Jump to content

Nữ nghệ sĩ Ánh Hồng chiếm giải Thanh Tâm 1962


Recommended Posts

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-04-09
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Anh-Hong-622.jpg
Hình nữ nghệ sĩ Ánh Hồng trên bìa tuần báo Phụ Nữ Diễn Ðàn năm 1964.
Hình: Ngành Mai sưu tập
 
 

 

Ánh Hồng với vở tuồng Nhặt Lá Rừng Thu

Ban tuyển chọn giải Thanh Tâm 1962 đã quyết định chọn hai cô đào trẻ của đoàn Kim Chưởng trao giải triển vọng. Đào Ngọc Hương thì chiếm giải nhờ hát vở tuồng Ảo Ảnh Châu Bích Lệ, và đào Ánh Hồng thì nhờ vở tuồng Nhặt Lá Rừng Thu, cả hai vở hát đều là của soạn giả Thu An đang là giám đốc kỹ thuật cho đoàn Kim Chưởng. Năm đó Ánh Hồng 17 tuổi và Ngọc Hương 20.

Đào Ánh Hồng tên thật là Lê Thị Kim Hồng sanh năm 1945 ở tận miền Cà Mau, vốn sinh trưởng trong một gia đình nghệ sĩ, thân phụ Ánh Hồng là ông Bảy Vinh, một cây đờn tranh nổi tiếng trong giới cổ nhạc. Khoảng 1960 lúc đoàn “Ngọc Kiều Mới” ra đời, khán giả đã phải chú ý đến một đóa hoa đầy hương sắc đang nở dưới ánh đèn sân khấu.

Là nữ sinh Gia Long, nhưng học hết lớp đệ ngũ thì Ánh Hồng chính thức bước chân vào cuộc đời nghệ sĩ. Xuất thân trên sân khấu “Ngọc Kiều Mới”, nhưng nổi bật khi qua sân khấu Thúy Nga. Ánh Hồng đã tiến những bước vững vàng qua đoàn “Hoa Sen” khi đoàn nầy cần một vai đào trẻ thay thế Diệu Hiền.

Thế nhưng, khi nhận giải rồi thì Ánh Hồng rời đoàn Kim Chưởng, sang cộng tác với đoàn Kim Chung. Thời gian sau thì lại nghỉ hát đoàn này, mà không thấy hát ở đâu hết. Ánh Hồng đã có chồng nên nghỉ hát chăng? Khán giả thắc mắc nhiều, có người hỏi người chồng lý tưởng của Ánh Hồng, thì cô thì cô nói mình thích lựa một người chồng ngoài giới nghệ sĩ, và nàng đã lựa được người ấy. Chàng là một quân nhân có 3 bông mai vàng nở trên vai áo. Đó

là những đóa hoa hạnh phúc đến với Ánh Hồng. Tình yêu và sự nghiệp đều hoàn toàn, Ánh Hồng quả là một thiếu nữ được Thượng Đế trọng đãi vậy.

Người ta tưởng đâu nghề nghiệp ca hát của Ánh Hồng dừng lại tại đây. Không ngờ đến khoảng 1970 thì Ánh Hồng có mặt trong đoàn văn nghề Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ đi trình diễn nhiều nước: Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Bỉ, Thái Lan, Nhựt Bổn, Hồng Kông. Sau đó thì Ánh Hồng lặng lẽ rời sân khấu, không biết đi đâu.

Chia tay với ông nhà binh ba bông mai lúc nào không biết, nhưng sau 1975 Ánh Hồng về đoàn Tây Ninh và thành bạn đời với nghệ sĩ Hữu Lộc (trưởng đoàn). Cộng tác với đoàn Tây Ninh đến những 13 năm thì Ánh Hồng, Hữu Lộc về đoàn cải lương tỉnh Long An thời gian gần 10 năm.

Có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau

 

Anh-Hong-400.jpg
Nghệ sĩ Ánh Hồng và huy chương vàng giải Thanh Tâm 1962. File photo.

 

Ánh Hồng có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, nhưng các loại tuồng nàng thích nhứt là Dã sử Việt Nam và La Mã. Sở trường của Ánh Hồng là các vai “đào lẳng + mùi”. Từ Tây Ninh đến Long An suốt hơn 2 thập niên hoạt động xa Sài Gòn, kế tiếp Ánh Hồng lại về đoàn Trà Vinh trông coi nghệ thuật của đoàn này. Giờ đây nàng luôn quan tâm đến lớp diễn viên trẻ của đoàn và sẵn sàng truyền lại các ngón nghề và những hiểu biết của mình để các em nắm bắt, học hỏi. Nàng luôn chuyển vai trò “phụ” của mình trong một vở diễn, thoát khỏi hiệu quả phụ, đưa hình tượng nhân vật trở thành gần gũi và đáng nhớ không kém các nhân vật quan trọng? Và đòi hỏi gì hơn khi mà với tư cách là một diễn viên, nàng chị không chỉ băn khoăn về vai diễn mà còn trăn trở nhiều về những điều kiện bảo đảm cho sự phát triển của sân khấu.

Thời gian và công việc một nghệ sĩ ở tỉnh luôn trông chờ là lên đường lưu diễn, phục vụ khán giả vùng sâu ở nông thôn. Theo Ánh Hồng đó là những giây phút thiêng liêng và hành phúc nhất của người nghệ sĩ sân khấu. Bởi ở đó mình có được niềm vui nghề nghiệp bên cạnh đồng nghiệp và khán giả. Chính vì thế nàng đã vượt qua bao cực nhọc, vất vả và có khi bệnh nặng cũng vẫn đến với sân khấu để cùng đồng nghiệp mang niềm vui cho bà con khán giả khắp nơi. Đồng nghiệp có người cứ tưởng Ánh Hồng “tha phương” chỉ vì “cầu thực”.

Đoàn Ánh Hồng thường xuyên đi biểu diễn ở nông thôn để phục vụ bà con, khán gia vùng sâu. Dù trong hoàn cảnh nào, đoàn vẫn giữ được lịch diễn thường xuyên và đã đặt chân đến hầu hết các địa danh, kể cả những nơi xa xôi, hẻo lánh nhứt của tỉnh Trà Vinh, với những đêm diễn ngoài trời, trên những sân khấu dựng tạm. Anh chị em dù trong những đêm mưa với mức doanh thu thấp nhứt, vẫn không ngừng tiếng ca, tiếng hát.

Ánh Hồng có một sở thích khác lạ là ưa xem đã banh, cô thể nói là say mê xem môn thể thao nầy. Một kỷ niệm vui trong đời học sinh mà Ánh Hồng còn nhớ là khi đoàn cầu Pérou qua Sài Gòn. Lúc ấy Ánh Hồng còn đang theo học trường Gia Long. Nàng đã “cúp cua” trốn đi xem đá banh để hôm sau vào lớp lãnh phạt! Khi xem, thấy cầu thủ nhà bị chèn ép trái luật thể thao, Ánh Hồng đã hăng hái đứng lên gào to những lời phản đối đoàn cầu khách. Lẽ dĩ nhiên “người đẹp nỗi giận” thì khán giả chung quanh hưởng ứng ghê lắm. Có một lần Ánh Hồng say mê theo dõi cuộc tranh giải Túc Cầu Á Châu qua máy truyền thanh đến nỗi trễ cả giờ làm tuồng.

Mời quý vị tiếp tục theo dõi trong phần âm thanh Vở vọng cổ Hằng Nga – Hậu Nghệ của Viễn Châu. Ánh Hồng – Thanh Hải trình bày.

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...