Jump to content

Lương bổng của Thanh Nga ra sao?


Recommended Posts

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-04-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Nghe hoặc Tải xuốngPhần âm thanh Tải xuống âm thanh

thanh-nga-622.jpg
Nghệ sĩ Thanh Nga trong "Nửa Đời Hương Phấn"
File photo
 
 

 

Vương Hậu Thanh Nga

Xưa giờ báo chí kịch trường thường hay đề cập đến lương bổng của các đào kép chánh như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Lệ Thủy v.v... nhưng không hề nói đến lương bổng của Vương Hậu Thanh Nga, thành thử ra trong suốt thập niên 1960 khán thính giả, độc giả các báo có trang kịch trường đã không thể biết được lương bổng thần tượng của họ ra sao, có xứng đáng với vai trò của người được mệnh danh nữ hoàng nghệ thuật?

Đây cũng là vấn đề mà thiên hạ muốn tìm hiểu thêm về Thanh Nga, và hôm nay trong buổi nói chuyện này chúng tôi hy vọng giải đáp được nỗi thắc mắc của những ai hằng theo dõi cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của nữ nghệ sĩ Thanh Nga.

Trong hoạt động cải lương, thông thường đào kép chánh cộng tác với đoàn hát nào cũng đều được ký giao kèo (2 năm) lấy trên cả triệu, và lương mỗi đêm từ một ngàn trở lên (tùy theo đoàn và tùy theo người). Nếu như hát hết thời gian 2 năm thì số tiền giao kèo được cho luôn, có quyền đi hát cho đoàn khác. Còn nếu như ở lại đoàn tiếp tục cộng tác thì ký công tra lấy tiền lần nữa, mà đôi khi tiền còn nhiều hơn lần trước (trường hợp đào kép đang ăn khách).

Người ta từng biết thời thập niên 1950 Út Trà Ôn ký giao kèo với bầu Năm Nghĩa gánh Thanh Minh lấy khơi khơi 2 triệu, và tiền lương đêm 2 ngàn cũng được tăng dần từng năm, cứ mỗi lần mãn giao kèo thì ký trở lại.

Do cái tánh ưa làm khó nên Cậu Mười Út bị bà Bầu Thơ hạ tầng công tác cho xuống đóng kép lão. Thấy mình không còn được nể nang trọng dụng nên Út Trà Ôn cầu cứu với ông Ba Bản, và nhà tư bản này nghĩ tình Út Trà Ôn từng cộng tác ca thu thanh dĩa hát Hoành Sơn nổi tiếng một thời. Do vậy nên ông thành lập đoàn Thủ Đô cho Út Trà Ôn ký giao kèo 3 triệu và lương đêm thì 5 ngàn, coi như 2 thứ tiền đều cao hơn lúc còn ở gánh Thanh Minh.

Còn kép Thành Được và Út Bạch Lan sau ngày rã gánh, Thành Được về đầu quân cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga ký giao kèo 2 triệu và lương đêm 3 ngàn. Út Bạch Lan về đầu quân cho Kim Chung ký giao kèo một triệu (do ký có 1 năm thay vì 2 năm), và lương đêm cũng lối 2 ngàn.

Các cô đào tên tuổi như Lệ Thủy, Ngọc Hương, Mộng Tuyền, Bạch Tuyết thì quyền lợi cũng tương tự như kép chánh. Còn kép Hùng Cường ký công tra với đoàn Dạ Lý Hương 3 triệu, khi mãn hạn Hùng Cường đòi 5 triệu để ký trở lại, nhưng ông Bầu Xuân không chấp nhận và Hùng Cường rời khỏi đoàn, khiến cho Bạch Tuyết không có kép đóng cặp vừa ý nên nghệ thuật đi xuống, và Hùng Cường cũng không đoàn nào trả cho với giá cao quá đó.

Không ký giao kèo?

 

thanh-nga-dong-lan-305.jpg
Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và người chồng Phạm Duy Lân.

 

Chỉ riêng Vương Hậu Thanh Nga thì khó có ai rõ được, do bởi cô chẳng nói với ai tiền lương của mình, và Bà Bầu Thơ có ai hỏi vấn đề thì cũng cười trừ, hoặc nói gì đó có tính cách vui đùa thành ra chẳng ai biết. Từ năm 1956 Thanh Nga đã có vai trò người lớn trong tuồng “Đứa Con Hai Dòng Máu” của soạn giả Lê Khanh. Nếu tính từ thời điểm đó cho đến hết thập niên 1960 thì Thanh Nga luôn là đào chánh và chỉ đứng trên sân khấu nhà, do mẹ cô là bà Bầu Thơ làm bầu gánh. Tuy vậy không có nghĩa Thanh Nga không có lương, cả chục năm hát “chùa” hay sao?

Thật ra thì Thanh Nga vẫn lãnh lương hằngđêm như bao nhiêu đào kép chánh khác, có điều là vãn hát cô không phải đến chiếc bàn quản lý để nhận tiền như hầu hết đào kép công nhân trong đoàn, mà mỗi ngày quản lý của đoàn đều gởi vô trương mục ngân hàng của cô, chỉ có cái là không có ký giao kèo. Thanh Nga không xài phí như nhiều nam nữ nghệ sĩ khác, thành ra tiền trong ngân hàng cứ tăng lên mãi.

Trong hồi ký của nghệ sĩ Thành Được viết vào năm 1967 có đoạn như sau:

“...Nếu nghe ai khen xe hơi nghệ sĩ nào coi sáng đẹp hơn xe tôi, tuy không nói ra ngoài miệng, chứ lòng tôi nghe thắc mắc lắm. Trong trường hợp ấy, hễ nghe ai điềm chỉ chiếc xe nào đẹp hơn, mắc hơn xe tôi đang đi, nhứt là “ngon” hơn chiếc xe được thiên hạ đem so sánh với xe cũ của tôi, tôi bèn tính tới việc đổi ngay xe tức khắc. Nhưng lần nào đổi xe tôi cũng lỗ chớ không lời, lời chăng chỉ có lời về phương diện tự ái nhứt thời. Tật thứ nhì của tôi là tật mê đá banh. Bạn bè đá banh của tôi nếu phải thống kê thì khó mà nhớ sao cho hết. Tật tốn bạc của tôi, kế đó là

tật... “quánh” bi da. Nhưng tôi không nổi tiếng hơn anh Mười Út (Út Trà Ôn) về phương diện nầy, tựu trung bạn bè tôi quá đông. Tôi làm thiệt nhiều tiền, nhưng khó mà giữ cho trọn tình bè bạn, nếu không “chịu chơi” với anh em.

Vì vậy, tiền bạc của tôi không còn nổi... Bây giờ lương tôi tại Thanh Minh Thanh Nga cũng to lắm! Nhưng trong thực tế, mỗi đêm tôi không còn bao nhiêu. Tôi phải góp tiền góp ngàn ngoài, đó là tiền nợ mà gánh cũ còn để lại cho tôi gánh.

Số lương còn lại đâu có đủ, nếu so với sức xài “quá xá mấu” của tôi. Nghệ sĩ mà dư tiền như cô Thanh Nga... là số dách. Ăn, ở, xài phí lặt vặt đã có gia đình. Còn lương mỗi đêm của cô là hai ghim. Dù mưa gió, dù giới nghiêm, dù thời cuộc thế nào, cô Thanh Nga cũng “lãnh đủ”, nói theo nghĩa đen của nó.

Ông quản lý phải gởi vô băng cho cô đủ số. Tính tới ngày nay cô dư cả chục triệu trong “công”. Ngon lành chưa? Kiến tha lâu đầy tổ là thế. Cô Thanh Nga chưa lần nào ký công tra với đoàn hát nào, chưa lãnh một phát bạc triệu, nhưng chính cô mới là người dư bạc triệu...”

Mời quí vị tiếp tục theo dõi trong phần âm thanh tiếng hát Thanh Nga với bài tân cổ giao duyên “Vĩnh Biệt Đồi Thông”. Tân nhạc của Hồng Vân. Vọng cổ của Yên Sơn.

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...