Jump to content

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo hoạt động theo kiểu mafia ?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Thùy DươngĐăng ngày 07-10-2016 Sửa đổi ngày 07-10-2016 12:11
media
Một chiến binh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Mossoul, Irak, ngày 23/06/2014.REUTERS/Stringer/Files

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo thường được coi là một tổ chức huy động tất cả các phương tiện, nguồn lực có trong tay để đạt được mục tiêu về lý tưởng. Người ta coi Daech là hậu duệ của các tổ chức khủng bố xuất hiện từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Tuy nhiên, sau khi viên tướng tình báo Haji Bakr của Irak qua đời năm 2014, qua các tài liệu của ông, người ta phát hiện ra rằng Daech quan tâm trước hết đến hiệu quả hành động còn tôn giáo chỉ là vỏ bọc, là phương tiện để đạt được mục đích.

Giáo sư chuyên ngành quản lý Eric Martel của đại học Paris Sud – Pris-Saclay nhận xét trên trang The Conversation là nếu quan sát kỹ, người ta sẽ thấy Daech là một tổ chức theo kiểu mafia. Thay vì tổ chức theo kiểu quyền lực tập trung, tổ chức khủng bố mới này được chia thành nhiều nhóm hoạt động tự do theo kiểu các gia đình mafia ở Sicilia.

Mafia là gì ?

Trái ngược với những điều thường thấy trên phim ảnh hay tiểu thuyết, mafia không phải là các tổ chức với mục tiêu hàng đầu là buôn lậu ma túy và hành xử tàn bạo. Mafia là một hệ thống các nhóm nhỏ liên kết một cách mềm dẻo, linh hoạt và có khả năng đe dọa khiến người khác sợ hãi. Có hai cấp độ mafia : mafia cấp cao hay còn gọi là mafia “ mang găng tay trắng ” và mafia cấp thấp hay còn gọi là mafia quân sự. Công chúng thường chỉ biết đến mafia cấp thấp với những kẻ giết người, khiến mọi người hoang mang, lo sợ.

Thế nhưng, theo các thẩm phán Ý, mafia cấp cao và mafia cấp thấp luôn hỗ trợ nhau. Mafia cấp thấp được hình thành khi những người quyền cao chức trọng tập hợp và cơ cấu các băng nhóm. Mafia cấp cao tránh cho mafia cấp thấp khỏi bị trừng phạt bằng cách làm chậm tiến độ điều tra, chạy án để các kẻ phạm tội được miễn truy tố, được xử trắng án…

 

Mafia thường xuất hiện trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế và xã hội đặc biệt khiến hệ thống luật định và thể chế cũng có sự biến chuyển sâu sắc.

Trong những năm 2000, việc Irak bị Mỹ tấn công giống như một lời tuyên chiến với những người Hồi Giáo theo dòng Sunni giữ các trọng trách trong bộ máy nhà nước Irak. Bị loại nhanh chóng ra khỏi các vị trí chủ chốt trong chính phủ, những người này đã chống trả bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức khủng bố ra đời. Nhưng đối với tầng lớp ưu tú trong xã hội, các tổ chức khủng bố này là công cụ nhiều hơn là lý tưởng. Đây chính là mafia Irak.

Rất nhanh chóng, nhiều cựu sĩ quan tình báo của Irak đã nhận thấy Al Qaïda có biểu hiện tôn giáo và đã thâm nhập vào mạng lưới Al Qaïda tại Irak. Sau khi viên tướng tình báo Haji Bakr của Irak qua đời năm 2014, người ta phát hiện ra rằng các cựu nhân viên tình báo của Irak hiện diện khắp nơi trong Tổ chức Daech. Sau đó, họ chuyển sang mô hình chiến tranh tôn giáo và tiến đến một nấc thang mới là kêu gọi hàng loạt người nước ngoài tự nguyện gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

Lịch sử mafia chỉ cho chúng ta biết điều gì ?

Mafia Ý với lịch sử tồn tại từ một thế kỷ rưỡi nay cho chúng ta thấy 5 điều quan trọng.

1. Mafia quân sự từ công cụ cuối cùng lại lên nắm quyền. Sử dụng bạo lực cho phép mafia quân sự đạt được quyền tự chủ, thậm chí là nắm quyền lãnh đạo mafia cấp cao. Năm 1982, sau cuộc đại chiến lần thứ hai của mafia trên đảo Sicilia khiến 500-1.000 người chết, phe mafia quân sự của ông trùm Corléon đã đảo ngược tình thế, lên nắm quyền thay cho phe của ông trùm mafia Salvo Lima. Đến năm 1993, ông trùm Corléon bị bắt, mafia quân sự rút vào hoạt động kín đáo hơn. Giáo sư Eric Martel đánh giá rất có thể tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo cũng đã đạt được quyền lực theo cách này.

2. Sau khi lên nắm quyền, mafia quân sự lại để bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực gia tăng. Quá tin tưởng vào các biện pháp đe dọa, đặc biệt là có sử dụng bạo lực, mafia quân sự dễ dàng rơi vào cơn lốc xoáy « leo thang tội ác » mà không thể kiểm soát nổi. Những năm 1980 ở Sicilia - thời kỳ hưng thịnh của phe Corléon là những năm đặc biệt bạo lực. Tội ác bùng nổ kéo theo các biện pháp phản ứng mạnh mẽ của nhà nước, và sau đó mafia lại dùng bạo lực đáp trả. Đến năm 1992, sau khi nhiều thành viên mafia bị kết án, ông trùm mafia Salvatore « Toto »Riina đã ra lệnh sát hại thẩm phán Falcone và Borsellino và tiến hành rất nhiều vụ tấn công khủng bố khác.

Còn với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, bạo lực gia tăng đến mức khủng khiếp từ năm 2015. Và cũng giống như Mafia, Daech không có cách gì khác là gia tăng bạo lực nhằm gây khiếp sợ mà không lường hết tác hại ngược của biện pháp này. Các thế lực ở địa phương (Irak, Syria, Iran) và các thế lực siêu lớn mạnh khác đã phản kháng rất mạnh mẽ, dẫn đến sự sụp đổ thành trì của Daech ở Mossul và Raqqa.

3. Bạo lực nhiều có nghĩa là đang trong tình thế bấp bênh. Thẩm phán Falcone đã nói rất rõ ràng : khi mafia hoạt động kín đáo thì lại đạt được nhiều ảnh hưởng nhất trong khu vực. Các vụ giết người chỉ làm lộ thêm những khó khăn, yếu kém trong công tác tổ chức của các băng đảng mafia cũng như mong muốn củng cố quyền lực. Điều này có nghĩa là quyền lực của các băng đảng này đang bị đe dọa và cũng đúng với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Các khó khăn quân sự của Daech từ năm 2015 đi kèm theo bạo lực gia tăng.

4. Rắn bảy đầu. Cứ mỗi khi mafia suy yếu, nhà nước Ý lại tin là đã thắng cuộc. Thế nhưng, lịch sử lại cho thấy cứ sau mỗi lần suy yếu, mafia lại trỗi dậy, cứ bắt được ông trùm mafia này thì lại xuất hiện một ông trùm mafia khác cực kỳ nguy hiểm. Chẳng hạn, sau khi ông trùm Toto Riina bị bắt năm 1993, Ý tin rằng đã triệt hạ được mafia, nhưng sự suy yếu của băng mafia Cosa Nostra khiến băng mafia khét tiếng Ndrangheta calabraise vươn lên. Chính nhờ có sự mềm dẻo, linh hoạt mà hệ thống mafia có sức bền bỉ đáng kinh ngạc. Cũng tương tự như vậy, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã trải qua nhiều thăng - trầm, từ năm 2006 tới nay.

5. Đối tượng tuyển quân. Kẻ thù lớn nhất của mafia là nhà nước Ý, đặc biệt khi nhà nước phối hợp sức mạnh kinh tế và lực lượng cảnh sát. Một trong những chìa khóa thành công của mafia là khả năng tạo « cơ hội » cho thanh niên xuất thân từ tầng lớp khiêm tốn trong xã hội. Mafia và Daech nhắm vào cùng một đối tượng. Tuy nhiên, mối liên hệ với « các binh lính »của hai tổ chức này là hoàn toàn trái ngược nhau. Để bảo toàn lực lượng, mafia chú ý đến hiệu quả của các vụ giết người. Ngược lại, một khi đã gia nhập Daech, các binh lính của tổ chức này sẽ « cầm chắc cái chết » : Daech không tìm cách giữ ngay cả những kẻ khủng bố hiệu quả nhất.

(RFI)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...