Đặc biệt trong kỷ nguyên này, chúng tôi đặt vấn đề hội nhập và mở cửa thì rõ ràng phải có những tiêu chí tương thích với thế giới mới. Đấy là đòi hỏi có tính chất khách quan và đồng thợi sự phát triển nội tại cũng đòi hỏi thay đổi mô thức quản lý. Chúng ta có thể thấy mô hình quản lý bằng hộ khẩu kiểu cũ trở nên một manh áo chật, lỗi thời. Và báo cáo của Ngân hàng Thế giới mới đây về nghiên cứu về hộ khẩu do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chúng tôi thực hiện thì đấy là nhận định tôi cho rằng chính xác và khách quan. Thông qua việc thay đổi hệ thống quản lý này, chúng tôi hy vọng được tiếp cận tốt hơn với khuôn khổ của một xã hội mới, trong đó chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ và thực hiện công bằng xã hội và tổ chức tốt hơn an sinh xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân.” Đài RFA thử nghiệm một cuộc khảo sát nhỏ qua câu hỏi “VN đã đến lúc bỏ hộ khẩu hay chưa?” với thính giả của đài từ Bắc chí Nam thì đều nhận được câu trả lời rằng họ ủng hộ việc làm này để mọi việc liên quan đến giấy tờ hành chính được nhanh gọn và tiện lợi. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung, một người rất quan tâm đến tình hình nhân quyền ở trong nước, nói với RFA rằng chính sách quản lý công dân bằng hộ khẩu hạn chế quyền đi lại tự do cũng như vi phạm quyền an cư, quyền không bị phân biệt đối xử và quyền được hưởng an sinh xã hội của người dân. Anh Nguyễn Tiến Trung nêu lên quan điểm chính sách quản lý hộ khẩu thực sự không cần thiết và cần được bãi bỏ: “Riêng với cá nhân tôi, tôi thấy chế độ hộ khẩu tạo ra bất bình đẳng rất lớn về cơ hội đối với người dân. Những người không có hộ khẩu ở thành phố chẳng hạn thì họ làm việc ở thành phố nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cho con cái đi học, rồi làm giấy tờ hành chính… Hơn nữa, hầu hết các quốc gia trên thế giới không ai quản lý bằng hộ khẩu cả, nó gây phiền phức rất nhiều cho người dân cho nên tôi nghĩ là không cần thiết, tôi thấy phải bãi bỏ.” Qua các cuộc tiếp xúc với người dân trong nước, nhiều người bày tỏ mong muốn chính phủ bỏ chính sách quản lý hộ khẩu bằng một chính sách khác tiến bộ hơn. Và đài ACTD ghi nhận trong khi dự thảo Luật Cư trú vẫn bàn cãi ở nghị trường Quốc hội thì xã hội VN vẫn còn rất nhiều người dân không được hưởng bất kỳ quyền lợi cơ bản nào vì họ là những công dân không có tên trong hộ khẩu theo quy định hiện hành của Nhà nước VN.
  8. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Sài Gòn phải ‘phát huy được vai trò đầu tàu, là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông chứ không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường’. Phát biểu trên được người đứng đầu chính phủ Việt Nam đưa ra trong buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM hôm 27/6. Người dân nói gì về việc này? Khánh An tìm hiểu thêm chi tiết. Trong buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã so sánh Sài Gòn với Bangkok của Thái Lan. Ông Phúc nói thành phố đứng đầu Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó. Báo chí Việt Nam trích lời ông Nguyễn Xuân Phúc nói: “So với Bangkok, một thủ đô với diện tích nhỏ hơn, dân số tương đương, nhưng lại có GDP gấp 3 lần TP.HCM”. Để xứng đáng là thành phố “đầu tàu” của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thành phố phải có tầm nhìn xa, quyết tâm chính trị rõ ràng hơn để có thể trở thành “hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông, chứ không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường”. Nhận xét về ý tưởng và phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, anh Bùi Mạnh Tiến, một kỹ sư làm việc tại TP.HCM, cho VOA biết: “Nếu thủ tướng nói như vậy thì em nghĩ có lẽ cũng có thể, vì bây giờ Việt Nam đang gia nhập TPP, hợp tác với Mỹ. Bây giờ chuyển hướng sang hợp tác với Mỹ nên em nghĩ là chắc được. Sài Gòn bây giờ đô thị, địa ốc phát triển nhiều lắm, giới nhà giàu cũng nhiều nữa”. Tuy nhiên, anh Tiến cho rằng để biến Sài Gòn hiện tại thành “hòn ngọc” trên thực tế phải mất rất nhiều thời gian, có thể tới 20, 30 năm vì phải giải quyết quá nhiều vấn đề. “Nói chung là về sự chênh lệch, thu nhập. Sài Gòn cũng là mảnh đất mà người dân ở các tỉnh tập họp về nên thành phần hơi đa dạng, đủ loại thành phần. Nếu muốn cải thiện đều lên hết thì cũng phải mất thời gian”. Trong khi đó, cô Diên An, một người làm nghề tự do ở TP.HCM, thẳng thắn nói: “Thấy mới tin, còn nghe thì hổng tin đâu!” Giải thích cho sự “mất lòng tin” của mình đối với các lãnh đạo Việt Nam, Diên An cho biết: “Gần đây xảy ra quá nhiều chuyện, vừa rồi là cái vụ Formosa đó, cá chết quá trời còn chưa xong nữa mà nói gì hòn ngọc chiếu sáng gì. Mình không tin gì hết á”. Cả Mạnh Tiến và Diên An đều cho rằng ý thức của người dân Việt Nam còn kém và để cải thiện điều này, cần phải có sự thay đổi gốc rễ từ rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, môi trường... “Nói chung Việt Nam mình còn thiếu nhiều lắm, nhưng yếu tố đầu tiên mình quan tâm là vấn đề môi trường và ý thức của người dân”. “Em không biết là sẽ thay đổi như thế nào. Người dân bây giờ đi ra nước ngoài, ý thức của người ta chưa được bằng các nước châu Âu hay các nước phát triển khác. Cái đó nếu muốn phát triển thì phải đẩy mạnh giáo dục và làm nhiều thứ khác. Bây giờ Việt Nam vẫn còn tụt hậu nhiều”. Với cái nhìn của một kinh tế gia và nhà báo độc lập, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng hiện đang sinh sống tại TP.HCM, cho rằng việc biến Sài Gòn thành ‘hòn ngọc Viễn Đông’ hiện nay là một ‘ý tưởng ảo’. “Một hòn ngọc thì phải đúng nghĩa là hòn ngọc saphire, nghĩa là về mặt kinh tế phải bảo đảm đời sống cho người dân. Đứng so sánh GDP (bình quân thu nhập đầu người) trước năm 1975 và hiện nay, mà bây giời phải nhìn vào tỉ lệ nghèo hóa của người dân. Ở Sài Gòn hiện nay còn rất nhiều người nghèo, rất nhiều người lang thang ăn xin. Tất cả những gì mà Sài Gòn thể hiện ra hiện nay là một bộ mặt hoàn toàn không đáp ứng được giống như Đà Nẵng: không có tình trạng ăn xin, cướp giật hay gái điếm, mà Sài Gòn tràn ngập những cái đó. Cho nên tôi nghĩ việc đưa Sài Gòn trở về ‘hòn ngọc viễn Đông’ trước đây là một ý tưởng rất ảo”. Theo nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam, những việc cần làm trước mắt đối với thành phố đứng đầu cả nước là phải giảm số lượng hộ nghèo, giảm tình trạng cướp giật mà ông gọi là ‘kinh khủng’ hiện nay, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nạn kẹt xe… và khoan hãy bàn đến những ý tưởng mà ông cho là ‘chẳng bao giờ thực hiện được’. Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ phía quận 2 ban đêm Đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng biến Sài Gòn trở lại thành ‘hòn ngọc Viễn Đông’ được đưa ra bàn thảo. Trước đó vào cuối năm ngoái, Bí thư Thành ủy mới nhậm chức Đinh La Thăng cũng đã đưa ra ý tưởng này khiến báo chí và dư luận Việt Nam được dịp bàn luận xôn xao cùng với những ý tưởng hiến kế được đưa ra. Tuy nhiên cũng như nhiều phát biểu được cho là thẳng thắn, có tính ‘cải cách’, ‘đột phá’, ông Đinh La Thăng cho tới nay vẫn chưa chứng tỏ được hiệu quả lời nói của mình. Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lặp lại nhưng nhấn mạnh thêm ý tưởng ‘không phải hòn ngọc Viễn Đông thông thường’, mà là ‘hòn ngọc chiếu sáng’, theo nhận xét của TS. Phạm Chí Dũng, không phải là dấu hiệu cho thấy có sự hợp lực giữa hai người đứng đầu Chính phủ và thành phố. “Tôi không cho rằng có sự hợp lực giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư Đinh La Thăng ở đây, mà đây là chuyện của ai người đó làm, gần như là mạnh ai người đó làm. Theo kinh nghiệm ở Việt Nam, những người nói ít thì làm được nhiều hơn, người nói nhiều thì làm được ít hơn. Từ lúc ông Thăng nhậm chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông nói quá nhiều. Nhưng cho tới giờ, hiệu quả đạt được của lời nói của ông thì không bao nhiêu, có thể nói là rất ít. Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Phúc nói ít hơn hẳn và ít xuất hiện hơn hẳn, thì về phía doanh nghiệp, họ có khen ông Phúc. Họ nói rằng đây là người làm việc thực chất, mặc dù trong tình cảnh ngổn ngang hiện nay còn quá nhiều việc phải làm, nhưng dù sao ông Phúc cũng có làm được một vài việc. Ít nhất là hiện nay ông ấy đang thúc đẩy giải quyết tình trạng giấy phép con, một trong những căn cơ về tham nhũng ở Việt Nam”. Theo thống kê được Bí thư Đinh La Thăng đưa ra hôm 27/6, mức độ tăng trưởng của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm nay đạt 7,47%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đưa ra là từ 8% - 8,5%. Cũng theo nhận xét của người đứng đầu thành phố, kinh tế TP.HCM đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Thủ tướng Việt Nam đã đề nghị TP.HCM xây dựng đề án thí điểm cơ chế đặc thù để trình Chính phủ thẩm định. Được biết, TP.HCM đã kiến nghị 7 nhóm vấn đề quan trọng liên quan đến việc phân cấp, ủy quyền, tổ chức bộ máy, cơ chế tài chính đặc thù, chủ động tự quyết định hình thức lựa chọn nhà đầu tư…Bí thư Thành ủy thành phố cho biết những kiến nghị này căn cứ trên Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, cho phép thành phố thí điểm tất cả những vấn đề luật chưa có, chưa quy định. Khánh An (VOA)
  9. Năm 1978 -179 toàn bộ người Việt gốc hoa bị chính quyền VN xua đuổi ra nước ngoài Tôi mới quen được một vài bạn trẻ người Việt gốc Hoa, những bạn đó rất năng nổ và nhiệt tình. Những người bạn mới quen này đã tạo cho tôi một ấn tượng tốt và nếu không được giới thiệu rằng họ là người gốc Hoa, thì nếu gặp, có lẽ chúng ta sẽ không biết. Họ là những người nói năng lịch lãm, với những hiểu biết về vấn đề xã hội rất khá, giống như giới trẻ ở Việt nam bây giờ. Đó thực là một điều bất ngờ, khác với những gì lâu nay tôi vẫn thường nghĩ về cộng đồng người Hoa. Tôi là người có may mắn được tiếp xúc với người Hoa từ lúc rất nhỏ, kể cả cho đến bây giờ. Nói là may mắn, vì sau này nghĩ lại tôi thấy họ là những người rất tử tế và hiền lành. Ngày xưa, ở trong nhà của gia đình tôi từng có mấy gia đình người Hoa ở nhờ. Nói cho họ ở nhờ cũng không phải, nghe kể lại là lúc chiến tranh chống Pháp, ông bà tôi đã đốt cả khu biệt thự rộng lớn để đi theo kháng chiến. Đến năm 1954 hòa bình lập lại, khi trở về thì đã thấy có nhiều gia đình người Hoa kiều đang sinh sống ở trong nhà của mình. Đến khi chúng tôi lớn, thì vẫn thấy còn 2-3 gia đình ở dưới khu nhà kho và nhà bếp. Trước đó, đã có mấy gia đình người Hoa đã được ông bà tôi bố trí cho ở những cái nhà khác của gia đình ở xung quanh đó, hoặc cho họ ít tiền để dọn đi ở chỗ khác. Những người Hoa ngày ấy hiền lành lắm, hình ảnh những người phụ nữ người Hoa mặc bộ đồ tàu màu đen bạc màu, chân đi đôi giày tàu bằng nhung đen, vai thì đeo chiếc bị cói đi lại tất ta, tất tưởi đến bây vẫn còn đọng lại trong tâm trí của tôi. Những người Hoa lớn tuổi tôi biết khi ấy, tuổi họ trạc 40-50, phần đông họ có vợ người cũng là người Hoa, chỉ có đôi người lấy vợ người Việt Nam. Những người Hoa khi ấy họ chỉ nói tiếng Trung quốc, đôi khi nói tiếng Việt thì vừa ngọng, vừa lơ lớ, nghe rất buồn cười. Con cái họ lúc ấy thường lớn hơn tuổi của chúng tôi, những gia đình người Hoa có tiền thì họ cho con cái đi học ở trường của Trung Quốc mở trên mạn phố Phó Đức Chính, nhưng sau này những đứa trẻ con người Hoa thì đi học trường Việt nam như chúng tôi. Con em người Hoa học ít lắm, thường là hết cấp 1 thì không đi học nữa, mà ở nhà làm việc hoặc buôn bán phụ giúp gia đình. Thời ấy, người ta thường hay gọi họ là Hoa kiều hay người Tầu... Nhưng lũ trẻ chúng tôi được người lớn dạy rằng: "Phải gọi họ là người Trung quốc, đừng gọi họ là người Tàu, mình gọi như thế là khinh họ. Không nên.". Ở Hà nội và Hải phòng ngày xưa người Hoa nhiều lắm, ta dễ dàng gặp họ mọi nơi trong thành phố. Nói chung người Hoa sống lam lũ và vất vả, họ làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Những công việc người Hoa thường làm là những nghề thủ công, làm thuê nhưng chủ yếu vẫn là bán hàng rong. Đó là những người đàn ông Trung quốc mặt mày khắc khổ, mặc bộ đồ của người Tàu màu xám hay màu đen, đội cái nón Trung quốc. Họ bán tào phớ, bán lạc rang húng lìu, bán bánh bao, bánh đùi gà hay bi don don... mà người ta vẫn thường gặp trên mọi nẻo hè phố thời ấy. Với những câu rao bán hàng ê a, lơ lớ giọng của Hoa lúc đó gây ấn tượng lắm. Ngày ấy, khi có dịp đi với người lớn ra phố, khi nhìn những thứ họ bán tôi thèm được ăn lắm, mà mấy khi được người lớn mua cho ăn đâu. Lớn lên chút nữa, khi đọc sách viết về người Hoa kiều, như chuyện "Người đàn bà Tàu" của nhà văn Nguyên Hồng mới hiểu hơn về nỗi vất vả của họ. Thì ra họ cũng là những di dân do chiến tranh, loạn lạc và nghèo đói. Người Trung Quốc họ ăn cháo trắng hàng ngày chứ không ăn cơm như người Việt, món cháo trắng của họ gọi là cháo nhưng thực ra như là cơm nấu nát, lõng bõng nước chứ không nhừ như cháo của người Việt. Còn món cháo của người Trung Quốc thì nhuyễn hơn cháo của người Việt, khi nấu cháo xong họ dùng một thanh gỗ to hơn đũa cả để đánh cháo nhuyễn ra như bột. Bà Nghếch một người phụ nữ Trung Quốc ở cạnh nhà tôi bây giờ có lần giải thích cho tôi biết, lý do là người Trung Quốc đông, không đủ gạo ăn nên nấu cơm phải cho nhiều nước để ăn cho no. Nghe có vẻ cũng hợp lý. Khi chiến tranh lan ra miền Bắc, lúc ấy nhà nước bán bột mỳ thay cho khẩu phần gạo cung cấp, thì cũng là thời làm ăn của người Hoa. Các cửa hàng gia công mỳ sợi, làm bánh mỳ, làm bánh quy xốp... mọc lên rất nhiều. Ở đó, người Hoa nhận bột mỳ của khách hàng rồi chế biến thành bánh mỳ, mỳ sợi... Khi ấy những người Hoa lam lũ trước kia, qua một đêm đã trở thành các ông chủ và được dịp mở mày, mở mặt. Nhưng điều lạ là, chẳng thấy các ông chủ người Hoa thuê người làm, mà chủ yếu là họ dùng toàn anh em trong nhà phụ giúp lẫn nhau. Những chàng trai người Hoa thường cởi trần lộ ra cơ bắp cuồn cuộn, người thì quay những cái máy cán, máy cắt mỳ sợi thủ công; kẻ thì nhào bột và nặn những chiếc bánh bột mỳ; người phụ việc thì mang sản phẩm đi hấp, đi nướng trong những cái nồi hấp lớn hay cái lò nướng xây bằng gạch. Những cái đó đã tạo cho những đứa trẻ ở thành phố như chúng tôi một sự tò mò, thích thú. Thời ấy, người Hoa giàu lên, cuộc sống của họ khá giả và hơn hẳn cuộc sống của những người Việt xung quanh một cách trông thấy. Có lẽ là do họ làm nghề buôn bán trong một xã hội do nhà nước hoàn toàn bao cấp. Rồi cuộc sống cứ trôi đi một cách thầm lặng, giống như tính cách của những người Hoa thời ấy, họ chỉ lo lắng cho việc kiếm ăn. Dưới con mắt chúng tôi thì chả có gì là sự cách biệt đối với họ cả. Nhưng đến năm 1978, thì mọi sự đối với người Hoa đã bị đảo lộn, khi chiến dịch bài xích Hoa kiều ở Việt nam được chính quyền của ông Lê Duẩn phát động, thì mọi sự đã thay đổi. Người Hoa lũ lượt kéo nhau về Trung Quốc hoặc xuống Hải phòng lên tàu để đi tỵ nạn ở quốc gia thứ 3. Những người Hoa tốt bụng, hàng xóm của nhà tôi cũng bỏ chúng tôi đi hết. Chỉ còn một số gia đình không có điều kiện hoặc những gia đình có vợ là người Việt thì vẫn ở lại. Cho đến bây giờ, những người này vẫn sinh sống bình thường, có nhiều người nếu bây giờ nếu không nói, thì ít ai biết họ là những người vẫn mang trong mình dòng máu Hoa. Khi ấy, nhìn cảnh những gia đình người Hoa bồng bế nhau với những túi xách, tay nải để ra đi mà tôi không cầm lòng được. Vì sao những con người hiền lành chăm chỉ ấy, chỉ vì là người Hoa mà bỗng nhiên trở thành kẻ xấu, rồi bị chính quyền cưỡng bức phải ra đi khỏi mảnh đất họ đã định cư hàng chục năm trời? Bỏ lại tất cả những gì họ dành dụm, chắt chiu được để đi đến một phương trời hoàn toàn xa lạ, để bắt đầu cho một cuộc sống mới với hai bàn tay trắng. Có lẽ đó cũng là hậu quả của một chính sách cực đoan của nhà cầm quyền Việt Nam vào thời điểm ấy, chứ thực tình những người Hoa đó họ đâu có tội tình gì? So sánh với các nước Đông Nam Á hiện nay như Singapore, Malayxia, Thái lan..., ở đó cộng đồng người Hoa ở có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, kể cả vấn đề chính trị. Ở đó cộng đồng người gốc Hoa được dân địa phương cảm mến và kính nể. Đặc biệt, cộng đồng người gốc Hoa ở đây vẫn duy trì được các bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng của họ. Đây là điều khác với ở Việt nam, khi mà các nhà nghiên cứu thấy rằng người gốc Hoa ở Việt nam không còn kiểm soát nền kinh tế như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ của họ đã mất đi phần lớn. Đây có lẽ là một thiệt thòi và trở thành điều hạn chế đối với cộng đồng người Hoa ở Vệt nam, nhất là trong thời đại kinh tế hội nhập. Trở lại chuyện tôi trao đổi với các bạn trẻ người gốc Hoa ở Chợ lớn, có nhiều điều thật bất ngờ mà tôi không bao giờ dám nghĩ nó có thể là như thế. Các bạn trẻ người gốc Hoa đã bày tỏ với tôi tình yêu và sự biết ơn của họ đối với đất nước Việt nam, nơi mà họ cho là đã che chở và nuôi nấng họ trưởng thành. Đối với họ, đất nước Trung Quốc chỉ là quê hương, song đó không bao giờ là tổ quốc của họ một cách đúng nghĩa. Các bạn trẻ này thổ lộ rằng, họ cũng rất buồn trước việc một bộ phận người Việt Nam hiện nay quá ác cảm với Trung Quốc, thậm chí cứ nhắc đến hai chữ Trung Quốc là những người đó ghét và tẩy chay. Các ý kiến bài xích, thậm chí là xỉ vả đối với việc các ứng cử viên người gốc Hoa, tham gia ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 vừa qua là một ví dụ điển hình. Các bạn trẻ gốc Hoa nói với tôi rằng, có lẽ những người này chưa phân biệt được rạch ròi được giữa nhà cầm quyền Bắc kinh và người dân Trung Quốc; giữa vấn đề chính trị và vấn đề bản sắc văn hóa của một dân tộc... Họ muốn nhắn nhủ tới nhóm người có tư tưởng bài Hoa và mong muốn rằng, những người đó cần phải nhớ, người Hoa là những thành viên của dân tộc Hoa - một dân tộc thiểu số trong 54 dân tộc khác nhau ở Việt nam và họ cũng có quyền được đối xử bình đẳng và tham gia mọi hoạt động xã hội như thành viên của các dân tộc khác. Vì đối với họ, đất nước này là tổ quốc của họ và họ có trách nhiệm đối với đất nước của mình. Những ai đã từng bỏ nước ra đi để đến sống ở những vùng đất khác, chắc sẽ thấm thía hơn nỗi đau của những bạn trẻ người gốc Hoa nói riêng hay cộng đồng người Hoa nói chung đang sinh sống ở Việt nam hiện nay. Ở các quốc gia văn minh khác, chắc chắn sẽ không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt đối xử đối với một sắc dân nào trong cộng đồng và chắc chắn sẽ không có chỗ đứng cho những người có suy nghĩ lạc hậu như thế. Tiếc rằng, đã có không ít những trí thức người Việt có kiến thức, có trình độ nhưng lại có suy nghĩ nhỏ nhen, kỳ thị đối với những đồng bào người Việt gốc Hoa của mình? Có thể chúng ta ghét nhà cầm quyền Trung Quốc vì thái độ bành trướng nước lớn của họ, nhưng không có nghĩa là sẽ phải ghét tất cả mọi thứ liên quan đến văn hóa, con người hay đất nước Trung Hoa. Đừng quên, đất nước có một bề dày lịch sử 5 ngàn năm với một nền văn hóa rực rỡ, cùng với bao nhiêu đóng góp to lớn cho nhân loại. Đất nước ấy còn có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học hỏi từ họ. Ngày 28/06/2015 © Kami (Blog RFA)
  10. HÀ NỘI (NV) - Bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam vừa giao cho Tổng Cục Môi Trường tổ chức thanh tra các tác động đến môi trường của dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man. Ðây là một dự án đầu tư của tập đoàn Lee & Man Paper ở Hồng Kông, trị giá khoảng 628 triệu Mỹ kim, đã được chính quyền tỉnh Hậu Giang cấp giấp phép sử dụng khoảng 82 hecta đất tại cụm công nghiệp Nam sông Hậu, tọa lại tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Theo giấy phép đầu tư, tập đoàn Lee & Man Paper đã xây dựng hai xưởng, một sản xuất bột giấy tẩy trắng, công suất khoảng 330,000 tấn/năm và một sản xuất giấy cứng để làm bao bì cao cấp, công suất khoảng 420,000 tấn/năm. Một trong những họng cống của nhà máy giấy Lee & Man. Nước thải sẽ được xả thẳng vào sông Hậu. (Hình: Tuổi Trẻ) Lý do dẫn tới quyết định thanh tra các tác động đến môi trường của nhà máy giấy Lee & Man là vì tuần trước, Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Cảng Thủy Sản Việt Nam (VASEP) gửi một văn bản cho thủ tướng Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, đề nghị xem lại dự án này. VASEP nhấn mạnh, nếu nhà máy giấy Lee & Man xả nước thải ra sông Hậu, con sông sẽ bị ô nhiễm trầm trọng, nguồn lợi thủy sản (tôm, cá) bị tận diệt và ảnh hưởng đến cả sản lượng của vựa lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Ðây có lẽ là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam tỏ ra chú ý tới một đề nghị xét lại dự án đầu tư vì dự án đó có thể gây nguy hại cho môi trường, chứ không vứt vào sọt rác như trước... Ông Dương Văn Ni, một chuyên gia môi trường, làm việc tại Ðại Học Cần Thơ, kể với báo giới rằng, năm 2006, ông từng được mời phản biện ý tưởng xây dựng nhà máy giấy Lee & Man. Vào thời điểm đó, ông Ni đã khẳng định rằng trên thế giới, chẳng có ai xây dựng nhà máy giấy ở một nơi như đồng bằng sông Cửu Long bởi điều đó sẽ hủy diệt môi sinh, môi trường. Sản xuất giấy cũng như sản xuất hóa chất, thép,... luôn thải ra một lượng nước lớn chứa nhiều chất cực độc. Do rất khó kiểm soát chất lượng nước thải cũng như loại bỏ hoàn toàn những rủi ro trong quá trình xử lý nước thải, ô nhiễm có thể trở thành thảm họa không chỉ với sông Hậu mà còn lan vào hệ thống kênh rạch nối với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, hủy diệt toàn bộ khu vực Tây Nam sông Hậu. Cũng theo lời ông Ni, sau khi cảnh báo như thế, ông không được mời góp ý nữa. Ý tưởng xây dựng nhà máy giấy Lee & Man cạnh bờ sông Hậu, đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được chấp thuận. Dự án đầu tư được phê duyệt, Giấy phép đầu tư được cấp cách nay khoảng tám năm. Lẽ ra nhà máy giấy Lee & Man đã hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng vì nhiều lý do, tháng tới, nhà máy này mới hoàn tất. Theo qui định của luật pháp Việt Nam, các dự án đầu tư phải tổ chức khảo sát và có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ông Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, kể với báo giới, Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man chỉ lấy ý kiến của 20 người dân về tác động của dự án đối với đất, nhà và hoa màu. Do không thông báo những nguy cơ có thể tác động đến nguồn nước, nguồn lợi thủy sản, không khí,... 20 người dân được hỏi ý kiến đều đồng ý kèm yêu cầu phải bồi thường thỏa đáng. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng đã được gửi cho... chính quyền và Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Phú Hữu A để... tham khảo. Nhân danh cộng đồng, hai tổ chức này hoan hỉ đồng ý. Vì vào thời điểm vừa kể (2008), nhà máy giấy Lee & Man chưa hoạt động nên tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông đã đưa các viên chức Việt Nam từ huyện đến trung ương đi “tham quan” các nhà máy của tập đoàn này tại Thâm Quyến và Quảng Châu, Trung Quốc. Ông Võ Văn Thắng, phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, lúc đó là phó chủ tịch huyện Châu Thành - một trong những viên chức được tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông mời đi “tham quan,” tiết lộ với báo giới: Mẫu nước làm cơ sở cho việc thẩm định và phê duyệt của hàng loạt cơ quan hữu trách tại Việt Nam đối với dự án đầu tư nhà máy giấy Lee & Man hồi 2008 được lấy ở... Quảng Châu! Dường như thảm họa cá chết trắng đoạn bờ biển dài 250 cây số chạy dọc bốn tỉnh phía Bắc miền Trung hồi đầu tháng 4 - thảm họa mà đa số dân chúng Việt Nam tin là hậu quả từ hoạt động thử nghiệm của nhà máy thép do tập đoàn Formosa của Ðài Loan, xây dựng tại khu công nghiệp Vũng Áng - mới là yếu tố chính đẩy chính quyền Việt Nam tới chỗ phải thay đổi cách hành xử. Theo dự kiến, cuộc thanh tra dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 với sự tham gia của các cơ quan hữu trách ở Hậu Giang như: Sở Tài Nguyên-Môi Trường, Cảnh Sát Môi Trường,... Dẫu còn phải chờ kết luận cuối cùng nhưng ít nhất những dữ kiện liên quan đến dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man cũng cho thấy, giống như chính quyền Việt Nam và chính quyền các địa phương khác, chính quyền tỉnh Hậu Giang chỉ quan tâm đến một chuyện: Thu hút đầu tư ngoại quốc để có thành tích tăng trưởng còn tác động của dự án đầu tư đến môi trường ra sao, dân sẽ sống thế nào là chuyện họ không bận tâm. Bối cảnh như hiện nay khiến chính quyền Việt Nam không thể thản nhiên hy sinh môi trường để lấy thành tích như trước nhưng làm ngược lại thì rõ ràng là không dễ dàng. Tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông chẳng thiếu loại giấy tờ nào và theo dự kiến, nhà máy giấy Lee & Man ở cụm công nghiệp Nam sông Hậu sẽ hoạt động vào tháng tới. Ngăn cản có thể bị kiện và bị buộc phải bồi thường! Chính quyền tiếp tục gật hay lắc thì đối tượng lãnh đủ cũng chỉ là dân. (Người Việt)
  11. Các bà nội trợ tại Nhật Bản sẽ không nhẫn tâm lấy hết tiền lương mà vẫn để một phần sinh hoạt phí nho nhỏ cho các ông chồng mình. Cứ vào ngày 15 hàng tháng, gia đình Nozawa lại vui sướng khi người đàn ông trụ cột trong gia đình được nhận lương. Tuy nhiên, niềm vui đến với cô Masami Nozawa, vợ của anh Yoshihiro Nozawa, nhiều hơn chồng mình khi cô có thể giữ hết số tiền lương của chồng. Đổi lại, anh chồng sẽ nhận được khoảng 30,000 yen (gần 8 triệu đồng) cho các chi tiêu cá nhân. Số tiền còn lại chị Masami sẽ dùng để trang trải cuộc sống. Theo truyền thống, đa phần các ông chồng sẽ đi làm còn các bà vợ ở nhà làm nội trợ. Nhiều người sẽ tự hỏi tại sao ở một đất nước như Nhật Bản, nơi các bà vợ luôn răm rắp nghe lời chồng, các đấng mày râu lại phải đưa hết tiền lương cho vợ mình? Thực tế, đây không phải một câu chuyện hiếm gặp. Ở Nhật Bản, bên cạnh lương bạn nhận được từ công ty, có một khoản “lương” khác mà ông chồng sẽ nhận được từ vợ mình. Nó được gọi bằng cái tên tiếng Nhật hoa mỹ “okozukai”, hay dân dã hơn, tiền tiêu vặt cho các ông chồng. Mỗi tháng, anh Yoshihiro sẽ nhận được một khoản tiền tiêu vặt từ vợ, được gói trong một chiếc phong bì vàng. Tại sao lại như vậy? Trên thực tế, đây là một điều mang tính truyền thống tại Nhật Bản. Phụ nữ Nhật Bản vẫn là người quán xuyến gia đình và kiểm soát tài chính của cả nhà. Kể cả nếu người vợ có làm việc hay ở nhà làm nội trợ, họ sẽ vẫn quản lý tiền của chồng. Có khoảng 30% các cặp vợ chồng tại Nhật Bản mà cả hai người cùng kiểm soát tài chính. Và chỉ có khoảng 20% gia đình mà người chồng sẽ lo giữ tiền. Tuy nhiên, với mức chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang và thói quen tiêu xài hoang phí của nhiều ông chồng, đây được coi là việc hết sức cần thiết. Với vợ chồng nhà Yoshihiro, hai người đã có hai con, Rino (6 tuổi) và Ren (8 tuổi). Nguồn thu nhập chính của gia đình là từ người chồng, trong khi học phí, tiền học thêm hay các khoản chi tiêu cho bọn trẻ ngày càng nhiều. Nếu chị Masami không kiểm soát tài chính trong gia đình, vợ chồng họ khó có thể xoay sở ở thành phố đắt đỏ như Tokyo. Các ông chồng sẽ phải đưa hết lương cho vợ và đổi lại được giữ một khoản nhỏ chi tiêu cá nhân. Cánh mày râu sẽ xoay sở thế nào với khoản tiền ít ỏi đó? Thông thường, khi các ông chồng gặp nhau, họ sẽ hiếm khi hỏi nhau là lương tháng bao nhiêu mà chỉ hỏi được vợ cho bao nhiêu tiền tiêu vặt. Theo Zakzak, khoản tiền tiêu vặt mà các ông chồng Nhật Bản nhận được rơi vào khoảng 396$ (gần 8 triệu). Các ông chồng sẽ dùng khoản tiền này vào những việc gì? Theo như anh Yoshihiro, số tiền đó chủ yếu dùng để mua thuốc lá (chiếm 1/3 số tiền trợ cấp vợ cho), nước uống và rượu bia. Tuy nhiên, khoản tiền ít ỏi này còn được chi trả cho hóa đơn điện thoại, mua sắm các món đồ linh tinh, cắt tóc, mua quần áo mới và rất nhiều các khoản khác nữa. Thuốc lá chiếm một phần lớn trong chi tiêu của cánh đàn ông. Mặc dù nhiều ông chồng phàn nàn về việc số tiền đó quá ít cho mức sống ở Tokyo, họ vẫn phải vui vẻ chấp nhận. Kể cả những người nổi tiếng cũng từng thú nhận rằng mình chỉ được tiêu khoản tiền vợ đưa. Để giúp chồng có thể xoay sở hợp lý với số tiền đó, sáng nào chị vợ của Yoshihiro cũng dậy sớm nấu cơm cho chồng mang đi ăn trưa và chuẩn bị bữa sáng. Đây là cách để giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể. Với các bà vợ đi làm và không có thời gian nấu cho chồng ăn, họ sẽ chi khoảng 130,000 đồng (6,5$) cho chồng mình ăn trưa. Mặc dù với mức tiền đó, bạn khó có thể có một bữa ăn ra trò tại Nhật Bản. Một bữa ăn ngon với bia là không thể với khoảng 130,000 đồng tại Nhật Bản. Vì vậy, các bữa ăn trưa bên ngoài với một cốc bia đi kèm giữa trời hè nóng nực xem chừng là không tưởng cho các ông chồng mà chỉ có tiền tiêu vặt. Với nhiều người đàn ông giữ các vị trí lớn trong công ty, họ biết cách sử dụng các khoản chi phí công ty để có các bữa ăn hàng ngon hơn, thường là 3-4 tối 1 tuần. Tuy nhiên, điều này xem chừng như chỉ phù hợp với một vài người có chức quyền. Những người nắm giữ các vị trí lớn trong công ty sẽ có các khoản tiền riêng dành cho họ. Dù phải xoay sở với khoản tiền ít ỏi, đa phần các ông chồng vẫn vui vẻ và cảm thấy thoải mái. Với họ, bổn phận của cánh đàn ông là trở thành trụ cột trong gia đình và chăm sóc vợ con. Nếu những người vợ không kiểm soát tiền nong chặt chẽ, họ sẽ tiêu xài hoang phí cho các khoản vô bổ và chẳng để ra được đồng nào. “Tôi vẫn nghĩ rằng việc vợ quản lý chi tiêu là một điều hợp lý. Chúng tôi có 2 con nhỏ và một gia đình; nếu cô ấy không quản lý tiền nong chặt chẽ, chắc chắn chúng tôi không thể sống ở thành phố Tokyo đắt đỏ này”, Yoshihiro chia sẻ. (Báo Nhật)
  12. HÀ NỘI (NV) - Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền tỉnh Hậu Giang báo cáo về dự án xây dựng nhà máy Giấy Lee & Man. Người ta đang sợ sông Hậu thành một Vũng Áng khác. Sông Hậu - con sông này có thể sẽ bị ô nhiễm trầm trọng vì hoạt động của nhà máy Giấy Lee & Man. (Hình: Người Lao Động) Nhà máy Giấy Lee & Man do tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông đầu tư. Dự án đã được chính quyền tỉnh Hậu Giang cấp giấp phép sử dụng khoảng 82 héc ta đất tại Cụm Công nghiệp Nam sông Hậu, tọa lại tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là một dự án trị giá khoảng $628 triệu, bao gồm hai xưởng, một sản xuất bột giấy tẩy trắng, công suất khoảng 330,000 tấn/năm và một sản xuất giấy cứng để làm bao bì cao cấp, công suất khoảng 420,000 tấn/năm. Tập đoàn Lee & Man Paper đã nhận giấy phép đầu tư cách nay khoảng mười năm. Lẽ ra nhà máy này đã hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng vì nhiều lý do, đến nay, việc xây dựng nhà máy này mới sắp sửa hoàn tất. Sau thảm họa cá chết trắng một đoạn bờ biển dài 250 cây số chạy dọc bốn tỉnh phía Bắc miền Trung (Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) hồi đầu tháng 4 và đa số dân chúng Việt Nam tin rằng, đó là hậu quả từ hoạt động thử nghiệm của nhà máy Thép do tập đoàn Formosa của Đài Loan, xây dựng tại khu công nghiệp Vũng Áng. Tuần trước, Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Cảng Thủy Sản Việt Nam (VASEP) đã gửi một văn bản cho thủ tướng Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, đề nghị xem lại dự án nhà máy Giấy Lee & Man ở Hậu Giang. Đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải và cơ chế giám sát môi trường. Đề nghị của VASEP nhanh chóng được nhiều chuyên gia lên tiếng ủng hộ. Lý do là vì việc cho phép nhà máy Giấy Lee & Man xả nước thải ra sông Hậu có thể sẽ làm con sông này bị ô nhiễm trầm trọng, nguồn lợi thủy sản (tôm, cá) bị tận diệt và ảnh hưởng đến cả sản lượng của vựa lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo ước tính của các chuyên gia, để đạt công suất thiết kế, mỗi ngày, nhà máy Giấy Lee & Man sẽ xả ra sông Hậu khoảng 226,000 khối nước thải. Để xử lý lượng nước thải khổng lồ này, nhà máy Giấy Lee & Man sẽ cần phải dùng đến 30 tấn xút/ngày. Chẳng có gì bảo đảm lượng nước thải và lượng xút như vậy không gây tác hại cho sông Hậu cũng như môi trường tự nhiên của con sông quan trọng này. Các chuyên gia nhấn mạnh, sở dĩ những nhà máy sản xuất hóa chất, thép, giấy,... trên thế giới luôn được xếp vào diện phải quan tâm đặc biệt vì nước thải ra từ hoạt động của chúng luôn có đủ loại chất độc hại. Nếu hoạt động đúng công suất, nhà máy Giấy Lee & Man sẽ cần tới 600 héc ta rừng mới đủ nguyên liệu, do rừng hiện hữu tại Việt Nam chỉ đáp ứng chừng 20% nhu cầu về nguyên liệu, thành ra Nhà máy Giấy Lee & Man sẽ nhập giấy phế liệu để tái chế. Đó cũng là lý do nhà máy Giấy Lee & Man phải dùng nhiều loại hóa chất tẩy rửa hơn, nguy cơ ô nhiễm trầm trọng sẽ lớn hơn. Ngoài khả năng gây ô nhiễm cho nguồn nước, bởi việc sản xuất bột giấy sẽ sản sinh ra dịch đen (black liquor) - cực kỳ nguy hại cho môi trường nên các nhà máy giấy có quy mô lớn thường phải xây dựng lò hơi đốt dịch đen, vừa giảm ô nhiễm, vừa nhằm thu hồi hóa chất. Lò hơi sẽ là tác nhân gây ô nhiễm không khí. Trước những thông tin, phản ứng không có lợi cho mình, tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông vừa tổ chức một cuộc họp báo. Tập đoàn này cho rằng, do sử dụng công nghệ hiện đại, nên sẽ không dùng xút, không sợ xút gây ô nhiễm. Nhà máy Giấy Lee & Man ở Cụm Công nghiệp Nam sông Hậu đã được Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam cho cấp giấy phép xả sông Hậu 50,000 khối nước thải/ngày. Hệ thống xử lý chất thải của nhà máy này có thể xử lý 20,000 khối nước thải/ngày... Tại cuộc họp báo đó, nhiều câu hỏi khác của báo giới về tổng lượng nước thải, về các loại hóa chất sẽ dùng trong sản xuất, tẩy rửa vẫn chưa được trả lời vì hết giờ. Đáng lưu ý là đại diện tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông nhấn mạnh, họ đã có giấy phép đầu tư, đã hoàn tất các thủ tục liên quan đến bảo vệ môi trường, chẳng hạn có “Bản cam kết bảo vệ môi trường” đã được chính quyền huyện Châu Thành xác nhận theo Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài Nguyên-Môi Trường và những bộ hữu trách khác thẩm định, chính quyền tỉnh Hậu Giang phê duyệt năm 2008. Vì vào thời điểm vừa kể (2008), nhà máy Giấy Lee & Man ở cụm công nghiệp Nam sông Hậu chưa hoạt động nên tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông đã đưa các viên chức Việt Nam từ huyện đến trung ương đi “tham quan” các nhà máy của tập đoàn này tại Thâm Quyến và Quảng Châu, Trung Quốc. Ông Võ Văn Thắng, phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, lúc đó là phó chủ tịch huyện Châu Thành - một trong những viên chức được tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông mời đi “tham quan,” tiết lộ: Mẫu nước làm cơ sở cho việc thẩm định và phê duyệt của hàng loạt cơ quan hữu trách tại Việt Nam hồi 2008 được lấy ở... Quảng Châu! Chưa rõ quyết định cuối cùng của chính quyền Việt Nam đối với dự án nhà máy Giấy Lee & Man ở cụm công nghiệp Nam sông Hậu sẽ là thế nào, chỉ có thể biết chắc đây là một quyết định không dễ dàng. Bối cảnh như hiện nay khiến chính quyền Việt Nam không thể thản nhiên hy sinh môi trường như trước nhưng làm ngược lại thì rõ ràng là khó ăn nói với tập đoàn Lee & Man Paper của Hồng Kông. Tập đoàn này chẳng thiếu loại giấy tờ nào và theo dự kiến, nhà máy Giấy Lee & Man ở cụm công nghiệp Nam sông Hậu sẽ hoạt động vào tháng tới! (Người Việt)
  13. Không chỉ đứng trong top đầu thế giới về quy mô nền kinh tế, những người về hưu Nhật cũng giàu có nhất nhì trên thế giới. Một ngày mùa thu đẹp trời của năm 2015, ông Nakamura Takahashi đã ngoài 70 tuổi sống tại Abazu, một trong những khu giàu có và sang trọng nhất Tokyo, bỗng nhiên nhìn thấy trong hộp thư của mình lá thư đến từ Nomura Holdings. Bao thư được thiết kế không thể đẹp và sang trọng hơn. Bên trong là nội dung quảng cáo về dịch vụ quản lý tài sản mà Nomura Holdings cung cấp với lời hứa bảo mật cho đến mức tuyệt đối và mức phí áp dụng thấp đến đáng ngạc nhiên. Và rồi sau đó ít ngày, ông lại nhận được trong hòm thư gia đình của mình thêm nhiều thư đến từ các tập đoàn tài chính lớn khác với nhiều lời đề nghị hấp dẫn. Không chỉ đứng trong top đầu thế giới về quy mô nền kinh tế, những người về hưu Nhật cũng giàu có nhất nhì trên thế giới. Thế nên, trong khi hàng tỷ người nghèo trên thế giới không biết làm sao kiếm cho đủ tiền để sống, thì những người già giàu có Nhật lại đau đầu vì không biết phải làm gì với tiền. Từ xưa đến nay, theo truyền thống của Nhật, tài sản sẽ được dành lại cho con cái và một phần không nhỏ được dành cho từ thiện. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, thậm chí nhiều cặp vợ chồng không có con, cũng không duy trì mối quan hệ họ hàng thân thích với ai, họ cũng không biết cho ai tiền. Ngoài ra, trong gia đình, thường khi người cha người mẹ đã giàu có thì con cái cũng rất giỏi kiếm tiền, họ cũng không cần đến tiền của bố mẹ nữa. Tổng số tiền mà người già Nhật đang nắm giữ được ước tính lên đến hàng nghìn tỷ USD đang được cất giấu trong tài khoản tiết kiệm tại các ngân hàng Nhật. Khối tài sản này thậm chí sẽ còn tăng hơn nữa trong những năm tới khi mà xu thế người Nhật ít sinh con hoặc không sinh con ngày một thịnh hành. Và tất nhiên, với con mắt nhanh nhạy của các nhà làm tài chính, các tổ chức tài chính Nhật không bỏ qua cơ hội kiếm tiền béo bở này. Những năm gần đây, hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng hàng đầu của Nhật đua nhau cung cấp các dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản thừa kế với hy vọng thu hút thêm đối tượng khách hàng mới đầy tiềm năng. Đó là Nomura Holdings, Daiwa Securities Group hay Mizuho Financial Group. Theo lý giải của trưởng bộ phận quản lý tài sản thuộc Nomura Holdings, ông Naoshi Sakai, cho đến nay, quan hệ của Nomura Holdings với khách hàng chỉ diễn ra khi họ còn sống, khi khách hàng chết, quan hệ chấm dứt và đồng nghĩa ngân hàng cũng mất khách, khối tiền khổng lồ bị rút khỏi ngân hàng. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển mới, ngân hàng muốn đặt mục tiêu quan hệ với khách hàng sẽ kéo dài đến cả đời con, cháu của người đó. Quan điểm của công ty tư vấn McKinsey cũng cho thấy thông điệp tương tự. Theo McKinsey, khi mà dân số Nhật già và người trẻ sinh con ít đi, nếu chỉ có quan hệ với khách hàng hiện tại mà không có được quan hệ với họ hàng, con cháu của người đó, các ngân hàng sẽ ngày một khó khăn bởi dân số Nhật ngày một giảm. Số liệu của Nomura Holdings cho thấy mỗi năm, tổng giá trị tài sản chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Nhật lên đến 470 tỷ USD, tương đương với GDP của Nauy. Và con số này có xu thế tăng theo thời gian, nếu tính cả tài sản bất động sản, đến năm 2030, con số này sẽ là 660 tỷ USD. Và nếu tính gộp lượng tài sản được chuyển giao qua các thế hệ từ năm 2015 cho đến năm 2030, nó sẽ tương đương với tổng GDP của Nhật khoảng 4,7 nghìn tỷ USD. Cũng trong những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo kín chỉ dành cho nhóm đối tượng rất ít những người giàu Nhật được tổ chức thường xuyên tại nhiều khách sạn sang trọng bậc nhất Tokyo. Người dân bình thường sẽ chẳng bao giờ biết được có những sự kiện như vậy diễn ra trong thành phố của mình. Trong những buổi đó, người ta ngồi lại với nhau để nghĩ cách sẽ làm gì với núi tiền mà họ có. Trong suốt nhiều năm, ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust Bank đã cung cấp dịch vụ quản lý tài sản thừa kế cho người giàu Nhật. Nhưng giờ đây, ngân hàng này đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều tổ chức tài chính khác. Các ngân hàng Nhật cũng không có nhiều lựa chọn ngoài việc phải thu hút đối tượng khách hàng này bởi lãi suất âm khiến lợi nhuận của họ sụt giảm mạnh, cùng lúc đó, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng trưởng yếu. Dân số Nhật đang suy giảm và già đi nhanh chóng. Chính phủ Nhật dự báo dân số Nhật sẽ giảm từ 127 triệu hiện nay xuống chỉ khoảng 80 triệu vào năm 2050. Và vào lúc đó, 40% dân số Nhật trên 65 tuổi trong khi đó tỷ lệ này của năm 2015 là 27%. Trong năm 2015, cứ 1000 người sống thì có 10,4 người chết trong khi con số đó vào năm 2010 là 9,5/1000 người. Dù già nhanh như vậy nhưng người Nhật cực kỳ giàu. Những người trên 60 tuổi đang nắm khối tài sản khoảng 7 nghìn tỷ USD, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ). Chính phủ Nhật, tất nhiên, không chấp nhận việc người dân quá giàu như vậy. Họ đánh thuế cực cao để đảm bảo công bằng xã hội. Thuế thừa kế áp với người giàu lên đến 55%, cao nhất thế giới. Và ngưỡng chịu thuế đã được điều chỉnh giảm xuống mức 280 nghìn USD từ mức 471 nghìn USD trong năm 2015. Trong khi đó tại Mỹ, phải được thừa kế đến 5,5 triệu USD người ta mới phải nộp mức thuế 40%. Nhiều nước trong đó có Trung Quốc và 15 nước thuộc OECD không áp thuế thừa kế. Nhiều người Nhật giàu đến nỗi họ còn không biết họ có bao nhiêu tiền khi được nhân viên các tổ chức tài chính hỏi và thẩm định để làm sổ sách. Bà Linda Mackinate, một người về hưu 83 tuổi ở Tokyo cho biết: “Tôi hỏi chồng tôi về giấy tờ các tài sản mà gia đình có để cho ngân hàng xem trước khi ông ấy quá già và quên hết mọi chuyện. Dù ông ấy vẫn lái ô tô đi siêu thị chơi, đi đánh golf và du lịch đều đặn nhưng ông ấy chẳng biết gia đình có bao nhiêu tiền. Chúng tôi phải đề nghị nhân viên các ngân hàng báo cáo về số tiền chúng tôi đang gửi tại đó.” Nhân viên tại công ty tài chính thuộc công ty chứng khoán Daiwa cho biết, nhiều khi họ phải cung cấp miễn phí dịch vụ quản lý tài sản cho người giàu khi họ sống và cả sau khi họ chết. Bởi công ty không kỳ vọng sẽ kiếm được tiền từ họ mà chỉ muốn họ không rút số tiền khổng lồ đó khỏi công ty. (Báo Nhật)

×
×
  • Create New...