Jump to content

Hợp tác quản trị nguồn nước Mekong, một yêu cầu bức thiết


Recommended Posts

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2016-11-17

  •  
Diễn đàn Mekong 2016 tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 9 tháng 11 năm 2016.
Diễn đàn Mekong 2016 tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 9 tháng 11 năm 2016.
icon-zoom.png RFA PHOTO
Hợp tác quản trị nguồn nước Mekong, một yêu cầu bức thiết
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 

Hợp tác hữu hiệu trong việc quản trị nguồn nước tại khu vực Mekong là một yêu cầu bức thiết để có thể bảo đảm phát triển bền vững mang lại lợi ích cho người dân sống tại vùng này không phân biệt quốc gia.

Đó là ý kiến mà một số chuyên gia tham dự Diễn đàn Mekong 2016 tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 9 tháng 11 vừa qua đưa ra.

Hiệu quả hợp tác lâu nay?

Cùng với Đan Mạnh, nhiều chính quyền Phương Tây có biện pháp cắt tài trợ dành cho Ủy hội Sông Mekong-MRC. Lý do được nêu ra là MRC hoạt động thiếu hiệu quả dù nhận nguồn tiền tài trợ dồi dào trong nhiều năm trời.

Hợp tác Mekong hình thành từ năm 1957, đến nay đã hơn 50 năm. Sau đó hình thành Ủy hội Sông Mekong với đầy đủ 4 nước, đến nay hoạt động hơn 15 năm rồi.
-TS Đào Trọng Tứ

Tin vừa nêu do hãng AP của Hoa Kỳ loan đi hồi trung tuần tháng 10 năm nay. Tin nói rõ trong giai đoạn kể từ nay cho đến năm 2020, Ủy hội Sông Mekong cần khoản kinh phí 65 triệu đô la để hoạt động; thế nhưng đến thời điểm gần cuối năm 2016 mới chỉ được bảo đảm có 43 triệu thôi. Số nhân viên của MRC hiện giảm từ 160 xuống còn 66.

Giới chỉ trích cho rằng MRC do bốn nước Lào, Kampuchia, Thái Lan và Việt Nam thành lập vào năm 1995 thế nhưng chính phủ các nước này lại gạt nó ra lề.

Thực trạng

Bốn quốc gia vừa nêu hiện bất đồng với nhau hơn về việc sử dụng nguồn nước của dòng sông Mekong. Theo qui định của MRC, các quốc gia thuộc ủy ban khi triển khai các dự án thủy điện trên dòng chính Sông Mekong phải tiến hành tham vấn với các nước khác.

Thế nhưng như Lào đến nay có hai dự án đang được xây dựng và thêm một dự án thứ ba cũng được xúc tiến. Rồi Thái Lan với chương trình lớn chuyển nước Sông Mekong vào vùng đông bắc Thái…

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, giám đốc Trung tâm Tư Vấn Phát triển Bền Vững Tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi Khí hậu (CEWAREC), có ý kiến về mức độ hiệu quả của MRC:

 

mekong-622b.jpg
Diễn đàn Mekong 2016 tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 9 tháng 11 năm 2016. RFA PHOTO

 

“Hợp tác Mekong hình thành từ năm 1957, đến nay đã hơn 50 năm. Sau đó hình thành Ủy hội Sông Mekong với đầy đủ 4 nước, đến nay hoạt động hơn 15 năm rồi. Phải nói rằng trong thời gian đầu hợp tác, đóng góp của ủy hội rất lớn: tức có nhiều đóng góp rất lớn để bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này của các quốc gia. Và các quốc gia cũng hợp tác để chia sẽ với nhau thông tin; đặc biệt có những chia sẽ rất tốt ví dụ như vấn đề phòng chống lũ lụt… của các quốc gia ở thượng nguồn và hạ nguồn. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ các nguồn thông tin đó.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng bộc lộ ra những vấn đề, ví dụ phát triển đập thì Ủy hội Sông Mekong là một cơ quan liên chính phủ và không phải là cơ quan có quyền quyết định, chỉ là cơ quan tư vấn thôi. Cho nên các quốc gia trong quá trình phát triển không tư vấn thì Ủy hội Sông Mekong cũng không thể nào can thiệp được.”

Hướng hợp tác cần có

Giảng viên Lê Thành Nhân thuộc Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm hợp tác trong công cuộc bảo vệ nguồn nước cho các dòng sông tại khu vực Mekong:

“Quan điểm của tôi khi sống với nhau phải có ‘tình làng, nghĩa xóm’, nên có sự gắn kết lâu dài vì cuộc sống của chúng ta trong tương lai, của con em chúng ta có thể sẽ phụ thuộc vào những quyết định ngày hôm nay của chúng ta. Nói chuyện với nhau để đồng cảm cùng giải quyết vấn đề chung là quan trọng. Vì Sông Mekong không chỉ riêng của nước nào cả mà cùng chịu ảnh hưởng, chịu tác động chung. Thành ra việc nói chuyện với nhay, cùng thông hiểu, đồng cảm, cùng giải quyết vấn đề chung là quan trọng.

Quan điểm của tôi là ‘phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh’. Những vấn đề xảy ra trong tương lai có thể chúng ta chưa biết được hết; nhưng nếu có sự chuẩn bị kỹ càng, ứng phó tốt thì trong tương lai những tổn thương sẽ được kiểm soát và giảm đi rất nhiều!”

Hạ nguồn và thượng nguồn có gắn kết với nhau về mặt tài nguyên; do đó theo tôi nghĩ các quốc gia cần phải nghiên cứu để có những cơ chế cho phù hợp với vấn đề phát triển hiện nay.
-TS Đào Trọng Tứ

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ nêu ra yêu cầu cho hợp tác sắp đến tại khu vực Mekong để có thể đạt được hiệu quả mong đợi:

“Tôi nghĩ rằng cơ chế hợp tác vẫn là điều cực kỳ quan trọng vì đối với các dòng sông vào năm 1997 đã có công ước quốc tế về việc sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới. Như vậy thế giới đã nhìn nhận vấn đề hợp tác để phát triển các nguồn nước chung, không thể chia cắt đơn thuần theo mặt địa lý được. Hạ nguồn và thượng nguồn có gắn kết với nhau về mặt tài nguyên; do đó theo tôi nghĩ các quốc gia cần phải nghiên cứu để có những cơ chế cho phù hợp với vấn đề phát triển hiện nay. Chứ nếu không thì chỉ là câu chuyện hợp tác, nghiên cứu về môi trường mà không lưu tâm đến vấn đề phát triển kinh tế thì chắc chắn sẽ có những hạn chế.

Trong tương lai để có thể duy trì cùng tồn tại, cùng phát triển thì rõ ràng khi phát triển những hệ thống đập lớn phải ngồi lại với nhau, phải bàn, đánh giá cho kỹ càng những tác động và từ đó tìm ra những cơ chế để hợp tác chứ không thể đơn phương phát triển vì như thế sẽ gây nên những vấn đề đối với dòng sông Cửu Long, và từ đó sẽ gây nên những bất ổn.”

Còn chuyên gia Jeremy Bird, tổng giám đốc Viện Quản trị Nguồn nước Quốc tế- IWMI cho rằng, nếu xem xét lịch sử quá trình hợp tác tại lưu vực Mekong cũng như trên khắp thế giới thì đều cần có thời gian. Mọi thỏa thuận để ký được đều mất thời gian. Kể từ khi Trung Quốc và Myanmar tham gia đối tác đối thoại của Ủy ban Sông Mekong- MRC thì hợp tác có hai hướng: hợp tác chính thức theo cấu trúc của tổ chức và hợp tác không chính thức ở cấp độ kỹ thuật và hoạt động. Đối với công chúng thì hướng hợp tác thứ hai không rõ rệt như hướng thứ nhất thấy được là những hội nghị…

Theo ông Jeremy Bird thì có nhiều việc phải làm và có nhiều cơ hội để cải thiện hợp tác giữa các phía. Đơn cử vào mùa khô các chính quyền có thể chia sẻ thông tin về dữ liệu mùa nước lớn sang mùa khô… Việc làm này rất quan trọng cho các nước ở hạ nguồn giúp họ lên kế hoạch cho tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt hiện nay những tiến bộ khoa học như hình ảnh vệ tinh, GPS…khiến cho dữ liệu không còn bí mật đối với các nước nữa. Do đó hợp tác giữa các nước có thể thực sự cải thiện hợp tác.

Ông Jeremy Bird cũng nói cần phải có quan điểm nhìn nhận vấn đề trong tương quan toàn khu vực Mekong. Các chính phủ không nên chỉ giới hạn biện pháp cho người dân trong biên giới nước họ mà cần đặt quyền lợi của mọi người nói chung không phân biệt quốc gia thì mới có thể đề ra được những chính sách hiệu quả trong quản trị nguồn nước của các dòng sông, cũng như kể cả nước ngầm, và các nguồn tài nguyên khác.

Ý kiến chung là phải giải bài toán cân bằng giữa phát triển kinh tế và gìn giữ môi trường. Bài toán này phải được các nước chung nhau giải quyết.

 

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...