Jump to content

Diễn tuồng “Mưa Rừng” kép Thanh Tú lọt vào mắt của đạo diễn Bùi Sơn Duân


Recommended Posts

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-04-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Nghe hoặc Tải xuốngPhần âm thanh Tải xuống âm thanh

VWDFDrW-622.jpg
Nghệ sĩ Thanh Tú (phải) và Nghệ sĩ Thanh Sang.
File photo
 
 

 

Gặp thời gặp vận

Giữa thập niên 1960 đài truyền hình Việt Nam cho chiếu vở tuồng cải lương “Mưa Rừng” do kép Thanh Tú và Thanh Nga đóng vai chánh. Lúc ấy đạo diễn Bùi Sơn Duân theo dõi vở hát và kép Thanh Tú đã lọt vào cặp mắt nhà nghề của đạo diễn Bùi Sơn Duân.

Nếu như gặp thời gặp vận thì đào kép hát cải lương rất dễ trở thành tài tử điện ảnh, sự nghiệp lên như diều, được người đời trọng vọng và đặc biệt là những lúc có dịp trở lại thăm đoàn hát cũ, thì được mọi người trong giới nhìn mình với cặp mắt thán phục, thèm thuồng...

Nghệ sĩ Thanh Tú, một kép hát cải lương của gánh Thanh Minh Thanh Nga, gặp lúc đoàn này đang khủng hoảng, do bởi Thanh Nga bỏ đi đóng phim, tức thì Thanh Tú về với đoàn Dạ Lý Hương nhận vai kép nhì (bởi kép chánh do Hùng Cương đảm trách). Nhân lúc Thanh Tú về Dạ Lý Hương chịu lép vế đứng sau Hùng Cường thì đạo diễn Bùi Sơn Duân, đã mời anh đóng vai chánh trong phim “Ba Cô Gái Suối Châu” do Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh thực hiện vào năm 1969.

Đây là lần đầu tiên Thanh Tú đóng phim, và vai nữ thì đạo diễn Bùi Sơn Duân chọn ba cô gái cô khuôn mặt hiền hòa trẻ đẹp tên Diễm Chinh – Sương – Phượng Liên (không phải đào cải lương Phượng Liên) cho đảm trách vai ba nữ cán bộ xây dựng nông thôn tên Loan, Thúy và Hoa (3 vai trò gần như ngang nhau).

Tình tiết câu chuyện, Loan là nữ sinh ở Sài Gòn về quê chịu tang cha rồi bị kẹt lại quê nhà vì chiến cuộc, nàng đã thấy tận mắt những thống khổ, cơ cực của người dân quê, và đã thực sự thấm thía, sống gần như vô vọng trong một thôn ấp kém an ninh. Tại đây nàng đã gặp Hùng, một phi công lái khu trục, bị nạn phi cơ đang tìm về đơn vị, và cảnh này nghe nói đạo diễn Bùi Sơn Duân đã tốn nhiều mồ hôi với Thanh Tú, lúc diễn với nữ tài tử Diễm Chinh, cũng là cô gái lần đầu tiên đóng phim. Đạo diễn Duân đã thay đổi cách diễn của Thanh Tú cho khác với lúc diễn tuồng cải lương “Mưa Rừng” đóng cặp với Thanh Nga được chiếu trên TV trước đó chẳng bao lâu.

Vai nữ thứ hai tên Thúy, là con gái lớn trong gia đình người miền Bắc di cư, định cư ở Gia Kiệm, vùng Hố Nai tỉnh Biên Hòa. Cô phải bỏ dở dang sự học hành để đi làm kiếm tiền giúp cha mẹ, sau khi người cha đi làm rừng bị chết vì chiến tranh.

Vai thứ ba tên Hoa là vợ của Tuấn, một chiến sĩ Nghĩa Quân trong bán tiểu đội canh giữ một chiếc cầu lẻ loi giữa cánh đồng mênh mông trên trục lộ Long Xuyên – Tri Tôn (Châu Đốc). Ba hoàn cảnh, ba cuộc đời khác biệt nhưng họ đã gặp nhau và đã cùng chiến đấu chung cho một mục đích: Hàn gắn những đổ vở, đau thương do chiến tranh gây nên cho thôn ấp. Hết thôn này đến thôn khác, họ đã ra đi trong sự luyến tiếc mến thương của người dân.

 

thanh-tu-phuong-lien-400.jpg
Thanh Tú và Phượng Liên trong vở tuồng Cầu Gổ Hoàng Mai Thôn.

 

Xuyên qua đời sống của ba nhân vật chính trong phim – ba cô gái tuổi chưa quá 20 – người ta có thấy phần nào tình trạng đau thương của đất nước trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nội dung câu chuyện phim nói lên những đóng góp, những hy sinh âm thầm của các cán bộ Xây Dựng Nông Thôn qua những hình ảnh sống động, có thật đã từng xảy ra trên các nẻo đường đất nước.

Đặc biệt đây là cuốn phim mà lần đầu tiên đời sống người dân trong vùng xôi đậu, đời sống thanh đạm và sự chiến đấu âm thầm nhưng anh dũng của các chiến sĩ Nghĩa Quân, gương hy sinh can đảm của phụ nữ được trung thực đưa lên màn ảnh. Biết rằng “Ba Cô Gái Suối Châu” là phim tuyên truyền, nhưng tình tiết nội dung câu chuyện rất hay, nếu đặt vấn đề chính trị sang một bên thì đây là một phim đề cao tinh thần bất khuất của người phụ nữ Việt Nam đã đóng góp vào cuộc chiến.

Món ăn tinh thần thuần túy Việt Nam

Vào thời điểm 1969 có khoảng 140 cuốn phim đen trắng 16 ly của Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh sản xuất, tức phim của nhà nước đang được trình chiếu khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng, giới thường xuyên theo dõi ngành điện ảnh nước nhà đã ghi nhận phim “Ba Cô Gái Suối Châu” là món ăn tinh thần thuần túy Việt Nam, không có chất “bơ sữa hay phó mát” trong đó. Và cũng phải nói rằng đạo diễn Bùi Sơn Duân rất “bạo” đã đem toàn những khuôn mặt mới vào phim, sử dụng người địa phương vào các vai phụ.

Riêng về Thanh Tú từ một kép cải lương, được đạo diễn Bùi Sơn Duân khám phá đưa sang đóng phim, gặt hái được những diễn xuất trọn vẹn, từ đó Thanh Tú thực sự bước qua điện ảnh, mà trước hết là hãng Việt Nam Film của Thẩm Thúy Hằng mời về đóng vai chánh, và nhờ đóng cặp với người đẹp Bình Dương nên Thanh Tú nổi tiếng còn hơn lúc ở bên cải lương.

Về kỹ thuật phim trường thì đạo diễn Bùi Sơn Duân đã tận dụng địa hình thiên nhiên và nhân tạo có sẵn như: Sông rạch, đường sá, vườn tược, nhà cửa, đồn trại nghĩa quân tất cả đều phong cảnh sống thực. Về ánh sáng thì cũng không phải sử dụng nhiều đèn nặng watt rườm rà, mà tận dụng ánh sáng tự nhiên của mặt trời, cùng những đêm trăng sáng. Còn súng đạn quay cảnh chiến tranh cũng của lính Nghĩa Quân, cùng trang phục cho ba cô diễn viên chánh là ba bộ đồ bà ba đen cán bộ, và luôn cả mấy căn chòi cũng do cán bộ Xây Dựng Quân Thôn thực hiện chẳng mất đồng nào. Tóm lại chi phí chẳng là bao, mà phim thì rất hay, người coi rất hài lòng vậy.

Mời quí vị tiếp tục theo dõi trong phần âm thanh tiếng hát Thanh Nga với bản “Mưa Rừng” được nhạc sĩ Quỳnh Anh sáng tác cho vở hát nói trên.

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...