Jump to content

Các chế độ toàn trị tại hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tác giả:  Matthew Little | Dịch giả: Kim Xuân
16 Tháng Mười , 2016
 

Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê út và Cuba trong danh sách tái tranh cử tiềm tàng tại Liên Hợp Quốc

(Từ trái sang phải) Michael Levitt, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Quốc tế, Irwin Cotler, cựu thành viên quốc hội Canada và Peter Kent, chuyên gia trong vấn đề đối ngoại tại một cuộc họp báo tại Quốc hội Canada, ngày 2, tháng 10, năm 2016. (Gerry Smith / NTD)

(Từ trái sang phải) Michael Levitt, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Quốc tế, Irwin Cotler, cựu thành viên quốc hội Canada và Peter Kent, chuyên gia trong vấn đề đối ngoại tại một cuộc họp báo tại Quốc hội Canada, ngày 2, tháng 10, năm 2016. (Gerry Smith / NTD)

Nhiều chế độ độc tài toàn trị nằm trong hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc làm suy yếu khả năng hoạt động của hội đồng trong vai trò là người phát ngôn cho dân chủ và nhân quyền. Ít nhất đây là suy nghĩ của nhiều nạn nhân, cũng như của các nhóm bảo vệ nhân quyền và một số  thành viên của Quốc hội Canada.

Một giải pháp sẽ là không cấp tư cách thành viên của hội đồng cho đại diện của các quốc gia mà họ đã có bằng chứng không tôn trọng nhân quyền. Điều mà trong thực tế  hoàn toàn không phải như vậy, như lời của Michael Levitt, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Canada.

Theo quan điểm của chúng tôi, Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một thực thể đã để một thời gian quá mức vào một quốc gia, Israel, một nước dân chủ. Điều này không có thể được phép tiếp tục. Cần phải có chỗ để thảo luận về các vấn đề dân chủ và nhân quyền“, ông trình bày trong một cuộc họp báo tại  Quốc hội, ngày thứ Tư 5 tháng 10 2016.

Quảng cáo

Trong khi một số trong các nước  có những cái nhìn không tốt về nhân quyền – Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê Út và Cuba – sắp được bầu lại, Levitt và những người khác hy vọng về một sự thay đổi.

Đối với các gia đình của các nạn nhân, đây đơn giản là đòi hỏi cấp bách.

Tôi đến từ một đất nước nơi có một ý kiến không được xem là quyền con người“, Maria Paya, nhà hoạt động nhân quyền người Cuba, con gái của nhà hoạt động nổi tiếng Oswaldo Paya giải thích.

“Ngay sau khi ý kiến của bạn hình thành và chín muồi về một đề xuất thay đổi dân chủ, cuộc sống của bạn đang gặp nguy hiểm. Đây là những gì đã xảy ra với cha tôi và người bạn thân của chúng tôi Harold Cepero, cả hai đã bị các nhân viên an ninh của chế độ Cu Ba ám sát cách đây 4 năm”.

Đối với Yang Jianli, nhà bất đồng chính kiến chính trị người Trung Quốc đang lưu vong tại Mỹ và những người sống sót từ vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn, Liên Hợp Quốc mang đến một cơ hội duy nhất cho các nước đang chỉ tay vào nhiều vụ lạm quyền gây ra bởi chế độ Trung Quốc.

“Trong những năm gần đây, nhiều nền dân chủ  sợ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của Bắc Kinh và họ đã ít nỗ lực để cáo giác Trung Quốc trong các vấn đề lạm quyền về nhân quyền. Nhưng cơ chế bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc có thể cho phép các nước này đối diện với Trung Quốc về những vấn đề này“, ông giải thích tại buổi họp báo.

Nhiều nhà phê bình đã bày tỏ về sự kém hiệu quả hiện nay của Hội đồng nhân quyền của LHQ (UNHRC).

Theo Peter Kent, thành viên đảng bảo thủ của quốc hội và là cựu Bộ trưởng Môi trường, điều này phần lớn là do cách các nước trao đổi những là phiếu. Hiện tại, khi các nước thiết lập thỏa thuận, một trong số họ sẽ hỗ trợ một bản kiến nghị ở phía bên này để đổi lấy một lá phiếu làm thành viên của một ủy ban nào đó của phía bên kia, và cứ tiếp tục vậy.

Các phiếu bầu thành viên của  UNHRC, giống như nhiều hội đồng  khác tại Liên Hợp Quốc, là vô danh, để bảo vệ các quốc gia.

Tôi nghĩ rằng các chính phủ đã làm hại chính mình trong những năm qua, khi nghĩ rằng những trao đổi  phiếu bầu này được giữ bí mật,” Peter Kent nói.

Tôi nghĩ rằng sẽ hữu ích và khích lệ khi chính phủ Canada công khai cách thức mình bỏ phiếu, ngay cả khi điều này sẽ khiến chính phủ mất một phiếu thuận cho chiến dịch tranh cử vào Hội đồng Bảo an trong tương lai”.

Khi được hỏi lúc rời Hạ viện trong ngày hôm đó về quan điểm của Canada về vấn đề tái tranh cử của Trung Quốc tại UNHRC, Stéphane Dion, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đã khẳng định rằng ở một số điểm, quyết định có thể  sẽ được công khai.

“Canada sẽ công bố quyết định của mình ở thời điểm thích hợp, nhưng những gì tôi có thể nói với các bạn, đó là chúng tôi tôn trọng các quan điểm thực của người Canada thể hiện trong vấn đề nhân quyền. Đặc biệt khi một người như Irwin Cotler đứng về phía chúng tôi”, Bộ trưởng nói.

Cotler, người đã từ giã chính trường năm ngoái sau một sự nghiệp đáng kính như nghị sĩ quốc hội và cựu đại luật sư của Canada,ông đã  thành lập Trung tâm nhân quyền Raoul Wallenberg. Nhóm đã hợp tác với UN Watch và Quỹ Nhân quyền, để tiếng nói của gia đình các nạn nhân của các nước thành viên UNHRC được lắng nghe.

Họ liên tục chịu đựng, đau khổ vì bị bỏ tù và bị tra tấn. Và họ cũng phải chịu đựng khi  nhìn thấy cũng chính những con người đã lạm quyền đối với  thân nhân của họ được bầu vào hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc”, Cotler nói thêm.

Dịch từ bản tiếng Romania.

Phiên bản tiếng Anh: Rights Advocates Call for Change at UN Human Rights Council

(Vietdaikynguyen)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...