Jump to content

Ðắk Lắk: Voi rừng kéo nhau về tàn phá buôn làng


Recommended Posts

Voi rừng liên tục quấy phá buôn làng do rừng bị tiêu diệt. (Hình: Người Lao Ðộng)

Voi rừng liên tục quấy phá buôn làng do rừng bị tiêu diệt. (Hình: Người Lao Ðộng)

ÐẮK LẮK (NV) – Ðàn voi rừng khoảng 20 con đã kéo về nương rẫy của người dân ở xã Krông Na, huyện Buôn Ðôn, tàn phá nhiều diện tích cây trồng. Chúng không còn sợ khi gặp người, thậm chí vào khu dân cư giữa ban ngày.

Chiều 19 tháng 8, nói với phóng viên báo Người Lao Ðộng, ông Huỳnh Trung Luân, giám đốc Trung Tâm Bảo Tồn Voi Ðắk Lắk cho biết, lực lượng chức năng và người dân đã xua đuổi được đàn voi khoảng 20 con về lại rừng sau khi tàn phá nhiều diện tích cây trồng của người dân buôn Ðrăng Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Ðôn, liên tục trong hai ngày qua.

 

“Hiện nay, khu vực này có nhiều loại cây hoa màu sắp cho thu hoạch, là thức ăn mà voi yêu thích nên dự báo đàn voi sẽ tiếp tục quay lại. Do đó, trung tâm vẫn cắt cử một tổ xua đuổi voi túc trực tại khu vực này để hạn chế thiệt hại cho người dân,” ông Luân nói.

Trước đó, ngày 17 và 18 tháng 8, phát hiện đàn voi, người dân trong buôn đã tổ chức đánh chiêng trống, đốt lửa xua đuổi nhưng đàn voi hung dữ, lì lợm không chịu vào rừng. Nhận được tin báo, ngày 19 tháng 8, Trung Tâm Bảo Tồn Voi Ðắk Lắk phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức xua đuổi đàn voi trở lại rừng. Theo thống kê, đàn voi đã ăn, phá nát hoàn toàn khoảng 10 ha mía, bắp và một số loại cây trồng khác.

Ông Phạm Văn Láng, phó giám đốc Trung Tâm Bảo Tồn Voi Ðắk Lắk, cho hay, thời gian gần đây, voi rừng về khu dân cư với mật độ cao. Trong đợt tổ chức thả con voi rừng về với đàn hồi tháng 5, năm 2016, thì đàn voi rất hung tợn, chẳng những không nhận mà còn phá nát chòi rẫy, võng nằm và hơn 20 cây điều của dân.

Theo ông Bảo Huy, giáo sư trường Ðại Học Tây Nguyên, việc gần đây đàn voi thường xuyên về sâu trong khu dân cư tìm thức ăn, nước uống, phá hại cây trồng là vấn đề tất yếu. Bởi hàng chục ngàn hecta rừng ở khu vực phía Tây và Bắc của tỉnh Ðắk Lắk, nơi vốn là môi trường sống của voi rừng, đã bị tàn phá nghiêm trọng. Vào mùa nắng, trong rừng khan hiếm thức ăn, nguồn nước uống cạn kiệt do rừng bị tàn phá, buộc voi phải về khu dân cư.

“Lúc bắt đầu triển khai đề án bảo tồn voi, chúng tôi đã đề xuất nên dừng cấp phép, thu hồi các dự án trồng cao su ở khu vực này để phục vụ công tác bảo tồn nhưng không được cơ quan chức năng đồng thuận,” ông Huy khẳng định. (Tr.N)

(Người Việt)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...