Jump to content

Tại sao những mỹ nhân luôn là mối bận tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc?


Recommended Posts

Ca sĩ Hồng Kông Denise Ho tham dự lễ trao giải Golden Melody Awards tại Đài Bắc vào ngày 28/06/2014. (Ảnh Pochou Chen/Epoch Times)
Ca sĩ Hồng Kông Denise Ho tham dự lễ trao giải Golden Melody Awards tại Đài Bắc vào ngày 28/06/2014. (Ảnh Pochou Chen/Epoch Times)
Tại sao những cô gái xinh đẹp luôn là mối căng thẳng bực bội của ĐCSTQ? Không, tôi không nói về đam mê nhục dục và lòng tham của những cán bộ Đảng về phụ nữ và quan hệ tình dục, hoặc là về vấn đề vợ bé, thứ phi hay người tình, đang gần như được công khai trong xã hội Trung Quốc ngày nay. Những gì tôi đang nói đây là nhiều người đẹp, đang được ái mộ và thường là các cô gái trẻ, các ca sĩ và nữ diễn viên từ Hồng Kông hay Đài Loan ngày nay đang ngày càng làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc không thể ngủ ngon vào ban đêm. Gần đây nhất trong số đó là cô Denise Ho, xuất thân từ Thuận Đức, thuộc tỉnh Quảng Đông, hiện nay là một ca sĩ Hồng Kông và là nữ diễn viên mang quốc tịch Canada.
 
Như hầu hết mọi người đều biết bây giờ, Denise Ho đã gặp rắc rối vì vào dịp sinh nhật lần thứ 39 của cô, cô đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng và sau đó cô đã bị nguyền rủa và bị tấn công bởi Global Times, một cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ có trụ sở tại Bắc Kinh và thuộc sở hữu của tờ Nhân dân nhật báo. Nhưng điều mà mọi người ở thế giới tự do cảm thấy bị sốc và tức giận là Lancôme, một thương hiệu nước hoa và mỹ phẩm cao cấp của Pháp và là một phân khúc của nhánh sản phẩm cao cấp sang trọng L’Oréal, đã hủy bỏ một buổi hòa nhạc của nữ ca sĩ Hồ vì lý do “an ninh”. Bây giờ doanh số bán hàng của Lancôme trong cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại được dự đoán sẽ gặp suy giảm về doanh số, chí ít là trong một thời gian ngắn.
 
Nghệ sĩ K-pop Chou Tzu-yu, một thành viên của ban nhạc nữ Hàn Quốc TWICE (Ảnh Epoch Times Archive)
Nghệ sĩ K-pop Chou Tzu-yu, một thành viên của ban nhạc nữ Hàn Quốc TWICE (Ảnh Epoch Times Archive)
Thận trọng và thành thật mà nói, đây không phải là lần đầu tiên ĐCSTQ mâu thuẫn với những phụ nữ xinh đẹp của Đài Loan và Hồng Kông. Mọi người có nhớ cô Chu Tử Du (Chou Tzu-Yu) không? Một ca sĩ 16 tuổi đến từ Đài Nam, người đã tạo nên tên tuổi rất nổi tiếng ở Hàn Quốc với nhóm nhạc nữ TWICE? Cô bé tội nghiệp này đã phải khóc để cầu xin sự tha thứ, chỉ vì cô đã lỡ cho thấy lá cờ của Cộng hòa Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), quê hương của cô ấy, và hình ảnh đó đã được báo cáo lại bởi một người khác, một nghệ sĩ nam đang ganh ghét với cô. Chỉ sau khi cô tuyên bố rằng cô là người Trung Quốc, nhóm nhạc của cô đã được phép hát trở lại ở Trung Quốc và các đĩa nhạc thu âm của mình mới được bán lại trên thị trường Trung Quốc. Một lần nữa tờ Global Times lại dẫn đầu thực hiện chỉ lệnh này.
 
Một ca sĩ khác mà cũng gặp căng thẳng rắc rối vì ĐCSTQ là ca sĩ Deserts Chang, lần này là ở nước Anh. Khi Chang đang hát tại một buổi hòa nhạc ở Đại học Manchester, cô đã giới thiệu về quê hương Đài Loan của cô trong khi trưng bày ra một lá cờ Trung Hoa Dân Quốc. Nói một cách công bằng, những lá cờ nào khác ở đây mà cô có thể sử dụng nếu không phải là lá cờ quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc? Lá cờ của PROC (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) thì thậm chí còn không có trong luật học đối với Đài Loan?
 
Hãy nói về cô Trương Huệ Muội (Chang Hui-mei), hay ngắn gọn là A mei, một ca sĩ khác người Đài Loan. Sự cố này diễn ra sau ngày 20 tháng 5 năm 2000 khi ca sĩ A mei được mời để hát tại lễ nhậm chức của Trần Thủy Biển (Chen Shui-bian), vị tổng thống đầu tiên (2000-2008) của Đài Loan xuất thân từ Đảng Dân Chủ Tiến Bộ sau khi đã thay thế nhà cầm quyền đã tồn tại trong một thời gian khá dài của Trung Quốc Quốc Dân Đảng (KMT). Lần biều diễn đó đã kết thúc sự nghiệp biểu diễn của A-mei tại Trung Quốc đại lục.
 
Ca sĩ người Đài Loan Chang Hui-mei, thường được biết đến dưới nghệ danh là A-mei. (Ảnh Wang Zhong Mao/Epoch Times)
Ca sĩ người Đài Loan Chang Hui-mei, thường được biết đến dưới nghệ danh là A-mei. (Ảnh Wang Zhong Mao/Epoch Times)
Trong thực tế, các nghệ sĩ biểu diễn không phải là những thành phần duy nhất mà tầng lớp ưu tú của ĐCSTQ cảm thấy khó chịu, nhiều người trong chúng ta chắc vẫn còn nhớ đến Hu Na, một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp trẻ người Trung Quốc đã xin tị nạn chính trị vào năm 1983 sau khi tự ý rời bỏ đội tuyển quốc gia Trung Quốc trong khoảng thời gian đang tranh tài tại Mỹ. Tôi nhớ rằng sau đó Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng vòng tay bảo hộ đối với cô ấy. Sau đó Hu Na đã trở thành công dân Hoa Kỳ và kế tiếp là một công dân Đài Loan, cô đã đào tạo được rất nhiều tay vợt trẻ Đài Loan sau này. Sau đó, trong năm 2014, khi nhà vận động viên đã chuyển sang làm họa sĩ này tổ chức một cuộc triển lãm tranh ở Trung Quốc, cô đã bị phá hoại và bị sỉ nhục công khai, và được giới truyền thông đặt dưới sự kiểm soát của Trung Cộng cho biết mục đích là để cô “cút khỏi Trung Quốc”, tất cả là vì cô đã tìm cách thoát khỏi sự cai trị của Cộng sản 30 năm trước đây để tìm tự do.
 
Trong khi đó, nhãn hiệu Lancôme, sau tất cả những gì xảy ra, chỉ là cố gắng bán một cái gì đó để phụ nữ trên toàn thế giới làm cho họ trở nên đẹp hơn, và tôi tin rằng, không phải Lancôme và cũng không phải L’Oréal, muốn bị lôi kéo vào những trò bẩn thỉu như thế này. Chúng ta hãy nhớ rằng đây là một thương hiệu của Pháp, và người Pháp thì nổi tiếng với tình yêu gắn liền với sự tự do và quyền được tự do. Vì vậy, khi các nhà lãnh đạo tự do tự họ biến thành người yếu ớt đồng lõa đối với chế độ độc tài, thì ngoài việc đổ lỗi cho các nhà tư bản tư sản, không còn ai khác để đổ lỗi cho việc lấy cớ là các buổi biểu diễn nghệ thuật sẽ đẩy mạnh sự thù địch giữa những người dân?
 
Người ta không thể không tự hỏi, tại sao ĐCSTQ, một đảng phái với 80 triệu thành viên, dường như luôn luôn không có thiện cảm đối với các cô gái trẻ, xinh đẹp, các cô gái trẻ nổi tiếng? Lý do thực sự là khá đơn giản: những nữ nghệ sĩ trẻ nổi tiếng này thường xuất sắc ở lĩnh vực chuyên môn của họ, nhưng có lẽ họ không giỏi trong việc nhận thức về các sắc thái chính trị, quan điểm chính trị đúng đắn và hình thái phức tạp của việc cân bằng giữa tự do ở Hồng Kông và Đài Loan, cũng như chế độ kiểm soát kỳ quặc của chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, chỉ vì họ không quan tâm hay không tận tâm trong việc thỏa mãn lòng ham muốn và khát khao của Bắc Kinh, và bởi vì họ cũng là người biểu diễn theo chủ nghĩa dân túy, họ hầu như có đủ khả năng để nói ra chủ ý của một công dân bình thường, đó là lý do tại sao họ luôn luôn mâu thuẫn với chế độ cầm quyền ở Bắc Kinh.
 
Trong kinh doanh, điều này được gọi là tiếp thị du kích, nơi một đội quân của những tân binh xông vào chiến trường với một ngân sách eo hẹp và không biết quá nhiều về những gì đang xảy ra. Nói một cách chính xác, chỉ bởi vì họ đều không phải là chính trị gia chuyên nghiệp, vì vậy họ đã nói về sự thật như bản chất nó là như vậy, và họ được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Tất nhiên, khi mọi người đang nói, hoặc một số cô gái xinh đẹp đang phát biểu thay mặt cho quảng đại quần chúng, một số ngưởi ở Bắc Kinh đã bị náo loạn sâu sắc về nó.
 
Tác giả: Frank Tian Xie | Dịch giả: TCM
 
Tiến sĩ Frank Tian Xie chính là John M. Olin Palmetto-Giáo sư ngành kinh doanh và phó giáo sư ngành marketing tại Đại học South Carolina—Aiken, ở Aiken, Nam Carolina (S.C.)
 
(Việt Đại Kỷ Nguyên)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...