Jump to content

Pháp Luân Công ở Việt Nam bị chính quyền áp chế như thế nào?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

“Chủ yếu bị áp lực từ bên Trung Quốc. Ví dụ có một học viên trước đây làm những việc như phản đối Trung Quốc đàn áp cuối cùng thì bị Bộ công an Trung Quốc có văn bản yêu cầu xử lý thì với văn bản này phía công an Việt Nam đã bắt người học viên đó.” 
 
H%25C3%25ACnh%2B1.%2BC%25C3%25A1c%2Bh%25E1%25BB%258Dc%2Bvi%25C3%25AAn%2BPh%25C3%25A1p%2BLu%25C3%25A2n%2BC%25C3%25B4ng%2B%25E1%25BB%259F%2B%25C4%2590%25C3%25A0i%2BLoan%2Bx%25E1%25BA%25BFp%2Bh%25C3%25ACnh%2Bk%25E1%25BB%25B7%2Bni%25E1%25BB%2587m%2B%25E2%2580%259CNg%25C3%25A0y%2BPh%25C3%25A1p%2BLu%25C3%25A2n%2B%25C4%2590%25E1%25BA%25A1i%2BPh%25C3%25A1p%2BTh%25E1%25BA%25BF%2Bgi%25E1%25BB%259Bi%2B1305%2B%2528%25E1%25BA%25A3nh%253B%2Btinhhoa.net%2529.jpg
Các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan xếp hình kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/05 (ảnh: tinhhoa.net)
Với con số phỏng đoán từ vài ngàn cho đến vài chục ngàn học viên rải khắp các tỉnh thành trong cả nước, Pháp Luân Công (PLC) ngày càng được nhiều người Việt Nam tìm đến tu luyện điều này khác hẳn so với PLC Trung Quốc đang bị bách hại thảm khốc. Cùng xuất phát từ người sáng lập là ông Lý Hồng Chí (SN 13/5/1951, Cát Lâm, Trung Quốc), các học viên PLC Việt Nam cũng tu luyện và giữ gìn tâm tính, sống theo nguyên lý Chân- Thiện- Nhẫn hòng giúp ích cho sức khỏe bản thân lẫn xã hội. Song. Các học viên PLC Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn bởi chưa có sự cho phép hoạt động từ chính quyền Nhà nước Việt Nam… 

Vài nét về Pháp Luân Công (PLC) 
 
H%25C3%25ACnh%2B2.%2BC%25C3%25A1c%2Bh%25E1%25BB%258Dc%2Bvi%25C3%25AAn%2BPh%25C3%25A1p%2BLu%25C3%25A2n%2BC%25C3%25B4ng%2B%25E1%25BB%259F%2BVi%25E1%25BB%2587t%2BNam%2Btin%2Br%25E1%25BA%25B1ng%2B%25E2%2580%259CCh%25C3%25A2n%2BThi%25E1%25BB%2587n%2BNh%25E1%25BA%25ABn%25E2%2580%259D%2Bl%25C3%25A0%2Bnguy%25C3%25AAn%2Bl%25C3%25BD%2Bc%25E1%25BB%25A7a%2Bv%25C5%25A9%2Btr%25E1%25BB%25A5%2B%2528%25E1%25BA%25A3nh%253B%2Btin%25C4%2591achieu.com%2529.jpg
Các học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam tin rằng “Chân -Thiện -Nhẫn” là nguyên lý của vũ trụ (ảnh; tinđachieu.com)
PLC tên đầy đủ là Pháp Luân Đại Pháp được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng đầu tiên vào năm 1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Số lượng học viên ban đầu khoảng gần 200 người sau đó chủ yếu bằng con đường truyền miệng thì lan rộng ra toàn Trung Quốc cho đến năm 1995 thì bắt đầu phổ biến ra nước ngoài như; Pháp, Anh, Thụy Điển, Canada, Hoa Kỳ, Singapor…Các học viên PLC chủ yếu tập các bài học được viết trong sách Chuyển Pháp Luân và hướng dẫn thực hiện trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp. Do thấy số lượng người tập luyện PLC quá đông nên chính phủ Trung Quốc đã mở cuộc điều tra. Năm 1998, chính phủ Trung Quốc điều tra thấy có khoảng từ 70 triệu cho đến 100 triệu học viên PLC cho nên các học viên PLC căn cứ vào số liệu thống kê này để nói con số phát triển kế tiếp là trên 100 triệu học viên. 

Trong khi đó ở Việt Nam, khoảng năm 1999, 2000 đã có người tập PLC và phát triển mạnh là từ năm 2010, 2011 nhưng chưa thấy có cuộc điều tra nào duy chỉ biết hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều có người tu luyện. Riêng khu vực Hà Nội và Sài Gòn tương đối có nhiều người tu luyện PLC còn các tỉnh thành khác như; Nghệ An, Quảng Bình, Vũng Tàu, Hải Dương, Đà Nẵng… cũng có người tu luyện nhưng ít hơn. 

Anh Nghĩa, một học viên PLC hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn chia sẻ với Việt Nam Thời Báo một vài thông tin về học viên PLC tại Việt Nam mà anh biết. 

“Về số lượng người (học viên PLC Việt Nam) thì không có thống kê bởi vì PLC không phải là tổ chức hành chính, nó không có tổ chức. Nói chung ai muốn học thì học, ai muốn đi thì đi nên nó không có thống kê số lượng, có người ước lượng khoảng vài chục ngàn người cũng có người ước chừng khoảng chục ngàn người nên con số này không nói được.” 

Ngoài việc không tổ chức thì PLC nói chung cũng không có tài sản vật chất, không có sự thờ cúng hay sự hiến dâng cho bất kỳ vị thần thánh nào cụ thể. Vì một lý do chính không tổ chức nên PLC Việt Nam không phải là một bộ phận của PLC Trung Quốc ngoại trừ có cùng một người sáng lập là ông Lý Hồng Chí. Các học viên ai muốn theo học thì cứ theo đạo lý Chân- Thiện- Nhẫn nhưng quan trọng nhất của một học viên PLC là phải tu tâm tính. Việc theo học và tu luyện giúp cho các học viên PLC rèn luyện sức khỏe, chống bệnh tật, cân bằng cảm xúc, thư giãn và tâm hướng thiện làm những điều tốt đẹp cho xã hội. 

Chị Sương, một học viên PLC Việt Nam lấy bản thân của chị bệnh tật nhiều năm may nhờ có người giới thiệu việc tu luyện PLC nên đến nay sức khỏe của chị khá tốt để khẳng định mặt tích cực của việc tập luyện PLC. Chị Sương nói: 

“Rèn luyện sức khỏe và tâm tính rất nhiều. Tôi trị bệnh nay mười năm rồi mà chưa uống viên thuốc nào hết.” 

“Thuận lợi là sự tốt đẹp. Được thế giới ủng hộ đặc biệt đem lại nhiều sự tốt đẹp, phần lớp ai tu luyện đều cảm thấy sức khỏe tốt lên, tâm tính cũng được đề cao.”
, lời của anh Nghĩa. 

Ngoài ra, PLC từng được công nhận là một khí công phái dưới sự bảo trợ và quản lý của Hiệp hội nghiên cứu Khoa học khí công Trung Quốc. Trên thế giới, PLC đã giành được hơn 3000 giải thưởng và bằng khen. Ngày 13/5 hằng năm được chọn là ngày “Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Ông Lý Hồng Chí từng được Hội nghiên cứu Khoa học khí công tỉnh Cát Lâm công nhận là “Khí công sư lỗi lạc”. 

Những khó khăn mà PLC Việt Nam gặp phải 
Trước sự phát triển không ngừng về số lượng học viên, sự xung đột ý thức hệ và để đoạt lợi ích chính trị nên tại Trung Quốc vào năm 1999, một chiến dịch đàn áp, bách hại PLC do Giang Trạch Dân phát động đã gây thảm họa máu và nước mắt tới hành nghìn, hàng vạn gia đình ở Trung Quốc. Các học viên PLC Trung Quốc bị bắt cóc, tống giam một cách bí mật, bị xét xử bất hợp pháp và đỉnh cao của tội ác mà nhà cầm quyền Trung Quốc gây cho học viên PLC cũng như nhân loại phải rùng mình, ghê sợ là việc mổ cướp nội tạng để bán. 

Tại Việt Nam, các học viên PLC Việt Nam không bị đàn áp, bách hại thảm khốc như PLC Trung Quốc nhưng cũng gặp ít nhiều khó khăn khi tập trung tu luyện ở những nơi công cộng thường bị những công an, an ninh trật tự gây khó dễ hoặc bắt giải về đồn công an làm việc nhiều giờ. Theo tìm hiểu, thực chất ở Việt Nam Hiến pháp và Pháp luật không có cấm PLC nhưng do ở phía Trung Quốc chính quyền đàn áp, bách hại học viên PLC quá thảm khốc nên ở Việt Nam cũng có một số ảnh hưởng tức là bị áp lực chứ phần lớn vẫn được tu luyện tự do. Bằng chứng là ngày càng có nhiều thành phần xã hội ở Việt Nam tham gia tu luyện PLC, điều này được anh Nghĩa khẳng định: 

“Chủ yếu bị áp lực từ bên Trung Quốc. Ví dụ có một học viên trước đây làm những việc như phản đối Trung Quốc đàn áp cuối cùng thì bị Bộ công an Trung Quốc có văn bản yêu cầu xử lý thì với văn bản này phía công an Việt Nam đã bắt người học viên đó.” 

Chị Sương bắt đầu tu luyện PLC khoảng năm 2005, quá trình tu luyện cho đến nay thì chị Sương thừa nhận bản thân nhiều lần bị phía công an mời làm việc. Thấy chị Sương hiền lành, thật thà, việc tu luyện gặt hái được kết quả gì là nói y chang vậy nên phía công an không ai nói gì lớn tiếng. Tính từ năm 2007 đến nay, chị Sương vẫn tu luyện, vẫn tập PLC bình thường mà cũng không ai nói năng gì. 

“Lần đầu tiên tôi bị mời làm việc ở quận vào năm 2007. Tôi nói mình là học viên PLC, trong người mang nhiều bệnh mà có người chỉ tôi tập luyện khỏe mạnh như vậy. Từ đó cho đến nay, tôi có tham gia số hoạt động như năm 2010, tôi có ra chổ Đại sứ quán Trung Quốc rồi Tổng lãnh sự quán ngồi thỉnh nguyện cho đồng tu bị giam giữ lâu ngày, tôi làm thỉnh nguyện hai lần thì họ (công an) cũng mời làm việc, nói chuyện thế nào rồi cũng về.” 

Anh Nghĩa cũng từng bị công an “mời” về đồn làm việc do tập trung tu luyện cùng các học viên khác. Anh chia sẻ: 

“Có những lần tôi tập ở công viên, tập trung thì họ (công an) đến mời về làm việc cũng không có gì. Nói chung là họ không nói cấm nhưng chưa xin phép, có nơi lỡ lời thì họ nói cấm, phần lớn là do trình độ chưa hiểu biết nên mới nói vậy chứ sau chính những người này họ biết thì họ nói chưa có giấy phép.” 

Nhìn chung tình cảnh học viên PLC Việt Nam chỉ bị gây khó dễ khi tập trung tu luyện vì chính quyền Việt Nam không khuyến khích nên người công an chỉ biết làm theo mệnh lệnh. Cũng như đạo Phật, Tin Lành hay Công Giáo…, những đạo giáo này ngay từ những ngày đầu hình thành đã gặp không ít khó khăn cho con đường phát triển và câu chuyện PLC ngày hôm nay cũng diễn ra tình cảnh tương tự. Đã có hàng triệu học viên PLC Trung Quốc phải ra nước ngoài lánh nạn trước sự đàn áp đến từ Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập ra PLC hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ và sống một cuộc sống chủ yếu ẩn dật. 

Ở Việt Nam, các học viên PLC Việt Nam sợ bị phía công an mời làm việc nên có không ít người đã từ bỏ tu luyện. Còn với những người như anh Nghĩa và chị Sương, cho dù PLC chưa được chính quyền Nhà nước Việt Nam cho phổ biến nhưng cái gì giúp ích cho người, tốt cho xã hội thì vẫn cứ đi mà không hề e sợ.
 
Hàn Giang 

(VNTB)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...