Jump to content

Văn nghệ có từ người miền Nam


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-09-10

  •  
IQ4V6lg.jpg
Soạn giả Viễn Châu (bìa phải) và các nghệ sĩ trong Đoàn Việt kịch Năm Châu
icon-zoom.png Courtesy of cailuongpho.com

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 
 

Văn nghệ tiền đồn Cái Côn

Thời những năm 1964 – 1965 tiền đồn Cái Côn ở miền Tây, An Giang, nằm cheo leo trên con đường giao liên của hai xã Nhơn Hội và Khánh An, dựa lưng vào con sông nhỏ ngăn chia ranh giới.

Sự an ninh ở đây, rất rất mỏng manh, thường thường bị phá rối, tuy nhiên, nếp sống kiêu hùng của dân tộc Việt Nam vẫn hiên ngang và mạnh dạn hơn bao giờ hết...

Nhất là tâm hồn “văn nghệ” càng được phát động mạnh trong lòng người, khi nhìn một luống cày mới xới màu mỡ, chứa chan nhựa sống, một khung trời bao la bát ngát màu xanh của lúa mới...

Một cánh chim bay, vài chú nhỏ cỡi trên lưng trâu cũng gây cho lòng người sự rào rạt nguồn cảm hứng... Tôi đã bắt gặp những câu hò tiếng hát kéo dài thê lương thảm não, hay hùng hồn tan biến vào cái không gian rộng lớn của đất nước.

Tôi cũng đã bắt gặp vài ba cậu nhỏ, lượm lá mít kết thành mão, lọng, lấy lá chuối làm xiêm áo. Chặt tre trúc làm gươm, giáo, và rồi cũng tập tuồng, cũng dựa cốt truyện của tuồng hát mà các em từng nghe người lớn hát trong những cuốn bài ca vọng cổ, tuồng cải lương rao bán ở các chợ làng quê. Âm điệu vọng cổ được “các chú nhỏ” này khai thác triệt để, lung tung.

Có lần tôi thử hỏi một em nhỏ tuổi khoảng lên 10, rằng tiếng ca của ai trong máy radio. Em nhận ra một cách mau mắn, không sai.

Buổi trình diễn ban đêm

Vào một đêm trăng nọ, tiền đồn Cái Côn có cái không khí khác thường, hình như đang chuẩn bị một chương trình đón tiếp thượng cấp.

Không lẽ thượng cấp đến ban đêm? Một dấu hỏi gây thắc mắc cho mọi người kế cận và nhất là các em nhỏ, thân nhân của anh em nghĩa quân.

Người ta chờ đợi... Bắt đầu từ loa phóng thanh được gắn cao lên gần cột cờ, những tin tức thời sự, kế tiếp những bản vọng cổ tiếp vận từ đài phát thanh Sài Gòn... Không lâu lắm, người ta được biết đêm văn nghệ của anh em nghĩa quân tổ chức sau khóa huấn luyện Tâm Lý Chiến.

 

zcTjuKW.gif
NS Tấn Tài và Ngọc Giàu trong vở cải lương Cô gái Đồ Long. Courtesy of cailuongpho.com

 

Các trẻ em, các thân nhân, quí vị bô lão được mời đến dự khán đêm văn nghệ giữa trời...

Đoàn ca kịch Huỳnh Long trong thời kỳ phân tán mỏng, được mời đến phụ diễn gồm có 5 người (4 nam, 1 nữ) mà hết hai đã phải thủ cây lục huyền cầm và nguyệt cầm. Với nhân số này cũng đủ hát được tuồng Nguyệt Thu Nga, mà trước đó cuốn tuồng được mua ở chợ làng quê. Các gánh hát bầu tèo chuyên môn lấy các tuồng loại này để dựng lên vở diễn.

Sau vài thủ tục buổi văn nghệ, toàn ban hát được trình diễn trước anh em khán giả. Những tràng pháo tay khích lệ vang lên hâm nóng bầu không khí đang bị sương đêm xuống.

Kịch sĩ Hải một mình thủ diễn vai Nguyên Soái Tô Điền và khi hết vai thì ôm cây đờn kìm. Tuy đơn sơ nhưng với tâm hồn ái mộ văn nghệ sẵn có. Ban ca kịch được hoan nghênh từng chập, từng loạt pháo tay vang lên.

Hết kịch ngắn đến đơn ca, song ca rồi hài kịch đã gây nên những trận cười nghiêng ngả.

Bây giờ đến anh em nghĩa quân đóng góp...

Vọng cổ độc chiếm. Từ những giọng khàn khàn của rượu, đến những tiếng hát mang âm hưởng trầm bổng, du dương của anh em nghĩa quân tiền đồn Cái Côn, được khích động phô trương hết thực lực.

Trời càng về khuya, âm thanh buồn buồn lan tràn vào cái không gian mờ mịt. Người ta không muốn cuộc vui chấm dứt, người ta cố kêu gọi sự đóng góp, thay đổi không khí bằng những câu chuyện vui, bằng những câu hò, nói vè, ngâm thơ, nói thơ Bạc Liêu.

Một bất ngờ lý thú, vợ một nghĩa quân xin trình diễn một bản nhạc.

Trước những tràng pháo tay tán thưởng, chị xúc động ký thác tâm sự mình qua nhạc bản “Về Miền Trung” âm thanh nức nở, cao vút cắt da thịt, làm mọi người ngơ ngẩn lẫn vui mừng, như vừa khám phá ra được một thiên tài. Chị hát rất hay, diễn tả rất khéo. Vừa dứt đã có những tiếng kêu hát lại hòa lẫn trong tiếng vỗ tay... Chị là người miền Trung theo chồng vào Nam đã 3 năm rồi.

Những câu hát, câu hò ca tụng những cảnh đẹp của đất nước quê hương, như khêu gợi trong ký ức chị những hình ảnh quen thuộc: Một cây cầu, một dãy núi với mây bay của cái chốn gọi là chôn nhau cắt rốn... Tình văn nghệ đã làm sống lại những tâm hồn “chai sỏi” của thời buổi chiến tranh... Họ muốn kéo dài mãi mãi để được sống trong cái không khí cởi mở, tình thương tràn đầy qua tiếng hát câu ca...

Thật là huyền diệu thay lời ca, tiếng hát dân tộc mến yêu...

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...