Jump to content

Bài vọng cổ “Nắm Xương Tàn” do Hữu Phước ca dây đờn Ngân Giang


Recommended Posts

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-03-05
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Nghe hoặc Tải xuốngPhần âm thanh Tải xuống âm thanh

huu-phuoc-622.jpg
Nghệ sĩ Hữu Phước và Út Bạch Lan trong "Nửa Đời Hương Phấn".
File photo
 
 

 

Không giống những tiếng đờn từ trước đến giờ

Khoảng giữa năm 1959 chương trình cổ nhạc Nam Phần của đài phát thanh Sài Gòn vào buổi trưa, đã cho phát thanh dĩa vọng cổ 6 câu “Nắm Xương Tàn” do nghệ sĩ Hữu Phước ca. Và cũng do thính giả yêu cầu nhiều nên cử cách một tuần thì đài cho phát trở lại. Lúc bấy giờ phần lớn thính giả đón nghe chương trình này đã lấy làm lạ, rằng nhạc sĩ nào đờn cho Hữu Phước ca mà nghe rất lạ tai, không giống như bao nhiêu tiếng đờn từ trước đến giờ.

Sau nhiều ngày tìm hiểu thì giới mộ điệu đã biết rằng Hữu Phước ca dây Ngân Giang do nhạc sĩ Tư Còn đờn. Không như dây Rạch Giá xuất phát từ miền Tây, cũng như bản Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sư Sáu Lầu ra đời ở tỉnh Bạc Liêu, nói chung nhiều vấn đề liên quan đến cổ nhạc đã khởi nguồn từ Miền Tây Nam Việt. Thế nhưng, riêng dây Ngân Giang góp phần tô điểm nét độc đáo cho cổ nhạc thì lại xuất phát từ Biên Hòa, một tỉnh thuộc Miền Đông nổi tiếng với đặc sản bưởi ngọt Biên Hòa.

Theo lời kể của nhạc sĩ Văn Còn quê quán ở Dĩ An, Thủ Dầu Một thì vào năm 1952 thời kỳ chiến tranh loạn lạc, ông và cả xóm cùng đi lánh nạn chiến tranh, mà vào thời đó thiên hạ gọi là đi “chạy giặc”. Từ Dĩ An lên Trảng Bom cư ngụ gần ga Bảo Chánh, Biên Hòa lánh nạn, ông không quên mang theo cây đàn lục huyền cầm, và nhờ đó mà sau này kho tang cổ nhạc mới có được dây Ngân Giang, mỗi lần nhạc sĩ dạo đờn là như oán như than nghe buồn não nuột.

Số là trong một buổi tối nọ tại nhà gần ga xe lửa Bảo Chánh, Biên Hòa nhạc sĩ Văn Còn ngồi buồn ôm đàn so dây nắn phím, dây bị lạc, bỗng bất chợt nghe được tiếng đàn rất hay, ông vô tình khám phá ra tiếng đờn lạ, và từ đó bắt đầu hoàn chỉnh chữ đờn và đặt tên là “dây Bảo Chánh” dành riêng cho giọng nam ca bài vọng cổ.

Dây đờn mới tìm ra này mỗi ngày được hoàn chỉnh hơn, ông đờn cho nhiều ca sĩ tài tử trình bày rất hay, rất mùi và bảy năm sau thì tiếng đờn do dây Bảo Chánh lần đầu tiên được vô dĩa hát: Năm 1959 nhạc sĩ Văn Còn đờn cho Hữu Phước ca bài vọng cổ “Nắm Xương Tàn” của soạn giả Quy Sắc, được thâu thanh vô dĩa hát Hồng Hoa, phát hành cùng khắp.

Năm 1956, nhạc sĩ Văn Vỹ và nhạc sĩ Bảy Bá đã lên Dĩ An tìm gặp nhạc sĩ Văn Còn trao đổi, đề nghị đổi tên “Bảo Chánh” thành “Ngân Giang”. Vì ông Bảy Bá cho rằng lúc nghe đờn dây Bảo Chánh, ông có cảm giác như lâng lâng bay bổng, âm thanh hòa quyện nhau, bàng bạc như những đám mây, sáng lên tợ dãy Ngân Hà. Ông muốn gọi đó là “dây Ngân Giang”, thay cho tên “dây Bảo Chánh”, vốn chỉ là tên địa phương. Nhạc sĩ Văn Còn nhận thấy dây Bảo Chánh có những nét ngân vang buồn buồn lúc đờn, nên cũng thuận theo ý đó. Thế là “dây Ngân Giang” đã thành danh vĩnh viễn.

Khi tuổi về chiều, nhạc sĩ Văn Còn lui về quê hương ở Dĩ An, Bình Dương mở lớp dạy đờn tại nhà ở gần ngã ba Cây Điệp, ông sống trong cảnh nghèo nàn túng thiếu chạy gạo từng bữa, lại thêm cơn bịnh suyễn hoành hành, ông qua đời vào năm 2002. Nhạc sĩ Văn Còn ra đi năm 76 tuổi đời mà thời gian ôm đàn của ông ngót hơn 50 năm, để lại cho nền cổ nhạc nước nhà dây Ngân Giang.

Các thế hệ sau này khi thưởng thức có mấy người biết được xuất xứ, cũng như người nhạc sĩ nào đã tìm ra dây Ngân Giang vậy! Cũng cần nói thêm dây Ngân Giang chỉ có dây kép, không có dây đào, vì vậy mà người nữ phải ca dây lòn.

Mời quí vị theo dõi tiếp trong phần âm thanh bài vọng cổ “Nắm Xương Tàn” của soạn giả Quy Sắc thu thanh dĩa hát năm 1959 do nghệ sĩ Hữu Phước ca. Vào thời này bài vọng cổ đủ 6 câu.

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...