Jump to content

Cảnh giác trước lời đe doạ của Trung Cộng


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Đại Phong
2020-04-20
 

 

 
Hình minh hoạ. Các tàu nạo vét của Trung Quốc xung quanh bãi Mischief ở quần đảo Trường Sa hồi tháng 5 năm 2015
Hình minh hoạ. Các tàu nạo vét của Trung Quốc xung quanh bãi Mischief ở quần đảo Trường Sa hồi tháng 5 năm 2015
icon-zoom.png Reuters
 

Biển Đông đang nóng” hơn

Tình hình biển Đông vẫn đang sôi sục” bởi các hành động hung hăng liên tiếp của Trung Cộng.

Sau khi tuyên bố thành lập chính quyền khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”ngày 18/4/2020, Trung Quốc tiếp tục lấn thêm những bước đi mạnh bạo. Ngày 17/4/2020, Trung Cộng gửi tiếp Công hàm để đáp trả Công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam với những lời lẽ mang hàm ý đe doạ.

Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19.4 còn thực hiện một động thái ngang nhiên nữa là công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể được đặt tên này tập trung ở phần phía tây Biển Đông. Một số nằm dọc theo "đường lưỡi bò" và rất sát Việt Nam.

Chẳng hạn, Nhàn Đàm Hải Đài (Xiantan Haitai) ở vị trí 11 28'.7 N/110 14' E, cách Cam Ranh khoảng 60 hải lý; Vạn An Hải Để Hạp Cốc Quần (Wan'an Haidixiaguqun) ở vị trí 10 30' N/109 50' E, cách đảo Phú Quý khoảng 50 hải lý; Tiêu Tương Hải Khâu (Xiaoxiang Haiqiu) ở vị trí 9.32'.1 N/109 44'.1 cách Hòn Hải khoảng 45 hải lý.

Động thái này một lần nữa cho thấy Trung Cộng càng ngày càng thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông khi đồng loạt triển khai nhiều hành động cả trên thực địa, pháp lý và hành chính.

Công hàm của Trung Cộng ngày 17/4 thể hiện điều gì?

Sau khi Malaysia đệ trình hồ sơ về thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019, các quốc gia liên quan đã lên tiếng. Trung Cộng gửi ngay một Công hàm ngày 12/12/2020 để phản đối Malaysia. Ngày 6/3/2020, Philippines đã gửi hai công hàm lên Liên Hợp Quốc để trình bày quan điểm của mình. Trong đó, một công hàm của Philippines đã thẳng thắn phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Cộng. Để đáp lại, ngày 23/3/2020 Trung Cộng đã ra công hàm đáp trả Philippines.

Ngày 30/3/2020, Việt Nam đã gửi Công hàm để khẳng định chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối các lập luận vô lý và phi pháp của Trung Cộng trên biển Đông. Đồng thời, ngày 14/4/2020, Việt Nam cũng gửi thêm hai công hàm để đáp lại quan điểm của Malaysia và Philippines.

 

Hình minh hoạ. Lính Trung Quốc tuần tra ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016
Hình minh hoạ. Lính Trung Quốc tuần tra ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016 Reuters
icon-zoom.png

 

Ngày 17/4/2020, Trung Cộng đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc để đáp trả công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam. Trong công hàm này của Trung Cộng, ngoài phần đầu lặp lại các yêu sách lộn xộn như trong các công hàm phản đối Malaysia, Philippines và Việt Nam trước đây, Trung Cộng còn nhắc lại rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa với Công thư năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, Trung Cộng còn cho rằng, cho tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX, phía Việt Nam đã luôn chính thức công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ lâu đời của Trung Cộng.

Thêm nữa, Trung Cộng còn cho rằng, sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc estoppel trong luật quốc tế vì đã có hành vi yêu sách trái phép đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Cộng ngang ngược khẳng định rằng Việt Nam đã sử dụng vũ lực trái phép để chiếm đoạt các đảo và đá của Trường Sa, vốn thuộc Trung Cộng.

Đặc biệt, trong công hàm này của Trung Cộng có thêm một câu: Trung Quốc cương quyết yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và vật dụng trên các đảo và đá ở Trường Sa” này.

Về lập luận pháp lý của Trung Cộng trong công hàm này, người viết xin sẽ trình bày và phân tích cụ thể trong những bài sau. Còn trong bài này, xin tập trung vào ngôn ngữ với hàm ý đe doạ Việt Nam.

Trong bài viết của Nguyễn Hồng Thao - Vốn là Đại sứ Việt Nam tại Malaysia đăng ngày 19/4/2020, tác giả đặt ra khả năng đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam. Điều này được suy luận bởi vì trong các công hàm đáp trả Malaysia và Philippines của Trung Cộng cùng thời gian này không có câu tương tự.

Theo sự tìm kiếm của Dự án Đại Sự ký Biển Đông, thì trong một tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng ngày 22/2/1988 cũng có một câu tương tự như sau: Phía Việt Nam phải rút khỏi các đảo và các cụm san hô này. Nếu phía Việt Nam cản trở các hành động chính đáng của Trung Cộng tại các khu vực đã nói trên, bất chấp sự nhất quán của Trung Cộng. Thì (Việt Nam) sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước các hậu quả phát sinh.”

Và như chúng ta đã biết, Trung Cộng tuyên bố câu này ngày 22/2/1988 thì ngày 14/3/1988 xảy ra sự kiện Hải quân Trung Cộng thảm sát lính công binh Việt Nam tại Gạc Ma. Chính vì vậy, việc cảnh giác trước các tín hiệu đe doạ sử dụng vũ lực của Trung Cộng trong thời điểm này không phải là thừa.

Các kịch bản sử dụng vũ lực của Trung Cộng

Vậy nếu Trung Cộng sử dụng vũ lực thì sẽ sử dụng vũ lực ra sao? Sau đây xin đưa ra 2 khả năng.

 

Hình minh hoạ. Tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD 981 hồi tháng 5 năm 2014
Hình minh hoạ. Tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD 981 hồi tháng 5 năm 2014 Reuters
icon-zoom.png

 

1. Trung Cộng sẽ nổ súng, cướp quyền kiểm soát tại 21 cấu trúc mà Việt Nam đang nắm giữ tại Trường Sa. Kịch bản này có thể xảy ra, nhưng với khả năng rất ít, bởi vì: i) Thực lực trên biển của Hải quân Trung Cộng đang càng ngày càng lớn mạnh, nhưng Hải quân Việt Nam cũng có những bước tiến về chất và lượng. Chúng ta nên biết, nếu chỉ đơn thuần so sánh tiềm lực của hai bên thì đó là sự khập khiễng. Nhưng Trung Cộng chỉ có thể mang một phần tiềm lực Hải quân của họ để chiến đấu với Hải quân Việt Nam tại đây. ii) Thế và lực của Việt Nam không phải như hồi năm 1988. Với sự lên tiếng ủng hộ Việt Nam của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, cho thấy, Việt Nam hiện nay còn có sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế. iii) Đây không phải là thời điểm thích hợp cho việc Trung Cộng phát động một cuộc chiến. Hoa Kỳ và Trung Cộng đang trong một cuộc thư hùng” cạnh tranh chiến lược với nhau. Với các hành động vô trách nhiệm, đểu cáng nhằm thủ lợi trong dịch COVID-19 của Trung Cộng khiến nhiều quốc gia Tây phương đã ngả về phía Hoa Kỳ. Nếu Trung Cộng gây chiến thời gian này, sẽ là dịp để cả thế giới ngả về phía Hoa Kỳ, và Trung Cộng sẽ bị cô lập. Điều này Trung Cộng không hề muốn. Cái Trung Cộng muốn là không đánh mà vẫn đạt được mục đích độc chiếm biển Đông. Vì thế, tình huống này khó xảy ra lúc này.

2. Tuy nhiên, Trung Cộng có khả năng sử dụng các đội tàu của mình, từ tàu chiến Hải quân đến các tàu Hải cảnh, Kiểm ngư cùng tác tàu dân quân biển của mình để đe doạ, bao vây các giàn DK gần khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam hiện đang kiểm soát. Kịch bản bắp cải” mà Trung Cộng đã áp dụng thành công khi chiếm thế thượng phong, giành quyền kiểm soát tại Scarborough từ tay Philippines năm 2012 có thể được lặp lại, dưới một hình thức mới.

Chính vì vậy, Việt Nam cần có các kịch bản ứng phó trong các trường hợp xảy ra các tình huống xấu nhất như vậy.

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...