Jump to content

Mặt trái của sân khấu cải lương


Recommended Posts

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-05-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
PhungHa-622
Má Bảy Phùng Há lúc còn trẻ
File photo

 

 
 
00:00/12:52
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 
 

 

Sau phần phỏng vấn Má Bảy Phùng Há về những công trình văn hóa xã hội đã thực hiện được, cùng những vấn đề nghệ thuật sân khấu cải lương khi thăng lúc trầm, cũng như các sự kiện liên quan đến tinh thần phục vụ của người nghệ sĩ, đời sống của họ khi tuổi trở về chiều ra sao? Đồng thời ước vọng trong tương lai của người nghệ sĩ tuổi gần 100 tuổi là gì, bà còn muốn thực hiện công trình nào nữa cho thế hệ nghệ sĩ mai sau? Đó là những sự việc mà trong các bài cổ nhạc trước đây tôi trình bày và quí vị đã theo dõi qua.

Hát cải lương và hút á phiện

Phần sau là những câu hỏi liên quan đến cuộc đời tình cảm của người nghệ sĩ “nổi danh tài sắc một thời”, mà có lẽ rất nhiều quý vị muốn biết nghệ sĩ Phùng Há thời còn trẻ vấn đề tình cảm như thế nào, “hồng nhan bạc phận” có hay không?

Đâu phải chỉ mâm đèn á phiện thôi sao, lại còn thêm đánh bài, hát ở trên đánh bài ở dưới, chủ rạp lấy xâu, đào kép vừa hát xong lãnh lương là họ ngồi tại đó thu tiền liền, chạy đâu cho khỏi. 
-Má Bảy Phùng Há

Nổi danh rất sớm, đi tới đâu cũng được người người ái mộ, tài sắc nghệ sĩ Phùng Há đã chinh phục hàng triệu con tim của khán giả, đã không biết bao nhiêu chàng công tử chạy theo ngày đêm cầu cạnh, hằng bao nhà trí thức khổ công đeo đuổi, và hằng bao chức quyền cao trọng săn đón mời chào, nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu cả, và khi về già Má Bảy cô độc, vui với sinh hoạt của Chùa Nghệ Sĩ.

Cũng trong cuộc gặp gỡ này, Má Bảy kể cho tôi nghe mặt trái của sân khấu cải lương mà mới nghe qua người ta không thể tưởng tượng nổi.

Đi hát từ thời thập niên 1930, tức thời kỳ Pháp thuộc, tệ đoan xã hội lan tràn, ngay trong rạp hát khán giả coi cải lương nhìn lên sân khấu thấy những cái hay cái đẹp của nghệ thuật, nhưng đàng sau bức màn nhung thì lại không tốt đẹp gì hết. Phía trong cánh gà, sát bên vách là mâm đèn hút á phiện, lúc nào cũng có vài người nằm đi mây về gió, giới nghệ sĩ cải lương nhiều người mang bệnh ghiện cũng là do đó. Có những anh kép vừa hát xong một cảnh là nhào vô kéo ro ro, mấy ông thầy đờn cũng vậy, màn vừa bỏ xuống thay cảnh là buông đờn chạy vô làm một cặp (tiếng lóng của hút á phiện) rồi trở ra đờn tiếp. Mấy bữa hút nhiều mùi khét nghẹt bay ra ngoài khán giả chịu không nổi, người ta la lên phải quạt cho khói bay phía sau rạp.

Cờ bạc

Ngành Mai: Má Bảy là bầu gánh mà lại cho đặt cái thứ đó ở ngay trong hậu trường, sao không bảo họ đem đi chỗ khác?

Má Bảy Phùng Há: Đâu phải quyền của mình, mà của chủ rạp hát, hút bao nhiêu cũng được miễn là trả tiền đủ cho họ mà thôi, rạp nào cũng vậy nếu mình không chấp nhận thì đừng mướn, mà thời đó rạp nào cũng có cái thứ đó hết. Mà đâu phải chỉ mâm đèn á phiện thôi sao, lại còn thêm đánh bài, hát ở trên đánh bài ở dưới, chủ rạp lấy xâu, đào kép vừa hát xong lãnh lương là họ ngồi tại đó thu tiền liền, chạy đâu cho khỏi.

 

NamChauPhungHa-305.jpg
Từ trái sang: Từ Anh, Năm Châu, Tư Út, Phùng Há, Ba Liên trong Tuồng Khúc Oan Vô Lượng, gánh Trần Đắc ở Cần Thơ diễn trên sân khấu khoảng năm 1931.

 

Má Bảy nói thời đó sân khấu nào cũng vậy, ở trên treo màn treo cảnh, còn ở dưới là chỗ ở của đào kép công nhân, chỉ một số ít ở nhà ngoài, đào kép chánh lương nhiều họ mướn nhà, mua nhà nên không ở rạp, chớ phần đông thì ở dưới cái sân khấu, tức hậu trường rạp hát. Rạp nào phía trong cũng có chừa khoảng trống nền lót gạch tàu, chỗ đó là sòng bài hoạt động suốt ngày đêm, chửi thề nói tục không ngớt. Đào kép tới vai trò thì lên hát, mà chưa tới thì chạy xuống đặt vài tụ, để nguyên râu ria áo mão dài thượt ngồi vô chia bài, Quan Công, Lưu Bị cũng đánh bài, cha con

Tiết Nhơn Quý, Tiết Đinh San cũng ăn thua nhau cãi vã rùm beng.

Bà nói tiếp có một hôm gánh Năm Châu hát tuồng Lan và Điệp, vừa hết cảnh Lan cắt đứt dây chuông rồi ngất xỉu, và Điệp thì khổ sầu, người coi hát ai cũng cảm thương, vậy mà màn vừa bỏ xuống thì cả Lan lẫn Điệp chạy xuống sòng bài kéo dà dách. Lúc ông hòa thượng đang hát ở trên thì ở dưới Điệp kéo bài ăn gian sao đó, sẵn cái dĩa kéo dà dách Lan đập cho Điệp xụi tay. Chừng tới vai trò ra sân khấu trở lại, ông hòa thượng đưa áo cà sa cho mặc để vào hậu liêu cho Lan trao gởi nổi niềm tâm sự thì đưa tay lên không được, ông hòa thượng phải mặc giúp cho. Rồi tới lúc Lan sắp chết, lúc này phải cởi áo cà sa thật mau để chạy tới ôm Lan thì tay đau quá cởi áo không được, phải làm bộ lui trô vô tấm cánh gà nhờ chú tiểu Huệ Thông kéo ra giùm.

Ngành Mai: Rồi khán giả có phản ứng gì không, họ có biết lý do tại sao không?

Má Bảy Phùng Há: Người ta nói chắc kép hát bữa nay say rượu nên quên tuồng, hát quờ quạng chớ đâu có biết do đánh bài kèo dà dách, bởi vậy nên lúc nào cũng mắc nợ, hát bữa nào xào bữa nấy.

Ngành Mai: Mời quí vị tiếp tục theo dõi trong phần âm thanh dĩa hát Lan và Điệp, với tình tiết câu chuyện đầy tình cảm, đậm đà chớ đâu có đánh bài ăn gian rồi Lan đập cho Điệp xụi tay. Dĩa hát được trình bày với các danh ca Năm Nghĩa, cô Tư Sạng, Tám Thưa và Hồng Châu, thâu thanh dĩahát Asia thời thập niên 1940.

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...